PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN THỦ ĐỨC
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP
TRONG MÔN THỂ DỤC THÔNG QUA TRÒ CHƠI
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HOÀNG DIỆU
TỔ CHUYÊN MÔN: KỸ THUẬT
NĂM HỌC 2014 - 2015
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
A/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường sức
khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kĩ năng cần
thiết cho mổi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư phạm rất quan tâm
đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu
cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất
trong nhà trường phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho
học sinh những kiến thức về thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể
lực, giúp các em có thể học tốt các môn học khác
- Thực hiện chủ đề năm học 2014-2015 “Xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại;
thực sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục. Gắn giáo dục tri thức, dạo đức với
giáo dục thể chất, giáo dục truyền thống văn hóa; rèn luyện con người về lí
tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống”. thực hiện đổi mới nội dung, phương
pháp giảng dạy, nhằm phát triển năng khiếu, tư duy và phẩm chất học sinh
- Qua quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp tôi có nảy sinh ra sáng kiến “MỘT
SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN THỂ DỤC
THÔNG QUA TRÒ CHƠI”.
1.Lí luận:
- ”Học đi đôi với hành”đó là nguyên lí đúng đắn trong mục tiêu đào tạo con
người mới, phải có đầy đủ năng lực, trí tuệ, có phẩm chất đạo đức lớn cũng như
lời dạy của Bác.
- Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước và có tập thể dục thường
xuyên thì khí huyết lưu thông,tinh thần đầy đủ,cơ bắp nở nang rắn rỏi,sức khỏe
được bồi bổ.Có tập thể dục mới thấy minh mẫn yêu đời, yêu cuộc sống, hoạt bát
nhanh nhẹn. Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước vì ”Mỗi người dân
yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khỏe,
tập thể dục là để phát triển nòi giống”.
- Nhiệm vụ đào tạo những con người mới là niềm vinh quang của mỗi giáo viên.
Nhưng đào tạo thế nào để tạo ra những nhân tài có đầy đủ về thể chất và trí tuệ
cho đất nước đó là những trăn trở của những người giáo viên thể chất, trăn trở
tìm tòi mọi cách để đạt được mục đích cao. Như lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
của Bác ”Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu
ớt, mỗi người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”.
“Vậy nên tập luyện thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu
nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai
cũng làm được, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ vậy là
có sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục tự tôi ngày nào cũng tập.”
Trích lời kêu gọi của Bác 27/03/1946
Trang 2
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
- Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm
góp phần thực hiện mục tieeucuar sự nghiệp Giáo Dục và Đào Tạo “ nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài” giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở
thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường
tráng có dũng khí kiên cường để kế túc sự nghiệp cách mạng của đảng một cách
đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để
giúp cho con người khỏe về thể chất lẫn tinh thần, coa khã năng lao động trí óc,
lao động chân tay, sán tạo trong sản xuất, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo
vệ tổ quốc. Vì vậy, muốn đạt được mục đích giáo dục thể chất thì cần làm cho
môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh.
2.Thực tiễn:
- Là giáo viên thể dục, tôi luôn mong muốn cho học sinh được thoải mái trong
giờ học của mình. Các em được luyện tập với tinh thần sảng khoái và hưng phấn
thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Và điều mà ai cũng hiểu là ở tuổi này các em
rất thích được vui chơi, thích tìm tòi, trải nghiêm và thể hiện. Vậy làm thế nào để
các em vừa được chơi, vừa được học, vừa có được những trải nghiệm, vừa có
điều kiện thể hiện bản thân? Tại sao chúng ta không tạo cơ hội cho các em qua
giờ dạy của mình? Hãy cho các em được vui chơi, được tìm tòi, được trải nghiệm
và thể hiện mà vẫn đảm bảo được mục đích yêu cầu của giờ dạy.
- Qua kinh nghiệm giảng dạy và kết quả đạt được của học sinh,tôi mạnh dạn nêu
ra nhữnh kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn thể dục qua đề tài
“Vận dụng dạy học tích hợp trong môn thể dục thông qua trò chơi” để các đồng
nghiệp cùng tham khảo.
B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN:
I/ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của BGH nhà trường cũng như trang thiết bị dụng cụ
tập luyện tương đối đầy đủ.
- Nội dung sách có hệ thống, hình mẫu kĩ thuật đầy đủ.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng do bộ giáo dục ban hình kịp thời và phù hợp hơn
với chương trình và tình hình thực tế.
- Đa số học sinh chăm chỉ tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên.
- Bản thân giáo viên luôn tìm tòi học hỏi và trao dồi chuyên môn.
- Được ban giám hiệu tạo điều kiện giúp đỡ để thực hiện thành công khâu
chuẩn bị ban đầu.
II/ Khó khăn:
- Một số em còn chưa quan tâm đến việc tập luyện thể dục thể thao vì nhiều
lí do.
Trang 3
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
- Nhiều phụ huynh chạy theo thành tích ép con phải học thêm nhiều môn
nên học sinh không có thời gian tập luyện.
- Thể lực các em trong lớp đôi khi có sự chênh lệch quá lớn, nhiều em béo
phì trong khi nhiều bạn lại suy dinh dưỡng.
III/Phương pháp thực hiện:
1.Nghiên cứu chương trình:
-Trong các buổi học không phải buổi nào học sinh cũng thực hiện tốt bài học
theo đúng với yêu cầu mà giáo viên đưa ra cũng như không phải lúc nào tinh thần
các em cũng hưng phấn.
- Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất là rất quan trọng để kích thích tạo
sự hứng thú cho các em. Nếu tổ chức được những trò chơi hay, hấp dẫn đươc các
em thì sẽ thành công. Tuy nhiên nếu biết cách phối hợp và chịu khó hơn nữa thì
qua trò chơi chúng ta còn giáo dục được các em cả về “đức” “trí” “thể” “mỹ”.
2 Tìm hiểu đối tượng:
- Từ đầu năm,khi nhận lớp giáo viên bộ môn kết hợp với gíáo viên chủ nhiệm
điều tra đối tượng học sinh qua đó đề nghị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em
đi học đều đặn đúng giờ quy định tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn tách từng
trường hợp học sinh để không làm gián đoạn tiết dạy của giáo viên.
3.Vạch kế hoạch chỉ tiêu cho môn học:
- Dựa vào chỉ tiêu của trường mà kế hoạch môn thể dục như sau:
+Điểm trên trung bình đạt trên 80%.
+Không có học sinh yếu kém.
4.Biện pháp cụ thể cho tiết dạy:
- Vì trong môn thể dục đối với học sinh lớp 8 thường lồng ghép nhiều nội dung
trong một tiết dạy nên đối với giáo viên cần:
+ Giáo viên cần nghiên cứu bài học ít nhất là một tuần để đủ thời gian chuẩn bị
và cách bố trí tiết học sau cho phù hợp, đồng thời yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng
cụ, trang bị giầy đầy đủ, giáo viên luôn chú trọng nhắc nhở học sinh từ tiết học
trước.
+ Giáo viên chuẩn bị trước những đồ dùng cho trò chơi, giáo cụ trực quan sinh
động, màu sắc tươi sáng.
+ Trong mổi nội dung lồng ghép trong trò chơi giáo viên cần nghiên cứu kĩ, đảm
bảo không sai kiến thức và quan điểm giáo dục, quan trọng nhất là phải nêu được
ý nghĩa trò chơi trong nội dung lồng ghép.
+ Giáo viên phải làm mẫu động tác cho học sinh quan sát nhiều lần .
+ Giáo viên cần theo dõi kĩ từng cá nhân học sinh để kịp thời điều chỉnh cho
đúng kĩ thuật tránh tình trạng các em không tập mà đứng chơi hoặc chọc ghẹo
bạn bè.
Trang 4
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
+ Để tránh tình trạng nói trên giáo viên cần cho từng hàng, từng
nhóm học sinh thực hiện. Nhưng cũng có thể thay đổi cách tập luyện trên bằng
cách cho học sinh chơi trò chơi như: Bật xa tiếp sức hay lò cò tiếp sức... để tránh
sự nhàm chán trong tiết dạy cũng như giúp học sinh có tinh thần đoàn kết, tích
cực hăng say trong tập luyện.
+ Những học sinh chăm chỉ tập luyện, thực hiện đúng sẽ được biểu dương trước
lớp, những học sinh lười biếng sẽ bị phê bình nhắc nhở và sẽ bị phạt nếu đùa
nghịch, chọc ghẹo các bạn trong giờ học.
+ Trong khi áp dụng phương pháp tập luyện này cần phải kết hợp giữa 2 nội
dung cho phù hợp với lượng vận động của học sinh.
5.Vận dụng phương pháp trò chơi lồng ghép nội dung tích hợp trong các tiết
dạy.
Mỗi tiết học trong môn thể dục nói chung và nội dung trò chơi nói riêng tôi đều
vận dụng phương pháp cho phù hợp với từng tiết dạy. Tuỳ theo từng buổi tập
giáo viên có thể đưa ra từng trò chơi sao cho phù hợp với nhận thức và lượng vận
động vừa với các em. Dưới đây là một số trò chơi tôi áp dụng trong giờ dạy cảu
mình.
a. Một số phân môn có thể lồng ghép tích hợp trong trò chơi.
STT
Môn
Nội dung tích hợp
Trò chơi
Đếm nhịp tim, tính độ
Ai nhanh
biến thiên nhịp tim, tính
nhất, ai bật
một số chỉ số cơ bản như xa hơn,
1
Toán
BMI, tính thành tích bật
phóng
cao, bật xa, chạy 60m… bước…
2
Sinh Học
3
Lịch Sử
4
Âm Nhạc
Em đi trồng
rừng, chạy
dzích dzắc
tiếp sức…
Tải đạn ra
trận, hành
quân mùa
xuân, vươn
khơi bảo vệ
chủ quyền
…
Nhịp phách trong bài hát, Bài thể dục
cách đếm nhịp để tập các liên hoàn
động tác thể dục, một số theo nhạc,
bài hát thanh thiếu nhi
có nhạc,
hát đối đáp
Ghi chú
Đo đếm nhịp
tim, chỉ số
BMI dùng để
theo dỏi sự
phát triển thể
lực học sinh
Đếm nhịp thở, trồng cây
xanh, hiện tượng đau sốc,
chuột rút… và cách khắc
phục.
Truyền thống đấu tranh
của dân tộc, công tác tải
đạn, cứu thương trong
chiến tranh, chủ quyền tổ
quốc.
Hát đối đáp
theo chủ đề
thường dùng
trong lúc trời
mưa ko tập
Trang 5
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
5
6
7
8
9
10
11
Giáo Dục
Công Dân
Tinh thần đoàn kết, lòng
trung thực, ý chí phấn
đấu, lòng yêu nước …
theo chủ
đề.
Kéo co,
kéo pháo
lên đồi,
chạy tiếp
sức chuyển
vật…
được ngoài sân
Ô nhiễm môi trường, sử
dụng năng lượng tiết
kiệm, dư lượng thuốc trừ
sâu.
Em đi trồng
rừng, chim
Hóa Học
sẽ tìm sâu,
mèo duổi
chuột…
Ô nhiễm môi trường,
Em đi trồng
chặt phá rừng, trồng rừng rừng, vươn
Địa Lí
và bảo vệ môi trường,
khơi bảo vệ
lãnh thổ và chủ quyền
chủ quyền.
biển đảo…
Tác động của lực, quán
Dập bóng
tính, đàn hồi, ma sát,
tiếp sức,
Vật Lí
tổng hợp lực…
thảy vòng
cổ chai,
kéo co…
Hoàn cảnh ra đời một số Thuyền em
Ngữ Văn tác phẩm văn học
ra khơi, bắt
cá trong ao.
Một số danh họa nổi
Em là họa
Có thể hực
tiếng của Việt Nam.
sĩ nhí.
hiện trong lớp
khi trời mưa,
Mỹ Thuật
không tập
ngoài sân
được.
Từ vựng tiếng anh
Từ điển
Có thể hực
sống.
hiện trong lớp
Tiếng Anh
khi trời mưa,
không tập
ngoài sân được
Qua chương trình học thể dục lớp 7 đa số các em đã nắm được cách
thực hiện và chơi được một số trò chơi, lên lớp 8 các em được hệ thống lại và bổ
sung thêm một số trò chơi mới. Quan trọng hơn hết là khi chơi phải cho học sinh
hiểu được ý nghĩa của trò chơi. Đối với học sinh trung học cơ sở, việc tổ chức
Trang 6
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
cho các em chơi làm các em hứng thú hơn, khi các em đã hứng thú cộng với việc
giới thiệu và giải thích trò chơi cụ thể, đồ dùng trong trò chơi sinh động bắt mắt,
kết hợp với sựu động viên của giáo viên thì chắc chắn các em sẽ nhiệt tình hăng
hái tham gia và tiết dạy sẽ thành công.
b. Nội dung và cách thực hiện một số trò chơi.
+ Trò chơi “Em là họa sĩ nhí”.
Mục đích trò chơi: giới thiệu một số danh họa Việt Nam như Bùi Xuân
Phái, Tô Ngọc Vân…, tạo sự hưng phấn cho học sinh, giúp học sinh có tinh
thần đoàn kết, làm việc nhóm.
Chuẩn bị: hai bảng phụ nếu được hoặc bảng lớp chia ra làm hai phần,
phấn màu.
Cách chơi: lớp chia làm hai đội mổi đội là một dãy bàn, khi có lệnh bắt
đầu, người đầu tiên chạy lên bảng vẽ một hoặc nhiều nét, trong vòng 10 giây
sau đó người thứ hai lên vẽ những nét tiếp theo, sau thời gian qui định đội nào
hoàn thành bức tranh đẹp hơn là đội chiến thắng.
+ Trò chơi “Thuyền em ra khơi”.
Mục đích trò chơi: phát triển thể lực, tạo sự đoàn kết, ý chí phấn đấu,
tạo không khí vui tươi, sôi nổi trong học sinh, giáo dục lòng yêu nước và hiểu
biết vê chủ quyền biển đảo, vai trò của ngư dân trong việc bám biển vươn
khơi và bảo vệ vùng biển quốc gia, tinh thần lao động xã hôi chủ nghĩa như
trong bài thơ “Đoàn Thuyền Đánh Cá”
Chuẩn bị: hai võ xe taxi cũ có gắn dây kéo( loại thường dùng trong lập
thể lực môn kéo co).
Cách chơi: lớp chia làm hai đội tương đối đều nhau về giới tính và thể
lực, khi có lệnh bắt đầu, người đầu tiên “kéo thuyền” ra bến xong chạy về
giao cho người thứ hai, người thứ hai tiếp tục làm như người thứ nhất, đội
nào xong trước là chiến thắng
+ Trò chơi “Dập bóng tiếp sức”.
Mục đích trò chơi: phát triển sự khéo léo, hiểu được ứng dụng lực đàn
hồi, tạo không khí vui tươi, tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu.
Chuẩn bị: hai quả bóng chuyền bơm hơi cứng,
Cách chơi: lớp chia làm hai đội tương đối đều nhau về giới tính và thể
lực, mổi đội chia làm hai nhóm đứng đối diện nhau cách nhau 4m. Khi có
lệnh bắt đầu, người đầu tiên cầm bóng dập mạnh xuống đất sao cho bóng rơi
xuống vừa tầm người đối diện bắt được bóng rồi quay về cuối hàng mình
đứng, người bắt được bóng cũng làm giống như người trước rồi quay về cuối
hàng mình đứng, đội nào làm xong trước và ít rơi bóng hơn là chiến thắng.
+ Trò chơi “Chim sẽ tìm sâu”.
Mục đích trò chơi: tạo không khí vui tươi, tinh thần đoàn kết, ý chí phấn
đấu, long trung thực, giáo dục về tác hại của việc sử dụng hóa chất trừ sâu, ô
nhiểm môi trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại thân thiện môi
trường.
Chuẩn bị: nhiều chai sữa nhỏ đã uống hết có sơn lại màu cho đẹp, đặt
theo thành hàng như hàng cây, trên mổi cây đề có gắn dây thun nhỏ.
Cách chơi: lớp chia làm hai đội tương đối đều nhau về giới tính và thể
lực, khi có lệnh bắt đầu, người đầu tiên của mổi đội chạy lên chọn một
Trang 7
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
cây( chai nhựa) và bắt sâu( dây thun) ra mang về ô của đội mình, sau khi kết
thúc, đội nào bắt được nhiều sâu hơn là chiến thắng
+ Trò chơi “Kéo pháo lên đồi”.
Mục đích trò chơi: phát triển thể lực, tạo không khí vui tươi trong giờ
học, phát triển thể lực cho học sinh, ý chí phấn đấu, tinh thần đoàn kết, lòng
trung thực, giáo dục lòng yêu nước, hiểu được sự khó khăn gian khổ của bộ
đội ta trong chiến tranh.
Chuẩn bị: hai võ xe taxi cũ có gắn dây kéo( loại thường dùng trong lập
thể lực môn kéo co).
Cách chơi: lớp chia là hai đội tương đối đề nhau về giới tính và thể lực,
khi có lệnh bắt đầu, hai người cùng đội sẽ kéo một người ngồi trên võ xe từ ô
thứ 1 lên ô thứ 2, sau đó đổi người ngồi rồi kéo lên ô thứ 3, sau đó đổi người
ngồi rồi kéo đến ô thứ 4. Xong cả 3 người chạy về chạm tay cho nhóm 3
người tiếp theo kéo từ ô 4 về ô 3 về ô 2 về ô 1. trò chơi liên tục đến hết. Đội
nào hoàn thành trước mà ít bị ngã hơn là chiến thắng.
+ Trò chơi “Hát đối đáp theo chủ đề”.
Mục đích: tạo sự vui tươi trong lúc trời mưa không tập ngoài sân được.
Chuẩn bị: bảng lớp học chia làm hai phần, thư kí hoặc giáo viên ghi
bảng.
Cách chơi: lớp chia hai đội là hai dãy bàn trong lớp, mở đầu trò chơi
giáo viên đưa ra môt chủ đề hoặc yêu cầu cho những bài hát ( ví dụ bài hát
phải có chữ “học” hay chữ “thầy”…). Hai đội bốc thăm thứ tự hát, thư kí ghi
lên bảng những bài đã được hát, sau 30 giây mà đội kia không tìm được bài
hát đối lại là bị thua.
+ Trò chơi “ tải đạn ra trận”
Mục đích: phát triển sự khéo léo cho học sinh, tạo không khí vui tươi,
giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, ý chí phấn đấu, hiểu được sự khó khăn
gian khổ của quân và dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Chuẩn bị : nhiều thanh gỗ nhỏ có hình dáng và sơn màu khác nhau.
Cách chơi: lớp chia làm hai đội tương đối đều nhau về giới tính và thể
lực. Khi có lệnh bắt đầu, người đầu tiên của mổi đội lấy một hộp đạn( thanh
gỗ) từ bải tập kết vũ khí mang đến trạm 1 rồi về chạm tay người tiếp theo,
người thư hai màng đạn từ trạm 1 lên trạm 2 rồi về chạm tay người tiếp theo,
sau khi hộp đạn đầu tiên được mang ra trận an toàn thì tới hộp đạn tiếp theo.
Hết trò chơi, đội nào tải được nhiều đạn hơn là chiến thắng.
+ Trò chơi “từ điển sống”.
Mục đích: tạo không khí vui tươi trong lớp học, giúp học sinh thuộc
nhiều từ vựng tiếng anh, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu. Chuẩn bị:
bảng lớp học chia làm hai phần hoặc bảng phụ, phấn viết bảng.
Cách chơi: lớp chai là hai đội là hai dãy bàn trong lớp, giáo viên đưa ra
một chữ cái và yêu cầu học sinh viết những từ tựng bắt đầu bằng chứ cái đó. Khi
có lệnh bắt đàu, người đầu tiên của dãy chạy lên bảng ghi ra một từ rồi chạy về
đưa cho người thứ 2, đội nào ghi được nhiều từ vựng chính xác là chiến thắng.
Trang 8
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
Giáo án minh họa
CHẠY CỰ LI NGẮN
(Tích hợp môn sinh học, vật lí, lịch sử)
Ôn: chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.
Học: xuất phát thấp có bàn đạp.
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Môn thể dục: Học sinh nắm được khái niệm chạy ngắn, các giai đoạn kỹ
thuật chạy ngắn, biết cách thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp, lợi ích
các động tác bỗ trợ.
- Môn vật lí: Học sinh hiểu được cách khắc phục lực ma sát, lực cản
không khí, trong chạy ngắn.
- Môn sinh học: hiểu được phản xạ trong xuất phát chạy là phản xạ có
điều kiện.
- Môn lịch sử: Học sinh hiểu được sự khó khăn vất vã của quân đội ta
trong thời kì chiến tranh.
2. Kĩ năng:
- Môn thể dục: Thực hiện tương đối chính xác kỹ thuật xuất phát thấp có
bàn đạp, cách đóng bàn đạp, thực hiện được kỹ thuật chạy bước nhỏ, chạy nâng
cao đùi, chạy đạp sau.
- Môn sinh học: phân biệt được phản xạ có điều kiện và phản xạ không
điều kiện.
- Môn vật lí: Học sinh biết thực hiện kĩ thuật động tác theo hướng khắc
phục được lực cản không khí, lực ,ma sát trong chạy ngắn.
- Môn lịch sử: Học sinh chơi nghiêm túc tích cực như hòa mình vào trò
chơi mang tính lịch sử này.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực trong tập luyện, trung thực trong trò chơi.
II/ Địa điểm - phương tiện:
- Sân bãi bằng phẳng sạch sẽ.
- Còi, giáo án, bàn đạp, võ lon nước ngọt sơn màu đỏ xanh vàng.
III/ Tiến trình lên lớp:
I . Phần mở đầu:
a, Nhận lớp:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học
b, Khởi động:
* Khởi động chung
Xoay các khớp:
- Cổ tay + Cổ chân
7 phút
Đội hình nhận lớp.( 1)
••••••••
••••••••
••••••••
••••••••
- Lớp trưởng chấn chỉnh hàng
ngũ, báo cáo sĩ số.
Trang 9
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
- Khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp
hông, khớp gối.
- Ép ngang - dọc
* Khởi động chuyên môn:
Chạy bước nhỏ tại chổ, chạy nâng
cao đùi tại chổ , chạy gót chạm mông
tại chổ.
c, Nhắc lại bài cũ: Em hãy cho biết
những cự ly của chạy ngắn. mục đích
của việc học môn chạy ngắn, tác
dụng của chạy ngắn.
Tích hợp phần phản xạ trong xuất
phát chạy là phản xạ có điều kiện,
phân biệt cho học sinh biết phản xạ
có điều kiện và phản xạ không điều
kiện.
32 phút
II. Phần cơ bản.
8 phút
1. Ôn kỹ thuật bỗ trợ:
+ Chạy bước nhỏ: yêu cầu thực hiện
được động tác miết mũi chân.
+ Chạy nâng cao đùi: không ngã
người khi chạy, cố gằng nâng cao đùi
ngang thắt lưng.
+ Chạy đạp sau: chú ý đạp sau tích
cực, phối hợp đánh tay nhịp nhàng.
Tích hợp môn vật lí: Giáo viên nhắc
học sinh phải chạy bằng nữa trước
bàn chân để giảm ma sát với mặt đất,
khi chạy hơi đổ người về trước để
15 phút
giảm lực cản không khí và tạo lực
cân bằng giúp cơ thể thăng bằng tốt
hơn. Hai tay đánh để giúp cơ thể giữ
thăng bằng tốt hơn.
Cũng cố: kỹ thuật chạy bước nhỏ,
chạy nang cao đùi, chạy đạp sau.
- GV nói ngắn gọn về nội
dung, yêu cầu bài học.
Đội hình khởi động.
(2)
• • • • • •
• • • • • •
• • • • • • •
• • • • • •
- Cán sự điều khiển lớp khởi
động.
- GV quan sát nhắc nhở các
em hởi động kĩ.
- GV lấy tinh thần xung phong
của lớp. GV gọi 1-2 em lên trả
lời và nhận xét.
Đội hình nước chảy, bốn hàng
dọc mổi làn 4 em thực hiện
động tác, giáo viên nhắc nhở
sửa sai cho các em.
*
*
*
*
*
*
*
*
* ->
* ->
* ->
* ->
GV
Đội hình 4 hàng ngang cự li
hẹp
Giáo viên gọi học sinh lên
thực hiện động tác sau đó cũng
Trang 10
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
cố khắc sâu cho các em.
2. Học kĩ thuật xuất phát thấp
có bàn đạp.
Góc độ bàn đạp trước: 45-50 độ.
Góc độ bàn đạp sau: 75-80 độ.
Bàn đạp trước cách vạch xuất phát
1,5 bàn chân.
Bàn đạp sau cách vạch xuất phát 3
bàn chân.
“vào chổ”: đi từ vị trí chuẩn bị vào
đừng trước vạch xuất phát, chống hai
tay lên đường chạy, đặt chân không
thuận vào bàn đạp sau, chân thuận
vào bàn đạp trước quì gối thu hài tay
về sau vạch xuất phát.
“sẳn sàng” : từ từ nâng mông lên cao
bằng hoặc hơn vai hơi đẫy trọng tâm
về trước dồn lên hai tay hai chân áp
vào bàn đạp.
“chạy” chân sau đạp lên bàn đạp rồi
bước về trước, tiếp theo chân trước
bước lên theo, phối hợp đánh tay giữ
thăng bằng.
Cũng cố: kỹ thuật xuất phát thấp có
bàn đạp.
3. Trò chơi tải đạn ra trận( tích
hợp môn lịch sử)
Giáo viên dẫn dắt, giới thiệu về trò
chơi, nêu ý nghĩa tác dụng trò chơi
sau đó hướng dẫn và chia đội cho các
em chơi.
Trong chiến tranh chống Mỹ cứu
Giáo viên thị phạm phân tích
sau đó cho học sinh tập, giáo
viên quan sát sửa sai. Đội hình
nước chảy mổi lần 4 em thực
hiện.
*
*
*
*
*
*
*
*
* ->
* ->
* ->
* ->
GV
Giáo viên nhắc nhở học sinh
đóng bàn đạp, chú ý an toàn
cho các em.
Đội hình 4 hàng ngang cự li
hẹp
Giáo viên gọi học sinh lên
thực hiện động tác sau đó cũng
cố khắc sâu cho các em.
Giáo viên chia lớp làm hai đội
tương đối đều nhau về giới
tính và thể lực, phổ biến trò
chơi và cho học sinh chơi
Trang 11
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
nước quân ta không có nhiền vũ khí
như địch, phải nhờ viện trợ, vũ khí
chuyển từ bắc vào nam bằng đường
biền tới ĐẦU CẦU TIẾP NHẬN VŨ
KHÍ BẮC NAM ở xã Thạnh Phong
huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre, sau
đó lực lượng THANH NIÊN XUNG
PHONG sẽ đi tải đạn ra chiến
trường để quân ta đánh giặc.
III. PHẦN KẾT THÚC
- Thả lỏng: hít thở sâu thả lỏng
tay chân, các khớp.
6 phút
Đội hình thả lỏng
•
•
•
•
•
•
- Nhận xét: đánh giá buổi tập,
nêu ưu khuyết điểm.
- Nhắc nhở học sinh về nhà
luyện tập thêm.
- Xuống lớp: giáo viên hô “giải
tán” học sinh hô “khỏe”
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Đội hình 4 hàng ngang cự li
hẹp giáo viên nhận xét, nhắc
nhở học sinh, xuống lớp
Trang 12
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
C .KẾT QUẢ:
Qua việc thực hiện các phương pháp nêu trên tôi đã đạt được kết quả như sau:
1.Đối với giáo viên:
Trong năm học tôi đã dạy 2 tiết cho thanh tra trường dự kết quả 2 tiết giỏi và tôi
có tham gia thi giáo viên giỏi cấp trường và đạt loại giỏi cấp trường.
2.Đối với học sinh:
Học sinh rất thích thú trong giờ thể dục, các em tập luyện tích cực hơn chăm chỉ
hơn. Nhiều em thể lực không tốt, béo phì thừa cân… cũng rất thích vận động,
tham gia trò chơi một cách nhiệt tình. Đến giờ thể dục các em xuống sân tập hợp
nghiêm túc, mang giầy đầy đủ, không nghịch phá để được chơi trò chơi. Trước
đây đầu giờ thể dục các em thường hay hỏi” thầy ơi hôm nay có chơi trò chơi
không?” nhưng nay các em không con vậy nữa vì các em hiểu được bản thân
mình quyết định chuyện đó, việc đó do các em tập luyện thế nào chăm chỉ ngoan
tích cực… Bản thân tôi cũng cảm thấy vui và hài lòng vì sự tiến bộ và chăm
ngoan của các em.
D/BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
*Qua nghiên cứu giảng dạy tôi rút ra kinh nghiệm:
- Điều đầu tiên hết sức quan trọng là trước khi lên lớp giáo viên phải nghiên cứu
bài thật kĩ, đừng quên những chi tiết dù nhỏ nhưng quan trọng.
-Giáo viên phải có kế hoạch rõ ràng cụ thể, chuẩn bị đồ dùng dạy học đầy đủ
trước khi lên lớp.
-Giáo viên nắm rõ được đối tượng học sinh, quan sát kỹ khi các nhóm tập luyện,
bao quát nhóm và lớp học. Khen thưởng kịp thời đối với nhóm, cá nhân thực
hiện tốt và động viên nhắc nhở kịp thời đối với các em còn yếu. – Giáo viên cần
giao bài tập cho các em tự tập ở nhà, tạo điều kiện cho học sinh chuẩn bị trước ở
nhà vì thời gian trên lớp còn hạn chế, các em cần thực hiện ở nhà khi rảnh rỗi.
E/ KẾT LUẬN:
- Việc vận dụng dạy học tích hợp trong môn thể dục thông qua trò chơi đã mang
lại nhiều lợi ích thiết thực trong giờ dạy của tôi. Học sinh đã có thái độ rất tốt với
môn thể dục với giờ thể dục, mong muốn được thể hiện được tham gia được học
hỏi nhiều thứ trong giờ thể dục. Để thực hiện việc ứng dụng trên không khó đối
với nhiều trường nhiều khối lớp khác nhau.
-Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp vận dụng dạy học tích hợp
trong môn thể dục thông qua trò chơi. Chắc chắn trong sáng kiến này vẫn còn
những khiếm khuyết, mong các bạn đồng nghiệp bổ sung thêm cho phương pháp
ngày một hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn trong giảng dạy cũng như trong học tập
của các em.
Trang 13
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
LQĐ, ngày 20 tháng 1 năm 2015
Người viết
Trần Hoàng Diệu
Trang 14
Sáng kiến kinh nghiệm
Trần Hoàng Diệu
ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC XÉT DUYỆT SKKN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Trang 15