Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC Tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.02 KB, 5 trang )

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa: Lịch sử
ĐỀ CƢƠNG MÔN HỌC
Tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX
Beliefs and Religions in Twentieth-Century at Vietnam
1. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên: Đỗ Quang Hưng
- Chức danh, học hàm, học vị: GS. TS
- Thời gian, địa điểm làm việc: Sáng thứ 2, thứ 5: từ 9h đến 12h, Viện Nghiên cứu Tôn
giáo.
- Địa chỉ liên hệ: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội
- Điện thoại: 0913275486
- Email:
- Các hướng nghiên cứu chính:
-

Lý luận khoa học về các tôn giáo và các khuynh hướng tôn giáo đương đại
Kitô giáo và Kitô giáo ở Việt Nam
Văn hoá tôn giáo và văn hoá Việt Nam
Lịch sử Việt Nam cận hiện đại

2. Thông tin chung về môn học
- Tên môn học : Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thế kỷ XX
- Mã môn học : HIS 8026
- Số tín chỉ
: 02
- Môn học
: Tự chọn
- Yêu cầu đối với môn học:
- Địa chỉ khoa/bộ môn phụ trách môn học: Bộ môn Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Khoa


Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
3. Mục tiêu của môn học
- Mục tiêu kiến thức:
- Học viên có được một cái nhìn tổng quát về “vấn đề tôn giáo” trong thế kỷ XX trên
phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Đặc biệt “vấn đề tôn giáo” có ảnh hưởng
như thế nào trong các phong trào dân tộc và cách mạng, đặc biệt từ sau cách mạng
Tháng Tám 1945. Sự chuyển biến về mặt thần học, giáo lý, nghi lễ và lối sống của
6 tôn giáo chính ở nước ta là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài và
Phật giáo Hoà Hảo và những vấn đề đặt ra trong phong trào giải phóng dân tộc
cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ XX. Với các hình thức tín

1


ngưỡng chủ yếu nói những vấn đề của giai đoạn hiện nay. Chuyên đề sẽ nhấn mạnh
mặt tích cực của các tôn giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Mục tiêu kỹ năng:
-

Hiểu và áp dụng được các phương pháp nghiên cứu lịch sử, chính trị học, đặc biệt
lịch sử tôn giáo trong việc nhìn nhận đánh giá mặt tích cực cũng như mặt hạn chế
của yếu tố tôn giáo trong đời sống chính trị, xã hội, văn hoá nước ta trong thế kỷ
XX.

4. Tóm tắt nội dung môn học:
Môn học trang bị những kiến thức cơ bản về tính chất, đặc điểm của thế kỷ XX, vai
trò của “vấn đề tôn giáo” trên thế giới trong những biến động lịch sử ấy. Nội dung chủ yếu
sẽ dành cho việc nêu bật tình hình đặc điểm của các tôn giáo chính nói trên ở nước ta trong
thế kỷ XX (kể cả các hình thức tín ngưỡng). Đặc biệt làm rõ vai trò, vị trí (tích cực, tiêu
cực) của yếu tố tôn giáo trên 3 phương diện chính: chính trị, xã hội và văn hóa ở nước ta

trong thế kỷ XX.
5. Nội dung môn học, hình thức tổ chức dạy và học
Hình thức tổ chức dạy và học
Nội dung

Thảo luận
5

Tự học, tự nghiên
cứu
25

Tổng
30

Chƣơng 1. Tình hình nghiên

1

5

6

1

5

6

cứu “vấn đề tôn giáo” trong

thế kỷ XX trên thế giới và Việt
Nam
1.1 Thế kỷ XX – thế kỷ của
những thái cực
1.2 Nghiên cứu “vấn đề tôn
giáo” trong thế kỷ XX trên thế
giới
1.3 “Vấn đề tôn giáo” trong
nghiên cứu khoa học xã hội ở
nước ta trước và sau năm 1945
Chƣơng 2: Bối cảnh chính trị
xã hội và văn hóa với các tôn
giáo ở Việt Nam thế kỷ XX
2.1 Chính sách của thực dân
Pháp với vấn đề tôn giáo
2.2 Chính sách tôn giáo của

2


chính quyền Sài Gòn với vấn đề
tôn giáo
2.3 Đảng Cộng sản Việt Nam,
Hồ Chí Minh và Nhà nước ta với
vấn đề tôn giáo
2.4 Những đặc điểm đời sống tôn
giáo tín ngưỡng ở nước ta trong
thế kỷ XX
Chƣơng 3: Vai trò, vị trí của
các tôn giáo ở nƣớc ta trong

đời sống chính trị xã hội và văn
hóa thời kỳ cách mạng dân tộc

1

5

6

1

5

6

1

5

6

dân chủ
3.1 Trường hợp Phật giáo
3.2 Trường hợp Công giáo
3.3 Trường hợp Tin Lành
3.4 Trường hợp Cao Đài và Phật
giáo Hoà Hảo
3.5 Vài nhận định
Chƣơng 4: Vai trò, vị trí của
các tôn giáo ở nƣớc ta trong

đời sống chính trị xã hội và văn
hóa trong cách mạng xã hội
chủ nghĩa
4.1 Kinh nghiệm của các nước xã
hội chủ nghĩa trong việc giải
quyết các vấn đề tôn giáo.
4.2 Vấn đề tôn giáo và chủ nghĩa
xã hội ở nước ta cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI
4.3 Những vấn đề đặt ra từ phía
các tôn giáo.
4.4 Những biến chuyển của đời
sống tín ngưỡng hiện nay
Chƣơng 5: Thực trạng và dự
báo vấn đề tôn giáo ở nƣớc ta
đầu thế kỷ XXI
5.1 Sự biến đổi của hệ thống tôn

3


giáo và “Tính vấn đề” của các
tôn giáo chính ở Việt Nam hiện
nay trong bối cảnh mở cửa hội
nhập và toàn cầu hóa.
5.2 Dự báo về các xu hướng phát
triển và tác động của tôn giáo tín
ngưỡng ở nước ta hiện nay
5.3 Một số vấn đề đặt ra
6. Học liệu

6.1 Giáo trình môn học
6.2 Danh mục tài liệu tham khảo
6.2.1 Danh mục các tài liệu tham khảo bắt buộc
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực
tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, 2005
2. Đỗ Quang Hưng, Toàn cầu hoá tôn giáo, T/c Nghiên cứu Tôn giáo, số 7/2006.
3. Đỗ Quang Hưng, Xây dựng mô hình nhà nước thế tục trong môi trường đa
dạng hoá tôn giáo: cái bất biến và cái khả biến - trường hợp Việt Nam, T/c
Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, số 11+12/2007
4. Đỗ Quang Hưng (chủ biên), Nhà nước và Giáo hội, NXB Tôn giáo, 2004.
5. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay,
NXB Khoa học Xã hội, 1998
6. Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
7. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Tôn giáo và đời sống hiện đại, Hà Nội, tập 1,
tập 2, 1997; tập 3, 1998; tập 4, 2001
8. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996
9. F. Houtart và G. Lemeciner, Xã hội học về một xã hội ở Việt Nam, NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội, 2001 (Bản dịch của Hồ Hải Thuỵ)
10. Nguyễn Đức Sự, C. Mác, Ph. Ăngghen, Lênin bàn về tôn giáo, NXB Tôn giáo,
Hà Nội, 2001
11. Sách trắng về tôn giáo ở Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Hà Nội, 2006
6.2.2. Danh mục tài liệu tham khảo thêm
Tài liệu tham khảo tiếng nƣớc ngoài
12. J. Delumeau, Le fait religieux, Fayard, Paris, 1993
13. J. Nguyễn Huy Lai, La tradition religieuse spirituelle et sociale au Vietnam sa
confrontation avec le christianisme, Paris, 1981


4


14. M. Bertrand, Le statut de la religion chez Marx et Engel, E. Social, Paris, 1979
15. Lê Thành Khôi, Le Vietnam – Histoire et civilisation, Paris 1955
16. R. Remond, Religion et societe en Europe, E. du Seuil, Paris, 1998
17. L. Woodhead, P. Pletcher, Religions in the Modern World, New York, 2002
18. Max Weber, The religion of China, E. The free Press, London, 1964
19. Reader, Religion in Contemporary Japan, E. Macmillan Press, London, 1991
Ghi chú: Các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo bắt buộc học viên có thể tìm thấy
trong thư viện Khoa Lịch sử, thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội và thư viện Viện Nghiên
cứu Tôn giáo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Các tài liệu tham khảo sẽ được chỉ dẫn
đọc từng phần hay toàn bộ phục vụ cho các chương khác nhau và nội dung thảo luận.
7. Phƣơng pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học
Thi hết môn:
* Hình thức:
* Điểm và tỉ trọng:
Phê duyệt của Trƣờng

Viết chuyên đề và bảo vệ trước hội đồng chuyên môn.
100%
Chủ nhiệm khoa

Ngƣời biên soạn

PGS.TS Nguyễn Hải Kế

GS.TS Đỗ Quang Hưng

5




×