Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sở hữu trí tuệ : Nhà sử học A có viết cuốn sách “ Việt Nam – một biên niên sử bằng hình ảnh”, trong đó có sử dụng rất nhiều tư liệu trong và ngoài nước của các đồng nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.87 KB, 6 trang )

370163

Nguyễn Thị Hoài Thương -

ĐỀ BÀI
Nhà sử học A có viết cuốn sách “ Việt Nam – một biên niên sử bằng
hình ảnh”, trong đó có sử dụng rất nhiều tư liệu trong và ngoài nước của các đồng
nghiệp. Sau khi cuốn sách được xuất bản năm 2010, nhà nhiếp ảnh B phát hiện ra
trong cuốn sách có sử dụng 03 tấm ảnh do ông chụp nhưng không ghi tác giả , ông
A cũng không xin phép ông B. Những tấm ảnh này ông A đã chụp lại từ một tạp
chí của Báo ảnh Việt Nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỉ trước. Ông C cũng là một nhà báo cũng cho rằng cuốn sách của ông A đã sử dụng nhiều từ tư
liệu bao gồm các số liệu, thông tin, sự kiện … do ông sưu tầm và viết trong một
cuốn sách đã được xuất bản. Ông B và ông C đều làm đơn khiếu nại ông A đến các
cơ quan chức năng vì cho rằng ông A đã xâm phạm quyền tác giả của họ.
Hãy phân tích vụ việc trên và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 1


370163

Nguyễn Thị Hoài Thương -

BÀI LÀM
I.
1.
-

Một số vấn đề lí luận chung về quyền tác giả


Khái niệm
Tác giả:
Pháp luật về quyền tác giả hiện hành của Việt Nam quy định chỉ có cá
nhân mới có thể là tác giả. Điều 8 Nghị đình số 100/2006/NĐ- CP 1 đã chỉ rõ : “
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật và khoa học…”
Pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ cũng không quy định thuật ngữ
“đồng tác giả” mà mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có từ hai tác giả trở nên

-

cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm đó 2
Tác phẩm
Theo quy định tại khoản 7, điều 4 Luật SHTT thì “tác phẩm là sản
phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì
phương tiện hay hình thức nào”
Tác phẩm là các sản phẩm trí tuệ do cá nhân/ những người trực tiếp sáng
tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học được thể hiện bằng bất kì

-

phương thưc hay hình thức nào thông qua một dạng vật chất nhất định.
Quyền tác giả :
“Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu” theo khoản 2 điều 4 Luật SHTT 2005 ( sửa đổi , bổ sung
năm 2009) . Quyền tác giả phát sinh từ sự sáng tạo hoặc tính sở hữu của một chủ
thể nào đó đối với một tác phẩm bất kì. Quyền tác giả có hai đặc thù cơ bản: Một
là: bảo hộ không phụ thuộc vào nội dung và giá trị nghệ thuật. Hai là : Quyền tác
giả thể hiện hình thức bảo hộ tác phẩm. Ba là: Quyền tác giả được bảo hộ tự động.


2.

Nội dung quyền tác giả:
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân
thân bao gồm các quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
1 Nghị định số 100/2006/NĐ- Cp ngày 21/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của bộ luật Dân sự, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi nghị đinh số
85/2011/NĐ- CP
2 PGS.TS.Trần Văn Nam, Quyền tác giả ở Việt Nam- Pháp luật và thực thi, trang 43, chương I

BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 2


370163

Nguyễn Thị Hoài Thương -

phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố sử dụng; bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm …
Quyền tài sản bao gồm các quyền như làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn
tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm; truyền đạt tới công chúng, cho thuê… Tác giả hoặc chủ sở hữu
quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện quyền tài
sản…
3.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 27 luật SHTT,


-

theo đó, ta có quyền tác giả có những thời hạn bảo hộ sau:
Đối với quyền nhân thân: thời hạn bảo hộ là vĩnh viễn ( trừ quyền công bố và cho

-

phép người khác công bố tác phẩm )
Quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm, thời hạn bảo hộ như sau : Tác phẩm điện
ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là
bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm
điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai
mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm

-

năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn
bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 27 Luật SHTT 2005 ( sửa

II.

đổi, bổ sung 2009) 3
Phân tích tình huống.
Trước hết ta có thể thấy những loại tác phẩm được nêu trong tình huống
gồm : Cuốn sách “ Việt Nam – một biên niên sử bằng hình ảnh”, của nhà sử học A,
03 tấm ảnh của nhà báo B, các tư liệu có trong cuốn sách của nhà báo C.
Như vậy quy định của pháp luật về loại hình tác phẩm được nêu trong
tình huống như sau : Điểm a và c điều 14 Luật SHTT 2005 đã quy định loại hình

tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả dưới loại hình sau:
“a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác
phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác;
c) Tác phẩm nhiếp ảnh”
3 Trường đại học Luật Hà nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB CAND, Hà nội 2006

BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 3


370163


Nguyễn Thị Hoài Thương -

Đối với trường hợp 03 tấm ảnh của nhiếp ảnh B
Ông A là người chụp lại 03 tấm ảnh trong một quyển báo ảnh từ những
năm 60 của thế kỉ trước. Căn cứ vào khoản 4, điều 4 Nghị định 1000/2006/NĐ- CP
quy định : “ Bản sao tác phẩm là bản sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp một phần
hoặc toàn bộ tác phẩm. Bản sao chụp tác phẩm cũng là bản sao tác phẩm”. Như
vậy trong tình huống này ông A đã chụp lại từ một tạp chí của Báo ảnh Việt Nam
xuất bản từ những năm 60 của thế kỉ trước , tức là ông A đã sao chép ảnh.
Đối với 03 tấm ảnh do ông B chụp, xuất hiện trong một tạp chí báo ảnh
những năm 60 của thế kỉ trước, bởi vậy ông B có thể chứng minh được 3 tấm ảnh
đó là của mình. Là một tác phẩm nhiếp ảnh, kể từ thời điểm tác phẩm nhiếp ảnh
được công bố lần đầu tiên thì đã là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Thời hạn
bảo hộ về quyền tài sản của tác phẩm nhiếp ảnh là bảy mươi lăm năm kể từ thời
điểm tác phẩm được công bố lần đầu tiên ( được quy định tại điểm a, khoản 2 điều
27 Luật SHTT 2005, sửa đổi , bổ sung năm 2009)

Trong tình huống nêu trên có thể thấy ông A đã chụp lại 03 tấm ảnh này
từ một tạp chí của Báo ảnh Việt Nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỉ trước.
Tức là tính từ thời điểm đó, tấm ảnh được định hình . Tính đến lúc xuất bản quyển
sách của ông A thì khoảng 50 năm, tức là vẫn còn trong thời hạn bảo hộ.
Do vậy trường hợp này 03 tấm ảnh vẫn còn trong thời hạn bảo hộ quyền
tài sản. Căn cứ vào khoản 3, điều 20 Luật SHTT 2005: “ Tổ chức, cá nhân khi khai
thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 điều này
và khoản 3 điều 19 của Luật này phải được xin phép và trả tiền nhuận bút, thù
lao” ( điều 25 luật SHTT đã sửa đổi, bổ sung 2009). Như vậy, nếu sao chụp mà
không ghi tên tác giả, không xin phép và không trả tiền cho ông b thì ông A đã vi
phạm quyền tác giả.



Về trường hợp những tư liệu của nhà báo C:
Thứ nhất: Trong tình huống đã nêu, ông C cho rằng ông A đã vi phạm
quyền tác giả khi sử dụng nhiều tư liệu bao gồm các số liệu, thông tin, sự kiện…

BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 4


370163

Nguyễn Thị Hoài Thương -

do ông C sưu tầm và viết trong một cuốn sách đã xuất bản. Vì tài liệu do ông C sưu
tầm, và được cho vào cuốn sách của mình và xuất bản nên cuốn sách đó là sản
phẩm sáng tạo của ông C, do đó những tư liệu, thông tin trên cũng là phần trong

cuốn sách. Như vậy, đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp này là cuốn
sách đã xuất bản của ông C.
Thứ hai: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, điều 25 Luật SHTT sửa đổi,
bổ sung năm 2009 quy định về một trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã
công bố mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút , thù lao: “Trích
dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong
tác phẩm của mình”.
Khoản 1 điều 24 Nghị định 100/2006/ NĐ- CP hướng dẫn cụ thể về quy
định này phải phù hợp với các điều kiện sau:
“a) phần trích dẫn nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng
tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình;
b) Số lượng và thực chất của phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng
để trích dẫn không gây phương hại tới quyền tác giả đối với tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử
dụng để trích dẫn.”
Đối chiếu với tình huống nêu trên ta thấy ông A chưa xin phép về việc
sử dụng tài liệu đó. Do vậy nếu việc trích dẫn các tài liệu trên của ông A trong tác
phẩm của mình phù hợp với các điều kiện nhằm bình luận hoặc minh họa cho
quyển sách “Việt Nam – một biên niên sử bằng hình ảnh” trên thì ông A mới
không phải xin phép cũng như không xâm phạm quyền tác giả của ông C; ngược
lại nếu phần trích dẫn tư liệu của ông A không phù hợp với các điều kiện trên thì
III.
1.

ông A vi phạm quyền tác giả.
Hướng giải quyết tình huống
Đối với 03 tấm ảnh của nhà báo B
Tác phẩm nhiếp ảnh của ông B đã xuất bản từ những năm 60 của thế kỷ
trước tính đến năm 2010 cũng đã được năm mươi năm, như vậy tính đến thời điểm
đó, tác phẩm của nhà báo B vẫn chưa hết thời hạn bảo hộ,dù không rõ đã công bố

lần đầu tiên hay chưa, nhưng trong tình huống có nêu rõ tấm ảnh này được ông A
chụp lại từ một tạp chí của Báo ảnh Việt Nam xuất bản từ những năm 60 của thế kỉ

BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 5


370163

Nguyễn Thị Hoài Thương -

trước. Tức có nghĩa tính từ thời điểm đó tác phẩm đã được định hình, thì thời hạn
bảo hộ là 100 năm. Tác phẩm nhiếp ảnh của nhà nhiếp ảnh B chưa hết thời hạn bảo
hộ.
Như vậy nhà nhiếp ảnh B có thể được khởi kiện theo quy định tại điểm
d, khoản 1, điều 198 Luật SHTT.
“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây
để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình :
d) Khởi kiện ra tòa hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”.
Và cũng theo BLTTDS 2005 thì tranh chấp thuộc về quyền sử hữu trí tuệ
do tòa án giải quyết, dựa vào quy địnhtại điều 33 của BLTTDS thì “tranh chấp về
dân sự, hôn nhân, gia đình quy định tại điều 25 và điều 27 của Bộ luật này thuộc
thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.4
Trong thời hạn chuẩn Bị xét xử thì nhà sử học A có thể tiến hành hòa
giải với nhà nhiếp ảnh B. Căn cứ vào khoản 3, điều 20 Luật SHTT 2005: “ Tổ
chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định
tại khoản 1 điều này và khoản 3 điều 19 của Luật này phải được xin phép và trả
tiền nhuận bút, thù lao” ( điều 25 luật SHTT đã sửa đổi, bổ sung 2009) thì nên trả

một khoản thù lao nhất định cho nhà báo B.
Nếu không hòa giải được thì Tòa án sẽ giải quyết theo quy định của
2.

pháp luật.
Đối với nhà Báo C
Trường hợp 1: nhà sử học A không vi phạm quyền tác giả đối với nhà
Báo C, đó là đáp ứng được các điều kiện được quy định tại điểm b, khoản 1, điều
25 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009 và khoản 1 điều 24 Nghị định 100/2006/
NĐ- CP
Như vậy đơn khởi kiện của C sẽ bị bác bỏ.
Trường hợp 2: nhà sử học A vi phạm quyền tác giả đối với nhà báo C. thì
đơn khởi kiện của nhà báo C có hiệu lực vì vậy nhà sử học A có thể tiến hành hòa
giải và trả một khoản thù lao cho nhà báo C

4 />
BÀI TẬP HỌC KÌ - Luật sở hữu trí tuệ

Page 6



×