Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ HỘI NHẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.56 KB, 30 trang )

Số 123- 5/2011
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI
VỚI CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ
Việt Nam đã và đang triển khai
thực hiện rất nhiều đề tài, dự án
khoa học và công nghệ (KH&CN)
nhưng những vấn đề liên quan
tới quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)
đối với các kết quả nghiên cứu
lại chưa được quan tâm một
cách đúng mức.
Các tài sản trí tuệ của đề tài, dự
án
Các kết quả nghiên cứu của một đề
tài hoặc dự án, ngoài các sản phẩm,
nguyên mẫu chế thử, thiết bị, dụng cụ
chế thử… là các tài sản hữu hình
được xử lý theo các quy định đã biết,
còn có các thông tin mới, có giá trị sử
dụng, khai thác nhất định trong các
hoạt động kinh tế, xã hội, gọi là các
tài sản trí tuệ của đề tài, dự án. Các
tài sản trí tuệ này cần được ghi nhận
và xác lập quyền sở hữu một cách kịp
thời và đầy đủ như một dòng hàng
đối lưu với dòng tiền đầu tư vào hoạt
động R&D.
Các tài sản trí tuệ này thường phát
sinh một cách tuần tự trong tiến trình


triển khai đề tài, dự án, được thể hiện
trong báo cáo toàn văn và tóm tắt
đề tài, dự án mà còn bao gồm:
Các đối tượng SHTT được thể
hiện hay mô tả dưới các hình
thức: Tác phẩm văn học, tác
phẩm khoa học, tác phẩm nghệ
thuật, bản ghi âm, bản ghi hình,
chương trình phát sóng, sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí
mật kinh doanh, giống cây trồng
mới… có khả năng bảo hộ theo
pháp luật SHTT, hoặc theo cơ
chế đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, hoặc theo
cơ chế tự xác lập quyền khi thỏa
mãn các điều kiện luật định;
Các thông tin không tiết lộ như:
Thông tin có liên quan đến an
ninh hoặc quốc phòng, thông tin
có tính nhạy cảm đối với dư luận
xã hội…
Ghi nhận các đối tượng SHTT
và các thông tin không tiết lộ
phát sinh trong tiến trình thực
hiện đề tài, dự án
Trong đề cương nghiên cứu gửi
đến cơ quan cấp kinh phí nghiên cứu,

cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài,
dự án cần liệt kê các đối tượng SHTT
đã hình thành và dự kiến sẽ được đưa
vào sử dụng hay phát triển tiếp trong
quá trình thực hiện đề tài, dự án, để
phân định với các đối tượng SHTT
mới phát sinh kể từ khi có sự đầu tư
kinh phí từ ngân sách.
Sau khi đề tài, dự án đã được duyệt
và cấp kinh phí thực hiện, chủ
nhiệm đề tài và nhóm thực hiện
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 1
SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VÀ HỘI NHẬP
Số 123- 5/2011
có nghĩa vụ ghi nhận đầy đủ và
kịp thời mọi đối tượng SHTT phát
sinh trong tiến trình triển khai
như sau:
- Tên, nội dung chi tiết của
mỗi đối
tượng SHTT.
- Đề xuất về tỷ lệ sở hữu của đối
tượng SHTT đó, dựa trên cơ sở sự
đóng góp về trí tuệ hoặc phương tiện,
kinh phí của các bên tham gia và
/hoặc khả năng khai thác tốt nhất hiệu
quả của đối tượng SHTT đó.
Các đối tượng SHTT mới phát sinh
trong tiến trình triển khai phải được

thông tin về Cơ quan cấp kinh phí
nghiên cứu để xử lý và hỗ trợ các
biện pháp xác lập kịp thời quyền sở
hữu theo đúng quy định của pháp
luật, nhằm hạn chế khả năng bỏ sót
hoặc thất thoát tài sản trí tuệ của đề
tài, dự án và giúp đánh giá đầy đủ,
chính xác hơn thành quả nghiên cứu,
triển khai của Chủ nhiệm và nhóm
thực hiện đề tài, dự án.
Quyền sở hữu đối với các tài sản
trí tuệ của đề tài, dự bao gồm:
+ Quyền sở hữu đối với tổng thể
kết quả triển khai đề tài, dự án thể
hiện tập trung trong Báo cáo Toàn
văn và tóm tắt đề tài, dự án, với
tư cách là hai tác phẩm được
bảo hộ theo pháp luật về quyền
tác giả.
+ Quyền sở hữu đối với các
đối tượng SHTT khác phát sinh
trong tiến trình triển khai đề tài,
dự án và thỏa mãn các tiêu
chuẩn bảo hộ tương ứng theo
pháp luật SHTT.
+ Quyền công bố, quyền sử
dụng các thông tin không tiết lộ
phát sinh trong tiến trình triển
khai đề tài, dự án.
Nội dung quyền sở hữu đối với

các
tài sản trí tuệ nêu trên bao hàm quyền
nhân thân và quyền tài sản theo các
quy định liên quan của pháp luật dân
sự và pháp luật SHTT.
Đối với các thông tin mới và có giá
trị nhưng không phải là thông tin
không tiết lộ và cũng không đáp ứng
các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT
liên quan, các bên tham gia triển khai
đề tài, dự án đều có quyền công bố,
sử dụng và khai thác.
Phân định tỷ lệ quyền sở hữu đối
với các tài sản trí tuệ của đề tài, dự án
Việc phân định tỷ lệ quyền sở hữu
đối với các tài sản trí tuệ của đề tài,
dự án trước tiên phải được giao kết
về nguyên tắc trong Hợp đồng thực
hiện đề tài, dự án giữa Cơ quan cấp
kinh phí nghiên cứu (sau đây gọi là
các Bên đầu tư) với các bên có liên
quan, theo một trong hai tình huống
chính sau đây:
Đối với các đề tài, dự án sử dụng
100% kinh phí từ Ngân sách:
+ Tất cả các tài sản trí tuệ
phát sinh sẽ thuộc quyền sở hữu
của nhà nước.
+ Cơ quan cấp kinh phí nghiên
cứu từ Ngân sách là đơn vị được

Nhà nước giao trách nhiệm đại
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 2
Số 123- 5/2011
diện đứng tên xác lập quyền sở
hữu và quản lý các tài sản trí tuệ
đó.
+ Theo quy chế phân cấp hoặc ủy
quyền đã được xác lập, Thủ trưởng
Cơ quan cấp kinh phí nghiên cứu từ
ngân sách được quyền quyết
định việc chuyển nhượng các
phần quyền sở hữu thuộc Nhà
nước của đề tài, dự án cho các
chủ thể khác, từ trước khi xúc
tiến các hành vi xác lập quyền
hoặc sau khi quyền tài sản đã
được xác lập, theo các nguyên
tắc sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
việc quản lý và khai thác thương mại
các tài sản trí tuệ của đề tài, dự án.
- Ưu tiên chuyển giao cho các bên
đã cùng tham gia thực hiện đề tài, dự
án hoặc các đồng sở hữu chủ
khác.
- Bên nhận chuyển nhượng phải trả
cho Nhà nước một khoản tiền hoặc
các điều kiện thương mại hợp lý khác
so với tiềm năng thương mại của tài
sản trí tuệ tương ứng.

Trong Hợp đồng thực hiện đề tài,
dự án cũng nên ghi nhận một thỏa
thuận theo đó, quyền công bố báo cáo
toàn văn và tóm tắt đề tài, dự án được
chủ nhiệm và nhóm thực hiện chuỵển
giao hoàn toàn cho cơ quan cấp
kinh phí nghiên cứu, phù hợp với
các quy định tại Điều 39 và
khoản 2 Điều 45 Luật SHTT.
Đối với các đề tài, dự án có
huy động kinh phí hoặc cơ sở,
phương tiện vật chất từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Tỷ lệ quyền sở hữu đối với các tài
sản trí tuệ phát sinh được phân định.
- Tỷ lệ quyền sở hữu đối với
toàn bộ kết quả nghiên cứu cuối
cùng, thể hiện trong báo cáo
toàn văn và tóm tắt đề tài, dự
án, do các bên đầu tư quyết định
bằng văn bản, trên cơ sở đề
xuất của hội đồng nghiệm thu đề
tài, dự án, có sự đồng thuận của
cơ quan chủ trì, cơ quan đặt
hàng, cơ quan sử dụng kết quả
nghiên cứu, các bên có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan khác … Sự
đồng thuận này được ghi nhận
trong biên bản nghiệm thu đề
tài, dự án.

- Tỷ lệ quyền sở hữu đối với từng
đối tượng SHTT khác do các bên
đầu tư quyết định bằng văn bản,
trên cơ sở đề xuất của chủ
nhiệm đề tài, dự án và nhóm
thực hiện, có sự thỏa thuận
bằng văn bản của cơ quan chủ
trì, cơ quan đặt hàng, cơ quan
sử dụng kết quả nghiên cứu, các
bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan khác.
- Quyền công bố, sử dụng các
thông tin không tiết lộ được các bên
đầu tư thỏa thuận bằng văn bản,
tuân thủ các quy định liên quan
của pháp luật về bảo vệ bí mật
Nhà nước. Các bên tham gia
triển khai đề tài, dự án đã biết
về các thông tin trên có nghĩa vụ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 3
Số 123- 5/2011
bảo mật và không sử dụng, tiết
lộ khi chưa có sự đồng ý bằng
văn bản của bên đầu tư liên
quan.
- Quyền công bố đối với Báo cáo
toàn văn và tóm tắt đề tài, dự
án cần được các bên đầu tư thỏa
thuận và ghi nhận bằng văn
bản, trên cơ sở của điều khoản

tuyên bố chuyển giao quyền từ
chủ nhiệm và nhóm thực hiện
trong hợp đồng giao kết thực
hiện đề tài, dự án.
Xác lập quyền sở hữu đối với các
tài sản trí tuệ của đề tài, dự án.
- Đối với các tài sản trí tuệ được
xác định sẽ thuộc quyền sở hữu
của một chủ thể duy nhất, chủ
thể đó tự chịu trách nhiệm xúc
tiến các hoạt động xác lập quyền
tương ứng.
- Đối với các tài sản trí tuệ
được xác định sẽ thuộc quyền sở
hữu của nhiều chủ thể, trong đó
không có Cơ quan cấp kinh phí
nghiên cứu từ ngân sách, các
bên liên quan thỏa thuận cách
thức xúc tiến các hoạt động xác
lập quyền tương ứng.
- Đối với các tài sản trí tuệ được
xác định sẽ thuộc quyền sở hữu của
nhiều chủ thể trong đó có Cơ quan
cấp kinh phí nghiên cứu từ ngân
sách, Cơ quan này nên đảm
nhận việc xúc tiến các hoạt động
xác lập quyền tương ứng.
- Đối với các tài sản trí tuệ tự xác
lập quyền khi thỏa các điều kiện luật
định, chủ thể xúc tiến việc xác

lập quyền cần tiến hành các hoạt
động lưu giữ và bảo vệ các
chứng cứ phát sinh quyền.
- Đối với các tài sản trí tuệ
phải xác lập quyền theo cơ chế
đăng ký tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (sáng chế, giống
cây trồng…), hoặc có thể đăng
ký để giảm thiểu nghĩa vụ chứng
minh quyền (tác phẩm, bản ghi
âm, bản ghi hình…), chủ thể xúc
tiến việc xác lập quyền cần ghi
nhận và khai báo đầy đủ, chính
xác tên của các tác giả, đồng tác
giả liên quan cùng tỷ lệ đóng
góp của từng người.
- Đối với các tài sản trí tuệ là
tác phẩm được bảo hộ theo
quyền tác giả, phần quyền công
bố tác phẩm thuộc quyền nhân
thân của tác giả đã sáng tạo ra
tác phẩm được chuyển giao cùng
các quyền tài sản liên quan cho
các chủ thể có quyền sở hữu
tương ứng, phù hợp với các quy
định tại Điều 39 và khoản 2 Điều
45 Luật SHTT.
- Chi phí xác lập quỵền sở hữu trí
tuệ do các chủ thể nắm giữ quyền sở
hữu tài sản trí tuệ liên quan thanh

toán theo tỷ lệ quyền sở hữu tương
ứng. Chi phí xác lập quyền của cơ
quan cấp kinh phí nghiên cứu từ
ngân sách nên được phép hạch
toán trong kinh phí quản lý đề
tài, dự án liên quan, bao gồm
các khoản phí, lệ phí quốc gia và
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 4
Số 123- 5/2011
phí dịch vụ đại diện SHTT (nếu
có).
- Đối với các tài sản trí tuệ bị bỏ
sót không được ghi nhận lại cho đến
khi đã nghiệm thu xong đề tài, dự án,
đến thời điểm được phát hiện mà vẫn
còn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ
theo pháp luật SHTT, cũng sẽ được
phân định và xác lập quyền sở hữu
theo các quy định trên đây.
- Đối với các đơn đăng ký bị từ
chối bảo hộ do đối tượng đăng ký
không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ
tương ứng, các bên tham gia triển
khai đề tài, dự án đều có quyền công
bố, sử dụng, khai thác như nhau.
Sử dụng, khai thác và phân chia lợi
ích đối với các tài sản trí tuệ của
đề tài, dự án
Quyền sử dụng, khai thác các tài
sản trí tuệ và tỷ lệ phân chia lợi

ích được đặt cơ sở trên quyền sở
hữu và tỷ lệ quyền sở hữu, trừ
khi các bên có thỏa thuận khác
Bên khai thác, sử dụng tài sản
trí tuệ phải tôn trọng các quyền
nhân thân và quyền tài sản của
các tác giả và đồng tác giả theo
quy định của pháp luật SHTT.
Việc sử dụng, khai thác các tài
sản trí tuệ thuộc đề tài, dự án đã
được bảo hộ theo pháp luật
SHTT, do chủ nhiệm đề tài, dự
án hoặc của bất kỳ cá nhân, tổ
chức nào khác thực hiện mà
không được phép của chủ sở
hữu, đều là hành vi xâm phạm
quyền SHTT và phải chịu các chế
tài liên quan theo quy định của
pháp luật.
Theo thanhtra.most.gov.vn
NHIỀU MẶT HÀNG NÔNG SẢN
NHẬP LẬU MANG NHÃN
“MADE IN VIỆT NAM”
Trên thị trường tiêu dùng nhiều loại
trái cây được quảng cáo như: Nho Đà
Lạt, dưa lưới của xứ miệt vườn VN,
táo Lạng Sơn .. nhưng thực chất
đều là hàng Trung Quốc, nhập
lậu từ Trung Quốc, hoặc qua
đường nhập khẩu nhưng về đến

Việt Nam, đại lý trái cây Việt
Nam đa bóc nhãn và những
hàng nhập này đều được dán
nhãn mác Made in Việt Nam.
Có thể nói là đi tới đâu cũng thấy
hàng Trung Quốc. Tại các chợ đầu
mối, trái cây Trung Quốc đang về ồ
ạt với hình thức đẹp đến bất ngờ,
nhưng giá rẻ, vì lợi nhuận, các nhà
kinh doanh đã qua mặt người tiêu
dùng bằng việc “lên đời” cho trái cây
Trung Quốc bằng việc bóc nhãn hoặc
dán nhãn.
Thực ra khi hàng còn đóng nguyên
bao nguyên kiện thì việc phân biệt
hàng Trung Quốc với các loại khác
không mấy khó khăn. Chỉ khi hàng
về sạp, trên thùng lúc này không có
bất kỳ thông tin nào về xuất xứ hàng
nên việc nhập nhằng xuất xứ càng dễ
dàng hơn. Lúc đó hàng Trung Quốc,
Thái, Nhật Bản hay đến Việt Nam sẽ
không phân biệt được.
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 5
Số 123- 5/2011
Theo bà Nguyễn Thanh Hà, Phó
Giám đốc chợ đầu mối Nông sản Thủ
Đức, mỗi ngày chợ này tiêu thụ
khoảng 2.500 tấn trái cây các loại,
trong đó có khoảng 100 tấn có nguồn

gốc Trung Quốc. Loại trái cây được
nhập phổ biến từ Trung Quốc vẫn là
quýt, cam, lựu, nho, táo, ổi, dưa hấu ..
.. nhưng toàn mặt hàng được trồng tại
Trung Quốc. Ngay tại các chợ dành
cho người dân có thu nhập thấp hơn
thì không có nhãn mác nhưng người
bán hàng cũng tự nhận và giới thiệu
cho người mua là hàng Việt Nam, trái
cây miệt vườn.. .
Có một thực tế đó là dưa hoàng
kim và dưa lưới như chúng ta biết là
mặt hàng vốn là thế mạnh của miền
Tây Nam bộ. Hai loại dưa này bán lẻ
ở chợ giá khoảng 25.000 -27.000
đồng/kg (loại ngon). Dưa có vị mát,
ngọt. Trong khi đó, dưa cùng loại
nhập từ Trung Quốc có giá chỉ 9.000-
13.000 đồng/kg, vị nhạt hơn. Và
chuyện gì đã xảy ra? Chênh lệch quá
lớn giữa hai mức giá là nguyên nhân
khiến dưa Trung Quốc được đổi tên
thành dưa VN.
Có trường hợp chính khách hàng
còn nhầm lẫn. Bởi khi được lấy ra từ
thùng giấy, các trái dưa vẫn còn
cuống và lá rất tươi. Do đó cứ tưởng
là dưa mới hái từ miền Tây lên. Thực
tế là... made in China.
Và điều đáng lo ngại đó chính chất

lượng của những mặt hàng này đã
thực sự đảm bảo cho người tiêu
dùng?
Vừa qua, theo báo cáo của Cục Vệ
sinh An toàn thực phẩm – Bộ Y tế,
một số loại trái cây Trung Quốc có
dư lượng hóa chất deltamethrin chất
độc diệt côn trùng theo đường tiếp
xúc và thuốc bảo vệ thực vật vượt
mức cho phép.
Còn hồng Trung Quốc có chất bảo
quản thường có vỏ rất đẹp, đỏ đậm để
được lâu. Hồng Đà Lạt xấu mã hơn,
cuống có nhiều đốm đen, bóc ra thấy
phần ruột gần cuống bị cứng. Tương
tự, phần lớn dưa hấu trên thị trường
là của Trung Quốc nhưng các
tiểu thương thường gắn mác
Australia, New Zealand… để dễ
tiêu thụ. Loại hoa quả này
thường bị tiêm nước đường hóa
học vào ruột nên sau khi bổ ra
vài tiếng, ruột thường bị nhũn.
Những sản phẩm “made in Việt
Nam” này đã ảnh hưởng không
những đến người tiêu dùng mà
chính người nông dân địa
phương, người thực sự trồng ra
những trái cây Việt, tạo ra
thương hiệu trái cây Việt cũng bị

ảnh hưởng nghiệm trọng kinh tế.
Lê Huệ-Tổng hợp
ĐÒI TIỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ:
CÔNG CỐC?
TS Phan Đức Tác có bằng sáng chế
do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cấp.
Nhiều đơn vị đã ứng dụng kỹ
thuật nêu trong sáng chế cho
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 6
Số 123- 5/2011
các công trình bảo vệ bờ. Thế
nhưng, dường như không có ai
nghĩ đến việc trả tiền cho tác giả
sáng chế. Thậm chí, có đơn vị
còn đòi kiện ngược lại tác giả...
“Rất nhiều nơi từ Bắc chí Nam
trong nhiều năm nay đã sử dụng sáng
chế “Mái bê tông, lắp ghép dùng cho
các công trình bảo vệ bờ” do Cục
SHTT cấp bằng độc quyền sáng
chế vào năm 1994. Thế nhưng,
cho đến nay chỉ mới có Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Bạc Liêu trả cho tôi một số
tiền tượng trưng”, TS Phan Đức
Tác, tác giả sáng chế, cho biết.
Dốc công đòi tiền
Hiện TS Tác đang sở hữu ba bằng
độc quyền sáng chế và một giải pháp
hữu ích về các giải pháp kỹ thuật,

công nghệ bảo vệ chống xói lở bờ
sông, bờ biển. Để có thể sống được
với các sáng chế của mình, ông đã
thành lập Doanh nghiệp khoa học và
công nghệ kè bờ Minh Tác.
Ông Tác than phiền: “Các doanh
nghiệp sử dụng công nghệ của tôi từ
chủ đầu tư; đơn vị tư vấn, thiết kế;
đến đơn vị chịu trách nhiệm thi
công... đều không ai chịu trả khoản
tiền SHTT“.
Đầu tháng 4/2011, TS Tác đã có
văn bản gửi đến Khu Đường sông
TP.HCM (chủ đầu tư), Công ty Cổ
phần tư vấn xây dựng thủy lợi thủy
điện Nam Việt (đơn vị tư vấn thiết
kế), Công ty Cổ phần Xây lắp thủy
sản 2 (đơn vị sản xuất, thi công) để
yêu cầu các đơn vị trên chấm dứt áp
dụng sáng chế của ông trong công
trình kè bảo vệ Thanh Đa, hoặc
phải trả cho ông số tiền về tài
sản trí tuệ.
Theo TS Tác, luật pháp quy định
phải trả số tiền dưới 8% trên tổng giá
trị tiền làm lợi so với việc áp dụng kỹ
thuật công nghệ khác.
Đùn qua đẩy về
Nhận được yêu cầu đòi tiền SHTT
của TS Tác, ông Trần Văn Giàu,

Phó giám đốc Khu Đường sông
TP.HCM cho biết thẳng thừng:
Khu đường sông không thể trả
khoản tiền SHTT này được, vì
kinh phí không được duyệt từ
đầu.
Mặc khác, đơn vị chủ đầu tư cũng
không yêu cầu đơn vị thiết kế phải
chọn giải pháp của TS Tác mà là do
đơn vị thiết kế đề xuất. Do vậy, nếu
phải trả tiền SHTT thì đơn vị thiết
kế phải trả, chứ không phải chủ
đầu tư.
Trong khi đó, ông Vũ Ngọc Luyện,
Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn
xây dựng thủy lợi thủy điện Nam
Việt cho rằng, công ty của ông sử
dụng kỹ thuật mà Hà Lan đã thực
hiện từ những năm 1930. Theo ông
Luyện, cái mà TS Tác đã nghĩ ra có
chăng chỉ là... một sáng kiến cải tiến
kỹ thuật và ông nói thêm: “Tôi nghĩ
đến việc phải kiện Cục SHTT khi
cấp bằng sáng chế độc quyền
cho TS Tác và từ đó, đã gây khó
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 7
Số 123- 5/2011
khăn cho việc ứng dụng kỹ thuật
trong các công trình kè bờ”.
Việc phải trả tiền tài sản trí tuệ có

lúc được các bên đùn đẩy cho đơn vị
thi công, nhưng đơn vị thi công
khẳng định:“Chúng tôi phải làm đúng
thiết kế đã được chủ đầu tư duyệt,
nếu làm sai sẽ bị phạt và không thể
quyết toán được”.
Một số người trong cuộc lại cho
rằng, bằng sáng chế của TS Tác được
cấp năm 1994 và đến nay đã quá thời
gian 15 năm nên không còn được
bảo hộ nữa.
Tuy nhiên, TS Tác không đồng ý
với việc này, cho rằng khi Luật
SHTT mới được áp dụng tăng
thời gian bảo hộ lên 20 năm đối
với sáng chế độc quyền, thì bằng
đã được kéo dài theo đủ thời
gian bảo hộ này.
Theo baodatviet.vn
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
TRÁI CÂY BR-VT: VẪN KHÓ
Theo thống kê của ngành nông
nghiệp, hiện nay tỉnh BR-VT có
khoảng 16.000 ha cây ăn trái, với sản
lượng đạt hơn 185.000 tấn/năm.
Trong số này, có nhiều loại trái cây
được coi là đặc sản như: mãng cầu,
nhãn xuồng cơm vàng... Thế nhưng,
để đặc sản trái cây BR-VT “có tên” ở
thị trường trong nước và xuất khẩu,

đòi hỏi người nông dân phải sản xuất
theo quy trình VietGAP và xây dựng
được thương hiệu riêng cho mình.
Là địa phương có những điều kiện
thuận lợi để phát triển cây ăn quả,
hàng năm, trái cây BR-VT luôn đứng
ở vị trí cao trong khu vực miền đông
Nam Bộ. Vì vậy, việc tìm đầu ra ổn
định cho nông dân là nhu cầu thiết
yếu. Trên thực tế, vài năm trở lại đây,
diện tích vườn cây ăn quả của tỉnh
giảm, do giá cả bấp bênh, nhà vườn
chặt bỏ chuyển sang trồng cây công
nghiệp. Riêng các loại trái cây đặc
sản là: nhãn xuồng cơm vàng, mãng
cầu, tuy vẫn giữ được ưu thế trên thị
trường, nhưng sản lượng cũng không
tăng do chưa có quy hoạch vùng sản
xuất, việc xây dựng thương hiệu sản
phẩm chưa tốt, do đó giá bán sản
phẩm luôn bấp bênh và việc tiêu thụ
trái cây của bà con nông dân chủ yếu
thông qua chủ vựa, thương lái trôi nổi
trên thị trường.
Hầu hết các sản phẩm trái cây BR-
VT chưa thể xâm nhập được các siêu
thị lớn do vướng rào cản về vệ sinh
an toàn thực phẩm, xuất xứ truy
nguyên nguồn gốc… Nhiều bà con
nông dân, hợp tác xã có diện tích cây

ăn trái lớn sớm nhận ra rằng: muốn
sản phẩm của mình vào được siêu thị
hoặc xuất khẩu để có giá bán cao hơn
thì phải xây dựng được thương hiệu,
sản xuất theo quy trình VietGap.
Ngoài việc thực hiện các yêu cầu gắt
gao về kỹ thuật trồng, chăm sóc,
nông dân còn phải bỏ ra một khoản
tiền lớn từ vài trăm triệu đến hàng tỷ
đồng để đầu tư nhà xưởng, dụng cụ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 8
Số 123- 5/2011
phục vụ cho sản xuất và chi phí thuê
đơn vị kiểm tra. Và thực tế, không
phải bà con nông dân nào, khu vực
nào trên địa bàn tỉnh cũng đáp ứng
đầy đủ yêu cầu này.
Cũng vì vậy, trái cây BR-VT đã bỏ
lỡ nhiều cơ hội xuất ngoại họăc vào
hệ thống siêu thị lớn do chưa có
chứng nhận VietGap và chưa xây
dựng được “tên tuổi” cho chính
mình. Thương hiệu là tấm vé thông
hành vào thị trường, nông dân phải
sản xuất, thực hiện nhiều quy trình
phức tạp, nếu tiến hành làm tốt nhanh
nhất cũng mất gần 2 năm sau mới
hoàn thành. Theo chủ trương chung
của tỉnh, ngành nông nghiệp BR-VT
đang xây dựng nhiều chương trình

hành động với quyết tâm đưa
VietGap vào thực tiễn sản xuất nông
nghiệp, qua đó góp phần nâng cao
chất lượng nông sản, ổn định thu
nhập cho người nông dân. Bước đầu
đã áp dụng được quy trình sản xuất
Vietgap vào nhãn xuồng cơm vàng
tại HTX Nhân Tâm và HTX trồng
thanh long ruột đỏ tại huyện Xuyên
Mộc. Còn lại, những sản phẩm khác
đang tiếp tục xem xét, triển khai thực
hiện.
Nhu cầu tiêu thụ trái cây trên thị
trường hàng năm tăng cao, đòi hỏi về
an toàn vệ sinh thực phẩm của của
người tiêu dùng cũng ngày một
nhiều hơn. Trước việc nhiều
người tiêu dùng quay lưng với
trái cây Trung Quốc hướng về
trái cây nội, chính là cơ hội tốt
cho trái cây BR-VT cũng như cả
nước phát triển. Vì thế, xây
dựng thương hiệu là con đường
thiết thực nhất cho trái cây BR-
VT.
Theo brt.vn
CÁC XU THẾ NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI NĂM 2011
Trong năm 2011, hình thức
marketing nhượng quyền thương mại

qua truyền thông xã hội chắc chắn sẽ
còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa;
và ngày càng nhiều doanh nghiệp
nhượng quyền thương mại bắt đầu
chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ theo
hướng thân thiện hơn với môi trường
trong năm tới.
Hình mẫu kinh doanh nhượng
quyền (nhượng quyền thương mại) đã
có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế
kể từ những năm 1850, khi doanh
nghiệp nhượng quyền thương mại
đầu tiên ra đời bởi Singer Sewing
Machine Company
Tuy nhiên, giờ đây lại có một sự
đảo ngược khá lớn. Nền kinh tế
đang
ảnh hưởng đến ngành nhượng quyền
thương mại, và đó là một xu hướng
chính cần phải xem xét.
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 9
CÁC LĨNH VỰC CỦA SỞ
HỮU TRÍ TUỆ
Số 123- 5/2011
Điều đầu tiên đó là sự thiếu hụt liên
tiếp của các khoản kinh phí hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ mới thành lập.
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho
các chủ sở hữu nhượng quyền thương
mại tiềm năng, khiến họ không thể

trở thành một chủ sở hữu nhượng
quyền thật sự. Một số người linh hoạt
hơn thì tìm kiếm các khoản vay khác,
và đã thành công trong việc thành lập
một doanh nghiệp nhượng quyền
thương mại.
Thứ hai, tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở
mức cao, và chưa có một dự đoán
nào về sự tăng mạnh của việc làm
trong năm 2011 được đưa ra. Các
doanh nghiệp nhượng quyền thường
hay hướng đến một đội ngũ quản lý
và nhân viên tinh giản nhất có thể.
Nhóm mục tiêu này thường được
hưởng một gói trợ cấp thôi việc đủ để
trang trải cuộc sống trong một thời
gian, và họ cũng có khả năng dành
dụm được một khoản đáng kể để làm
tăng giá trị ròng.
Bất động sản thường là phần chính
trong bản báo giá trị ròng của các
ứng viên muốn tham gia nhượng
quyền thương mại. Đó chính là vấn
đề khi giờ đây giá trị nhà đang ở mức
thấp, thậm chí có nhiều trường hợp
còn xuống rất thấp.
Vậy những điều đó có ý nghĩa gì?
Sẽ có nhiều người lao động sau khi
phải thôi việc mong muốn được
nhượng quyền thương mại để kinh

doanh, tuy nhiên sẽ có ít người đủ
điều kiện tài chính để được chủ
doanh nghiệp nhượng quyền cũng
như các ngân hàng chấp thuận.
Nhượng quyền thương mại
chuyển đổi
Có một xu hướng đang xảy ra như
một kết quả của cuộc khủng hoảng
tín dụng: đó là nhượng quyền thương
mại chuyển đổi. Trong nhượng quyền
thương mại chuyển đổi, một doanh
nghiệp độc lập, ví dụ như một cửa
hàng tạp hóa nhỏ, trả một khoản phí
để trở thành thành viên của một hệ
thống kinh doanh nhượng quyền, như
7-Eleven chẳng hạn. Cả hai bên sẽ
có những lợi ích nhất định.
Nhìn chung, các doanh nghiệp
nhượng quyền thương mại chuyển
đổi dễ nhận được hỗ trợ tài chính hơn
nhờ doanh thu từ công việc kinh
doanh vốn có cộng với thương hiệu
của người nhượng quyền. Sự phổ
biến của loại hình kinh doanh này sẽ
tiếp tục tăng trong tương lai.
Trong một nền kinh tế đang đi
xuống, người tiêu dùng luôn phải
"thắt lưng buộc bụng" và hầu
như tránh sử dụng các sản phẩm
hay dịch vụ được coi là xa xỉ. Họ

thường tập trung vào những gì
mình cần hơn là những gì mình
muốn. Massage Envy là một
doanh nghiệp nhượng quyền
thương mại trong một phân khúc
thị trường đang phát triển rất
nhanh. Các cơ sở của Massage
Envy, hoạt động trên hình thức
hội viên và được đặt tại các khu
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 10
Số 123- 5/2011
vực đông đúc, cung cấp nhiều
loại dịch vụ từ mát xa các mô,
cơ cho đến mát xa tập trung vào
các điểm chịu nhiều áp lực.
Nhượng quyền thương mại các
quán ăn
Các doanh nghiệp nhượng quyền
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
thực phẩm vốn rất phổ biến, và mỗi
năm, những ý tưởng và phương pháp
mới lại được đưa ra thử nghiệm. Năm
2011 sẽ chứng kiến sự phát triển của
một hình thức khá mới trong ngành
này: đó là nhượng quyền thương mại
của các quán ăn di động.
Quán ăn di động là một hình thức
kinh doanh khá phổ biến ở một
số nơi, và trên khía cạnh đầu tư
thì đây là một cách để những

người muốn kinh doanh nhà
hàng có thể bắt đầu với một số
tiền nhỏ.
Một ý tưởng về quán ăn lưu động
là Sauca Foods tại Washington DC,
mới đây đã được giải Nhất trong cuộc
thi Ý tưởng Nhượng quyền thương
mại mới. ZooHoos Eatery là một
doanh nghiệp nhượng quyền quán ăn
di động khác, nhưng chú trọng hơn
đến yếu tố môi trường. Nhiều khả
năng ngành kinh doanh này sẽ có
nhiều ý tưởng mới xuất hiện trong
năm 2011.
2011 cũng sẽ là năm mà ngày càng
nhiều doanh nghiệp nhượng quyền
thương mại bắt đầu chuyển đổi sản
phẩm và dịch vụ theo hướng thân
thiện hơn với môi trường.
Nhượng quyền thương mại các tấm
pin mặt trời đã xuất hiện từ vài năm
trước, và hình thức này sẽ tiếp tục
phát triển, cho dù chậm. Khi ngày
càng nhiều người biết được tiềm năng
của năng lượng mặt trời và cách mà
nó có tiết kiệm tiền cho họ, các doanh
nghiệp nhượng quyền như Solar
Universe và Lighthouse Solar sẽ tiếp
tục nhận được sự chú ý năm 2011.
Ngày càng có nhiều chủ

thương hiệu nhượng quyền sử
dụng các biện pháp marketing
qua phương tiện truyền thông xã
hội. Biện pháp này sẽ phần nào
giúp thu hẹp khoảng cách nói
trên.
Các doanh nghiệp nhượng quyền
cũng hiểu rằng để thành công trong
lĩnh vực truyền thông xã hội, những
công cụ nhất định để điều hành chiến
dịch là một điều không thể thiếu.
Trong năm 2011, hình thức
marketing nhượng quyền thương mại
qua truyền thông xã hội chắc chắn sẽ
còn được sử dụng rộng rãi hơn nữa.
Nếu những người cho vay bắt đầu
hoạt động trở lại, và các doanh
nghiệp được nhượng quyền làm tăng
được giá trị ròng của mình.
Theo vneconomy.vn +VietNamNet
ĐƯỢC GIÁ NHỜ BẢO HỘ CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ
Sau khi Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết
định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 11
Số 123- 5/2011
hóa đối với sản phẩm Hoa Hồi Lạng
Sơn, giá Hoa Hồi tăng từ 3.000 đến
5.000 đồng/1kg (năm 2007) lên từ
26.000 đến 28.000 đồng/1kg (năm

2010).
Phát triển cây hồi
Với tổng diện tích trên 33.000ha,
trong đó trên 10.000ha đang cho thu
hoạch, sản lượng hồi khô hàng năm
của Lạng Sơn đạt gần 6.000 tấn.
Lạng Sơn được coi là “rốn” hồi của
cả nước, tuy nhiên trong những năm
qua có một thực tế đáng buồn là
trong khi giá hồi bấp bênh, thị trường
tiêu thụ “chập chờn” và chất lượng,
sản lượng hồi có xu hướng đi
xuống.
Trước thực trạng đó, Tỉnh ủy và
UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho Sở
KH&CN Lạng Sơn thực hiện việc
xây dựng và đăng ký bảo hộ tên gọi
xuất xứ cho sản phẩm hoa Hồi.
Trên cơ sở các kết quả của dự án, Sở
KH&CN Lạng Sơn đã tiến hành các
thủ tục đăng ký bảo hộ tên gọi xuất
xứ hàng hóa cho sản phẩm Hoa Hồi
của tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 28/5/2007, Cục Sở hữu trí tuệ
Việt Nam đã công bố Quyết định
đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa
đối với sản phẩm Hoa Hồi Lạng
Sơn...thành sản phẩm có thương
hiệu trong khuôn khổ Chương
trình 68, Lạng Sơn đã thực hiện

dự án "Xây dựng và triển khai
mô hình quản lý và phát triển
chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn cho sản
phẩm Hoa Hồi".
TS. Lường Đăng Ninh, chủ nhiệm
dự án cho biết, mục tiêu của dự
án là
xây dựng và vận hành mô hình quản
lý, phát triển chỉ dẫn địa lý Lạng Sơn
cho sản phẩm Hoa Hồi để từ đó đề
xuất mô hình mẫu áp dụng cho việc
quản lý và phát triển các chỉ dẫn địa
lý dùng cho các sản phẩm lâm sản,
góp phần hoàn thiện phương pháp tổ
chức quản lý chỉ dẫn địa lý nói
chung ở Việt Nam.
Ngoài ra, một trong những nội
dung quan trọng nữa của dự án là xây
dựng mô hình quản lý nội bộ và trong
năm 2008 Hội sản xuất chế biến và
kinh doanh hồi Lạng Sơn đã ra đời
để thực hiện nội dung này.
Hiện sản phẩm hồi Lạng Sơn đã
được cả thế giới biết đến thể hiện qua
dự án hợp tác quốc tế với nước bạn
Trung Quốc về “Hợp tác cải tạo rừng
hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ
thuật chế biến sản phẩm hồi” đã và
đang tích cực được triển khai mô
hình cải tạo rừng hồi thí điểm với quy

mô 20 ha ở Đồng Giáp.
Theo baodatviet.vn
BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU: CHẮC
TỪ ĐẦU
Các thương hiệu lớn, nổi tiếng cần
được đăng ký bảo hộ một cách đầy
đủ. Trong quá trình sản xuất kinh
doanh, khẳng định và quảng bá
SỞ HỮU TRÍ TUỆ - 12

×