Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

ứng dụng của lý thuyết trò chơi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.56 KB, 23 trang )

Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong không khí đổi mới - hội nhập, ba chữ “chống độc quyền” ở Việt
Nam không còn là vấn đề kiêng kị như trước đây. Không chỉ người dân, doanh
nghiệp bức xúc, đồng tình mà cả các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở cấp cao nhất của
đất nước cũng khẳng định chủ trương và đưa ra chương trình, giải pháp chống độc
quyền kinh doanh. Nhưng, câu chuyện của ngành hàng không cho thấy việc xóa bỏ
độc quyền, đi tới cạnh tranh không đơn giản. Các hãng hàng không luôn đưa ra mọi
chiến lược nhằm nâng cao vị thế và tất nhiên không tránh khỏi mục tiêu tối đa hóa
lợi nhuận. Các bài toán cạnh tranh luôn là mục tiêu kiếm tìm của các hãng hàng
không, trong đó bài toán áp dụng lý thuyết trò chơi được cho là hiệu quả trong công
cuộc cạnh tranh giữa các hãng.
Để hiểu thêm về Lý Thuyết trò chơi trong kinh doanh, chúng tôi sử dụng
bài toán Ứng dụng Lý thuyết trò chơi trong chiến lược giảm giá của hai hãng hàng
không Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines trong dịp Đại Lễ 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội để phân tích trong tiểu luận này. Bài toán này chủ yếu chứng
minh Lý thuyết trò chơi là công cụ hữu ích cho các hãng hàng không Việt Nam
trong công cuộc cạnh tranh.
Vì thời gian nghiên cứu ngắn và sự hiểu biết còn hạn chế, tiểu luận khó
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của giảng
viên và tất cả các thành viên trong lớp.
Trân trọng.

1


Kinh tế học vi mô


TS. Hay Sinh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi là một nhánh của Toán học ứng dụng. Lý thuyết trò
chơi nghiên cứu các quyết định được đưa ra trong một môi trường trong đó các đối
thủ tương tác với nhau. Nói cách khác, Lý thuyết trò chơi nghiên cứu cách lựa chọn
hành vi tối ưu khi chi phí và lợi ích của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ
thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác.
1.2 Biễu diễn trò chơi
Các trò chơi được nghiên cứu trong ngành Lý thuyết trò chơi là các đối
tượng toán học được định nghĩa rõ ràng. Một trò chơi bao gồm một tập các người
chơi/đấu thủ, một tập các nước đi (hoặc chiến lược) mà người chơi có thể chọn, và
một đặc tả về cơ chế thưởng phạt cho mỗi tổ hợp của các chiến lược. Có hai cách
biểu diễn trò chơi thường thấy:
Dạng chuẩn tắc
Trò chơi chuẩn tắc

Đấu thủ 2 chọn Đấu thủ 2 chọn
cột trái
cột phải

là một ma trận cho biết
thông tin về các đấu thủ,
chiến lược, và cơ chế
thưởng phạt. Trong ví dụ,
có hai đấu thủ, một người
chọn hàng, người kia chọn

cột. Mỗi đấu thủ có hai

Đấu thủ 1
chọn hàng
trên

4, 3

-1, -1

Đấu thủ 1
chọn hàng
dưới

0, 0

3, 4

Ví dụ: Một trò chơi dạng chuẩn tắc

chiến lược, mỗi chiến lược
được biểu diễn bởi một ô được xác định bởi số hiệu hàng và số hiệu cột của nó.
Mức thưởng phạt được ghi trong ô đó. Giá trị thứ nhất là mức thưởng phạt cho đấu
thủ chơi theo hàng (trong ví dụ là Đấu thủ 1); giá trị thứ hai là mức thưởng phạt
2


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh


cho đấu thủ chơi theo cột (trong ví dụ là Đấu thủ 2). Giả sử Đấu thủ 1 chơi hàng
trên và Đấu thủ 2 chơi cột trái. Khi đó, Đấu thủ 1 nhận 4 điểm và Đấu thủ 2 nhận 3
điểm.
Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng
mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động
của người kia. Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò
chơi thường được biểu diễn bằng dạng mở rộng.
Dạng mở rộng
Mô hình trò chơi dạng mở rộng

Các trò chơi dạng mở rộng cố gắng mô tả các trò chơi có thứ tự quan
trọng. Ở đây, các trò chơi được biểu diễn bằng cây (như trong hình bên trái). Mỗi
đỉnh (hoặc nút) biểu diễn một điểm mà người chơi có thể lựa chọn. Người chơi
được chỉ rõ bằng một số ghi cạnh đỉnh. Các đoạn thẳng đi ra từ đỉnh đó biểu diễn
các hành động có thể cho người chơi đó. Mức thưởng phạt được ghi rõ tại đáy cây.
Trong trò chơi trong hình, có hai người chơi. Đấu thủ 1 đi trước và chọn F
hoặc U. Đấu thủ 2 nhìn thấy nước đi của Đấu thủ 1 và chọn A hoặc R. Giả sử Đấu
thủ 1 chọn U và sau đó Đấu thủ 2 chọn A. Khi đó, Đấu thủ 1 được 8 điểm và Đấu
thủ 2 được 2 điểm.
Các trò chơi mở rộng còn có thể mô tả các trò chơi đi-đồng-thời. Hoặc có
một đường chấm chấm hoặc một đường tròn vẽ quanh hai đỉnh khác nhau để biểu
diễn rằng chúng đều thuộc cùng một tập hợp thông tin (nghĩa là, người chơi không
biết họ đang ở điểm nào).
3


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh


1.3 Các loại trò chơi
Có một số phương pháp phân loại trò chơi.
- Nếu căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài hợp đồng của những người

chơi thì có thể chia trò chơi thành hai loại: Trò chơi hợp tác và trò chơi bất hợp tác
trò chơi hợp tác, những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình (kế
hoạch) hành động từ trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa thuận chung
này. Còn trong trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể tiến tới một hợp
đồng (khế ước) trước khi hành động, hoặc nếu có thể có hợp đồng thì những hợp
đồng này khó được chế tài.
- Phương pháp phân loại trò chơi thứ hai là căn cứ vào thông tin và vào
thời gian hành động của những người chơi. Căn cứ vào thông tin thì các trò chơi có
thể chia thành trò chơi với thông tin đầy đủ hoặc không đầy đủ. Trò chơi với thông
tin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán được kết quả của tất cả
những người còn lại. Căn cứ vào thời gian hành động lại có thể chia trò chơi thành
hai loại, tĩnh và động. Trong trò chơi tĩnh những người chơi hành động đồng thời,
và kết quả cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả
mọi người. Trò chơi động diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ
hành động ở mỗi một giai đoạn.2 Phối hợp hai tiêu thức phân loại này ta sẽ có bốn
hệ trò chơi tương ứng với bốn khái niệm về điểm cân bằng.
- Căn cứ vào thơi gian còn được được phân thành hai dạng trò chơi đồng
thời và trò chơi tuần tự. Trò chơi đồng thời:– Các đối thủ ra quyết định khi không
biết đến quyết định của đối phương. Trò chơi tuần tự:– Một người chơi ra quyết
định trước, người chơi tiếp theo ra quyết định căn cứ vào quyết định của người đi
trước.
1.4 Một số chiến lược trong trò chơi

4



Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

Nếu dựa vào cách phân loại về khả năng hợp đồng hoặc chế tài hợp đồng.
Chúng ta chủ yếu quan tâm đến trò chơi bất hợp tác vì trò chơi hợp tác có thể đi
đến các cam kết và ràng buộc. Trong trò chơi bất hợp tác,người chơi vạch chiến
lược trong kinh doanh( giả sử đối tác là người có lí trí), dự đoán đối tác sẽ hành
động như thế nào trước các hành động của mình và mình sẽ hành động như thế nào
trước bước đi của đối thủ nhằm hướng tới mục đích lợi nhuận lớn nhất và rủi ro ít
nhất.
Trong trò chơi bất hợp tác ta có một số chiến lược:
1.4.1 Cân bằng Nash
Cân bằng Nash là một tập hợp các chiến lược mà mỗi người chơi có thể
làm điều tốt nhất cho mình khi cho trước hành động của đối thủ.
Để minh họa cho thế cân bằng Nash chúng ta có thể lấy ví dụ về một
chiến lược quảng cáo của hai công ty.
Ví dụ về quảng cáo của hai hãng A và B
B
Quãng cáo
A

Không quảng cáo

Quãng cáo

10;5

15;0


Không quảng cáo

6;8

20;2

Như bảng ma trận trên, cho dù hãng A có quãng cáo hay không quãng cáo
thì hãng B vẫn quảng cáo. Tuy nhiên hãng A cũng sẽ biết được điều đó và hãng A
cũng sẽ hành động sao cho lợi nhuận của hãng đạt cao nhất khi biết ràng hãng B sẽ
quảng cáo, đương nhiên hãng A cũng quãng cáo trong trường hợp này để tối đa lợi
nhuận. Trong trò chơi này có duy nhất 1 cân bằng Nash. Tuy nhiên, trong trò chơi
không nhất thiết có 1 cân bằng Nash mà nó có nhiều cân bằng Nash.
5


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

Ví dụ, hai công ty A và B đang có chiến lược tung ra hai dòng sản phẩm
đó là một loại bánh giòn và một loại bánh ngọt. Tuy nhiên lợi nhuận mỗi công ty
phụ vào hành động của công ty kia và ta giả dủ ma trận lợi nhuận của hai công ty
như sau:
Vấn đề lựa chọn sản phẩm.

Công ty A

Công ty B


Giòn

Ngọt

Giòn

-5;-5

20;10

Ngọt

10;20

-5;-5

Đây là trong tình thế bất hợp tác, tuy nhiên bằng cách nào đó mà 2 công
ty biêt hành động của nhau, thông qua việc quảng cáo, đặt hàng nguyên liệu, tham
khảo thị trường…
Trong ma trận này ta thấy; nếu công ty A biết công ty B sẽ tung ra bánh
giòn thì công A sẽ sản xuất bánh ngọt và ngược lại. Vì nếu 2 công ty cùng sản suất
1 loại thì do cung vượt cầu nên cả 2 sẽ cùng chịu lỗ. Trong trò chơi này có 2 cân
bằng Nash.
1.4.2 Chiến lược ưu thế
Chiến lược ưu thế là một chiến lược tối ưu đối với người chơi bất kể đối
thủ có phản ứng như thế nào. Cũng với ví dụ về chiến lược quãng cáo. Tuy nhiên ta
giả dụ ma trận lợi ích của hai hãng thay đổi như sau:

Hãng 2
Quảng cáo


2

Không quảng cáo

Quảng cáo

10;5 6

15;0

Không quảng cáo

6;8

10;2


Kinh tế học vi mô

Hãng 1

TS. Hay Sinh

3
4

Ta thấy, hãng 1 sẽ lựa chọn chiến lược quảng cáo, vì hãng 2 có hành động
như thế nào đi nữa thì cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận tối đa có thể có của
hãng 1.

1.4.3 Chiến lược cực đại hóa lợi ích tối thiểu
Chiến lược cực đại hóa lợi ích tối thiểu là chiến lược cực đại hóa cái lợi khi
rủi ro trong trường hợp đó là nhỏ nhất có thể.
Một ví dụ cho chiến lược cực đại hóa tối thiểu là tình thế lưỡng nan của
người tù. Ví dụ có hai người An và Bình bị tình nghi phạm tội ăn cắp và cảnh sát
đã tạm giam 2 người ở hai phòng riêng biệt và điều tra. Cảnh sát cho hai người đó
cùng biết kết cục sẽ như thê nào nếu họ khai hoặc không khai. Tạo thành một ma
trận về số năm tù mà mỗi người phải chịu và phụ thuộc vào lời khai của 2 bên như
sau:
Câu chuyện về 2 người tình nghi phạm tội.
An
Thú tội
Bình

Không thú tội

Thú tội

-5;-5

0;-15

Không thú tội

-15;0

-2;-2

Trong tình huống này cả An và Bình đều suy nghĩ đến kết cục 15 năm
trong trường hợp minh không thú tội mà bên kia lại thú tội và cả hai cùng sợ kết

7


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

quả đó. Trong trường hợp này hai bên không thê hợp tác, do đó họ cũng không thể
có một kết cục tốt nhât cho cả hai. Vì vậy giải pháp tốt nhất có thể đối với mỗi bên
là thù tội thi cả hai cùng chị phạt 5 năm tù. Đó là giải pháp cho một chiến lược cực
đại tối thiểu.
Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ cái logic “sự nan giải của những người tù” này
mà họ đã tránh được việc làm suy yếu lẫn nhau và làm yếu cả nền kinh tế vào lúc
mới khởi nghiệp. Vấn đề là vào những năm 1960 - 70, Mỹ vượt trội hơn hẳn Nhật
về trình độ công nghệ. Nhất là trong lĩnh vực viễn thông. Điều đó dẫn đến việc các
công ty Nhật đổ xô đi tìm mua patent công nghệ của các đối tác của họ đến từ Mỹ.
Do vậy, đẩy mức giá bid trung bình cho việc chuyển giao công nghệ lên rất cao.
Trước tình cảnh đó, Bộ thương mại và công nghiệp Nhật bản (MITI) đã quyết định
sẽ đứng ra tổ chức các đàm phán giá với các công ty Mỹ về việc mua công nghệ.
Họ đặt giá thầu lên rất cao mà không một công ty Nhật nào đứng riêng rẽ có thể
bid nổi với chính phủ. Bên bán, tức là phía các công ty Mỹ, dĩ nhiên là rất hài lòng
về khoản hời lớn gặt hái được do làm ăn với MITI. Nhưng họ phải chấp nhận chỉ
một điều kiện. Đó là phải chuyển giao patent đã bán cho bất cứ công ty Nhật nào,
nếu được nó yêu cầu. Điều đó có tác dụng làm vô hiệu hoá sự tranh mua giữa các
công ty Nhật; và thúc đẩy sự tranh bán từ phía các công ty Mỹ. Vì mối lợi riêng,
từng cá nhân công ty Mỹ tìm cách bán những công nghệ tốt nhất, vì sẽ được trả hời
nhất. Nhưng vì đây là sự bán đứt cho bất cứ ai muốn sử dụng ở Nhật, nên nó làm
mất luôn cơ hội của các công ty Mỹ khác muốn giao bán công nghệ và xâm nhập
thị trường Nhật.


8


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

1.4.4 Chiến lược hỗn hợp
Chiến lược hỗn hợp là chiến lược trong đó người chơi thực hiện một sự lựa
chọn ngẫu nhiên giữa hai hay nhiều hành động có thể có dựa trên một tập hợp các
xác suất đã chọn.
Một ví dụ là trò chơi ‘sấp – ngửa”. Mỗi người chơi phải chọn mặt sấp hoặc
ngửa. Hai đồng xu như nhau và hai người mở cùng một lúc. Nếu 2 đồng xu có cùng
mặt giống nhau người chơi A sẽ nhận được 1 đồng, ngược lại người chơi B sẽ nhận
từ A 1 đồng.
Ta sẽ có ma trận kết quả như sau:

Ngửa

Sắp

Trong

trò

Ngửa

1;-1

-1;1


chơi

này xác

Sắp

-1;1

1;-1

suất

thắng

của

mỗi người chơi là bằng nhau và lợi nhuận kỳ vọng là 0 cho mỗi người.
1.4.5 Trò chơi lập lại và chiến lược ăn miếng trả miếng
Tình thế lưỡng nan của những người tù là tĩnh và bị hạn chế quyết định, cơ
hội chỉ có một lần. Trong thực tế các hãng có thế đặt giá, quảng cáo nhiều lần và
các hãng cũng hay chơi trò lặp lại.
Ví dụ có hai hãng độc quyền nhóm, nằm trong tình thế lưỡng nan như ma
trận sau:

9


Kinh tế học vi mô


TS. Hay Sinh

Hãng2

Hãng 1

Giá thấp

Giá cao

Giá thấp

10;-1

100;-50

Giá cao

-50;100

50;50

Trong tình huống này mỗi hãng phải tìm cho mình một chiến lược tốt nhất,
và trong thực tế chiến lược ‘ ăn miếng trả miếng” được chứng minh là tốt nhất.
Hãng 1 bắt đầu bằng giá cao khi hãng 2 còn thê hiện thiện trí hợp tác và cũng đạt
giá cao. Và khi hãng 2 hạ giá xuống để gia tăng thị phần tăng lợi nhuận thì hãng 1
cũng hạ giá xuống để giữ thị phần. Khi cả hai cùng lỗ, thì nếu hãng 2 tăng giá thì
hãng 1 cũng tăng giá theo. Và như thế tình thế lưỡng nan của người tù có một kết
cục hợp tác.
1.4.6 Trò chơi tuần tự và chiến lược đi trước

Trong trò chơi tuần tự, một người chơi ra quyết định trước, người chơi tiếp
theo ra quyết định căn cứ trên quyết đinh người ra quyết định trước. Mô hình
Stackelberg là một ví dụ cho trò chơi tuần tự.
Trở lại ví dụ về hai loại bánh giòn và ngọt ở trên. Khi quyết đinh ra sản
phẩm giòn thì công ty A luôn cân nhắc và dự đoán hạnh động công ty B và nó biết
rằng công ty B sẽ ra một sản phẩm khác với mình cho dù mình tung ra loại nào. Vì
thê nó sẽ tung ra loại giòn.
Dạng mở rộng của trò chơi:

10


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

Giòn
-5;-5
CTB

Giòn
CT A

CTB

Ngọt

Ngọt
10;20
Giòn

20;10
Ngọt
-5;-5

Chiến lược đi trước trong trò chơi tuần tự, trong trò chơi này người đi trước
sẽ có lợi thế hơn, không bị động hơn và tạo được nhiều lợi nhuận hơn người đi sau,
vì người đi sau chỉ có thể quyết định sản xuất cái khác cái mã hãng đi trước đã sản
xuất còn không cả hai cùng lỗ. Và trong ví dụ trên công ty A sẽ thu được nhiều lợi
nhuận hơn nếu tung ra sản phẩm ngọt trước.
1.4.7

Chiến lược ngăn chặn và chèn ép

Để ngăn chặn gia nhập, hãng đang ở trong ngành phải thuyết phục được
đối thủ canh tranh tiềm năng rằng sự gia nhập sẽ không có lợi. Thường các hàng
rào ngăn chặn sự gia nhập có được là nhờ vào tính kinh tế theo quy mô, nhờ có
giấy phép hoặc bằng sáng chế, hoặc có thể tìm được các đầu vào quyết định
Ví dụ ta có bảng ma trận sau:
Hãng gia nhập tiềm năng
Hãng

đang



Gia nhập

Đứng ngoài

Giá cao


50;10

100;0

Giá thấp

30;-10

40;0

trong ngành

11


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

Trong trường hợp này nếu bạn (hãng đang trong ngành) thể hiện được
quyết tâm sẽ gia tăng sản xuát và tạo ra cuộc chiến tranh giá cả thì có thể ngăn chặn
được sự gia nhập của các hãng tiềm năng.
1.5 Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh
Nhà kinh doanh thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: "Thương trường là
chiến trường". Theo đó, sẽ luôn có người thắng kẻ bại, bởi ta chỉ thành công chưa
đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại. Thế nhưng nhà tài phiệt ngân hàng đầu thế
kỷ XX, Bernard Baruch lại khuyên mọi người: "không cần phải thổi tắt ngọn nến
của người khác để mình toả sáng".
Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh thị trường, nhưng sẽ là

cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Nó không chỉ đơn thuần là chiến
trường, nó là một cuộc chơi. Không nhất thiết thắng - bại rạch ròi mà có khi cùng
thắng, có khi cùng thua. Vấn đề ở chỗ ta phải nhận diện, phân loại người chơi, tuỳ
nghi ứng xử để có quyền lực mạnh nhất trong cuộc chơi.
Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh nhằm hoá giải những điều vừa nêu,
làm biến chuyển hoàn toàn cách cảm và nghĩ của mọi người, trở thành công cụ hữu
hiệu để bước vào kỷ nguyên hội nhập, toàn cầu hoá kinh tế. Vì thế, năm 1994, ba
nhà tiên phong trong lý thuyết trò chơi là John Nash, John Harsanyi và Reihart
Selten đã được nhận giải thưởng Nobel kinh tế. Các nhà kinh tế học đã sử dụng lý
thuyết trò chơi để phân tích một diện rộng các hiện tượng kinh tế, trong đó có đấu
giá, mặc cả, duopoly và oligopoly, các tổ chức mạng lưới xã hội và các hệ thống
bầu cử. Nghiên cứu này thường tập trung vào một tập cụ thể các chiến lược được
biết với tên các trạng thái cân bằng trong trò chơi. Nổi tiếng nhất là cân bằng Nash
của nhà toán học John Nash.
Công dụng đầu tiên là để cung cấp thông tin cho chúng ta về việc là toàn bộ
dân số sẽ thực sự hành xử như thế nào. Một số học giả tin rằng bằng cách tìm ra
12


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

những điểm cân bằng của những trò chơi họ có thể dự đoán được dân số sẽ hành xử
như thế nào khi đối phó với những tình huống giống như trò chơi đang được nghiên
cứu. Quan điểm đặc biệt này về lý thuyết trò chơi đã bị chỉ trích gần đây. Thứ nhất,
nó bị chỉ trích bởi vì những giả sử được ra bởi các lý thuyết gia trò chơi thường bị
vi phạm. Một số lý thuyết gia trò chơi có thể giả sử rằng những người chơi luôn
hành xử hợp lý để làm tối ưu hóa phần thắng của anh ta (mô hình Homo
economicus), nhưng người thật thường hành động hoặc là không hợp lý, hoặc là

hành động hợp lý để là tối ưu phần thắng của một nhóm người lớn hơn (hành động
vị tha). Những lý thuyết gia trò chơi trả lời bằng cách so sánh những giả sử của họ
với những giả sử được sử dụng trong vật lý. Do vậy trong khi những giả sử của họ
không phải luôn luôn đúng, họ có thể xem lý thuyết trò chơi như là một lý tưởng
khoa học hợp lý giống như là các mô hình được sử dụng bởi các nhà vật lý. Tuy
nhiên, những chỉ trích thêm của việc sử dụng này của lý thuyết trò chơi đã được
giảm đi bởi vì một số thí nghiêm cho thấy rằng các cá nhân không chơi những
chiến lược cân bằng. Ví dụ, trong trò chơi Centipede, Đoán 2/3 trung bình, và trò
Nhà độc tài, người ta thường không chơi với cân bằng Nash. Sự tranh cãi vẫn tiếp
diễn liên quan đến sự quan trọng của những thí nghiệm này. [2]
Thay vào đó, một số tác giả cho rằng cân bằng Nash không đưa ra những
dự đoán cho toàn dân số con người, nhưng thiên về cung cấp một lời giải thích tại
sao những dân số chơi theo cân bằng Nash vẫn duy trì ở trong trạng thái đó. Tuy
nhiên, câu hỏi tại sao dân số đạt đến những điểm đó vẫn là bài toán mở.
Một số lý thuyết gia trò chơi đã xoay qua lý thuyết tiến hóa trò chơi để lý
giải những lo lắng này. Những mô hình này giả sử hoặc là không có sự hợp lý nào
hoặc là hợp lý bị chặn trên phần của các người chơi. Mặc cho tên gọi, lý thuyết tiến
hóa trò chơi không cần thiết giả sử chọn lọc tự nhiên theo nghĩa của sinh học. Lý
thuyết tiến hóa trò chơi bao gồm cả sinh học cũng như là tiến hóa văn hóa và cũng
như các mô hình học tập cá nhân (ví dụ, biến động của trò chơi giả).
13


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

CHƯƠNG 2

ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CHIẾN LƯỢC GIẢM

GIÁ CỦA VIETNAM AIRLINES VÀ JETSTAR PACIFIC AIRLINES
DỊP ĐẠI LỄ 1000 NĂM THĂNG LONG – HÀ NỘI
2.1 Đánh giá sơ lược thị trường hàng không Việt Nam hiện nay
Tính tới thời điểm bảy tháng đầu năm 2010, tổng lượng khách đi lại bằng
đường hàng không tăng tới 33% so với cùng kỳ năm 2009. Thị trường hàng không
Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Còn theo số liệu thống kê năm 2009, có tới
26,16 triệu khách và 445.800 tấn hàng hóa thông qua các cảng hàng không của Việt
Nam, tăng tương ứng 4 lần so với năm 2000. Cùng với sự tăng trưởng của thị
trường, số lượng các hãng hàng không trong nước cũng đã tăng lên. Tính đến thời
điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 hãng hàng không được thành lập gồm Vietnam
Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vasco, Viet Air, Indochina Airlines, Mekong Air,
VietJet Air, Blue Sky Air và Trải Thiên Air. Mặc dù số lượng các hãng được cấp
phép thành lập khá nhiều, nhưng trên thực tế chỉ Vietnam Airlines, Jetstar Pacific
Airlines khai thác bay, trong đó Vietnam Airlines chiếm đến hơn 80% thị phần
trong nước. Việc tăng trưởng nhanh về mạng đường bay và đội máy bay của
Vietnam Airlines là một tín hiệu tốt cho ngành hàng không Việt Nam, nhưng cũng
sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh cho Jetstar Pacific cũng như VietJet Air và Mekong
Air sau này, và đây cũng là quy luật chung của thị trường.
2.2 Bảng phân tích mô hình SWOT của Vietnam Airlines và Jetstar
Pacific Airlines
2.2.1 Vietnam Airlines
Vietnam Airlines do Chính phủ Việt Nam sở hữu, hãng còn có công ty con
là Công ty Bay dịch vụ Việt Nam VASCO. Trước năm 2005, hãng đã từng nắm giữ
đến 86% cổ phần của hãng hàng không cổ phần Jetstar Pacific, với tư cách đại diện
14


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh


cho cổ phần của chính phủ Việt Nam. Trong tương lai, hãng con VASCO cũng sẽ
được tách riêng thành hãng hàng không độc lập.
Vietnam Airlines tăng trưởng tốt với số lượng hành khách tăng 37% mỗi
năm cho đến 1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á và những yếu tố tiêu cực
khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Tuy vậy, hãng vẫn có lợi nhuận
trong suốt cuộc khủng hoảng. Trong hai năm 1996 và 1997, hãng thông báo lợi
nhuận hơn 100 triệu USD mỗi năm. Năm1998, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn
khoảng 7 triệu USD. Lợi nhuận tăng lên 59 triệu USD vào năm 1999. Sau vụ tấn
công 11 tháng 9 vào Hoa Kỳ, trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu
nhập từ vận tải hành khách của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận
chuyển hơn 4 triệu hành khách trong năm 2002, tăng 18% so với năm trước. Vận
chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi
nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Bất chấp sự bùng phát của dịch SARS,
hãng thông báo lợi nhuận 26,2 triệu USD trong năm 2003. Trong vòng 11 tháng
đầu năm 2005, hãng vận chuyển 6,8 triệu lượt khách với thu nhập gần 1,37 tỷ USD.
Năm 2007, hãng đã vận chuyển 8,1 triệu hành khách.
Tình hình tài chính của Vietnam Airlines tăng trưởng khá tốt. Hãng đang
có kế hoạch tăng số máy bay và số điểm đến trong những năm sắp tới.
Vietnam Airlines nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt
Nam. Điều này rất có ý nghĩa đối với hãng vì hai phần ba thu nhập của hãng là từ
hành khách quốc tế.
Theo được biết, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam
Airlines là hãng hàng không đang đứng thứ 4 Đông Nam Á. Sau cuộc gặp họp
với Thủ tướng Chính phủ vào tháng 3 năm 2009, Vietnam Airlines đã đề ra mục
tiêu đứng thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau Hãng Singapore Airlines, cho dù một số hãng
hàng không Đông Nam Á đều là các hãng nổi tiếng thế giới. Đề xuất này của lãnh
đạo Vietnam Airlines đã được thủ tướng chính phủ đồng ý và chỉ đạo các ban
15



Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

ngành liên quan cần có chính sách tạo điều kiện cho Vietnam Airlines hoàn thành
được mục tiêu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều du khách phản hồi là Vietnam Airlines
bắt buộc phải đứng nhất Đông Nam Á. Với đội bay trẻ và tiềm lực về kinh tế, tài
chính, cùng các chính sách hợp lý Vietnam Airlines sẽ sớm đạt được mục tiêu.
Bảng kết quả kinh doanh của Vietnam Airlines năm 2008-2009
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA VIETNAM AIRLINES
ĐVT
2008
2009
67,200
73,499
Số chuyến bay
Chuyến
8,800,000
9,348,955
Số lượng khách vận chuyển
Người
26,610
24,495
Tổng doanh thu
Tỷ đồng
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ đồng
240
150

Mô hình SWOT


Điểm mạnh:

-

Vietnam Airlines là công ty do Nhà nước Việt Nam quản lý do đó có

tiềm lực tài chính to lớn. Bên cạnh đó, hãng đã thành lập từ rất lâu nên quá trình
định vị thương hiệu đã chiếm một vị trí nhất định.
-

Với mạng lưới đường bay trải rộng khắp toàn quốc và thế giới, quy

mô tài chính lớn, đội hình máy bay hiện đại và số lượng nhiều đã tạo cho Vietnam
Airlines thế mạnh vững chắc trong quá trình cạnh tranh với các hãng hàng không
khác.
-

Quá trình hoạt động khép kín bằng cách thành lập các công ty con

cung ứng các dịch vụ tiếp vận, kho bãi, xăng dầu… và sự hỗ trợ của hệ thố ng
mặt đất và sân bay đã làm tăng khả năng cạnh tranh của Vietnam Airlines
-

Với việc thành lập Công ty Xăng dầu hàng không (VINAPCO) hiện là

nhà cung ứng nhiên liệu hàng không duy nhất cho các Hãng hàng không quốc tế và
nội địa dường như đã tạo thêm thế độc quyền cho Vietnam Airlines.


16


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh



Điểm yếu:

-

Cơ chế điều hành của Nhà nước có thể làm cho Vietnam Airlines bị

động hoặc chậm trễ trong việc ra các quyết định. Mức độ linh hoạt trong quá trình
điều hành không cao.


Thời cơ:

-

Việc gia nhập liên minh SKYTEAM đã tạo cơ hội cho Vietnam

Airlines mở rộng đường bay quốc tế. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và khả năng mở
rộng đường bay khắp thế giới và nội địa, đặc biệt là sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Nhà
nước Vietnam Airlines nếu biết tận dụng những tiềm lực của mình có thể sẽ trở
thành tập đoàn lớn trên châu lục.



Thách thức:

Bên cạnh việc hội nhập và xóa dần thế độc quyền, Vietnam Airlines đang
đứng trước sự cạnh tranh gay gắt khi có sự gia nhập của các hãng hàng không mới
thành lập như: Jetstar Pacific Airlines, Mekong Air, Vietjet. Đặc biệt là sự cạnh
tranh các đường bay nội địa của hãng hàng không giá rẻ Jetstar.
2.2.2 Jetstar Pacific Airlines
Công ty Hàng không Cổ phần Jetstar Pacific Airlines (Jetstar Pacific
Airlines Joint Stock Aviation Company), hoạt động với tên gọi Jetstar Pacific, là
một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN),
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành
khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế. Hãng này hiện đang trải
qua giai đoạn tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Ngày 26/4/2007
Hãng hàng không quốc gia Australia - Qantas Airways đã mua 30% cổ phần để trở
thành cổ đông chiến lược và hỗ trợ để hãng này hoạt động và phát triển theo mô
hình hàng không giá rẻ giống Jetstar (Jetstar cũng là hãng hàng không giá rẻ do
Qantas Airways điều hành và đã thành công trong nhiều năm qua). Ngày
17


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

23.05.2008, hãng này đã chính thức đổi tên và biểu tượng, từ Pacific Airlines trở
thành hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ đầu tiên
của Việt Nam.
Hiện tại (2010), Jetstar Pacific là hãng hàng không duy nhất của Việt Nam

hoàn toàn không sử dụng vé giấy, cung cấp 100% vé điện tử và thanh toán bằng thẻ
tín dụng trên mạng qua website của họ cũng như dịch vụ giữ chỗ qua điện thoại
24/24 7/7 cho khách hàng qua hai trung tâm 39.550.550 của họ tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội. Với những người không sở hữu thẻ tín dụng, hơn 200 đại lý
trên toàn Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ đặt chỗ và bán vé. Trong quý III
năm 2009, Jetstar Pacific đã chuyên chở trên nửa triệu lượt hành khách, tăng 43%
so với so với cùng kỳ, trong đó dù tháng 9 là tháng thấp điểm nhất nhưng hãng vẫn
đạt sự tăng trưởng tới 53% so với cùng kỳ năm ngoái
Tuy nhiên, từ khi thành lập đến nay, Jetstar hầu như kinh doanh lỗ. Những
tưởng sau khi tái cơ cấu, có nhà đầu tư nước ngoài tham gia cổ phần, Hãng hàng
không Jetstar Pacific Airlines sẽ cất cánh bay lên, nhưng thực tế lại hoàn toàn
ngược lại.
Tình hình kinh doanh của Jetstar Pacific Airlines vào hoàn cảnh vô cùng
khó khăn. Thực tế cho thấy, từ đầu năm 2008 đến nay, trung bình mỗi tháng, Jetstar
Pacific Airlines bị lỗ khoảng 40 tỉ đồng (hơn 2,2 triệu USD), tức hơn 1,3 tỉ
đồng/ngày. Mức lỗ này ngày càng có xu hướng tăng lên. Mặc dù vậy, theo số liệu
thống kê cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2008, vận chuyển hành khách của
Jetstar Pacific Airlines tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2007, hệ số ghế đạt 82%,
đây là những con số mà các hãng hàng không khác phải nằm mơ mới thấy, nhất là
trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Jetstar Pacific Airlines lỗ do
chính cung cách kinh doanh của mình gây ra, như tung ra các chương trình quảng
bá, giảm giá vé quá lớn, mua nhiên liệu theo Hợp đồng Hedging. Hợp đồng mua
nhiên liệu lại được thực hiện với chính Tập đoàn Qantas (Úc) - có 18% cổ phần
18


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh


trong Jetstar Pacific Airlines. Ngoài lý do về mua nhiên liệu theo Hợp đồng
Hedging (tương tự như hợp đồng Future, mua hàng giao sau - PV), số lỗ của JP
một phần có thể còn do bị phạt do hủy hợp đồng thuê máy bay…
Tuy nhiên, xét về tổng thể, Jetstar Pacific Airlines là một hãng hàng không
có thế mạnh lớn trong thị trường hàng không Việt Nam hiện nay. Sự có mặt của
Jetstar Pacific Airlines làm tăng thêm sự phát triển không ngừng của đất nước Việt
Nam trong giai đoạn đổi mới.
Mô hình SWOT


Điểm mạnh

Thương hiệu giá rẻ và cách làm thương hiệu rất chuyên nghiệp, độc đáo,
làm nổi bật tính cạnh tranh về giá. Câu slogan: giá rẻ hằng ngày mọi người cùng
bay, và chương trình cam kết giá vé luôn rẻ của Jetstar đã thực sự tạo ra cuộc cách
mạng về tư duy người dùng hàng không Việt nam. Kể từ khi có Jetstar "thượng đế"
đã biết đến sự đơn giản, cắt giảm thủ tục, đại lý được mở rộng, phân phối tăng
mạnh.
Điểm mạnh nữa của Jetstar là hệ thống công nghệ thông tin rất tiên tiến, bỏ
xa đối thủ Vietnam airlines về bảo mật, tiện dụng (thí dụ đại lý có thể chủ động
thực hiện được nhiều vấn đề mà web portal của Vietnam airlines chưa làm được).
Hệ thống này cho phép Jetstar phát triển đại lý rất nhiều mà không sợ mất kiểm
soát. Vietnam airlines cũng làm việc này thông qua chương trình đại lý webportal
nhưng vẫn còn nhiều điều cần bổ sung: ví dụ như thay đổi hoàn hủy, add infant vẫn
phải qua hãng, qua email mất nhiều thời gian, cơ hội của đại lý. Ngoài ra tài khoản
VN phải sử dụng 2 hệ thống chính và phụ để tính toán các giao dịch khách hàng...
Điểm mạnh khác của Jetstar là có sự tham gia quản lý của "tây", do vậy,
tính minh bạch cao hơn và sự điều hành được tuân thủ mạnh mẽ hơn.
19



Kinh tế học vi mô



TS. Hay Sinh

Điểm yếu

đường bay nội địa ít (7 điểm đến) , tần xuất bay không lớn như VN. Máy
bay bị mang tiếng là chất lượng không cao, giá rẻ, "tiền nào của ấy". Việc quản lý
không tốt, dẫn đến hoàn hủy, thay đổi nhiều, kế hoạch bay không ổn định bằng VN
khách hàng phàn nàn trên báo chí quá nhiều


Thời cơ

Jetstar đang có cơ hội thâm nhập vào thị trường hàng không Việt nam với
mật độ dân lớn, kinh tế ngày càng tăng, việc đi lại ngày càng nhiều hơn. Việc gia
nhập vào WTO sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không nước ngoài tham gia
ngày càng nhiều hơn


Thách thức

Jetstar có thể gặp nhiều khó khăn từ cạnh tranh và lợi thế khá "độc quyền"
của Vietnam airlines (ví dụ như cung cấp xăng dầu, các dịch vụ mặt đất...)
2.3 Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong chiến lược giảm giá vé máy bay
dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội
Một số số liệu thống kê có liên quan trước lễ hội Ngàn năm Thăng Long.

Việt nam airlines
Lợi nhuận bình quân

Pacific

12,5 tỷ đồng

-40 tỷ đồng

Chuyến bay/ngày

24 chuyến

20 chuyến

Giá vé hiện tại

2,8 triệu đồng

2,2 triệu đồng

/tháng

Theo số liệu thống kê, lợi nhuận cả năm 2009 của Vietnam Airlines đạt 150
tỷ đồng, tương đương với mỗi tháng lợi nhuận đạt được 12,5 tỷ đồng. Lợi nhuận
của Jetstar Pacific Airlines lũy kế đến hết năm 2008 là âm 1.137 tỷ đồng, tính bình

20



Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

quân mỗi tháng năm 2008 đơn vị này lỗ gần 40 tỷ đồng. Năm 2009 tình hình của
hãng Jetstar Pacific Airline cũng không có nhiều biến động.
Cả 2 hãng bay sẽ cân nhắc việc giảm giá vé máy bay 15% hạng phổ thông
đối với chuyến bay khứ hồi chặng bay Hà Nội – TP.HCM trong tháng 10 nhằm thu
hút du khách đến hà nội dự đại lễ 1000 Năm Thăng Long – Hà Nội.
Để đáp ứng nhu cầu bay tăng cao dịp lễ hội, số lượng chuyến bay tháng 10
các công ty du lịch dự kiến sẽ phải tăng 1,7 lần so với bình thường. các hãng sẽ
xem xét việc giảm các chuyến bay nội địa khác hoặc thuê thêm máy bay.
Ma trận lợi nhuận của 2 hãng hàng không trong trường hợp giảm và
không giảm giá vé máy bay. ĐVT: tỷ đồng.
JP

Giảm giá vé

Không giảm giá vé

Giảm giá vé

12,9/-35

14/-38

Không giảm giá vé

13,2/-32


13,6/-35

VNA

Cơ sở tính toán: khách dự đại lễ ngàn năm thăng long so với lượng khách
bình thường có những đặc điểm khác nhau: khách đi theo gia đình nhiều hơn, sử
dụng vé khứ hồi nhiều hơn, lượng khách bình dân nhiều nên giá vé là điều kiện
chiến lược. Lợi nhuận chặng bay nội địa đến và rời Hà Nội so với tổng lợi nhuận
của Vietnam Airlines và Jetstar Pacific Airlines lần lượt là 13% = 12,5 và 20%= 8.
Rõ ràng với những số liệu và tình hình thực tế, Vietnam Airlines và Jetstar
Pacific Airlines là hai công ty độc quyền đối với thị trường vận tải hàng không nội
địa, hay còn gọi là lưỡng độc quyền.
Vậy với ma trận lợi nhuận được trình bày như trên, mỗi hãng hàng không
sẽ chọn chiến lược như thế nào? Trước hết hãy xét hãng hàng không Jetstar Pacific
Airlines, rõ ràng nên giảm giá vé, vì cho dù hãng hàng không Vietnam Airlines là
21


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

gì thì thì hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines vẫn được lợi nhất nếu giảm giá
vé. Như vậy, giảm giá vé là chiến lược ưu thế đối với hãng hàng không Jetstar
Pacific Airlines.
Bây giờ hãng hàng không Vietnam Airlines không có chiến lược ưu thế.
Quyết định tối ưu của hãng hàng không Vietnam Airlines phụ thuộc vào chiến lược
mà hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines thực hiện. Với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, nếu hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines giảm giá vé thì tốt nhất hãng
hàng không Vietnam Airlines không giảm giá vé. Nhưng nếu hãng hàng không

Jetstar Pacific Airlines không giảm giá vé thì tốt nhất hãng hàng không Vietnam
Airlines nên giảm giá vé. Vậy chiến lược giá hãng hàng không Vietnam Airlines sẽ
như thế nào?
Trong trường hợp này hãng hàng không Vietnam Airlines phải đặt mình
vào vị trí của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines, lúc này Vietnam Airlines sẽ
làm gì? Câu trả lời tất nhiên là hãng hàng không JP có chiến lược ưu thế là giảm
giá vé, nên không cần biết Vietnam Airlines sẽ làm gì, hãng Jetstar Pacific Airlines
cũng sẽ giảm giá vé. Và kết luận rằng chắc chắn hãng Jetstar Pacific Airlines sẽ
giảm giá vé. Do vậy bản thân hãng Vietnam Airlines sẽ không giảm giá vé.
Cân bằng diễn ra là hãng Jetstar Pacific Airlines giảm giá vé và hãng
Vietnam Airlines không giảm giá vé.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu của Vietnam Airlines không phải là tối đa hóa lợi
nhuận mà mục tiêu là đối thủ cạnh tranh, thì với tiềm lực lớn hơn đồng thời có lợi
thế tham gia thị trường trước Vietnam Airlines sẽ chọn chiến lược giảm giá vé
nhằm ‘triệt hạ’ đối thủ.
CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN

22


Kinh tế học vi mô

TS. Hay Sinh

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc cần làm của tất cả các đơn vị kinh
doanh là phối hợp nhuần nhuyễn các chính sách kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát
triển bền vững. Mọi sự cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường đều có thể dẫn đến kết cục
không mong đợi. Trong kinh doanh, có một công thức chung trong các hoạt động kinh tế

là tất cả mọi người sẽ giàu có hơn nếu mỗi người đều được làm việc theo khả năng và sự
yêu thích của mình. Do đó, hành vi chung của con người là “tối đa hóa” các lợi ích cũng
như mục tiêu của mình, không cạnh tranh để loại bỏ đối thủ, điều này sẽ giúp nền kinh tế
vận dụng được tối đa tiềm năng của quốc gia.

23



×