Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề cương đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật phát thải tại một số vùng chuyên canh rau ở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.43 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất mô hình thu
gom, xử lý bao bì thuốc Bảo vệ thực vật phát thải tại một số vùng
chuyên canh rau ở Hà Nội.
(Viết chữ in hoa)

Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Cơ quan công tác:

HÀ NỘI, THÁNG
...... NĂM ......
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
(Viết chữ in hoa)

Giáo viên hướng dẫn 1

Sinh viên thực hiện



(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giáo viên hướng dẫn 2
(Ký và ghi rõ họ tên)

2


HÀ NỘI, THÁNG ...... NĂM ......

3


Trang 1, MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề.........................................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................
3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................
4. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu............................
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................
7. Dự kiến kết quả và sản phẩm..........................................................................
8. Kế hoạch thực hiện...........................................................................................
9. Tài liệu tham khảo............................................................................................

Trang 2 trở đi gồm các nội dung sau
4



1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, mặc dù nước ta
đang trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa nhưng cơ bản vẫn là một
nước nông nghiệp. Quá trình dồn điền đổi thửa tuy không phải là một tiêu chí trong
xây dựng nông thôn mới (NTM) trên phạm vi cả nước, song thành phố Hà Nội xác
định, đây chính là khâu đột phá quan trọng. Sau hơn ba năm thực hiện, đến nay đã có
nhiều vùng sản xuất chuyên canh ra đời, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản chất lượng
cao, góp phần đưa Hà Nội trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện
Chương trình xây dựng NTM.
Ðến nay, thành phố Hà Nội đã cơ bản thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa
với hơn 74 nghìn ha đất canh tác nông nghiệp. Nhờ dồn điền đổi thửa, đã có khoảng
1.500 ha diện tích đất dôi dư tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương có quỹ đất
quy hoạch các cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi của địa phương.
Ðặc biệt, đã hình thành một số vùng chuyên canh rau tập trung tại xã Văn Ðức,
huyện Gia Lâm với diện tích 250 ha, sản lượng đạt 12.500 tấn/năm; tại xã Duyên Hà,
huyện Thanh Trì với diện tích 57 ha, sản lượng đạt 2.850 tấn/năm; tại xã Thanh Ða,
huyện Phúc Thọ với diện tích 50 ha, sản lượng rau đạt 2.500 tấn/năm. Giá trị sản xuất
tại các vùng chuyên canh tập trung đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm, nơi cao đạt
700 đến 800 triệu đồng/ha/năm.
Đi kèm với sự phát triển thì tình hình dịch bệnh cũng tăng lên. Ngoài việc lựa chọn
giống cây trồng có năng suất và sức đề kháng tốt thì việc sử dụng thuốc BVTV được
coi như một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu để chống bệnh. Trong
những năm qua, cùng với việc mở rộng diện tích, sự chuyển dịch cơ cấu và quá trình
đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng thì lượng thuốc BVTV được sử
dụng cũng có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực mà thuốc BVTV mang lại cho sản xuất
nông nghiệp thì nó cũng gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến sức khỏe con
người, môi trường sản xuất và chất lượng nông sản do có độc tính cao và khó phân
hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa những người thường sử dụng là nông dân nên

nhận thức về ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người, hệ sinh thái và môi
trường còn nhiều hạn chế dẫn đến việc lạm dụng thuốc, theo phương châm”phòng hơn
chống” nên sử dụng thuốc theo định kỳ vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây
kháng thuốc đối với nhiều loài sâu bệnh, càng làm cho sâu hại phát triển thành dịch
hơn và thói quen thiếu khoa học trong bảo quản, sử dụng thuốc BVTV đã gây những
5


tác động rất lớn đến môi trường. Một trong những nguồn gây ô nhiễm phải kể đến đó
là bao bì thuốc BVTV.
Theo ước tính, lượng bao bì thuốc BVTV thường chiếm khoảng 14,86% so với
lượng thuốc tiêu thụ. Mỗi năm chúng ta thải ra môi trường sản xuất khoảng 15.000 tấn
bao bì các loại. Trước đây phần lớn vỏ bao bì là là chai thủy tinh nhưng gần đây đã
được thay thế bằng chai nhựa, các loại túi Polyethylen, đây là các chất Polyethylen
khó phân giải. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật cho thấy, lượng
thuốc còn bám lại trên vỏ bao bì trung bình chiếm 1,85% tỷ trọng bao bì do vậy mỗi
năm chúng ta đã đổ thêm vào môi trường khoảng 200 tấn thuốc BVTV còn dính trên
bao bì thuốc sau khi sử dụng.
Hiện nay, trên thế giới đã áp dụng rất nhiều mô hình thu gom và xử lý bao bì thuốc
BVTV nhưng hầu như ở Việt Nam chưa có mô hình nào phù hợp do hệ thống sản xuất
nhỏ, thiếu tập trung, bao bì thuốc sau sử dụng chưa được quản lý hiệu quả.
Tại Hà Nội Chi Cục BVTV đã đề xuất mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV để
chứa trong các bể xi măng để chờ tiêu hủy đồng thời tập trung vào việc vận động
tuyên truyền nông dân thu gom và xử lý bao bì sau sử dụng tại đồng ruộng. Tuy nhiên
do chưa được đầu tư đồng bộ cho công tác nghiên cứu và nâng cao nhận thức của
người dân, chưa có được mẫu thiết kế bể chứa phù hợp, chưa có quy trình làm sạch
bao bì cũng như chưa có văn bản pháp luật đề cập đến công tác quản lý loại chất thải
độc hại này nên mô hình đang áp dụng chưa thực sự giải quyết triệt để tình trạng bao
bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng ruộng.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm

và đề xuất mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV phát thải tại một số vùng
chuyên canh rau ở Hà Nội”

(phần này nêu được khái quát tính cấp thiết lựa chọn vấn đề nghiên cứu, viết
ngắn gọn không quá 2 trang)
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và đề xuất mô hình thu gom, xử lí bao bì

thuốc BVTV phát thải tại một số vùng chuyên canh rau ở Hà Nội
 Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV phát thải tại một số vùng
chuyên canh rau
+ Đề xuất được các giải pháp kĩ thuật xử lý dư lượng thuốc còn sót lại trên bao bì
và bao bì thuốc BVTV
6


+ Xây dựng mô hình thu gom và xử lí bao bì thuốc BVTV
(Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu vấn đề trên để làm gì)
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV tại các vùng sản xuất rau chủ
yếu của Hà Nội
- Xác định tình hình sử dụng thuốc BVTV(chủng loại, số lượng,...)
- Thực trạng ô nhiễm do bao bì thuốc BVTV đến môi trường và cuộc sống
người dân
- Thực trạng công tác thu gom xử lí bao bì thuốc sau sử dụng
Nội dung 2
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ và thiết kế mô hình thu gom và xử lí bao bì
thuốc BVTV phù hợp với quy mô cộng đồng

- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thích hợp làm sạch vỏ bao bì thuốc BVTV
- Thiết kế mẫu hệ thống lưu chứa và xử lý bao bì thuốc BVTV
Nội dung 3
- Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV
+ Hình thức, phương pháp tổ chức thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV
+ Cơ chế duy trì hoạt động của mô hình
- Nêu tóm tắt các nội dung cần nghiên cứu, thực hiện của đồ án/khóa luận để
đạt được mục tiêu nghiên cứu
- Khối lượng cần thực hiện tương ứng với từng nội dung
4. Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
4.1. Tổng quan thuốc BVTV
4.1.1. Khái niệm
4.1.2. Phân loại thuốc
Thuốc BVTV là bất kì một hợp chất hay hỗ hợp sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa,
tiêu diệt, xua đuổi, giảm trừ các sinh vật gây hại (EPA-US Protection Environmental
Agency)
a. Phân loại theo đối tượng phòng chống (1)
7


b.

Thuốc trừ sâu(Insecticide)
Thuốc trừ bệnh (Fungicide)
Thuốc trừ chuột(Rodenticide)
Thuốc trừ nhện(Acricide hay Miticide)
Thuốc trừ tuyến trùng(Nematocide)
Thuốc trừ cỏ(Herbicide)
Phân loại theo nguồn gốc (2)
 Thuốc BVTV hóa học

• Vô cơ
- Hỗn hợp Bordeaux
- Hợp chất Arsen
• Hữu cơ
- Clor hữu cơ( DDT và các chất liên quan, hexaclocyclohexan, cyclodiens và các
chất tương tự, polychorterpen)
- Phosphat hữu cơ (aliphatic-mạch thẳng, phenyl-mạch vòng, heterocylic-dị
vòng)
- Carbamate
- Pyrethroid (Allethrin (Pyamin), Tetramethrin (Neo–pyamin), Fenvalerate
(Pydrin, Tribute), Permethrin (Ambush, Dragnet, Pouce, Pramex, Torpedo))
- Một số loại khác: lưu huỳnh hữu cơ, Formadine, Thyocyanates, Dinitrophenol
 Thuốc BVTV sinh học
- Thuốc vi sinh (Microbial Pesticides):
- Plant–Incorporated–Protectants (PIPs) (chất BVTV kết hợp)
- Thuốc sinh hóa (Biochemical Pesticides):
c. Phân loại theo độc tính (2) quy định của WHO
Loại độc

LD50 (chuột) (mg/kg thể trọng)
Đường miệng
Đường da
Chất rắn
Chất lỏng
Chất rắn
Ia Cực độc
<5
<20
<10
Ib Rất độc

5-50
20-200
10-100
II Độc vừa
50-500
200-2000
100-1000
III Độc nhẹ
>500
>2000
>1000
IV Loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường

Chất lỏng
<40
40-400
400-4000
>4000

d. Cách phân loại khác: dạng thuốc(thuốc bột, thuốc nước,..), phương pháp sử dụng(phun
lên cây, xử lý giống,..), cơ chế tác động, phương thức tác động,...(1)
4.1.3. Tác động

8


4.1.4. Nguyên tắc sử dụng
4.2. Tình hình sử dụng thuốc tại vùng chuyên canh rau
(Phần này nêu được tổng quan tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu,
nguồn số liệu kế thừa (nếu cần cho nội dung đồ án), viết ngắn gọn không quá 5

trang)
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao bì thuốc BVTV (vỏ bao, chai đựng,..) và mô hình
thu gom bao bì thuốc
- Phạm vi nghiên cứu: Phòng thí nghiệm và một số địa phương chuyên canh rau
6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công nhận liên quan
đến đề tài mình đang thực hiện
Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu đánh giá: thu thập và tổng hợp
các số liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm: phân tích, xử lý để đánh giá hiệu quả làm sạch thuốc
BVTV còn sót lại trong bao bì có sử dụng các tác nhân CaO; Fenton và NaOH
Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn:
+ Khảo sát thực địa để đề xuất quy mô lắp đặt hệ thống lưu chứa và địa điểm xây
dựng mô hình
+ Quan sát trực tiếp, chụp ảnh, ghi chép về việc sử dụng thuốc BVTV và xử lý
bao bì thuốc
+ Phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu điều tra cho các hộ nông dân sử dụng thuốc
(Để giải quyết các nội dung nghiên cứu trên thì đồ án/khóa luận sử dụng
phương pháp nghiên cứu gì, nêu chi tiết các phương pháp sử dụng thực hiện)
7. Dự kiến kết quả và sản phẩm

 Ý nghĩa khoa học: xây dựng được mô hình thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV
 Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu được áp dụng ở một số vùng chuyên canh rau ở
Hà Nội và triển khai rộng rãi rộng rãi ở nhiều vùng sản xuất khác
 Các kết quả nghiên cứu chính:
- Số liệu về hiện trạng ô nhiễm bao bì thuốc BVTV tại một số vùng chuyên canh rau
- Hiệu quả của các tác nhân oxy hóa được sử dụng để làm sạch dư lượng thuốc còn sót

lại trên bao bì
- Mô hình thu gom và xử lí bao bì thuốc BVTV phù hợp với quy mô các vùng sản xuất
(Dựa vào nội dung nghiên cứu để dự kiến kết quả nghiên cứu, sản phẩm)
8. Kế hoạch thực hiện
Sau khi duyệt đề cương đồ án tốt nghiệp trong tháng 3
9


(Dựa vào kế hoạch chung thực hiện đồ án của khoa, xây dựng kế hoạch thực
hiện triển khai đồ án/khóa luận tốt nghiệp. Thời gian thực hiện cần phải chi tiết
theo tuần)
Bảng kế hoạch thực hiện đồ án tốt nghiệp
STT

Thời gian

Nội dung thực hiện

Dự kiến kết quả

Địa điểm
thực hiện
Địa phương
khảo sát

1

Tuần
1(ngày ....
ngày ....)


Thu thập số liệu về hiện
trạng ô nhiễm bao bì thuốc
BVTV ở 1 số vùng chuyên
canh rau

Thu thập được số
liệu cần thiết

2

Tuần 2

- Khảo sát thực địa khu vực
sẽ lắp đặt thiết bị lưu chứa
bao bì thuốc
- Phát phiếu điều tra cho
nông dân

Địa phương
khảo sát

3

Tuần 3+ Tuần
4

4

Tuần 5


Tuần 6

Đưa ra được mẫu
thiết kế thiết bị
phù hợp
Hoàn thành

Đơn vị thực
tập

5

6
7
8
10

- Chuẩn bị dụng cụ và hóa
chất(tác nhân oxy hóa) để
tiến hành thí nghiệm làm
sạch thuốc BVTV còn sát
lại trong bao bì
- Tiến hành thí nghiệm
Nghiên cứu, thiết kế thiết bị
lưu chứa, xử lý bao bì
thuốc BVTV
Xây dựng mô hình, tổ chức
thu gom, xử lý bao bì thuốc
BVTV

Viết báo cáo

- Lựa chọn được
vị trí lắp đặt thích
hợp
- Thu được kết
quả từ phiếu điều
tra
Xác định được
hóa chất có hiệu
quả xử lý tối ưu

Tuần 7
Tuần 8
Tuần 9
Tuần 10 (ngày Kiểm tra lại báo cáo
... ngày ....)

Hoàn thành

Tại nhà

Hoàn thành

Tại nhà

Địa phương
và Đơn vị
thực tập


Đơn vị thực
tập

Trang cuối, TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Trần Oánh cùng các cộng sự, Giáo trình sử dụng thuốc
BVTV, 2007, ĐH Nông nghiệp Hà Nội
10


2. Lê Huy Bá, Độc học môi trường(tập 2), 2006, ĐH quốc gia t.p Hồ Chí Minh
3. TS. Đặng Thị Phương Lan, nghiên cứu mô hình thu gom và xử lí bao bì thuốc
BVTV phát thải trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội, 2012

Chú ý cách trình bày văn bản:
1. Định dạng văn bản:
Định dạng lề:
-

Left: 3cm

-

Right: 2cm

-

Top: 2 cm

-


Bottom: 2,5 cm

Số trang được để giữa của Bottom.
Đề cương trình bày Font: Times New Roman, cỡ chữ 13
Dòng cách dòng: Multiple: 1.3
Đoạn văn cách đoạn văn: Before: 6pt
After: 6 pt

11



×