Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TÌM HIỂU QUY TRÌNH vận HÀNH NHÀ máy nước, lò đốt rác TRÊN địa bàn HUYỆN hạ hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY NƯỚC,
LÒ ĐỐT RÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA

Địa điểm thực tập: Ban quản lý các công trình công cộng
Huyện Hạ Hòa
Người hướng dẫn:
1. Phạm Tiến Dũng – Phó trưởng ban quản lý các công trình
công cộng huyện Hạ Hòa
2. Lê Ngọc Thuấn – Trường đại học tài nguyên và môi
trường Hà Nội
Sinh viên thực hiện: Hồ Hà My – ĐH2CM2

Hạ Hòa, tháng 03 năm 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÌM HIỂU QUY TRÌNH VẬN HÀNH NHÀ MÁY NƯỚC,
LÒ ĐỐT RÁC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA
Địa điểm thực tập: Ban quản lý các công trình công cộng
huyện Hạ Hòa
Người hướng dẫn:


1. Phạm Tiến Dũng – Phó trưởng ban quản lý các công trình
công cộng huyện Hạ Hòa
2. Lê Ngọc Thuấn – Trường đại học tài nguyên và môi trường
Hà Nội
Người hướng dẫn 1

Sinh viên thực hiện

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)

Phạm Tiến Dũng

Hồ Hà My

Phạm

Người hướng dẫn 2
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lê Ngọc Thuấn
Hạ Hòa, tháng 03 năm 2016
2


3


LỜI CẢM ƠN

Thực tập môn học là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của
trường Đại Học tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội cũng như ngành công nghệ kĩ thuật
môi trường chuyên nghành công nghệ môi trường. Đợt thực tập giúp sinh viên chúng em
làm quen với môi trường làm việc tập thể, công việc thực tế, đặc biệt là áp dụng các lí
thuyết đã học vào thực tế. Qua đó sẽ biết cách sử dụng, bổ sung những kiến thức mà mình
tích lũy trong nhà trường nhằm tiếp cận với công việc chuyên môn một cách có hiệu quả.
Sau thời gian thực tập tại “Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa”, được
sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ, nhân viên của ban quản lý cùng với sự giúp đỡ, hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo, cô giáo Khoa môi trường – trường Đại học Tài nguyên
và môi trường Hà Nội, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo nhà trường và các thầy cô
trong tổ bộ môn công nghệ môi trường - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội đã giúp em hoàn thành bài báo cái thực tập này. Đồng thời em xin gửi lời cám ơn đối
với giảng viên Th.s.Lê Ngọc Thuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo “Ban quản lý các công trình
côn cộng huyện Hạ Hòa” và toàn thể các bác, các chú, các anh, chị công nhân trong ban
quản lý đã tận tình quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời
gian thực tập tại cơ sở.
Cuối cùng, em xin cảm ơn sự hướng dẫn và tấm lòng của thầy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên bản
báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

4


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập:
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng nào,
từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn nước và không
khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực
tiếp tới đời sống con người
Để góp phần đảm bảo cho môi trường không bị suy thoái và phát triển một cách bền
vững, chúng ta phải chú ý giải quyết các vấn đề cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý
chất thải rắn vệ sinh môi trường một cách hợp lý
” Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa” là đơn vị trực thuộc huyện Hạ
Hòa quản lý các công trình công cộng của huyện trong đó có các công trình môi trường
như: nhà máy cấp nước và lò đốt rác sinh hoạt.Thực tập tại ban quản lý, em đã học hỏi
được những kiến thức về quy trình sản xuất , xử lý, vấn đề tổ chức quản lý và điều khiển
hoạt động của các thiết bị, dây truyền công nghệ môi trường.
Với mong muốn môi trường huyện Hạ Hòa ngày càng được cải thiện, đồng thời năng
cao kĩ năng , kiến thức thực tế nên em đã thực hiện đề tài ”Tìm hiểu quy trình vận hành
nhà máy nước, lò đốt rác trên địa bàn huyện Hạ Hòa”.
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập
1.1. Đối tượng thực hiện
- Nhà máy nước sạch tại thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
- Lò đốt rác huyện Hạ Hòa,tỉnh Phú Thọ
1.2. Phạm vi thực hiện
- Về không gian: Thực hiện chuyên đề trên địa bàn Thị trấn Hạ Hòa – Hạ Hòa – Phú Thọ.
- Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 11 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 3
năm 2016.
2.3. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp quan sát thực tế: thực tế tham quan các công trình xử lý trong quá trình
thực tập tại cơ sở
- Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu

5


- Phương pháp kế thừa: kế thừa các thiết kế sáng tạo có hiệu quả cao trong vận hành và
quản lý
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

3.1.Mục tiêu

3.2.

- Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức đã học
- Áp dụng các kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tế
- Làm quen với môi trường làm việc sau này
- Liên hệ lý thuyết với thực hành
- Đưa ra cái nhìn tổng quát và phản ánh chính xác về quá trình vận hành nhà máy nước, lò
đốt rác trên thị trấn Hạ Hòa
- Hiểu được quá trình vận hành của nhà máy nước huyện Hạ Hòa
- Hiểu được quá trình vận hành của lò đốt rác huyện Hạ Hòa
Nội dung
- Tìm hiểu về đơn vị thực tập “Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa”.
- Tìm hiểu quy trình vận hành và phân phối nước sạch trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa.
- Tìm hiểu quy trình xử lý của lò đôt rác tại huyện Hạ Hòa

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Thông tin về cơ sở thực tập
- Ban quản lý các công trình công cộng huện Hạ Hòa là cơ quan trực thuộc UBND huyện
Hạ Hòa, được thành lập từ năm….Đơn vị có nhiệm vụ quản lý một số công trình như: nhà
6



máy cấp nước sạch thị trấn Hạ Hòa, lò đốt rác, chợ trung tâm thị trấn Hạ Hòa, trung tâm
hội nghị của huyện…
- Tên cơ sở: Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa
- Địa chỉ: Khu 1, thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ
- Số điện thoại: 02103.676.035
- Mã số thuế: 2600741155
- Tài khoản: 8123.3.103289.0000 tại kho bạc nhà nước huyện Hạ Hòa.
2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
2.1.Nguồn nhân lực
-

Tính đến tháng 03/2016 tổng số công nhân trong nhà máy gồm:
+) 1 trưởng ban quản lý
+) 1 phó ban quản lý
+) 2 kế toán
+) 1 văn thư
+) 35 công nhân
+) 1 bảo vệ

-

Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa có đội ngũ lao động có tay nghề cao,
dày dặn kinh nghiệm làm việc.

-

Có sự kết hợp giữa đội ngũ lao động có kinh nghiệm và đội ngũ lao động trẻ tạo nên tinh
thần hăng say làm việc.


-

Đội ngũ công nhân của ban quản lý có tinh thần trách nhiệm cao.

-

Thời gian làm việc của công nhân được phân ca hợp lý, luân chuyển để phù hợp với đặc
thù công việc của cơ sở.

2.2. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa
Trưởng ban quản lý

Phó ban quản lý
7


Tổ phụ trách
quản lý chợ và
trung tâm
huyện

Nhóm phụ
trách trạm
bơm cấp I

Tổ phụ trách
vận hành nhà
máy nước

Nhóm phụ

trách bể lắng,
bể lọc, bể chứa

Tổ thu gom
rác và vận
hành lò đốt

Nhóm phụ
trách pha trộn
hóa chất

Tổ hành
chính, văn
phòng

Nhóm phụ
trách trạm
bơm cấp II

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý các công trình công cộng
2.2.1) Trưởng ban quản lý
- Trưởng ban là người điều hành và chịu trách nhiệm chung về kế hoạch sản xuất, công
tác kỹ thuật và tổ chức lao động cũng như các trang thiết bị tài sản của cơ sở.
- Trách nhiệm và quyền hạn:
+ Công tác tổ chức nhân sự, bố trí lao động phù hợp và thích ứng với yêu cầu hoạt
động sản xuất và phục vụ sản xuất .
+ Quyết định phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, bảo dưỡng duy tu hàng
tháng, quý, năm trên cơ sở kế hoạch và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Quyết định ban hành các định mức, đơn giá và phân phối tiền lương cho toàn cơ
sở trên cơ chế định biên và năng suất lao động cá nhân.

+ Chủ trì các cuộc họp về sản xuất, kỷ luật lao động, đề nghị nâng lương, nâng bậc
hàng năm…
+ Tham gia các cuộc họp, liên hệ với các cơ quan hữu quan, phòng ban nghiệp vụ
nhằm phục vụ sản xuất.
2.2.2. Phó ban quản lý
- Phó ban quản lý là người giúp trưởng ban quản lý điều hành sản xuất. Đồng thời, Phó
ban quản lý cũng chịu trách nhiệm những nhiệm vụ và kế hoạch do truowngr ban phân
công và ủy quyền.
8


- Trách nhiệm và quyền hạn:
+ Lập và ký kiểm tra các dự toán bảo dưỡng, sửa chữa, đại tu…
+ Quan hệ với chính quyền địa phương, công an khu vực để phối kết hợp trong công
tác bảo vệ, an ninh chính trị và an toàn nhà máy, các tuyến đường riêng ra vào nhà máy,
tuyến nước thô, tuyến nước sạch từ nhà máy phát ra mạng, tuyến đường thu gom rác…
+ Thông báo kết luận giao ban, các cuộc họp đột xuất khác…
+ Xây dựng và khai triển các kế hoạch sản xuất, đảm bảo an toàn lao động cho người
và máy móc thiết bị, an ninh, an toàn để phục vụ sản xuất,…
+ Đề xuất phương án vận hành dây chuyền công nghệ nhằm mục đích giảm chi phí
nhân công, vật tư…tìm biện pháp để chống thất thoát nước thô và nước sạch trong phạm
vi đơn vị mình quản lý.
+ Triển khai và đôn đốc công tác bảo vệ an ninh chính trị, an toàn xã hội, công tác vệ
sinh môi trường trong phạm vi nhà máy.
+ Tổ chức lực lượng bảo vệ sản xuất, tài sản, đất đai nhà xưởng, cây cảnh…trong phạm
vi đơn vị được quản lý. Đảm bảo cho sản xuất được hiệu quả.
+ Quản lý hồ sơ về trang thiết bị, tình trạng máy móc trên dây chuyền công nghệ sản
xuất nước, tài sản đất đai, nhà xưởng, văn phòng phẩm…
2.2.3.Tổ văn phòng
- Kế toán của ban quản lý chịu trách nhiệm về tiền lương của công nhân, tiền vật tư trang thiết bị và chịu trách nhiệm trước trưởng ban quản lý.

- Thủ quỹ và văn thư của nhà máy chịu trách nhiệm về mọi giấy tờ, sổ sách và giao nhận,
thuyên chuyển đề nghị…. Quản lý tài chính cho cơ sở.
- Cán bộ kiểm nhiệm chất lượng nước làm nhiệm vụ đo mẫu nước tại nhà nước và đưa ra
kết luận chất lượng nguồn nước sản xuất ra đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
2.2.4. Tổ phụ trách vận hành nhà máy nước
- Nhiệm vụ:
+ Sản xuất nước sạch đảm bảo kế hoạch
+ Đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 cho người dân

9


+ Xử lý nước đạt tiêu chuẩn, thường xuyên giám sát quá trình xử lý, định mức sử dụng
các loại hóa chất
+ Theo dõi các máy móc, thiết bị, vật dụng, phương tiện bảo hộ lao động, phát hiện kịp
thời các hư hỏng, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị vận hành đúng quy trình, quy phạm
+ Làm tốt các công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, công tác an toàn trong
lao động, sản xuất, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, thiên tai
2.2.5. Tổ phụ trách thu gom và vận hành lò đốt rác
- Nhiệm vụ
+ Thu gom rác thải từ các hộ dân và vận chuyển sang bãi tập kết
+ Vận hành lò đốt rác đúng quy trình
+ Theo dõi các máy móc, thiết bị, vật dụng, phương tiện bảo hộ lao động, phát hiện kịp
thời các hư hỏng, thường xuyên bảo dưỡng thiết bị vận hành đúng quy trình, quy phạm
+ Đảm bảo thu gom và xư lý rác đúng thời gian và hiệu quả
2.2.6. Tổ phụ trách quản lý chợ và trung tâm huyện
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý đảm bảo an ninh và trật tự khu chợ
+ Quản lý và tham gia tổ chức các sự kiện diễn ra tại trung tâm hội nghị huyện
+ Làm tốt các công tác vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, công tác an toàn trong

lao động, sản xuất, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, thiên tai

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1. Quy trình vận hành nhà máy nước huyện Hạ Hòa
2.1.1. Sơ đồ dây truyền công nghệ của nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa
• Sơ đồ dây truyền công nghệ của nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa
10


Phèn

Trạm
bơm cấp
I

Bể
trộnBể
lắng
đứng

Nhà
khử
trùng

Vôi

Hợp khôi
bể trộn,
phản ứng,
lắng ngang


Bể lọc
nhanh

Bể chứa
nước

Trạm bơm
nước sạch
(bơm cấp 2)

sạch

Mạng lưới
cấp nước
Hình 2. Sơ đồ dây truyền công nghệ của nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa

• Thuyết minh dây truyền công nghệ:

Đối với nhà máy nước do Ban quản lý các công trình công cộng huyện Hạ Hòa quản lý,
nguyên liệu nguồn nước thô được lấy từ sông Hồng (nguồn nước nguyên liệu được gắn
biển cấm hai đầu)
+ Nước được trung chuyển qua trạm bơm cấp 1 qua đường ống được dẫn vào bể lắng
đứng. Ở đây hóa chất được pha trộn tại ngăn phản ứng tiếp xúc với nước làm đông tụ các
chất cặn bẩn và lắng xuống
+ Sau đó nước tiếp tục được đưa sang bể lắng ngang. Cuối công đoạn xử lý của bể lắng
ngang, nước sẽ được dẫn sang bể lọc bằng ống dẫn
+ Nước được đưa qua bể lọc: tại đây sẽ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước, khí clo khử
trùng được châm trực tiếp vào đường ống dẫn nước sang bể chứa nước sạch để loại trừ vi
sinh vật tồn tại trong nước.

+ Nước sau các công đoạn xử lý sẽ được chứa trong bể chứa nước sạch
+ Cuối cùng nhờ hệ thống trạm bơm cấp 2 phân phối nước cho người dân sử dụng

2.1.2. Các công trình và quá trình vận hành hệ thống xử lý nước sạch nhà máy nước thị
trấn Hạ Hòa
2.1.2.1. Công trình đầu nguồn
a. Vị trí đặt:
- Công trình thu và trạm bơm cấp I được xây dựng tại thượng lưu bến phà thị trấn Hạ Hòa
b. Cấu tạo
11


- Công trình đầu nguồn bao gồm: hố thu và trạm bơm cấp I, hệ thống đường ống cấp nước
thô dẫn vào khu xử lý
- Hố thu: được xây bằng BTCT đá dăm mác 250; cao 9,9m; diện tích đáy 45m 2; đáy hố
dày 400; thành hố dày 350, nắp hố dày 150
- Trạm bơm cấp I được lắp đặt xây dựng có công suất 3.000m 3/ ngày đêm, diện tích xây
dựng 40m2; nhà 2 tầng, được xây dựng bằng BTCT

Hình 3. trạm bơm cấp I
- Trong trạm bơm lắp đặt:
+) 2 máy bơm ly tâm trục ngang có Q=125m3/h, H=20m;
+) 01 máy bơm hút nước rò rỉ có Q=1m3/h, H=15m;
+) 01bơm chân không + thùng mồi Q=30m3/h, H= 400mmHg;
+) 01máy bơm bùn Q=10m3/h, H=15;
+) 01 Palăng xích điện loại 1 tấn

12



-

Hình 4. Bơm và thùng mồi
Tuyến ống nước thô dẫn nước từ trạm bơm cấp I về khu xử lý được lắp đặt bằng gang đúc

Tân Long phi 200 dài 251m.
c. Quy trình kiểm tra, vận hành :
 Công nhân vận hành trạm bơm cần kiểm tra:
• Điện áp, dòng điện, áp lực
• Kiểm tra hệ thống ống dẫn, hệ thống truyền dẫn điện
• Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị trong trạm bơm
• Vệ sinh, lau chùi trong thiết bị
 Nguyên tắc khi vận hành và kiểm tra bơm:
• Dòng điện của máy khi đang vận hành phải nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện định
mức của máy
• Khi kiểm tra thiết bị điện phải cắt điện trước khi kiểm tra và phải thử lại xem có
còn dòng điện không để xử lý và kiểm tra trong từng trường hợp cụ thể

• Độ chênh lệch điện áp giữa các pha với nhau không được quá

±

15v, điện áp dây

không nhỏ hơn 330v hoặc lớn hơn 410v thì không được vận hành máy
• Vào mùa khô, mực nước thấp cần phải mồi bơm khi bơm đã mồi đủ thì mới cho
vận hành máy bơm
2.1.2.2. Bể trộn vách ngăn -Bể lắng đứng kết hợp phản ứng xoáy
a. Chức năng
Bể lắng đứng có nhiệm vụ làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước sang các công trình xử lý

tiếp theo. Tại đây, phèn được hòa trộn với nước để các hạt cặn lơ lửng trong nước có khả
năng kết dính vào với nhau tạo thành các cặn bông lớn có trọng lượng đáng kể lắng xuống
đáy bể, giúp làm sạch nước sơ bộ trước khi vào bể lắng ngang.
b. Cấu tạo

13


c.

d.

2.1.2.3.
a.

Hình 5. Bể lắng đứng
Bể lắng đứng có dạng hình vuông được bố trí kết hợp với bể phản ứng hình trụ
Bể lắng đứng gồm 04 đơn nguyên
Kích thước bể: 5,4 x 5,4 x 7,65m
Có một đường ống dẫn vôi lên bể trộn vách ngăn trước khi nước được đưa vào các ống
trung tâm của các đơn nguyên
Bể trộn là loại trộn ngang có vách ngăn
Bể được xây dựng bằng bê tông cốt thép
Nguyên lý hoạt động
Đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể rồi đi xuống dưới qua bộ phận hãm làm
triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào bể lắng. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo
chiều đứng từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được thu
vào máng vòng bố trí xung quanh thành bể và được đưa sang bể lắng ngang
Quy trình kiểm tra vận hành :
Hàng này công nhân quản lý vận hành bể lắng đứng phải làm những công việc:

+ Kiểm tra hệ thống ống, van của bể
+ Ghi sổ giao ca tình hình hoạt động của bể
+ Vệ sinh; vớt lá cây, rác trên bề mặt bể
+ Xả cặn bể lắng: trung bình cứ 1 ngày xă cặn của một đơn nguyên. Mở van để xả cặn,
mỗi lần xả kéo dài khoảng 8 phút đến khi nước xả trong thì ngừng xả. Nếu hàm lượng cặn
trong nước nguồn giảm thì khoảng cách giữa 2 lần xả sẽ tăng lên (khoảng 2 ngày 1 lần xẳ
hoặc cân đối theo thực tế)
+ Nếu nước vào nhiều và không chảy kịp và tràn qua ống thì cần phải khóa bớt van nước
vào ống để sao cho nước vào ra cân đối
Hợp khối bể trộn, bể phản ứng, bể lắng ngang
Chức năng
14


- Bể lắng ngang kết hợp bể trộn, phản ứng có nhiệm vụ lắng cặn trong nước trước khi đưa
nước sang bể lọc. Để quá trình keo tụ lắng các hạt cặn trong nước đạt hiệu quả cao có một
đường ống dẫn vôi lên bể lắng ngang để kiềm hóa nước giúp cho hiệu quả keo tụ đạt hiệu
quả cao

- Trong trường hợp nước thô có độ đục



200mg/l, nước được đưa trực tiếp vào khối bể

trộn, phản ứng, lắng ngang mà không cần qua bể lắng đứng.
b. Cấu tạo

Hình 6. Bể lắng ngang
- Bể lắng được xây dựng bằng bê tông cốt thép

- Đường ống dẫn nước từ bể lắng đứng sang bể lắng ngang có kích thước



250

- Hợp khối bể gồm:

• Ngăn trộn:

+ Kích thước bề mặt: 1,5 x 1,5m
+ Có động cơ khuấy cánh phẳng, N= 40 – 200 v/ph có công suất từ 1kw
• Ngăn phản ứng:
+ Kích thước bề mặt: 3,9 x 3,6m
+ Có động cơ khuấy cánh bản, trục là thép không gỉ, N= 5 – 30 v/ph có công suất từ 1kw
• Ngăn lắng (2 ngăn)
+ Kích thước: chiều rộng mỗi ngăn là 1,7m; chiều dài bể lắng là 13m, chiều cao bể là
5,4m
• Hố thu cặn (4 hố): đường kính ống xả cặn D200mm
- Ngăn lắng có dạng hình chữ nhật, gồm các phần:
15


+ Phân phối nước vào bể: Đưa nước vào đều trong bể lắng.
+ Lắng: Lắng nước, các hạt cặn lắng xuống trong bể.
+ Thu nước đã lắng: Được đưa về máng thu .
+ Xả cặn

c. Nguyên lý hoạt động
- Nước được dẫn theo máng đi qua các van để phân phối đều vào bể. Khi nước chuyển

động theo phương ngang từ đầu đến cuối bể. Dưới tác dụng của lực trọng trường, các hạt
cặn lắng xuống đáy bể.
- Nước qua vùng lắng đã được tách khỏi cặn, chảy vào máng thu đặt ở cuối bể để thu
nước bề mặt. Từ đó nước được dẫn sang bể lọc.

d. Quy trình kiểm tra vận hành :
- Hàng ngày công nhân quản lý vận hành bể lắng ngang phải làm những công việc:
+ Kiểm tra hệ thống ống, van của bể
+ Kiểm tra động cơ khuấy trộn vôi
+ Ghi sổ giao ca tình hình hoạt động của bể
+ Vệ sinh; vớt lá cây, rác trên bề mặt bể
+ Xả cặn bể lắng ngang: mỗi ngày xả bùn 1 ngăn lắng.
2.1.2.4. Bể lọc nhanh
a. Chức năng:
- Nhằm tách các hạt cặn bẩn, hạt keo, các bông cặn còn lại và một phần các vi sinh vật có
trong nước

Hình 7. Bể lọc

b. Cấu tạo:
-

Bể lọc nhanh được xây dựng bằng bê tông cốt thép có 4 ngăn lọc

-

Kích thước mỗi ngăn lọc: 2,65 x 2,3 x 4,6m
16



-

Bể có hệ thống phân phối nước và gió rửa lọc bằng chụp lọc

-

Vật liệu lọc: cát thạch anh, h2=0,8m

-

Chiều cao lớp sỏi đỡ, h3=0,3m

-

Mỗi bể lọc có các loại ống:
+ Ống thép D200 dẫn nước rửa lọc
+ Ống thép D150 xả nước rửa lọc
+ Ống thép D100 dẫn gió rửa lọc
+ Ống thép D100 dẫn nước sạch sang bể chứa.

Hình 8. Các ống, van của bể lọc

c. Quy trình lọc:
- Nước đi từ bể lắng theo máng phân phối vào bể lọc. Dưới tác dụng của trọng lực, nước
thấm qua lớp vật liệu lọc Tại đây các cặn bẩn được giữ lại trên bề mặt lớp vật liệu lọc và
trong mao quản của lớp lọc.
- Cặn trong nước được giữ lại nhờ lực kết dính của nó với các hạt cát lọc khi qua các lỗ
rỗng giữa các hạt cát lọc. Vì vậy trên bề mặt cát lọc hình thành một lớp màng cặn, nó có
tác dụng hấp phụ các hạt keo, hạt cặn và 1 phần vi sinh vật trong nước.
- Hệ thống phân phối nước và gió rửa lọc của bể lọc bằng chụp lọc:

- Phân phối nước trong bể bằng các máng chữ U, nước đi từ trong bể ra ngoài.
- Sau quá trình lọc, chất lượng nước đầu ra đã đáp ứng được tiêu chuẩn về các chỉ tiêu lý,
hóa và vi sinh. Tiếp theo nước sẽ được khử trùng rồi đưa sang bể chứa
d. Rửa bể lọc.
 Chu kì và mục đích của việc rửa bể lọc

17


- Chu kỳ rửa lọc tại nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa 96h nhưng hiện tại do chất liệu lọc bị
xáo trộn và chất lượng không được ổn định nên chu kì rủa lọc là 48 giờ
- Rửa bể nhằm mục đích:
+) Khôi phục chức năng làm việc của bể.
+) Đảm bảo chất lượng nước và tốc độ lọc theo quy định.
+) Hoàn nguyên lại lớp vật liệu lọc.

 Quy trình rửa bể lọc
- Bước 1: Đóng van dẫn nước từ bể lắng sang bể lọc, để mực nước trong bể lọc hạ xuống
mức bằng miệng máng thu nước rửa lọc
- Bước 2: Đóng van thu nước thu nước sang bể chứa
- Bước 3: Mở van thu nước rửa lọc, mở van cấp gió và nước rửa lọc
- Bước 4: Vận hành bơm cấp gió rửa lọc (thời gian cấp gió rủa lọc 05 phút)
- Bước 5: Vận hành bơm cấp nước rửa lọc, khi bơm cấp nước rửa lọc hoạt động được 2-3
phút thì dừng cấp gió rửa lọc
- Bước 6: Tiếp tục rửa lọc bằng nước thuần túy đến khi thấy ruwarc trong đường ống thu
nước rửa lọc trong thì dừng.
- Bước 7: Đóng van thu nước rửa lọc, mở van đưa nước từ bể lắng sang.

• Yêu cầu khi rửa lọc:
- Trước khi rửa bể, đảm bảo chắc chắn van dẫn nước từ bể lắng ngang sang bể lọc được

đóng chặt.
2.1.2.5. Thiết bị chuẩn bị dung dịch vôi và phèn
a. Chức năng
- Bể hòa trộn vôi, phèn có nhiệm vụ hòa tan phèn cục và lắng cặn bẩn
b. Cấu tạo
- Bể hòa trộn phèn bằng máy khuấy
- Bể hòa trộn phèn được làm bằng thép không gỉ
- Bể hòa trộn vôi gồm 2 bể, mỗi bể được gắn 1 động cơ khuấy trộn

18


b.1. Thùng hòa trộn vôi
b.2. Thùng hòa trộn phèn
Hình 9. Thùng hòa trộn vôi và phèn
c. Quy trình vận hành
Sau khi được pha trộn thành dung dịch thì dung dịch phèn sẽ được định lượng bằng thiết
bị định lượng và theo đường ống chảy vào bể lắng đứng. Còn dung dịch vôi cũng được
định lượng qua thiết bị định lượng và chảy vào hợp khối bể hòa trộn, phản ứng, lắng
ngang.

2.1.2.6. Bể chứa nước sạch

Hình 10. Bể chứa
a. Chức năng:
19


- Là công trình chứa nước sạch và điều hòa nước tạm giữ trạm bơm cấp I và trạm bơm
cấp II (bơm vào mạng lưới cấp nước). Giờ thấp điểm thì nước được tích vào và giờ cao

điểm thì nước đi ra khỏi bể chứa.
- Giúp lưu lại nước trong bể tối thiểu là 20 phút để đảm bảo cho việc hòa trộn và khử
trùng.
- Dự trữ một lượng nước chưa qua khử trùng để dùng cho nội bộ nhà máy (như: rửa bể
lọc, hòa trộn clo,xì cọ bể, mồi bơm…) thông thường ngăn chứa này chứa bằng hai lần rửa
bể.
- Dự trữ một lượng nước đủ để phục vụ công tác chữa cháy ở những nơi mạng lưới nhà
máy cung cấp khi cần thiết.
- Lượng nước dự trữ trong bể chiếm từ 15 - 20% công suất của nhà máy.
b. Cấu tạo:
- Nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa có 01 bể chứa (1000m 3), được xây dựng bằng bê tông cốt
thép có kích thước a x b x c = 16 x 16 x 4m
- Bể được xây dựng nửa nổi nửa chìm.
- Dưới đáy bể có HTTN ngầm (lớp lọc ngược) được đổ liền khối, mặt đáy được đánh dốc
i = 0,02 hướng về rốn bể.
2.1.2.7.

Trạm bơm cấp II

Hình 11. Trạm bơm cấp II
a. Chức năng
20


- Hệ thống trạm bơm cấp II làm nhiệm vụ bơm nước từ bể chứa nước sạch của nhà máy
vào mạng lưới cấp nước của thị trấn Hạ Hòa
- Cung cấp nước dùng để chữa cháy

b.Cấu tạo
- Trạm bơm cấp II được xây dựng nửa nổi nửa chìm, phần dưới hình chữ nhật xây bằng

bê tông cốt thép, kích thước mặt bằng 12x6m
- Trong trạm bơm cấp II của nhà máy nước gồm có:
+ 3 bơm ly tâm trục ngang Q=125m3/h, H=37m
+ 01 bộ biến tần
+ 01 bộ máy bơm hút nước rò rỉ có Q=1 m3/h, H=10m
+ 01 máy bơm rửa lọc Q=176 m3/h, H=10m
+ 01 máy bơm gió rửa lọc có Q=7 m3/p, H=4m
+ 01 Palăng điện loại 1 tấn

- Trong trạm bơm cấp 2 có 1 hành lang công tác 2 bên, có 2 cầu thang xuống để bảo dưỡng,
vệ sinh (1 tuần lau chùi 1 lần), kiểm tra bơm…
-

Thời gian vận hành tuân theo nhu cầu dùng nước của các dân cư thị trấn Hạ Hòa.
c. Quy trình vận hành:
- Trước khi vận hành
+ Kiểm tra mực nước bể chứa.
+ Kiểm tra tất cả các điều kiện kỹ thuật đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
+ Đóng cầu dao hoặc áp tô mát
+ Kiểm tra điện áp pha và điện áp dây( Uf - f = 380V, Uf-tt = 220V)
+ Kiểm tra van 2 chiều, nếu van chưa đóng thì phải đóng lại.
+ Kiểm tra 3 pha xem có cân bằng không (Điện áp các pha không chênh lệch quá ± 15V)
+ Kiểm tra dầu mỡ
+ Kiểm tra các điều kiện an toàn khác, nếu bảo đảm không có sự cố gì về máy thì cho
chạy bơm.
21


- Vận hành:
+ Mở van hai chiều bằng tay trên đường ống hút và ống hút

+ Đóng điện chạt máy bơm
- Khởi động bơm:
+ Trước khi khởi động bơm phải mồi bơm (nếu có), sau khi đã mồi đủ thì cho chạy bơm.
+ Khởi động bơm bằng nút bấm hoặc công tắc xoay trên bảng điện
2.1.2.8.

Trạm Clo

a. Chức năng:
- Loại trừ những vi sinh vật và vi khuẩn mà bể lọc không giữ lại được.
- Đảm bảo chất lượng vệ sinh của nước sau xử lý.
- Cung cấp một lượng Clo dư để tiếp tục khử trùng nếu xảy ra tái ô nhiễm trong quá trình
vận chuyển nước đến các hộ tiêu thụ. Lượng Clo dư này chỉ thay đổi khi có dịch bệnh
hoặc bị ô nhiễm đường ống

b. Cấu tạo:

Hình 12 Bình khí Clo

22


Hình 13. Máy bơm dùng để hóa lỏng Clo và Clorato

c. Nguyên lý:
- Nhà máy nước thị trấn Hạ Hòa sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng Clo lỏng. Clo
khí trong bình clo nhờ thiết bị Clorato, Clo được hòa trộn vào nước và hóa lỏng.
d. Quy trình vận hành máy khử trùng Clorator

 Vận hành cụm clorator

+ Mở quạt hút gió
+ Mở van máy bơm, đóng máy bơm
+ Mở khóa bình clo, đưa bình clo vào chế độ hoạt động
Lưu ý: nếu đồng hồ bơm chỉ ở chế độ 2 – 4 at là bình thường. Nếu không, đóng van đẩy,
tắt máy kiểm tra lại nguồn điện máy bơm và các thiết bị như Ejector.
 Nguyên tắc vận hành bình Clo
- Thực hiện đúng quy định vận hành hệ thống sát trùng bằng khí clo
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng các van và ống dẫn của hệ thống. Nếu bị ăn mòn quá
nhiều, không an toàn thì phải thay ngay.
- Các bình Clo sử dụng phải có đồng hồ áp lực chuyên dùng để theo dõi áp lực khí Clo
còn lại trong bình.
- Thường xuyên theo dõi đồng hồ áp lực của các bình đang sử dụng. Nếu áp lực chỉ còn
1 - 1,5 bar thì phải dừng hệ thống. Báo cáo để thay bình mới.
 Bảo quản bình Clo

- Bình Clo đang sử dụng nhất thiết phải còn trong thời gian kiểm định
- Khi vận chuyển trên xe nhất thiết không được xếp bình dọc theo chiều vận chuyển của
xe.
- Không lăn bình Clo từ trên ô tô xuống mà phải cẩu nhẹ nhàng bằng Palang.
23


- Các bình chưa sử dụng không được để quá sát nhau, phải chèn chắc và các đầu bình
không được hướng vào nhau, van khí đầu bình hướng thẳng lên trên.
- Khi sử dụng nên lần lượt theo thứ tự nhận về, tránh để quá lâu làm van đầu bình bị tắc
cứng
- Phòng chứa Clo phải thoáng và không để ánh nắng chiếu thẳng vào.

 Quy trình tháo lắp thay bình Clo
- Công tác này phải do hai nhân viên tiến hành. Nhân viên vận hành số 1 phải đeo một

chiếc mặt nạ phòng độc đặt tại vị trí báo động. Nhân viên số 2 phải đeo thiết bị bảo vệ hô
hấp bằng bình dưỡng khí
- Trong trường hợp khẩn cấp, nhân viên vận hành số 1 phải thoát khỏi phòng. Nhân viên
vận hành số 2 sẽ vào phòng và cô lập chỗ rò. Nhân viên vận hành số 1 không được rời
khỏi khu vực đó phòng trường hợp nhân viên vận hành số 2 có thể cần sự hõ trợ

 Quy trình lấy mẫu và xác định Clo dư

-

Hình 14. Bộ thí nghiệm xác định Clo dư
Mở vòi trên đường đẩy của bơm, cho chảy khoảng 2-3 phút, tráng ống nghiệm 2 lần trước

-

khi lấy mẫu
Hứng ống nghiệm lấy một lượng nước tương đương lượng dung dịch có trong bộ gram

-

mẫu thử clo dư
Cho 2-3 giọt thuốc thử O-Tolidine (thuốc thử clo dư) lắc nhẹ
So sánh với gram mẫu,màu của màu thử ứng với gram mẫu nào trong bộ gram mẫu thì

-

đọc kết quả ghi trên gram mẫu đó
Ghi kết quả thu được vào sổ theo dõi
Trong trường hợp clo dư trong nước không đảm bảo quy định ,sau khi điều chỉnh định
lượng clo, ca sản xuất kiểm tra xác định clo dư có trong nước 1 lần/giờ đến khi đạt quy

định
24


- Sau khi thử clo dư phải đổ vào rửa sạch ống nghiệm ngay.
 Ghi chú :
+ Bộ gram mẫu được để tại nơi tránh ánh sáng chiếu vào.
+ Không đưa bộ gram mẫu ra khỏi giá để tránh làm vỡ.
+ Khi sử dụng hóa chất O-Tolidine phải tuyệt đối cẩn thận,không được làm đổ ra người
hoặc quần áo.
+ Phải sử dụng hóa chất tiết kiệm và đúng quy trình

2.2.Tìm hiểu về lò đốt rác tại huyện Hạ Hòa

1.2.1. Địa điểm xây dựng lò đốt rác
- Vị trí lắp đặt lò đốt rác thải tại khu 5 xã Vô Tranh, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ:
+) Phía Đông Bắc giáp khu vực trồng cây lâu năm của hộ gia đình.
+) Phía Đông Nam giáp khu vực trồng cây hoa màu của hộ gia đình.
+) Phía Tây Nam giáp Ngòi Lao.
+) Phía Tây Bắc giáp đường giao thông.
- Tổng diện tích quy hoạch xây dựng công trình: 14.964,4 (m2). Trong đó:
+) Diện tích đất xây dựng: 10.317,9 (m2).
+) Diện tích hành lang giao thông và đường điện 35KV: 4.646,5 (m2).

25


×