Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Công tác quản lý môi trường tại phòng tài nguyên và môi trường thành phố uông bí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285 KB, 41 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn chuyên đề
Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người. Môi trường cung
cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi
chứa đựng chất thải.
Từ ngày xưa, khi chưa thể tự tạo ra các công cụ lao động, con người sống chủ yếu
bằng săn bắt và hái lượm, phụ thuộc vào những cái có sẵn trong thiên nhiên. Lâu
dần, khi cộng đồng người phát triển, những thứ có sẵn từ thiên nhiên đã hết thì môi
trường lại là nơi cung cấp cho họ nguyên liệu để sản xuất từ sản phẩm thô sơ nhất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nhân loại, kỹ thuật, môi trường lại cung cấp
cho con người các nguyên liệu, nguồn tài nguyên để sản xuất.
Dù ở bất kỳ thời đại nào môi trường đều rất quan trọng đối với con người. Giữa
môi trường và sự phát triển có mối quan hệ chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi môi
trường.
Hiện nay, môi trường là vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Khí hậu ngày càng
khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước,
suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng... Đó là
các vấn đề về môi trường mà toàn nhân loại đã và đang đối mặt. Con người đã tác
động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên,
thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự phân hủy. Vấn đề
này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển
kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với
bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác
bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều
ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và
ngày càng nghiêm trọng.


Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Thiên nhiên ban tặng cho loài người nhiều thứ nhưng con người không biết giữ gìn
và bảo vệ nó. Để giờ đây, khi môi trường đang dần bị xuống cấp, xuất hiện nhiều
loại “bệnh lạ” hơn, con người mới nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường.
Việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Nếu nói thực hành
an toàn bắt đầu từ việc ngăn ngừa, thì bảo vệ môi trường cũng nên đặt bước xuất
phát từ việc hoạch định chính sách hay nói cách khác phải dựa trên nền móng quản
trị bền vững chứ không chỉ một số kỹ xảo nhất thời chủ yếu bằng công nghệ.
Việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lý,
các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu công tác quản lý
môi trường tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng
Ninh”
II. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu, tìm hiểu về công tác quản lý môi trường tại Phòng Tài nguyên và Môi
trường Thành phố Uông Bí.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Chuyên đề được thực hiện trên địa bàn thành phố Uông Bí, phòng Tài nguyên và
Môi trường thành phố Uông Bí. Được thực hiện từ ngày 17/2/2014 đến 14/4/2014
c. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu về điều kiện kinh tế, xã hội, môi
trường của thành phố và các dữ liệu, tài liệu có liên quan đến vấn đề quản lý môi trường
của phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Uông Bí.

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: tổng hợp và chắt lọc những tài liệu đã thu thập

được đề thành lập chuyên đề.
- Phương pháp phân tích số liệu: thống kê số liệu quan trắc, kết quả được trình bày
bằng bảng số liệu.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


III. Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
1. Mục tiêu:
- Nắm bắt được tình hình, diễn biến môi trường trên địa bàn Thành Phố Uông Bí
đồng thời nắm bắt được công tác quản lý môi trường của phòng quản lý môi
trường thành phố Uông Bí.
- Nâng cao kiến thức cho bản thân, rèn luyện kỹ năng tay nghề, trải nghiệm thực
tế.
2. Nhiệm vụ:
- Đánh giá công tác quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Uông Bí.
- Đề ra những phương hướng, giải pháp kiến nghị cho công tác quản lý môi trường
của phòng Tài nguyên và môi trường Thành phố Uông Bí.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG
I.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước về môi trường và quản lý môi trường.
a. Luật bảo vệ môi trường (2005)
b. Luật tài nguyên nước (2012)
c. Nghị định 80/2006/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật bảo vệ môi trường

d. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.
- QCVN 08:2008/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước ngầm
- QCVN 10:2008/BTNMT: QCKTQG về chất lượng nước ven biển
- QCVN 05:2009/BTMNT: QCKTQG về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: QCKTQG về chất lượng tiếng ồn
I.2 Một số quan điểm của thành phố Uông Bí về môi trường
- Chương trình số: 07/CTr/UBND ngày 28/3/2007 của UBND thị xã: Chương trình
thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm 2007: Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về quản lý dô thị và bảo vệ môi trường...
- QH BVMT thị xã Uông Bí đến năm 2010 có định hướng đến năm 2020 của
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 294:/QĐ-UBND ngày 25/01/2007.
- Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 28/11/2007 của UBND thị xã về: Kế hoạch
BVMT đến năm 2008.
- Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 30/07/2008 của UBND thị xã về: Kế hoạch
BVMT năm 2008.
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 25/8.2008 của UBND thụ xã về: Đảm bảo môi
trường thường xuyên và ngăn chặn tình trạng chộm cắp than, vận chuyển than từ
Than Thùng, Vàng Danh ra cảng Điền Công.
- Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 24/11/2008 của UBND thị xã về: Tăng cường
phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
- Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 29/07/2009 của UBND thị xã về môi trường thị
xã Uông Bí năm 2010 và định hướng kế hoạch BVMT giai đoạn 2012-2015 (nay
là thành phố Uông Bí).

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


- Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 11/07/2010 của UBND thị xã về bảo vệ môi
trường thị xã Uông Bí năm 2010 và định hướng kế hoạch BVMT giai đoạn 20122015 (nay là thành phố Uông Bí).

- Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 13/07/2011 của UBND Thành phố về Kế hoạch
bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí năm 2012.
Cùng nhiều văn bản để chỉ đạo giải quyết những công việc cụ thể trong từng thời
điểm về công tác quản lý, bảo vệ môi trường tài nguyên khoáng sản.
I.3 Ý nghĩa các quan điểm trên
- Là công cụ quản lý môi trường hiệu quả nhất. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về môi trường.
- Có ý nghĩa và vai trò tác động quan trọng trong việc quản lý nhà nước về môi
trường.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm đối với môi trường, bảo vệ môi trường của các cơ
quan, đoàn thể, công ty, cá nhân và toàn thể cộng đồng.
- Là căn cứ để xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ
II.1. BIẾN ĐỘNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
II.1.1 Những thay đổi về điều kiện tự nhiên tại địa bàn
 Lãnh thổ
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh cách thành phố Hạ
Long 45km, cách Hà Nội 120km và cách Hải Phòng 30km. Diện tích tự nhiên là
256,30km2 chiếm 4,03% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý
của Uông Bí nằm trong khoảng từ 21000’ đến 21010’ và từ 106040’ đến 106052’
Kinh độ Đông:
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Đông – tỉnh Bắc Giang.
- Phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng và thị xã Quảng Yên.
- Phía Đông giáp huyện Hoành Bồ.

- Phía Tây giáp huyện Đông Triều.
Uông Bí nằm trên đới chứa than của tỉnh Quảng Ninh, kéo dài từ Cẩm Phả qua Hạ
Long, tới Uông Bí, Đông Triều – Mạo Khê với trữ lượng tương đối lớn và chất
lượng tốt. Ngoài ra, Uông Bí còn có khoáng sản sét, đá vôi. Thành phố có nhiều
cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử tâm linh (di tích Yên Tử). Uông Bí nằm cách
không xa hai khu trung tâm kinh tế lớn Hải Phòng và Hạ Long, có đường quốc lộ
18A, đường quốc lộ 10 và tuyến đường sắt Hà Nội – Kép – Bãi Cháy chạy qua,
gần các cảng biển, cảng sông.
Với lợi thế về tài nguyên cũng như lợi thế về vị trí đã giúp thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và tạo cho Uông Bí một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa –
xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài và đưa cho Uông Bí trở thành
một trong những địa điểm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, chính lợi thế về vị trí và tài nguyên đã góp phần gây
nên nhiều vấn đề môi trường tại thành phố Uông Bí như: suy giảm đa dạng sinh
học, hiện tượng xói mòn, rửa trôi, chất thải, nước thải, khí thải từ hoạt động công
nghiệp, sinh hoạt, du lịch…

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


 Địa hình, địa mạo
Thành phố Uông Bí nằm trong vòng cung Đông Triều – Móng Cái chạy dài theo
hướng Tây – Đông. Kiến tạo địa hình khá đa dạng, từ núi trung bình, núi thấp, đồi,
thung lũng, đồng bằng, ven biển,… và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía
Bắc cao nhất là dãy núi Yên Tử, có đỉnh 1.068m; núi Bảo Đài cao 875m; phía
Nam được giới hạn bởi sông Đá Bạc và thấp nhất là vũng bãi bồi, trũng ngập nước
ven sông. Địa hình bị chia chắt bởi 8 lạch triều lớn nhỏ từ sông Đá Bạc thuộc hệ
thống sông Bạch Đằng. Địa hình Uông Bí được phân tách thành 3 vùng:
Địa hình vùng núi: Chiếm 63,04% tổng diện tích tự nhiên của Thành phố, bao gồm
các xã Thượng Yên Công, phường Vàng Danh và phần diện tích nằm ở phía Bắc

đường 18A thuộc các phường Phương Đông, Nam Khê, Bắc Sơn, Thanh Sơn,
Quang Trung, Trưng Vương. Địa thế có núi cao, địa hình dốc, chia cắt mạnh bởi
búi cao thuộc dãy Yên Tử nên có hiện tượng đổ lở. Vùng núi thấp nằm dưới chân
các sườn vách dốc ở phía Nam của dãy núi Yên Tử - Bảo Đài xuất hiện địa hình
đường dốc do con người tạo ra để chạy xe phục vụ các hoạt động khai thác than.
Địa hình vùng thung lũng: Nằm giữa dãy núi cao phía Bắc và dãy núi thấp ở phía
Nam có địa hình dạng lá, cao độ nền tự nhiên biến thiên trong khoảng 30-50m,
chạy dọc theo đường 18B từ Nam Mẫu đến Vàng Danh thuộc xã Thượng Yên
Công và phường Vàng Danh có diện tích nhỏ, chiếm 1,20% tổng diện tích tự nhiên
toàn Thành phố. Phía đầu nguồn một số thung lũng lại đang là nơi đổ đất đá và
chất thải của hoạt động khai thác than, đây là nguy cơ xuất hiện lũ bùn đá, gây tắc
nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm nguồn nước tưới cho nông nghiệp (khai thác than
từ mỏ Uông thượng – Đồng Vông đã ảnh hưởng đến thung lũng nơi có suối Uông
Thượng Đông và Uông Thượng Tây).
Địa hình vùng trũng thấp: Là vùng bãi bồi, vùng trũng tập trung chủ yếu ở đường
ven sông Đá Bạc – bãi tích tụ sông Triều (phía Nam đường 18A) và còn có sự
phân bố đến tận huyện Đông Triều. Tổng diện tích vùng ven sông là 9.165 ha
chiếm 35,76% diện tích tự nhiên Thành phố, và có trên 1.000 ha có khả năng nuôi
trồng thủy sản và phân bố ở vùng ven sông Đá Bạc thuộc các xã, phường nằm phía
Nam đường 18A như: Phương Nam, Phương Đông, Nam Khê, Quang Trung,
Trưng Vương, Điền Công và Yên Thanh. Hiện có một số lạch triều đang ngày
càng bị bồi lấp.
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


 Thời tiết, khí hậu
Do vị trí địa lý và địa hình nằm trong cánh cung Đông Triều – Móng Cái, có nhiều
dãy núi cao ở phía Bắc và thấp dần xuống phía Nam đã tạo cho Uông Bí một chế
độ khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi vừa mang tính
chất khí hậu miền duyên hải. Có thể chia thành 4 tiểu vùng khí hậu sau:

- Vùng núi cao phía Bắc đường 18B có khí hậu miền núi lạnh và mưa vừa;
- Vùng đất thấp dọc đường 18B có khí hậu thung lũng, ít mưa, mùa hè nóng, mùa
đông lạnh;
- Vùng núi nằm giữa phía Nam đường 18B và phía Bắc đường 18A, mưa nhiều,
khí hậu tương đối lạnh trong mùa đông;
- Vùng thấp phía Nam đường 18A kéo dài đến tận hạ lưu sông Đá Bạc có tính chất
khí hậu miền duyên hải.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 2012 là 23,90C. Mùa hè nhiệt độ trung bình 22
– 300C, cao nhất 34 – 360C. Mùa đông nhiệt độ trung bình 17 – 20 0C, thấp nhất 10
– 120C. Số giờ nắng trung bình mùa hè 6 -7 giờ/ngày, mùa đông 3 – 4 giờ/ngày,
trung bình số ngày nắng trong tháng là 24 ngày. Tổng số giờ nắng trung bình năm
1.717 giờ.
Vào mùa hè, nền nhiệt độ lớn, độ ẩm cao dẫn đến hiện tượng bốc hơi mạnh, khi
gió Đông Nam thổi sẽ làm thông thoáng bầu không khí. Nhưng hoạt động mạnh
mẽ của gió Đông Nam cũng khiến cho các chất ô nhiễm (bụi, than,…) từ hoạt
động sản xuát công nghiệp (than, điện,…) theo gió phân tán ra xung quanh gây ô
nhiễm môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người,
vật nuôi và cây trồng.
 Tài nguyên
Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê diện tích đất đai ngày 01/01/2012 cho thấy
tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 25.630,77 ha, trong đó: đất nông
nghiệp là 17.620 ha; đất phi nông nghiệp là 5.768,46 ha; 2.242,2 ha là đất chưa sử
dụng.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Bảng 1. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng Thành phố Uông Bí.
Đơn vị tính: ha
STT

MỤC ĐÍCH SỬ
Diện tích
So với năm 2011
So với năm 2010
DỤNG ĐẤT
năm 2012
Diện tích Tăng (+) Diện tích Tăng (+)
năm 2011 Giảm (-) năm 2010 Giảm (-)
Tổng diện tích tự

25630,77

25630,77

25630,77

1

nhiên
Đất nông nghiệp

17620,10

17726,75

-106,65

17771,04

-150,94


1.1

Đất sản xuất nông

3486,72

3552,11

-65,39

3586,9

-99,35

1.2

nghiệp
Đất lâm nghiệp

16058,4

16058,4

0

16025,9

-32,5


1.3

Đất nuôi trồng thủy

950

1200

-250

1445

-495

2

sản
Đất phi nông

5768,46

5661,81

106,65

5617,69

150,77

nghiệp

2.1

Đất ở

789,03

746,52

42,51

746,48

42,55

2.2

Đất chuyên dùng

2831,27

2767,13

64,14

2721,67

109,60

2.3


Đất tôn giáo, tín

21,19

21,19

21,19

2.4

ngưỡng
Đất nghĩa trang,

57,18

57,18

55,76

1,42

2.5

nghĩa địa
Đất sông suối và mặt

2069,79

2069,79


2072,59

-2,80

2.6

nước chuyên dùng
Đất chưa sử dụng

2242,21

2242,21

2242,04

0,17

3.1

Đất bằng chưa sử

97,68

97,68

96,56

1,12

3.2


dụng
Đất đồi núi chưa

1681,49

1681,49

1682,44

-0,95

3.3

sửng dụng
Núi đá không có

463,04

463,04

463,04

rừng cây
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2



Tài nguyên nước: Tài nguyên nước của Thành phố Uông Bí có từ các nguồn nước
mặt, nước ngầm. Chế độ thủy văn của Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của biên
độ giao thông thủy triều trung bình 0,6m.
Nguồn nước mặt: Có 3 con sông chính chảy qua địa bàn Thành phố là sông Đá
Bạc, sông Uông, Sông Sinh. Ngoài ra còn hệ thống sông suối, kênh mương và hồ
đập cung cấp nước cho toàn Thành phố. Nước trên sông Vàng Danh cung cấp cho
nhà máy nước Lán Tháp. Nước sông Uông được khai thác để cung cấp riêng cho
nhà máy điện Uông Bí. Nước từ hồ Yên Lập Thành phố Hạ Long dẫn bằng kênh
N2 chạy qua phường Nam Khê, Quang Trung, Trưng Vương cung cấp cho nhà
máy Đồng Mây.
Nguồn nước ngầm: Do địa hình dốc, nguồn nước ngầm hạn chế, mạch nước sâu từ
18-20m. Hiện nay nước ngầm chỉ dùng cho sinh hoạt là chủ yếu nhưng cũng phải
qua xử lý bể lọc mới sử dụng được ví dụ như giếng khoan ở Vàng Danh.
Nhìn chung nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và nông
nghiệp ở Uông Bí rất hạn chế, đặc biệt rất khó khăn vào mùa khô.
Tài nguyên rừng: Thành phố Uông Bí có diện tích rừng khá lớn, năm 1991 toàn
Thành Phố có 13.057 ha chiếm 53,35% tổng diện tích tự nhiên. Nhưng do việc phá
rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp, khai thác rừng lấy gỗ và khai thác khoáng sản
đã làm diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm nhanh. Năm 1993 diện tích rừng chỉ
còn 7.381 ha, chiếm 30,16%, giảm 5.676 ha (43,47%) so với năm 1991.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Bảng 2. Tổng hợp diện tích rừng và đất trống đồi trọc năm 2011
Đơn vị tính: ha
Loại đất rừng
Diện

tích


Diện

Rừn

quốc Rừng

tích
gia Yên Tử
đất lâm 15.114,8 2.570,2

nghiệp
I. Diện tích đất có 13.380,4 2.463,6

Rừng sản xuất

phòng hộ
1.861,2

10.682,9

1.549,4

9.367,4

1.271,1
966,5

988,4
988,4


916,2
50,3

321,9
666,5

rừng
1. Rừng tự nhiên
a) Rừng gỗ lá rộng
Rừng giàu
Rừng trung bình
Rừng nghèo
Rừng phục hồi
b) Rừng hỗn giao
Gỗ, tre nứa
c) Rừng tre nứa thuần

4.185,1
3.642,0
125,0
217,0
1.724,8
1.575,2
176,5
176,5
1,9

loài
d) Rừng ngập mặn

e) Rừng núi đá
1. Rừng trồng
Rừng gỗ có trữ lượng
Rừng gỗ chưa có trữ

304,6
60,1
9.195,3
6.823,1
2.372,2

60,1
538,0
533,7
4,3

278,3
48,8
229,5

8.379,0
6.240,6
2.138,4

lượng
II. Đất chưa có rừng
Ia+Ib
Ic

1.734,4

1.233,7
500,7

107,1
55,5
51,6

311,8
253,7
58,1

1.315,5
924,5
391,0

1.925,6
1.687,1
125,0
217,0
486,7
858,4
176,5
176,5
1,9

304,6

Tài nguyên khoáng sản: Than đá là nguồn khoáng sản lớn nhất của Uông Bí, tổng
diện tích dành cho khai thác than là trên 1516 ha. Trữ lượng của vùng than Đông
Triều – Mạo Khê – Uông Bí đạt 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lượng than trên địa bản

tỉnh Quảng Ninh (3,5 tỷ tấn).
Ngoài than đá, Uông Bí còn có khả năng khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng
(đá, cát, sỏi, xi măng, vôi, gạch, ngói ở các xã như Phương Nam, Thượng Yên
Công, Quang Trung, Vàng Danh,…) cung cấp nhu cầu về vật liệu xây dựng cho
địa bản Thành phố và các vùng lân cận.
Khoáng sản, đặc biệt là than đá đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của
Thành phố Uông Bí. Tuy nhiên việc khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


cũng như hoạt động của nhiều nhà máy, xí nghiệp liên quan đến nguồn tài nguyên
này đã đang gây ra tác động đến môi trường và sẽ gây ra rất nhiều áp lực đến môi
trường của Thành phố Uông Bí.
Bảng 3. Tài nguyên khoáng sản của Thành phố Uông Bí
STT
1

Tài nguyên
Than đá

Trữ
lượng
Triệu tấn 300
Đơn vị

Tiềm
năng
500

Địa điểm

Vàng Danh, Thượng
Yên

Công,

Phương

Đông, Thanh Sơn, Bắc
2
3
4
5

Đá vôi

Tr.m3

Đất sét

Tr.m

3

Tr.m

3

Cát xây dựng
Nhựa thông


Tấn

28-30
20-22
5-10
550-600

45

Sơn
Phương Nam, Phương

30

Đông
Thanh Sơn, Thượng

20

Yên Công
Phương Đông, Thanh

650

Sơn
Phương

Đông,

Bắc


Sơn, Trưng Vương,
6

Gỗ các loại

Tấn

847

Khoanh

Nam Khê
Rừng phía Bắc Thành

nuôi

phố

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Uông Bí đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030
Đa dạng sinh học: Dưới tác động tổng hợp của điều kiện khí hậu, địa chất, địa
hình, thủy văn, thổ nhưỡng,… đã khiến cho đa dạng sinh học tại Uông Bí khá
phong phú và đa dạng với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên núi, hệ sinh thái rừng
đầm lầy, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Theo số liệu điều tra của phân viện điều tra Tây Bắc Bộ tháng 9/2011 tại khu vực
rừng Quốc gia Yên Tử - Tỉnh Quảng Ninh đã xác định được 830 loại thực vật bậc
cao có mạch của 509 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật chính. Rừng Yên Tử hiện
nay là trung tâm của vùng phân bố Táu mật, Son Hòn Hai, Lim Xanh, Gụ lau, Sến
mật, Hồng tùng, Trầu tiên, Sú rừng, Mai vàng,… Trong đó có 38 loài thực vật đặc


Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


hữu quý hiếm như lim xanh, táu mật, lát hoa, thông tre, la hán rừng, vù hương, kim
giao,…
Tài nguyên động vật của Uông Bí khá đa dạng, đặc biệt tập trung tại khu rừng
Quốc gia Yên Tử. Tổng số loài động vật ở vạn có xương sống là 151 loài, trong
đó: Thú có 35 loài thuộc 17 họ, 5 bộ; Chim có 77 loài thuộc 32 họ, 11 bộ; Bò
satscos 34 loài thuộc 10 họ, 2 bộ; Lưỡng thê có 15 loài thuộc 5 họ, 2 bộ. Trong đó
có 23 loài đặc hữu quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như voọc mũi hếch,
sóc bay lớn, ếch gai, ếch ang,…
II.1.2 Phát triển xã hội
 Tốc độ gia tăng dân số
Theo báo cáo của Thành phố 6 tháng đầu năm 2013 dân số thành phố Uông Bí là
170.302 người, trong đó khu vực thành thị chiếm 93,22%, khu vực nông thôn
chiếm 6,78%, mật độ dân số bình quân là 433 người/km2.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng năm giảm 0,05%. Tuy nhiên gần
đây dân số ở Thành phố lien tục gia tăng cơ học do một lượng lớn người đến học
tập và làm việc tại địa phương, tập trung chủ yếu ở khu trung tâm Thành phố và
phường Vàng Danh.
Dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu về đất ở tăng lên, do đó diện tích đất ở của Thành
phố đang tăng và diện tích này được chuyển từ đất nông nghiệp và đất chưa sử
dụng sang. Ngoài ra dân tăng, lại tập trung không đều sẽ gây ra áp lực môi trường,
ví dụ như: rác thải, nước thải, nạn chặt cây phá rừng, khai thác tài nguyên, khoáng
sản…
 Diễn biến đô thị hóa
Uông Bí đã được công nhận là dô thị loại III từ 01/02/2008 theo QĐ 187/QĐBXD, ngày 25/02/2011 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP thành lập
Thành phố Uông Bí thuộc tỉnh Quảng Ninh và đang phấn đấu trở thành đô thị loại
II trước năm 2015.

Đô thị của Thành phố phát triển tập trung dọc theo tuyến quốc lộ 18A, tập trung
hơn tại khu vực tiếp giáp phường Thanh Sơn, Yên Thanh và Quang Trung. Đây là
khu vực trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội và cũng là địa bàn xây
dựng trụ khối cơ quan các Phòng, Ban ngành của Thành Phố.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Đến nay, Thành phố đã dần hình thành các tuyến đường trục, các khu chức năng
đô thị với dáng vẻ hiện đại, tuy nhiên cũng chỉ mới tập trung ở một số khu vực nội
thị, còn khu vực ngoài phạm vi Thành phố mức phát triển vẫn còn thấp và còn
mang dáng dấp nông thôn.
 Gia tăng tỷ lệ dân số đô thị
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,97%/năm. Giảm tỷ lệ sinh thô 0,05%, giảm tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên 0,05%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,9%, nâng mức
sống của các hộ đã thoát nghèo.
 Tình hình di dân
Thực tế cho thấy, khoảng 80% người di dân vào địa bàn Thành phố là vào độ tuổi
từ 15-30 tuổi, đặc biệt cao nhất là ở độ tuổi từ 20-25 tuổi chiếm 38,09% và độ tuổi
từ 15-19 tuổi chiếm 25,47% tiếp theo là độ tuổi 26-30 tuổi chiếm 12,31%. Như
vậy, di dân chủ yếu là người trong độ tuổi đi học, lao động trẻ, khỏe, rất ít người
trên 50 tuổi. Hiện tượng này có thể là do trên địa bàn thành phố có các trường cao
đẳng cùng các công ty nhà máy, khu khai thác than tạo được công ăn việc làm cho
người dân. Nhìn về tổng thể thì nam có xu hướng di cư nhiều hơn đôi chút so với
nữ. Tuy nhiên, nhìn vào từng nhóm tuổi thì nữ chiếm ưu thế hơn ở các nhóm tuổi
trên 30; còn ở các nhóm tuổi dưới 30 số di dân nam nhiều hơn số di dân nữ. Sự gia
tăng tỷ lệ nữ so với nam giới ở độ tuổi trên 30 trong số di dân có thể liên quan tới
việc đoàn tụ gia đình cũng như sự phát triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế
dịch vụ…Qua đó, thu hút nhiều phụ nữ nông thôn về tìm việc làm và lập nghiệp.
Về trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật thì có thể thấy rằng: trình độ học vấn

của người di dân lâu dài tương đối khá, không hề thua kém với dân sở tại. Còn
trình độ của nhóm di dân mùa vụ thì thấp hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ những người di dân
có trình độ học vấn phổ thông chiếm tới hơn 50%; chất lượng của dân số không
những được đánh giá qua trình độ học vấn phổ thông mà còn qua các cấp đào tạo
về chuyên môn.
 Sức khoẻ cộng đồng
Trong những năm qua, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở Thành phố đã
đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các mặt, lĩnh vực. Năm 2005, 100% các
Trạm y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh
viện, trung tâm y tế từng bước được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe ban
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


đầu cho nhân dân có chuyển biến rõ rệt. Công tác xã hội hóa y tế được tăng cường,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của
nhân dân. Bên cạnh đó, Hội hành nghề y dược tư nhân được thành lập và củng cố.
Tỷ lệ người dân tham gia mua bảo hiểm y tế tăng mạnh, đến nay đã đạt trên 80%.
Không chỉ đầu tư phát triển các cơ sở chăm sóc bệnh nhân, trên địa bàn Thành phố
đã hình thành 41 Phòng khám tư nhân, đây là điều kiện thuận lợi cho việc khám,
chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, nếu như những phòng khám này được kiểm tra,
giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên ngành. Hoạt động y tế nói chung, trong đó
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nó là tiền đề xây dựng một đội
ngũ nhân lực cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.
 Kết quả của chương trình xóa đói giảm nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,61% năm 2005 còn 1,12% năm 2010, phấn đấu đến năm
2020 không còn hộ nghèo trên địa bàn Thành phố.
II.1.3. Phát triển kinh tế
 Phát triển GDP và bình quân thu nhập GDP/ đầu người của địa phương
Tốc độ tăng trưởng GDP tăng 17,5%, bình quân thu nhập đầu người đạt 60,3 triệu

đồng/người/năm.
 Tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ yếu trong 3 năm gần đây.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 17,3% trong đó: công nghiệp xây dựng
tăng 17,5%, dịch vụ tăng 18,4%, nông lâm thủy sản tăng 6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trong ngành dịch vụ, giảm công
nghiệp xây dựng và nông lâm tủy sản.
 Trên địa bàn thành phố hiện nay không có làng nghề và khu công nghiệp.
 Tình hình khai thác khoáng sản:
Than ở Uông Bí tập trung chủ yếu tại địa bàn phường Vàng Danh, xã Thượng Yên
Công và phường Phương Đông. Hiện nay trên địa bàn có 5 cơ sở được Nhà nước
cho phép hoạt động khai thác than, trong đó có 3 cơ sở thuộc Tập đoàn Công
nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam – Vinacomin và có 2 cơ sở ngoài
Vinacomin. Sản lượng khai thác than trong những năm trước đây tăng rất nhanh:
năm 2005 đạt 3,850 triệu tấn, đến năm 2009 đạt 7,328 triệu tấn, và đến năm
2011đạt 7,8 triệu tấn, tuy nhiên đến năm 2012 vào khoảng 6,85 triệu tấn.
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


 Tình hình phát triển nông nghiệp:
Trồng trọt: Trong ngành trồng trọt, địa phương đã chuyển dịch cơ cấu giống, mùa
vụ, đưa cán bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng
trên một đơn vị diện tích, tuy diện tích gieo trồng có giảm do tiến trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa, song sản lượng lương thực và giá trị sản xuất nông nghiệp
trên đơn vị diện tích đất canh tác vẫn tăng. Năm 2005, diện tích gieo trồng là
4.833,5 ha, sản lượng lương thực đạt 15.851 tấn, còn năm 2011 số liệu tương ứng
là 3.676 ha với tổng sản lượng lương thực đạt 14.685 tấn, năm 2012 diện tích là
3.445 ha và tổng sản lượng lương thực là 14.134 tấn.
Với riêng cây lúa, năm 2005 diện tích gieo trồng 3.500ha và năng suất đạt 43,8
tạ/ha, năm 2011 năng suất lúa bình quân cả năm đạt 49,4 tạ/ha, năm 2012 năng
suất lúa đạt 51 tạ/ha. Ngoài ra thành phố cũng đã triển khai một số mô hình sản

xuất nông sản tập trung bước đầu mang lại hiệu quản, tạo ra sản phẩm mới có giá
trị kinh tế cao trên thị trường.
Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm tuy gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh và rét
hại kéo dài nên có thời gian số lượng đàn gia súc, gia cầm phát triển chậm, song số
đàn gia súc, gia cầm vẫn tăng, quy mô cơ cấu chăn nuôi có chuyển đổi tích cực,
một số mô hình chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi động vật có giá trị kinh tế cao
được hình thành, phát triển nhân rộng. Công tác phòng chống dịch bệnh thường
xuyên được quan tâm nên đã kịp thời khống chế, không để lây lan ra diện rộng.
Giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2010 đạt 53.324 triệu đồng, chiếm 52,7% giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp.
Lâm nghiệp: Sản xuất lâm nghiệp phát triển nhanh với sự tham gia tích cực của
các thành phần kinh tế và nhân dân trong trồng rừng, chăm sóc bảo vệ, phát triển
kinh tế rừng. Đã hình thành được vùng nguyên liệu cung cấp trụ mỏ và cho sản
xuất giấy tại các xã, phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Thượng Yên Công,… đưa tỷ lệ
che phủ rừng đạt gần 50%. Số vụ cháy rừng có xu hướng giảm dần, năm 2012 xảy
ra 01 vụ chat rừng trồng keo.
 Tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề:
Trên địa bàn thành phố hiện nay không có làng nghề.
 Tình hình phát triển ngành thủy sản:

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Thành phố đã hoàn thành quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, tiếp
tục đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa hiệu quả
thấp sang nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào nuôi trồng.
Cá hiện đang là đối tượng nuôi chính, năng suất 2,0-2,5 tấn/ha, như: chim trắng, rô
phi đơn tính, rô phi GIFP. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản luôn tăng cao
năm 2012 đạt 1,805 tấn.
Thành phố luôn triển khai, thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống lụt bão, đã

hoàn thành và tiếp tục gia cố các công trình đê điều, công trình thủy lợi như: kè
chống lói ở hai bên bờ sông Sinh, sông Uông, công trình tu bổ, nâng cấp đê Vành
Kiệu, hồ chứa nước Yên Trung và hệ thống mương thủy lợi tại các xã phường.
 Tình hình phát triển ngành du lịch:
Trong chiến dịch phát triển kinh tế của Thành phố, phát triển du lịch khu di tích và
danh thắng Yên Tử là một trọng điểm. Ngoài ra các khu du lịch khác như: Khu du
lịch sinh thái Lựng Xanh, hồ Yên Trung, chùa Hang Son, chùa Ba Vàng, chùa Phổ
Am, đình Điền Công cũng đang được đầu tư, nâng cấp.
Khu di tích danh thắng Yên Tử là nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm, là tài sản
có giá trị rất lớn về lịch sử - văn hóa, một thắng cảnh thiên nhiên đặc sắc của Quốc
gia đã được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia.
Những năm qua, công tác đầu tư tôn tạo di tích Yên Tử đã được Trung Ương, tỉnh
Quảng Ninh và Thành phố Uông Bí đặc biệt quan tâm. Tính đến nay các nguồn
vốn đầu tư vào Yên Tử đạt gần 800 tỷ đồng. Trong đó, tọa lạc trên độ cao 1.068m,
chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôi
chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp
vào hàng độc đáo nhất thế giới. Chùa Đồng được ví như một “kỳ quan mới” tại
khu danh thắng Yên Tử, chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với tổng
kinh phí là 20 tỷ 200 triệu đồng.
Năm 2012 thành phố đón khoảng 2,6 triệu lượt khách, trong đó khách về Yên Tử
là 2,2 triệu lượt khách. Hoạt động lê hội Yên Tử đã đem lại nguồn thu lớn cho địa
phương, doanh thu tăng liên tục qua các năm và thường vượt kế hoạch được giao.
Các hoạt động phục vụ lễ hội đã thu hút được phần lớn lao động không có việc làm
thường xuyên, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho họ.
II.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


II.2.1 Hiện trạng môi trường nước
 Nước mặt

Tỷ lệ số dân đô thị và nông thôn được cấp nước sạch
Thành phố hiện có 3 nhà máy nước; 3 giếng khoan xử lý, cấp nước cục bộ với tổng
công suất 13.000 m3/ngày đêm, khả năng đáp ứng 100% nhu cầu cấp nước sạch đô
thị. Mạng lưới cung cấp với tổng chiều dài 160km. Tỷ lệ cấp nước sạch đô thị năm
2012 là 90%. Hiện nay, Thành phố đang triển khai dự án nâng công suất Nhà máy
nước Đồng Mây lên 20.000m3/ngày đêm đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu sử
dụng nước sinh hoạt và nước sản xuất của toàn Thành phố.
Diễn biến chất lượng nước mặt
Diễn biến chất lượng nước mặt được thể hiện dưới bảng 5
Nước suối Uông Thượng-khu 7-Vàng Danh (ký hiệu mẫu NUB-48), Suối Vàng
Danh-Đập Lán Tháp(ký hiệu mẫu NUB-65), Sông Vàng Danh (ký hiệu mẫu NUB50)

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Bảng 5. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
STT

Thông

đơn vị đo

Kết quả đo

QCVN

số

08/2008/BTNMT
NUB-48 NUB-


NUB50

A1

A2

6,24

65
6,25

7,21

6-8,5

6-8,5

1.

PH

2.

Nhiệt độ

0

C


21,5

28,9

28,5

3.

DO

Mg/l

6,18

6,34

6,41

>=6

>=5

4.

BOD5

Mg/l

6,2


5,21

11,25

4

6

5.

TSS

Mg/l

16,5

13,91

13,91

20

30

6.

COD

Mg/l


13,4

14,21

18,36

10

15

7.

Tổng

Mg/l

0,015

0,019

0,223

0,01

0,02

8.

dầu mỡ
As


Mg/l

0,00003

0,0322

0,0527

0,01

0,02

9.

Cd

Mg/l

0,001

<5.10-4

<5.10-4

0,005

0,005

10.


Pb

Mg/l

0,0008

0,0318

0,0332

0,02

0,02

11.

Hg

Mg/l

0,00005

<3.10-5

<3.10-5

0,001

0,001


12.

Coliform

MNP/100ml

97

68

120

2500

5000

Nguồn: Kết quả quan trắc phân tích môi trường thành phố Uông Bí năm 2013
Nhận xét: Đã thực hiện lấy mẫu nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt tại 3 vị trí
gồm có nước sông và suố kết quả cho thấy
- Chỉ số pH, TSS, DO, Coliform tại các điểm đều nằm trong giới hạn.

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


- Chỉ số COD và BOD5 tại mẫu nước sông Vàng Danh là vượt quá QCVN ở cả cột
A1 và A2. Một số mẫu nước suối Uông Thượng, suối Vàng Danh thì vượt QCVN
cột A1 và chỉ đạt QCVN cột A2. Như vậy nhu cầu oxy hóa hóa học và oxy sinh
học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh
thái nước nói chung. Vì vậy các nguồn nước đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước

thải từ các nhà máy khi thải vào sông, suối cần phải xử lý tránh ảnh hưởng đến hệ
sinh thái sông suối.
 Nước ngầm
Số liệu về chất lượng nước ngầm được thể hiên dưới bảng 6.
Nước giếng đào sâu 10m thôn 1-Phương Nam (kí hiệu mẫu NUB-2), nước giếng
khơi sâu 10m hộ Trần Thị Tuyến tổ 10A khu 7-Bắc Sơn (ký hiệu mẫu NUB-5),
nước giếng khoan Bí Trung 1-Phương Đông (ký hiệu mẫu NUB-6)
Bảng 6. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm
STT Thông số

Đơn vị đo

Kết quả đo

QCVN
09:2008/BTNMT

NUB-

NUB-

NUB-

5
6,62
<4
1
128,7
0,39


6
6,41
<4
1
140,5
0,33

5,5-8,5
3
500
15

387

354

1500

1.
2.
3.
4.
5.

pH
Màu
Coliform
Độ cứng
NO3-


Co-Pt
MNP/100ml
Mg/l
Mg/l (tính

2
7,23
4
3
130,2
0,4

6.

TS

theo N)
Mg/l

476

Nguồn: Kết quả quan trắc phân tích môi trường thành phố Uông Bí năm 2013
Nhận xét: Tiến hành lấy mẫu nước giếng khoan và giếng đào ở các phường xã
khác nhau trên địa bàn thành phố. Kết quả phân tích cho thấy 3 mẫu nước đều đạt
chỉ tiêu trong QVCN 09:2008/BTNMT. Mẫu nước đào sâu 10m thôn 1-Phương
Nam có chỉ tiêu coliform bằng với QCVN. Nguyên nhân có thể là giếng đào lâu,
nhiều chất hữu cơ bẩn rơi xuống, giếng lại quá sâu nên không vệ sinh được. Sự có

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2



mặt của coliform nói chung là tín hiệu cho nước đang bị ô nhiễm, thường là phơi
nhiễm phân và có thể gây bệnh như tiêu chảy trên người.
 Nước ven biển
Số liệu về chất lượng nước ven biển được thể hiện dưới bảng 7
Nước dùng cho khu nuôi trồng thủy sản cạnh cảng Bạch Thái Bưởi (ký hiệu mẫu
NUB-67), Nước dùng cho khu nuôi trồng thủy sản khu Hai Gian-Phương Đông
(ký hiệu mẫu NUB-69), nước đầm xã Điền Công (ký hiệu mẫu NUB-87)
Bảng 7. Kết quả phân tích chất lượng nước ven biển
STT

Thông

Đơn vị đo

Kết quả đo

số

QCVN
10:2008/BTNMT

NUB- NUB- NUB-

C
Mg/l
Mg/l

67
6,95

22,4
6,54
56,7

69
7,24
22,1
6,78
45,7

87
6,75
21,2
6,34
27,9

6,5-8,5
30
>=5
50

COD

Mg/l

24,5

22,3

19,8


3

Coliform

MNP/100ml

175

276

176

1000

1.
2.
3.
4

PH
Nhiệt độ
DO
TSS

5.
10.

0


Nguồn: Kết quả quan trắc phân tích môi trường thành phố Uông Bí năm 2013
Nhận xét: Tiến hành lấy mẫu tại 3 vị trí,kết quả phân tích cho thấy:
- Chỉ số pH, DO, COD và BOD5, coliform trong tất cả các mẫu nước đều đạt
QCVN 10:2008/BTNMT
- Có 1 mẫu quan trắc có hàm lượng trung bình chất rắn lơ lửng TSS cao hơn
QCVN 10:2008/BTNMT-B1 là mẫu nước dùng cho khu nuôi trồng thủy sản cạnh
cảng Bạch Thái Bưởi.
 Đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước
- Đối với sức khoẻ cộng đồng
Ô nhiễm nguồn nước từ lâu được xem là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe
cộng đồng đặc biệt các bệnh như: bệnh ung thư, bệnh thiếu máu, bệnh viêm gan A,
bệnh tả, bệnh đường tiêu hóa và các bệnh ngoài da… Tác hại ô nhiễm môi trường
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


nước đối với sức khỏe con người chủ yếu do môi trường nước bị ô nhiễm vi trùng,
vi khuẩn và các chất ô nhiễm hữu cơ.
Ảnh hưởng của ô nhiễm nước đối với sức khỏe con người có thể thông qua hai con
đường: một là do ăn uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả và thủy hải
sản được nuôi trồng và nước bị ô nhiễm, hai là do tiếp xúc với môi trường nước bị
ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt và lao động
- Đối với kinh tế
Bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước còn ảnh hưởng đến người thân, tạo
nên chi phí gián tiếp do nghỉ học, nghỉ làm khi người than đau ốm. Đa số người
dân được hỏi sau khi nghỉ ốm để điều trị bệnh hoặc có người than bị ốm thì bị
giảm khoảng 20% thu nhập và suy giảm về sức khỏe khoảng 20% so với trước và
khi bị bệnh. Kéo theo đó là những ảnh hưởng tâm lý bất ổn, khiến người ta khó có
thể tập trung cho công việc và học hành khiến hiệu quả năng suất không cao, thậm
chí ở nhiều nghề nghiệp, sự mất an tâm lao động sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế, tính mạng.

Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, kinh phí dùng để khắc phục
sự cố ô nhiễm môi trường nước mặt do các công ty, doanh nghiệp gây ra đã làm
thiệt hại không nhỏ tới nền kinh tế thành phố. Các thiệt hại kinh tế từ việc khắc
phục sự cố môi trường do khai thác, chế biến khoáng sản cũng đã trở thành gánh
nặng đối với địa phương.
- Đối với thủy sản và nông nghiệp
Ô nhiêm môi trường nước cũng gây thiệt hại kinh tế không nhỏ trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu thống kê, sản
lượng nuôi trổng thủy sản đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước sông, đặc
biệt khi xảy ra các sự cố về môi trường nước.
II.2.2 Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn
Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí
Hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phân bố trên địa bàn thành phố
đã phát thải một lượng đáng kể các chất ô nhiễm vào không khí và do vậy, đóng
góp đáng kể vào các nguồn nhân tạo gây ô nhiễm không khí. Hoạt động đóng góp
chủ yếu vào các nguồn nhân tạo gây ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố bao
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


gồm: khai thác và chế biến vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch, ngói; khai
thác đá…); khai thác khoáng sản… Các hoạt động đó đã phát thải vào không khí
các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NO2, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC hay các
hydrrocacbon – CxHy)… bụi và tiếng ồn.
Hoạt động giao thông vận tải:
Hoạt động giao thông vận tải ở Uông Bí cũng là một trong những nguồn nhân tạo
đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí, đặc biệt là ở khu vực đô thị - nơi có
mật độ giao thông cao. Sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự gia tăng dân số
kéo theo sự gia tăng các phương tiện vận tải và gia tăng lưu thông trên các tuyến
đường, đặc biệt là các tuyến đường quan trọng: quốc lộ, tỉnh lộ... Mặt khác, chất

lượng của nhiều phương tiện giao thông không cao, nhiều phương tiện đã quá cũ,
lạc hậu, hiệu suất đốt cháy nhiên liệu thấp và nhiều phương tiện giao thông mới
chưa có hệ thống xử lý khí thải... nên đã phát thải vào không khí nhiều khí độc.
Có thể thấy rằng, hoạt động giao thông vận tải cũng phát thải vào không khí các
chất ô nhiễm như bụi và các khí độc SO 2, CO, NO2, CxHy... và tiếng ồn. Mức độ ô
nhiễm do các hoạt động giao thông phụ thuộc vào chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật (như chất lượng các tuyến đường), chất lượng của các phương tiện giao
thông, mật độ giao thông, điều kiện khí hậu và thời tiết trong khu vực...
Hoạt động xây dựng cơ bản, sinh hoạt và dịch vụ:
Uông Bí đang trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá nên việc xây dựng cơ
sở hạ tầng là rất quan trọng. Trong quá trình phát triển đô thị và nông thôn, các
hoạt động xây dựng các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp, du lịch và dịch
vụ, các công trình khác… cũng đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí. Tuy
vậy, do các hoạt động xây dựng thường chỉ diễn ra trong một thời gian không dài,
nên chúng đóng góp vào sự ô nhiễm không khí cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn
nhất định. Song, cũng cần thấy rằng, do còn nhiều hạn chế và thiếu đồng bộ trong
công tác quản lý, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm… thi công các hạng mục công
trình, nên nhiều khi sự ô nhiễm không khí cục bộ xảy ra khá nghiêm trọng, đặc biệt
là các công trình nằm trong hoặc ở gần khu dân cư.
Các hoạt động dịch vụ (chợ, khách sạn, nhà hàng, y tế…) và dân sinh như đốt các
nhiên liệu hoá thạch (than đá, dầu hoả và khí đốt), củi, đốt các chất thải không có
kiểm soát (như đốt giấy, gỗ thải xây dựng, cây cối...) cũng góp phần làm tăng nồng
Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


độ các chất ô nhiễm trong không khí. Việc sử dụng than tổ ong sẽ thải ra nhiều
chất ô nhiễm như SO2, CO, CO2 và bụi. Nồng độ CO tại bếp đun thường rất cao,
gây độc hại cho con người. Ngoài ra, các khí ô nhiễm phát sinh từ các nguồn chất
thải sinh hoạt, chăn nuôi… như khí CH 4, NH3, H2S… và mùi hôi thối cũng là
nguyên nhân đóng góp vào sự ô nhiễm không khí.

Nói chung, trong các nguồn ô nhiễm không khí đã đề cập ở trên, các hoạt động sản
xuất công nghiệp và giao thông vận tải là những nguồn chính phát thải các chất ô
nhiễm vào không khí trên địa bàn thành phố Uông Bí.
 Chất lượng không khí đô thị và công nghiệp tại các khu vực
Bảng số liệu chất lượng không khí tại một số điểm được thể hiện dưới bảng 8.
Chợ trung tâm Uông Bí- phường Quang Trung (ký hiệu mẫu KUB-45), đường vận
chuyển than mỏ than Nam Mẫu thôn Miếu Boàng-Thượng Yên Công (mã ký hiệu
KUB-9), khu tập thể công ty than Đồng Vông-Khu 7-Vàng Danh (ký hiệu mẫu
KUB-43), Văn phòng Công ty than Vietmindo-phường Vàng Danh (ký hiệu mẫu
KUB-41).

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


Bảng 8. Kết quả phân tích chất lượng không khí đô thị và công nghiệp
STT

Thông số

Đơn

Kết quả

vị đo
1
2
3
4
5


SO2
NO2
CO
O3
Bụi lơ

3

µg/m
µg/m3
µg/m3
µg/m3
µg/m3

KUB45
28,2
26,6
5124
21,3
289

KUB-9
30,8
22,5
4980
28,0
435

QCVN


KUB-43

KUB-

05:

29,8
22,5
4865
20,9
321

41
28,9
25,6
5078
27,8
398

2009/BTNMT
350
200
30000
180
300

lửng
Nguồn: Kết quả quan trắc phân tích môi trường thành phố Uông Bí năm 2013
Nhận xét: Đã tiến hành lấy mẫu không khí tại 4 vị trí trên, kết quả phân tích cho
thấy:

- Các chỉ tiêu NO2, SO2, CO, O3 tại tất cả các điểm đo đều thấp hơn QCVN 05:
2009/ BTNMT
- Có 3/4 vị trí hàm lượng bụi vượt QCVN.
Bụi sẽ làm mất mỹ quan thành phố và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người
nên cần lưu tâm đặc biệt đến việc giảm phát thải bụi như: che chắn phương tiện
vận chuyển kỹ càng, phun rửa đường thường xuyên…
 Đánh giá diễn biến tiếng ồn
Bảng số liệu quan trắc tiếng ồn ở cạnh một số đường phố chính trong đô thị và ở
khu dân cư cạnh khu công nghiệp có tiếng ồn lớn được thể hiện dưới bảng 9.
Khu vực gần tập đoàn nhà máy điện khu 8-phường Bắc Sơn (ký hiệu mẫu KUB23), Cầu Sông Sinh-Quốc lộ 18 tiếp giác Yên Thanh-Quang Trung (ký hiệu mẫu
KUB-29), Ngã ba rẽ vào Yên Tử-Dốc Đỏ-Phương Đông (ký hiệu mẫu KUB-30),
bến xe khách Uông Bí-Khu 1-Yên Thanh (ký hiệu mẫu KUB-46)

Nguyễn Thị Linh – CĐ10CM2


×