Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Bài giảng môn đánh giá đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 88 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1

A. PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu môn học
1.1.1. Khái niệm đánh giá đất đai
Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất cho một
hoặc một số loại sử dụng đất được chia ra để lựa chọn.
Theo FAO đã đề xuất định nghĩa đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình
so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất
đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải có.
Đánh giá đất đai (Land assactment): Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một
hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ
phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc
sử dụng đất.
1


Như vậy đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin về đất đai, xem xét toàn diện
để phân hạng đất về mức độ thích hợp và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Kết quả đánh giá
phân hạng đất được thể hiện bằng bản đồ, bản báo cáo và các bảng biểu số liệu kèm theo.
1.1.2. Vị trí, vai trò môn học
Là môn chuyên sâu trong phần kiến thức ngành chính, có vai trò là môn chuyên môn
cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về đánh giá đất đai để họ có thể vận dụng
trong việc đánh giá đất đai, phân hạng đất tham gia vào việc quản lí tài nguyên đất lâm
nông nghiệp.
1.1.3. Yêu cầu của môn học
Sinh viên phải nắm được những nội dung, nguyên tắc, phương pháp và qui trình đánh
giá đất đai trong nông lâm nghiệp.
Có khả năng đánh giá đất theo thích hợp và đánh giá phân hạng đất đai theo văn bản


quy định hiện thời của Nhà nước và đề xuất những biện pháp sử dụng đất đai hợp lí, bền
vững.
1.2. Tổng quan về đánh giá đất đai
1.2.1. Trên thế giới
Từ những năm 1960, Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) đã tập hợp lực lượng gồm
các chuyên gia nghiên cứu đất trên Thế giới để xây dựng phương pháp điều tra đánh giá
tài nguyên đất (Soil) và khả năng sử dụng đất đai (Land) toàn cầu và trên cơ sở đó áp dụng
cho các khu vực, các nước. FAO đã đưa ra các tài liệu hướng dẫn về phân loại đất và đánh
giá đất đai v.v. Các tài liệu hướng dẫn của FAO được các nước quan tâm thử nghiệm, vận
dụng và chấp nhận là phương pháp tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai làm cơ sở cho
quy hoạch sử dụng đất. Theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, các yếu tố tự nhiên
(địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu, thảm thực vật, v.v.), kinh tế - xã hội, nhu cầu dinh
dưỡng cây trồng, khả năng đầu tư thâm canh, hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất,
mức độ ảnh hưởng của môi trường,... được xem xét dựa trên những luận cứ khoa học và
được tiến hành theo từng bước. Với kỹ thuật tin học tiên tiến, Hệ thống Thông tin Địa lý
(GIS) đã được ứng dụng trong đánh giá đất đai để xử lý thông tin, đưa ra được các thông
số cần thiết và chính xác nhằm xây dựng các loại bản đồ về đất.
Thấy rõ tầm quan trọng của đánh giá, phân hạng đất đến 1976 FAO đã tập trung
nghiên cứu xây dựng đề cương đánh gá đất. Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới
quan tâm, thử nghiệm và vận dụng vào công tác đánh giá đất đai của nước mình. Đến
1983 và những năm tiếp theo đề cương ngày càng được nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện,
đã xây dựng các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất đai chi tiết cho các vùng sản xuất khác
nhau như:

Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nước trời - 1983.


Đánh giá đất đai cho vùng đất rừng -1984.



Đánh giá đất đai cho nông nghiệp được tưới – 1985.
Quan điểm và nội dung công tác đánh giá đất của một số nước trên thế giới:
2


1.2.1.1. Đánh giá đất của Mỹ
Tại Mỹ đang ứng dụng hai phương pháp: phương pháp tổng hợp và phương pháp yếu tố.
* Phương pháp tổng hợp: Tiến hành phân chia phức hệ lãnh thổ tự nhiên và đánh gia
đất đai theo năng suất trong nhiều năm (tối thiểu là 10 năm). Trong đó vấn đề quan trọng
là phải phân hạng đất đai trên từng loại cây trồng đặc biệt là chọn cây lúa mì với các giống
lúa khác nhau để làm cây trồng trong các nghiên cứu chính.
* Phương pháp yếu tố: Đánh giá phân hạng đất đai dựa trên cơ sở thống kê các đặc
tính tự nhiên như độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, độ thấm nước, mức độ đá lẫn,
hàm lượng các muối độc trong đất, địa hình tương đối, mức độ xói mòn và yếu tố khí hậu.
Ở cấp toàn quốc, công tác đánh giá phân hạng đất đai của Mỹ được thực hiện bằng
phương pháp được gọi là đánh giá tiềm năng của đât. Theo đó, toàn bộ quỹ đất được chia
thành 8 nhóm trong đó có 4 nhóm có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, 2 nhóm có tiềm
năng sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm không có khả năng sử dụng ở hiện tại.
- Nhóm 1: Gồm những loại đất không có trở ngại gì trong quá trình sử dụng, thích hợp
với nhiều loại cây trồng. Nhóm này có đặc điểm là tầng đất dày, dễ canh tác, không bị xói
mòn, không đòi hỏi nhiều biện pháp tốn kém trong việc bảo vệ độ phì của đất.
- Nhóm 2: Gồm những loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng nhưng có chất lượng
kém hơn nhóm 1 và bắt đầu xuất hiện một số hạn chế.Trong quá trình sử dụng phải thực
hiện một số biện pháp phòng chống xói mòn.
- Nhóm 3: Gồm những loại đất còn thích hợp với nhiều loại cây trồng nhưng trong quá
trình canh tác phải tuân thủ một số biện pháp bảo vệ đất, mức độ hạn chế của các yếu tố đã
tăng lên.
- Nhóm 4: Gồm một số loại đất vẫn thích hợp với một số loại cây trồng nông nghiệp
nhưng không thường xuyên do một số yếu tố hạn chế đã tăng lên. Muốn trồng trọt được
trên các loại đất này thì phải tiến hành bón phân, tưới nước và áp dụng các biện pháp bảo

vệ đất, chống xói mòn.
- Nhóm 5: Gồm các loại đất không thích hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp do
đất thường xuyên bị úng ngập hoặc quá ướt, đất nhiều sỏi đá, khí hậu của khu vực khắc
nghiệt. Do đó nhóm này nên dùng vào mục đích chăn thả gia súc, trồng rừng hoặc xây
dựng cơ bản.
- Nhóm 6: Gồm các loại đất dốc, bị xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thường
bị khô hạn, có nơi bị nhiễm mặn, khí hậu của khu vực khắc nghiệt. Nhóm này thường
dùng để chăn thả gia súc hoặc trồng rừng.
- Nhóm 7: Gồm các loại đất có độ dốc lớn, bị xói mòn mạnh hoặc đất bị úng ngập, bị
nhiễm mặn, khí hậu khu vực khắc nghiệt. Nhóm này không thể dùng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp được.
- Nhóm 8: Gồm các loại đất hoàn toàn không thuận lợi đối với việc sản xuất nông
nghiệp lâm nghiệp. (Ví dụ: đầm lầy, vực sâu, vùng cát trắng,...)
1.2.1.2. Đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ)
Phương pháp: Cho điểm đối với các yếu tố dựa vào thang điểm chuẩn đã được xây
3


dựng thống nhất. Từ đó đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhien với yêu cầu của
hệ thống cây trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất.
Nguyên tắc: Phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và
các lớp thích hợp.
- Nhóm thích hợp được phân theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên trên phạm
vi rộng lớn.
- Lớp thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng
như điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới, chế độ nước,.... Trong cùng một lớp
sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật, các biện pháp cải
tạo và bảo vệ đất.
Kết quả của việc áp dụng hệ thống đánh giá đất như trên là phân chia đất đai trên toàn
lãnh thổ thành các nhóm và các lớp sau:

+ Nhóm 1: Đất thích hợp để canh tác gồm có 14 lớp
+ Nhóm 2: Đất thích hợp trên đồng cá thâm canh gồm 4 lớp
+ Nhóm 3: Đất nuôi trồng thủy sản cải tạo để sau có thể sử dụng vào mục đích sản
xuất nông nghiệp gồm 7 lớp
+ Nhóm 4: Đất đòi hỏi phải được cải tạo cơ bản trước khi đưa vào mục đích sử dụng
sản xuất gồm 6 lớp
+ Nhóm 5: Đất ít thích hợp đối với sản xuất nông nghiệp gồm 2 lớp
+ Nhóm 6: Đất không thích hợp đối với mục đích sản xuất nông nghiệp gồm 2 lớp.
1.2.1.3. Đánh giá đất đai ở Canada
Phương pháp đánh giá đất là theo các tính chất tự nhiên của ddaatd và năng suất ngũ
cốc trong nhiều năm trong đó lấy cây lúa mỳ làm tiêu chuẩn.
Một số chỉ tiêu được lưu ý trong quá trình đánh giá đất gồm: thành phần cơ giới, cấu
trúc đất, mức độ muối độc trong đất, xói mòn và đá lẫn.
Kết quả đánh giá đất là đất đai trên toàn quốc được chia thành 7 nhóm:
- Nhóm 1: Những loại đất có thể trồng được nhiều loại cây, địa hình bằng phẳng, tầng
đất dày, khả năng giữ nước tốt, không bị xói mòn.
- Nhóm 2: Đất bị xói mòn do điều kiện khí hậu không thuận lợi, độ thấm nước kém,
ngheo dinh dưỡng, có khả năng thích hợp với một số loại cây trồng. Trong quá trình sử
dụng cần đầu tư phân bón, lao động và có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi.
- Nhóm 3: Đất có độ dốc lớn (25 0 – 300), thành phần cơ giới nặng, nghèo dinh dưỡng,
những nơi thấp dễ bị ngập úng, tầng đất mỏng, có sỏi đá, có thể bị nhiễm mặn, chỉ thích
hợp với một số loại cây trồng nhất định.
- Nhóm 4: Đất thích hợp với rất ít cây trồng, có nhiều hạn chế như nhóm 3, khí hậu
khu vực khắc nghiệt, không có khả năng giữ nước, bị xói mòn mạnh, tầng đất mỏng, có
nhiều sỏi đá, năng suất cây trồng thấp.
- Nhóm 5: Đất phù hợp với cây trồng lâu năm nhưng cần đầu tư chăm sóc và thực
hiện các biện pháp cải tạo đất.
- Nhóm 6: Đất chỉ dùng vào mục đích chăn thả gia súc, gia cầm
4



- Nhóm 7: Đất không thể sản xuất nông nghiệp được.
1.2.1.4. Đánh giá đất đai ở Anh
Phương pháp: Dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm năng và sức sản xuất thực tế của đất.
Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất người ta
chia đất làm các hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất đối với
sản xuất nông nghiệp trong vùng nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất dựa vào năng
suất bình quân nhiều năm làm chuẩn (10 năm) so sánh với năng suất thực tế trên đất để
cho phân hạng.
Kết quả đánh giá đất chia toàn bộ lãnh thổ thành 5 nhóm khác nhau.
- Nhóm 1: Đất thuận lợi nhiều mặt để sản xuất nông nghiệp, trồng được nhiều loại cây
cho năng suất cao
- Nhóm 2: Đất đã xuất hiện một số yếu tố hạn chế nhưng mức ảnh hưởng không lớn
lắm, có khả năng thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Nhóm 3: Đất có chất lượng trung bình, thích hợp trồng cỏ và một số ít cây lươn thực,
tầng đất mỏng, địa hình không bằng phẳng, khí hậu khu vực quá lạnh.
- Nhóm 4: Đất nghèo dinh dưỡng, canh tác khó khăn, chỉ trồng được các loại cây mà
đòi hỏi ít phải đầu tư thâm canh.
- Nhóm 5: Đất chỉ thích hợp làm đồng cỏ, chăn nuôi, không trồng được cây lương thực.
1.2.1.5. Đánh giá đất đai ở Ấn Độ
Ở Ấn Độ người ta thường áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ về
sức sản xuất của đất với các yếu tố đặc tính đất độ dày, tầng đất, thành phần cơ giới, độ
dốc và các yếu tố khác… dưới dạng phương trình toán học.
Y = F(A). F(B). F(C). F(X)
Trong đó: Y là biểu thị sức sản xuất của đất
A là độ dày và đặc tính tầng đất
B là thành phần cơ giới lớp đất mặt
C là độ dốc
X là các yếu tố biến động khác như tưới tiêu, độ chua, hàm lượng dinh

dưỡng, xói mòn.
Kết quả là đất đai trên phạm vi toàn lãnh thổ được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng
suất cao.
- Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất khá
(thấp hơn nhóm siêu tốt).
- Nhóm trung bình: đạt 40 - 59 điểm, đất trồng được 1 số nhóm cây trồng mà không
đòi hỏi đầu tư chăm sóc nhiều (cho năng suất trung bình).
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp được
5


mà phải sử dụng cho các mục đích khác.
1.2.1.6. Đánh giá đất đai ở vùng nhiệt đới ẩm Châu Phi
Phương pháp được sử dụng là phương pháp tham biến có tính đến sự phụ thuộc vào
một số tính chất sức sản xuất của đất. Sức sản xuất của đất lại chịu ảnh hưởng của một số
tính chất đặc trưng như:
+ Sự phát triển của phẫu diện đất: thể hiện qua sự phân tầng phát sinh rõ ràng, cấu trúc
đất, thành phần khoáng vật và sự phân bố khoáng sét trong lòng đất và khả năng trao đổi
cation.
+ Sự xuất hiện của tầng đất chặt trong phẫu diện đất
+ Màu sắc đất và điều kiện thoát nước
+ Độ chua và độ no bazơ
+ Mức độ phát triển của tầng mùn.
Tất cả các đặc tính trên được thể hiện bằng phương trình toán học và từ đó sẽ tính toán
được sức sản xuất của đất.
1.2.1.7. Đánh giá đất đai theo FAO
Năm 1970, tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) đã tập hợp các chuyên gia

nông nghiệp hàng đầu ở nhiều quốc gia tổng hợp xây dựng “Đề cương đánh giá đất đai”.
Các nhà nghiên cứu đánh giá đất cũng đã nhận thấy những nỗ lực không thể đơn phương ở
từng quốc gia riêng rẽ, mà phải có sự thống nhất về các nguyên tắc và tiêu chuẩn đánh giá
đất đai chung trên phạm vi toàn thế giới.
Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO đã cho ra đời
bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó được Blikman và Smyth biên
soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973.
Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia đánh giá đất của tổ chức FAO tham gia
đóng góp, năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land Evaluatinon,1976) đã
ra đời. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển đề cương này được tiếp
tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng sản
xuất nông nghiệp cụ thể như:
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời.
- Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới.
- Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp.
- Đánh giá đất cho sự nghiệp phát triển nông thôn.
- Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất .
Theo FAO có hai kiểu đánh giá phân hạng đất đai:
- Phân hạng đất thích hợp định tính: Kết quả chỉ được trình bày trong phạm vi tính
chất, không có đánh giá riêng ở đầu vào và đầu ra.
- Phân hạng đất thích hợp định lượng: Các kết quả được trình bày dưới dạng số. Nếu
kết quả chỉ đề cập đến số lượng đầu tư, chi phí ở đầu vào và khối lượng sản phẩm ở đầu ra
thì đây là phân hạng đất định lượng thông thường. Nếu kết quả đề cập đến chi phí, giá
thành ở đầu vào và giá cả, lợi nhuận ở đầu ra thì là phân hạng đất định lượng kinh tế.
6


Ưu điểm của phương pháp đánh giá đất theo FAO:
- Các chỉ tiêu được sử dụng có thể định lượng, đo đếm được.
- Đánh giá đất đai được nhìn nhận khá toàn diện trên các khía cạnh: tự nhiên, kinh tế

xã- hội và môi trường.
- Đánh giá thích hợp đất đai cho những hệ thống cây trồng riêng rẽ, trả lời những yêu
cầu cụ thể của các loại sử dụng đất (LUT) trong sản xuất.
- Dễ dàng vận dụng cho đánh giá đất ở các mức độ chi tiết, bởi do sự khác biệt về yêu
cầu của từng loại cây trồng đối với đất, một số yếu tố được xác định trong đánh giá có thể
là yếu tố hạn chế hay không thích hợp cho loại hình sử dụng này, song lại không phải là
yếu tố hạn chế cho các loại hình sử dụng khác.
- Phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ ) và Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào khả năng
thích hợp điều kiện tự nhiên đối với (LUT), rất ít quan tâm đến những yếu tố kinh tế và
xã hội điều này có thể đưa đến những sai lệch trong áp dụng các kết quả đánh giá vì chúng
không phù hợp với điều kiện, kinh tế- xã hội của vùng nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá đất của FAO đã đề cập đến các chỉ tiêu kinh tế- xã hội liên
quan đến khả năng sử dụng đất và khả năng sinh lợi nhuận. Đây là những thông tin rất có
ý nghĩa cho việc xác định và lập kế hoạch cho sử dụng đất.
- Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế trong sử dụng và quản lý đất liên quan đến
các vấn đề về môi trường trong phương pháp đánh giá đất của Mỹ và của FAO là rất có ý
nghĩa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt trên những loại đất có vấn đề và dễ bị
suy thoái.
* Tóm lại:
- Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh
của cả hai phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và của Hoa kỳ, đồng thời bổ sung
hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá thích hợp đất đai cho các mục đích khác nhau.
- Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang tính quốc tế giúp các nhà khoa học có được
tiếng nói chung, trong trao đổi thông tin, kiến thức trong đánh giá sử dụng đất giữa các
quốc gia trên thế giới.
- Điểm ưu việt nổi bật của phương pháp FAO là rất quan tâm đến khả năng duy trì và
bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm toàn
thế giới cũng như ở từng quốc gia riêng rẽ.
1.2.2. Tại Việt Nam
Vào những năm 60 - 70 thế kỷ trước, việc điều tra tài nguyên đất đai ở nước ta đã

được tiến hành, nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa
phương đã quy hoạch sử dụng đất trên các tỷ lệ bản đồ khác nhau và đã góp phần vào việc
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, việc quy hoạch đó còn những khiếm
khuyết, chưa đề cập tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội..., dẫn đến tình trạng nhiều
bản quy hoạch không thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
Năm 1999, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình đánh giá đất đai phục vụ
nông nghiệp dựa trên cơ sở phương pháp của FAO có chỉnh biên cho phù hợp với điều
7


kiện nước ta (Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 343-98 và sau đó là TCVN 8409-2010 và TCVN
8409-2011), hướng dẫn các cơ quan chức năng và địa phương áp dụng để đánh giá tài
nguyên đất đai trên phạm vi cả nước.
Trong lâm nghiệp các tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương đã xây
dựng Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam 2005, Nxb KH&KT.
1.3. Khái quát phương pháp đánh giá đất theo FAO
1.3.1. Hướng dẫn của FAO về đánh giá đất đai
Trong tổng hợp báo cáo của FAO (1995) cho thấy tỷ lệ của sự suy thoái đất đai đang
tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, sự suy thoái đất đai có thể được chỉnh sửa nếu đất đai được sử
dụng một cách hợp lý hay tất cả các chức năng của đất đai được quan tâm suy nghĩ từ góc
độ của địa phương, quốc gia và toàn cầu, ngược lại sự suy thoái đất đai càng nghiêm trọng
hơn ở những nơi không có quy hoạch sử dụng đất đai hoặc thực hiện theo thứ tự, hoặc nếu
có một quyết định sử dụng đất đai sai hay định kiến lãnh đạo sử dụng đất không hợp lý.
Ðể khắc phục tình trạng này, có thể có những biện pháp như đối với việc tránh tác
động tổn hại nhiều đến sự phát triển và đạt được một sự bền vững trong phát triển nông
nghiệp. Có phương pháp điều chỉnh việc sử dụng đất đai được trình bày, đó là một hoạt
động được xác định trên nền tảng của qui luật chắc chắn có hiệu quả đối với từng thời kỳ
sử dụng đất. Một khoảnh đất được xem là thích hợp khi sử dụng có hiệu quả đối với cả
lúa, thổ cư và được đánh giá thông qua việc định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
phương pháp này đóng góp cho kế hoạch sử dụng đất trong việc tìm ra chương trình để

điều chỉnh đối với trồng lúa là đất được sử dụng ổn định và có những kiến nghị cho sự
phát triển ổn định lâu dài.
Một số nghiên cứu chỉ rõ hơn trong sử dụng đất đai là cần đảm bảo một hệ sinh thái
bền vững và hệ thống xã hội phát triển hoặc là tạo ra kết quả của sự suy giảm tài nguyên.
Do vậy, để phục hồi tình trạng cân bằng giữa sự phá hoại và sự hữu dụng của tài nguyên là
vấn đề quan trọng cho cả hai: con người và những đặc điểm tự nhiên trong hệ sinh thái.
Cần có sự phân tích hiện trạng và tiềm năng sử dụng đất đai, từ đó cho phép phục hồi lại
đất đai, xác định các nhân tố giới hạn mà từ đó có thể được làm hạn chế bớt đi hoặc ngưng
suy thoái đất đai và sản xuất gia tăng (Geerling and Bie, 1986).
Ðã từ lâu, con người đã biết dựa vào điều kiện tự nhiên để cải tạo tự nhiên từng bước
cho phù hợp và có nhiều bài học kinh nghiệm đắt giá. Như kết quả nghiên cứu của Lê
Quang Trí (1996) đã chứng minh được: kinh nghiệm của người nông dân dưới ảnh hưởng
khác nhau của sự hạn chế về mặt tự nhiên, nhưng những người nông dân trong vùng đất
phèn đã phát triển những kiểu thực hành khác nhau để khắc phục những hạn chế về đất
trong sản xuất của họ, và cho những kết quả khả quan trong việc khai thác tốt tài nguyên
đất và nước như:
- Chọn lựa cơ cấu cây trồng thích hợp và mùa vụ thích hợp như lúa, khoai, mía
- Việc tưới và hệ thống kinh tiêu nước cho vùng lúa năng suất cao.
- Tạo lớp đất bồi cho hoa màu trồng cạn.
8


- Tạo lớp đất bồi thấp cho cây lúa từ sự canh tác lúa mùa địa phương.
- Thêm cỏ hoặc rơm phủ trên mặt của lớp đất bồi sau khi trồng hoa màu cạn.
- Không cày cho việc canh tác 2 vụ lúa cao sản.
- Xây dựng đê, đập, cống thoát trên vùng nhiễm mặn.
- Xây dựng hệ thống rãnh cho hệ thống Lúa-Tôm càng xanh trên những vùng nước ngọt.
- Xây dựng hệ thống rãnh cho việc nuôi Tôm-Cua trên những vùng đất phèn, mặn.
Kết quả đã để lại một hiện trạng đặc thù của Ðồng bằng sông Cửu long, từ chỗ chỉ dựa
vào tự nhiên là chủ yếu để khai thác môi trường chưa biến đổi lớn, tiến đến mục tiêu gia

tăng lương thực, nhất là sau năm 1975, dẫn đến tình trạng khai thác độc canh làm môi
trường tài nguyên bị phá huỷ. Nền nông nghiệp chỉ thiên về khai thác tài nguyên tự nhiên
mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tái tạo chúng (làm mặn hoá hoặc phèn hóa một số
vùng). Vì vậy, hiện trạng này cần phải được chú ý giải quyết và mục tiêu quan trọng là phải
bảo đảm an toàn lương thực, đồng thời phải đa dạng hoá nền nông nghiệp, tức là đa dạng
hóa cơ cấu sử dụng đất và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Ðặc biệt từ kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho mục tiêu phát triển nền nông nghiệp
sinh thái đã đề ra những biện pháp kỹ thuật đặc thù. Riêng ở ÐBSCL với đề tài nghiên cứu
- Phát triển phương thức quản trị đối với vùng đất phèn dựa vào kinh nghiệm của nông dân
và kiến thức của chuyên gia đã cho thấy:
- Trong thực tế chất lượng đất đai quyết định cơ bản đến các kiểu sử dụng đất, cơ cấu
mùa vụ (trên vùng đất phèn).
- Công tác đánh giá thích hợp đất đai được thực hiện ở cấp độ nông trang để có những
quyết định quản lý tối ưu dùng để cải tiến nâng cấp thích nghi, để từ đó sẽ có những đề
nghị về khoa học kỹ thuật mới cho từng đặc thù của từng vùng như kiểu sử dụng đất, cơ
cấu mùa vụ và loại cây trồng (Lê Quang Trí, 1996).
Các nhà khoa học của FAO đã xây dựng nên một hệ thống khả năng phân hạng thích
hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai khác nhau. Đây là hệ thống bao gồm các nguyên
tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích hợp cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
Mục đích của việc xây dựng hệ thống đánh giá đất đai FAO là:
- Xác định và xây dựng nguyên lý, quan điểm và qui trình đánh giá đất đai cho sử
dụng đất nông nghiệp như : trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; hay cho lâm nghiệp, bảo tồn
thiên nhiên.
- Có khả năng áp dụng được cho toàn cầu cũng như xuống đến cấp địa phương của cả
các quốc gia đã phát triển và đang phát triển.
- Có được cái nhìn tổng quát về những đặc tính tự nhiên của đất đai, những chiều
hướng về kinh tế xã hội, và sự thay đổi môi trường, cũng như các biện pháp kỹ thuật đang
áp dụng của đất đai và sử dụng đất đai. Từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho qui
hoạch sử dụng đất đai.
- Hệ thống này được sử dụng như là nền tảng để đánh giá các hệ thống đánh giá đất

đai hiện có thông qua sự so sánh và kết quả.
- Với hệ thống này sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu thành những hệ thống đánh giá đất
9


đai mới riêng cho các vùng chuyên biệt hệ thống này đã và đang được áp dụng rộng rãi
cho các nước trên thế giới
1.3.2. Mục đích và yêu cầu của công tác đánh giá đất đai
1.3.2.1. Mục đích của công tác đánh giá đất đai
- Phát hiện tiềm năng đất đai chưa sử dụng
- Đề xuất các biện pháp cải tạo đất
- Làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất
- Cung cấp các thông tin về những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng
đất từ đó có cơ sở để đề xuất các quyết định hợp lý.
1.3.2.2. Yêu cầu của công tác đánh giá đất đai
Yêu cầu chính trong đánh giá đất của FAO là gắn liền đánh giá đất và quy hoạch sử
dụng đất, coi đánh giá đất là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Do đó, các
yêu cầu cụ thể là:
- Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo
mục đích và nhu cầu của con người.
- Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch
là toàn quốc, vùng, tỉnh, huyện hoặc các cơ sở sản xuất.
- Mức độ thực hiện đánh giá đất phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ vùng nghiên cứu, cụ thể:
+ Đánh giá đất phục vụ thiết kế sản xuất cho cấp xã, trang trại: cần đánh giá chi tiết về
hiện trạng sản xuất, các hệ thống cây trồng. Thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/2.000 đến
1/5.000
+ Đánh giá đất phục vụ cho các dự án khả thi cần có bản đồ đất, bản đồ địa hình,
nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng đất. Thực hiện trên bản đồ tỷ lệ

1/10.000 đến 1/25.000 hoặc 1/25.000 đến 1/100.000.
+ Đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể cần các tài liệu về đất tổ hợp theo
nhóm liên quan đến khí hậu, nước, hiện trạng cây trồng. Thực hiện trên bản đồ tỷ lệ
1/100.000 đến 1/250.000.
+ Đánh giá đât cấp toàn quốc: thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đến 1/1.000.000.
1.3.3. Khái quát qui trình đánh giá đất đai
Qui trình đánh giá đất đai được thực hiện theo các bước sau:
1). Xây dựng các đơn vị bản đồ đất đai
Dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các điều kiện đất đai như: khí hậu, địa hình,
thổ nhưỡng, nước, thực vật, …. Để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Mỗi đơn vị bản đồ đất
đai có những đặc tính đất đai riêng khác so với những đơn vị bản đồ đất đai khác.
2). Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai
Chọn lọc, mô tả kiểu sử dụng đất hiện tại phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính
sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà qui hoạch cũng như phải phù hợp với
những điều kiện về kinh tế xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện.
10


3). Chuyển đổi những đặc tính đất đai
Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng
đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc.
4). Xác định yêu cầu về đất đai
Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu
cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai.
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới
dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới
dạng yếu tố chuẩn đoán. Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích hợp đất đai của
mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai.
Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai. Do đó trong việc

thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng, hệ thống
canh tác, cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội. Tùy theo từng vùng và
mục đích đánh giá qui hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các
nhà khoa học tham gia cũng thay đổi.
Các bước thực hiện trong qui trình đánh gia đất đai được trình bày một cách hệ thống
trong sơ đồ

11


Hình 1.1: Qui trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai. De Vos
t.N.C. 1978; H. Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997.
1.3.4. Những nguyên tắc của đánh giá đất đai
Sáu nguyên tắc cơ bản sau đây được sử dụng cho cho đá nh giá đất đai theo FAO,
1976:
- Nguyên tắc 1: Khả năng thích hợp đất đai phải được đánh giá và phân hạng cho một
loại sử dụng chuyên biệt.

12


- Nguyên tắc 2: Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức đầu tư cần
thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau.
- Nguyên tắc 3: Đánh giá đất đai đòi hỏi phải đa ngành.
Các đề án đánh giá đất đai ở các nước đang phát triển thường thiếu những kiến thức
thông tin có hiệu quả về những điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội, mà những
yếu tố này có liên quan đến vùng đang nghiên cứu.
- Nguyên tắc 4: Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan
các yếu tố về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu. Khi đánh
giá đất đai, thường những hậu quả về sinh thái môi trường như: đất xói mòn, gia tăng bệnh

sốt rét, sự mặn hóa, thiếu nguồn nước ngọt ở hạ lưu.... không được chú ý đề cập đến trong
khi thực hiện. Nên trong các đề án lâu dài thường bị thất bại là do các kết quả trên đem lại.
- Nguyên tắc 5: Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững.
Đánh giá đất đai đôi khi được thực hiện một cách độc lập để xác định tính thích hợp
của một kiểu sử dụng chuyên biệt nào đó, thí dụ như chỉ cho cây mía mà quên đi khả năng
cho lợi nhuận cao hơn khi so sánh với các kiểu sử dụng khác.
- Nguyên tắc 6: Đánh giá thích hợp thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau.
1.3.5. Mức độ chi tiết và tỉ lệ khảo sát cho đánh giá đất đai
Đánh gia đất đai được thực hiện ở các cấp độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả của các
tỉ lệ bản đồ khác nhau. Theo Young, 1976 thì có thể phân biệt ra 6 mức độ khác nhau để
khảo sát cho đánh giá đất đai:
- Tỷ lệ biên soạn: ở mức độ này thì bản đồ đánh giá đất đai được biên soạn dựa trên cơ
sở các tư liệu đã có trước và được tổng hợp lại trong phạm vi toàn thế giới hay một vùng
lớn. Tỉ lệ sử dụng là 1/1.000.000 hay nhỏ hơn. Phương pháp sử dụng là đánh giá chất
lượng đất đai. Kết quả được sử dụng để đánh giá nguồn tài nguyên để giải quyết vấn đề
lương thực trên thế giới hay trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực
hiện ở tỷ lệ 1/1.000.000 đến 1/5.000.000.
- Tỷ lệ khảo sát thăm dò: dựa trên cơ sở biên soạn các tài liệu đang có và bổ sung
thêm một số thông tin từ các lát cắt thực địa xuyên qua các vùng chưa biết. Mức độ này
thường áp dụng cho cấp quốc gia, với tỉ lệ thay đổi từ 1/1.000.000 đến 1/250.000. Vẫn
sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng đất đai. Ở mức độ này dùng để kiểm kê tài
nguyên thiên nhiên của quốc gia. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện ở
tỷ lệ cả nước 1/1.000.000.
- Tỷ lệ khảo sát sơ bộ: theo FAO, thì đây là mức độ thấp để kiểm kê nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong một vùng của một quốc gia. Mức độ này để xác định những nhóm sử
dụng chính cho từng vùng. Tỉ lệ thực hiện là 1/100.000 đến 1/250.000. Áp dụng phương
pháp đánh giá chất lượng đất đai và bán số lượng đất đai. Kết quả có thể sử dụng cho việc
chọn khả năng ưu tiên phát triển của các đề án trong vùng. Trong điều kiện Việt Nam,
mức độ này được thực hiện ở cấp vùng với tỷ lệ 1/250.000
- Tỷ lệ bán chi tiết: theo FAO đây là mức độ trung bình thường thực hiện trong các

khu vực mà kết quả khảo sát thăm dò cho thấy có nhiều triển vọng phát triển. Mục tiêu của
13


mức độ này là chọn những kiểu sử dụng chuyên biệt cho từng khu vực để hổ trợ cho việc
xây dựng các dự án khả thi. Áp dụng từng phần phươ ng pháp đánh giá số lượng đất đai.
Tỉ lệ bản đồ sử dụng là 1/25.000 đến 1/100.000. Kết quả sử dụng cho thực hiện dự án khả
thi và qui hoạch vùng nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ này được thực hiện
ở cấp Tỉnh với tỷ lệ 1/100.000 cho tỉnh lớn và 1/50.000 cho tỉnh có diện tích nhỏ.
- Tỷ lệ chi tiết: theo FAO đây là mức độ cao cần thiết thực hiện để phát triển dự án
khả thi trong từng khu vực nhỏ. Áp dụng phươ ng pháp đánh giá số lượng chi tiết đất đai.
Tỉ lệ sử dụng là 1/10.000 đến 1/25.000. Kết quả được sử dụng để cung cấp thông tin cho
vùng dự án và qui hoạch Huyện hay liên xã nông thôn. Trong điều kiện Việt Nam, mức độ
này được thực hiện ở cấp Huyện với tỷ lệ 1/25.000.
- Tỷ lệ thật chi tiết: theo FAO đây là mức độ rất cao để cung cấp thông tin và tư liệu
cho việc quyết định cách quản lý và cải thiện về canh tác trong nông trang như áp dụng hệ
thống tưới, khu chuyên biệt cho từng loại cây hay lượng phân bón cần áp dụng. Tỉ lệ lớn
hơn 1/10.000. Kết quả dùng để qui hoạch xã thôn hay trang trại. Trong điều kiện Việt
Nam, mức độ này được thực hiện ở cấp Xã với tỷ lệ 1/5.000, tuy nhiên tùy điều kiện mà
có thể thực hiện quy hoạch cấp ấp (xóm, làng hay thôn).
1.3.6. Các phương pháp đánh giá đất đai
1.3.6.1. Phương pháp đánh giá đất của FAO
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm được trình bày trên
được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được tổ chức FAO thừa
nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ
năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp”. Trên
cơ sở đó một số nội dung hoặc khái niệm được xác định như sau:
(1) Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability):
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các
nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất,

đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá, v.v. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn
những kiểu sử dụng đất phù hợp.
Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn như trong phạm
vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất được áp dụng thành công ở
Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được
như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu.
Ở Mỹ đất đai toàn quốc được phân thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm
I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế.
Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng.
Yếu tố hạn chế chủ yếu được thể hiện qua chữ viết tắt như xói mòn là e, dư thừa nước
là w.... Ví dụ IV-e, IV-w là nhóm đất IV có yếu tố hạn chế là đất bị xói mòn, bị ngập úng.
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất là phương pháp đánh giá đất đai tổng quát với mục
tiêu sử dụng lớn như cho nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch hoặc các mục tiêu khác không
14


phải là nông, lâm nghiệp và không đi sâu đánh giá chi tiết cho từng thành phần của mỗi
kiểu sử dụng đất tổng quát.
(2) Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability):
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay
thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa
trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất
định, ví dụ cho một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa hay lâm nghiệp như thông,
keo, bạch đàn, v.v. hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài
ra còn phân biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ
thích hợp trong tương lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp
dụng mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ. Quá trình đánh giá mức độ thích hợp đất đai
có thể tóm tắt như sau:
Xác định kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng cần đánh giá

Xác định các đơn vị đất đai.
Xác định đặc điểm các yếu tố đơn vị đất đai.
Xác định các yêu cầu, đòi hỏi của kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng theo mức độ
thích hợp khác nhau dựa trên các yếu tố của đơn vị đất đai.
So sánh các yêu cầu của loài cây hay kiểu sử dụng đất với đặc điểm các yếu tố đất đai
để xác định mức độ thích hợp các kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng.
Tổng hợp đánh giá kết quả
(3) Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai
Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) với điều kiện đất
đai. Mức độ thích hợp (s) được phân chia thành 3 mức:
- Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện cácbiện
pháp canh tác.
- Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng
hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất.
- Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất và tăng cao
chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.
Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng không thích hợp (Viết tắt là N – notsuitable) với
điều kiện đất đai. Mức độ không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức:
- Không thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ thuật và chi
phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên trong tương lai các điều kiện
kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó với cây
trồng.
- Không thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế không thể khắc phục được.
Chú ý: Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các chữ như
e: xói mòn, w: ẩm ướt, t: địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ như S2e là mức độ thích hợp trung
bình nhưng có hạn chế do bị xói mòn. S2et là mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn
15


chế về xói mòn và địa hình. S3w là mức độ thích hợp kém và có hạn chế về nguồn nước

trong đất.
Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng con số 1 (rất dễ), 2(dễ), 3 (khó)... để
trong ngoặc, ví dụ như S2e(2) là Mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn chế do bị xói
mòn và mức độ quản lý đơn giản v.v.
1.3.6.2. Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa (Site)
1). Tiêu chí phân chia lập địa (Site)
Phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Cộng hoà dân chủ Đức trước kia (nay là
Cộng hoà liên bang Đức). Ngoài ra ở Ukraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân
chia lập địa phục vụ công tác trồng rừng và xác định các kiểu rừng. Có rất nhiều định
nghĩa về lập địa nhưng có thể hiểu bản chất của khái niệm là:
“Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố ngoại cảnh ảnh
hưởng tới sự sinh sinh trưởng của cây cối. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần:
Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu,
địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật”.
Phương pháp này nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa
các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một không gian nhất định và được cụ thể hoá
trên bản đồ. Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), và W.
Schwaneeker (1965, 1974). Ở Liên xô cũ lập địa được coi là điều kiện nơi sinh trưởng,
nghĩa là tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất
định và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng.
Những yếu tố xác định lập địa có nhiều nét tương đồng các yếu tố xác định đơn vị đất
đai. Đơn vị cơ bản của hệ thống phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa. Đó
cũng là đơn vị cơ bản để đánh giá đất đai hoặc xác định các loài cây trồng phù hợp. Các
yếu tố chính xác định các dạng lập địa cũng là địa hình (độ dốc, vị trí chân, sườn, đỉnh),
loại đất, độ dày tầng đất, thực bì,.v.v. Sau đây là một số phương pháp phân chia lập địa.
a). Phân chia lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm của đất.
Pogrebnhiac (Ucraina, 1992) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác
định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia
làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất chia làm 6 cấp: rất khô
(0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5). Tổng hợp 2 tiêu chí trên sẽ có 24 kiểu lập

địa như sau:

Bảng 1. Các kiểu lập địa dựa vào độ phì và độ ẩm
Độ
phì

Độ ẩm
0

1

2
16

3

4

5


A

A0

A1

A2

A3


A4

A5

B

B0

B1

B2

B3

B4

B5

C

C0

C1

C2

C3

C4


C5

D
D0
D1
D2
D3
D4
D5
Việc xác định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do chúng có bộ rễ
ăn sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào lớp thảm tươi do chúng
nhạy cảm hơn với sự thay đổi của độ ẩm. (ví du: A0 là đất rất xấu và rất khô…)
Lập địa có thể phân chia ở cấp vĩ mô (quốc gia, tỉnh, huyện, v.v.) hoặc vi mô (xã, thôn
v.v.). Trong ứng dụng hiện nay để phục vụ cho các dự án trồng rừng lập địa được phân
chia và đánh giá ở cấp vi mô.
b). Phân chia lập địa dựa vào điều kiện thoát nước
Một phân loại khác về lập địa được áp dụng ở Liên xô cũ, do đặc điểm điều kiện thoát
nước kém ở vùng Tây Bắc (vùng Saint Pesterburg) nên lập địa được phân chia dựa trên 3
yếu tố: đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước (Blaglovidop, Buadop 1958,
1959, Trectop 1977, 1981). Đó là đơn vị cơ bản của lập địa gọi là kiểu lập địa. Trectop
trong quá trình nghiên cứu còn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì
ông cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng (1981).
Trên cùng một kiểu khí hậu, hệ thống phân loại lập địa được phân chia như sau: (1)
Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia; (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào
điều kiện thoát nước và đá mẹ hình thành đất; (3) Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên.
Điều kiện thoát nước tác giả phân chia thành 6 kiểu: Thoát nước mạnh; Thoát nước
bình thường; Thoát nước không tốt; Thoát nước kém; Tạo thành dòng chảy rất yếu; Tạo
thành dòng chảy yếu.
Đá mẹ hình thành dựa trên quan điểm sinh thái cần xem xét các yếu tố là độ dày tầng

đất và thành phần cấp hạt.
Đỗ Đình Sâm (1990) trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở Việt Nam, đặc
biệt chế độ khô hạn mùa khô ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rừng và hình thành các
kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát
nước để xác định các nhóm lập địa ở Việt Nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất
khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so mặt biển, đặc điểm
đất, địa hình.
Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là: Nhóm lập địa
thoát nước mạnh, rất khô hạn; Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô; Nhóm lập
địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên; Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn; Nhóm lập
địa thoát nước, khô hạn; Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên; Nhóm lập địa thoát
nước không tốt, rất khô hạn; Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm; Nhóm lập địa thoát
nước yếu, ẩm; Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn.
Từ 1991 đến 1995 khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện
phương pháp điều tra lập địa, Đỗ Đình Sâm và cộng sự đã xác định hệ thống tiêu chuẩn
17


phân chia dạng lập địa theo nguyên tắc: Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia
giống nhau trong phân chia lập địa. Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia. Các yếu tố
lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thoả mãn với mục đích kinh doanh, mức độ thâm
canh. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa
c). Phân chia lập địa dựa vào địa hình thổ nhưởng và điều kiện thoát nước
Nhóm yếu tố địa hình: Bao gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Yếu tố vị trí được chia ra
theo 3 cấp là chân, sườn, đỉnh. Yếu tố độ dốc được phân chia tuỳ từng điều kiện cụ thể.
Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: Gồm 3 yếu tố quan trọng là nhóm và loại đất, thành phần
cơ giới đất và độ dày tầng đất. Nhóm và loại đất được xác định thông qua bản đồ thổ
nhưỡng và điều tra thực địa. Thành phần cơ giới đất được chia ra thành 4 cấp là cát rời, cát
pha, thịt và sét. Độ dày tầng đất được xác định cùng với tỷ lệ đá lẫn, kết von. Phân chia
cấp độ dày tuỳ từng đối tượng cây trồng.

Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: Gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước
và chế độ ngập nước. Với chế độ thoát nước, 4 cấp để đánh giá là thoát nước mạnh, thoát
nước trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nước
thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện thực tế. Nhóm chế độ thoát
nước và ngập nước có ý nghĩa sinh thái cho nhiều vùng như đất chua phèn, đất dưới rừng
khộp, một số vùng ở Đông Nam bộ, vùng ven biển.
2). Phân chia lập địa trong lâm nghiệp ở Việt Nam
a). Các cấp phân chia lập địa
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khánh (1996) Viện điều tra
Quy hoạch rừng đề xuất một hệ thống phân chia lập địa Lâm nghiệp cho toàn quốc gồm 6
cấp theo sơ đồ sau:

18


Miền lập địa: Miền lập địa là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bởi một chế độ
nhiệt riêng trong đó có hay không có mùa đông lạnh (mùa đông lạnh là mùa đông có một
số tháng ở đó nhiệt độ bình quân dưới 200C) là dấu hiệu để phân chia.
Á miền lập địa: Á miền lập địa là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập
địa là chế độ nhiệt đồng thời còn có đặc trưng riêng của á miền là thời gian mưa trong
năm.
Vùng lập địa: Vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập địa.
Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu, trong đó miền
Bắc lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia, miền Nam lấy trường độ và
cường độ khô hạn làm dấu hiệu phân chia.
Tiểu vùng lập địa: Tiểu vùng lập địa là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ vùng
lập địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó đồng thời mang đặc trưng
riêng của nó đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu và một nhóm đất
chính hoặc phụ trong đó kiểu khí hậu bao gồm 4 yếu tố: Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ
bình quân tháng lạnh nhất, lượng mưa năm và số lượng tháng khô.

Dạng đất đai: Dạng đất đai là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp dạng lập
địa (đơn vị cơ sở của lập địa). Dạng đất đai được chia nhỏ ra từ kiểu vùng lập địa bởi thêm
vào kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc) hoặc thoát nước, thêm vào nhóm đất chính
hoặc đất phụ cấp độ dày tầng đất hoặc cấp thành phần cơ giới.
19


Dạng lập địa: Dạng lập địa là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập
địa, được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (chân, sườn, đỉnh...) một bậc độ dốc,
một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (thổ chủng hoặc biến chủng) và bao chiếm một diện tích
nhất định.
b). Các thành phần tham gia phân chia lập địa
b1. Thành phần khí hậu
Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Miền lập địa:Yếu tố và chỉ tiêu tham gia
miền lập địa là có hay không có mùa đông lạnh ở hai đai nhiệt đới cơ sở. Để phân chia
miền lập địa, nhiệt độ bình quân năm và nhiệt độ bình quân tháng là yếu tố được lựa chọn
để phân chia. Quy định tên gọi theo nhiệt độ bình quân như sau:
- Nhiệt độ bình quân năm trên 250 C: Cận xích đạo;
- Nhiệt độ bình quân năm từ 20 - 240 C: Nhiệt đới;
- Nhiệt độ bình quân năm từ 15 - 190 C: Cận nhiệt đới;
- Nhiệt độ bình quân năm dưới 150 C: Cận nhiệt đới núi cao;
- Nhiệt độ bình quân tháng trên 250 C: Tháng rất nóng;
- Nhiệt độ bình quân tháng từ 20 - 240 C: Tháng nóng;
- Nhiệt độ bình quân tháng từ 15 - 190 C: Tháng lạnh;
- Nhiệt độ bình quân tháng dưới 150 C: Tháng rét.
Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Á miền lập địa: Thời gian mưa trong năm là
yếu tố tham gia phân chia á miền lập địa. Quy định theo tháng như sau:
- Mùa xuân: Các tháng III, IV;
- Mùa hè: Các tháng V- IX;
- Mùa thu: Các tháng X, XI;

- Mùa đông: Các tháng XII, I, II.
Và độ dài của mùa mưa được xác định:
- Mùa mưa ngắn: Dưới 3 tháng;
- Mùa mưa trung bình: Từ 3 đến 6 tháng;
- Mùa mưa dài: Từ 7 đến 9 tháng;
-Mùa mưa rất dài: Trên 9 tháng.
Yếu tố và chỉ tiêu khí hậu tham gia phân chia Vùng lập địa:
Vùng ẩm (Miền Bắc): Dựa vào trường độ và cường độ lạnh. Trường độ lạnh tính theo
số tháng có nhiệt độ bình quân dưới 200 C, cụ thể là:
- Mùa lạnh ngắn: 3 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C;
- Mùa lạnh trung bình: 4 - 6 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 20 0C;
- Mùa lạnh dài: 7 - 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C;
- Mùa lạnh rất dài: Trên 9 tháng liên tục có nhiệt độ bình quân tháng dưới 200C.
Vùng khô hạn (Miền Nam) Dựa vào trường độ và cường độ khô hạn. Cường độ khô
tính theo số tháng khô liên tục (tháng khô tính theo công thức Gaussen), cụ thể:
- Mùa khô ngắn: Thời gian mùa khô dưới 2 tháng
- Mùa khô trung bình: Thời gian mùa khô dưới từ 3 - 4 tháng
20


- Mùa khô dài: Thời gian mùa khô dưới từ 5 - 6 tháng
- Mùa khô rất dài: Thời gian mùa khô dưới trên 7 tháng
Yếu tố và chỉ tiêu tham gia phân chia Tiểu vùng lập địa: Khí hậu đặc trưng cho
tiểu vùng lập địa là kiểu vùng khí hậu. Kiểu khí hậu gồm 4 yếu tố:
- Nhiệt độ bình quân năm
- Nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất.
- Trường độ khô (số tháng khô)
- Lượng mưa bình quân năm: Được chia làm 5 cấp với tên gọi như sau:
+ Mưa rất nhiều: Lượng mưa bình quân năm trên 2500mm
+ Mưa nhiều: Lượng mưa bình quân năm từ 2000 đến 2500mm.

+ Mưa trung bình: Lượng mưa bình quân năm từ 1500 đến 2000mm.
+ Mưa ít: Lượng mưa bình quân năm từ 1000 đến 1500mm
+ Mưa rất ít: Lượng mưa bình quân năm dưới 1000mm
Mỗi kiểu khí hậu là sự đồng nhất của 4 yếu tố tạo thành kiểu khí hậu nêu trên. Dựa
vào sự phân chia này, đã xác định 146 kiểu khí hậu trên phạm vi toàn quốc.
b2. Thành phần địa hình
Căn cứ vào thực tế ở Việt Nam, người ta chia làm 8 kiểu địa hình chính là:
- Địa hình núi (1) gồm có 3 kiểu phụ: Núi cao (> 1700m), núi trung bình (700 1700m), núi thấp (300 - 700m)
- Sơn nguyên (2) gồm sơn nguyên cao (> 1500m), sơn nguyên trung bình (1000 1500m), cao nguyên thấp (500 - 1000m).
- Cao nguyên (3) gồm cao nguyên cao (> 1500m), cao nguyên trung bình (1000 1500m), cao nguyên thấp (500 - 1000m). Cao nguyên khác sơn nguyên ở chỗ độ cao
tương đối của cao nguyên nhỏ hơn 25m, còn sơn nguyên từ 25 – 100m.
- Đồi (4) gồm đồi cao (200 - 300m); đồi trung bình (100 - 200m), đồi thấp (< 100m).
- Sụt võng, xâm thực bồi tụ giữa núi đồi (5) gồm thung lũng, bồn địa, lòng chảo…
- Kiểu caster (6).
- Bán bình nguyên (7)
- Đồng bằng (8)
b3. Thành phần thổ nhưỡng/đất
Phân chia các tiểu vùng lập địa dựa trên các nhóm đất chính và đất phụ. Nhóm đất phụ
được xác định dựa trên nhóm đất chính và nhóm nền vật chất tạo đất.
Nhóm nền vật chất tạo đất được phân chia:
- Mácma chua, mácma kiềm.
- Trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn.
- Trầm chất và biến chất có kết cấu hạt thô.
- Đá vôi và biến chất đá vôi.
- Phù sa cổ, phù sa mới, hỗn hợp đá, xác hữu cơ thực vật.
- Phù sa biển, phù sa song biển
b4. Các thành phần khác/thảm thực bì rừng
21



Ngoài ba thành phần khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng tham gia phân chia trực tiếp
các cấp và các cá thể trong cùng một cấp, ngoài ra còn sử dụng thành phần thảm thực bì
rừng mà cụ thể là kiểu rừng, để tham gia kiểm tra đối chiếu các kết quả đã được phân chia
vì chúng thường thể hiện mối quan hệ giữa lập địa và thực vật rừng được hình thành.
1.3.6.3. Phương pháp đánh giá đất đai tổng hợp
Đánh giá sử dụng đất có hiệu quả nên dựa vào nhiều yếu tố như tiềm năng đất đai; độ
thích hợp của cây trồng và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.
1). Tiềm năng của đơn vị đất đai (ĐVĐĐ)
Sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm của từng ĐVĐĐ dựa vào quy định điểm số cho
từng chỉ tiêu như đã nêu. Tiềm năng sản xuất của ĐVĐĐ được xác định theo 3 hạng như
sau:
- Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 21 điểm trở lên.
- Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: ĐVĐĐ có tổng điểm từ 12 - 21 điểm;
- Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: ĐVĐĐ có tổng điểm dưới 12 điểm.
2). Đánh giá độ thích hợp cây trồng
Đánh giá độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo từng đơn vị đất đai dựa trên các
căn cứ sau: Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai; Đặc tính sinh thái của các loài cây
trồng; Qui trình trồng các loài cây đã được ban hành; Kinh nghiệm, kết quả và những tiến
bộ kỹ thuật về trồng rừng.
Độ thích hợp cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp đưới đây: S1: Thích hợp
cao; S2: Thích hợp trung bình; S3: Thích hợp thấp; N: Không thích hợp.
Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên đặc tính sinh
thái của loài cây với điều kiện tự nhiên của đơn vị đất đai (ĐVĐĐ). Xác định độ thích hợp
cây trồng được tiến hành như sau:
- Xác định mức độ thích hợp của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của từng loài
theo các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên, các qui trình trồng một số loài cây đã
ban hành, kinh nghiệm, kết quả và những tiến bộ kỹ thuật về trồng rừng.
- So sánh cấp thích hợp chuẩn của loài cây dự kiến trồng rừng với các tiêu chí của
ĐVĐĐ đã xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của các loài cây đó với
ĐVĐĐ đang đánh giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được xác định dựa

trên nguyên tắc yếu tố hạn chế là:
Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức không thích hợp (N) thì cây trồng thuộc cấp
không thích hợp (N);
Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3) thì cây trồng
thuộc cấp thích hợp thấp (S3);
Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây trồng thuộc
cấp thích hợp đó.
3). Đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội được phân chia thành 3 khu vực là Khu vực I (khu vực phát
triển), Khu vực II (khu vực tạm ổn) và Khu vực III (khó khăn).
22


Lựa chọn cây trồng theo điều kiện kinh tế - xã hội. Việc quyết định lựa chọn cây trồng
trong một khu vực hoặc một dự án được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá độ thích hợp
cây trồng và điều kiện kinh tế - xã hội. Các cơ cấu để đưa ra cơ cấu cây trồng gồm: .
- Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất của đất
- Kết quả đánh giá độ thích hợp cây trồng theo điều kiện tự nhiên
- Kết quả đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội .
- Kết quả đánh giá nguyện vọng người dân
- Kết quả đánh giá mục tiêu phát triển lâm nghiệp của khu vực hoặc dự án.
Chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng
đến sự thành công của sản xuất lâm nghiệp. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà
lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp. Việc lựa chọn cây trồng đề xuất như sau:
Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (Khu vực I) và mức 2 (Khu vực II), chọn
loại cây thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1), thích hợp trung bình (S2) và
thích hợp thấp (S3).
Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (Khu vực III), chọn loài cây
thích hợp ở 2 cấp gồm cấp thích hợp cao (S1) và thích hợp trung bình (S2).
4). Phương pháp đánh giá đất đai theo phân hạng đất đai

Phân hạng đất đai cũng là một phương pháp đánh giá đất đai. Phương pháp này áp
dụng phổ biến ở Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ và chủ yếu với cây trồng nông
nghiệp.
Bản chất của phương pháp: này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai
với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với các loài cây
trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng đất có thể dự đoán được năng suất cây trồng.
Ví dụ: Phân hạng đất cây lâm nghiệp. Ở Việt Nam việc phân hạng đất trồng rừng như
Bồ đề, Thông nhựa, Thông ba lá, Luồng, Hồi, Quế, v.v.Phân hạng đất cho cây lúa, cây
trồng công nghiệp (Cà phê, cao su...) như đất hạng 1; hạng 2, hạng 3…..
Trong nông nghiệp: các yếu tố dùng để phân hạng thường là các loại đất như độ pH,
hàm lượng hữu cơ, chất dễ tiêu N, P, K, v.v. Cách phân hạng thường dựa vào phương
pháp cho điểm theo thang 10 điểm hoặc 50, 100 điểm.
Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, độ pH, chất hữu cơ
(mùn) thành phần cơ giới, độ dày tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì đất hoặc mức độ
thoái hoá đất.
Điều quan trọng đối với phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây
trồng/sản lượng rừng và tìm ra mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai trong nhiều
năm.
5). Phương pháp đánh giá đất theo phân chia cấp đất rừng trồng
Trong lâm nghiệp còn xây dựng biểu cấp đất cho một số rừng trồng như rừng Bồ đề,
Thông ba lá, Thông mã vĩ, v.v. Bản chất của cấp đất cũng thể hiện mối quan hệ giữa các
yếu tố lập địa với sinh trưởng rừng trồng thông qua chỉ số chiều cao của lâm phần (H bình
quân, hoặc H cây trội: H ưu thế) ứng với cấp tuổi nhất định.
23


Dựa vào sự biến động chiều cao lâm phần hoặc chiều cao các cây trội ở các cấp tuổi
trong các điều kiện hoàn cảnh khác nhau mà phân chia thành các cấp đất khác nhau.
Thông thường một biểu cấp đất gồm từ 5 tới 8 cấp.
Dựa vào biểu cấp đất ta có thể xác định một lâm phần nào đó ở một cấp tuổi nhất định

sẽ thuộc cấp đất nào trên cơ sở xác định các nhân tố về chiều cao của lâm phần hoặc chiều
cao cây trội (thường đo 10% số cây lớn nhất lâm phần). Điều đó phản ánh lâm phần xem
xét sinh trưởng trong điều kiện lập địa tốt hay xấu.
Vũ Đình Phương đã xây dựng biểu cấp đất cho rừng trồng Bồ đề (Styrax tonkinensis)
dựa trên mối quan hệ Hvn với tuổi lâm phần (1972). Nguyễn Ngọc Lung (1987) đã xây
dựng biểu cấp đất cho rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng với 5 cấp đất.
6). Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp để đánh giá Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp có thể phân chia thành 4 nhóm đất khác nhau vì những đặc trưng rất
khác biệt giữa các nhóm đất là nhóm đất vùng đồi núi, nhóm đất cát ven biển và nhóm đất
ngập mặn sú vẹt; nhóm đất chua phèn, v.v. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn
phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp ở Việt Nam” (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn
Ngọc Bình chủ biên) do nhà xuất bản Nông nghiệp xuất bản năm 2001. Trong tài liệu này
chúng tôi chỉ đưa ra một số tiêu chí cơ bản để đánh giá đất vùng núi và vùng cát ven biển.
a. Đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi
Xác định các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Lựa chọn các tiêu thức đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi cần thoả mãn 2
yêu cầu:
- Thứ nhất các tiêu chí phải phản ánh đựợc những đặc điểm chủ yếu của độ phì đất
liên quan đến việc đánh giá đất đai và sử dụng đất đai.
- Thứ hai các tiêu chí có thể thu thập, chẩn đoán trong phạm vi toàn quốc để xử lý
thông tin.
Dựa trên các tính chất và đặc điểm cơ bản độ phì đất vùng đồi núi đã trình bày, lựa
chọn 4 tiêu chí đánh giá TNSX đất lâm nghiệp vùng đồi núi là: độ dốc, độ dày tầng đất,
hàm lượng hữu cơ tầng mặt và thành phần cơ giới đất.
a.1). Độ dốc:
Có liên quan chặt chẽ đến độ phì đất, tới quá trình xói mòn, rửa trôi và các phương
thức sử dụng đất, mức độ thuận lợi hay khó khăn trong sử dụng đất. Dựa vào bản đồ địa
hình chúng ta có thể dễ dàng xác định được độ dốc và phân làm 6 cấp:
- Cấp 1: Độ dốc từ 00 - 30
- Cấp 2: Độ dốc từ 30 – 50;

- Cấp 3: Độ dốc từ 50 – 80;
- Cấp 4: Độ dốc từ 80 – 150
- Cấp 5: Độ dốc từ 150 – 250
- Cấp 6: Độ dốc trên 250;
a.2.). Độ dày tầng đất:
24


Là một trong những tiêu thức quan trọng xác định độ phì đất. Các bản đồ thổ nhưỡng
đều đã xác định yếu tố này. Độ dày được chia làm 3 cấp:
- Cấp 1 và 2: Độ dày tầng đất trên 100 cm.
- Cấp 3: Độ dày tầng đất từ 50cm - 100cm.
- Cấp 4: Độ dày tầng đất dưới 50cm.
a.3.). Hàm lượng hữu cơ (mùn) tầng mặt
Đây là yếu tố quan trọng phản ánh độ phì đất rừng. Hàm lượng hữu cơ đất rừng biến
đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là: độ cao so với mặt biển, loại đất, thực bì. Do
vậy việc phân cấp hàm lượng hữu cơ không thể áp dụng thống nhất cho các loại đất. Dựa
vào các tư liệu đã thu thập, nghiên cứu trong nhiều vùng, việc phân cấp hàm lượng chất
hữu cơ cần phải khác nhau đối với 4 nhóm đất hoặc loại đất có sự phân biệt rõ nét về hàm
lượng chất hữu cơ. Đó là nhóm đất mùn trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất đỏ
vàng trên mácma kiềm và trung tính trên đá vôi, các loại đất feralit còn lại. Các loại và
nhóm đất mùn trên núi cao, mùn vàng đỏ trên núi, đất đỏ vàng trên mácma kiềm và trung
tính tích luỹ hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với các loại đất feralit khác.
Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy rằng, đất mùn vàng đỏ trên núi ở những nơi
không có rừng với đa số thực bì là cây bụi, cỏ thì hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt thường
đạt 3-4% hoặc cao hơn, nếu như lượng chất hữu cơ nhỏ hơn 3% thì đất đã bị thoái hoá.
Trên đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan ở các cao nguyên miền Nam, lượng chất hữu cơ
giảm tới 3% cũng là những đất bazan thoái hoá. Trong khi đó hàm lượng chất hữu cơ đạt
3-5% ở các loại đất feralit đai thấp thường là dưới rừng tự nhiên chưa bị phá hoại hoặc là
rừng thứ sinh, nhìn chung đất còn khá tốt.

Dựa vào các kết quả đó chúng tôi phân cấp lượng chất hữu cơ tầng mặt theo 4 cấp cụ
thể như sau:
- Cấp 1: Rất giàu mùn; thường là những nơi còn rừng nguyên sinh ít bị phá hoại, trên
các loại đất: Đất mùn vàng đỏ trên núi: ≥ 10%; Đất feralit trên mácma kiềm và trung tính:
≥ 8%; Các loại đất khác: ≥ 5%;
- Cấp 2: Giàu mùn: Đất mùn vàng đỏ trên núi: 5-10%; Đất feralit trên mácma kiềm và
trung tính: 5-8%; Các loại đất khác: 3-5%.
- Cấp 3: Mùn trung bình: Đất mùn vàng đỏ trên núi: 3-5%; Đất feralit trên mácma
kiềm và trung tính: 3-5%; Các loại đất khác: 2-3%.
- Cấp 4: Nghèo mùn: Đất mùn vàng đỏ trên núi: < 3%; Đất feralit trên mácma kiềm và
trung tính: < 3%; Các loại đất khác: < 2%.
Tổng hợp tư liệu phân tích đã có về hàm lượng hữu cơ trên các loại đất, các loại hình
thực bì khác nhau trên các vùng kinh tế lâm nghiệp để phân cấp. Dựa vào bản đồ đất
(nhóm đất), thành phần cơ giới đất và loại hình thực bì (Rừng tự nhiên, rừng trồng, đất
trảng cỏ.. ) để suy diễn các cấp hữu cơ khác nhau khi đoán đọc trên bản đồ.
a.4.). Thành phần cơ giới đất

25


×