Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

LỰA CHỌN đầu tư của cá NHÂN lựa CHỌN KINH DOANH GIỮA các NHÓM mặt HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Tiểu luận môn Kinh tế vi mô

LỰA CHỌN ĐẦU TƯ CỦA CÁ NHÂN
LỰA CHỌN KINH DOANH GIỮA CÁC
NHÓM MẶT HÀNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 7 - Lớp Đêm 8 - Khoá 19
Giảng viên: TS. Hay Sinh
Các thành viên trong nhóm thực hiện:
STT
1
2
3
4
5
6
7

TÊN THÀNH VIÊN
Nguyễn Văn Long Sơn
Lê Thị Thu Sương
Vũ Minh Tân
Lê Thị Thanh
Trần Lê Thanh Tuấn
Nguyễn Minh Trí
Lê Thị Trúc

NGÀY SINH


12/05/1973
21/09/0981
03/05/1982
25/10/1976
21/10/1984
29/04/1987
12/06/1985

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2010

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng 10 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ
nhanh chóng và lượng tiêu thụ thép tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng GDP của cả
nước. Các tỉnh thành đều có nhiều dự án xây dựng nhằm đẩy nhanh việc đô thị
hóa. Đồng thời, Chính phủ triển khai nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở, xây
dựng nhà ở nông thôn, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cho người có thu
nhập thấp, sinh viên… là những công trình có nhiều nhu cầu về thép. Nhu cầu
tiêu thụ thép tại Việt Nam dự báo đạt khoảng 11,7 triệu tấn trong năm 2010 và sẽ
tăng thêm 10%/ năm trong 5 năm tiếp theo, đạt mức 20 triệu tấn thép vào năm
2015.
Kết thúc năm 2009, ngành thép được đánh giá là một trong những ngành
công nghiệp nặng có mức tăng trưởng cao nhất, sản xuất tăng 25% so với năm
2008 và tiêu thụ tăng 30%. Mặc dù trong năm 2009, ngành thép đã xảy ra biết
bao thăng trầm khó khăn, giá bán tăng giảm bất thường, có khi giá bán phải thấp
hơn giá thành.
Trong năm 2010, giá thép cũng có những diễn biến phức tạp. Giá thép liên
tục tăng trong 4 tháng đầu năm 2010 rồi sau đó giảm và tăng cho đến nay đạt gần

16 triệu đồng/ tấn. Sự biến động giá trên có đem lại cho các nhà đầu tư một tỷ lệ
lợi nhuận cao? Liệu việc tăng giá như hiện nay có phải do qui luật cung cầu?
Việc tìm hiểu được những rủi ro và nguyên nhân của chúng sẽ giúp chúng ta có
được một quyết định đúng đắn trong việc đầu tư vào mặt hàng thép.

2


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Rủi ro là gì?
Theo quan điểm của Frant Knight : Rủi ro dùng để ám chỉ những tình huống
trong đó chúng ta có thể nêu ra tất cả những kết cục có thể có, và chúng ta biết xác
suất xảy ra của mỗi kết cục.
Cho đến nay, chúng ta vẫn giả định rằng giá cã, thu nhập và các biến số khác
đều biết một cách chắc chắn. Tuy nhiên nhiều lựa chọ mà con người thực hiện đều
gắn với mức độ rủi ro đáng kể. Đôi khi, chúng ta phải lựa chọn mức rủi ro có thể
chấp nhận được.
Và để chúng ta có thể so sánh mức độ rủi ro giữa các phương án khác nhau,
từ đó đi đến quyết định lựa chọn ta phải định lượng được rủi ro bằng cách xây dựng
các thước đo rủi ro.
II. Mô tả rủi ro
Để có thể mô tả được rủi ro về mặt định lượng, ta cần phải biết được tất cả
những kết cục có thể xảy ra của một hành động và khả năng có thể xảy ra của một
kết cục đó
Khả năng có thể xảy ra của một kết cục: là xác suất có thể xảy ra kết cục
đó, ta có:
Xác suất khách quan: khả năng xảy ra của một kết cục dựa vào tần suất
xuất hiện của một sự kiện nhất định.
Nhưng chúng ta phải làm gì nếu không có sự kiện tương tự trong quá khứ để
giúp xác định được xác suất? Trong những trường hợp này, không thể suy luận ra

được những xác suất khách quan và chúng ta cần tới một cách xác định chủ quan
Xác suất chủ quan: Khả năng xảy ra của một kết cục dựa vào sự nhận thức
chủ quan về kết cục có thể xảy ra.
Xác suất giúp chúng ta miêu tả và so sánh các mức độ rủi ro với nhau, và cho
dù xã suất có được giải thích như thế nào đi chăng nữa thì nó vẫn được dùng để tính
hai chỉ số quan trọng, giúp chúg ta miêu tả so sánh các lựa chọn rủi ro với nhau.
3


Một chỉ số cho ta biết giá trị kỳ vọng và chỉ số kia cho ta biết mức độ biến thiên của
các kết cục có thể xảy ra.
1.Các thước đo rủi ro
Rủi ro được đo lường bỡi hai chỉ số:
-

Giá trị kỳ vọng

-

Mức độ biến thiên của các kết cục có thể xảy ra
Giá trị kỳ vọng: Giá trị kỳ vọng của một tình huống là bình quân gia quyền

về giá trị của tất cả các kết cục có thể xảy ra, với xác suất của mỗi kết cục được sử
dụng làm trọng số.
Gọi E(X) là giá trị kỳ vọng, ta có công thức tổng quát như sau:
n

E ( X ) = ∑ Pi X i
i =1


Pi: là xác suất xảy ra của kết cục thứ i

Trong đó:

Xi: là giá trị xảy ra của kết cục thứ i
Độ lệch là những chênh lệch lớn (bất kể âm dương) giữa giá trị thực tế và giá
trị kỳ vọng. Bao gồm phương sai và độ lệch chuẩn.
Phương sai: là trung bình bình phương các độ lệch so với giá trị kì vọng của
các giá trị gắn với mỗi kết cục.
Gọi D(X) là phương sai, ta có công thức tính như sau:
n

D(X) = ∑ P[X i - E(X)]2
i =1

Độ lệch tiêu chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Gọi var(X) là độ lệch chuẩn, ta có:

var( X ) =

n

∑ P [X
i =1

i

4

i


− E( X ) ]2


2. Sở thích về mức độ rủi ro:
Con người ta mong muốn gánh chịu rủi ro ở những mức độ khác nhau, do đó
ngoài việc căn cứ vào các thước đo rủi ro nói trên, việc lựa chọn rủi ro còn phụ
thuộc vào độ thoả dụng khi lựa chọn những phuơng án mạo hiểm khác nhau và tùy
thuộc vào sở thích khác nhau về độ rủi ro. Ta có ba loại sở thích khác nhau như sau:
Một số người thích mạo hiểm (rủi ro): Người thích mạo hiểm có độ thoả
dụng của thu nhập bất định cao hơn độ thoả dụng của thu nhập chắc chắn và mức
thỏa dụng biên của người thích mạo hiểm có xu hướng tăng dần theo thu nhập. Đối
với người thích mạo hiểm, ta có đồ thị mức thỏa dụng biên theo thu nhập như sau:

Độ thỏa dụng

E
18

C
8

A
3

o

10

20


30

Thu nhập (ngàn đồng)

Một số người trung lập: Người trung lập với rủi ro là người không phân
biệt giữa một mức thu nhập chắc chắn và mức thu nhập bất định khác nếu chúng có
cùng giá trị kỳ vọng và mức thỏa dụng biên của người trung lập không thay đổi theo
thu nhập.

5


Ta có đồ thị mức thỏa dụng biên theo thu nhập như sau:

Một số người ghét rủi ro: là những người thích có một mức thu nhập nhất
định hơn là một công việc rủi ro và mức thỏa dụng biên của người ghét rủi ro có xu
hướng giảm dần theo thu nhập. Ta có đồ thị mức thỏa dụng biên theo thu nhập như
sau:

6


Mức trả cho rủi ro: Là số tiền mà một người ghét rủi ro sẵn sàng trả để
tránh gặp rủi ro và giá trị của mức trả cho rủi ro nói chung phụ thuộc vào những khả
năng rủi ro khác nhau.
III. Giảm nhẹ rủi ro:
Đôi khi những người tiêu dùng lại chọn những phương án mạo hiểm thể hiện
hành vi thích chứ không ghét rủi ro. Mặc khác trước những vô số những tình huống
mạo hiểm, người tiêu dùng tỏ ra ghét rủi ro. Chúng ta có ba phương pháp để giảm

nhẹ rủi ro đó là:
-

Đa dạng hóa

-

Bảo hiểm

-

Gía trị của thông tin đầy đủ

Đa dạng hóa:
Phân bổ sức lực hay vốn đầu tư vào một loạt các hoạt động có kết cục không
liên quan chặt chẽ với nhau thì có thể loại trừ một số rủi ro. Và nhà đầu tư có thể
giảm rủi ro tới mức có thể bằng cách phân phối thời gian của nhà đầu tư vào việc
kinh doanh hai hay nhiều sản phẩm khác nhau (Việc bán các sản phẩm này không
có liên quan chặt chẽ với nhau) thay vì chỉ kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất.
Đa dạng hóa là một nguyên tắc chung, chừng nào bạn có thể phân bổ sức lực
hay vốn đầu tư của mình vào một loạt các hoạt động có kết cục không liên quan cặt
chẽ với nhau thì khi đó nhà đầu tư có thể loại trừ được rủi ro
1. Bảo hiểm:
Chúng ta thấy rằng những người ghét rủi ro sẵn sàng từ bỏ bớt thu nhập để
tránh rủi ro, nếu phí bảo hiểm bằng thiệt hại kỳ vọng, thì người ghét rủi ro sẽ sẵn
sàng mua đủ số bảo hiểm để được đền bù đầy đủ bất kỳ thiệt hại tài chính nào mà
họ sẽ gánh chịu.
Chúng ta có thể lý giải hiện tượng này như sau: đối với những người ghét rủi
ro, việc mua bảo hiểm cho chúng ta có thu nhập khổng đổi bất chấp thiệt hại có thể
xảy ra hay không và đối với họ, sự đảm bảo có được thu nhập không đổi trong mọi


7


tình huống tạo ra độ thỏa dụng lớn hơn so với trường hợp có thu nhập cao khi
không mất mát và thu nhập thấp khi có thiệt hại xảy ra.
Vậy, quyết định mua bảo hiểm không làm thay đổi giá trị tài sản kì vọng
nhưng nó làm cho giá trị này trở nên gần hơn so với giá trị xuất hiện trong hai kết
cục.
-

Khi mua bảo hiểm, độ thỏa dụng biên trong cả 2 tình huống là như nhau.

-

Khi không mua bảo hiểm, độ thỏa dụng biên trong trường hợp bị trộm sẽ

cao hơn trường hợp không bị trộm (do họ ghét rủi ro)
2. Giá trị của thông tin:
Những quyết định mà người tiêu dùng đưa ra khi có các kết cục bất định đều
dựa trên những thông tin hạn chế. Nếu như có được nhiều thông tin hơn, chúng ta sẽ
dự đoán được chính xác hơn và giảm nhẹ rủi ro.
Thông tin là loại hang hóa có giá trị, người ta sẵn sàng trả tiền để mua chúng.
Và giá trị của thông tin đầy đủ là khoản chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng của phương
án lựa chọn khi có đầy đủ thông tin và giá trị kỳ vọng khi thông tin không đầy đủ.
IV. Cầu về các tài sản có rủi ro:
Con người chúng ta hầu hết không thích rủi ro. Nếu được lựa chọn, họ thích
thu nhập ổn định hàng tháng hơn là thu nhập với mức trung bình cao nhưng lại biến
động không theo bất cứ một quy luật nào. Tuy nhiên đối với một số người lại thích
đầu tư vào những tài sản có chứa đựng rủi ro và do vậy, làm thế nào để nhà đầu tư

quyết định nên gánh chịu bao nhiêu rủi ro khi tiến hành đầu tư và lập kế hoạch co
tương lai. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta xem xét cầu về tài sản có rủi ro.
1. Tài sản:
Là cái mang lại một luồng tiền cho người chủ sở hữu nó, luồng tiền này có
thể tồn tại dưới dạng những khoản tiền được trả công khai hoặc là những khoản tiền
ngầm, nó tồn tại dưới hình thức tăng hoặc giảm bớt giá trị của một tài sản. Có hai
tài sản:
Tài sản có rủi ro: mang lại dòng tiền thất thường, ít nhiều mang tính ngẫy
nhiên hay nói theo cách khác, luồng tiền không thể đoán được một cách chắc chắn.
8


Ngược lại với tài sản rủi ro, tài sản không rủi ro mang lại dòng tiền có thể
biết được một cách chắc chắn.
2. Lợi tức từ tài sản:
Con người mua và giữ tài sản vì những luồng tiền mà chúng mang lại. để so
sánh các tài sản với nhau nên so sánh những luồng tiền này so với giá trị của tài sản.
Do đó, lợi tức trên một tài sản là tổng luồng tiền mà tài sản đó tạo ra chia cho giá trị
tài sản của nó.
Con người thường hy vọng kiếm được lợi tức cao hơn tốc độ lạm phát, nhờ
đó mà bằng cách trì hoãn tiêu dùng, trong tương lai họ sẽ mua được nhiều hơn
những gì họ có thể mua được bằng toàn bộ thu nhập của họ hôm nay. Do vậy chúng
ta thường thể hiện lợ tức trên một tài sản dướng dạng thực tế. Lợi tức thực tế trên
một tài sản là lợi tức danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát.
Vì hầu hết các tài sản đều chứ đựng rủi ro nên nhà đầu tư không thể biết
trước được lợi tức mà các tài sản này mang lại trong năm tới sẽ là bao nhiêu. Tuy
nhiên chúng ta vẫn có thể so sánh các tài sản với nhau bằng cách xem xét lợi tức kỳ
vọng của chúng. Lợi tức kỳ vọng của một tài sản là giá trị kỳ vọng của lợi tức từ tài
sản đó (là lợi tức trung bình mà tài sản đó phải đem lại).
3. Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức:

Ký hiệu: Rf : lợi tức không rủi ro (vì lợi tức này khôn có rủi ro nên lợi tức kỳ
vọng và lợi tức thực có là như nhau).
Rm: là lợi tức kỳ vọng có được từ việc đầu tư vào tài sản có rủi ro.
rm : lợi tức thực (có chứa đựng rủi ro).
Ta có:

Rm > Rf
E(rm) = Rm

Để xác định được nhà đầu tư sẽ chi bao nhiêu tiền vào mỗi tài sản, ta
giả sư như sau:
Đặt

b : tỉ lệ tiền tiết kiệm đầu tư chứng khoán.
1-b: phần tiền để mua tín phiếu kho bạc.

9


Rp : lợi tức kỳ vọng của toàn bộ danh mục đầu tư, là giá trị bình quân gia
quyền của 2 loại tài sản.
Rp = bRm + (1-b) Rf
Danh mục đầu tư này rủi ro tới mức nào? Để đo mức độ rủi ro người ta dùng
số đo là Phương sai lợi tức của danh mục đầu tư.
ký hiệu:

σ

2
m


Được tính theo công thức sau:

σ

2
m

= E[brm + (1 - b) Rf - Rp]2

Và ta có: Rp = bRm + (1-b)Rf
= …….
và độ lệch chuẩn
ký hiệu:

σ

m

Được tính theo công thức sau:

σ

p

= b σm

Vấn đề lựa chọn của nhà đầu tư:
Chúng ta vẫ chua xác định được nhà đầu tư làm thế nào chọn được tỷ lệ b đó.
Để thực hiện điều này, trước tiên chúng ta phải chúng ta phải chỉ ra rằng nhà đầu tư

đang đứng trước sự đánh đổi giữa lợi tức và rủi ro.
Xét phương trình:
Và ta có:

Do đó:

Rp = Rf + b(Rm- Rf )
b = …………

Rp = Rf +

(Rm- Rf )
……..

10


σ

m

Phương trình này là một đường ngân sách vì nó mô tả sự đánh đổi giữa rủi ro
và lợi tức kỳ vọng. Lưu ý rằng đây là phương trình đường thẳng. R m; Rf; …… là các
hằng số nên độ dốc (Rm- Rf ) /….. cũng như giao điểm Rf là một số không đổi.
Phương trình này cho thấy rằng lợi tức kỳ vọng của danh mục đầu tư Rp tăng khi
độ lệch chuẩn của lợi tức tăng. Chúng ta có độ dốc của đường ngân sach này (RmRf)/….. là giá trị của rủi ro, bởi vì nó cho chúng ta biết nhà đầu tư phải gánh chịu
bao nhiêu rủi ro để có được lợi tức kỳ vọng cao hơn, và để có được lợi tức cao hơn
thì phải chịu rủi ro.
Cuối cùng ta thấy rằng:
-


Mỗi nhà đầu tư đều phải đứng trước việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi tức.

-

Một nhà đầu tư sẽ sẵn sàng chịu thêm bao nhiêu rủi ro nếu kiếm được lợi

tức kỳ vọng cao hơn, phụ thuộc vào mức độ ghét rủi ro của người đó
-

Các nhà đầu tư ít ghét rủi ro hơn có xu hướng dành tỉ lệ lớn hơn cho tài

sản có rủi ro.

11


PHẦN II: LỰA CHỌN GIỮA HAI
NGÀNH ĐỂ KINH DOANH
I. Nguồn lực sẵn có:
-

Vốn tự có ban đầu: 200 tỷ đồng.

-

Sở trường kinh doanh: Thương mại thép hoặc gia công thép.

-


Tiêu chí: Mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu phải lớn hơn 15%/năm

II. Lựa chọn ngành để đầu tư:
Hiện nay, ngành Thép Việt Nam có các chủng loại sản phẩm sau :
- Thép tấm, lá, cuộn cán nóng
- Thép tấm, lá, cuộn cán nguội
- Thép xây dựng
- Sắt, thép phế liệu
- Phôi thép
- Thép hình
- Thép Inox
- Thép đặc chủng
- Thép mạ
- Kim loại khác
1. Các phương án kinh doanh được đưa ra:
Do phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có về vốn và sở trường, chúng tôi chỉ có thể
chọn một trong hai lựa chọn sau đây:
Lựa chọn thứ nhất là thành lập một công ty thương mại thép, công ty này
sẽ là nhà phân phối chính thức cho nhiều nhà sản xuất lớn trong và ngoài nước như
thép Miền Nam, Vinakyoei, Pomina, thép Tây Đô, tôn Phương Nam, thép tấm lá
Phú Mỹ, China Steel, Amsteel, Kobe Steel, Tokyo Steel, Posco, DongBu Steel…
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 5 doanh nghiệp cùng ngành để xác định
ROE kỳ vọng của lựa chọn này.
12


STT

Vốn CSH bình quân


Doanh nghiệp cùng ngành

1

Công ty Kim Khí TP.HCM

2

Công ty Kim Khí Hà Nội

3

(tỷ đồng)

ROE

220

11,80%

64

35,15%

Cty CP Tập đoàn thép Tiến Lên

726

18,77%


4

Cty CP Đầu tư Thương mại SMC

500

18,66%

5

Công ty CP Đại Thiên Lộc

786

29,49%

459

22,77%

Kỳ vọng
ROE kỳ vọng:

E(ROE) = 0,2*11,80 + 0,2*35,15 + 0,2*18,77 + 0,2*18,66 + 0,2*29,49 = 22,77 (%)
Độ lệch trung bình = 0,2*10,97+0,2*12,38+0,2*4,00+0,2*4,11+0,2*6,72 = 7,64(%)
Phương sai = 0,2*10,972+0,2*12,382+0,2*4,002+0,2*4,112+0,2*6,722 = 70,33(%)
Độ lệch tiêu chuẩn =

70,33 = 8,39 (%)


Lựa chọn thứ hai là xây dựng hệ thống Coil Center chuyên gia công các
sản phẩm thép tấm cán nóng phục vụ cho các công trình xây dựng nhà xưởng và các
công trình công nghiệp lớn như cầu đường, hạ tầng về móng cọc, dầm cầu, công
nghiệp đóng tàu, điện, điện tử, gia dụng, cơ khí ôtô, dầu khí…Hệ thống này là một
dây chuyền cắt xả băng thép cán nóng. Dây chuyền gia công này được áp dụng
công nghệ hiện đại với độ dày của thiết bị có thể lên tới 14 mm và độ rộng là 2m.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 3 doanh nghiệp cùng ngành để xác định
ROE kỳ vọng:
STT

Doanh nghiệp cùng ngành

1

Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen

2
3

Vốn CSH bình quân
(tỷ đồng)

ROE

1.770

20,48%

Công ty CP Hữu Liên – Á Châu


513

15,27%

Cty CP Ống thép Việt Đức

138

21,58%

807

19,11%

Kỳ vọng
13


ROE kỳ vọng: E(ROE) = 1/3*20,48 + 1/3*15,27 + 1/3*21.58 = 19,11 (%)
Độ lệch trung bình = 1/3*1,37 + 1/3*3,84 + 1/3*2,47 = 2,56 (%)
Phương sai = 1/3*1,372 + 1/3*3,842 + 1/3*2,472 = 7,57 (%)
Độ lệch tiêu chuẩn =

7,57 = 2,75 (%)

2. Đánh giá các phương án:
Lợi nhuận kỳ vọng: Lựa chọn thứ nhất sẽ chúng tôi sẽ đạt được ROE kỳ
vọng là 22,77% (tương đương với mức lợi nhuận kỳ vọng là 45,54 tỷ đồng mỗi
năm). Mức lợi nhuận kỳ vọng này cao hơn mức lợi nhuận kỳ vọng do phương án 2
mang lại (ROE = 19,11% tương đương 38,22 tỷ đồng/năm)

Rủi ro: Mặc dù lựa chọn trở thành công ty thương mại thép sẽ cho chúng tôi
lợi nhuận kỳ vọng cao nhưng rủi ro của phương án này rõ ràng là rất lớn so với
phương án xây dựng hệ thống Coil Center.
3. Ra quyết định:
Do chúng tôi là người không thích rủi ro và ROE kỳ vọng của cả hai lựa
chọn đều lớn hơn ROE chúng tôi mong muốn nên chúng tôi quyết định lựa chon
phương án 2: xây dựng hệ thống Coil Center

14



×