DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
GCN
Giấy chứng nhận
QSDĐ
GCNQSDĐ,
Quyền sử dụng đất
QSHNỞ
VPĐKQSDĐ
1
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
BTNMT
Bộ Tài Nguyên Môi Trường
ĐKĐĐ
Đăng ký đất đai
BĐĐC
Bản đồ địa chính
HSĐC
Hồ sơ địa chính
Phòng TN và MT
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
UBND
Ủy ban nhân dân
TT
Thông tư
NĐ
Nghị định
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
MỤC LỤC
2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất
đặc biệt không có gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là
thành phần quan trọng trong môi trường sống, là nơi để phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai còn là sản
phẩm của tự nhiên, là sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
mỗi đất nước, của mỗi dân tộc. Vì thế mà hàng ngàn năm nay, các nước lớn luôn tìm
cách xâm lược các nước nhỏ để mở rộng bờ cõi đất nước của mình. Nhân dân ta hàng
ngàn năm qua vẫn đời đời đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm. Để dựng nước và giữ
nước dân tộc ta đã đổ không biết bao xương máu, mồ hôi, nước mắt để gìn giữ được
non sông, đất nước như ngày nay.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại và trong mọi chế độ xã hội của loài người,
vấn đề đất đai luôn được coi như những vấn đề then chốt của quá trình sản xuất xã hội.
Nó còn là một yếu tố quyết định tới sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Dưới chế độ xã hội XHCN của chúng ta ruộng đất đã trở thành tài sản chung của
toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý, nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đó là định
hướng đã được quy định trong Hiến Pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam năm 2013.
Vai trò của đất đai trong mỗi ngành, lĩnh vực là không như nhau, nhưng đều đang
có xu hướng mở rộng diện tích. Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất của mỗi ngành sản xuất
ngày càng gia tăng trong khi quỹ đất của mỗi quốc gia thì lại có giới hạn về số lượng
và bất biến về diện tích. Sự phát triển của xã hội, sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
sự gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân làm tăng nhu cầu sử dụng đất và
gây áp lực rất lớn đối với đất đai. Chính sự phát triển này đã đem lại nhiều thách thức
lớn đối với công tác quản lý về đất đai đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận. Vì vậy,
mỗi quốc gia phải có chế độ quản lý đất đai thích hợp, tiết kiệm và có hiệu quả. Đây là
công việc không đơn giản bởi vì đất đai không ngừng biến động do quá trình khai thác
sử dụng đất của con người và sự tác động của tự nhiên.
Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản
4
lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử
dụng yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình... Hiện nay vấn đề về đất đai là
vấn đề được nhiều người quan tâm, tranh chấp, khiếu nại, lấn chiếm đất đai thường
xuyên xảy ra và việc giải quyết vấn đề này cực kỳ nan giải do thiếu giấy tờ pháp lý.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho
thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị
trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh
mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay.. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc
cấp giấy chứng nhận là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng
đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước.
Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc Bộ Việt
Nam. Đây là một địa phương có nhiều thành tích trong công tác quản lý đất đai nhưng
bên cạnh đó trong công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Vì những lý do đó, được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài
nguyên và môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Nga, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình đăng
kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.”
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác cấp giấy chứng nhận đã được trang bị ở
nhà trường
- Vận dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá tình hình đăng kí đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại
thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh công tác đăng kí đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất tại thành phố Cẩm Phả - tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Yêu cầu
- Nắm vững chính sách pháp luật về đất đai, các quy định về cấp giấy chứng
nhận
- Các tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, khách quan phản ánh đúng
quá trình thực hiện quy định về cấp giấy chứng nhận trên địa bàn
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất
Luật đất đai năm 2013 tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà
nước thống nhất quản lý và đại diện cho nhân dân nắm quyền sở hữu nhưng Nhà nước
không trực tiếp sử dụng đất mà nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng.
Để Nhà nước quản lý tốt quỹ đất đai của quốc gia Nhà nước tạo hành lang pháp
lý và thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN. Việc sử dụng đăng ký sử dụng đất tuân thủ
theo các văn bản luật và dưới luật sau đây:
Tại Điều 46 Luật đất đai 2013 đã nêu: Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực
hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Người đang sử dụng đất chưa được cấp GCN.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng
cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật.
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất đã có GCN được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi
đường ranh giới thửa đất.
- Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân,
quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất
đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật đất đai năm 2013:
Ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước đại diện cho nhân dân là chủ
sở hữu duy nhất. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất nên đăng ký đất 7 đai
thực chất là đăng ký quyền sử dụng đất.
Tại điều 38 quy định: Đăng ký quyền sử dụng đất gồm đăng ký quyền sử dụng
đất lần đầu và đăng ký biến động về sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng.
6
+ Người đang sử dụng đất mà thửa đất đó chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người sử dụng thửa
đất đã được cấp GCN mà có thay đổi về việc sử dụng đất trong các trường hợp sau:
+ Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất.
+ Người sử dụng đất được phép đổi tên.
+ Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích thửa đất.
+ Chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Có thay đổi thời hạn sử dụng đất.
+ Chuyển đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất sang hình thức Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất.
+ Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
+ Nhà nước thu hồi đất.
1.1.2 Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ quan trọng để người sử dụng đất
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, mặt khác là căn cứ để nhà nước quản lý tài
nguyên quý giá này. Ngoài hai đối tượng liên quan đến quản lý, sử dụng trực tiếp thì
GCN còn là cơ sở để các đối tượng khác như các ngân hàng, các công ty... đưa ra các
quyết định có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng đất.
a. Đối với người sử dụng đất
- Là cơ sở để người sử dụng đất yên tâm sử dụng và đầu tư vào đất đai nhằm sử
dụng đất đai tiết kiệm hiệu quả.
- Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền lợi hợp pháp như: mua bán,
thừa kế, chuyển nhượng, góp vốn... bằng quyền sử dụng đất không gặp bất cứ trở ngại
nào về phía luật pháp.
- Là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước đặc biệt là
nghĩa vụ tài chính: nộp thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, các loại thuế có
liên quan...
- Là căn cứ để người sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
7
- Là công cụ để người sử dụng đất tham gia vào thị trường bất động sản để có
thể bán, cho thuê quyền sử dụng đất có hiệu quả cao nhất không gặp bất cứ trở ngại
nào về phía luật pháp.
b. Đối với nhà nước
- Là công cụ giúp việc quản lý đất đai có khoa học và hiệu quả.
- Là công cụ để Nhà nước thực hiện các kế hoạch sử dụng đất nhằm hướng việc
sử dụng đất một cách tiết kiệm có hiệu quả theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhà
nước đặt ra.
- Là công cụ cung cấp thông tin trông quá trình quản lý đất đai đặc biệt trong quá
trình kiểm kê đất đai như: tổng diện tích tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, chủ sử dụng.
- Là công cụ để Nhà nước thu các khoản phí và lệ phí đúng đối tượng.
- Là cơ sở để Nhà nước giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực
đất đai.
- Là căn cứ để Nhà nước đền bù cho các HGĐCN khi giải phóng mặt bằng.
- Là cơ sơ để Nhà nước nắm và kiểm soát sự phát triển của thị trường bất động
sản.
c. Các đối tượng liên quan khác
- Đối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì GCN là căn cứ để các ngân hàng, tổ
chức tín dụng đồng ý cho vay vốn kinh doanh, sản xuất.
- Đối với các doanh nghiệp, công ty cổ phần thì GCN là căn cứ để xác nhận vốn
góp bằng quyền sử dụng đất có hợp pháp hay không nhằm đảm bảo việc kinh doanh có
hiệu quả.
- Đối với người đầu tư vào đất đai (nhưng không sử dụng trực tiếp) thì GCN là
căn cứ pháp lý để người đầu tư an tâm về khoản đầu tư của mình.
- Đối với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường bất động sản thì GCN là
cơ sở để họ nắm các thông tin cần thiết khi quyết định mua, thuê... quyền sử dụng đất
của mảnh đất đó.
1.2. Cơ sở pháp lý
1.2.1 Các văn bản pháp lý
- Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của chính phủ qui định chi tiết thi
hành một số điều của Luật đất đai;
8
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về giá
đất
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính Phủ quy định về thu
tiền sử dụng đất
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 2/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Quyết định 2778/2014/QĐ-UBND ngày 24/11/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh “ Ban hành Qui định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục,thời gian các bước thực
hiện thủ tục về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cơ ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
- Quyết dịnh số 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 về việc quy định hạn mức
giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở, diện tích đất ở tối thiểu được tách cho hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Quyết định số 3392/2014/UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc quy định thu phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
- Quyết định số 3384/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc thu lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .
1.2.2 Đối tượng được cấp giấy chứng nhận
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100,
101 và 102 của Luật này.
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực
thi hành.
9
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho
quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng
đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ.
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai;
theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan
thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế.
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử
dụng đất hiện có.
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1.2.3 Điều kiện và thủ tục cấp giấy chứng nhận
1.2.3.1: Điều kiện cấp giấy chứng nhận
Điều 100 luật đất đai 2013 quy định Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất.
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy
tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
10
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng
10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử
dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp
cho người sử dụng đất.
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy
định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc
chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải
nộp tiền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa
án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết
quả ḥa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất
từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được
cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì
phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
11
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ
đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất
đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử
dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
1.2.3.2: Thủ tục cấp giấy chứng nhận
1
Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.
2
Thành phần hồ sơ
Bản chính
+ Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận (theo mẫu
x
04a/ĐK-GCN);
x
+ Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của
Luật đất đai và điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
x
ngày 15/5/2014 của chính phủ đối với trường hợp đăng
x
ký về quyền sử dụng đất;
+Một trong các giấy tờ qui định tại Điều 31, 32, 33 và
34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường
hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền trên đất;
+ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên
quan đến việc miễn giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai,
tài sản gắn liền với đất (nếu có)
+ Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu, CMTND;
+ Sơ đồ thửa đất, sơ đồ nhà và công trình xây dựng;
+ Văn bản ủy quyền (nếu có)
(Hồ sơ lập 01 bộ)
3
Số lượng hồ sơ
01 bộ
4
Thời gian xử lý
Không quá 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
12
Bản sao
5
Nơi tiếp nhận và trả kết quả
Trung tâm hành chính công – UBND thành phố Cẩm Phả
6
Phí, lệ phí
-Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất:
Địa bàn phường: 100.000đ/giấy; Địa bàn xã: 50.000đ/giấy
- Giấy chứng nhận QSD đất (không có nhà, và tài sản gắn liền trên đất: 25.000
đồng/giấy)
- Phí thẩm định:
+ Trường hợp cấp GCNQSD đất do được giao đất: Thuộc địa bàn phường:
100.000đ/giấy
Thuộc dịa bàn xã: 50.000đ/giấy
7
Quy trình xử lý công việc
TT
Trình tự
Trách nhiệm
Thời gian
Biểu mẫu/Kết quả
TT hành chính
Trong
Theo mục 5.2
công
giờ hành
- Giấy biên nhận hồ
chính
- Phiếu hướng dẫn
Giai đoạn 1
7.1
Tiếp nhận hồ sơ
- Nếu đủ điều kiện thì tiếp
nhận
- Nếu không đủ điều kiển thì
hướng dẫn tổ chức/cá nhân
hoàn thiện.
7.2
Chuyển hồ sơ cho UBND TT hành chính
cấp xã, phường
7.3
cấp Giấy CNQSD đất. Sau
đó gửi hồ sơ lên VPĐKQSD
đất
13
công
UBND cấp xã, phường xem UBND cấp xã,
xét, xác nhận vào hồ sơ xin
½ ngày
phường
14 ngày
7.4
Văn phòng ĐKQSD đất
Văn phòng
kiểm tra thực đia, hồ sơ,
ĐKQSD đất
07 ngày
Sơ đồ thửa đất,
phiếu chuyển thông
trích lục thửa đất, chuyển
tin
thông tin tới chi cục thuế để
thực hiện NVTC
7.5
Chi cục thuế Cẩm Phả xác
Chi cục thuế
định nghĩa vụ tài chính và
Cẩm Phả
05
Thông báo thuế
½ ngày
Giấy nộp tiền
gửi cho TT hành chính công
trả cho người dân
Giai đoạn 2
7.6
Sau khi người dân nộp tiền, TT hành chính
TT hành chính công chuyển
giấy
nộp
tiền
công
cho
VPĐKQSD đất
7.7
Văn phòng ĐKQSD đất in
Văn phòng
2 ngày
bìa, làm tờ trình trình phòng Đăng ký QSD
TNMT thẩm định
7.8
đất
Phòng Tài nguyên và Môi Phòng TNMT
trường
thẩm
đinh,
3 ngày
trình
UBND thành phố ký Giấy
chứng nhận quyền sử dụng
đất
7.9
UBND thành phố ký Giấy
chứng
nhận
QSD
đất.
Lãnh đạo
UBND thành
chuyển VPĐKQSD đất
phố
7.10 VPĐKQSD đất sao lưu hồ
VPĐK QSD
sơ, chỉnh lý hồ sơ địa chính,
chuyển kết quả cho TT hành
chính công trả công dân
14
2 ngày
đất
Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
01 ngày
7.11 TT Hành chính công trả kết TT hành chính Giờ hành
quả công dân
công
chính
1.2.4 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy
định như sau:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường
cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng
đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện
các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp
lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở
hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy
định của Chính phủ.
1.3.Tình hình đăng ký đất đai ban đầu, cấp giấy chứng nhận tại tỉnh Quảng Ninh
Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), đến ngày 3112-2013 tỉnh đã hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ đối với trên 95% diện tích đủ điều
kiện cấp. Cụ thể: Về đất ở đô thị, toàn tỉnh đã cấp được 185.455 giấy với diện tích
5.342,79ha, đạt 91,11% diện tích cần cấp, đạt 95,05% diện tích đủ điều kiện cấp; đất ở
nông thôn, đã cấp được 119.667 giấy với diện tích 3.657,6ha, đạt 91,85% diện tích cần
cấp, đạt 97,92% diện tích đủ điều kiện cấp; đất chuyên dùng đã cấp được 5.784 giấy
với diện tích 20.013ha, đạt 86,36% diện tích cần cấp, đạt 96,17% diện tích đủ điều
15
kiện cấp; đất sản xuất nông nghiệp, đã cấp được 106.350 giấy với diện tích
42.391,62ha, đạt 93,68% diện tích cần cấp, đạt 96,8% diện tích đủ điều kiện cấp; đất
lâm nghiệp, đã cấp được 38.622 giấy với diện tích 304.004,04ha, bằng 91,56% diện
tích cần cấp, đạt 96,16% diện tích đủ điều kiện cấp. Cùng với đó, tỉnh cũng đã tập
trung tháo gỡ nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách, vì vậy đã giải quyết được nhiều
hồ sơ tồn đọng trong nhiều năm qua.
Để có được kết quả này, ngay sau khi Chỉ thị 15 được ban hành, cả hệ thống
chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực vào cuộc. UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo,
thường xuyên kiểm điểm tiến độ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, đồng thời phê
bình, nhắc nhở các địa phương có tỷ lệ cấp giấy đạt thấp để đẩy nhanh tiến độ. Các
ngành của tỉnh tích cực hướng dẫn các nội dung liên quan đến chuyên ngành. Hầu hết
các nội dung vướng mắc đều có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngay trong 1 tuần kể từ
khi nhận được đề nghị của địa phương. Các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo,
huy động mọi nguồn lực cho công tác cấp giấy, ưu tiên kinh phí phục vụ công tác đo
đạc, chỉnh lý hồ sơ địa chính, tăng cường cán bộ của văn phòng đăng ký quyền sử
dụng đất xuống cấp xã để xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận… Với sự nỗ lực đó, kết
quả cấp giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 đã tăng 7,8 lần so
với năm 2012 và Quảng Ninh được Bộ TN&MT tặng cờ đơn vị dẫn đầu và bằng khen
trong công tác cấp GCNQSDĐ.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Cẩm Phả- Tỉnh Quảng Ninh
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm khu vực nghiên cứu.
- Tình hình quản lí, sử dụng đất tại Cẩm Phả- Quảng Ninh.
- Thực trạng đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn.
16
- Đánh giá thực trạng và kết quả của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa
bàn.
- Đề xuất, kiến nghị một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đăng kí đất đai
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp so sánh:
So sánh tình hình, công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất qua các năm nhằm rút ra những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục.
2.3.2 Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu, tài liệu:
Phân tích chi tiết từng vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tổng hợp các
tài liệu số liệu thu thập được để rút ra lời nhận xét đánh giá về kết quả đăng kí đất đai,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa phương.
2.3.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu:
2.3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đời sống văn hoá, giáo
dục, y tế, hiện trạng sử dụng đất của thành phố Cẩm Phả.
2.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn thành phố bằng phương
pháp phỏng vấn trực tiếp người dân
2.3.4 Phương pháp thống kê tài liệu, số liệu:
Nhằm xử lý, thống kê các số liệu đã thu thập được như số lượng hồ sơ thụ lý,
thống kê tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý nhà nước về
đất đai của thành phố và lập thành các bảng biểu số liệu về những kết quả đạt được.
2.3.5 Phương pháp kế thừa
Mục đích của phương pháp này là dựa trên những số liệu, những chính sách đất
đai để sửa đổi, kế thừa và hoàn thiện công tác đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC.
17
18
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1: Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1: Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1: Vị trí địa lý
Thành phố Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp nằm dọc quốc lộ 18A, cách
thành phố Hạ Long 30 km, có diện tích tự nhiên 34.322,71 ha.
Cẩm Phả có tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc 200 53’ 57’’ đến 210 13’ 25’’
Kinh độ Đông 1070 10’00’’ đến 1070 24’ 50’’
Có vị trí tiếp giá như sau:
Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên;
Phía Đông giáp huyện Vân Đồn;
Phía Nam giáp vịnh Bái Tử Long;
Phía Tây giáp thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ.
Thành phố có 13 phường và 3 xã. Dân số trung bình năm 2011 là 177.528 người,
trong đó thành thị là 169.712 người, nông thôn là 7.816 người. Mật độ dân số là 330
người/km2.
Thành phố Cẩm Phả là đô thị loại III, nằm trong hành lang kinh tế động lực
Hạ Long - Cẩm Phả - Vân Đồn - Móng Cái. Có tài nguyên phong phú đa dạng nhất
là khoáng sản than, du lịch sinh thái biển và tài nguyên biển là trung tâm công
nghiệp nằm liền kề với thành phố Hạ Long là cầu nối kết giữa các trung tâm kinh tế
- dịch vụ - du lịch lớn của tỉnh với khu vực phía Đông tỉnh Quảng Ninh.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Cẩm Phả tương đối đa dạng và phức tạp bao gồm vùng đồi núi và đồng
bằng ven biển và được chia thành 5 dạng địa hình sau: địa hình núi, địa hình vùng đồi,
địa hình thung lũng, địa hình đồng bằng ven biển, và địa hình núi đá vôi.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và
chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng
thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu thành phố được chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
19
3.1.1.4. Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế độ
thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ.., các sông, suối
thường ngắn và dốc.
Ngoài các con sông chính, chảy qua thành phố Cẩm Phả và địa phận các xã ven
biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy. sông Voi Lớn và sông Voi Bé
chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thường xuyên gây ảnh hưởng đến chế độ triều.
3.1.1.5: các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo báo cáo đất thành phố, thổ nhưỡng thành phố Cẩm Phả có 8 nhóm đất như
sau: nhóm đất phù sa, đất Gơlây, đất vàng đỏ, đất tác nhân, đất cát, đất mặn, đất mùn
vàng đỏ trên núi và đất có sét loang lổ.
b. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các sông chính như
hệ thống sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn, Sông Voi Bé và còn
có 28 hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trong thành phố. Ngoài ra trên địa bàn thành phố
hình thành nhà máy nước Diễn Vọng lấy nước từ các hồ Cao Vân và Sông Diễn
Vọng để xử lý, cung cấp nước cho toàn thành phố.
- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn thành phố có trữ lượng lớn,
phía bắc vùng đồi núi có chất lượng tốt, nhân dân sử dụng nước bằng cách đào và
khoan giếng để lấy nước sinh hoạt. Vùng thấp và ven biển nước bị nhiễm phèn,
nhiễm mặn nên ít được sử dụng trong sinh hoạt.
c. Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê và thống kê đất đai năm 2013 diện tích đất rừng sản
xuất của thành phố là 21.165,94 ha, chiếm 93,67% diện tích tự nhiên. Gồm:
-
Đất rừng sản xuất 18.939,76 ha.
-
Đất rừng phòng hộ 2.226,18 ha.
Diện tích đất rừng chủ yếu là rừng gỗ non chưa có trữ lượng và rừng tre nứa,
rừng ngập mặn chủ yếu là rừng phòng hộ bao gồm cây sú vẹt. Diện tích rừng
thường tập trung chủ yếu ở các phường xã: Mông Dương, Cộng Hòa, Cẩm Hải,
Dương Huy và Quang Hanh. Độ che phủ rừng đạt 45,5%.
20
d. Tài nguyên biển
Cẩm Phả là thành phố ven biển, có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái
Tử Long từ phường Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng kinh tế biển khá đa
dạng, nhất là các cảng và dịch vụ cảng biển, du lịch biển - ven biển và thủy sản,
cùng với các dãy núi đá, hang động có cảnh quan kỳ thú là điểm du lịch phục vụ
nhu cầu khách trong nước và quốc tế.
e. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá và phân bố dọc
theo quốc lộ 18A và 18B. Tổng tiềm năng ước tính trên 1 tỷ tấn, trữ lượng có thể
khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than), qua thăm dò than khai
thác hầm lò đạt độ sâu -300m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thị xã chiếm 50
- 55% sản lượng than toàn quốc, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng
nước sâu, thuận tiện cho xuất khẩu. Ngoài ra còn có các tài nguyên khoáng sản như
đá vôi, đất sét, và nước khoáng phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh.
f. Tài nguyên du lịch
Nằm cạnh vùng di sản vịnh Hạ Long và Bái Tử Long kết hợp với suối khoáng
nóng Quang Hanh, hang Vũng Đục, đền Cửa Ông, đảo Rều cùng với các bãi biển, khu
du lịch Bến Do đã tạo thành tua du lịch hấp dẫn nhằm thu hút lượng du khách lớn đến
thăm quan, vãn cảnh và du lịch văn hóa.
g. Tài nguyên nhân văn
Hiện tại trên địa bàn thành phố có nhiều dân tộc anh em dang định cư và sinh
sống chủ yếu có dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu,... Cộng đồng các dân tộc
trong thành phố với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành một nền văn
hoá phong phú, có nhiều nét độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.
3.1.2: Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1: Cơ cấu kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) ước tăng 8,8% (kế hoạch 89%), cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng ðiểm Bắc bộ và cao
hõn mặt bằng chung của cả nýớc, trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành đều đạt kế
hoạch đề ra: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 901,2 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ;
Công nghiệp và xây dựng ước đạt 9.329,7 tỷ đồng, tăng 7,5% cùng kỳ; Dịch vụ ước
đạt 8.452,8 tỷ đồng, tăng 11% cùng kỳ. GDP bình quân đầu người ước đạt 3.500 USD,
21
tăng 18% cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực,
đúng hướng: Nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 5,8%, Công nghiệp - xây
dựng chiếm 50%, Dịch vụ chiếm 44,2%.
3.1.1.2: Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nhận thức được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong việc
ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế, trong thời gian qua, thành phố đã có nhiều
chủ trương đầu tư cho các vùng sản xuất trọng điểm, triển khai ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các hành lang cơ chế phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương nên ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản của thành phố phát
triển khá toàn diện.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng
Trong những năm vừa qua thành phố đã hình thành 2 khu công nghiệp phía
Tây và phía Đông và hình thành hành lang kinh tế dọc theo đường quốc lộ 18A bao
gồm các ngành sản xuất chính: Công nghiệp sản xuất than, công nghiệp khai thác
vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nước khoáng, công nghiệp điện năng, sản
xuất chế tạo, sản xuất hàng tiêu dùng...
c. Khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại
Hoạt động dịch vụ - thương mại của thành phố thời gian qua phát triển khá
phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Doanh thu
dịch vụ năm 2011 đạt 5.931,48 tỷ đồng, tăng 16,38% so với cùng kỳ.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2013 dân số của thành phố có 177,528 người, trong đó dân số của các xã
7.816 người, phường có 169.712 người, mật độ dân số bình quân 515,75 người/km 2.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thành phố ở mức 1,1%.
Lao động trong độ tuổi của thành phố năm 2013 là 84,324 người, chiếm 47,41%
tổng dân số, trong đó lao động phi nông nghiệp 12,238 người, chiếm 15,64% tổng số
lao động (lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước có 2.662 người, lao động
công nghiệp 56,349 người, lao động kinh doanh thương mại 21,816 người), lao động
nông nghiệp 6.114 người chiếm 7,25% tổng số lao động. Trong năm qua số lao động
được giải quyết việc làm tại chỗ ước khoảng 84,324 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo
61,5%.
22
Sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã giúp đời sống người dân dần
được cải thiện. Năm qua, nhờ có chính sách giải quyết việc làm tại chỗ, chính sách xoá
đói giảm nghèo, dạy nghề,... và sự nỗ lực của thành phố, chỉ còn 228 hộ nghèo (theo
tiêu chí quốc gia), hạ tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố xuống còn 0,44%.
3.1.2.4 :Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong những năm qua được Tỉnh và Trung ương hỗ trợ giải quyết một số nhu
cầu bức thiết về kết cấu hạ tầng, bổ sung nhiều năng lực cho sản xuất, cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân.
Việc huy động nội lực trong nhân dân để thực hiện các công trình xây dựng cơ
bản như kiên cố hoá trường học, kiên cố hoá thủy lợi, cứng hoá đường giao thông
đô thị cũng như nông thôn đã được đầu tư mạnh mẽ.
* Giao thông
- Hiện nay các tuyến đường bộ liên thôn, xã, nội thị được gắn với hệ thống
đường tỉnh, quốc lộ tương đối đồng bộ, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
- Thành phố có khoảng 83 km đường bộ, bao gồm:
+ Đường quốc lộ 18A dài 57,2 km (Đoạn ngoại thị dài 24,8 km, nền rộng 14 m,
Đoạn nội thị dài 32,4 km, nền rộng 32 m)
+ Đường tỉnh lộ 326 bắt đầu từ ngã ba giao với QL 18A gần khu đập tràn ở
Mông Dương, qua địa phận xã Dương Huy hướng đi Hoành Bồ có chiều dài 16,01 km,
mặt đường trải nhựa atphan rộng 8 m.
+ Đường tỉnh lộ 329 (từ Mông Dương qua Đồng Mỏ hướng đi Ba Chẽ) có chiều
dài 16,04 km mặt đường dải nhựa 7 m.
Còn lại là các đường nội thị, đường trục xã. Hiện tại đường nội thị đã cứng hoá
được 100% các tuyến, các tuyến đường giao thong nông thôn cơ bản vẫn là đường cấp
phối đã xuống cấp.
- Ngoài giao thông đường bộ, thành phố Cẩm Phả còn có tuyến giao thông đường
sắt chuyên dùng của ngành than, đường băng chuyền, hệ thống các cảng phục vụ cho
vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, cụ thể như sau:
+ Đường sắt chuyên dùng: gồm 03 tuyến chính, tuyến cọc 6 đi Đèo Nai; tuyến
Tây Khe Sim đi Cửa Ông; tuyến Mông Dương đi Cửa Ông.
23
+ Băng chuyền:
Tuyến băng chuyền đi từ mỏ than Khe Chàm và mỏ than Mông Dương ra cảng Khe
Dây có chiều dài 5,4 km và tuyến băng chuyền chuyên chở đá tại Quang Hanh - Cẩm
Thạch cho nhà máy xi măng Cẩm Phả có chiều dài 2,05 km.
+ Hệ thống các cảng, bến sông
Trên địa bàn thành phố hiện có 7 cảng chính chủ yếu là các cảng chuyên dùng phục
vụ cho ngành than như: cảng Cửa Ông (cảng tổng hợp do trung ương quản lý) công suất
6,5 - 7 triệu tấn, cảng Đá Bàn (chuyên xuất than cho mỏ cọc 6), công suất 1 triệu tấn, cảng
Cao Sơn (vận tải than mỏ nhỏ Cao Sơn), công suất 500.000 tấn/năm, cảng Vũng Đục
(xuất than cho mỏ than Đèo Nai và mỏ than Thống Nhất) công suất 300.000 tấn/năm, cụm
cảng Tổng công ty than Việt Nam, cảng Colimex xuất than cho mỏ than Dương Huy và
cảng Km 6.
+ Hệ thống cầu cống trên địa bàn đảm bảo được nhu cầu liên thông và vận
chuyển hàng hoá đến các vùng lân cận.
* Thủy lợi
Hệ thống kênh mương dài 65,4 km kênh chính và nội đồng. Ngoài ra còn có các
trạm bơm điện và 28 hồ đập phục vụ đủ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, ngoài ra
thành phố có 12,82 km đê biển, đảm bảo khả năng chống bão cấp 8, cấp 9. Bên cạnh
việc thực hiện kiên cố hoá kênh mương, hàng năm căn cứ vào chiều dài và thực trạng hệ
thống kênh mương, UBND xã, phường đều xây dựng kế hoạch nâng cấp. Nhìn chung hệ
thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên do đã khai thác, sử dụng từ nhiều năm nên
phần nào đã bị xuống cấp. (Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn thành phố Cẩm Phả)
* Các lĩnh vực hạ tầng xã hội
- Giáo dục: Đến năm 2013, thành phố có 60 trường (gồm 17 trường trung học
cơ sở, phổ thông cơ sở với 273 lớp và 9.851 học sinh, 22 trường tiểu học với 397 lớp
và 11.075 học sinh, 14 trường mầm non, mẫu giáo với 199 nhóm, lớp và 5.920 cháu
(ngoài ra còn có 37 nhà trẻ gia đình với 322 cháu, 7 trường trung học phổ thông với
147 lớp và 6.529 học sinh, 01 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên với 9
lớp và 383 học viên và 01 trung tâm dạy nghề, tổng số có 3.378,6 học sinh (chiếm
19,03% dân số thành phố), tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 98,28%, tỷ lệ
học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở 90,52%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu
24
học 93,70%, tỷ lệ trẻ được đi mẫu giáo là 97,4%, tỷ lệ trẻ đến độ tuổi đi nhà trẻ đạt
46%.
Hiện tại thành phố có 1.892 giáo viên, đảm bảo cơ bản đủ giáo viên đứng lớp.
Thành phố đã triển khai và thực hiện cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục” ở tất cả các trường.
- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phong trào xã hội hoá công tác chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo,
đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng không để dịch bệnh xảy
ra trên địa bàn. Đề án nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân
được thực hiện có kết quả, công tác bảo hiểm y tế được mở rộng, trong đó đã chú trọng
làm bảo hiểm cho các hộ nghèo. Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng
và chất lượng. Có 44/44 trạm y tế, cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh tiếp tục được tăng cường. Bệnh viện,
phòng khám khu vực được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị.
- Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường được quan
tâm chỉ đạo thực hiện, đã xây dựng hệ thống nước sạch, thành lập hợp tác xã vệ sinh
môi trường, xây dựng hệ thống cấp thoát nước thải, bãi rác thải... góp phần từng bước
giữ gìn vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Công tác dân số, gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ phát triển dân số
hàng năm duy trì ở mức ổn định dưới 1,1%. Tuổi thọ trung bình của người dân không
ngừng được nâng lên, số trẻ em suy dinh dưới 5 tuổi còn 10,5% năm 2011.
- Văn hoá - thể dục thể thao và truyền thanh: Tổ chức tốt các hoạt động tuyên
truyền, thể dục thể thao, văn nghệ chào mừng thành công Đại hội Đảng các cấp và kỷ
niệm các ngày lễ lớn của đất nước, phát động phong trào “toàn dân xây dựng đời sống
văn hoá ở khu dân cư”.
+ Phong trào xây dựng làng văn hoá, khu phố văn hóa, gia đình văn hoá ngày
một phát triển năm 2011 thành phố công nhận cho 174.178 khu phố, làng đạt danh
hiệu “Làng, Khu phố văn hóa”.
+ Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh, có trên 30% số dân
tập luyện thể dục thường xuyên, 100% cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các
giải thi đấu của địa phương tổ chức và đạt kết quả cao.
25