Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập cơ sở phát trển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.54 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Câu 1: Phân tích khái niệm Phát triển bền vững. Bản chất của Phát triển bền vững là
gì?
Khái niệm: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu
hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các
thế hệ tương lai ( Báo cáo Brundtland ,1987).
Phân tích : + Nhấn mạnh đến tính công bằng giữa các thế hệ hiện tại và tương lai
(nghĩa hẹp: trong việc chia sẻ tài nguyên thiên nhiên; nghĩa rộng: công bằng ở mọi
khía cạnh)
+Sự công bằng này không thể đạt được khi mà thế hệ hiện tại không đạt
được sự công bằng.
Bản chất của PTBV : PTBV thực chất là bền vững về HST
PTBV nhằm mục đích duy trì hoặc tăng cường sức khỏe của các HST và sinh kế/sự
thịnh vượng của người dân bao gồm nhiều yếu tố (giáo dục được nâng cao, các nhu
cầu cơ bản như nước sách, lương thục, nhà ở …được cải thiện). Các HST chính là hệ
thống hỗ trợ cơ bản cho cuộc sống. Vì thế, nguyên lý cơ bản là “bảo tồn chức năng và
tính toàn vẹn của HST sẽ hoặc cần phải là một phương tiện cơ bản cho PTBV
Câu 2: Phân tích những thách thức đến Phát triển bền vững toàn cầu hiện nay. Trong
đó thách thức nào là quan trọng nhất, vì sao?


Biến đổi khí hậu:



Suy thoái tầng ozone :



Suy thoái các loại TNTN: đất, nước , rừng, biển, khoáng sản, sinh vật…





Ô nhiễm môi trường

Sự gia tăng dân số
Thách thức quan trọng nhất : Tùy theo quan điểm của mỗi cá nhân nhưng phải lập


luận được tại sao đó là thách thức quan trọng nhất.
Câu 3:Vẽ và phân tích mô hình PTBV của Jacobs and Sadller (1990); WCED
(1987); IUCN (2006-2010) và của UNESCO.
a,Mô hình PTBV của Jacobs and Sadller(1990): Sơ đồ quan hệ không
gian, thời gian của các hệ KT, XH, MT
1


-

Phát triển bển vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn

nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và
phân phối sản phẩm; hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ
thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
các thành phần môi trường của Trái Đất).
Mô hình này thể hiện rằng sự phát triển bền vững không cho phép vì sự
ưu tiên của hệ này gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ khác, hay phát
triển bển vững là sự dung hoà và tương tác giữa ba hệ thống chủ yếu trên.

b, Mô hình PTBV của UNESSCO: Suy nghĩ toàn cầu hành động địa phương

- Theo UNESCO, PTBV là phát triển cân bằng giữa 3 hệ: kinh tế, xã hội và môi
trường. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh rằng, mặc dù mục tiêu PTBV là giống
nhau nhưng cách thức để đạt được mục tiêu là khác nhau cho từng quốc gia.
- Vòng tròn văn hóa bên ngoài của mô hình này thể hiện rằng: tùy theo từng nước,
từng xã hội, từng nền văn hóa, từng hoàn cảnh; và tùy theo thời gian, trật tự ưu tiên
và lộ trình thực hiện có sự khác nhau,
Ví dụ: Ở các nước đang PT như VN thì tăng trưởng kinh tế thường được ưu tiên cùng
mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

2


Câu 4: Trình bày mục tiêu của việc xây dựng Bộ chỉ tiêu về PTBV
-Hiểu biết về sự bền vững: các chỉ tiêu thường cung cấp ccas thông tin về xu thế,mô
tả một trạng thái. Các chỉ tiêu có thể giúp xác định các thành phần liên quan của sự
PTBV, làm tăng cường sự hiểu biết về trạng thái của bền vững. Việc chỉ ra mối quan
hệ giữa hai chỉ tiêu hoặc sự phát triển theo thời gian của một chỉ tiêu nào đó sẽ giúp
cho mọi người hiểu thế nào là PTBV
- Hỗ trợ các quyết định: Các chỉ tiêu có thể hỗ trợ ra các quyết định một cách hệ
thống, minh bạch, toàn diện, kịp thời… Các chỉ tiêu giúp đo được sự bền vững và do
vậy quản lý được. Các chỉ tiêu đang được sử dụng nhiều hơn cho việc xác định các
mục tiêu và tiêu chuẩn.
-Chỉ đạo: Kết hợp theo dõi, đánh giá, làm sáng tỏ những phát hiện và luwu ý về
hướng dẫn và kiểm tra hoạt động hướng tới mục tiêu. Việc chỉ đạo diễn ra trong giai
đoạn triển khai. Những khía cạnh liên quan của PTBV đc xác định, các chỉ tiêu đc
xây dựng và sử dụng nhằm cung cấp sự phản hồi về sựu tiến triển.
-Giải quyết các mâu thuẫn và xây dựng sựu đồng thuận: Các chỉ tiêu tạo nên một
ngôn gữ chung để trao đổi và xác định các điểm giống và khascds nhau. Các chỉ tiêu
có thể chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của các phương án và giúp tìm ra phương
án tối ưu


3


Câu 5: Trình bày mục tiêu PTBV của VN
a,Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là :đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu
có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã
hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
*Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế :
- đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý
- đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân,
-tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần
lớn cho các thế hệ mai sau.
*Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội: -đạt được kết quả cao trong việc thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội
- bảo đảm chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng
được nâng cao
- mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm
- giảm tình trạng đói nghèo và hạn chế khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và
nhóm xã hội
-giảm các tệ nạn xã hội
- nâng cao mức độ công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên và giữa
các thế hệ trong một xã hội
-duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc
- không ngừng nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất và tinh thần.

*Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường
-khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

-phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ
tốt môi trường sống
4


-bảo vệ được các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và
bảo tồn sự đa dạng sinh học
- khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
Câu 6 Lĩnh vực ưu tiên của chiến lược Phát triển bền vững của Việt Nam.
*Về lĩnh vực kinh tế (5)
- Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định
- Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn
và thân thiện với môi trường

- Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch
- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững
- Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền
vững.

*. Về lĩnh vực xã hội: (5)
- Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo
- Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số
- Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị;
- Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp
với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
- Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế
*. Về lĩnh vực tài nguyên-môi trường: (9)
- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất.
- Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước.
- Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản.

- Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển.
- Bảo vệ và phát triển rừng.
5


- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp.
- Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại.
- Bảo tồn đa dạng sinh học.
- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu
góp phần phòng, chống thiên tai.
Câu 7:Trình bày các nguyên tắc Phát triển bền vững của Việt Nam.
-Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững
-Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm
-Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không
thể tách rời của quá trình phát triển.
-Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của
thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai
-Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.
-Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các
bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng
đồng dân cư và mọi người dân
-Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
-Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

6




×