Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

KHÍ hậu VIỆT NAM và BIẾN đổi KHÍ hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.1 KB, 22 trang )

KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Câu 1: Phân biệt các khái niệm thời tiết, khí hậu, dao động khí hậu và biến đổi khí hậu. Cho
VD minh họa?
Thời tiết: là trạng thái nhất thời của khí quyển tại một địa điểm, như: nhiệt độ, gió, độ ẩm,
năng, mưa…xảy ra hằng ngày và hay thay đổi.
Ex: Ngày 22/11/2015 tại Hà Nội trời có mưa.
Khí hậu: là trạng thái trung bình nhiều năm của thời tiết ở một khu vực như: tỉnh, quốc gia,
châu lục hoặc toàn cầu.
Ex: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Dao động khí hậu: là sự dao động xung quanh giá trị trung bình của khí hậu trên quy mô thời
gian, không gian đủ dài so với hiện tượng thời tiết riêng lẻ.
Ex: Hạn hán, lũ lụt kéo dài và các điều kiện khác do chu kỳ El Nino và La Nina gây ra.
Biến đổi khí hậu: Theo IPCC, bđkh là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể
được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến đổi của các thuộc tính của nó, được duy trì
trong 1 thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự
nhiên bên trong hệ thống khí hậu, hoặc do những tác động từ bên ngoài, hoặc do tác động thường
xuyên của con người làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển hoặc sử dụng đất.
Ex: Một trong các biểu hiện của biến đổi khí hậu là hiện tượng băng tan dẫn tới nước biển dâng.
Câu 2: Trình bày đặc điểm chế độ bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam? Vai trò của bức xạ
Mặt Trời với thời tiết và khí hậu?
• Đặc điểm chế độ bức xạ trên lãnh thổ Việt Nam:
- Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) bình quân trong năm có chừng 1800 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc
-

Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.
Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2000 - 2600 giờ nắng,
lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần
như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và
Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.
Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày



trong năm ở phía Bắc là 3,69 kWh/m2 và phía Nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc
vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chêng
lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.


Trong đó:
Vùng Tây Bắc:
1


-

Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4, 5 và 9, 10. Các
tháng 6, 7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất

-

vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.
Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào

khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ ngày).
Vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ:
- Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian
nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.
Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4.

-

Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5

với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.
Vùng Trung Bộ:
- Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng
8 - 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 - 6 h/ngày với lượng
tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).
Vùng phía Nam:
- Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng
đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các
khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8
tháng/năm.
• Vai trò của bức xạ Mặt Trời với thời tiết và khí hậu:
Bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng trong việc ấn định khí hậu và các kiểu thời tiết khác
nhau. Khí hậu được hình thành là do sự tương tác giữa các thành phần của khí quyển, của bề mặt
Trái đất dưới tác động của năng lượng bức xạ Mặt trời.


(Vai trò của bức xạ mặt trời trong thời tiết và khí hậu

()

Bức xạ Mặt Trời có vai trò quan trọng trong việc ấn định khí hậu và các kiểu thời tiết khác nhau.
Khí hậu được hình thành là do sự tương tác giữa các thành phần của khí quyển, của bề mặt Trái đất
dưới tác động của năng lượng bức xạ Mặt trời.
Bức xạ mặt trời là một yếu tố quan trọng chi phối đến các đặc trưng khí hậu của các khu vực. Sự
truyền năng lượng mặt trời đến mặt đất phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, điều đó có nghĩa nó phụ thuộc
vào độ cao mặt trời lúc giữa trưa, thời gian của ban ngày, ban đêm sẽ dẫn đến lượng năng lượng
mặt trời được mặt đất thu nhận hoặc phát đi nhiều hay ít. Tuy nhiên khả năng hấp thụ và phát xạ
năng lượng mặt trời của mặt đất còn phụ thuộc vào trạng thái mặt đệm của từng địa phương.)
Câu 3: Trình bày đặc điểm chung của hoàn lưu khí quyển? Vai trò của hoàn lưu ảnh
hưởng đến thời tiết và khí hậu ntn?

Đặc điểm chung của hoàn lưu khí quyển
2


Hệ thống các dòng k o khí trên trái đất quy mô lục địa và đại dương được gọi là hoàn lưu chung
khí quyển.
- Nguyên nhân do sự phân bố nhiệt của mặt trời trên từng nơi không giống nhau, tạo sự khác nhau
về áp suất của các khối không khí. (không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất
thấp).
- Hoàn lưu là 1 chu trình khép kín, có sự phân bố theo đới vĩ độ địa lý, đồng thời có tính phi địa đới
rõ rệt.
Vai trò của hoàn lưu ảnh hưởng đến KH, TT:
Hoàn lưu chung của đại dương tạo ra sự vận chuyển năng lượng theo phương ngang từ nhiệt đới
lên các vùng cực => quan trọng đối với khí hậu.
Sự tác động của hoàn lưu khí quyển trên mỗi vùng địa lý cụ thể, trong những điều kiện nhất
định của bức xạ mặt trời quy định những đặc điểm cơ bản của khí hậu ở vùng đó.
Các trung tâm áp cao và áp thấp đóng vai trò như những trung tâm tác động của khí quyển, chi
phối các luồng không khí chủ yếu thịnh hành trong các mùa và trong năm ở từng vùng.
Những sự biến đổi cơ bản của thời tiết có liên quan với sự di chuyển của không khí trong hoàn
lưu chung khí quyển, vì các khối khí di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác mang theo những
điều kiện mới của nhiệt độ, độ ẩm, lượng mây và các yếu tố khác.
Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của hoàn lưu chung khí quyển? Vai trò của đại dương
đối với khí hậu như thế nào?


Đặc điểm hoàn lưu chung khí quyển

-

Ở vĩ độ từ 0-30 của mỗi bán cầu, hoàn lưu kinh hướng đóng vai trò chủ đạo. (hoàn lưu

hadley: luồng không khí thổi về dải áp thấp xích đạo ở tầng thấp và luồng không khí thổi về
dải áp cao cận nhiệt ở trên cao).

-

Vĩ độ từ 30-60 của mỗi bán cầu, hoàn lưu vĩ hướng (hướng tây) thịnh hành quanh năm, xen
kẽ với hoàn lưu kinh hướng.

Hoàn lưu Ferrel : hình thành chủ yếu do hoạt động của các áp cao, áp thấp di động).
-

Ở các vĩ độ cao 60-80 dòng không khí thịnh hành ở tầng thấp thổi về vùng áp thấp vĩ độ
trung bình, trong khi trên cao, không khí chuyển động về cực.

Vai trò của đại dương đối với khí hậu:
- Là nguồn chính cung cấp hơi nước và nhiệt cho khí quyển.
3


- Là cái “nồi hơi” điều khiển chu trình nước toàn cầu.
- Tạo ra tính quán tính nhiệt lớn cho hệ thống khí hậu trên quy mô thời gian hàng tuần đến hàng thế
kỉ.
- Khả năng tích lũy nhiệt lớn của đại dương làm giảm biên độ chu trình mùa của nhiệt độ bề mặt.
- Sự vận chuyển năng lượng từ xích đạo về cực, làm giảm gradient nhiệt độ từ cực đến xích đạo.
- Vận chuyển năng lượng theo phương ngang và phương thẳng đứng có thể điều chỉnh nhiệt độ bề
mặt biển địa phương.
- Tác động gián tiếp đến khí hậu thông qua quá trình hóa học và sinh học.
- Là nơi hấp thụ khí CO2 và làm giảm khí CO2 vào trong khí quyển.
- Kho tích trữ nhiệt khổng lồ cho hệ thống khí hậu.
- Nguồn nước chủ yếu của hệ thống khí hậu là đại dương.

- Đại dương là “kho” tích trữ nhiệt khổng lồ cho hệ thống khí hậu.
Câu 5: Gió mùa là gì? Cơ chế hình thành gió mùa? Đặc điểm của gió mùa VN?


Định nghĩa:

Gió mùa là dòng không khí ổn định theo mùa với sự biến đổi căn bản của hướng gió thịnh hành
từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông. Có nghĩa là ở mỗi khu vực gió mùa mùa
đông và gió mùa mùa hạ với những hướng gió thịnh hành ngược nhau hay ít nhất cũng khác biệt rõ
nét với nhau.


Cơ chế hình thành gió mùa:

(Sự đốt nóng khác nhau theo mùa giữa lục địa và đại dương
Sự chuyển pha của hơi ẩm
Sự quay của Trái Đất)
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động
quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động
theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió mùa mùa hạ:
Vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 10) có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam.
+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam
xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy
Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển
Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam
hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
4



+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam)
hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây
mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam
cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam,
Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng
Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa ĐN” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
Gió mùa mùa đông:
+ Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương
Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh
khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị
chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông
bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa
khô.


Đặc điểm gió mùa Việt Nam:

+ Tính chất gió mùa ẩm : Bầu trời nhiệt đới quanh năm cung cấp cho nước ta nguồn nhiệt năng to
lớn. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên một triệu kilô calo, số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ
trong một năm.Nhiệt độ trung bình của không khí đều vượt 21 độ trên toàn nước từ bắc vào nam.
+ Gồm 2 mùa gió: gió mùa đông bắc lạnh khô (mùa đông) kéo dài từ tháng 11 đén hết tháng 3 năm
sau gió thổi từ phía bắc xuống theo hướng (Bắc - Nam). Gió thổi từ lục địa ra đại dương mang theo
không khí khô nhiệt độ thấp; gió mùa tây nam nóng ẩm (mùa hạ) kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 gió
thổi từ Xích đạo về (từ đại dương vào luc địa) mang theo không khí ẩm gây mưa.
+ Gió mùa mang đến cho nước ta lượng mưa lớn (1500-2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao
(trên 80%).
(VN nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á điển hình với 2 mùa gió: gió mùa đông bắc lạnh

khô và gió mùa Tây Nam nóng ẩm.
Ảnh hưởng và hoạt động:
* Gió mùa mùa đông:
- Nguồn gốc: khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta.
- Hướng gió: Đông Bắc - Tây Nam.
- Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
5


- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 ra Bắc.
- Đặc điểm:
+ Vào đầu mùa đông ( tháng XI, XII, I): hạ áp Alêut hoạt động mạnh hút khối không khí lạnh
xuất phát từ cao áp Xibia lúc này đang nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, thổi qua lục địa, có đặc tính
lạnh, khô, mang lại thời tiết lạnh, khô cho miền Bắc.
+Nửa sau mùa đông, cao áp Xibia dịch chuyển sang phía đông, hạ áp Alêut suy yếu thay vào đó
hạ áp Oxtraylia hoạt động mạnh lên, hút gió từ cao áp Xibia. Gió này thổi qua biển sau đó mới đi
vào đất liền mang theo hơi ẩm từ biển gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và
đồng bằng ở miền Bắc.
- Tính chất: Gió mùa Đông Bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất
vào mùa đông, ở miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam,
loại gió này suy yếu dần bởi bức chăn địa hình là dãy Bạch Mã.


* Gió mùa mùa hạ ( Gió mùa Tây Nam):
-

Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương
qua vịnh Bengan vào nước ta.

-


Hướng gió: Tây Nam

-

Thời gian hoạt động: từ tháng 5 - 10.

-

Đặc điểm & tính chất:

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm
nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy
Trường Sơn còn gây hiệu ứng phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Nam Tây Bắc với kiểu thời tiết
khô, nóng.
+ Giữa và cuối mùa hạ (từ tháng VI): Gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu
Nam hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường
gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, cùng với dải hội tụ nhiệt
đới gây mưa lớn cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

6


+ Riêng miền Bắc, do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ
tạo nên "gió mùa Đông Nam" vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.
* Hệ quả:
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, 2 mùa chuyển tiếp là mùa
xuân & mùa thu.
- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.)
Câu 6: Trình bày đặc điểm của hoàn lưu gió đất – biển? Vai trò của hoàn lưu gió đất – biển

đối với khí hậu của Việt Nam như thế nào?


Đặc điểm của hoàn lưu gió đất- biển:

Là một dạng hoàn lưu địa phương rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Trên vùng biển hoặc những hồ
nước tương đối lớn có sự đổi hướng gió ngày đêm. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, còn ban
đêm gió lại thổi từ đất liền ra biển do sự đốt nóng và phát xạ khác nhau giữa đất và biển. Gió biển
lớn hơn nhiều so với gió đất. Gió biển bắt đầu thổi sau khi mặt trời mọc, mạnh dần lên và đạt tốc độ
mạnh nhất vào lúc quá trưa. Sau khi mặt trời lặn, gió biển yếu dần và bắt đầu suất hiện gió đất. Gió
đất duy trì suốt đêm cho đến lúc mặt trời mọc.Nguyên nhân hình thành gió đất – biển là do sự chênh
lệch nhiệt độ giữa đất liền và biển.
Nguyên nhân gây ra gió đất – biển là sự chênh lệch nhiệt độ không khi trên biển và đất liền, nhờ
đó xuất hiện hoàn lưu nhiệt thẳng đứng. Vào ban ngày bề mặt đất nóng hơn bề mặt nước biển,
không khí trên đất liền dãn nở và bốc lên cao, không khí lạnh hơn từ ngoài biển thổi vào thế chỗ
cho không khí nóng trên đất liền, không khí nóng khi lên cao sẽ thổi ra biển rồi giáng xuống thế chỗ
cho không khí lạnh hơn ở trên biển. Như vậy, theo quy luật hoàn lưu nhiệt độ, ở đây hình thành một
hoàn lưu khép kín lặp lại đều đặn vào ngày và đêm. Vào ban đêm, gió đất diễn ra với quy trình hoàn
toàn ngược lại. Gió đất – biển thể hiện rõ ở vùng nhiệt đới, nơi có sự chênh lệch nhiệt độ cao. Sự
thay thế lẫn nhau giữa gió đất vào gió biển trong một ngày đêm được lặp lại đều đặn.
Vào ban ngày sự khác nhau về nhiệt lớn hơn vào ban đêm nên gió biển thường mạnh hơn gió đất.
Gió biển có thể xâm nhập sâu vào trong lục địa tới 50-100 km, Gió đất xâm nhập ra biển với một
khoảng cách nhỏ hơn gió biển nhiều. Theo chiều thẳng đứng thì quy mô gió biển 1,3-1,4 km nhưng
gió đất thì quy mô nhỏ hơn nhiều.
• Vai trò đối với khí hậu Việt Nam:
Điều hòa khí hậu ở trong lục địa.
Ảnh hưởng:

7



Gió biển mang theo sol khí có chứa các ion Na+ , Cl- làm quá trình oxi hóa hóa học diễn ra nhanh
khiến đồ đạc ngoài biển dễ bị ăn mòn hóa học.
Gió biển thổi cát bụi vào trong lục địa, ảnh hưởng đến du lịch.
Câu 7: Xoáy thuận nhiệt đới là gì? Đk hình thành và ảnh hưởng của nó đến Việt Nam.
* Khái niệm: (bão và ATNĐ) là nhiễu động nhiệt đới, với đường đẳng áp gần tròn khép kín, phát
sinh, phát trển và hoạt động chủ yếu trên vùng biển nhiệt đới.
* Điều kiện hình thành:
Để hình thành bão, cần có các yếu tố sau:
-

Một nhiễu động nhiệt đới tồn tại nào đó.

-

SST > 27oC trong lớp bề mặt khoảng 50m.

-

Độ đứt gió yếu.

-

Cách xích đạo khoảng 5o (để cho các phần tử không khí chuyển động theo quỹ đạo cong).

-

Dòng cơ bản có chênh lệch tốc độ gió mực 1,5 và 12km nhỏ (dưới 3m/s) bảo đảm sự tập
trung ban đầu của dòng ẩm vào khu vực bão.


-

Thông số Coriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong đới giới hạn bởi
vĩ độ 5 – 20o hai bên xích đạo.

Trên đây chỉ là điều kiện cần, trong thực tế có nhiều trường hợp thỏa mãn đk trên nhưng bão ko
hình thành.
Để một áp thấp hình thành phải có đủ các điều kiện thuận lợi của bề mặt khí quyển như khí áp,
nhiệt độ, gió... Bởi vậy, những vùng có khí hậu nóng của vùng nhiệt đới, trên đại dương hoặc trên
biển nhiệt đới thường hay xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khi một vùng không khí nóng hơn các vùng
xung quanh, khí áp sẽ giảm đi, điều này sẽ hút gió từ các phía có khí áp cao hơn về và có xu hướng
thăng động (bốc lên cao).
Gió là không khí chuyển từ áp cao đến áp thấp, nhưng do ảnh hưởng của lực Coriolis nên
hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành hình thế gió xoáy. Ở bán cầu Bắc, hướng
gió sẽ lệch về bên phải hướng chuyển động nên hình thành xoáy nghịch nhiệt đới. Ở bán cầu Nam,
lực Coriolis làm hướng gió lệch về bên phải so với hướng chuyển động, nên hình thành xoáy thuận
nhiệt đới. Điều này cũng diễn ra tương tự như các áp thấp ôn đới cũng có hướng gió xoáy ngược
chiều nhau ở hai bán cầu, hình thành do sự nhiễu động của các front ở các vùng khí hậu ôn đới.
* Ảnh hưởng của xoáy thuận nhiệt đới đến Việt Nam:

8


Xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trong khu vực vừa chịu khô hạn thì sẽ cung cấp lượng nước
lớn giúp khu vực thoát khỏi tình trạng hạn hán . Tuy nhiên xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn
có thể có tố lốc, không chỉ phá hoại cây cối cuốn trôi sinh vật mà còn thiệt hại về người và của.
Bão phá hủy mùa màng của người dân: Việt Nam là nước có nền nông nghiệp chiếm 60% dân
số. Khi đổ bộ vào đất liền bão sẽ gây hậu quả cho người nông dân ven biển phá hoại các khu nuôi
trồng thủy sản. Ngoài ra bão mang theo lũ lụt nhiều nơi ngập úng mùa màng, đối với các vùng công
nghiệp lâu năm như ở tây nguyên thì gió mạnh làm đổ cây cối làm ô nhiễm hệ sinh thái môi trường.

Sức gió mạnh có sức tàn phá lớn, làm sập, đổ nhà cửa, cuốn trôi các ngôi nhà, vật dụng, người
dân. Phần lớn tập trung tại các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Và ảnh hưởng lớn nhất của bão là
thiệt hại về người. Mỗi năm có khoảng 400 người chết và mất tích do hoạt động và tần suất của các
cơn bão.
Câu 8: Trình bày đặc điểm phân bố gió trên lãnh hải VN? Cường độ gió thay đổi như thế
nào trong thời kỳ mùa đông và mùa hè ?


Cường độ gió thay đổi như thế nào trong thời kỳ mùa đông và mùa hè ?

Việt Nam nằm gần trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt
động theo mùa. Có hai gió mùa chính: Gió mùa đông và gió mùa hạ.


Gió mùa đông:

+ Hoạt động thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với đặc điểm chung là lạnh và khô
+ Nửa đầu mùa đông, không khí lạnh từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta nên lạnh và khô.
+ Nửa sau mùa đông, không khí lạnh di chuyển ra phía biển rồi mới vào nước ta nên bớt lạnh khô.
Ven biển và đồng bằng sông Hồng có mưa phùn nhỏ.
+ Gió mùa đông làm cho khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 oB có mùa đông lạnh, có 3 tháng nhiệt độ
trung bình xuống dưới 20oC. Số tháng lạnh và độ lạnh giảm dần về phía nam. Huế không có tháng
nào lạnh dưới 20oC.


Gió mùa hạ:

+ Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm với đặc điểm cơ bản là nắng ẩm.
+ Vào nửa đầu mùa hạ, gió tây nam từ cao áp ở tây Ấn Độ Dương vào nước ta gây mưa lớn ở Tây
Nguyên và Nam Bộ và khô nóng cho Duyên Hải Miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, phía nam

khu vực Tây Bắc làm thời tiết rất nóng khô, nhiệt độ tới 37oC, độ ẩm giảm xuống dưới 50%.
+ Nửa sau mùa hạ gió từ cao áp ở nam Thái Bình Dương vào nước ta kết hợp cùng hội tụ nhiệt
đới gây mưa cho toàn quốc.

9



Câu 9: Trình bày đặc điểm của phân bố nhiệt độ bề mặt nước biển (SST)? Vai trò phân
bố nhiệt độ bề mặt nước biển chi phối đến thời tiết và khí hậu ntn?


Đặc điểm của SST:

Lớp mặt này có nhiệt độ tương đối đồng nhất và có chiều dày từ vài chục đến vài trăm mét tuỳ
vào mức độ xáo trộn của biển. Sâu hơn là tầng nước có nhiệt độ thay đổi nhanh theo độ sâu (Lớp
đột biến về nhiệt độ hay lớp nêm nhiệt). Cuối cùng là lớp nước sâu của biển có nhiệt độ tương đối
ổn định.
Dòng nhiệt tổng cộng trung bình năm có hướng từ không khí vào nước biển. Phần lớn thời gian
trong năm nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ nước biển: biển nhận nhiệt từ khí quyển. Chỉ từ giữa
tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ nước mặt biển cao hơn nhiệt độ không khí: biển nhường nhiệt cho khí
quyển. Chính vì vậy biến trình nhiệt độ năm của nước biển có tính chất bất đối xứng rõ rệt với thời
gian bị sưởi nóng lớn hơn nhiều so với thời gian thời gian nguội đi. Nhiệt độ nước bề mặt có giá trị
cực tiểu (25oC) vào tháng 1, sau đó bắt đầu tăng và đạt giá trị cực đại (30 oC) vào tháng 7–8. Ở các
lớp nước sâu dao động nhiệt độ lệch pha đáng kể so với dao động trên mặt. Nếu nhiệt độ cực đại
trên mặt quan sát thấy vào thời gian nói trên, thì ở độ sâu 50m nó đạt được vào khoảng tháng 12–1,
còn ở 100 m vào tháng 2–3.


Vai trò:


+ Tăng quá trình bốc hơi tại bề mặt nước biển làm cho quá trình tuần hoàn nước diễn ra, phân
phối và diều chỉnh lượng mưa trên Trái Đất.
+ Điều hòa nhiệt độ cân bằng , điều hòa khí hậu ổn định ,giúp giảm độ gay gắt vào những ngày
nắng nóng.
+ Điều hòa các dòng hải lưu.
+ Ảnh hưởng trực tiếp tới thòi tiết.
Câu 10: Trình bày các đặc điểm của biểu hiện biến đổi khí hậu trên thế giới.
1) Biến đổi của nhiệt độ.
Trong thế kỷ 20, trên khắp các châu lục và đại dương nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt. Độ lệch
tiêu chuẩn của nhiệt độ trung bình toàn cầu là 0,24 oC, sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là
0,29oC (giữa năm 1976 và 1977), tốc độ của xu thế biến đổi nhiệt độ cả thế kỷ là 0,75 oC, nhanh hơn
bất kỳ thế kỷ nào trong lịch sử, kể từ thế kỷ 11 đến nay. Vào 5 thập kỷ gần đây 1956 – 2005, nhiệt
độ tăng 0,64oC ± 0,13oC, gấp đôi thế kỷ 20. Rõ ràng là xu thế biến đổi nhiệt độ ngày càng nhanh
hơn. Giai đoạn 1995 – 2006 có 11 năm (trừ 1996) được xếp vào danh sách 12 năm nhiệt độ cao nhất
10


trong lịch sử quan trắc nhiệt độ kể từ 1850, trong đó nóng nhất là năm 1998 và năm 2005. Riêng 5
năm 2001 – 2005 có nhiệt độ trung bình cao hơn 0,44 oC so với chuẩn trung bình của thời kỳ 1961 –
1990. Đáng lưu ý là, mức tăng nhiệt độ của Bắc cực gấp đôi mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu.
Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, kết quả là giảm số đêm lạnh và
tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt độ ngày giảm đi chừng 0,07oC mỗi thập kỷ.
2) Biến đổi của lượng mưa.
Trong thời kỳ 1901 – 2005 xu thế biến đổi của lượng mưa rất khác nhau giữa các khu vực và
các tiểu khu vực; và giữa các thời đoạn khác nhau trên từng tiểu khu vực. Ở Bắc Mỹ, lượng mưa
tăng lên ở nhiều nơi, nhất là ở Bắc Canađa nhưng lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc
Mexico và bán đảo Bafa với tốc độ giảm chừng 2% mỗi thập kỷ, gây ra hạn hán trong nhiều năm
gần đây. Ở Nam Mỹ, lượng mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam
nhưng lại giảm đi ở Chile và vùng bờ biển phía Tây. Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc

biệt là ở Sahen trong thời đoạn 1960–1980. Ở khu vực nhiệt đới, lượng mưa giảm đi ở Nam Á và
Tây Phi với trị số xu thế là 7,5% cho cả thời kỳ 1901 – 2005. Khu vực có tính địa phương rõ rệt
nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động to lớn của ENSO. Ở đới vĩ độ trung
bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á
và Trung Á. Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 30 0 N thời kỳ
1901–2005 và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới, kể từ thập kỷ 1990. Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều
khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm.
3) Biến đổi của hơi nước (biến quan trọng của khí hậu)
Nếu khí quyển ấm lên thì áp suất hơi nước bão hòa tăng và lượng hơi nước trong khí quyển sẽ
có xu hướng tăng. Vì hơi nước là khí nhà kính, nên sẽ làm cho khí quyển càng ấm hơn; việc ấm lên
này làm cho khí quyển giữ nhiều hơi nước hơn, và kéo dài cho đến khi các quá trình khác trong khí
quyển đạt đến sự cân bằng. Kết quả là hiệu ứng nhà kính không chỉ do một mình CO 2 gây ra. Mặc
dù quá trình này làm tăng độ ẩm tuyệt đối của không khí, trong khi độ ẩm tương đối vẫn ở mức gần
hoặc thậm chí giảm một chút do không khí ấm hơn.
4) Biến đổi của mây
Sự ấm lên đc cho là sẽ thay đổi sự phân bố & kiểu mây. Về không gian bên dưới, các đám mây
phát bức xạ hồng ngoại trở về bề mặt Trái Đât, và tăng hiệu ứng ấm; còn không gian phía trên, các
đám mây phản xạ ánh sáng Mặt
Trời và phát xạ bức xạ hồng ngoại vào không gian điều này làm tăng hiệu ứng lạnh.
5) Biến đổi trong băng quyển
Trong thế kỷ 20, cùng với sự tăng lên của t o mặt đất, có sự suy giảm khối lượng băng trên phạm
vi toàn cầu.
11


Lượng băng trung bình hàng năm ở BBD giảm 2,7% mỗi thập kỷ.
Băng trên núi cả 2 bán cầu cũng tan đi với khối lượng đáng kể. Ở bán cầu Bắc, phạm vi băng
phủ giảm khoảng 7% so với năm 1990, nhiệt độ trên đỉnh lớp băng vĩnh cửu tăng lên 3 oC so với
năm 1982.
6) Biến đổi của băng quyển.

- Băng biển của bắc bán cầu đã giảm khoảng 2,7±0,6% thập kỷ từ 1978
- Tốc độ giảm trong mùa hè lớn hơn trong mùa đông .Vào mùa hè tốc độ giảm khoảng 7,4±2,4%
thập kỷ.
7) Biến đổi trong đai dương
Đại dương toàn cầu đã ấm lên từ 1955, chiếm đến 80% của sự biến đổi năng lượng của hệ thống
trái đất.
8) Biến đổi các điều kiện sinh hóa và độ mặn
- Sự hấp thụ cacbon nhân tạo từ 1970 đã làm đại dương nhiều axit hơn,với sự giảm độ pH bề mặt
trung bình 0,1 đơn vị.
- Các quan trắc pH tại một số trạm trong 20 năm qua đã chỉ ra xu hướng giảm pH với tốc độ
khoảng 0,02 đơn vị /thập kỉ.
9) Biến đổi các điều kiện sinh hóa và độ mặn.
Mật độ oxy trong lớp niêm nhiệt (~100-1000,m) giảm trong hầu hết các đại dương năm 1970 và
1995.
10) Biến đổi mực nước biển.
- Trong giai đoạn 1961-2003, mực nước biển tăng trung bình tính toán từ các trạm đo là 1,8
0,5mm/năm.
- Nguyên nhân chính của sự thay đổi mực nước biển:
+ Giãn nở nhiệt :đóng góp cho giai đọa 1961-2003 là 0,42 0,12mm/năm,với những thay đổi thập
kỷ rõ rệt
+ Trao đổi nước với các thành phần khác của hệ thống khí quyển :đóng góp từ sông băng, chỏm
băng, tảng băng là 0,7

0,5mm/năm.

Câu 11: Trình bày các phương pháp đánh giá biến đổi khí hậu trong quá khứ (cổ khí hậu –
khí hậu trước quan trắc)?
12





Phương pháp đánh giá dựa trên thông tin khí hậu trực tiếp

- Đặc điểm: các phép đo trực tiếp thường thì mới chỉ xuất hiện gần đây , các thông tin lịch sử
thường định tính và không đầy đủ.
- Các thông tin khí hậu trực tiếp đó là từ các ghi chép, từ các tác phẩm (hội họa, điêu khắc….) nó
cung cấp thông tin về thu hoạch mùa màng; di cư; bão đổ bộ; nạn đói; lũ lụt; hạn hán …..


Phương pháp đánh giá dựa trên thông tin khí hậu gián tiếp

+ Vân cây: cung cấp thông tin điều kiện tự nhiên như nắng mưa, độ ẩm, những năm mưa nhiều và
những năm hạn hán, những năm cháy rừng …
+ San hô: dựa vào các đặc điểm của san hô như sống ở vùng nước nông, nhạy cảm với sự thay đổi
nhiệt độ và độ muối của đại dương từ đó mà người ta xác đinh tuổi của san hô để xây dựng đc các
thông tin chi tiết về điều kiện khí hậu đã biến đôỉ như thế nào từ vài triệu năm trước.
+ Trầm tích hồ: lưu trữ thông tin biến đổi khí hậu trong đất liền, sinh vật phù du, phấn hoa, biến đổi
của thực vật …
+ Trầm tích đại dương: cho biết thông tin về loài (từ các mẫu phấn hoa trong trầm tích) thông tin về
khí hậu (thông qua trầm tích về thực vật thịnh hành trong quá khứ) và có thể cho biết về nhiệt độ
nước biển trong quá khứ …..
+ Nghiên cứu hang động: sử dụng oxy-18 (18O) để nghiên cứu sự tạo thành của CaCO 3 cho ta thông
tin vài chục ngàn năm liên tục nó đc sử dụng để tái tạo cổ khí hậu , nước ngầm và giáng thủy trong
khu vực ….
+ Lõi băng: ưu điểm đó là có tính chính xác và có độ tin cậy cao.
Đặc điểm : không khí trong lõi băng cho ta biết khí hậu và tình trạng Trái Đất qua nhiều năm
trong quá khứ; sự phân lớp của băng theo chu kỳ các mùa trong năm theo dữ liệu lõi băng; sự thay
đổi bề dày dung để xác định giáng thủy và nhiệt độ; biến động của hàm lượng oxy-18 trong lớp
băng đặc trưng cho các biến động nhiệt độ trung bình của đại dương; phấn hoa trong lõi băng có thể

dùng để suy đoán các loài thức vật; tro núi lửa dùng để xác định thời gian hình thành lớp trầm tích
đó; lượng muối biển có trong lõi băng 3260m giúp xác đinh thời kỳ băng hà
+ Các dấu hiệu từ dao động mực nước biển: dấu hiệu trên những vách đá cổ, trầm tích đáy đại
dương, mức nước biển tăng do sự ấm lên toàn cầu (giãn nở nước biển, quá trình tan băng trên lục
địa )….
13


Câu 12: Trình bày nguyên nhân của biến đổi khí hậu? Lý giải biến đổi khí hậu trong quá
khứ và hiện tại?


Nguyên nhân biến đổi khí hậu:

Do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà
kính chủ yếu bao gồm: CO2, NO2, NO, N2O, CH4, H2O, CFC,…
- CO2 phát thải khí đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu
do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất
xi măng và cán thép.
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên
và khai thác than.
- N2O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
- HFCs được s/d thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản phẩm phụ của q/trình
s/xuất HCFC-22.
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Sự biến đổi do tự nhiên:
+ Sự biến đổi của các tham số quĩ đạo Trái Đất.

+ Sự biến đổi trong phân bố lục địa – biển của bề mặt Trái đất: Sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận
động tạo sơn, sự phun trào núi lửa,...
+ Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ của Trái đất: Từ khi Trái đất
hình thành cho đến nay (khoảng 5 tỷ năm) độ chói của mặt trời tăng khoảng 30%.
Sự biến đổi do hoạt động của con người:
Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng rằng nhiệt độ bề mặt Trái đất tăng lên nhanh
chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu là do hoạt động của con người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên
liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ...) phục vụ các hoạt động công nghiệp (sử dụng nhiên liệu hóa
thạch (tăng CO2), hoạt động xả khí thải,..), giao thông vận tải(xe máy, ôtô, thải khí.), và thay đổi
mục đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và nạn phá
rừng. Ngoài ra còn 1 số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch.

14


Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người do IPCC
công bố đã cải thiện qua các năm như sau:
- Trong báo cáo của IPCC 1995: cho rằng hoạt động con người chỉ đóng góp vào 50% nguyên
nhân gây ra bđkh.
- Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi các nhà nghiên cứu thực hiện các nghiên cứu khoa học
thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH.
- Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt
động của con người đóng góp vào 90% nguyên nhân gây ra BĐKH.
- Và theo bản báo cáo bị rò rỉ của IPCC kết luận rằng hoạt động con người đóng góp vào 95%
nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công bố vào năm 2013.


Lý giải biến đổi khí hậu trong quá khứ và hiện tại:

- Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã từng nhiều lần xảy ra với

những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ
gian băng.
- Thời kỳ băng hà cuối cùng đã xảy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là g/đoạn ấm lên của
thời kỳ gian băng.
- Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này, ta thấy có 2 nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Tự nhiên: do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay
của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành
phần khí quyển.
+ Con người (sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính).
Có thể hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự cân bằng
giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi lượng nhiệt bị giữ lại nhiều
trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Chính lượng khí CO 2 chứa nhiều trong khí
quyển sẽ tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí
CO2 còn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NO x, CH4, CFC. Với những
gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ,
than đá..) sẽ khiến cho nhiệt độ toàn cầu gia tăng từ 1,4oC- 5,8oC từ năm 1990-2100.
- Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất
là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường,

15


bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và
xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
- Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên toàn cầu thể hiện ở 10 điều tồi tệ sau đây: gia tăng
mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt nóng, bão tố và lũ lụt, khô hạn, tai biến, suy thoái
kinh tế, xung đột và chiến tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái.
Câu 13: Kịch bản là gì? So sánh sự khác nhau của các loại kịch bản SA90, IS92, SRES?



Khái niệm:

Kịch bản là hình ảnh của tương lai. Kịch bản không phải là kết quả dự đoán hay dự báo. Mỗi
kịch bản là 1 bức tranh tưởng tượng dựa trên những suy luận có căn cứ khoa học về sự phát triển
của tương lai có thể xảy ra.
Kịch bản phát thải là công cụ hữu hiệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lên tình trạng
phát thải , từ đó đưa ra những “viễn cảnh” để lựa chọn cho tương lai.


So sánh sự khác nhau của các loại kịch bản SA90, IS92, SRES:

IPCC đã xây dựng, phát triển và đã công bố các kịch bản vào các năm 1990, 1992, 2000.
Kịch bản sớm nhất là SA90 (1990 IPCC Scenario A), tiếp theo là bộ kịch bản IS92 (IS92aIS92f) được đưa ra năm 1992, và bộ các kịch bản SRES (Special Report on Emissions Scenarios –
Báo cáo đặc biệt về các kịch bản phát thải) được ban hành chính thức năm 2000.
Kịch bản SA90 gồm 4 họ A, B, C, D.
Kịch bản IS92 gồm 6 họ, từ IS92a đến IS92f, được đưa ra vào năm 1992.
Kịch bản SRES gồm 4 họ kịch bản gốc A1, A2, B1 và B2, trong đó họ A1 được chia thành A1B,
A1T và A1FI, tổng cộng thành 6 họ.
Các kịch bản SRES
+ Kịch bản SA90:
-

là kịch bản sớm nhất được IPCC công bố vào năm 1990 với 4 họ là A,B,C,D.

-

nội dung chính: là chỉ đề cập đến vấn đề phát triển DÂN SỐ.

+ Kịch bản IS92:
-


là kịch bản được IPCC công bố vào năm 1992 với 6 họ từ IS92a đến IS92f.

-

nội dung chính: đề cập đến vấn đề DÂN SỐ và PHÁT TRIỂN KINH TẾ

+ Kịch bản SRES:
-

được IPCC công bố vào năm 2000 với 4 kịch bản gốc là A1, A2, B1, B2 trong đó kịch bản
gốc A1 được chia thành A1B, A1T, A1FI, tổng cộng thành 6 họ.
16


Bốn họ kịch bản phát thải khí nhà kính:
- Kịch bản gốc A1: + A1FI: sử dụng thái quá nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải cao).
+ A1B: cân bằng giữa các nguồn năng lượng (kịch bản phát thải trung bình).
+ A1T: Không sử dụng nhiên liệu hóa thạch (kịch bản phát thải thấp).
- Kịch bản gốc A2 (kịch bản phát thải cao): Họ kịch bản gốc A2 mô tả một thể giới rất không đồng
nhất. Các đặc điểm nổi bật là tính độc lập cũng như việc bảo vệ các đặc điểm địa phương, dân số
thế giới tiếp tục tăng, kinh tế phát triển theo định hướng khu vực, thay đổi về công nghệ và tốc độ
tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người chậm và riêng rẽ hơn so với các họ kịch bản khác.
- Kịch bản gốc B1 (phát thải thấp): Họ kịch bản gốc B1 thể hiện một thế giới tương đồng với dân
số thế giới đạt đỉnh vào giữa thế kỷ 21 và giảm xuống sau đấy giống như trong họ kịch bản gốc A1,
nhưng có sự thay đổi nhanh
chóng trong cấu trúc kinh tế theo hướng kinh tế dịch vụ và thông tin, giảm cường độ tiêu hao
nguyên vật liệu, các công nghệ sạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên được phát triển; chú trọng đến
các giải pháp toàn cầu về bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.
- Kịch bản gốc B2 (phát thải trung bình): Họ kịch bản gốc B2 miêu tả một thế giới với sự nhấn

mạnh vào các giải pháp địa phương về bền vững kinh tế, xã, hội và môi trường. Dân số thế giới vẫn
tăng trưởng liên tục nhưng thấp hơn A2, phát triển kinh tế ở mức trung bình, chuyển đổi công nghệ
chậm và không đồng bộ như trong B1 và A1. Cũng hướng đến việc bảo vệ môi trường và công bằng
xã hội, B2 tập trung vào quy mô địa phương và khu vực.
-

nội dung chính: đề cập đến vấn đề DÂN SỐ, PHÁT TRIỂN KT, SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG, VĂN HÓA.

+ Kịch bản RCP:
-

là kịch bản do IPCC công bố vào năm 2014 trong AR5 với 4 kịch bản là RCP 2.6; RCP4.5;
RCP6; RCP8.5.

-

nội dung chính: # sử dụng thông tin từ tất cả các kịch bản đã có từ trước đến nay.
# không sử dụng trực tiếp hàm lượng các chất khí.
# sử dụng tác đông của bức xạ như là hệ quả tổng hợp của tất cả các chất

KNK.
Câu 14: Trình bày cách đánh giá tác động của biến đổi khí hậu? Cho ví dụ minh họa.


Cách đánh giá tác động của biến đổi khí hậu: - Xác định kịch bản biến đổi khí hậu

17



- Xác định các kịch bản phát triển kinh tế xã hội.
- Xác định các ngành/ đối tượng.
- Xác định loại hình tác động chính
- Đánh giá khả năng tác động theo từng
kịch bản
- Đánh giá mức độ tổn thất
- Đánh giá mức độ rủi ro
- Đánh giá năng lực thích ứng
- Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương


Ví dụ minh họa: Xác định các biện pháp thích ứng

Hệ thống
Tài nguyên nước

TTDBTT chọn lọc cần các
hành động thích ứng
- Thay đổi khối lượng
nước và chất lượng nước
- Biến động dòng chảy
hàng năm
- Gia tăng tần suất lũ cực
đoan và tình hình ngập lụt

Lựa chọn thích ứng

Cơ quan liên quan

- Xây dựng và cải tạo hệ


Bộ Tài nguyên và Môi

thống kênh mương
- Cải tạo h/thống đê kè
- X/định nguy cơ ngập lụt
- Thúc đẩy phát triển hồ

trường; các bộ/ngành

chứa – thủy điện

nông thôn

liên quan: bộ nông
nghiệp và phát triển

Câu 15: Trình bày các tác động của biến đổi khí hậu lên các lĩnh vực, ngành.
1) Tác động đến nông nghiệp
Ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, gia tăng dịch bệnh, giảm năng suất cây trồng.Nước biển dâng
làm mất diện tích đất canh tác, xâm nhập mặn, tiêu thoát nước khó khăn. Nhu cầu dùng nước trong
nông nghiệp có thể tăng gấp 2-3 lần vào năm 2100, hạn hán và tình trạng thiếu nước sản xuất. Thay
đổi ranh giới phân bố cây trồng nhiệt đới (dịch chuyển lên cao và tiến về phía Bắc).
2) Tác động đến lâm nghiệp
Thay đổi sự phân bố HST rừng tự nhiên và rừng trồng. Tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học,
hệ sinh thái rừng. Độ ẩm thấp, nhiệt độ cao gây ra nguy cơ cháy rừng cao. Tăng nguy cơ sâu bệnh
hại rừng. Tác động đến HST rừng gập mặn, rừng tràm. Giảm diện tích đất canh tác do gập úng,
nhiễm mặn, phèn và chuyển đối mục đích sử dụng đất lâm nghiệp.
3) Tác động đến đới bờ biển
Đới bờ biển chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở. Hiệu ứng này được khuếch trương

khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác. Hàng năm, nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng,
nhất là những vùng thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ.
4) Tác động đến công nghiệp và cư dân
18


Nhiều khu công nghiệp, khu cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy cảm với sự gia
tăng thời tiết cực đoan do BĐKH. Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai,
có thể gặp nhiều rủi ro và tổn thất nghiêm trọng.
5) Tác động đến sức khỏe
- Tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút, thậm chí sa sút nghiêm trọng.
- Biến đổi khí hậu tuy mang lại một vài lợi ích cho một số vùng ôn đới, chẳng hạn giảm bớt tử vong
do lạnh, song phổ biến vẫn là ảnh hưởng tiêu cực, do nhiệt độ tăng lên.
6) Tác động đến nguồn nước
- Tác động của BĐKH đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu vực cũng như từng
lưu vực.
- Trên qui mô toàn cầu, biến đổi khí hậu khuếch đại nguy Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
90 cơ thiếu nước. Trên quy mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp
tuyết phủ.
- Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm vào giữa thế
kỉ ở các vùng có vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng đông dân ở Đông Á và giảm
10-30% ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc
hơi tăng.
- Nguy cơ lụt lội gia tăng là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước.
Sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến
sự phát triển bền vững.


Câu 16: Trình bày các giải pháp chiến lược thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu tại VN.
I. Giải pháp chiến lược giảm thiểu biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực

1. Giải pháp giảm thiểu trong năng lượng
a) Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực cung ứng năng lượng
Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện. Tăng cường sử
dụng năng lượng thay thế. Giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện.
b) Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực tiêu thụ năng lượng
Sử dụng điện tiết kiệm trong sinh hoạt đời sống thường ngày của gia đình. Sử dụng thiết bị chiếu
sáng và thiết bị điện hiệu quả hơn và tiết kiệm ở cơ quan, công sở,… quy định sử dụng điện hợp lý
hơn trong các tòa nhà ở và tòa nhà thương mại.
Thu hồi nhiệt dư, chuyển đổi nhiên liệu, tái chế và thay thế nguyên liệu trong các ngành sử dụng
nhiều năng lượng (sắt, thép, xi măng, giấy, hóa chất,…). Sử dụng phương tiện có hiệu quả nhiên
liệu cao hơn, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch hơn trong ngành giao thông, sử dụng động cơ điện
19


trong giao thông đường bộ,… Từng bước chuyển đổi phương thức đi lại, từ đường bộ sang đường
sắt, từ phương tiện cá nhân sang công cộng... Quy hoạch chiếu sáng công cộng hợp lý hơn.
2. Giải pháp giảm thiểu trong lâm nghiệp
Hạn chế khai phá rừng, trồng rừng và tái tạo rừng. Phòng chống cháy rừng có hiệu quả
3. Giải pháp giảm thiêu trong nông nghiệp
a) Giảm phát thải KNK trong quản lý và cải thiện kỹ thuật nông nghiệp
Cải tiến quản lý tưới tiêu lúa nước, chăn nuôi gia súc. Cải tiến chế độ bón phân các loại. Bồi
dưỡng đất hữu cơ bị mất dinh dưỡng. Bồi hoàn và phục dưỡng đất thoái hóa các loại.
b) Giải pháp sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học
Phân tích các quan hệ giữa BĐKH và an ninh lương thực. Quy hoạch cây trồng và mùa vụ sản
xuất nhiên liệu sinh học. Quy hoạch vùng chế biến nhiên liệu sinh học.
II. Giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực
1. Giải pháp thích ứng trong tài nguyên nước
Tái cơ cấu, tu bổ, nâng cấp hệ thống thủy lợi. Bổ sung xây dựng các hồ chứa đa mục đích. Xây
dựng và phát triển cơ chế quản lý lưu vực. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm. Từng bước tổ chức
chống xâm nhập mặn.

2.Giải pháp thích ứng trong nông nghiệp
Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH. Đa dạng hóa hoạt động
xen canh, luân canh. Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp. Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán.
3.Giải pháp thích ứng trong lâm nghiệp
Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn.
Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên. Tổ chức phòng chống cháy rừng có hiệu quả. Nâng cao hiệu
suất sử dụng gỗ và kiềm chế sử dụng nguyên liệu gỗ. Bảo vệ giống cây trồng quý hiếm, lựa chọn và
nhân giống cây trồng thích hợp với từng địa phương.
4. Giải pháp thích ứng trong thủy sản
a) Thích ứng với BĐKH trên đới bờ biển và trong nghề cá biển
Xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp cùng bờ biển. Từng bước củng cố và xây
dựng mới đê biển. Quy hoạch lại nghề đánh cá. Hoàn chỉnh kế hoạch đánh bắt trong hoàn cảnh
BĐKH.
b) Thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực kinh tế thủy sản
Điều chỉnh các hoạt động thích ứng trong từng thời kỳ hay giai đoạn.
Phối hợp các ngành quốc phòng, an ninh và kinh tế nâng cao bảo vệ thế mạnh của kinh tế thủy
sản và kinh tế biển trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội.
20


c) Thích ứng với BĐKH trong nghề cá nước ngọt và nước lợ
Quy hoạch lại vùng cá nước ngọt và nước lợ. Phối hợp các ngành liên quan hoàn thiện kế hoạch
quản lý tài nguyên nước. Không ngừng hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng thủy sản.
5. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải.
Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải phù hợp với tình
hình BĐKH. Nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng, công nghiệp và GTVT trên các địa bàn
xung yếu.
6. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong y tế và sức khỏe cộng đồng
Nâng cấp cơ sở hạ tầng và hoạt động y tế cộng đồng. Xây dựng chương trình tăng cường sức
khỏe cải thiện môi trường kiểm soát dịch bệnhứng phó với BĐKH

Câu 17: Giải thích các thuật ngữ “Rò rỉ cácbon” theo nghị định thư Kyoto và “điều chỉnh
biên giới cácbon”.
Rò rỉ cácbon (Carbon leakage)
Là khái niệm thường dùng để diễn tả tình trạng mà có thể xảy ra khi ngành kinh doanh chuyển
sản phẩm tới những quốc gia mà có sự đè nén của laxer lên khí nhà kính, do nguyên nhân là án phí
liên quan đến hoạt động chính trị về môi trường.
Một thuật ngữ được sử dụng để đề cập đến vấn đề trong đó ngành công nghiệp ô nhiễm được tái
định vị ở những nước mà chế độ kiểm soát ô nhiễm yếu ớt, hoặc hoàn toàn không tồn tại.
• Là việc chuyển các cơ sở sản xuất từ các nước PT sang các nước ĐPT vì thế tổng lượng phát thải
khí nhà kính toàn cầu không giảm.
• Để giảm phát thải trong nước, các nước PT đã chuyển các cơ sở sản xuất ra nước ngoài. Lượng
phát thải cân bằng trong thương mại (Balance Emission Embodied in Trade) của các nước ĐPT
tăng, nhưng giảm ở nước PT.
• Áp lực ngày càng lớn buộc các nước ĐPT phải giảm phát thải, dù rằng việc tăng là do sản xuất mở
rộng để phục vụ nước PT.


Điều chỉnh biên giới cácbon (Border Carbon Adjustment, BCA)
• Mục đích: tạo ra sự cân bằng về sân chơi cho các nhà sx của các nước PT đối vs hàng hóa nhập từ
các nước ĐPT không có quy định nghiêm ngặt về phát thải.
• Sử dụng BCA nhằm nội luật hóa hàng hóa sản xuất ngoài nước. Áp dụng BCA buộc các nước
ĐPT, vốn không gây phát thải trong quá khứ, phải gánh trách nhiệm giảm phát thải ngay lập tức.

21


• Các nước ĐPT xuất khẩu hàng hóa là nước nghèo, bị tác động của BĐKH, của nhu cầu tiêu dùng
hoặc chấp nhận mức giá định sẵn. Sản phẩm phục vụ người tiêu dùng ở các nước PT, nhưng phải
chịu gánh nặng thuế của BCA.
• Vậy BCA là công cụ để nhấc gánh nặng lịch sử của những nước PT.

• Châu Âu dự kiến đưa rào cản này nhằm giải quyết vấn đề ưu thế so sánh về giá của hàng hóa nhập
khẩu từ các nước ĐPT.
• Mỹ đang cân nhắc sử dụng BCA trong dự thảo Luật BĐKH.
Nghị định thư Kyoto:
Một thỏa thuận quốc tế cho giai đoạn 2008-2012 nhằm làm chậm quá trình biến đổi khí hậu.
Theo nghị định thư, các nước công nghiệp đã nhất trí giảm 5,2% tổng lượng khí nhà kính do họ thải
ra so với mức năm 1990.
(Kyoto Protocol) Nghị định thư Kyoto:
Một giao thức thuộc Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu, để thiết lập các cam kết
ràng buộc mang tính pháp lý về phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Các nước công nghiệp hóa đã
nhất trí kết hợp để giảm lượng khí thải của họ 5.2% dưới mức năm 1990 trong thời gian năm năm
2008- 2012. Đó là sự đồng ý của các chính phủ tại một hội nghị của Liên Hợp Quốc năm 1997 tại
Kyoto, Nhật Bản, nhưng không có hiệu lực pháp lý cho đến năm 2005.

___
___THE
THE END

22

___



×