Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài 45: Nguồn gốc cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.31 KB, 6 trang )

Giáo án TTCM Sinh 6

Năm học: 2015-2016

Tuần: 28

Ngày soạn: 11/03/2016

Tiết:4

Ngày dạy:19/03/2016

BÀI 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Biết được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn
lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành
- Hiểu được sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng, giải thích lí do
khác nhau
- Nắm được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng
- Vận dụng được khả năng của con người trong việc cải tạo thực vật
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, thực hành
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ:
Có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài học
-Kỹ năng hợp tác, tìm kiếm, xử lí thông tin
-Kỹ năng phân tích so sánh cây trồng và cây dại
-Kỹ năng trình bày xúc tích, ngắn gọn
III.Phương pháp dạy học


-Phương pháp thảo luận nhóm
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp trực quan
IV.Phương tiện dạy học
1.Chuẩn bị của giáo viên
Giáo án, tranh hình 45.1 SGK

GVHD: BÙI THỊ THÚY

1

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án TTCM Sinh 6

Năm học: 2015-2016

2.Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị vở soạn
V.Tiến trình bài giảng
1.Ổn định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Giáo viên: Thế nào là phân loại thực vật ?có mấy bậc phân loại thực
vật?
Học sinh: Là tìm hiểu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các
dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân
loại thực vật.
Có 6 bậc: Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
3.Bài mới

Giới thiệu bài:(1 phút)
Thực vật hạt kín rất phong phú, 20 nghìn loài được con người sử dụng
trong số 30 nghìn loài đã có.Trong đó nhiều loài là cây trồng.Vậy cây
trồng xuất phát như thế nào ? Do đâu mà nó phong phú như vậy ?
Hoạt động 1: (9 phút) Cây trồng bắt nguồn từ đâu?
Mục tiêu: Học sinh biết được cây trồng bắt nguồn từ cây dại
Hoạt động của giáo viên
GV: Nêu một số câu hỏi để
học sinh trả lời

Hoạt động của học sinh
Học sinh vận dụng những
hiểu biết thực tế để trả lời
câu hỏi:

+ Cây như thế nào được gọi là + Là cây được con người
trồng và chăm sóc
cây trồng ?
+ Cải, bầu, ngô, bí, dưa…
+ Hãy kể tên một vài cây
dùng làm thức ăn, làm cảnh,
trồng và công dụng của
làm dược liệu
chúng?
+ Cây trồng có nguồn gốc từ
đâu ?

GVHD: BÙI THỊ THÚY

Nội dung


+ Có nguồn gốc từ cây dại

2

- Cây trồng
có nguồn gốc

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án TTCM Sinh 6

Năm học: 2015-2016

+ Trồng cây nhằm mục đích
gì ?

+ Nhằm phục vụ cho đời
sống con người

+ Giáo viên nhận xét, hoàn
thiện kiến thức

+ Học sinh lắng nghe và ghi
nhớ kiến thức

từ cây dại
- Cây trồng
phục vụ lợi

ích cho cuộc
sống con
người

Hoạt động 2 :(16 phút) Cây trồng khác cây dại như thế nào?
Mục tiêu: Học sinh thấy được cây trồng khác xa và tốt hơn hẳn tổ tiên hoang
dại của chúng
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

GV: Treo tranh hình 45.1
Học sinh quan sát hình 45.1
SGK yêu cầu HS quan sát để SGK các nhóm thảo luận
nhận biết cây cải trồng và
rồi trả lời các câu hỏi:
cây cải dại, các nhóm thảo
luận trả lời:
+ Nêu tên các cây cải trồng
và cho biết bộ phận nào của
chúng được sử dụng ?

+ Cải bắp – bắp
Su hào – củ
Su lơ – bông

+ Từ một giống cây dại con
người đã tạo ra mấy giống

cây trồng ?

+ Tạo ra nhiều loại cây
trồng

+ Hãy cho biết sự khác nhau
giữa các bộ phận từ rễ, thân,
lá, hoa của cây dại và cây
trồng ?

+ Các bộ phận: rễ, thân , lá
của cây trồng to hơn cây dại

+ Chất lượng cây trồng hay
cây dại tốt hơn ?

+ Chất lượng của cây trồng
tốt hơn

+ Tại sao có sự biến đổi này? + Do con người tác động
lên bộ phận của cây, con

GVHD: BÙI THỊ THÚY

3

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án TTCM Sinh 6


Năm học: 2015-2016

+ GV yêu cầu học sinh thảo
luận nhóm tìm một số ví dụ
cây khác thực hiện giống
bảng 44 trang 144 làm vô tờ
giấy (5 phút)
+ GV treo bảng phụ gọi đại
diện nhóm lên hoàn thành
bảng

người tạo nên giống cây
trồng để đáp ứng nhu cầu
lợi ích của cuộc sống
+ Các nhóm thảo luận,
thống nhất ý kiến, hoàn
thành vào giấy

+ Đại diện nhóm lên bảng
hoàn thành , nhóm khác
nhận xét, bổ sung

- Cây trồng có
nhiều loài phong
phú
- Bộ phận được
con người sử
dụng có phẩm
chất tốt


+ Xà lách, bẹ xanh, bẹ
trắng, cải đắng
Bảng 45.1
STT Tên
cây

Bộ phận
dùng

So sánh tính chất

1

Chuối

Qủa

Qủa nhỏ, chát, nhiều
hạt

Qủa to, ngọt, không
hạt

2

Lúa

Hạt


Thân thấp, lông ngắn,
ít hạt

Thân cao, lông dài,
nhiều hạt

4

Hoa
hồng

Hoa

Hoa nhỏ, ít cánh, ít
màu sắc, ít thứ cây

Hoa to, nhiều cánh,
nhiều màu sắc, nhiều
thứ cây

5

Cải

Rễ, thân, Kích thước nhỏ, chất
lá, hoa
lượng kém, ít thứ cây

Cây hoang dại


Cây trồng

Kích thước to, chất
lượng tốt, nhiều thứ
cây

Hoạt động 3: (7 phút ) Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?
Mục tiêu: Học sinh hiểu được nhờ các biện pháp cải tạo cây trồng mà ngày
nay đã tạo ra được nhiều giống tốt có chất lượng và năng suất
Hoạt động của giáo viên

GVHD: BÙI THỊ THÚY

Hoạt động của học sinh

4

Nội dung

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án TTCM Sinh 6

GV cho học sinh nghiên cứu
SGK rồi trả lời câu hỏi

Năm học: 2015-2016

+ Muốn cải tạo cây trồng cần

phải làm gì ?

Học sinh nghiên cứu thông -Cải biến tính di
tin, ghi nhận kiến thức để truyền: lai,
trả lời
chiết, ghép,
chọn giống,
+ Cải tạo giống, các biện
nhân giống
pháp chăm sóc

GV: nhận xét, hoàn thiện kiến
thức

HS trả lời, lớp nhận xét,
bổ sung

+ Nêu một số giống cây trồng
tốt cho năng suất cao ?

+ Xoài cát Hòa Lộc : quả
to, ngọt, hạt mỏng

-Chăm sóc: tưới
nước, bón phân,
phòng trừ sâu…

Bưởi Biên Hòa: quả to,
ngọt
Lúa Nàng Hương: cơm

dẻo, thơm
4.Củng cố: (5 phút)
1.Hãy chọn những từ hay cụm từ trong ngoặc ( một loài, nhiều thứ cây, cây
dại, cải tạo thực vật, tốt hơn hẳn) điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho
phù hợp?
a) Cây trồng bắt nguồn từ(1) ............ Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ (2)..
.cây dại ban đầu con người đã tạo ra được(3) ….......... khác xa
và(4) ................tổ tiên hoang dại của chúng.
b) Nhờ khả năng (5) ................của con người, ngày nay đã có nhiều thứ cây
trồng khác nhau
Đáp án : (1) Cây dại , (2) Một loài , (3) Nhiều thứ cây , (4) Tốt hơn hẳn ,
(5) Cải tạo thực vật
2.Em hãy nhận xét câu nói của ông cha ta “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống”
5.Dặn dò (1 phút)
- Học bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK/145

GVHD: BÙI THỊ THÚY

5

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN


Giáo án TTCM Sinh 6

Năm học: 2015-2016

- Đọc mục “Em có biết”
- Chuẩn bị bài “ Thực vật góp phần điều hòa khí hậu ”

V.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

GVHD: BÙI THỊ THÚY

GIÁO SINH THỰC TẬP

6

GSTT: TÔN THỊ LỆ HIỀN



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×