Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố bắc ninh – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 38 trang )

Phần Mở Đầu
1. Đặt vấn đề
Hiện nay nước ta đó là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế
giới WTO, đây là một động lực lớn để nước ta hoàn thành công cuộc đổi mới
sớm đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp. Đồng thời với công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đó và
đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.
Để đáp ứng nhu cầu rất “ nóng ” của nền kinh tế, nước ta đó chuyển một
phần rất lớn diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng cho các mục đích phi nông
nghiệp có hiệu quả cao. Đồng thời với quá trình phát triển kinh tế là quá trình
biến đổi dân số, một bộ phận dân cư chuyển từ vùng nông thôn ra thành thị, từ
miền núi xuống đồng bằng, từ khu kém phát triển tới những vùng phát triển hơn
tạo nên nhu cầu về nhà ở và các dịch vụ đi kèm ngày càng cao. Đó là nguyên
nhân cơ bản gây ra biến động đất đai.
Thực tế trên cho thấy việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
điều rất cần thiết, qua đó nhà nước thiết lập quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất đối với nhà nước. Thông qua công tác này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc quản lý đất đai, và từ đây chúng ta nhìn nhận lại những kết quả đó
đạt được và cả những thiếu sót, yếu kém trong việc thực hiện chức năng quản
lý đất đai của ngành nói chung và của địa phương nói riêng. Qua đó rút ra
những bài học kinh nghiệm chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố tác động đến
công tác quản lý nhà nước về đất đai để việc quản lý đất đai ngày càng chặt
chẽ.
Thành phố Bắc Ninh là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bắc
Ninh. Thời gian qua, phòng Tài nguyên và Môi trường đó tiến hành làm các thủ
tục và trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD)
đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác
này đến nay triển khai vẫn còn chậm, nhiều hộ đó được cấp nhưng không đến
lấy giấy chứng nhận, một số diện tích đất lâm nghiệp có hiện tượng cấp chồng
chéo…


Từ thực trạng công tác đó, để có được một cách đánh giá tổng hợp, khách quan,
chính xác về tình hình cấp giấy chứng nhận của địa phương trong thời gian qua,
1


được sự phân công của Khoa Quản lí đất đai, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
T.S. Nguyễn Thị Hải Yến - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội,
tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: "Đánh giá tình hình đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất trên địa bàn thành phố Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh”
2. Mục đích của đề tài
- Tìm hiểu kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố
Bắc Ninh từ năm 2012 đến hết tháng 12/2014
- Thông qua thực tế ở địa phương để củng cố kiến thức và đúc rút kinh
nghiệm cho bản thân.
3. Yêu cầu của đề tài
- Thu thập đầy đủ các tài liệu cần thiết để phục vụ cho công tác kê khai, xét
duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Việc đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đảm
bảo khách quan, trung thực, các số liệu có tính mặt pháp lý và các yêu cầu về kỹ
thuật.
- Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của hộ gia đình
cá nhân trên địa bàn huyện.
- Đề xuất và đưa ra kiến nghị mang tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và
giải quyết có hiệu quả

2



Chương I: Đối tượng, nội dùng và phương pháp nghiên
cứu
1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác cấp giấy
CNQSD đất ở, đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất chuyên dùng giai đoạn 2012 2014.
1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Chi nhánh phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc
Ninh
- Thời gian tiến hành: Từ 02/03/2015 đến 11/4/2015
1.3. Nội dùng nghiên cứu
1.3.1- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
+ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
- Vị trí địa lý;
- Địa hình, địa mạo; Khí thượng, thuỷ văn;
- Các nguồn tài nguyên
- Thực trạng phát triển kinh tế;
- Hiện trạng dân số và lao động...
1.3.2- Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai
+ Tình hình quản lý đất đai
+ Hiện trạng sử dụng đất năm 2014.
1.3.3- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2012
- 2014
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
thành phố Bắc Ninh từ năm 2012 đến hết tháng 12 năm 2014.
1.3.4. Nguyên nhân tồn tại và một số giải giải pháp khắc phục
1.4 Các phương pháp điều tra
1.4.1. Phương pháp điều tra thực tế:
Điều tra các số liệu cụ thể về cấp GCN tại các phòng ban của Phòng

TN&MT, Sở TN&MT. Điều tra qua thực tế của những người chuyển QSDĐ và
dư luận quần chúng nhân dân trên địa bàn.
3


1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu:
Dùng phương pháp kết hợp giữa tài liệu, số liệu có sẵn như: sổ mục kê, sổ
cấp GCN, quyết định giao đất, các biểu số liệu thống kê, kiểm kê đất đai; số liệu
giao đất, cấp GCN của các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức.
1.4.3. Phương pháp xử lý thông tin:
Trên cơ sở các số liệu thu thập được dùng phương pháp xử lý thông tin để
loại bỏ các số liệu, thông tin chính xác, sai sự thật
1.4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phân tích từng giai đoạn, từng chủ thể của từng vấn đề nghiên cứu nhằm
phân tích tiến trình cấp giấy, tổng hợp kết quả nghiên cứu từ việc phõn tích số
liệu, tài liệu.
1.4.5. Phương pháp so sánh:
So sánh tình hình cấp GCN, kết quả đạt được qua các năm, các giai đoạn,
so sánh các quy trình, từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện.
1.4.6. Phương pháp chuyên gia:
Pháng vấn tham khảo ý kiến của cán bộ quản lý Nhà nước về đất đai.
1.4.7. Phương pháp thống kê:
Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về
diện tích, vị trí, mục đích sử dụng… đó được thu thập thông qua quá trình điều
tra.
1.4.8. Phương pháp đánh giá tổng hợp:
Đánh giá tình hình thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai, việc thực
hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

4



Chương II. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh,
cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang
20km về phía Bắc. Thành phố có 19 đơn vị hành chính gồm 10 phường và có
thêm 9 xã: Hòa Long, Khúc Xuyên, Vạn An, Phong Khê, Nam Sơn, Hạp Lĩnh,
Vân Dương, Khắc Niệm, Kim Chân mới nhập về theo Nghị định số 60/2007/NĐ
- CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du
để mở rộng thành phố Bắc Ninh.
Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du, huyện Quế Võ;
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ;
- Phía Tây giáp huyện Tiên Du, huyện Yên Phong.

Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Với vị trí như trên, thành phố Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát
triển tổng thể kinh tế - xã hội:
5


Là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và
một trong những trung tâm đào tạo, du lịch, thương mại, dịch vụ trong khu vực.
Thành phố cùng như các huyện trong tỉnh đều nằm trong vùng ảnh hưởng của
thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm, tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải

Phòng - Quảng Ninh và là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực Lạng
Sơn - Bắc Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, thành phố Bắc Ninh là
cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và có vị trí quan
trọng đối với an ninh quốc phòng;
Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong các
tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển
đô thị bền vững đậm đà bản sắc.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Bắc Ninh có địa hình của vựng đồng bằng trung du Bắc Bộ, tương
đối bằng phẳng, gồm địa hình đồng bằng và địa hình chuyển tiếp giữa đồng bằng và
trung du. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
Địa mạo: gồm các khu vực đồng bằng với độ dốc trung bình < 2% xen kẽ
với các đồi bát úp có độ dốc sườn đồi từ 8 -15% và có độ cao phổ biến 40 - 50m.
Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,25%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn
thành phố, phân bố tại: xã Hòa Long (nỳi Quả Cảm); phường Đáp Cầu, Thị Cầu,
Vũ Ninh (núi Ông Tư, Búp Lê, Điêu Sơn); phường Vân Dương, xã Nam Sơn
(núi Cửa Vua, Bàn Cờ); phường Hạp Lĩnh (núi Và).
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung
bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9 oC (tháng 7), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
- Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng
5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
6



- Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó
tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
- Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng
10 năm trước đến tháng 3 năm sau; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4
đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa
dạng và phong phú. Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành
vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và
xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa lớn tập trung theo
mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm
canh tăng vụ mở rộng diện tích.
2.1.1.4. Đặc điểm thủy văn
Thành phố có chế độ thủy văn thuộc hệ thống lưu vực Sông Cầu (bắt
nguồn từ tỉnh miền núi Bắc Cạn), đoạn chảy qua thành phố dài đến 30km (chiếm
khoảng 1/4 tổng chiều dài qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh), lòng sông khá rộng (60 80m), mức mưa rộng (100 - 120m). số liệu đo mực nước tại Đáp Cầu: mực nước
lớn nhất là 8,09m (năm 1971), lưu lượng tối đa 1780m3/s, mực nước nhỏ nhất 0,17m (năm 1960), lưu lượng tối thiểu 4,3m 3/s. Mực nước báo động cấp 1 là
3,8m; mực nước báo động cấp 3 là 5,8m. Trên địa bàn thành phố còn có các
nhánh nhỏ của sông Cầu như: sông Ngũ Huyện Khê, đoạn chảy qua địa bàn từ
xã Phong Khê đến xã Hòa Long dài khoảng 15km; sông Tào Khê, từ xã Kim
Chõn - Cầu Ngà dài khoảng 9km. Ngoài ra, có các tuyến kênh mương, ao hồ
chính như: kênh Nam dài 8,8km; kênh Tào Khê dài 9,4km; hồ nước Đồng Trầm
( diện tích khoảng 40ha, mực nước mùa kiệt 1 - 1,5m ); hồ Thành Cổ ( diện tích
khoảng trên 8,0ha, mực nước mùa kiệt 0,5m ). Nhìn chung, hệ thống thủy văn
đóng vai trũ tích cực trong việc tưới, tiêu úng và đồng thời đảm bảo chức năng
là nơi lưu chuyển nước mặt, tạo không gian, cảnh quan và môi trường sinh thỏi
trong khu vực.
2.1.1.5. Tài nguyên, cảnh quan môi trường
* Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê đất đai, diện tích tự nhiên của thành phố có
8.260,88ha bao gồm nhóm đất nông nghiệp 3.934,75ha, đất phi nông nghiệp

4.270,17ha và đất chưa sử dụng 55,96ha. Về đặc tính đất đai được xác định qua
việc phân tích thổ nhưỡng đất thể hiện trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000
7


toàn tỉnh Bắc Ninh do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm
2000, bao gồm có các loại đất chính sau:
- Đất loang lổ, diện tích 296,46ha.
- Đất phù sa loang lổ, diện tích 481,74ha.
- Đất xám feralit, diện tích 234,42ha.
- Đất gley chua, diện tích 667,03ha.
- Đất phù sa chua, diện tích 1.297,14ha.
- Đất xám loang lổ, diện tích 963,35ha.
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: với lợi thế nằm cạnh sông Cầu về phía Bắc thuộc vùng
trung hạ lưu của hệ thống sông Cầu, có sông nhánh Ngũ Huyện Khê nằm tại khu
vực phía Tây và sông Tào Khê nằm tại khu vực phía Đông của thành phố. Các
dũng chảy đó cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai
trũ quan trọng về công tác thủy lợi của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao
về giao thông đường thủy: cảng sông Đáp Cầu chuyên phục vụ bốc xếp vật tư,
nguyên liệu cho nhà máy Kính cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu
xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có hệ thống hồ, ao phân
bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận
chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho thành phố và tạo cảnh quan,
không gian môi trường sinh thỏi.
Nguồn nước ngầm: theo kết quả điều tra địa chất thủy văn Bắc Ninh có
nguồn nước ngầm mạch nông, chiều dày tầng trung bình 10 - 12m và là tầng
chứa nước có áp, lưu lượng nước khá phong phú ( 3,5 - 10,6l/s.m ). Vùng phía
Bắc có trữ lượng khá lớn, khả năng khai thác với trữ lượng cao và chất lượng
đảm bảo: khu vực làng Hữu Chấp, Đẩu Hàn thuộc xã Hòa Long với trữ lượng

khoảng 13.000 m3/ngày.đêm. Khu vực phía Đông Nam thành phố có trữ lượng
nước dồi dào song chất lượng không đảm bảo.
Nhìn chung, nguồn nước là tương đối dồi dào và phong phú, nguồn nước
ngầm cùng với nguồn nước mặt là điều kiện để xây dựng các hệ thống cấp nước
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của thành phố trong thời gian tới. Tuy
nhiên, nguồn nước tại một số khu vực đó có nguy cơ bị ô nhiễm do các yếu tố
tác nhân trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là việc sản xuất tiểu thủ công
nghiệp của một số làng nghề trong thời gian vừa qua.

8


* Tài nguyên nhân văn
Thành phố Bắc Ninh, trung tâm văn hóa của vùng Kinh Bắc xưa, nơi đây
thuộc vùng đất "Địa linh nhân kiệt" có lịch sử từ lâu đời về truyền thống hiếu
học, khoa bảng và được coi là cái nôi của nền văn hóa nước ta. Trải qua chiều
dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đấu tranh
chống thiên tai, mảnh đất nơi đây từng chứng kiến nơi diễn ra nhiều chiến công
oai hùng của lịch sử dân tộc và quê hương và còn để lại đến ngày nay biết bao
nhiêu dấu tích di vật lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị đó
là: Văn Miếu, vừa là trung tâm thờ phụng các bậc tiên hiền, tiên triết văn phong,
vừa ghi khắc tên tuổi, khoa danh của hơn 600 vị đại khoa, hàng nghỡn cử nhân,
hương cống của xứ Kinh Bắc; Thành Cổ ( trung tâm quân sự, chính trị ) có kiến
trúc nghệ thuật quân sự thành lũy thời Nguyễn độc đáo và quý hiếm; khu phố cổ
Vệ An, Ninh Xỏ, Tiền An vẫn được giữ gìn theo chiều dài lịch sử của cư dân đô
thị: phố xá, nhà cửa, công sở, cửa hàng, cửa hiệu được xây dựng và hoạt động
kinh doanh, dịch vụ ngày một sầm uất.
Đặc biệt, khi nói đến Bắc Ninh người ta nhớ ngay đến một quần thể di
tích lịch sử văn hóa được khách thập phương ngưỡng mộ là đền Bà Chúa Kho,
đền Giếng, tũa Giám Mục, đình Viờm Xỏ, chựa Hàm Long và hệ thống đình,

chựa có ở các làng. Bờn cạnh đó, các giá trị văn hoá truyền thống mang bản sắc
riêng của quê hương vẫn được bảo tồn, tôn tạo và phát triển, là nền dân ca quan
họ cổ vô cùng đặc sắc ngày càng được phát triển và cùng với các ngày lễ hội
đình, đền, chùa ở các làng xã được tổ chức, diễn ra sau tết âm lịch, người dân
thành phố coi lễ hội truyền thống dân tộc là một nét đẹp sinh hoạt văn hóa tinh
thần được nhân dân trân trọng và gìn giữ.
* Cảnh quan môi trường
Thành phố có cảnh quan và không gian vô cùng đặc biệt, giữa một vùng
đồng bằng trù phú nổi lên một quần thể các gò đồi bát úp và thành phố nằm cạnh
sông Cầu thơ mộng, mặt nước bình yên và có một quần thể di tích lịch sử văn
hóa đình, đền, chùa: là Văn Miếu - di tích một vùng hiếu học nằm trên đỉnh núi
Nác; là Thành Cổ - công trình có kiến trúc nghệ thuật quân sự thành luỹ độc
đáo; là thị thành Bắc Ninh nằm trong cụm không gian cảnh quan đô thị cổ
(không gian hạt nhân của đô thị có tính lịch sử cao). Tất cả tạo cho thành phố
một cảnh quan hấp dẫn, đầy tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa. Nếu biết
khéo léo tổ chức, kết hợp giữa các hoạt động văn hóa truyền thống với những
sinh hoạt văn hóa hiện đại thì những cảnh quan nơi đây thực sự là những điểm
9


du lịch, tham quan hấp dẫn du khách, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế mà còn
phát triển thành sản phẩm văn hoá phục vụ công tác giáo dục truyền thống, văn
hiến của quê hương.
Vấn đề vệ sinh, môi trường sinh thái chung của thành phố trong những
năm gần đây đó có những biểu hiện và nguy cơ bị ô nhiễm do quá trình phát
triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề
dẫn đến môi trường đất, môi trường không khí và nguồn nước cùng bị ô nhiễm,
ảnh hưởng xấu đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, là môi trường
không khí ở khu vực phía Tây của thành phố; lượng nước mặt ở sông Ngũ
Huyện Khê (vào tháng 2, tháng 3 bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của nước thải

mặt) và do sử dụng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu … trong sản xuất nông
nghiệp vẫn đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi
trường sinh thái đồng ruộng.
Hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn và các vấn đề môi trường khác:
chất thải rắn công nghiệp độc hại, chất thải y tế chưa được phân loại và xử lý
riêng. Thành phố hiện đang sử dụng khu nghĩa trang chung, ngoài ra trong khu
vực nội thị có một vài điểm chôn cất có tính tự phát hình thành tự nhiên, lâu đời,
cho đến nay đó hết sử dụng và kháng có khả năng mở rộng. Tình trạng chôn cất
tự tiện trước đây đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi sinh, môi trường, cảnh
quan, gây khó khăn phức tạp cho việc quản lý sử dụng đất đai và phát triển đô
thị.
2.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
a. Về kinh tế
Theo Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố
Bắc Ninh năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 16,89% tăng
0,39% so với kế hoạch.
Cơ cấu kinh tế: Thương mại - Dịch vụ chiếm 47,2%; Công nghiệp - xây
dựng 48,4%; Nông nghiệp 4,4%.
Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn đạt 9.866,6 tỷ đồng
bằng 101,7% so với kế hoạch năm (tăng 22,33% so cùng kỳ năm 2012).
Giá trị sản xuất Nông - Lâm thủy sản đạt: 2.45,7 tỷ đồng, bằng 101% so
với kế hoạch.
10


Đầu tư cho phát triển được đẩy mạnh, góp phần tăng cường kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm ước thực hiện đạt trên
64.000 tỷ đồng, tăng bình quân 33,6%, hàng năm đều đạt trên 50% GDP. Công
nghiệp Bắc Ninh từ vị trí thứ 19 (2004) vượt lên vị trí thứ 9 trong toàn quốc. Tổng

kim ngạch xuất khẩu đạt 1,250 tỷ USD, tăng bình quân 67,2%/năm. Năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 10 toàn quốc và là một trong ba tỉnh dẫn đầu miền
Bắc. Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng, góp phần quảng bá hình ảnh Bắc
Ninh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 7 trong toàn quốc, thứ 2 trong
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
b. Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2010, Bắc ninh có 1.038.229 người .
Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 74,1%, dân số thành thị chiếm 25,9%.
Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành
thị và giảm dần số nông thôn.
Dân số Bắc Ninh là dân số trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất
lượng ngày càng được nâng cao đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng
hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của
tỉnh.
Tổng số lao động xã hội toàn thành phố chiếm khoảng 67% tổng dân số,
tương đương với khoảng 100.351 người, từ năm 2001 đến nay tốc độ tăng bình
quân mức gia tăng dân số trong tuổi lao động khoảng 5,16%/năm. Chất lượng của
nguồn nhân lực chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn
kỹ thuật. Theo điều tra, lao động khoa học kỹ thuật của thành phố chiếm khoảng
40% dân số trong độ tuổi lao động, cao hơn mức trung bình của cả tỉnh; tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là khoảng 4,4% và tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông
thôn là khoảng 82%. Năm 2007, đã đào tạo nghề và giải quyết việc làm được
4.520 lao động, đạt 148% kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo còn 4,7%. Trình độ phát triển
nguồn nhân lực còn thể hiện qua phân công lao động theo nhóm ngành/ngành. Số
lao động làm trong các ngành kinh tế quốc dân là 49 ngàn người (năm 2005),
trong đó có khoảng 12,2% làm việc trong nhóm ngành nông lâm ngư, 38,8% làm
11


việc trong các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và 49% làm trong các ngành

dịch vụ. Trình độ phân công lao động theo 3 nhóm ngành lớn của thành phố tốt
hơn so với mức trung bình của tỉnh và cả vùng.
c. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
* Giao thông
- Đường bộ: thành phố Bắc Ninh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho việc
vận chuyển, giao lưu kinh tế trong khu vực (nằm trên hành lang giao thông Hà
Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Lạng Sơn). Mạng lưới đường bộ được hình thành từ
nhiều năm trước đây, cơ bản hợp lý về quy hoạch mạng lưới chung. Thực trạng
một số tuyến đường chính trên địa bàn thành phố như sau:
- Quốc lộ 1A chạy song song với tuyến đường sắt về phía Đông, đoạn qua
thành phố từ phường Võ Cường đến cầu Đáp Cầu dài 8,8km, mặt đường rộng
trung bình 12m hè hai bên mỗi bên 4-5m;
- Quốc lộ 1B chạy giữa trung tâm thành phố, đoạn từ xã Khắc Niệm đến
cầu Như Nguyệt dài 9,0km, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc;
- Quốc lộ 18 mới, đoạn từ xã Phong Khê đến đường quốc lộ 1B có chiều
dài 6km, đạt tiêu chuẩn đường cao tốc;
- Quốc lộ 38, đoạn từ trung tâm thành phố đến xã Hạp Lĩnh dài 6,4km, đạt
tiêu chuẩn cấp đường cao tốc;
- Tỉnh lộ có 02 tuyến gồm TL 286, TL 291 với tổng chiều dài 30,6km,
trong đó một số đoạn ngoài khu vực nội thị mới đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 đồng
bằng (nền rộng 6,5m, mặt rộng 3,5m);
- Đường nội thị có trên 76 tuyến với tổng chiều dài khoảng 91km, chất
lượng đường hiện đại ( trải bê tông, trải nhựa ) hai bên đều được bố trí vỉa hè
trồng cây xanh, đèn chiếu sáng, dải phân cách;
- Đối với các tuyến đường địa phương, nhất là hệ thống trục đường xã nhìn
chung chưa tốt, nền đường, mặt đường hẹp. Các tuyến đường trong thôn xãm đạt
cấp B, cấp A nông thôn (nền rộng 4 – 5m, mặt rộng 3m), tỷ lệ gạch và bê tông
hóa chiếm 90% tổng chiều dài tuyến. Các tuyến đường nội khu công nghiệp, cơ
bản được xây dựng đảm bảo quy hoạch và tải trọng cao.
12



- Đường sông: phía Bắc thành phố có sông Cầu chảy qua dài 32,3km, có
khả năng cho các phương tiện thuỷ có tải trọng 200 - 250 tấn đi qua. Trên mạng
lưới đường sông hiện có 3 cảng lớn, hàng năm xếp dỡ một lượng hàng lớn chủ
yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho công nghiệp và xây dựng:
- Cảng Đáp Cầu (do cục đường sông quản lý) có bãi chứa 2ha, trước đây
lượng hàng lưu thông qua là 200.000 tấn/năm, nay chỉ còn 100.000 tấn/năm chủ
yếu là vật liệu xây dựng.
- Cảng chuyên dùng Nhà máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000
tấn/năm; cảng Nhà máy kính nổi Quế Võ có công suất 35.000 tấn/năm.
- Đường sắt: khu vực nội thị của thành phố có tuyến đường sắt Hà Nội Lạng Sơn chạy qua dài gần 8,8km, chia thành phố thành hai khu vực Đông và
Tây. Dọc theo tuyến qua thành phố có 2 ga: ga hành khách (phường Ninh Xá ) và
ga hàng hóa ( phường Thị Cầu ). Hiện tại, chất lượng đường và ga đều đã xuống
cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng
vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng, lượng hành khách qua lại ngày
càng có xu hướng giảm.
Nhìn chung: hệ thống đường bộ trên địa bàn có mật độ tương đối dày, liên
hệ với đường sắt và đường sông tạo thành mạng lưới giao thông thuận tiện, giữ
vai trò quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các huyện cùng
như các địa phương trong khu vực. Tình trạng các tuyến đường quốc lộ, đường
nội thị cơ bản đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy hoạch, chất lượng đường tốt, đảm
bảo thuận tiện cho các hoạt động và các thành phần tham gia giao thông. Tuy
nhiên, việc tồn tại tuyến đường sắt trong khu vực nội thị đã ảnh hưởng đến mối
liên hệ và mức độ liên kết giao lưu mà còn ảnh hưởng đến môi trường đô thị cùng
như mức độ an toàn giao thông của người và phương tiện tham gia giao thông.
Tình trạng kỹ thuật các tuyến tỉnh lộ, trục đường xã, đường thôn nhìn chung chưa
tốt, nền đường, mặt đường hẹp và chất lượng đã xuống cấp.
d. Thuỷ lợi
Thành phố có hệ thống thuỷ nông, kênh mương chính bao gồm: sông Ngũ

Huyện Khê, kênh Tào Khê và kênh Nam, giữ vai trò thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu
13


nước phục vụ dân sinh xã hội và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố và
các địa phương của huyện Yên Phong, huyện Tiên Du. Toàn thành phố hiện có
trên 12 trạm bơm các loại, trong đó có các trạm bơm tưới tiêu chính như: Đặng
Xá, Vạn An 1, Kim Đôi. Các công trình được xây dựng cách đây 20 - 30 năm nên
máy móc đã cũ, lạc hậu, nhiều trạm bơm xuống cấp nghiêm trọng. Công tác thủy
lợi, kiên cố hóa kênh mương được coi trọng, đến nay đã cơ bản cứng hóa kênh
mương các loại. Kết hợp với các tuyến kênh mương chính và các trạm bơm tưới
tiêu, nên hệ thống thuỷ nông vẫn đảm bảo tưới cho khoảng trên 80% diện tích
gieo trồng, chủ động tiêu gần 70% diện tích của thành phố và các địa phương
thuộc huyện Yên Phong, Tiên Du. Bên cạnh đó, công tác phòng chống b•o lụt
cùng được chú trọng quan tâm, nên đã hạn chế được các sự cố do thiên tai.
e. Giáo dục và đào tạo
Chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của các cấp và
là trách nhiệm của ngành giáo dục. Trong những năm qua cùng với sự đẩy mạnh
phát triển kinh tế, sự nghiệp giáo dục, đào tạo được giữ vững và có nhiều tiến bộ
rõ rệt, giáo dục - đào tạo của thành phố đã hoàn thành phổ cập THCS. Giáo dục
chuyên nghiệp đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và thành phố, chất
lượng giáo dục ngày càng tăng, nhất là những ngành nghề phục vụ cho các khu
công nghiệp, làng nghề. Các trung tâm giáo dục thường xuyên đã liên kết với các
trường Đại học mở nhiều lớp đại học tại chức thu hút hàng nghìn học viên. Nhiều
cán bộ được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Hệ
thống trường lớp phát triển tại tất cả các bậc học, các xã, phường, cơ sở vật chất
tương đối hoàn chỉnh và được phân bố đều, đảm bảo các điều kiện cho phát triển
giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục luôn được tăng cường.
Thực trạng các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn thành phố hiện có 7
trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo, bồi dưỡng lý

luận chính trị; 06 trường phổ thông trung học; 41 trường trung học cơ sở và tiểu
học; 24 trường mầm non, 215 nhà trẻ và 191 lớp mẫu giáo và số học sinh mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở hiện có 35.101học sinh. Các trường dân lập và
trung tâm giáo dục thường xuyên cùng được quan tâm đầu tư phát triển như
14


trường phổ thông trung học Nguyễn Du, trung tâm giáo dục....Diện tích đất cơ sở
giáo dục, đào tạo có 96,91ha, trong đó diện tích dành cho khối mầm non, tiểu học,
trung học cơ sở có 77,98ha; khối trường trung học phổ thông và trung tâm giáo
dục thường xuyên, khối trường cao đẳng, trung học và dạy nghề có 18,93ha.
Mạng lưới giáo dục ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng giáo dục được nâng
lên. Hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đạt 99,9%, tốt nghiệp
trung học cơ sở vào lớp 10 đạt 96,3%, tốt nghiệp trung học phổ thông vào đại học
và cao đẳng trên 30%. Tỷ lệ học sinh đạt giải kỳ thi chọn học sinh giái quốc gia
tăng từ 30% năm 2000 lên 50% - 60% giai đoạn 2001 - 2005. Ngoài ra, các
trường Cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn hàng năm còn đào tạo được hàng
nghìn cán bộ có trình độ cao đẳng và công nhân lành nghề, tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo chiếm khoảng 23%. Đội ngũ giáo viên các cấp được bảo đảm về số lượng,
từng bước nâng lên về chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học trong giai đoạn
hiện nay, riêng đội ngũ giáo viên của thành phố năm học 2007-2008 có trình độ
trên chuẩn: khối mầm non (36,3%), tiểu học (75,7%), THCS (45,7%). Nhiều địa
phương đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang sạch
đẹp, hầu hết các trường phổ thông đều được xây dựng cao tầng, kiên cố.
f. Sự nghiệp y tế
Tính đến ngày 31/12/2007, trên địa bàn thành phố có bệnh viện đa khoa
của tỉnh và bệnh viện đa khoa tư nhân, trung tâm y tế dự phòng và 19 trạm y tế
với 103 giường bệnh, ngoài ra còn có trên 131 cơ sở hành nghề y. Diện tích đất cơ
sở y tế hiện có 22,92ha, bình quân 1,55m2/người. Mặc dù những năm qua còn
gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất xuống cấp, điều kiện khám chữa bệnh cho

nhân dân còn gặp nhiều hạn chế nhưng ngành y tế đã cố gắng khắc phục, đạt được
những kết quả đáng khích lệ. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở từ thôn, khu phố đến
các trạm y tế, bệnh viện, nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ. Cơ sở vật chất
được quan tâm, đầu tư xây dựng mới đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của nhân
dân. Các chương trình y tế mục tiêu đều được duy trì, quản lý có hiệu quả, đẩy
mạnh công tác vệ sinh phòng dịch, phòng chống suy dinh dưỡng, đến năm 2007
hầu hết các trạm y tế cấp cơ sở được kiên cố hóa, đã tiêm chủng mở rộng cho
15


3.120 các cháu dưới 1 tuổi miễn dịch cơ bản, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là
10,57%, tăng 4,3% so với năm 2006.
g. Sự nghiệp văn hoá xã hội - thể dục thể thao
Các hoạt động văn hoá thông tin và thể dục thể thao của thành phố đ• có
chuyển biến tích cực góp phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống tinh thần cho
nhân dân. Hàng năm thành phố vẫn duy trì được các hoạt động văn hoá và sinh
hoạt tín ngưỡng thông qua sinh hoạt văn hoá quan họ, các lễ hội truyền thống đậm
đà sắc thái văn hiến vùng Kinh Bắc như lễ hội đền Bà Chúa Kho, lễ hội đình làng
Viêm Xá - đền Vua Bà, lễ hội chùa Hàm Long, chùa Dạm; hoạt động thể thao cho
mọi người ngày càng phát triển, các cuộc thi đấu gắn liền với các lễ hội tạo nên
không khí sôi nổi thi đua tập luyện, giao lưu đoàn kết, đẩy mạnh phong trào. Các
thiết chế văn hóa ở cơ sở được tăng cường, phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác thông tin
tuyên truyền luôn được duy trì, triển khai bằng nhiều hình thức, đảm bảo kịp thời.
Công tác bảo tồn, bảo tàng được tăng cường kiểm tra, quản lý hoạt động của các
di tích lịch sử văn hóa.
Đến nay, toàn thành phố có 57/116 di tích được Bộ VHTT và UBND tỉnh
xếp hạng di tích lịch sử văn hóa; 106/107 làng, khu phố đạt danh hiệu làng văn
hoá; 19/19 xã, phường có đài truyền thanh; 18 nhà văn hóa cấp xã, phường ( 8
nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt ); 94 nhà văn hóa cấp làng, khu phố ( 65

nhà văn hóa được xây dựng riêng biệt, 29 nhà văn hóa sử dụng đình chùa, sân
kho.làm nhà văn hóa ); có 2 thư viện cấp thành phố, 06 thư viện cấp xã, 85 tủ sách
các làng, khu phố; 61 điểm vui chơi trẻ em. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có
các công trình Nhà bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa thể thao của tỉnh góp
phần thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng ở cơ sở.
Hoạt động thể thao quần chúng được duy trì và ngày càng phát triển sâu
rộng với nhiều loại hình đa dạng và phong phú như: cầu lông, bóng đá, CLB xe
đạp - mô tô, CLB dưỡng sinh phát triển mạnh mẽ từ các làng, khu phố đến các cơ
quan đơn vị trên địa bàn. Tính đến nay 8/19 xã, phường có trung tâm thể dục thể
thao; có 76 sân thể thao ( 23 sân cấp xã, 53 sân cấp làng, khu phố); 100% các cơ
16


quan đơn vị có phong trào thể dục thể thao phát triển; 401 điểm sân chơi, bãi tập;
05 bể bơi; 04 phường có sân vận động cấp III và đã có 129 CLB thể dục thể thao
hoạt động, tỷ lệ số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên là 28%, số gia
đình thường xuyên luyện tập là 24%. Hoạt động thể thao thành tích cao đạt 22
huy chương cấp tỉnh, trong đó có 10 huy chương vàng, 05 huy chương bạc, 07
huy chương đồng, điển hình là môn bóng bàn đạt 06/22 huy chương các loại.
Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động văn hoá thể thao còn
thiếu, sân bãi, dụng cụ không đáp ứng được phòng trào. Trong 19 xã, phường
hiện còn tới 39 làng, khu phố trong đó có 20 là đang xây dựng nhà văn hóa và 19
làng, khu phố chưa có đất xây dựng nhà văn hóa; 31 làng, khu phố chưa có đất
sân thể thao và một số sân thể thao cấp xã. Diện tích các cơ sở văn hóa thể thao
toàn thành phố hiện có 122,68ha, bình quân 5,26m2/người, cao hơn mức bình
quân chung của tỉnh (2,88m2/người).
h. Năng lượng, Bưu chính viễn thông
Thành phố hiện đang sử dụng nguồn điện từ lưới điện quốc gia 110KV với
nhiều cấp điện áp (35Kv, 22Kv, 10Kv và 6Kv), có trên 240 trạm biến áp (chủ yếu
là trạm biến áp phân phối loại treo) hoạt động tối đa công suất, đảm bảo kịp thời

truyền tải điện cho thành phố. Mạng lưới điện chiếu sáng có ở hầu hết các trục
đường, tuyến phố chính đến các khu dân cư nông thôn với đèn chiếu sáng đa dạng
nhiều loại (bóng cao áp, compac…) luôn đảm bảo ánh sáng cho đường phố và các
khu vực công cộng, khu dân sinh. Tổng số bóng đèn chiếu sáng có trên 3.000
bóng, khu vực nội thị có 2.572 bóng, khu vực ngoại thị đang đầu tư, lắp đặt bổ
sung.
Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông ngày càng được quan tâm
và đầu tư xây dựng kịp thời, cơ bản đáp ứng yêu cầu, hòa mạng quốc gia, quốc tế
(đã phủ sóng các mạng điện thoại di động, internet và hệ thống đài truyền hình,
đài phát thanh của TW, tỉnh), ngoài ra còn tiếp sóng một số đài truyền hình của
một số tỉnh trong khu vực. Đến nay, số máy điện thoại cố định bình quân khoảng
18,7 máy/100 dân, gấp 2,4 lần so với năm 2001 và có trên 28 nghìn máy điện
thoại thuê bao cố định.
17


i. Quốc phòng, an ninh
Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố có truyền
thống yêu nước, luôn thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, gắn quốc
phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng và luôn xác định vị trí của thành phố là
địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng, là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà
Nội. Việc củng cố nền quốc quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh
nhân dân luôn được thành phố quan tâm; hàng năm đều hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ quân sự địa phương như: tuyển quân, huấn luyện dân quân tự vệ, diễn
tập quân sự, dự bị động viên; chú trọng và tăng cường công tác xây dựng lực
lượng vững mạnh về mọi mặt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng cho
nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; duy trì nghiêm chế độ trực ban, trực chỉ huy, trực
chiến, quản lý tốt vũ khí trang thiết bị kỹ thuật. An ninh chính trị ổn định, trật tự
an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc được duy trì và
thực hiện có hiệu quả. Hiện trạng các công trình quốc phòng an ninh có 103,78ha,

so với đất quốc phòng an ninh của tỉnh chiếm 57,3%.
2.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh
2.3.1. Tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi
trường đến toàn thể nhân dân, nhằm nâng cao ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành
các quy định của pháp luật. Thực hiện có hiệu quả các văn bản quy định cụ thể,
chi tiết của UBND tỉnh về công tác quản lý, sử dụng đất đai.
2.3.2. Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Việc đo đạc bản dồ địa chính theo toạ độ, độ cao nhà nước trên địa bàn
thành phố đó hoàn thành, kết quả có độ chính xác khá cao, đồng bộ đó đáp ứng
yêu cầu về quản lý đất đai ở các cấp nhất là phục vụ cho công tác thống kê, kiểm
kê đất đai, cấp GCNQSDĐ, giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên do biến
động đất đai trên địa bàn thành phố là rất lớn, việc cập nhật chỉnh lý biến động
không thường xuyên, và vậy một số khu vực bản đồ chưa phản ánh đúng hiện
18


trạng sử dụng đất.
2.3.3. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (gọi chung
công tác quy hoạch) là cơ sở rất quan trọng để thực hiện quản lý đất đai theo
quy hoạch, làm căn cứ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,
phát triển thành phố Bắc Ninh theo hướng bền vững. Xác định tầm quan
trọng của công tác quy hoạch, UBND thành phố Bắc Ninh đó hoàn thành
việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) của thành phố và 19/19 xã, phường đó được phê duyệt.
2.3.4. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Cựng với quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế, việc thu hồi đất của các tổ

chức, hộ gia đình, cá nhân để GPMB xây dựng các công trình ngày càng nhiều,
từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố, UBND tỉnh đó giao đất 133
công trình dự án, diện tích giao đất 423,8 ha, cho thuê đất 89 công trình, dự án,
diện tích cho thuờ 597,5 ha. Công tác giao đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn
thành phố chủ yếu thực hiện trước khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành (Sở
Tài nguyên và Môi trường, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).
2.3.5. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) từ năm
2010 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố cấp được 6.375 GCNQSDĐ ở, trong
đó: cấp mới cho các hộ trúng đấu giá và dân cư dịch vụ là 5.166 giấy, cấp công
nhận quyền sử dụng trong khu dân cư cũ và chuyển mục đích sử dụng đất là
1.209 giấy (UBND thành phố Bắc Ninh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).
Nhìn chung, công tác Đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và
đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cùng như việc phục vụ hiệu quả đối với công tác
quản lý nhà nước. Tuy nhiên, do có sự biến động lớn về chủ sử dụng cùng như
sự thay đổi về hệ thống sổ sách nên việc đăng ký biến động đất đai còn nhiều
khú khăn, chưa cập nhật đầy đủ và chỉnh lý đồng bộ theo hệ thống.
19


2.3.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai đó được thực hiện theo đúng quy định
của Luật Đất đai. Theo số liệu thống kê đến 01/01/2014 (Bảng 3.1), tổng diện
tích tự nhiên thành phố 8.260,88 ha, bao gồm:
- Đất nông nghiệp: 3.681,66 ha, chiếm 44,57 % diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 4.523,53 ha, chiếm 54,76% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 55,69 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Bắc Ninh

Stt

Loại đất

Diện tích
(ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

8.260,88

100,00

Đất nông nghiệp

3.681,66

44,57

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

3.115,42

37,71

1.2


Đất lâm nghiệp

221,78

2,68

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

344,34

4,17

1.4

Đất nông nghiệp khác

0,12

0,00

2

Đất phi nông nghiệp

4.523,53

54,76


2.1

Đất ở

1.495,57

18,10

2.2

Đất chuyên dùng

2.608,14

31,57

2.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

21,44

0,26

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

96,06


1,16

2.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên
dùng

298,53

3,61

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

3,79

0,05

Đất chưa sử dụng

55,69

0,67

3.1

Đất bằng chưa sử dụng


34,77

0,42

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

20,92

0,25

1

3

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh)
20


Qua công tác thống kê, kiểm kê ta nhận thấy rằng thành phố Bắc Ninh
trong thời kỳ 2010-2014 có sự biến đổi nhanh và mạnh nhất là việc chuyển đổi
cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2010 - 2014 của thành phố Bắc Ninh

Diện tích
Stt

Loại đất


năm 2014 năm 2010
(ha)

1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5

Diện tích đất tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt

Diện tích


8.260,88
3.681,66
3.115,42
221,78
344,34
0,12
4.523,53
1.495,57
2.608,14
21,44
96,06

(ha)
8.260,88
3.802,10
3.210,71
231,28
359,99
0,12
4.403,09
1.450,09
2.533,18
21,44
96,06

Biến động năm
2014 so với năm
2010
Tăng (+) Giảm (-)
120,44

95,29
9,5
16,15
120,44
45,48
74,96

298,53
298,53
nước chuyên dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
3,79
3,79
3
Đất chưa sử dụng
55,69
55,69
3.1 Đất bằng chưa sử dụng
34,77
34,77
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng
20,92
20,92
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh)
Thành phố Bắc Ninh trong thời kỳ 2010-2014 có sự biến động nhanh
và mạnh nhất là việc chuyển đổi cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp giảm 120,44ha năm 2010 diện tích là
3.802,10ha đến 2014 diện tích này chỉ còn 3.681,66 ha. Phần diện tích đất
nông nghiệp còn lại được tập trung nhiều ở các xã như Kim Chân, xã Nam
Sơn, xã Hoà Long, phường Khắc Niệm, phường Vân Dương.

Thành phố Bắc Ninh đang trong quá trình đô thị hóa và vậy diện tích
đất phi nông nghiệp tăng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Năm
2010 diện tích đất phi nông nghiệp của thành phố Bắc Ninh là 4.403,09ha
21


đến năm 2014 diện tích đất phi nông nghiệp là 4.523,53ha tăng 120,44ha.
2.3.7. Công tác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tài chính về
đất đai, giá đất
Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được đảm bảo
theo đúng quy định của pháp luật, các khoản thuế nộp ngân sách Nhà nước từ
việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đóng góp rất lớn trong nguồn
thu ngân sách của thành phố, từ năm 2012 – 2014, thực hiện chuyển nhượng
quyền sử dụng đất 9.542 trường hợp; tặng cho, thừa kế và tách thửa đất 8.776
trường hợp. Tuy vậy, tình hình chuyển nhượng trao tay, không thực hiện kê
khai thực hiện nghĩa vụ tài chính của người dân vẫn còn diễn ra nhiều. Hàng
năm công tác thống kê, khảo sát, xây dựng giá đất trên địa bàn luôn được
UBND thành phố thực hiện nghiêm túc, đúng quy định (UBND thành phố
Bắc Ninh, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014).
2.3.8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Trong những năm qua, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dõn có nhiều
diễn biến phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo có chiều hướng gia tăng,
tập trung ở một số lĩnh vực như: tranh chấp đất đai, cấp giấy chứng nhận, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư do GPMB các công trình, khiếu nại về trách nhiệm
chính quyền các cấp chậm giải quyết công việc cho nhân dân. Từ năm 2010 đến
năm 2014, UBND thành phố đó tiếp nhận và giải quyết 462 đơn khiếu nại, tố
cáo, đề nghị, kiến nghị của công dân liên quan đến lĩnh vực đất đai (UBND
thành phố Bắc Ninh, 2010, 2010, 2011, 2012, 2014).
Nhìn chung, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị,
kiến nghị về tranh chấp đất đai đó bảo đảm đúng chính sách pháp luật quy

định, bảo đảm lòng tin đối với quần chúng nhân dân. Hầu hết số vụ tranh
chấp về đất đai đó được UBND thành phố chỉ đạo Thanh tra thành phố,
Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan chức năng và
UBND xã, phường giải quyết dứt điểm tại cơ sở, và vậy các tranh chấp có
tớnh chất nghiêm trọng hầu như không xảy ra, số đơn thư khiếu nại tồn đọng
ít.
2.4 Hiện trạng sử dụng đất đai của thành phố Bắc Ninh
Theo số liệu thống kê đến 01/01/2014 hiện trạng sử dụng đất thành phố Bắc
Ninh thể hiện qua bảng 4.1 với tổng diện tích tự nhiên thành phố 8.260,88ha,
bao gồm:
22


- Đất nông nghiệp: 3.934,75ha, chiếm 47,6% diện tích tự nhiên;
- Đất phi nông nghiệp: 4.270.17ha, chiếm 51.7% diện tích tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 55.96ha, chiếm 0.7% diện tích tự nhiên
* Đất nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 3.934,75 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 3.361,07 ha:
Diện tích đất trồng cây hàng năm là 3.309,99 ha.
+ Diện tích đất trồng lúa là 3.230,20 ha, loại đất này hiện nay đang được sử
dụng để trồng 2 hoặc 1 vụ lúa, ở một số chân ruộng 2 vụ chủ động nước, nhân
dân đã đữ vào trồng thêm vụ ngô đông. Do diện tích thường cí sự biến động qua
các năm nên chưa có số liệu đất trồng 3 vụ một cách chính xác. Vì vậy trong
thời kỳ quy hoạch sẽ chuyển một số diện tích đất 2 vụ sang đất 3 vụ.
+ Diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 79,74 ha. Diện tích đất này nằm
phân tán trong khu dân cư, dọc theo các con suối, ven các sườn đồi. Hiện tại một
số gia đình trồng các loại cây màu, cây công nghiệp hàng năm và các loại rau.
Do chưa được đầu tư thích đáng nên một số diện tích còn cho năng xuất và chất
lượng sản xuất chưa cao.

Diện tích đất trồng cây lâu năm là 51,08 ha
- Đất lâm nghiệp
Tổng diện tích 221,78 ha chiếm 2,68% tổng diện tích tư nhiên. Trong đó,
diện tích đất rừng sản xuất là 2,06 ha, rừng đặc dụng là 219,18 ha.
Ngoài ra còn diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 351,78 ha và diện tích đất
nông nghiệp khác 0,12ha, toàn bộ số diện tích này nhân dân sử dụng vào
việc nuôi cá, trồng cây rau, hoa màu cải thiện đời sống hàng ngày.
* Đất phi nông nghiệp:
Diện tích đất phi nông nghiệp: 4.270.17ha, chiếm 51.7% diện tích tự nhiên.
* Đất chưa sử dụng:
Hiện còn 55.96ha, chiếm 0.7% diện tích tự nhiên .
Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

Stt

Loại đất

Mã số

Tổng diện tích

Diện tích Cơ cấu
(ha)
(%)
8.260,88

23

100,00



1
I.1
1.2
1.3
1.4
1.4
2
2.1
2.1.
1
2.1.
2
2.2
2.3
2.3
2.5
2.6
3
3.1
3.2
3.3

Nhóm đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất ở

NNP
SXN
LNP
NTS
LMU
NKH
PNN
OTC

3.934,75
3.361,07
221,78
351,40
0,12
4.270,17
1.421,88

47,63
40,68
2,68
4,26
0,00
0,01
51,70
17.21

Đất ở tại nông thôn


ONT

687,99

8,33

Đất ở tại đô thị

ODT

733,89

8,88

Đất chuyên ding
CDG
2.438,98
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
21,44
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
96,06
Đất sông suối, mặt nước chuyên ding
SMN
288,04
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3,79
đất chưa sử dụng

CSD
55,96
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
35,04
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
20,92
Núi đá không có rừng cây
NCS
00,00
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh

24

29,52
0,26
1,16
3,50
0.05
0,67
0,42
0,25


2.5. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
CỦA THÀNH PHỐ BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

2.5.1. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân
* Tổng hợp số hộ được cấp giấy CNQSD đất ở giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 2.4: Tổng hợp số hộ được cấp giấy CNQSD đất ở giai đoạn 2012 - 2014
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ Số hộ
Phường/xã
cần
được
cần

được
cần
được
cấp
cấp
cấp
cấp
cấp
cấp
Phường Võ Cường
920
918
275
275
852
845
Phường Kinh Bắc
285
279
500
493
1.460 1.450
Phường Vũ Ninh
102
102
186
186
270
265
Phường Ninh Xá

120
93
65
60
145
120
Phường Tiền An
59
59
63
63
38
30
Phường Vệ An
89
89
56
56
64
64
Phường Đáp Cầu
56
56
78
78
56
48
Phường Thị Cầu
87
87

115
101
130
126
Phường Suối Hoa
72
72
60
56
68
68
Phường Đại Phúc
418
406
105
103
400
380
Phường Vân Dương
86
86
125
120
216
210
Phường Hạp Lĩnh
63
63
55
55

93
89
Phường Vạn An
90
89
98
98
110
110
Xã Khắc Niệm
86
79
83
78
234
206
Xã Hòa Long
46
46
65
64
195
183
Xã Khúc Xuyên
16
16
30
26
94
76

Xã Nam Sơn
40
38
62
56
106
98
Xã Phong Khê
65
62
89
85
115
93
Xã Kim Chân
36
36
65
63
76
76
Tổng
2.736 2.676 2.175 2.116 4.722 4.537
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh
Kết quả cấp giấy CNQSD đất giai đoạn 2012 - 2014 của thành phố Bắc
Ninh được thể hiện qua bảng 2.4.
Số liệu tại bảng 2.4 cho thấy:
Năm 2012 tổng số hộ cần cấp đất ở là 2.736 hộ và đã cấp được 2.676 hộ
đạt 97,81% tổng số hộ có nhu cầu. Năm 2013 cấp được 2.116/2.175 hộ đạt
97,29% và đến năm 2014 cấp được 4.537/4.722 hộ đạt 96,08%.

Như vậy, qua 3 năm, tổng số hộ có nhu cầu cấp đất ở là 9.633 hộ và đã
tiến hành cấp được 9.329 hộ đạt 96,84%.
* Tổng hợp diện tích đất ở được cấp giấy CNQSD giai đoạn 2012 - 2014
25


×