Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phân tích sự tác động và trả đũa lẫn nhau của công ty microsoft v apple trong việc cung ứng hàng hoá cho thị trường công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.27 KB, 24 trang )

Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

GIỚI THIỆU
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá làm cho thị trường ngày càng phát triển, thị trường càng phát
triển thì việc gia nhập ngành và cạnh tranh là rất lớn. Vấn đề cạnh tranh đòi hỏi bài bản hơn và
gay gắt hơn khi các công ty có thế lực thị trường ngày càng mạnh và muốn thể hiện vị thế độc
quyền của mình. Vấn dề này liên quan đến lý thuyết trò chơi, một lý thuyết mới trong phân tích
các chiến lược cạnh tranh của các công ty hiện nay.
Để hiểu rõ hơn lý thuyết trò chơi trong thực tế nhóm chúng tôi chọn đề tài: “Phân tích sự tác
động và trả đũa lẫn nhau của công ty Microsoft v Apple trong việc cung ứng hàng hoá cho
thị trường công nghệ thông tin”.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 1


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Lý thuyết trò chơi là gì?
Trong các loại thị trường thì thị trường độc quyền nhóm là thị trường đặc biệt. Các doanh nghiệp
trong thị trường này tương tác rất cao với nhau về giá cả và sản lượng, đồng thời họ luôn ngăn
chặn sự gia nhập của các công ty mới vào thị trường. Do vậy ứng xử của các doanh nghiệp này
không dùng lý thuyết tối đa hoá lợi nhuận (MR = MC) như các doanh nghiệp trong các thị
trường khác mà có công cụ khác đó là lý thuyết trò chơi


Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều người và các
quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của những người khác.
1.2 Phân loại lý thuyết trò chơi
1.2.1 Căn cứ vào khả năng hợp đồng và ràng buộc hợp đồng của những người chơi:
a1. Trò chơi hợp tác:
Là những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình, kế hoạch hành động từ trước,
đồng thời có khả năng ràng buộc những thỏa thuận chung này
a2. Trò chơi bất hợp tác:
Là những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng trước khi hành động, hoặc nếu có thể
có hợp đồng thì những hợp đồng này khó được ràng buộc.
1.2.2 Căn cứ vào thông tin và thời gian hành động của người chơi:
b1. Trò chơi với thông tin đầy đủ:
Là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán được kết quả của tất cả những người còn lại
b2. Trò chơi với thông tin không đầy đủ:
Là trò chơi mà mỗi người chơi không thể tính toán được kết quả của những người còn lại
b.3. Trò chơi tĩnh:
Là trò chơi mà những người chơi hành động đồng thời, và kết quả cuối cùng của mỗi người
phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người.
b.4. Trò chơi động:
Là trò chơi diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ hành động ở mỗi một giai
đoạn

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 2


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh


Các chiến lược trong Lý Thuyết Trò Chơi
1. Các chiến lược ưu thế:
Là chiến lược tối ưu đối với người chơi, bất kể đối thủ có phản ứng thế nào. cân bằng diễn ra
là kết cục logic của trò chơi.
Quyết định tối ưu của người chơi không có chiến lược ưu thế sẽ phụ thuộc vào hành động
của người chơi kia.
2. Cân bằng Nash:
Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược (hoặc các hành động) mà mỗi người chơi có
thể làm điều tốt nhất cho mình, khi cho trước hành động của các đối thủ. Chiến lược này được đánh
giá là chiến lược ổn định vì người chơi không có động cơ xa rời chiến lược.
So sánh cân bằng Nash với cân bằng trong các chiến lược ưu thế bằng ngôn ngữ thông
thường như sau:
“Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được cho tôi, bất kể bạn có làm gì đi nữa. Bạn đang làm
điều tốt nhất được cho bạn, bất kể tôi làm gì đi nữa”
“Tôi đang làm điều tốt nhất có thể được, cho trước cái bạn đang làm. Bạn đang làm tốt nhất
có thể được, cho trước cái tôi đang làm”
Hạn chế của căn bằng Nash là dựa chủ yếu vào tính có lí trí của các cá nhân tham gia trò
chơi, do đó để tránh thiệt hại nhiều nhất chúng ta lựa chọn chiến lược cực đại hóa lợi ích tối thiểu.
Chiến lược cực đại lợi ích tối thiểu mang tính chất thận trọng hơn vì nó tối đa hóa kết cục nhỏ nhất
có thể có.
Chiến lược thuần túy là chiến lược mà trong đó những người chơi thực hiện những sự lựa
chọn cụ thể và chiến lược này không có căn bằng Nash.
Chiến lược hỗn hợp là chiến lược trong đó người chơi thực hiện một sự lựa chọn ngẫu nhiên
giữa hoặc nhiều hành động có thể có, dựa trên một tập hợp xác suất đã chọn. Trong chiến lược này
có thể có một hoặc nhiều cân bằng xãy ra.
3. Các trò chơi lặp lại
Các chiến lược không tối ưu cho trò chơi một lần có thể là tối ưu cho trò chơi lặp lại. Phụ
thuộc vào số lần lặp lại, chiến lược ăn miếng trả miếng, trong đó một người chơi theo cách hợp tác
chừng nào mà đối thủ cũng làm thế, có thể là tối ưu cho “tình thế lưỡng nan của những người tù” lặp

lại.
Tôi bắt đầu bằng giá cao, đó là giá mà tôi duy trì khi nào bạn còn tiếp tục “hợp tác” và cũng
đặt giá cao. Nhưng một khi bạn hạ giá xuống thì tôi sẽ phản ứng theo ngay bằng cách hạ giá. Nếu
sau đó bạn quyết định hợp tác và lại tăng giá lên, thì ngay lập tức tôi cũng sẽ tăng giá của tôi.
Vì phần lớn chúng ta mong đợi sống mãi nên chiến lược ăn miếng trả miếng dường như ít có
giá trị; một lần nữa, chúng ta lại mắc vào tình thế lưỡng nan của những người tù mà không có lối ra.
Tuy nhiên, sẽ có lối ra nếu đối thủ của tôi có một sự nghi ngờ dù là rất nhỏ về “tính có lí trí” của tôi.
Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 3


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

4. Các trò chơi tuần tự:
Trong các trò chơi tuần tự, người chơi sẽ tiến hành tuần tự những bước đi. Trong một số
trường hợp, người nào đi trước sẽ có lợi thế. Khi đó những người chơi sẽ có động cơ cố gắng quyết
tâm thực hiện những hành động cụ thể, trước khi các đối thủ làm như vậy.
Trong trò chơi này, điểm then chốt là phải nghĩ đến hết các hành động có thể có và các phản
ứng hợp lý của mỗi người chơi.
5. Đe dọa, quyết tâm và độ tin cậy
Mối đe dọa xuông là mối đe dọa mà người ta không có động cơ thực hiện. Nếu đối thủ là
người có lý trí thì các mối đe dọa suông không có giá trị. Để đưa ra mối đe dọa đáng tin cậy, đôi khi
cần phải đi một nước đi chiến lược bằng việc ràng buộc hành vi tiếp theo của mình, sao cho mình
buộc phải có động cơ để thực hiện mối đe dọa đó.
6. Ngăn chặn gia nhập
Các hàng rào gia nhập, một nguồn gốc quan trọng tạo ra lợi nhuận và sức mạnh độc quyền,
đôi khi phát sinh một cách tự nhiên. Để ngăn chặn gia nhập, hãng đang ở trong ngành phải thuyết

phục đối thủ tiềm năng rằng việc gia nhập sẽ không có lợi. Điều này có thể thực hiện bằng việc đầu
tư và nhờ đó tạo ra độ tin cậy cho mối đe dọa rằng sự gia nhập sẽ gây ra chiến tranh giá cả. Các
chính sách thương mại chiến lược của các chính phủ đôi khi nhằm mục đích này.
7. Chiến lược thương lượng
Các tình huống thương lượng là các ví dụ về trò chơi mang tính hợp tác. Với các trò chơi
mang tính bất hợp tác, trong lúc thương lượng đôi khi một người có thể có được lợi thế chiến lược
bằng việc hạn chế tính linh hoạt của mình.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 4


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

PHẦN II:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ APPLE &
MICROSOFT
2.1 CÔNG TY APPLE
2.1.1 Sơ lược chung về Apple:
- Thành lập ngày 01/04/1976
- Sáng lập: Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne
- Trụ sở: Cupertino, California, Mỹ
- Ban lãnh đạo: Steve Jobs (CEO, Chủ tịch và Đồng sáng lập), Tim Cook (Giám đốc hoạt động kiêm
CEO), Peter Oppenheimer (Giám đốc tài chính)…
- Lĩnh vực hoạt động: Phần cứng máy tính; phần mềm; thiết bị điện tử tiêu dùng.
- Các sản phẩm chủ chốt: Mac (Pro, Mini, iMac, MacBook, Air, Pro - Xserve) iPhone, iPod (Shuffle,
Nano, Classic, Touch) Apple TV, Cinema Display, AirPort, Time Capsule Mac

OS X (Server - iPhone OS), iLife, và iWork.
- Các dịch vụ: Cửa hàng bán lẻ, trực tuyến, iTunes, App, MobileMe
- Doanh thu: 32,48 tỉ USD (năm 2008)
- Nhân viên: 35.000 người (tính tới quý 1 năm 2009)
2.1.2 Những yếu tố dẫn tới thành công của Apple
Để Apple có được thành công như hôm nay không ai không biết, đó là do sự dẫn dắt tài tình của
Steve Jobs(CEO). Từ một công ty không có mấy tên tuổi cách đây 28 năm, giờ đây Apple đã trở
thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến và vô cùng ngưỡng mộ bởi
chiến lược kinh doanh tài tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm
hài lòng người tiêu dùng.
1/ Tầm nhìn chiến lược
Để xây dựng hình ảnh Apple ,Steve Jobs đã thay đổi cách thức đáp ứng nhu cầu khách hàng trọng
điểm và đồng thời chú trọng đến các thiết kế công nghiệp, nghĩa là mọi dòng sản phẩm của Apple
phải có tính năng ưu việt, hơn các dòng sản phẩm tương ứng trên thị trường IMac ra đời được xem
là chuẩn thiết kế các sản phẩm Apple ngày nay

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 5


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Phát biểu tại Hội nghị Mac World tháng giêng năm 2001, Jobs khẳng định rằng ông muốn Mac trở
thành trung tâm của cuộc sống số. Quan điểm này cũng phản ánh chiến lược của Apple ngày nay và
trong cả tương lai.
Mac “ trung tâm của gia đình số” nghĩa là nó được thiết kế kết nối với TV, smartphone, máy nghe
nhạc MP3, máy ảnh số, máy quay số, và bất cứ sản phẩm số nào khác. Và khi Jobs đưa ra tầm nhìn

này, ông không đề cập nhiều tới yếu tố thị trường mà chỉ đặt ra các nền tảng phát triển sản phẩm
theo mong muốn của mình để phục vụ khách hàng của ông ở mức tốt nhất có thể , và thực tế những
sản phẩm của ông đều mang tính chiến thuật và có phương pháp tiếp cận hoàn hảo. iPhoto và
iMovie ra đời được coi như 2 ứng dụng quan trọng đầu tiên trong chiến lược cuộc sống số của
Apple. Cuối năm 2001, phần mềm của Apple đã được hoàn thiện thêm một bước để quản lý cuộc
sống số của người dùng, chẳng hạn như các công cụ quản lý ảnh, xây dựng phim, mua sắm và quản
lý nhạc, thậm chí là cả phần mềm phát nhạc.
Đến năm 2007, Apple lại tiếp tục gây tiếng vang lớn khi lần đầu tiên nhảy vào lĩnh vực điện thoại di
động mà đã thành công với mẫu iPhone và chiếc iPhone cũng chỉ là một thiết bị khác để nâng cao
trải nghiệm Mac trong hệ thống sinh thái số của Apple. Nếu Mac là trung tâm thì iPhone (cũng như
iPod) là các vệ tinh lịch lãm được thiết kế tương tác đồng bộ với hệ thống Mac, và giúp lôi kéo
người dùng đến với thế giới Apple.
2/ Hoạch định rõ ràng
Sự thành công của Apple trước hết phải bắt nguồn từ một chiến lược hết sức rõ ràng của Steve Jobs,
Jobs đã nhận thức được những lợi thế cũng như những hạn chế của Apple và luôn đưa ra những định
hướng đúng đắn.
 Trước hết công ty đã xác định được những mục tiêu dài hạn, bao quát toàn bộ tổ chức và
chiến lược hành động để thực hiện mục tiêu, căn cứ trên hoàn cảnh cụ thể của doanh
nghiệp(SWOT) và sự tác động của môi trường.
 “Apple luôn phát triển bền vững với các mục tiêu rõ ràng, rành mạch và nêu nghiên cứu sâu
về Apple” – đây là lời nhận định chắc chắn và sâu rộng về hoạch định chiến lược phát triên
của công ty, muốn phát triển công ty trên toàn cầu và trên nhiều lĩnh vực, không chỉ ở phần
cứng mà còn ở phần mềm và cả quảng cáo, dịch vụ.
 Steve Jobs muốn Mac trở thành trung tâm của cuộc sống số, muốn tăng thêm mức hoạt đông
của công ty. Vì thế ông đã thay đổi cách thức đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chú trọng
tới các thiết kế công nghiệp và chính nhờ sự chú trọng đó mà công ty đã cho ra đời những
sản phẩm nổi đình nổi đám.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft


Page 6


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Từ chiến lược kinh doanh của Apple, ta thấy việc hoạch định chiến lược trong kinh doanh là vô cùng
quan trọng. Hoạch định giúp ấn định những mục tiêu, xây dựng và chọn lựa những biện pháp tốt
nhất để có thể thực hiện được mục tiêu đó. Không những thế hoạch định còn giúp giảm thiểu những
rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức.
3/ Chiến lược quảng cáo
Những dòng sản phẩm của Apple, ngay cả đến các chi tiết, mọi thứ gần như hoàn hảo và bắt mắt từ
thiết kế, đóng gói thậm chí đến cả những mẫu quảng cáo trên truyền hình.

Tạo sự nổi bật trước đối thủ cạnh tranh

Thông điệp rõ ràng dễ hiểu

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 7


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Thân thiện với khách hàng, tận tình chu đáo


Tên sản phẩm dễ nhớ



Các dòng sản phẩm Apple tạo bước đột phá của Apple

Chỉ trong vòng một thập kỷ, Apple đã tạo ra năm phát đại bác làm thay đổi hoàn toàn cục diện của
những sáng tạo trong thế giới công nghệ. Đó là:
 iPod: Chiếc máy nghe nhạc MP3 thời thượng khởi đầu cho kỷ nguyên xâm chiếm của
Apple trên thị trường công nghệ
iTunes: một phần mềm tuyệt vời với mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đủ sức thuyết
phục người dùng trả tiền nếu nhà sản xuất cung cấp được thứ âm nhạc có giá cả hợp
lý và giao diện thân thiện

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 8


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

 iPhone: dù đã ra đời được ba năm nhưng chiếc smartphone này - vốn được tôn xưng
là "Chiếc điện thoại của chúa Trời" - vẫn chưa tìm được đối thủ xứng tầm
 The AppExchange: thị trường trực tuyến đầu tiên dành cho những ứng dụng điện toán
đám mây
 The Apple Store: đây có lẽ là cuộc cách mạng lặng lẽ hơn cả của Apple. Hiện nay,
gần 2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được giao dịch qua hệ thống các cửa hàng mang
tính cách mạng của Apple

Người ta vẫn đang chờ đợi iPad là phát đại bác thứ sáu của Apple. Dù vẫn còn quá sớm để dự đoán
về thành công của iPad
4/ Lợi thế chiến lược của Apple
 Các dòng sản phẩm của Apple có tên gọi rất dễ nhớ
 Có sự thống nhất rất cao về kiểu dáng sản phẩm cũng như những tính năng bên trong của nó.
 Các mẫu quảng cáo xuất hiện trước công chúng rất tinh tế, chi tiết về màu sắc, gây được tính
tò mò muốn tìm hiểu cho những người chưa biết gì về Apple và cả những người đã biết về
Apple.
Chính sự thống nhất này đã tạo nên một văn hóa sử dụng các thiết bị dòng họ “i” và đây cũng chính
là lợi thế chiến lược của Apple.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 9


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

2.2 CÔNG TY MICROSOFT
2.2.1 Sơ lược chung về Mcrisoft
Microsoft được thành lâp năm 1975 bởi William H. Gates, III và Paul Allen.
Ngày 29-10-1975, cái tên Microsoft (không có dấu gạch ngang) lần đầu tiên xuất hiện trong một bức
thư Bill Gates gửi cho Paul Allen. Ngày 26-10-1976, Microsoft chính thức được đăng kí thương hiệu
như chúng ta biết ngày nay.
Những khách hàng đầu tiên của Microsoft phải kể đến hãng sản xuất máy tính non trẻ Apple, nhà
sản xuất máy tính PET Commodore và Tandy Corporation chuyên về laọi máy tính Radio Shack
TRS-80. Năm 1977, Microsoft cho ra mắt sản phẩm ngôn ngữ thứ hai Microsoft Fortran. Cũng trong
năm này, Bill Gates chính thức trở thành chủ tịch của Microsoft Corp, còn Paul Allen là phó chủ tịch

Ba mươi năm có lẽ là khoảng thời gian đủ để xây dựng một công ty thành công, song để xây dựng
một đế chế hùng mạnh thì tưởng như là không thể. Ấy thế mà toàn thế giới đang chứng kiến và
ngưỡng mộ điều không thể đó với cái tên Microsoft.
Với doanh thu năm vừa qua đạt 40 tỷ USD cùng 84 ngàn nhân công làm việc tai 85 quốc gia và
cùng lãnh thổ, Microsoft là công ty sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Trong hơn 30 năm, dưới
bàn tay chèo lái của chủ tịch Bill Gates, Microsoft đã đi từ hết thành công này đến thành công khác,
trong đó mỗi thành tựu đều ghi lại dấu mốc trong lịch sử ngành máy tính hiện đại
2.2.2 Những yếu tố thành công của Microsoft
Chặng đường trên 30 năm trở thành một đế chế hùng mạnh, thống trị thị trường phần mềm desktop
thế giới của Microsoft diễn ra dường như vô cùng thuận buồm xuôi gió. Bí quyết của Microsoft là
gì?
1. Phải chiếm lĩnh 100% thị trường:
Đây là mục tiêu chính được đặt ra cho tất cả các nhân viên trong toàn công ty. Mỗi quyết định, mỗi
cuộc họp, mỗi sáng kiến, mỗi mẫu thiết kế sản phẩm... đều phải hướng tới mục tiêu cơ bản và hàng
đầu này.
2. Chỉ tập hợp những người giỏi nhất.
Microsoft tuyển dụng nhân sự rất khắt khe, kiên quyết chỉ thuê nhận vào làm việc những người giỏi,
thực sự có nǎng lực. Bởi những người mới được tuyển dụng sẽ là đồng nghiệp, đồng sự và sẽ cùng
làm việc; không ai được trở thành gánh nặng cho người khác. Microsoft cho rằng, chất lượng nhân
sự là quan trọng nhất, và quyết định đến nǎng suất của công ty

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 10


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh


Không có hệ thống quản lý nào dù tốt đến đâu có thể bù đắp được sự thiếu thốn lực lượng nhân viên
giỏi, nhưng có thể ngược lại
3. Dám đánh cược cả công ty
"Chúng ta sẵn sàng đặt cược tương lai cả công ty cho hệ điều hành Windows" - Bill Gates từng
tuyên bố như vậy, nhưng 3 nǎm sau ông lại tuyên bố: "Chúng ta đặt cược tương lai cả công ty cho
mạng Internet".
Ngay sau khi một sản phẩm mới của công ty chiếm lĩnh được thị trường, Microsoft liền nhanh chóng
tìm cách loại bỏ nó, thay nó bằng một sản phẩm mới tốt hơn. Điều này có nghĩa là Microsoft luôn
luôn tìm cách cải tiến các sản phẩm của mình.
4. Sẵn sàng chịu thất bại
Những nhân viên của Microsoft không bao giờ bị khiển trách khi không may gặp những sai lầm,
hay thất bại trong quá trình làm việc (trừ những trường hợp quá mức); và sẽ được thưởng xứng đáng
khi thành công. Do đó, mọi người luôn cố gắng, mà không phải lo lắng về những thất bại có thể xảy
ra. Với Microsoft, thất bại là điều bình thường! Không ai có thể thành công mà không từng thất bại.
5. Nâng cao nǎng lực của nhà quản lý.
Các nhà quản lý phải có kiến thức về chuyên môn. Yêu cầu của Microsoft là các nhà quản lý phải
hoàn toàn hiểu rõ, và thực sự có khả năng làm được công việc mà nhân viên cấp dưới đang thực
hiện. Ví dụ các nhà quản lý các nhóm lập trình đều là những lập trình viên có trình độ thuộc loại khá
đến xuất sắc, kể cả chính Bill Gates.
6. Sự quan tâm cao nhất của người quản lý.
Tại Microsoft, công việc của từng người và từng bộ phận luôn được các nhà quản lý kiểm soát chặt
chẽ, và điều chỉnh kịp thời nhằm đạt tới mục tiêu chung của toàn công ty. Các nhà quản lý, kể từ Bill
Gates, đều có thể nhanh chóng tập trung mọi nǎng lực để dễ dàng giải quyết các vấn đề phát sinh.
7. Tính đoàn kết và tinh thần đồng đội
Đây là một yếu tố quan trọng đối với mọi công ty, nhất là các công ty mới thành lập. Tại Microsoft,
mọi người đều ý thức rõ rệt được tinh thần này. Đoàn kết và tinh thần đồng đội là ưu thế quan trọng
của công ty đối với sự cạnh tranh gay gắt để phát triển trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
8. Qui mô và cấu trúc công ty nǎng động, hiệu quả.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft


Page 11


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Microsoft nhận ra rằng: một công ty phát triển càng lớn thì càng dễ trở nên trì trệ; và các thủ tục
hành chánh rườm rà sẽ trở nên quan trọng hơn chính công việc... Do đó, Microsoft đã được tổ chức
như một tập hợp nhiều công ty nhỏ, với các chức nǎng độc lập: thiết kế, thử nghiệm, tiếp thị, kinh
doanh. Phần lớn các chức nǎng được công ty thực hiện một cách riêng biệt trong mỗi dự án, bằng
cách tổ chức nhiều nhóm nhân viên riêng biệt trong công ty, mỗi nhóm có một tiến trình hoạt động
tốt nhất cho mình. Nhờ vậy, hoạt động của công ty nǎng động và có hiệu quả hơn.
9. Thực hiện tiết kiệm tối đa.
Tại Microsoft không hề sử dụng một thư ký nào làm việc. Ngay cả Bill Gates và các phó chủ tịch,
mỗi người chỉ có một trợ lý với trách nhiệm rất khác xa so với trách nhiệm của một thư ký. Các trợ
lý này giúp nhà quản lý trong việc điều hành các nhóm nhân viên, họ được phép có những quyết
định khi cần thiết. Tất cả mọi người trong công ty, kể cả Bill Gates đều tự mình đánh máy, đọc email khi làm việc
10. Tạo ra động lực để mọi người luôn nỗ lực.
Động lực chính để thúc đẩy mọi người tích cực và hứng thú làm việc là mọi người được đánh giá
qua hiệu suất và mức độ thành công. Nỗ lực làm việc của người này cũng là áp lực để đồng nghiệp
tích cực làm việc hơn
11. Không nên phổ biến hóa những sai phạm.
Không như các công ty khác, thường đề ra các qui định kỹ lưỡng để bảo đảm mọi người (kể cả kém
nhất) làm đúng những gì công ty muốn. Microsoft chủ trương: tất cả các nhân viên của mình đều là
những người thông minh và vì vậy có thể xử sự khôn ngoan hơn, ví như nếu như có ai đó không
hành động như ý muốn của công ty, công ty chỉ xử lý riêng cá nhân này, chứ không cần đề ra những
qui định dài dòng, không cần thiết đối với nhiều người khác.
12. Tạo điều kiện cho nhân viên thoải mái như ở nhà.

Tại Microsoft, các nhân viên được làm việc trong những điều kiện hoàn toàn thoải mái như ở nhà:
các vǎn phòng riêng biệt, và có thể tự sắp xếp bố trí lại vǎn phòng theo sở thích riêng. Không có qui
định nào về cách ǎn mặc. Bởi mối quan tâm hàng đầu là công việc, chứ không phải là cái gì đó khác.


NHỮNG PHÁT TRIỂN NỔI BẬT GẦN ĐÂY

Năm 2009, Windows 7 đã được Microsoft cho ra mắt nhằm thay thế Windows Vista trước đó và đã
thành công rực rỡ. HĐH dành cho smartphone cũng vậy, Windows Phone 7 đã được Microsoft khai
sinh nhằm thay thế Windows Mobile cũ kỹ, hứa hẹn mang lại những thành công nhất định cho
Microsoft trên phân khúc di động. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới những sản phẩm,
Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 12


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

dịch vụ mới được Microsoft ra mắt hoặc nâng cấp như công cụ tìm kiếm Bing, dịch vụ Hotmail mới
được nâng cấp, hệ máy chơi game Xbox 360 mới, điện thoại KIN One và KIN Two... Đó là những
sản phẩm

PHẦN III
TÁC ĐỘNG VÀ SỰ TRẢ ĐŨA GIỮA 2 CÔNG TY
3.1 Trên thị trường máy tính bảng
Apple iPad

Thị trường công nghệ thông tin toàn cầu đang phát triển như “vũ bão” nên cạnh tranh trong lĩnh

vực này rất khốc liệt. Máy tính bảng iPad là trường hợp mới nhất. Sản phẩm này đang đe dọa lôi
kéo khách hàng khỏi tay Microsoft

Ba nhân vật đang làm nóng thị trường công nghệ toàn cầu (Từ trái
sang phải: ông Jeffrey P Bezos, CEO Amazon; ông Steve Jobs,
CEO Apple và ông Steve Ballmer, CEO Microsoft)

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 13


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

- Steve Jobs, tổng giám đốc điều hành của Apple đã trình làng iPad tại trung tâm Yerba Buena ở San
Francisco hôm nay, 27/1/10

Ông mô tả đây là một thứ giữa điện thoại di động thông minh và máy vi tính xách tay. Với iPad bạn
như có ''toàn mạng internet trong bàn tay''. Không chỉ vậy, bạn còn có thể thay đổi những gì trên
màn ảnh nhờ tính năng cảm ứng của nó.Thiết bị mới nhìn như một iPhone cỡ lớn, có thể dùng để
xem phim, chơi game và lướt mạng.
Dày 1,25cm, nặng 0,7kg, với màn ảnh cảm ứng rộng 9,7 inch (25cm), iPad vận hành bằng chip Appl
1 GH, và có hai cỡ bộ nhớ 16 và ̉64GB. Công ty nói pin của iPad có thể hoạt động trong 10 giờ.Vì
iPad có cài sẵn iTunes nên khách hàng có thể mua nhạc, phim hoặc phần mềm như với iPhone, cũng
như có thể chuyển tải qua lại giữa hai thiết bị.
- Các nền tảng khác cũng đã nhận ra lợi thế này của Apple và đang cố gắng để xây dựng một mô
hình tương tự, điển hình là Microsoft và Google. Microsoft đã đem giao diện Windows rất thành
công trên máy tính để bàn vào những thiết bị smartphone, hay đang cố gắng duy trì một giao diện

Zune trong hệ điều hành mới Windows Phone 7.
Microsoft ra sức cạnh tranh với iPad
Hãng tin AFP vừa đưa tin là ông Steve Ballmer - CEO của Microsoft nói vào ngày 12-7 tại
Washington rằng: Microsoft đang hợp tác với hơn 20 nhà sản xuất phần cứng để tung ra hàng loạt
chiếc máy tính bảng mới chạy trên hệ điều hành Windows 7 trong tương lai gần. Lời của Ballmer
được đưa ra tại hội nghị đối tác hàng năm của Microsoft một lần nữa cho thấy người khổng lồ phần
mềm này đang rất nóng lòng cạnh tranh với iPad của Apple.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 14


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Ballmer nói: “Năm nay, một trong những việc quan trọng nhất đối với chúng tôi là đẩy mạnh phát
triển những chiếc máy tính bảng và điện thoại chạy trên hệ điều hành Windows 7. Trong vòng vài
tháng tới đây, người tiêu dùng sẽ thực sự ấn tượng khi được chứng kiến màn ra mắt của một loạt
máy tính bảng chạy trên nền Windows 7. Đây là phần rất quan trọng trong chiến dịch cạnh tranh với
các đối thủ của chúng tôi”.
Cũng theo Ballmer, các hãng lớn như Acer, Dell, Samsung, Toshiba, Sony và nhiều nhà sản xuất
máy tính khác cũng đang ra sức phát triển mẫu máy tính bảng mới dựa trên nền tảng Windows. Đó
là những chiếc máy tính cầm tay, nhỏ gọn và kết nối mạng không dây. CEO của Microsoft khẳng
định các sản phẩm này rất đa dạng từ cấu tạo (chẳng hạn có bàn phím hoặc không bàn phím), kích
cỡ màn hình cho đến giá cả bán ra thị trường. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm mới đó sẽ chạy trên
nền Windows 7, ứng dụng của Windows 7 và hệ điều hành Office. Được biết, Ballmer cũng chỉ ra
21 thương hiệu bao gồm các nhà sản xuất phần cứng như Fujitsu, Hewlett-Packard, Lenovo,
Panasonic, Pegatron… và các đối tác điện thoại di động trên slide này gồm Dell, HTC (Đài Loan,

Trung Quốc), Garmin, Asus, LG, Samsung, Sony Ericsson, Toshiba.
* Kết quả đạt được của Apple khi tung sản phẩm mới
Theo báo cáo kết quả tài chính của Apple trong quý III/2010, doanh thu của hãng đạt mức kỉ lục
15.7 tỷ USD, tăng 78% so với cùng kì năm ngoái.

Apple đã bán được 3.27 triệu iPad ở 10 quốc gia, mang về 2.17 tỷ USD (bao gồm cả doanh số các
phụ kiện iPad) mặc dù đây là quý đầu tiên hãng bán sản phẩm này. Hãng cũng bán được 3.47 triệu

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 15


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

máy Mac, tăng 33% và 8.4 triệu iPhone, tăng 61% so với doanh số năm ngoái. Chỉ duy nhất doanh
số bán hàng quý III iPod là giảm 8%
Đặc biệt nhất phải kể đến sự góp mặt của iPhone 4 - sản phẩm thành công nhất trong lịch sử Apple.
Chỉ 3 ngày đầu ra mắt, hãng đã bán hết 1.7 triệu iPhone 4. Gần đây nhất, trong cuộc họp báo về lỗi
trên iPhone 4, Jobs tiết lộ hãng đã bán được 3 triệu máy.
Steve Jobs cho biết, con số này đã vượt qua cả sự mong đợi của hãng. Ông cũng nói bóng gió rằng
“Quả táo” sẽ tiếp tục cho ra mắt những sản phẩm công nghệ đỉnh cao cho đến cuối năm nay.
Theo thống kê, doanh số bán hàng quốc tế chiếm 52% doanh thu hàng quý của hãng. Con số này
cũng đã tăng trưởng 73% ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 144% ở Trung Quốc và 100% ở
Hồng Kông
Apple dự đoán hãng sẽ đạt được doanh thu 18 tỷ USD trong quý IV/2010 (tính đến hết tháng
9/2010). Con số này bao gồm cả chi phí bỏ ra để cung cấp miễn phí case cho iPhone 4 nhằm khắc
phục sự cố về sóng. Dự kiến chi phí này sẽ lên đến 175 triệu.



Kết quả đạt được của Microsoft

Ngày 22/7, Microsoft tuyên bố lãi ròng của hãng đã tăng mạnh trong quý 2/2010. Đây được coi là
dấu hiệu mới nhất cho thấy hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ đang hồi phục trở lại sau
cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Doanh số bán hàng mạnh mẽ của hệ điều hành Windows, nhất là đối tượng khách hàng doanh
nghiệp của Microsoft và của bộ ứng dụng văn phòng Office 2010 đã giúp đẩy mạnh lợi nhuận trong
quý 2/2010 của Microsoft.
Gã khổng lồ phần mềm cho biết đã bán được hơn 175 triệu bản quyền hệ điều hành mới nhất
Windows 7 kể từ khi phần mềm này được tung ra thị trường hồi năm ngoái.
Các doanh nghiệp lớn đã ngừng thay thế máy tính, máy chủ và phần mềm trong suốt cuộc khủng
hoảng tồi tệ nhất. Trong quý vừa qua, Microsoft cho biết đã có những dấu hiệu cho thấy các khách
hàng doanh nghiệp của họ đã bắt đầu chi tiêu trở lại trong lĩnh vực này.
Kết quả kinh doanh quý 2 đầy lạc quan của Microsoft cùng với bản báo cáo tài chính sáng sủa từ nhà
sản xuất chip Intel trước đó cho thấy xu hướng này đang tăng dần. Peter Klein, Giám đốc tài chính
của Microsoft cho biết số lượng các bản hợp đồng dài hạn của hãng với các doanh nghiệp lớn đã
tăng vọt trong quý vừa qua.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 16


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Chuyên gia phân tích Sid Parakh tại McAdams Wright Ragen cho biết: “Tôi nghĩ đây là một quý

thuận lợi. Tôi sẽ nói đây là một quý tuyệt vời”.
Những con số kinh doanh hứng khởi của Microsoft cũng gắn chặt với kết
quả kinh doanh trên thị trường máy tính cá nhân. Theo tổ chức nghiên cứu IDC, doanh số máy tính
cá nhân trên toàn cầu trong quý 2 vừa qua đã tăng tới 22%.
Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2010, lãi ròng của Microsoft đã tăng 48% lên 4,52 tỷ USD,
tương đương 51 cent/cổ phiếu, vượt mức 3,05 tỷ USD, tương đương 34 cent/cổ phiếu trong quý
cùng kỳ năm 2009.
Doanh thu của Microsoft tăng 22% lên 16,04 tỷ USD từ mức 13,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Kết quả lợi nhuận và doanh thu của tập đoàn đều vượt xa dự đoán của giới phân tích phố Wall. Theo
điều tra phân tích trước đó của Thomson Reuters, lãi ròng của Microsoft đạt 45 cent/cổ phiếu trên
doanh thu 15,3 tỷ USD.
Doanh thu từ hệ điều hành Windows tăng 44% lên 4,5 tỷ USD, hơn 1/4 tổng doanh thu của
Microsoft. Đối với phân khúc phần mềm kinh doanh của mình, Microsoft cho biết doanh số bộ ứng
dụng văn phòng Office 2010 đã góp phần chủ lực trong việc đẩy doanh thu của toàn phân khúc tăng
15% lên mức 5,3 tỷ USD.
Doanh thu nhóm phần mềm máy chủ của Microsoft tăng 14% lên mức 4 tỷ USD.
Ngoài ra, Microsoft cũng ghi nhận doanh thu tăng vọt trong nhóm quảng cáo và tìm kiếm trực tuyến,
phân khúc các thiết bị và giải trí bao gồm hệ thống game video Xbox 360, các game máy tính, điện
thoại di động và các sản phẩm khác.

PHÂN TÍCH TẠI SAO APPLE CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC ĐIỀU KỲ DIỆU:
Cuộc chiến quen thuộc giữa Microsoft và Apple luôn xoay quanh vấn đề về các loại máy tính cá
nhân với các câu hỏi: hệ vận hành nào hoạt động chính xác hơn, nền tảng nào vượt trội hơn. Bất
chấp lòng trung thành bất diệt của các tín đồ Mac OS X thì vẫn thật khó để trốn tránh một sự thật:
Hệ điều hành Microsoft Windows có một thị phần gấp khoảng 18 lần. Tuy nhiên, Apple đã tìm ra
một "chân lý" marketing có thể giúp cho hãng giành lại một phần thị phần và xác định được đường
đi nước bước của mình.
Ở một khía cạnh nào đó thì không hề có ranh giới phân chia giữa khách hàng và doanh nghiệp mà
chỉ có một sự phác họa rõ ràng giữa đồ chơi và đồ dùng. Và sự phác họa này cũng đang ngày càng
mờ nhạt vì các công nghệ mới có đủ sức để lôi kéo khách hàng, những người có thể là nhân viên, là


Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 17


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

chủ tịch doanh nghiệp... Văn hóa doanh nghiệp đang bị buộc phải điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu
mới

này.

Và iPhone xuất hiện, xóa tan đi tất cả các dòng ranh giới hiện hữu. Từ các nhà quản trị công nghệ
thông tin, các chuyên gia công nghệ, các nhà truyền thông đến đối thủ cạnh tranh nhau trong lĩnh
vực smartphone đều mô tả iPhone không chỉ là một thứ “đồ chơi” với khách hàng mà hơn thế, nó là
một công cụ kinh doanh. iPhone phổ biến trong giới tiêu dùng đến mức việc nó chiếm lĩnh thế giới
kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.
Apple hiểu được rằng, điều mà iPad và iPhone tâm niệm không phải là việc: tất cả các khách
hàng đều là giới kinh doanh, mà là: tất cả giới kinh doanh đều là khách hàng.
Lý do khiến cho iPad mang tính cách mạng như thế và có thể đánh bại các đối thủ như HP Slate
chính là nhờ vào chiến lược marketing: hướng tới một thiết bị phù hợp với tiêu dùng phổ thông và
thêm các chức năng kinh doanh vào đó, chứ không phải là thiết kế một loại máy tính dùng cho công
việc kinh doanh và thêm vào đó chức năng giải trí.
Hướng tiếp cận của Apple cũng là lấy lợi ích từ việc cung cấp sự nhất quán giữa những kinh nghiệm
có được, bắt đầu từ giới tiêu dùng trẻ tuổi. Trẻ em có thể bắt đầu trên một chiếc iPod Touch, sau đó
sẽ chuyển sang iPhone khi trưởng thành hơn và bắt đầu có nhu cầu sử dụng điện thoại di động; bước
chuyển tự nhiên tiếp theo chính là các thiết bị dạng tablet có thể cung cấp các giao diện và những

trải nghiệm mà khách hàng đã quen thuộc trước đó.
Một trong những nhân tố quan trọng trong thành công của Apple cũng lại là những sơ suất có thể
đánh mất đi những thành công này, đặc biệt là trên thương trường. Để thu hút và giữ chân người sử
dụng, Apple cần điều khiển được các tính năng của sản phẩm từ phần cứng và phần mềm đến khâu
phân phối và thậm chí cả các trình ứng dụng bên thứ ba. Bản chất và mô hình kinh doanh hướng tới
dẫn đầu của Google có thể hoạt động tốt ở một số lĩnh vựa nào đó, nhưng lại là vật cản trong khi tích
hợp với hệ thống doanh nghiệp và các trình ứng dụng. Sự thật là, dù iPad có vĩ đại như thế nào thì
cũng không thể thay thế được notebook và desktop trong các doanh nghiệp. HP Slate cũng vậy.
Nhưng ít nhất, Slate cũng vẫn chạy cùng một hệ điều hành, trình ứng dụng và có những đặc tính hay
khả năng mà giới doanh nhân kỳ vọng ở notebook và desktop.
Tuy nhiên, iPad cũng không cần phải thay thế máy tính notebook để trở thành một công cụ phổ biến
và vô giá. Các thiết bị dạng tablet, ít nhất là như các thiết bị tablet mà Apple đã tạo ra, không phải là
sự thay thế cho laptop. Nó có những giá trị riêng của mình. Giới kinh doanh vẫn cần giữ lại desktop
và notebook, nhưng vẫn có thể có cả iPad (với khả năng thực hiện đến 90% chức năng của
notebook) và có thể mang lại cho người tiêu dùng nhiều chức năng và sự tiện lợi hơn.
Mặt bằng công nghệ liên tục thay đổi: notebook là một loại desktop mới và iPad là một loại
notebook mới. Quan trọng hơn, các mô hình công nghệ cũng đã thay đổi: người tiêu dùng, vốn là
nhân viên và các vị chủ tịch, giờ đây đang trở thành lực lượng chi phối các quyết định công nghệ
chứ không phải là các nhà quản trị CNTT.
Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 18


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

3.2 Trên lĩnh vực quảng cáo và marketing
3.2.1 Microsoft lên tiếng về sản phẩm của Apple trên Website

Microsoft vừa mở một webite mới để so sánh những ưu điểm vượt trội của máy tính PC có ổ đĩa
Blu-ray, cài đặt nhiều phần mềm và có nhiều lựa chọn phần cứng hơn so với các dòng máy tính Mac
của đối thủ Apple.

Giao diện trang web so sánh giữa Mac và PC của Microsoft.

Trong phần Windows 7 trên website mới của Microsoft được đặt một tab với tên gọi “PC vs. Mac”.
Microsoft cho rằng PC có thế mạnh hơn Mac ở đọ tương thích với ổ đĩa Blu-ray - đây là khiếm
khuyết lớn nhất của Mac. Để trả lời cho câu hỏi “Lựa chọn giữa PC và máy tính Mac?”, trang web
của Microsoft dẫn dắt người dùng. “Tất cả những gì bạn cần biết có tại đây”.
Trang web mới ra mắt “bóc mẽ” về máy tính Mac: “Các bạn sẽ không thể mua được máy tính Mac
có ổ đĩa Blu-ray, TV tuner, đầu đọc thẻ nhớ Memory Stick hay kết nối 3G”. “Tất cả những chức
năng này đều có mặt trong các PC Windows 7”.
Microsoft liên tục “chê bôi” Mac trên site mới của mình, như “Mac cần phải học hỏi thêm”, “Mac
không thích hợp nơi công sở hay trường học”, và “Mac không phải là sự lựa chọn đúng đắn”.
3.2.2 Đấu đá nhau trên các Quảng Cáo
Trong cả năm 2008, Apple không ngừng đả kích Microsoft với đoạn quảng cáo "I'm a Mac, I'm a
PC" nổi tiếng của hãng. Những đoạn quảng cáo này thường khá hài hước và "đánh thẳng" vào những
điểm yếu của Vista. Tất cả những nội dung này được Apple diễn đạt một cách đơn giản và khôn
ngoan, bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Quảng cáo mang tên “Get a Mac TV” có sự tham gia của
diễn viên Justin Long và nhà hài kịch John Hodgman. Series quảng cáo chạy trong suốt nhiều năm

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 19


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh


“ngợi ca” Mac: “Hello, I'm a Mac”. Quảng cáo “đá đểu” PC là một cỗ máy cồng kềnh, vụng về
còn máy tính Mac mảnh mai, nhanh nhẹn. Chiến dịch quảng cáo của Apple đã đặc biệt thành công,
Mac đã mang lại doanh thu khổng lồ cho “Quả táo”.

Cả nước Mỹ chờ đợi phản ứng của Microsoft. Và rồi Microsoft cũng đã phản ứng, nhưng đó lại là cả
một sự thất bại. Cuối mùa hè, Microsoft ra mắt đoạn quảng cáo mới cho Windows Vista với hình
ảnh Jerry Seinfeld (nam diễn viên hài) và Bill Gates gặp nhau ở một khu mua sắm và nói chuyện về
giày. Một quảng cáo nhạt nhẽo và chỉ làm tăng thêm những lời chê bai nhằm vào Microsoft.
Mặc dù đã bán được hơn 180 triệu giấy phép Windows Vista - bản doanh nghiệp, nhưng có vẻ như
sự chấp nhận của người dùng vẫn rất chậm chạp và bản thân hệ điều hành này cũng khó sử dụng hơn
so với hệ máy Mac của Apple.
Trong khi đó Apple đang dần chiếm lĩnh thị phần máy tính cá nhân với những bước tiến rất chắc
chắn. Theo thống kê của Gartner, quý 2 vừa qua thị phần PC Apple tại Mỹ là 8,5%, tăng 38% so với
một năm trước đây. Vấn đề là ở chỗ tốc độ tăng trưởng của toàn bộ thị trường máy tính cá nhân Mỹ
mới chỉ đạt 4,2% trong năm.
Microsoft nói rằng lần quảng cáo này là một phần trong sáng kiến lâu dài nhằm thay đổi nhận thức
của người dùng về hệ điều hành Windows. Microsoft cũng cho biết đã làm việc với các nhà sản xuất
PC để đối ưu hệ điều hành, cụ thể là giảm thời gian khởi động và tăng hiệu suất hoạt động cho người
dùng Windows. Trong vài tháng tới, sản phẩm PC từ các hãng sản xuất lớn sẽ được trang bị các tính
năng tối ưu Windows.
Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 20


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh


Nhưng Microsoft cũng đã vớt vát được một chút thể diện với quảng cáo "I'm a PC/Life Without
Walls". Đoạn quảng cáo này là hình ảnh một số người nổi tiếng và cả những người dùng thông
thường trên khắp thế giới "tán dương" về PC. Rõ ràng ý tưởng PC đã kết nối con người và những
nền văn hoá khác nhau của Microsoft là không hề tồi. Nhưng tiếc rằng đoạn quảng cáo này lại không
hề nhắc tới Vista.
Trong khi đó, Apple lại tỏ ra thông minh hơn hẳn khi quảng cáo của gã khổng lồ này cho mọi người
thấy rằng Microsoft đổ nhiều tiền vào quảng cáo hơn là nâng cấp Vista. Và một lần nữa, Vista vẫn là
"gót chân Achilles" của Microsoft.
3.3.Cuộc chiến trên thị trường Desktop, lĩnh vực tìm kiếm và di động
Họ ‘choảng nhau’ trên desktop, tìm cách ‘đá đít’ nhau trên lĩnh vực tìm kiếm và nhăm nhe dìm nhau
xuống vũng bùn trên ‘trận địa’ di động.
Trở về với ngày xua, Microsoft độc chiếm mảng thị trường máy tính để bàn (desktop), Google dính
chặt vào mảng tìm kiếm trên Internet còn Apple chỉ là “hãng sản xuất đồ chơi” cho những gã nhà
giàu thích chơi bời.
Nhưng ngày nay, họ đã trở thành những siêu quyền lực trong thế giới công nghệ và bắt đầu hướng
ánh mắt thèm thuồng sang sân của anh bạn hàng xóm. Một cuộc đại chiến thế giới đã nổ ra và điểm
khác biệt nhất của cuộc đại chiến thế giới 3.0 này là họ vẫn đang mở trận địa và đánh nhau kịch liệt
ngay trước mắt chúng ta mà nhiều khi không ai nhận thấy.
Dưới đây là một số trận địa chính, nơi cuộc chiến đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết:
Cuộc chiến dưới đất
Bất chấp những tiếng xấu về Windows Vista vẫn bao trùm lên toàn bộ thế giới của Microsoft nhưng
trên thị trường desktop, họ vẫn là một ông trùm chưa có đối thủ. “Chú lính chì dũng cảm” Linux đã
có lúc được tin tưởng và tưởng như sẽ làm nên chuyện khi cơn sốt netbook tăng nhiệt nhưng rồi vẫn
bị đá văng bởi chính đứa con 8 tuổi mang tên Windows XP của Microsoft. Bước sang năm 2009,
Windows 7 ra đời tiếp tục trói chặt người dùng máy tính toàn cầu vào Microsoft.

Nhưng sự khác biệt vẫn xảy ra, thị trường máy tính giờ đây đã được phân cấp một cách rất rõ ràng.
Kẻ có tiền và thích công nghệ là tín đồ của Mac (Apple) còn những “người thường” là nô lệ của
Windows.


Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 21


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Theo hãng nghiên cứu thị trường NPD, chỉ tính riêng trong tháng 6/2009, dòng sản phẩm máy tính
Mac của Apple đã chiếm 91% thị phần máy tính có giá trên 1.000 USD và “Quả táo” đang tiến
nhanh đến mảng thị trường quan trọng nhất của Microsoft: doanh nghiệp.
Để cho đoàn quân Mac của mình tiến nhanh hơn, Apple đã nhanh tay mua đứt bản quyền phần mềm
Exchange và đưa nó vào thẳng trong hệ điều hành Mac OS X của mình. Exchange đã trở thành
chuẩn mực trong các tác vụ thư điện tử và ứng dụng lịch làm việc, đủ sức để thay thế “món khoái
khẩu” nhưng đã nhàm miệng Outlook của Microsoft Windows.
Và trận địa ‘trên trời’
Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng chính Microsoft mới là những người triển khai ý
tưởng về công nghệ điện toán đám mây (cloud computing) đầu tiên. Họ dùng SaaS (Software as a
Service) và đưa chúng lên “sống” ở Application Service Providers từ những năm 1990. Nhưng thật
đáng buồn là Microsoft lại tiên phong quá sớm khi mà cả thế giới chưa có đường truyền Internet nào
đủ nhanh để công nghệ này phát triển được. Chưa hết, đề nghị người dùng sử dụng điện toán đám
mây khi mà họ vẫn phải trả tiền truy cập Internet theo phút quả là một ý tưởng “điên rồ” vào thời đó.
Nhưng khi thời cơ chín muồi, Google mới là kẻ nhanh chân hơn. Tuy nhiên, những ứng dụng trên
nền web của Google chưa thể đe dọa đến đế chế của Microsoft và bộ phần mềm Office phiên bản
chạy trên nền web của Microsoft tỏ ra tốt không kém. Quan trọng hơn cả là Office web còn có thể
chạy được trên tất cả các nền tảng bất kể đó là Mac hay những chiếc di động của Nokia.

Vấn đề là kẻ thù lớn nhất của Microsoft trên trận địa này lại không phải là Google mà là chính sự
thiếu niềm tin vào công nghệ điện toán đám mây của khách hàng. Chuyên gia bảo mật Bruce

Schneier có lần đã từng viết trên tờ The Guardian của Anh rằng: “Bạn sẽ không bao giờ muốn đưa
những dữ liệu quan trọng của mình lên một “đám mây” nào đó để rồi đột nhiên biến mất mà chẳng
biết tìm lại ở đâu bởi hãng điều hành đám mây đó phá sản…”

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 22


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh

Thế giới điện toán đang dịch chuyển dần dần về phía những “đám mây” nhưng chắc chắn một điều
những doanh nghiệp, nơi thông tin còn quý hơn vàng và mạng sống của họ, “đám mây” là một thứ
sẽ cần phải cực kỳ thận trọng.
May cho Microsoft là Apple chưa có động thái gì trên chiến trường này mặc dù họ cũng đầu tư
không ít nhưng vẫn chỉ là để phục vụ cho các tín đồ của Mac và iTunes mà thôi.
Tuy nhiên chắc chắn trong tương lai họ sẽ gia nhập vào thị trường này nếu như nó là một mồi ngon,
và như vậy là cuộc chiến giữa các đại gia sẽ không bao giờ kết thúc.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 23


Ứng dụng lý thuyết trò chơi

GVHD:T.S Hay Sinh


KẾT LUẬN
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng gây gắt, bắt buộc các công ty phải có chính sách, chiến lược phát
triển hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của Khách hàng, có như vậy thì công ty mới
có thể tồn tại được.
Việc nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm mới với những ứng dụng mới là một trong những
vẫn đề quan trọng hiện nay. Cuộc cạnh tranh về sản phẩm suy cho cùng là cuộc cạnh tranh về trí tuệ
cuả các nhà sản xuất. Và cuộc chiến này sẽ luôn luôn tiếp diễn và không bao giờ kết thúc vì nhu cầu
của con người luôn tăng cao theo thời gian.

Tác động và trả đũa giữa Apple & Microsoft

Page 24



×