Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian, một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.14 KB, 26 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian
Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian. Không rõ từ bao giờ, trò
chơi dân gianđược sinh ra và gắn liền với đời sống lao động, sinh hoạt của
người dân Việt Nam. Đó không chỉ đơn giản là giúp con người có được
những phút giây thư giãn, giải trí sau những giờ lao động vất vả mà còn góp
phần thắt chặt tình đoàn kết, sự gắn bó giữa mỗi người.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian. Di sản văn hóa truyền
thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau. Trong đó có thể nói, trò chơi
dân gian cũng là một di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Cuộc sống đối với
trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân giankhông đơn thuần
chỉ là một trò chơi trẻ con mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc
Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Đó là những trò chơi bình dị, dễ chơi, đa


số mỗi trò chơi thường kèm theo một bài hát đồng dao hay một bài vè ngắn,
dễ nhớ, dễ thuộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong
đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Trò chơi
dân gian ra đời và gắn liền cùng môi trường sống vốn rất gần gũi với thiên
nhiên và con người Việt Nam để rồi tác động không nhỏ đến sự phát triển cả
về thể chất, tâm hồn và trí tuệ các em.
sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò chơi dân gian tổ chức trò chơi
dân gian trong trường học kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian kế
hoạch tổ chức trò chơi dân gian tiểu học kế hoạch tổ chức trò chơi
dân gian trường thcs, kế hoạch tổ chức trò chơi dân gian



Đối với trẻ em, chơi dân gian thiếu nhi với những chức năng đặc biệt của nó
đã mang lại cho trẻ thơ nhiều điều thú vị và bố ích, đồng thời thể hiện nhu
cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè,
cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi
thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm
giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Trò chơi dân gian trẻ em đã gắn
liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt Nam, góp phần nuôi dưỡng,
bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.
Những trò chơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn ngày nay đang bị mai một. Hiện
nay trong nhà trường có dạy những trò chơi nhưng còn nặng về mục đích
“học”, nhẹ về “chơi”, gia đình học sinh thì quá bận bịu với công việc khác
nên thiếu quan tâm hướng dẫn các em chơi. Vì vậy chúng ta rất hiếm khi bắt

gặp hình ảnh các em tụm năm, tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê…
Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em
không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu
thành ngữ như: “Một đập ăn quan” (Trò chơi Ô ăn quan). Bài đồng dao trò
chơi “Mèo đuổi chuột”, trò chơi “Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Bịt
mắt bắt dê”… không được nhắc đến. Nhưng chúng ta đã quên đi một phương
pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn đó là kho tàng đồng dao và
trò chơi dân gian, về lĩnh vực giáo dục thì kho tàng này đã cung cấp nội dung
và phương pháp giáo dục “Không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy
đủ hơn cả.
Hiện nay, trẻ em ở một xã hội công nghiệp chỉ quen với máy móc hiện đại
với nhiều tiện ích nhưng theo đó là sự dần lãng quên những trò chơi dân gian



truyền thống. Phải chăng với các em, trò chơi dân gian không còn là sự thu
hút, hấp dẫn. Liệu rằng trẻ em hôm nay có còn nhớ đến những trò chơi dân
gian nữa hay không là ở chính chúng ta – những người giáo dục.
Nhận thấy tầm quan trọng của các trò chơi dân gian việt nam đối với trẻ
mầm non nên trong quá trình giảng dạy, tôi không ngừng nghiên cứu, tìm tòi
các biện pháp làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách
hiệu quả nhất. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Sáng kiến kinh nghiệm tổ chức trò
chơi dân gian, Một số kinh nghiệm tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 56 tuổi” để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện
trên 40 trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non B xã Đông Mỹ do tôi phụ
trách.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Trò chơi dân gian trẻ em không chỉ đơn thuần là một trò chơi của trẻ con
mà nó còn chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản
sắc. Nó không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy sáng
tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, quê hương, đất nước. Chính vì vậy,
trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, tổ chức trong trường mầm non.
Qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các hình thức chơi của trẻ cũng thay
đổi. Một số trò chơi dân gian truyền thống, dần bị mai một, thay thế bằng

những trò chơi hiện đại với máy móc, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, trò chơi
dân gian có nhiều thế mạnh riêng. Giáo viên có thể sử dụng những vật liệu
sẵn có, rẻ tiền, thậm chí không cần đồ dùng, dụng cụ mà chỉ cần trẻ chơi với


nhau. Điều này rất phù hợp với tình hình thực tế của cấp học. Trẻ em được
tiếp cận và trực tiếp tham gia chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp cho trẻ sớm
hình thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin,
linh hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ.
Thông qua trò chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan (thị giác,
thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác), phát triển trí nhớ, phát triển tư duy,
trí tưởng tượng, ngôn ngữ.

1.

CƠ SỞ THỰC TIỄN:

Trường mầm non B xã Đông Mỹ nằm tại thôn 4 xã Đông Mỹ huyện
Thanh

Trì, thành phố Hà Nội. Trường có 7 nhóm lớp với tổng số học sinh

là 251 trẻ.
Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ
trách lớp Mẫu Giáo Lớn A1 với tổng số học sinh là 40 trẻ. Trong thời gian

thực hiện đề tài này tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
1.

1. Thuận lợi:

– Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của Phòng giáo
dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. Nhà
trường đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu trò chơi dân gian ở từng khối
lớp.
– Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò
chơi, đặc biệt là trò chơi dân gian.



– Bản thân tôi đã sống ở ngoại thành Hà Nội. Chính vì vậy, những trò chơi
dân gian của trẻ đã găn bó với tôi trong suốt một thời gian dài.
– Tôi rất thích các trò chơi dân gian Việt Nam và đã sưu tầm được rất nhiều
trò chơi dân gian thú vị, đặc sắc, phù hợp với trẻ.
2.

Khó khăn:

– Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và
tính sáng tạo cao.
– Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi

vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi
phải tư duy trong quá trình chơi.
– Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém.
– Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham
gia vào các hoạt động tập thể.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1.

Biện pháp 1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
của trẻ.

Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẳn trò chơi nào

cũng phù hợp với trẻ nhỏ. Bởi vậy, khi lựa chọn trò chơi dân gian tôi đã lựa
chọn những trò chơi đơn giản, dể hiểu, dễ nhớ đối với trẻ.


Với trẻ 5 – 6 tuổi, khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã cao
hơn rất nhiều so với lứa tuổi trước. Vì thế, trẻ có thể chơi được các trò chơi
dài hơn và khó hơn. Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho trẻ MGL, tôi thực
hiện theo các tiêu chí sau:
+ Trò chơi không quá đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp.
+ Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.
+ Giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng cho trẻ.
+ Gây được hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ.

+ Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm trẻ trong lớp.
Từ những tiêu chí trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho trẻ: “Thả đỉa ba
ba”, “Ô ăn quan”, “Chuyền thẻ”, “Lộn cầy vồng”, “Trốn tìm”, “Đếm sao”,
“Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Chồng đống chồng đe”,
“Trồng nụ trồng hoa”, “Vuốt hột nổ”, “Cướp cờ”…
Với mỗi trò chơi tôi thường nghiên cứu số lượng người chơi, cách chơi, địa
diểm chơi, cách chơi, luật chơi để tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi.
Ví dụ:
* Trò chơi: “Thả đỉa ba ba”:
– Số lượng người chơi: 10 đến 12 người chơi.



– Địa điểm chơi: Sân rộng.
– Cách chơi: Vẽ một vòng tròn rộng 3m hoặc vẽ 2 đường thẳng song song,
cách nhau 3m để làm sông (tùy theo số lượng người chơi để vẽ sông to hay
nhỏ). Các bạn chơi đứng thành vòng tròn quay mặt vào trong. Chọn một bạn
vào trong vòng tròn vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo tiền như nước
Đổ mắm đổ muối
Đổ chuối hạt tiêu

Đổ niêu nước chè
Đổ phải nhà nào
Nhà đấy phải chịu
Cứ mỗi tiếng đọc lại đập nhẹ vào vai một bạn. Tiếng cuối cùng rơi vào ai thì
bạn đó phải làm đỉa. Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng
đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách
chơi và luật chơi của từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ
chơi một
trò chơi dân gian nào đó thì giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi,
luật chơi cũng như các đồ dùng trong trò chơi cần đếm. Để từ đó có thể chuẩn
bị đầy



đủ những thứ cần thiết cho một trò chơi và tổ chức được tốt. Mỗi trò chơi dân
gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò
chơi không thể tiến hành được.
Ví dụ như trò: “Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật
có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Trò chơi “Ném còn” không
thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn
giản như trò chơi “Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có
dải vải hoặc dải khăn bịt mắt…
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó,
giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay
không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy

đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.
“Đỉa” đứng vào giữa sông, người chơi tìm cách lội qua sông, vừa lội vừa hát:
“Đỉa ra xa tha hồ tắm mát”. Đỉa phải chạy đuổi bắt người qua sông. Nếu
chạm được vào ai (bạn chưa lên bờ) thì coi như bị thua, phải làm đỉa thay, trò
chơi lại tiếp tục.
– Luật chơi:
+ Người đọc bài ca phải lưu loát hấp dẫn, mỗi tiếng ca phải chỉ đúng vào một
bạn, không được bỏ sót bạn nào.
+ Đỉa phải chạy được trong ao hoặc sông, không được lên bờ.Người phải lội
qua ao, không được đi hoặc đứng mãi trên bờ.



+ Đỉa chạm vào bất cứ phần thân thể của ai khi họ còn trong ao thì người đó
phải bị thua, vào làm đỉa thay.
+ Với một khoảng thời gian mà đỉa không bắt được ai thì đổi bạn làm đỉa, trò
chơi lại tiếp tục.
* Trò chơi: “Ô ăn quan”:
– Số lượng người chơi: 2 đến 5 người chơi.
– Địa điểm chơi: Trong phòng nhóm hoặc ngoài sân trường.
– Cách chơi:Vẽ 1 hình chữ nhật chia đôi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng
dọc cách khoảng đều nhau, ta có được 10 ô vuông nhỏ. Hai đầu hình chữ nhật
được vẽ thành 2 hình vòng cung, đó là ô quan lớn đặc trưng cho mỗi bên, đặt
vào đó 1 viên sỏi lớn có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt 2 bên, mỗi ô
vuông được đặt 5 viên sỏi nhỏ, mỗi bên có 5 ô. Hai người ngồi bên. Người

thứ nhất đi quan nắm sỏi trong 1 ô vuông bất kỳ, sỏi rải đều xung quanh từng
viên một trong những ô vuông cả phần ô quan lớn. Khi đến hòn sỏi cuối cùng
ta vẫn lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viên sỏi nhỏ vào
từng ô liên tục). Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng được dừng cách khoảng
là 1 ô trống, như thế ta chập ô trống bắt lấy phần sỏi trong ô bên cạnh để nhặt
ra ngoài. Vậy là những viên sỏi đó đã thuộc về người chơi và người đối diện
mới bắt đầu được chơi. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu
tiên. Cả hai thay phiên


nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ô quan lớn và lấy được hết
phần của đối phương. Như thế người đối diện đã thua hết quan.

– Luật chơi:
+ Hết quan toàn dân thu quân kéo về.
+ Hết ván lại bày như cũ.
+ Ai thiếu phải vay của bên kia.
+ Tính thắng thua theo nợ các viên sỏi. Quan ăn 10 viên sỏi.
* Trò chơi: “Mèo đuổi chuột”:
– Số lượng người chơi: Từ 7 đến 10 người chơi hoặc có thể chơi tập thể lớp.
– Địa điểm chơi: Sân rộng.
– Cách chơi: Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay giơ lên cao rồi hát:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn lại đây
Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy theo sau
Chuột cố chạy mau


Trốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại hóa vai mèo
Co cẳng chạy theo
Bỗng mèo hóa chuột.
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột.Hai người

này đứng giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu
cuối thì chuột bát đầu chạy, mèo chạy đuổi theo sau. Tuy nhiên mèo phải
chạy đúng lỗ chuột đã chạy.
– Luật chơi: Nếu mèo không chạy đúng lỗ để bắt chuột thì mèo sẽ bị thua.
Nếu chuột bị mèo bắt thì chuột cũng bị thua.
* Trò chơi: “Rồng rắn lên mây“:
– Số lượng người chơi: từ 7 đến 10 người chơi hoặc có thể tập thể lớp.
– Địa điểm chơi: Sân rộng.
– Cách chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc những người còn lại xếp
hàng một, tay người sau nắm vạt áo hoặc đặt lên vai người đằng trước. Sau
đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc
Có nhà điểm binh
Hỏi thăm thầy thuốc


Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
– Thầy thuốc đi chơi (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng nhà).
Đoàn người lại tiếp tục đi và hát tiếp cho đến khi nào thầy thuốc trả lời:
– Có!
Và bắt đầu đoạn đối thoại như sau:
Thầy thuốc hỏi:

– Rồng rắn đi đâu?
Người đứng đầu làm cái trả lời:
– Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
– Con lên mấy?
– Con lên một.
– Thuốc chẳng hay.
– Con lên hai.
– Thuốc chẳng hay.
Cứ như thế cho đến khi cái trả lời:
Con lên mười.
Thuốc hay vậy.
Tiếp theo thầy thuốc đòi hỏi

– Xin khúc đầu.
– Những xương cùng xẩu.
– Xin khúc giữa.
– Những máu cùng me.
– Xin khúc đuôi.
– Tha hồ thầy đuổi.


Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách bắt được người cuối cùng trong hàng.
Người đứng đầu hàng phải dang tay chạy cố ngăn cản không cho thầy thuốc
bắt được người ở cuối hàng. Trong lúc đó người ở cuối hàng phải chạy và tìm
cách né tránh thầy thuốc.

– Luật chơi: Nếu người thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó
phải làm thay thầy thuốc.
* Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê“:
– Số lượng: 10 đến 12 trẻ hoặc tập thể lớp.
– Địa điểm: Sân chơi rộng rãi.
– Cách chơi: Sau khi chơi trò “Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi
tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh. Những người làm
dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc người bị bắt làm dê, phải
luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt
chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt. Sau khi dùng khăn tay bịt mắt,
mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt
má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình.

– Luật chơi: Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên
người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp
tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân
xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị
bịt mắt không đoán ra mình.


* Trò chơi: “Kéo co“:
– Số lượng: 10-12 người hoặc tập thể lớp.
– Địa điểm: Sân chơi rộng rãi.
– Cách chơi: Một sợi dây thừng dài được đặt ở sân và ở giữa dây có mốc
đánh dầu. Số người chơi được chia đều về 2 đội. Mọi người cùng nắm tay

vào sợi dây và dùng sức để kéo.
– Luật chơi: Mốc đánh dấu về phía đội nào thì đội đó là đội chiến thắng.

* Trò chơi: “Trồng nụ trồng hoa“:
Số lượng: Chơi theo nhóm từ 5 trẻ trở lên.
– Địa điểm chơi: Trong phòng hoặc ngoài sân trường.
– Cách chơi: Chọn hai người ngồi bệt xuống đất, đối diện nhau. Chồng các
bàn chân rồi đến các bàn tay, lần lượt nắm rồi xòe ra. Số người còn lại nhảy
qua. Khi nào đủ bốn chân bốn tay xòe mà người nhảy không bị chạm thì
người nhảy được quyền chơi tiếp ván khác.
– Luật chơi: Khi người nhảy chạm vào chân thì mất lượt, phải ngồi vào thay
thế.

* Trò chơi: Lộn cầu vồng:
– Số lượng: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 2 người.


– Địa điểm chơi: Trong phòng hoặc ngoài sân trường.
– Cách chơi: Hai trẻ đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay lên theo nhịp vừa
hát:
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười
Hai chị em ta

Ra lộn cầu vồng.
Khi hát tiếng cuối cùng cả hai trẻ vẫn nắm tay vào nhau cùng giơ lên đầu rồi
cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau. Ở tư thế quay lưng vào
nhau các em tiếp tục vung tay lên rồi hạ tay xuống như lần trước vừa vung
tay vừa hát. Đến tiếng cuối cùng các em lại chui qua tay lộn lại và về tư thế
như ban đầu.
2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời ca trước khi tổ chức cho

trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian:
* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi:
Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong
phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của

từng trò chơi. Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân
gian nào đó tôi cần phải tìm hiểu trước về cách chơi, luật chơi cũng như các
đồ dùng trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ
cần thiết cho một trò chơi và tổ chức được tốt. Mỗi trò chơi dân gian có một


hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể
tiến hành được.
Ví dụ như trò: “Chơi chuyền“: tôi chuẩn bị 10 que chuyền và một đồ vật có
dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non… Trò chơi “Ném còn“ tôi chuẩn
bị quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi
“Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải

khăn bịt mắt…
Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào đó, tôi
tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ
dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố
cần thiết cho trò chơi.
Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi
* Dạy trẻ đọc thuộc lời ca (đối với những trò chơi có lời đồng dao):
Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi trẻ không bao
giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi
vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không
khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Mặc dù không phải bài đồng dao nào cũng có
ý nghĩa, song bài nào cũng phù hợp với tư duy hồn nhiên của trẻ. Ví dụ như:

chơi ” Chi chi chành chành”, trẻ đọc:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương


Tam vương ngũ đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập…”.
Câu hát dường như chẳng có mạch ý nào rõ ràng, nhưng thiếu nó thì trò chơi
không thể tiến hành. Hay như chơi “Rải ranh” trẻ hát:
“Rải ranh

Bẻ cành
Hái ngọn
Chọn đôi”.
Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo,
tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên
cái vừa rơi xuống.
Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi trẻ đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy,
tôi thường cho trẻ làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước
khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ như: hoạt động
chiều, hoạt động ngoài trời… Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, trẻ chơi rất hứng
thú và tích cực tham gia chơi.

3.

Biện pháp 3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:

Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò
và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “Kéo co”, “Rồng rắn lên
mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Trồng nụ trồng hoa”…


Trẻ chơi trò chơi “Kéo co”
Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, trẻ hay chơi theo các nhóm nhỏ như
“Chi chi chành chành”, “Ô ăn quan”, “Rải ranh”.

Trẻ chơi trò chơi “Ô ăn quan”
4.

Biện pháp 4: Tổ chức trò chơi dân gian vào các hoạt động học:

Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế,
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được
tổ chức nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp
trẻ được gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát
triển thể chất; hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh
nghiệm sống và kỹ năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và
tổ chức các trò chơi dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động.

* Hoạt động ngoài trời: tôi tận dụng không gian rộng và thoáng, tổ chức cho
trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ
như:
“Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Thả đỉa
ba ba”, Lộn cầu vồng…
Trẻ chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
* Hoạt động góc: tôi đã tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm
nhỏ trong một không gian hẹp như: ” Ô ăn quan”, “Chơi chuyền”, “Rải
ranh”, “Chuyền thẻ”, “Kéo cưa lửa xẻ”…


Trẻ chơi trò chơi “Chơi chuyền”

* Hoạt động chung và hoạt động chiều ( chủ yếu diễn ra trong phòng nhóm):
nên tổ chức cho trẻ các trò chơi tĩnh nhằm phát triển nhận thức cho trẻ như:
“Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn
đáp”, “Đếm sao”, “Đọc câu”…
Trẻ chơi trò chơi “Rải ranh”
Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần
lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng môn học.
* Hoạt động giáo dục thể chất: tôi lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn
luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ
phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe
mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và
năng động.

Ví dụ:
+ Trò chơi “Rồng rắn lên mây“, khi trẻ đọc xong câu cuối: “Xin khúc đuôi –
Tha hồ thày đuổi”, lập tức trẻ làm “đuôi” (đứng sau cùng) phải chạy thật
nhanh, nếu
không sẽ bị “thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải
làm “thầy” để đuổi những trẻ khác.
Trò chơi “Rồng rắn lên mây”


+ Trò chơi “Nhảy dây”, “Trồng nụ trồng hoa”, “Nhảy lò cò” có nhiều nấc
chơi nho nhỏ: từ bàn một, bàn hai… đến bàn mười (Nhảy lò cò ); từ một nụ,
một hoa… đến tám hoa (Trồng nụ trồng hoa )… Trẻ phải vượt qua dần từng

nấc, hết nấc này mới đi tiếp nấc sau. Như vậy, trẻ phải dai sức, khỏe mạnh,
nhanh nhẹn và khéo léo mới có thể tiến dần đến được nấc cuối của trò chơi.
Trẻ chơi trò chơi “Nhảy dây”
+ Trò “Chi chi chành chành” lại buộc trẻ phải rất nhanh tay, nhanh miệng vì
nếu câu cuối bài là “ù à ù ập” được đọc xong mà trẻ không rút kịp tay ra,
ngón tay của nó sẽ bị giữ lại, như thế là thua.
Trẻ chơi trò chơi “Chi chi chành chành”
– Làm quen môi trường xung quanh, làm quen với toán, làm quen văn học
khi lựa chọn các trò chơi tôi đã lồng ghép các trò chơi dân gian để cung cấp
cho trẻ những kỹ năng như: kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng sử dụng
đồ dùng, đồ chơi và rèn luyện trí nhớ, khả năng tư duy cho trẻ.
Ví dụ:

+ Lời đồng dao của trò chơi chuyền: ” Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu
– Châu chấu có chân…” đã giúp trẻ nhận biết được đặc điểm đặc trưng của
một số con vật và đồ vật quen thuộc.
+ Những câu hát ngược có tính chất đánh lừa nhận thức, thử thách sự năng
động của trí tuệ, khiến trẻ muốn hiểu đúng sự vật thì phải chuyển ngược lại:


“Non cao đầy nước
Đáy biển đầy mây
Dưới đất lắm mây
Trên trời lắm cỏ
Người thì có mỏ

Chim thì có mồm…”
+ “Chuyền thẻ” là một trò chơi dân gian dạy trẻ làm toán cộng hay trừ. Đó là
bài tập đếm từ 1 đến 10 của trẻ. Trẻ nhóm các nhóm theo trật tự cao dần lên
và cộng lại trong phạm vi 10: bắt đầu từ bàn một “cái mốt, cái mai, cái trai,
cái hến…”, sau đó là nhóm đôi và các nhóm cao hơn “Đôi tôi, đôi chị…”,
“Ba lá đa,
ba lá đề…”, “Tám quả trám, hai lên chín”… Bài tập đó có thể giúp trẻ đếm
thành thạo trong phạm vi 10.
– Hoạt động giáo dục âm nhạc tôi chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát
như các trò chơi: “Tập tầm vông” , “Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ
Quảng”…
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, tôi đã lựa

chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy.
Ví dụ:
– Chủ đề “Thế giới động vật” tôi tổ chức các trò chơi: “Đồng dao hỏi tuổi xứ
Quảng”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”, “Bịt mắt bắt dê”, “Phụ đồng ếch”,
“Thi tìm những con vật có từ láy”…


– Chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “Trồng nụ
trồng hoa”, “Mít mật mít gai”, “Làm nón mão bằng lá”…
– Chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi truyền
thống của dân tộc trong dịp lễ Tết như “Ném còn”, “Cướp cờ”, “Bịt mắt đập
niêu”, “Đẩy gậy”, “Chơi đu”,”Múa lân”…

5. Biện pháp 5: Động viên tất cả các trẻ tham gia vào trò chơi:

Đặc điểm nổi bật của các trò chơi dân gian là không quy định số người chơi,
càng nhiều người chơi càng tốt. Vì vậy, tôi luôn khuyến khích, động viên tất
cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi “Bịt mắt bắt dê”, mỗi
khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không
thay đổi. Còn trò chơi “Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “cái đuôi” sẽ
dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau.
Những trò chơi “Thả đỉa ba ba”, “Chi chi chành chành”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy
dây”… cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như
nhau. Nếu trẻ nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ
bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh

thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều.
Trẻ chơi “Mèo đuổi chuột”
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi áp dụng thực hiện các biện pháp tổ chức cho trẻ lớp mẫu giáo lớn A1
trường mầm non B xã Đông Mỹ chơi các trò chơi dân gian đã đạt được nhiều
kết quả tốt:


– Tôi đã lựa chọn và tổ chức được 50 trò chơi dân gian cho trẻ chơi vào các
hoạt động học.
– Trẻ tích cực tham gia các trò chơi.
– 100% trẻ hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.

– 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò
chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
– Trẻ đã tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
– Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức
và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn,
năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
– Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng
cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1.

KẾT LUẬN:


Trò chơi dân gian là loại hình giáo dục rất có hiệu quả vì nó vừa là phương
tiện giải trí lành mạnh, vui chơi sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý, vừa
là phương tiện giáo dục nhẹ nhàng sâu sắc, các trò chơi dân gian vừa dễ tiếp
cận vừa không tốn kém mà mang lại kết quả giáo dục cao trong trường học,
góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường thể lực cho trẻ, phát triển các giác
quan, giúp trẻ trở thành những người tài giỏi trong tương lai. Giúp trẻ thoả


mãn nhu cầu vui chơi mà lại bảo tồn được một di sản văn hoá tốt đẹp của dân
tộc. Việc đưa trò chơi dân gian vào trường học là đúng đắn vì trò chơi dân
gian đối với trẻ em đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ

ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui
của các em với bè bạn, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh của các
em đẹp hơn và rộng mở. Tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỷ niệm quý
báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ. Chính vì
vậy, trò chơi dân gian cần được giữ gìn, phát huy và bảo tồn, rất cần thiết
được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường phù hợp với lứa tuổi. Cụ thể hơn
là góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục về xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực.
1.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:


Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm sau
– Bản thân phải nhận thức sâu sắc về ý nghĩa việc đưa các trò chơi dân gian
vào các hoạt động, nắm được mục đích của việc chơi, đó là hình thức chơi
mà học.
– Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ
nhỏ. Trò chơi dân gian vừa giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần
nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho trẻ, giúp
trẻ trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai.


– Những trẻ chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường

cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong
cuộc

sống.

– Cần phải tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở trẻ tinh
thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của
mình với bạn khác.
– Khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi,
luật chơi và chuản bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi.
– Bằng việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, tôi đã giúp trẻ được
thỏa mãn nhu cầu vui chơi, đồng thời bảo tồn được một di sản văn hóa tốt

đẹp của dân tộc.
– Cần phải tích cực tìm tòi, sưu tầm thật nhiều các trò chơi dân gian. Cần
lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành mạnh, an toàn cho trẻ.
– Luôn tạo không khí thân mật, cởi mở, gần gũi với trẻ, tạo điều kiện và
khuyến khích cho tất cả trẻ được tham gia, cần động viên khi trẻ chơi.
– Phát huy vai trò của trách nhiệm của mình khi tổ chức các hoạt động cho
trẻ.
– Cần nắm rõ cách chơi trước khi hướng dẫn cho trẻ, chọn trò chơi dân gian
phù hợp với không gian, đặc điểm của buổi chơi và đúng chủ đề đang thực
hiện.



×