Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là nước nông nghiệp, nông dân chiếm trên 70% dân số cả nước. Khi
nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của
công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan
trọng đối với sản xuất. Thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát
triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm
được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Tuy nhiên, những năm
gần đây khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật trong thâm canh sản xuất, đặc biệt trong sản xuất rau có xu hướng gia tăng cả
về chất lượng lẫn chủng loại. Một thực tế hiện nay là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật tràn lan, không thể kiểm soát đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất,
nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố công nghiệp và đông dân nhất cả nước,
trong những năm qua thành phố tập trung phát triển vành đai xanh ở các quận ven và
huyện ngoại thành như: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Quận 12, với diện tích gieo
trồng hàng năm 10.000 ha với sản lượng hơn 200.000 tấn/ năm, rau tập trung sản xuất
vào mùa khô. Với dân số ngày càng đông, vấn đề về lương thực thực phẩm cần phải
được đảm bảo, trong đó rau là một phần không thể thiếu đối với mỗi bữa cơm gia đình
của người Việt.
Tuy nhiên, ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá
nhiều hóa chất bảo vệ thực vật để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc
trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật như rau cải, bắp cải, dưa leo, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau
muống…
[1]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Hơn thế nữa việc sử dụng quá mức thuốc trừ sâu để phòng trừ sâu hại đã đem lại
những mặt trái của nó, làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học trong nông nghiệp
dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng nguồn thiên địch tự nhiên, xuất hiện một số dịch hại
mới, sâu hại trở nên khó kiểm soát hơn đã gây thiệt hại to lớn cả về sản lượng lẫn chất
lượng thực phẩm.
Muốn vậy, cần thiết phải tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh học tại vùng chuyên canh rau cải” để làm
cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp quản lý sâu hại hợp lý, bảo tồn và
phát huy được vai trò của thiên địch một cách hiệu quả, góp phần giảm thiểu việc dùng
thuốc bảo vệ thực vật trên vùng chuyên canh rau, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe
cho cộng đồng.
1.2. Mục đích yêu cầu
Cung cấp số liệu về sự đa dạng của thành phần sâu hại và thiên địch trên cây
vùng chuyên canh rau với hai phương pháp canh tác khác nhau, sản xuất theo phương
pháp an toàn (sử dụng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật) và vườn sản xuất theo phương
pháp truyền thống (sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật)
Xác định ảnh hưởng của việc sử dụngng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh
học từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn các loài sinh vật có ích
phục vụ cho công tác sản xuất rau an toàn.
1.3 . Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên vùng chuyên canh rau tại
xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điều tra sự đa dạng sinh học trên vườn rau canh tác theo phương pháp truyền
thống và phương pháp an toàn tại huyện Hóc Môn – Tp.HCM.
- Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến sự đa dạng
sinh học trên vùng chuyên canh rau.
-Tình hình quản lý chất thải rắn ở vùng chuyên canh rau xã Xuân Thới Thượng,
huyện Hóc Môn.
[2]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
1.4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Chọn 2 mô hình chuyên sản xuất rau cải địa điểm tại ấp 1, xã Xuân Thới
Thượng, huyện Hóc Môn. Với hai phương thức sản xuất rau khác nhau:
Mô hình I: Sản xuất rau theo phương thức truyền thống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
trong quá trình sản xuất rau với nhiều chủng loại và dày đặt:
Điều tra, khảo soát trực tiếp 2 vườn với diện tích mỗi hộ là 1000m
2
.
Mô hình II: Sản xuất rau theo phương thức rau an toàn thuộc hợp tác xã dịch vụ sản
xuất rau sạch Ngã Ba Giồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap (Tiêu chuẩn quốc gia
Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp).
Điều tra, khảo soát trực tiếp 2 vườn với diện tích mỗi hộ là 1000m
2
.
Phỏng vấn nhanh các cán bộ lãnh đạo của ấp, hợp tác xã sản xuất rau Ngã Ba
Giồng và các cán bộ ấp I, người dân trực tiếp sản xuất trên đồng.
Dùng phiếu khảo sát tình hình dùng thuốc, tình hình khảo sát việc xử lý rác thải
nông nghiệp tại vùng chuyên canh rau.
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
[3]
Hình 1.1: Phỏng vấn các hộ nông dân sản xuất rau
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
- Phương pháp thu thập số liệu: Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã
nghiên cứu có liên quan đến quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương pháp điều tra thực địa: Tổ chức điều tra bằng phiếu kết hợp phỏng vấn
nhanh các hộ trồng rau được chọn theo mẫu ngẫu nhiên, điều tra hiện trạng phun thuốc
và xả thải bao bì trên ruộng rau kết hợp với phỏng vấn nhanh đội ngũ phun thuốc ngoài
đồng.
- Phương pháp tính toán thống kê: Áp dụng các phần mềm tính toán thống kê để
đánh giá về hiện trạng quản lí và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Phương pháp so sánh: so sánh đa dạng sinh học trên hai mô hình sản xuất rau
theo hai phương thức sản xuất truyến thống và sản xuất rau an toàn.
1.5 Giới hạn đề tài:
Thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 6 năm 2011 đến tháng 8 năm 2011.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng thuốc bảo vệ
thực vật đến đa dạng sinh học trên vùng chuyên canh rau ở ấp I, xã Xuân
Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp.HCM.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
Làm giàu thêm kiến thức, hiểu biết về tác động của thuốc bảo vệ thực vật đến đa
dạng sinh học trên các vùng chuyên canh cây trồng.
Các kết quả của luận án bổ sung thêm cơ sở khoa học cho các giải pháp sử dụng
thuốc hóa học một cách hợp lý.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Định nghĩa về đa dạng sinh học
[4]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Theo Công ước Đa dạng sinh học, khái niệm "Đa dạng sinh học" (biodiversity,
biological diversity) có nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả mọi nơi,
bao gồm: các hệ sinh thái trên cạn, trong đại dương và các hệ sinh thái thuỷ vực khác,
cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần, ; thuật ngữ này bao
hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái .
Tính đa dạng của gen di truyền, kiểu gen và các bộ gen cũng như mối quan hệ
của chúng với môi trường ở mức phân tử, loài, quần thể và hệ sinh thái (FAO, 1990).
Tính đa dạng và sự khác nhau của tất cả động vật, thực vật và vi sinh vật trên
trái đất, có thể được phân thành 3 cấp: đa dạng di truyền (biến thiên trong loài), đa
dạng loài, và đa dạng sinh cảnh (Overseas Development Administration, 1991).
Toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh vật sống và trong chính sinh
vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các
mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài (đa dạng di
truyền) (Fiedler & Jain, 1992).
Tính đa dạng về cấu trúc và chức năng của các dạng sống ở các mức di truyền,
quần thể, loài, quần xã và hệ sinh thái (Sandlund et al., 1993).
Là toàn bộ đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng sinh thái, cũng như những
tác động tương hỗ giữa chúng, trong một vùng xác định, tại một thời điểm xác định
(DiCastri, 1995).
Là toàn bộ các mức tổ chức về mặt di truyền học, các cấp phân loại và sinh thái
học, cũng như mối tương tác theo thứ bậc, tại các mức độ tổ hợp khác nhau.
Đa dạng sinh học được định nghĩa là sự khác nhau giữa các sinh vật
sống ở
tất cả mọi nơi, gồm các hệ sinh thái
trên cạn, sinh thái trong đại dương
và các hệ
sinh thái thuỷ vực
khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một
thành phần trong đó. Thuật ngữ đa dạng sinh học này bao hàm sự khác nhau trong
một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau (Elizabeth Cromwell,
David Cooper and Patrick Mulvany, 1997).
[5]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Theo Dương Trí Dũng (2001) đa dạng sinh học là sự biến đổi trong sinh vật
sống từ mọi nguồn như trong không khí, đất, biển, trong hệ thống môi trường nước
khác là một phức hợp sinh thái nơi nó tồn tại, điều này bao gồm sự đa dạng về loài
(đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài), và các
hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái).
Theo Phạm Bình Quyền (2006), đa dạng sinh học là sự phong phú của tất cả
các loài sinh vật từ các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước,
và mỗi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng
trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng
loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái).
2.1.1 Đa dạng loài
Đa dạng loài là tất cả sự khác biệt trong một hay nhiều quần thể của một loài
cũng như đối với quần thể của các loài khác nhau.
Mức độ loài thường được coi là một mức cố nhiên được dùng khi xem xét sự đa
dạng của tất cả các sinh vật. Loài cũng là yếu tố cơ bản của cơ chế tiến hoá, sự hình
thành cũng như sự tuyệt chủng của loài là tác nhân chính chi phối đa dạng sinh học.
Khái niệm loài rất khác nhau giữa các nhóm sinh vật. Hơn nữa, số lượng các
loài chỉ đơn thuần cho biết một phần về đa dạng sinh học.
Một loài càng có nhiều khác biệt với các loài khác (ví dụ: có một vị trí cô lập
trong hệ thống phân loại), thì loài đó càng có đóng góp nhiều đối với mọi mức độ của
đa dạng sinh học toàn cầu.
Tầm quan trọng về mặt sinh thái học của một loài có thể có ảnh hưởng trực tiếp
đến cấu trúc quần xã, và do đó ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Ví dụ: một loài cây
của rừng mưa nhiệt đới là nơi cư trú của một hệ động vật không xương sống bản địa
với một trăm loài, hiển nhiên đóng góp đối với việc duy trì đa dạng sinh học toàn cầu
là lớn hơn so với một thực vật núi cao châu Âu không có một loài sinh vật nào phụ
thuộc vào.
[6]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
2.1.2. Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng
một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong
một quần thể hoặc giữa các quần thể.
Các dạng khác của đa dạng di truyền có thể được xác định tại mọi cấp độ tổ
chức, bao gồm cả số lượng DNA trong mỗi tế bào, cũng như số lượng và cấu trúc
nhiễm sắc thể.
Tập hợp các biến dị gen trong một quần thể giao phối cùng loài có được nhờ
chọn lọc. Mức độ sống sót của các biến dị khác nhau dẫn đến tần suất khác nhau của
các gen trong tập hợp gen. Điều này cũng tương tự trong tiến hoá của quần thể. Như
vậy, tầm quan trọng của biến dị gen là rất rõ ràng: nó tạo ra sự thay đổi tiến hoá tự
nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo.
2.1.3. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.
Một hệ sinh thái khác nhiều so với một loài hay một gen ở chỗ chúng còn bao
gồm cả các thành phần vô sinh, chẳng hạn đá mẹ và khí hậu.
Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các loài thành viên.
Nó có thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng
như các kiểu dạng của loài. Trong trường hợp thứ nhất, các loài khác nhau càng phong
phú, thì nói chung vùng hoặc nơi cư trú càng đa dạng. Trong trường hợp thứ hai, người
ta quan tâm tới số lượng loài trong các lớp kích thước khác nhau, tại các dải dinh
dưỡng khác nhau, hoặc trong các nhóm phân loại khác nhau. Do đó một hệ sinh thái
giả thiết chỉ có một vài loài thực vật sẽ kém đa dạng hơn vùng có cùng số lượng loài
nhưng bao gồm cả động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt.
2.2. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật.
2.2.1. Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường
Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, lâm nghiệp là nguồn gốc sinh ra
tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường. Thuốc BVTV phun lên cây trồng
[7]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
một phần được cây trồng hấp thụ tiêu diệt sâu bệnh, một phần đi vào môi trường xung
quanh và chịu tác động của hàng loạt của các yếu tố hóa lý, sinh học nên chúng sẽ bị
biến đổi phân bố lại giữa các đơn vị môi trường. Con đường phát tán thuốc BVTV
trong môi trường được trình bày theo hình 2.1 [1, tr 20].
2.2.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe con người
- Bệnh tật dư thuốc BVTV gây ra và các vụ ngộ độc thuốc BVTV rõ ràng là cái
giá cao nhất phải trả cho việc sử dụng chúng. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, hàng
[8]
Sơ đồ 2.1: Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường
(GS.TSKH Lê Huy Bá (2002). Điều tra ô nhiễm đất, nước và ảnh hưởng sức
khỏe Nông dân do sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trên một số cây trồng
chính ở Tây Ninh. Báo cáo khoa học. ĐH Kỹ Thuật Công Nghệ )TP.HCM.)
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
năm trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc BVTV trong đó có khoảng
220,000 người tử vong.
- Ở các nước đang phát triển tỷ lệ ngộ độc và tử vong do thuốc BVTV cao hơn
do những nguyên nhân sau:
+ Các tiêu chuẩn an toàn lao động không đủ nghiêm ngặt và không được thực
hành đầy đủ.
+ Thuốc BVTV không được dán nhãn mác đầy đủ trong khi số dân mù chữ
còn nhiều và nói chung người dân còn thiếu hiểu biết về những nguy hiểm có thể gây
ra từ thuốc BVTV.
+ Do thiếu thốn các điều kiện vệ sinh và phòng hộ cá nhân.
2.2.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến hệ sinh thái nông nghiệp
- Những tác động có lợi:
+ Vai trò của thuốc BVTV đã được khẳng định rõ ràng đối với ngành trồng
trọt ngay từ buổi đầu của lịch sử phát triển của ngành hóa BVTV. Thuốc BVTV có
những tác động có lợi lớn đối với cây trồng như sau:
+ Việc sử dụng thuốc BVTV tuân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng liều,
đúng loại và đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi được dịch hại, diệt được sâu bệnh tạo điều kiện
cho cây trồng tận dụng được những điều kiện tối ưu của kỹ thuật thâm canh, giúp cây
trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất và chất lượng cao,[ 2, tr 14].
+ Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc.
+ Ngăn chặn kịp thời dịch hại lớn xảy ra.
+ Dễ dàng cho công việc cơ giới hóa ngành nông nghiệp.
- Những tác hại của thuốc BVTV đến cây trồng:
[9]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
+ Thuốc BVTV khi sử dụng được phun vào cây trồng với mục đích tiêu diệt
những VSV có hại cho cây trồng nhưng số lượng thuốc tiêu diệt sinh vật gây hại chiếm
50% lượng thuốc sử dụng, còn lại 50% là rơi vãi trên mặt đất sau đó thuốc sẽ hòa tan
vào đất, vào nguồn nước mặt. Lượng 50% thuốc BVTV này rất khó kiểm soát do đó
gây ảnh hưởng cho môi trường đặc biệt là ảnh hưởng đến những sinh vật sống trong
môi trường đó, tác động tới hàng loạt công trùng có ích, bắt mồi, ký sinh, thụ phấn cho
cây. Hậu quả của thuốc BVTV đã gây ra những xáo động trong hệ sinh thái. Từng
trường hợp các thuốc BVTV có thể tác động ở những mức độ khác nhau.
+ Các loại thuốc BVTV đã và đang là những nguyên nhân đó, góp phần vào
việc làm giảm số lượng nhiều loài sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học…
Dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong đất gây ảnh hưởng đến VSV và côn trùng trong
đất.
+ Hệ sinh thái luôn có những mắt xích và chuỗi thức ăn đan xen với nhau tạo ra
sự cân bằng trong một hệ. Nhưng do một yếu tố bên ngoài nào đó tác động vào sẽ làm
xáo trộn cân bằng của hệ đang duy trì. Trong hệ sinh thái nông nghiệp luôn bị tác động
bởi con người làm xáo động, đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV.
+ Khi sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng không ít trường hợp người ta
quan sát thấy ở những vùng mà dùng thuốc BVTV chẳng nhũng suy giảm về số lượng
cá thể trong các loài sinh vật mà còn có sự suy giảm số lượng loài ở nơi đó. Thuốc
BVTV được sử dụng nhiều lần trong một vụ, thời gian dùng thuốc càng kéo dài, quy
mô dùng thuốc càng rộng, nguy cơ tạo ra một vùng “sa mạc sinh học” càng lớn.
Một số nghiên cứu đã chứng minh:
[10]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
+ Theo nghiên cứu của Sheals.J.G, 1957 thuốc trừ sâu 666 bón vào đất trồng
cỏ với lượng 13 kg/ha đã làm giảm 2/3 số lượng Bọ đuôi bật.
+ Theo nghiên cứu của Abdellatil M.A và Reynodds H.T, 1967 đã dùng thuốc
Disulfoton ở dạng hạt với số lượng 2,2 kg/ha để trừ rệp đã làm giảm 95% số lượng Bọ
đuôi bật và kéo dài tới 3 tháng.
2.3. Đa dạng sinh học trên cây rau cải: [2,tr 42]
2.3.1. Các sinh vật gây hại
2.3.1.1. Ruồi đục lá
a) Đặc điểm hình thái
Trứng: Hình bầu dục, khi mới đẻ có mầu trắng sữa, sau đó chuyển thành mầu
trắng đục. Trứng được nằm gọn trong vết châm của ruồi trên lá.Những vết châm có
trứng thì luôn có hình bầu dục và mép gọn. Kích thước trung bình của trứng khoảng từ
0,02 đến 0,13 mm.
Ấu trùng trải qua ba tuổi. Tuổi 1 màu trắng trong, tuổi 2 màu vàng nhạt, tuổi 3
màu vàng rơm. Kích thước trung bình các độ tuổi lần lượt là: 0,7; 1,3 và 2,3 mm.
Nhộng hình bầu dục, có 10 đốt. Kích thước trung bình khoảng 2,8 đến 3,8 mm.
Ruồi trưởng thành: Kích thước nhỏ, ruồi cái thường có thân hình và cánh dài
hơn ruồi đực. Đầu được bao phủ bởi một lớp lông màu đen bóng, có râu đầu. Miệng
[11]
Hình 2.1: Ruồi đục lá
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
kiểu liếm hút có hàm dưới to, bàn chân có 5 đốt, bụng 6 đốt giữa các đốt có màu vàng.
b) Đặc điểm sinh học
Ruồi thường đẻ trứng trên những lá bánh tẻ. Một con ruồi cái có thể đẻ khoảng
250 trứng trong thời gian là 8 - 10 ngày.
Vòng đời của ruồi đục lá ở nhiệt độ 25 - 30
0
C là khoảng từ 13 đến 19 ngày.
Trong đó, thời gian phát dục của trứng là 2 – 3 ngày, của dòi là 3 – 4 ngày, của
nhộng là 8 – 9 ngày và trưởng thành là 1 – 3 ngày. Loài này gây hại cho cây trồng
quanh năm. Chủ yếu gây hại cây trồng nặng nhất là vào các tháng 4,5 và từ tháng 7
đến tháng trong năm
2.3.1.2. Bọ dưa
a) Đặc điểm hình thái
Thành trùng là 1 loài bọ cánh cứng có màu rực rỡ, cơ thể hình bán cầu, phía
lưng vòng lên, phía bụng thẳng.
b) Đặc điểm sinh thái
Sau khi vũ hoá, thành trùng hoạt động mạnh ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc
chiều mát. Chúng gặm lớp biểu bì, mô mềm từ mặt dưới lá chừa lại lớp màng. Sâu non
mới nở thời gian đầu sống tập trung, sau đó phân theo thành nhóm chúng gặm biểu mô
lá, càng lớn ăn càng mạnh hoặc ăn hết từng mảng lá. Khi mật độ cao, chúng có thể
[12]
Hình 2.2: Bọ dưa
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
thiêu trụi hết lá những cây còn nhỏ, trong vườn ươm dẫn đến cây khó phục hồi, có thể
chết nhất là cây con. Khi đẫy sức, hoá nhộng ngay trên lá.
Triệu chứng gây hại: Cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá, cắn
biểu bì và nhu mô diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân. Mật số cao bọ rùa có
thể cạp ăn trụi lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cuống
trái. Ấu trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh
gấp 2 - 3 lần thành trùng.
2.3.1.2. Sâu nhảy (Bọ nhảy)
Bọ nhảy gây hại trên các loại cây thuộc họ cải. Trưởng thành gặm lá, thân cây
tạo thành lỗ răng cưa trên lá, khi mật độ cao gây hại nặng làm lá vàng, cây còi cọc
phát triển kém. Bọ nhảy hại nặng giai đoạn cây con.
a) Đặc điểm hình thái
Thành trùng rất nhỏ, dài 1- 3 mm hình bầu dục, giữa cánh cứng có sọc cong
hình vỏ đậu phộng, màu vàng nhạt chạy theo cánh. Ấu trùng hình ống, màu vàng nhạt
dài khoảng 4 mm.
[13]
Hình 2.3: Bọ nhảy
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
b) Đặc điểm sinh học và sinh thái
Vòng đời: 33-67 ngày. Trứng: 5-7 ngày - Sâu non: 14-21 ngày. Nhộng: 7-10
ngày. Trưởng thành: có thể sống từ 20-70 ngày.
Trưởng thành hoạt động rất nhanh nhẹnh, có khả năng di chuyển bay nhảy từ
ruộng này sang ruộng khác.
Mỗi con cái có thể đẻ từ 25-200 quả. Trứng được đẻ dưới đất, sâu khoảng 2-3 cm gần
gốc cây ký chủ.
Ấu trùng nằm trong đất, gặm ăn rễ cây, trưởng thành ăn lá đục thành từng lỗ
trên lá cải làm cây sinh trưởng cằn cỗi và ảnh hưởng đến chất lượng thương phẩm.
Bọ nhảy làm nhộng dưới đất.
Trong mùa khô bọ nhảy thường gây hại nặng hơn trong mùa mưa.
2.3.2. Thành phần các loài có ích trên cây rau cải
2.3.2.1 Bọ chân chạy
a) Đặc điểm hình thái
Trưởng thành bọ chân chạy có màu đen bóng, cơ thể gồm 3 phần đầu, ngực và
bụng. Phần đầu có 11 đốt râu đầu hình sọi chỉ màu đen, miệng có cấu tạo miệng nhai,
[14]
Hình 2.4. Bọ chân chảy
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
mắt kép màu đen nhô ra 2 bên. Phần lưng có màu đen bóng dạng hình chữ nhật, có 2
rãnh ghép với nhau tạo thành dạng chữ T. Phần bụng có các đôi chân màu đen, bàn
chân có 5 đốt, đốt cuối cùng kéo dài dạng vòng có khả năng móc.
Kích thước trưởng thành con đực dài 13,1 – 21,1mm, rộng 4,5 – 5 mm. Con cái
dài 12 – 14 mm, rộng 4,7 – 5,3 mm.
b) Đặc điểm sinh học
Bọ chân chạy có khả năng tiêu diệt sâu bằng 2 cách là ăn thịt và cắn chết
con mồi. Khả năng ăn sâu cuốn lá của bọ chân chạy nghiên cứu được là 7,94 con/ngày.
Bọ chân chạy có khả năng lựa chọn thức ăn cao, trên ruộng có nhiều loại
sâu nhưng khả năng ăn mồi sâu cuốn lá, sâu khoang là cao nhất (đạt 4,8 và 3,4
con/ngày).
Khả năng nhịn đói của bọ chân chạy là rất cao trung bình đạt 15,42 ngày,
khả năng nhịn đói của con cái là 16,83 ngày cao hơn con đực là 14 ngày
2.3.2.2 Bọ đuôi kiềm
[15]
Hình 2.5. Bọ đuôi kiềm
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
a) Đặc điểm hình thái
Con cái: Cơ thể thon, dài, màu đen bong hoặc cam . Chiều dài cơ thể từ 16,5-
19mm (không kể phần đuôi kìm) trung bình 17,4 mm, chiều ngang 3,01mm. Cuối bụng
có đôi kìm dài từ 4 – 5 mm, có gai nhỏ ở phía bên trong của kìm và đối xứng hai bên.
Con đực: Nhìn chung con đực có màu sắc và hình thái giống với con cái. Tuy
nhiên kìm của con đực cong nhiều hơn và có ngạnh to ở mặt trong của kìm. Kìm của
con đực có 2 dạng: dạng kìm ngắn dài 2,8-3,0 mm và dạng kìm dài dài 4,0-5,0 mm.
Kích thước của con đực thường nhỏ hơn con cái.
b)Đặc điểm sinh học
Vòng đời dài 67 ngày. Giai đoạn trứng trung bình 6,9 ngày. Ấu trùng trải qua 3
lần lột xác với 4 tuổi, tuổi 1 trung bình 7,4 ngày, tuổi 2 trung bình 7,7 ngày, tuổi 3
trung bình 10,3 ngày, ấu trùng tuổi 4 trung bình 15,4 ngày. Tổng thời gian phát dục là
47,7 ngày.
Từ khi thành trùng đến khi đẻ trứng trung bình là 19,9 ngày, thành trùng đẻ sớm
nhất là 11 ngày, muộn nhất là 27 ngày. Một con thành trùng đẻ trứng trung bình trong
một ổ là 72,5 quả trứng, thấp nhất là 65 quả/ổ, cao nhất là 97 quả/ổ. Số ấu trùng nở
trong một ổ trung bình là 56,7 con, thấp nhất là 35 con/ổ, cao nhất là 69 con/ổ.
Bọ đuôi kìm từ tuổi 3 trở đi mới tấn công con mồi. Bọ đuôi kìm tấn công con
mồi mạnh nhất vào giai đoạn tuổi 4 và trưởng thành (đạt từ 12,0-15,7 con ấu trùng tuổi
1; 3,7-4,7 con ấu trùng tuổi 3; và 2,3-3,3 con ấu trùng tuổi 4/ngày). Tất cả các tuổi của
bọ dừa đều bị bọ đuôi kìm tấn công, bọ đuôi kìm tấn công ấu trùng con mồi mạnh nhất
vào giai đoạn tuổi 1,2 (một bọ đuôi kìm tuổi 4 và trưởng thành có thể ăn 12-
15,7con/ngày).
2.3.2.3 Nhện sói
Tên khoa học là Pardosa pseudoannnulata (Lycosidae, Araneae).
Màu nâu đậm, chân khá dài. Đặc biệt là con cái bụng lớn hơn con đực và
thường có mang bọc trứng tròn màu trắng ở phía cuối đuôi. Chúng chạy trên mặt nước
[16]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
được vì bàn chân của chúng ở mặt dưới có nhiều lông không thấm nước, hoặc lặn vào
trong nước để lẩn trốn lúc bị cò tới xôm hay đàn vịt chạy đồng đang càn qua!
Loài nhện này được suy tôn bậc nhất vì có đầy đủ các đặc tính tốt nói trên, trước
tiên là ăn rầy, sau đó còn bắt được các loài côn trùng khác lớn hơn bướm sâu cuốn lá,
sâu keo, sâu đục thân Do đó, bờ ruộng không nên phun thuốc diệt cỏ cho trụi lủi như
một số bà con nông dân đang làm, mà nên giữ một ít cỏ nhỏ bò lan trên mặt đất để làm
chỗ cư ngụ cho nhện và các loài thiên địch khác. Các nhà khoa học đang thử nghiệm
mô hình kiến thiết đồng ruộng gọi là “công nghệ sinh thái”: trồng cỏ phủ mặt đất và có
hoa để vừa nuôi nhện vừa thu hút các loài thiên địch tới để ăn mật và phấn hoa, rồi từ
đó chúng sẽ ra ruộng để “kiếm thêm chất đạm” bằng cách bắt ăn sâu rầy .
2.3.2.4 Nhện chân dài
Tên khoa học là Tetragnatha spp. (Tetragnathidae, Araneae).
Gồm nhiều loài với màu sắc khác nhau. Loại nhện này có đặc điểm dễ nhận biết
là chân rất dài, ban ngày thường thấy nằm duỗi chân bất động theo chiều dài của mặt lá
để lẩn trốn, đến khi chiều tối bớt gió thì chúng thức dậy để giăng tơ giữa các đầu lá
thành một mạng lưới ngang hình tròn và nằm chờ mồi ở ngay chính giữa lưới.
[17]
Hình 2.6: Nhện sói
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
2.3.2.5 Nhện linh miêu
Tên khoa học: Oxyopes javanus
Gồm rất nhiều loài nhện nhỏ xíu nhưng rất lanh lẹ trong việc săn bắt mồi. Đặc
biệt là chúng có cặp mắt tròn xoe và sáng quắc ở trước đầu (nên mới gọi là linh miêu),
có thể quay đi ngó lại để ngắm nghía con mồi và thừa lúc nào thuận tiện thì nhảy tới vồ
ngay con mồi, có khi còn lớn hơn chúng nhiều lần. Có khi đói quá chúng cũng liều bắt
luôn các con nhện khác lớn hơn đang rình mồi trên lưới, bằng cách dùng chân trước
khều nhẹ trên lưới cho rung rung, làm cho con nhện kia tưởng có mồi đang mắc lưới
[18]
Hình 2.7: Nhện chân dài
Hình 2.8: Nhện linh miêu
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
nên vội chạy đến thì… bị con nhện linh miêu tấn công bất ngờ! Loại nhện này rất phổ
biến, đôi khi thấy ở trong nhà, nhất là ở các cửa kiếng để rình bắt ruồi muỗi đang tìm
đường ra.
2.3.2.6. Bọ rùa chữ nhân
Bọ rùa là tên gọi chung cho các loài côn trùng nhỏ, mình tròn hình cái trống,
phủ giáp trụ, trên mặt cánh có những chấm đen (có loài không có). Người ta phân loại
bọ rùa tùy theo số chấm và hình thái cơ thể.
Loài bọ rùa thường thấy nhất là bọ rùa 7 sao. Trên bộ cánh vỏ vàng cam có 7 nốt
đen (mỗi cánh có nốt, còn một nốt ở chỗ giáp lại giữ hai cánh). Đây là loài bọ rùa to
nhất và là một thợ săn đáng khâm phục.
Bọ rùa, hay còn gọi là bọ hoàng hậu, ăn được nhiều thứ, thức ăn chính của
chúng là rệp lúa. Rệp lúa có rất nhiều trên cây cối. Một con bọ rùa một ngày trung bình
có thể ăn được đến hơn 100 con rệp lúa.
Vào mùa xuân, rệp lúa từ trứng nở ra, bọ rùa cũng "thức giấc" sau kì trú đông,
vì thế chúng có đủ lượng thức ăn dồi dào.
[19]
Hình 2.9: Bọ rùa chữ nhân
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Sinh sản: Bọ rùa cái đẻ trứng ở mặt sau lá cây. Trứng hình bầu dục màu vàng,
dài khoảng 1 đến 1,5 mm và bám chặt ở mặt ngoài lá cây. Một bọ rùa đẻ 10-20 trứng
một lần, một đời có thể đẻ đến mấy ngàn trứng.
Sinh trưởng:Trứng sau 1-2 tuần sẽ nở ra ấu trùng. Vừa nở, ấu trùng đã ngay vỏ
trứng và các trứng khác không nở được. Sau đó, nó đi tìm các con rệp lúa để ăn. Ấu
trùng này mình đầy lông lá, một ngày ăn khoảng 10 con rệp, càng lớn nó càng ăn
nhiều. Qua ba lần lột xác và hoá nhộng, trong khoảng 1-2 tháng là thành trùng. Trong
thời gian này, tối thiểu nó ăn tới hơn 1000 con rệp.
2.3.2.7 Kiến ba khoang:
Kiến ba khoang có màu nâu đỏ, đuôi nhọn, giữa lưng có một vạch lớn màu đen
chạy ngang qua tạo thành 1 khoang đen, con trưởng thành rất thích bay vào bóng đèn,
thân mình dài trung bình khoảng 7mm. Thân chúng có màu đen và cam, với đầu màu
đen. Râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn đến nửa thân mình, cuối bụng
nhọn có hai đuôi nhỏ. Kiến ba khoang có thể bò trên mặt nước, thích ăn côn trùng như
ăn bọ hóng bay vào ánh đèn ban đêm. Vào mùa mưa chúng sẽ di trú ở nơi khô ráo hơn.
Con trưởng thành có thể sống vài tháng và sinh sản ra khoảng 2 - 3 thế hệ/năm.
[20]
Hình 2.10: Kiến ba khoang
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Chúng thường trú ẩn trong bờ cỏ, đống rơm rạ mục nát ngoài ruộng, chúng làm
tổ dưới đất và đẻ trứng. Khi ruộng xuất hiện rầy nâu, sâu cuốn lá, chúng tìm đến chui
vào tổ sâu ăn thịt từng con. Trung bình mỗi kiến ba khoang có thể ăn từ 3-5 con sâu
non/ngày.
Loài kiến này cũng thường xuất hiện trên ruộng cây màu. Sự xuất hiện của kiến
ba khoang đã làm cho mật độ của sâu hại giảm đáng kể và bảo vệ cây không bị phá hại,
giảm bớt việc dùng thuốc hoá học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường.
Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C
24
H
43
O
9
N), có
độc tính gấp 12 – 15 lần nọc rắn hổ. Pederin có trong máu con vật. Khi con vật đã chết
khô và để trong 8 năm thì độc tính vẫn tồn tại. Pederin có tính xuyên thấm qua da.
Pederin là độc chất tự nhiên có hiệu lực như chất chống ung thư và virus. Trên con vật
kiến ba khoang, Pederin là chất để phòng vệ chống lại động vật ăn chúng như nhện.
Pederin không được tạo ra từ bản thân mà do vi khuẩn nội cộng sinh trong chúng là
pseudomonas aeruginosa.
Con cái có độc tố Pederin trong một đôi tuyến ở cuối bụng dùng để bảo vệ
trứng khi đẻ khỏi bị các loài thiên địch khác tấn công. Cho nên nếu con vật bị chà xát
hay chạm mạnh thì độc tố có thể tiết ra ngoài, dính vào da người làm có cảm giác cháy
da, đau đớn.
Loài này xuất hiện vào đầu mùa mưa khi có ẩm độ cao, nhất là sau các đám mưa
lớn đầu mùa.
[21]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài tiến hành trong 3 tháng, từ tháng 06 năm 2011 đến tháng 08 năm 2011.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm điều tra: Vùng chuyên canh rau ở ấp 1, xã Xuân Thới Thượng, huyện
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến đa dạng sinh
học trên vùng chuyên canh rau.
- Điều tra sự đa dạng sinh vật trên cây cải xanh tại địa bàn huyện Hóc Môn, thành
phố Hồ Chí Minh.
- Điều tra sự đa dạng thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cải xanh canh tác theo
phương pháp truyền thống và phương pháp an toàn tại huyện Hóc Môn TP. HCM.
- Khảo sát quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn (CTR) tại các vườn trồng rau trên
địa bàn xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn.
3.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các loại bẫy: Bẫy hầm và thu bắt bằng vợt.
- Cồn: 30%, 70%, 95% xử lý mẫu và bảo quản mẫu.
- Dung dịch gồm 20% nước rửa chén và 80% nước để đặt bẫy.
- Tài liệu phân loại côn trùng.
- Kính lúp soi nổi, máy ảnh, sổ tay ghi chép.
[22]
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
- Vật dụng giữ mẫu: Cọ vẽ, túi nilon, lưới lọc, kẹp đầu nhọn, đĩa petri, lọ đựng
mẫu và nhãn ghi.
- Bẫy hầm
+ Bẫy hầm được làm bằng ly nhựa có kích thước cao 12,5cm, đường kính
miệng ly rộng 8cm, đường kính đáy rộng 4,5cm, có nắp đậy. Dùng một ly khác có
đường kính 9cm, che cao hơn miệng bẫy 10cm hơn làm mái che cho bẫy tránh
sương, nước rơi vào bẫy.
+ Cách đặt bẫy: Chôn bẫy xuống đất, sao cho miệng bẫy ngang bằng với mặt đất
để côn trùng khi bò ngang sẽ rơi xuống bẫy. Tại mỗi điểm trên ruộng đặt 9 bẫy hầm,
khoảng cách giữa các bẫy là 1,5 – 2m. Bẫy được đặt theo sơ đồ 5 điểm chéo góc của
mỗi điểm trên ruộng cần điều tra.
Toàn bộ mẫu sau khi thu, được phân loại theo nhóm bộ, họ côn trùng và cho vào
hũ nhựa riêng biệt có chứa cồn 70
0
, trên hũ nhựa có nhãn ghi đầy đủ: loại bẫy, điểm
thu, loại cây, tên chủ ruộng, ngày thu mẫu. …
[23]
Hình 3.1: Bẫy hầm
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp điều tra và thu mẫu
- Phương pháp đếm trực tiếp trên cây rau cải:
Phương pháp đếm trực tiếp trên cây được áp dụng cho việc điều tra đối với côn
trùng trên cây rau cải và tập quán hoạt động chủ yếu vào ban ngày.
Canh tác rau cải thường các nông hộ thường lên luống để tiện cho việc gieo cấy, do
đó trên mỗi vườn chọn 5 điểm chéo góc như hình 3.2 (một điểm tương ứng với một
luống). Mỗi luống tiến hành đếm trên 10 cây rau cải, đếm tất cả các lá.
X
X
X
X
X
- Điều tra bằng phương pháp đặt bẫy hầm:
Phương pháp đặt bẫy được tiến hành điều tra đối với các loài côn trùng trên mặt
đất, hổ trùng sống trong đất và hoạt động chủ yếu về đêm.
Trên mỗi ruộng tiến hành đặt 15 bẫy, chọn 5 điểm chéo góc chéo góc như hình
3.2 (một điểm tương ứng với một luống). Mỗi luống tiến hành đặt 3 bẫy.
3.3.2.2. Định kỳ điều tra
[24]
Hình 3.2: Các điểm điều tra trên vườn rau cải
Đồ Án Tốt Nghiệp
Ảnh Hưởng Của Việc Sử Dụng Thuốc BVTV Đến Đa Dạng Sinh Học Trên Vùng Chuyên Canh Rau Cải
Thời gian phát triển của rau cải (từ lúc mới gieo cấy đến lúc thu hoạch) tương đối
ngắn 22 – 25 ngày. Như vậy, việc điều tra và thu thập mẫu được tiến hành thường
xuyên 22 ngày liên tiếp từ lúc mới gieo cho đến khi bắt đều thu hoạch, thời gian được
chọn là 22 ngày.
Thời gian giữa các lần điều tra trên cây và thu mẫu từ các bẫy hầm 24 giờ.
3.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Thống kê và tính toán theo tài liệu của Gorny M. và L. Grum (1993), phần mềm
Excell 2007, phân tích phương sai (ANOVA) với độ tin cậy ở mức 95%.
Số lượng loài: được tính bằng tổng số loài có mặt trong điểm thí nghiệm ở tất cả
các lần thu mẫu.
Mật độ cá thể trung bình: số lượng cá thể có ở tất cả các cốc của điểm thí
nghiệm
Chỉ số Shannon dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, dựa trên cơ sở sự đa
dạng trong tự nhiên, giả định các loài thể hiện trong mẫu, không phụ thuộc các loài
khác, chỉ số này được tính theo công thức
H’ = -∑pi log
(pi)
Trong đó: H’ là chỉ số đa dạng Shannon
P
i
là tỉ lệ cá thể của loài i so với tổng số lượng cá thể (p
i
= n
i
/N)
Chỉ số Shannon có giá trị cao nhất là H’
max
xuất hiện khi mọi loài trong quần xã
có số lượng tương đương, lúc này các loài trong quần thể tương đồng với nhau hay còn
gọi là sự đồng đều.
3.3.2.4. Phương pháp định danh:
Định danh các loài thu được theo tài liệu của CABI, 2002.
3.3.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn về tình hình thu gom – xử lý chất thải
rắn
3.3.3.1. Vật liệu điều tra
[25]