Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.16 KB, 27 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI
HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP NAM VIỆT
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Nam Việt:
2.1.1.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (NAVIBANK):
- Ngân hàng Nam Việt (NAVIBANK) được thành lập vào ngày 18 tháng 9
năm 1995 với vốn điều lệ ban đầu là gần 30 tỷ đồng. Qua gần 15 năm hoạt động
NAVIBANK đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển
hàng đầu Việt Nam
- Trụ sở chính: 343 Phạm Ngũ Lão- Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh
- Vốn điều lệ ( tính đến tháng 12 năm 2009 ) là: 1.000 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động:
 Hội sở, 1 sở giao dịch, 14 chi nhánh và hơn 60 phòng giao dịch và trên 60
máy ATM trong hệ thống
 Hệ thống quản lý chất lượng: hoạt động của quy trình nghiệp vụ chính
được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2001
 Ngân hàng Việt Nam thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1995
2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng:
- Ngân hàng TMCP Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng là loại Chi nhánh cấp 1
được hình thành theo quyết định số 0217/QĐ-NHNN ngày 25/10/2006 của ngân
hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh cấp
1. Ngân hàng Nam Việt – Chi nhánh Đà Nẵng chính thức thành lập và hoạt
động theo quyết định số 39A/2006/QĐ-HĐQT ngày 1/11/2006 của Hội đồng
quản trị.
- Việc ra đời của Chi nhánh cấp 1, ngân hàng Nam Việt Đà Nẵng đã đáp ứng
nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng tại khu vực Miền trung
đồng thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tru sở chính đặt tại 441 Lê Duẩn,
quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Quá trình hoạt động kinh doanh cho đến nay đã lớn mạnh về nhiều mặt,
nhìn chung các hoạt động của ngân hàng trong các năm qua đều ở mức tăng


trưởng khá.
- Công tác quảng bá thương hiệu đã và đang phát huy hiệu quả thông qua
hiều hoạt động makerting. Navi Bank Đà Nẵng đang có một sự lang tỏa mạnh
và trở thành một thương hiệu lớn.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh NHTMCP Nam Việt:
Nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là bao gồm huy động vốn từ mọi thành
phần kinh tế, và cung cấp các hình thức tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá
nhân, hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn. Nhận tiền gửi
thanh toán, tiết kiệm và các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý:
- Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả hay không phụ thuộc vào
cơ cấu tổ chức bộ máy cán bộ công nhân viên. Cách bố trí và sắp xếp nhân viên
đúng chức năng và trình độ chuyên môn là một vấn đề quan trọng.
- Navi Bank Đà Nẵng tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến tham mưu,
giám đốc là người điều hành trực tiếp với cấp dưới và mọi hoạt động của chi
nhánh. Sau giám đốc là các phó giám đốc và các phòng ban chức năng. Hiện
nay ngân hàng có 6 phòng chức năng chính và 5 phòng giao dịch trực thuộc.
 Phòng khách hàng cá nhân (KHCN): tổ chức và triển khai các sản phẩm
dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân thông qua các kênh giao dịch của
ngân hàng như huy động, tín dụng tiêu dùng, thanh toán, thẻ.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN): tổ chức và triển khai các hoạt
động huy động vốn và cho vay đối với các đơn vị, doanh nghiệp.
 Phòng kế toán: thực hiện toàn bộ công tác kế toán, kiểm soát các nghiệp
vụ phát sinh, theo dõi, hạch toán ghi chép đầy đủ kịp thời, chính xác mọi
hoạt động phát sinh tại chi nhánh. Hoạch toán các giao dịch trên trung
tâm giao dịch tự động: ATO, PSO và tổng hợp số liệu kế toán của chi
nhánh.
 Phòng ngân quỹ: quản lý và theo dõi toàn bộ tiền mặt và chứng từ có giá,
thực hiện việc thực hiện thu – chi tiền mặt, thực hiện dịch vụ thu - chi
tiền hộ. Kiểm đếm nạp tiền và thu hồi tiền ATM.

 Phòng công nghệ thông tin (IT): cập nhật, theo dõi thường xuyên các hoạt
động kinh doanh trên máy tính, đông thời lưu trữ các tài liệu, thông tin
cần thiết, sử dụng phần mềm trong việc quản lý dữ liệu, thực hiên sũa
chữa bảo trì máy cho các phòng ban.
 Phòng hành chính nhân sự: quản lý giấy tờ, sổ sách, biên bản hội họp,
thực hiện các vấn đề về hành chính sự nghiệp và các hoạt động phụ trợ về
mặt hành chính, tạo điều kiện để các phòng nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm
vụ. Tổ chức sắp xếp các cuộc họp hội nghị.
 Phòng giao dịch: hạch toán độc lập dưới sự quản lý của chi nhánh như
cho vay kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ thẻ.
 Phòng kiểm soát nội bộ (trực thuộc hội sở): kiểm tra, giám sát hoạt động
hàng ngày của chi nhánh, đặc biệt là các nghiệp vụ như tín dụng, kế toán,
thanh toán… để đảm bảo tuân theo quy định, quy trình đó do ngân hàng
nhà nước, ngân hàng Việt Nam và các đơn vị hữu quan ban hành. Ghi
nhận, tổng hợp, phân tích các phạm vi và báo cáo cho trưởng phòng kiểm
soát nội bộ về tình hình thực hiện củ chi nhánh và đề xuất hướng giải
quyết kịp thời cho Chi nhánh.
- Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy tại Chi nhánh NHTMCP Nam Việt Đà
Nẵng:
GIÁM ĐỐC – CN ĐÀ NẴNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG CN
PHÓ GIÁM ĐỐC
PGD Sơn Trà
PGD Hùng Vương
PGD Núi Thành
PGD Ng. Văn Linh
PGD Hòa Khánh
Phòng IT Phòng Ngân quỹPhòng HCNS Phòng Kế toán
Kế toán Tổng hợp
Kế toán Nội bộ

Kế toán Thẻ
Phòng KHCN Phòng KHDN
KT ATM Kiểm ngân
Hổ trợ phần cứngQuản lý ATM
Lễtân
Hành chính nhân sự
Bảo vệ
Lái xe
Tạp vụ
Tiền gửi thanh toán
Tín dụng doanh nghiệp
Tiền gửi bậc thang
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tích lũy giá trị
Tiền gửi hoạt kỳ
Thanh toán trong nước
Thanh toán ngoài nước
Quan hệ chỉ đạo quản lý Quan hệ phối hợp, hỗ trợ
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC
2.2. CHÍNH SÁCH CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH,
CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH.
2.2.1. Bộ hồ sơ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh:
2.2.1.1. Hồ sơ do ngân hàng lập:
- Báo cáo thẩm định và tái thẩm định.
- Biên bản họp hội đồng tín dụng (trường hợp phải qua hội đồng tín dụng).
- Các loại thông báo: Thông báo từ chối cho vay, thông báo gia hạn nợ,
thông báo nợ quá hạn...
- Sổ theo dõi cho vay thu nợ (dùng cho cán bộ tín dụng).
2.2.1.2. Hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập:
- Hợp đồng tín dụng.

- Giấy nhận nợ.
- Hợp đồng đảm bảo tiền vay.
- Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.
- Biên bản xác định rủi ro bất khả kháng ( đối với trường hợp nợ rủi ro).
2.2.1.3. Hồ sơ do khách hàng lập:
 Hồ sơ pháp lý:
- Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lực dân sự, hành vi dân sự: Thẻ
chứng minh thư, hộ khẩu, giấy ủy quyền cho người đại diện (nếu có), các giấy
tờ này được xuất trình khi làm thủ tục vay vốn.
- Xác định hộ khẩu đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
- Sổ hộ khẩu đối với hộ gia đình, cá nhân ở thành thị
- Giấy phép kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Giấy tờ hợp pháp, hợp lệ được giao, cho thuê, chuyển quyền sử dụng đất,
mặt nước (đối với hộ nông lâm ngư nghiêp).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà cửa (nếu thế chấp bằng tài sản).
- Giấy phép đánh bắt thủy sản, hải sản, đăng kiểm tàu thuyền (đối với hộ
đánh bắt thủy sản).
- Hồ sơ dự án đối với cho vay ngắn hạn.
- Các giấy tờ theo qui định của pháp luật.
 Hồ sơ vay:
- Đối với hộ gia đình, cá nhân không phải thực hiện thế chấp cầm cố bảo
lãnh:
 Giấy đề nghị vay vốn.
 Phương án sản xuất kinh doanh.
- Đối với hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện thế chấp cầm cố bảo lãnh:
 Giấy đề nghị vay vốn.
 Dự án phương án sản xuất kinh doanh.
 Hồ sơ đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.
2.3. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ
GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH

2.3.1. Qui trình xét duyệt cho vay:
(1) (2)
(3)
(5) (4)

TRƯỞNG PHÒNG
TÍN DỤNG
CÁN BỘ
TÍN DỤNG
KHÁCH
HÀNG
GIÁM ĐỐC HOẶC
PHÓ GIÁM ĐỐC
KẾ TOÁN
NGÂN QUỸ
(1) Cán bộ tín dụng được phân công giao dịch với khách hàng có nhu cầu
vay vốn có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn và tiến hành
thẩm định các điều kiện vay vốn theo qui định và trình trưởng phòng tín dụng.
(2) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập,
tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết) hoặc trực tiếp thẩm định trong
trường hợp kiêm làm cán bộ tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái
thẩm định (nếu có) và trình giám đốc quyết định.
(3) Giám đốc NH nơi cho vay căn cứ báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu
có) do cán bộ tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay.
- Nếu cho vay thì NH nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng,
hợp đồng bảo đảm tiền vay (trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản).
- Nếu không cho vay thì thông báo cho khách hàng biết.
(4) Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế
toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán.

(5) Kế toán chuyển cho thủ quỹ để tiến hành giải ngân cho khách hàng.
2.3.2. Cách thức xử lý một khoản nợ vay xấu:
- Nếu người vay bị chết, mất tích thì người thừa kế (có ghi trên hợp đồng tín
dụng), có trách nhiệm tiếp tục trả nợ cho ngân hàng và quản lý tài sản hình
thành từ vốn vay đó.
- Đối với các khoản vay có đảm bảo bằng tài sản, nếu gặp rủi ro thì phải
dùng tài sản đó để trả nợ cho ngân hàng.
- Nếu người vay không may mắn gặp rủi ro gây khó khăn về khả năng tài
chính ( thiên tai, hỏa hoạn, mất cắp, cướp giật ...) thì ngân hàng xem xét cho gia
hạn nợ hoặc giảm nợ.
- Nếu khi đến hạn mà khách hàng chưa trả được nợ và không được ngân
hàng cho phép gia hạn nợ thì khoản nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn với
mức lãi xuất phạt quá hạn là 1,5 x lãi suất trên hợp đồng.
- Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích ghi trên hợp đồng
tín dụng thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn vay trước hạn mà không cần đến sự
đồng ý của người vay.
- Nếu sau khi thực hiện các biện pháp trên mà khách hàng vẫn không chịu trả
nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền chuyển hồ sơ sang tòa án có thẩm
quyền giải quyết.
2.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NAVIBANK CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG.
2.4.1. Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010:
Nguồn vốn huy động của ngân hàng là yếu tố quyết định quy mô kinh doanh
và là một trong những nhân tố quyết định kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng .Tuy vậy để tạo lập nguồn dồi dào Chi nhánh đã không
ngừng đa dạng hoá các hình thức huy động, nên nguồn vốn huy động được
trong các năm qua không ngừng tăng. Qua phân tích số liệu sau đây ta sẽ thấy
rõ điều này.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh năm 2009-2010
ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm của Navibank Đà Nẵng 2009 – 2010)
Qua bảng báo cáo về tình hình huy động vốn của chi nhánh Navibank Đà Nẵng
trong hai năm 2009 và 2010 ta thấy được sự gia tăng về nguồn vốn huy động.
Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động được là 749,651triệu đồng trong đó:
Phân loại theo thời hạn huy động thì nguồn vốn không kỳ hạn là 54,867 triệu
đồng trên tổng nguồn vốn huy động. Trong tổng nguồn vốn huy động của chi
nhánh nguồn vốn có kỳ hạn chiếm thị phần lớn nhất đạt 656,587 triệu đồng
chiếm 85,7% trên tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn trung và dài hạn chỉ
đạt 52,005 triệu đồng chiếm 6,9% trên tổng nguồn vốn huy động.
Qua năm 2010 nguồn vốn huy động tăng lên rất nhanh cụ thể: tổng nguồn
vốn huy động đến ngày 31/12/2010 đạt 955,424 triệu đồng tăng 27,4% so với
năm 2009 trong đó nguốn vốn huy động chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Năm
STT Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
%
chênh
lệch
Tổng nguồn vốn huy động
749.651 100% 955.424 100% 205.773
27,4
%
I
Phân loại theo kỳ hạn gửi

1
Nguồn vốn không kỳ hạn
54.867 7,3% 38.353 4,0% -16.514
-
30,1%
2
Nguồn vốn ngắn hạn
642.779 85,7% 885.011 92,6% 242.232 37,7%
3
Nguồn vốn trung và dài hạn
52.005 6,9% 32.060 3,4% -19.945
-
38,4%
II
Phân theo loại tiền huy
động
1
Tiền gửi bằng VND
656.584 87,6% 832.013 87,1% 175.429 26,7%
2
Tiền gửi bằng ngoại tệ và
vàng
93.067 12,4% 123.411 12,9% 30.344 32,6%
III
Phân theo đối tượng khách
hàng
1
Huy động từ cá nhân
507.721 67,7% 546.558 57,2% 38.837 7,6%
2

Huy động từ TCTD
82.640 11,0% 51.787 5,4% -30.853
-
37,3%
3
Huy động từ các TCKT
159.290 21,2% 357.079 37,4% 197.789
124,2
%
2010 nguồn vốn có kỳ hạn đạt 885,011 triệu đồng chiếm 92,6% trên tổng nguồn
vốn huy động tăng lên so với năm 2009 là 37,7% tương ứng một lượng là
242,232 triệu đồng. Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 35 triệu đồng giảm so với
năm 2009 là 30,1% tương ứng giảm một lượng là 16,514 triệu đồng, Nguyên
nhân là do nhiều Tổ chức, doanh nghiệp chuyển tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn sang tiền gửi thanh toán có kỳ hạn nhằm kiếm thêm thu nhập và do số
lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng tăng. Trong khi đó nguồn vốn trung
và dài hạn có xu hướng giảm xuống, nguồn vốn này thường chiếm tỷ trọng thấp
nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn, Năm 2010 huy động
được 32,060 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 3,4% nguốn vốn huy động giảm so
với năm 2009 là 38,4% tương ứng 19,945 triệu đồng. Nguồn vốn huy động dài
hạn năm 2010 giảm so với năm 2009 do sự tác động của nhiều nguyên nhân, do
lãi suất huy động dài hạn chưa thực sự hấp dẫn với khách hàng, do nền kinh tế
đang lạm phát nhiều khách hàng lo sợ nếu gửi kỳ hạn dài sẽ dễ bị rủi ro, đồng
thời mức sinh lời trong đầu tư kinh doanh đang hấp dẫn nên khách hàng muốn
dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư cho kinh doanh.
Phân loại theo loại tiền huy động thì nguồn vốn huy động bằng VND luôn
chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng (tổng
nguồn vốn huy động bằng VND năm 2010 là 832.013 triệu đồng chiếm tỷ trọng
là 87,1%, tổng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng năm 2010 là 123.411
triệu đồng chiếm tỷ trọng là 12,9% so với tổng nguồn vốn huy động). Nguyên

nhân là do ngân hàng Nam Việt mở các chi nhánh chỉ hoạt động trong nước, do
đó lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng chủ yếu là VND. Năm 2010 thì
lượng tiền huy động bằng VND, ngoại tệ và vàng đều tăng mạnh so với năm
2009, nguồn vốn huy động bằng VND tăng 26,7% tương ứng với số tiền tăng là
175.429 triệu đồng, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng tăng 32,6%
tương ứng với số tiền tăng là 30.344 triệu đồng.
Phân loại theo đối tượng huy động thì nguồn vốn huy động từ khách hàng
cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối

×