Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG bất ĐỘNG SẢN TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.04 KB, 14 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
- - -

 

- - -

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG
BẤT ĐỘNG SẢN TỈNH NGHỆ AN

Nhóm
Lớp

: 06
: ĐH2QĐ1

Hà Nội, 2014


Danh sách nhóm 6
1. Nguyễn Thị Hồng
2. Nguyễn Thị Hồng Nhung
3. Nguyễn Thị Thu Hằng
4. Nguyễn Thị Thứ
5. Phùng Diệu Linh
6. Lê Thị Mai Loan
7. Lê Thị Vân Anh


8. Lù Thu Hương

I, Tổng quan vấn đề
1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An


- Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ,
đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25 km2, lớn
nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu người (tính đến năm
2010), đứng thứ tư cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến
giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không,
đường biển, đường thủy nội địa; điều kiện tự nhiên
phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ... Nghệ
An có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và
ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến
tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Nghệ An.
2. Đặc điểm kinh tế – xã hội
- Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối
liền Mianma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông
theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm trên các tuyến
du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt;
tuyến du lịch Vinh - Cánh đồng Chum –
Luôngprabang - Viêng Chăn - Băng Cốc và ngược lại
qua Quốc lộ 7 và đường 8).
- Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng
trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận
chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong
khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung
Quốc, là điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội.

3. Đặt vấn đề
- Bất động sản là tài sản không di dời được, bao gồm đất
đai, vật kiến trúc và các bộ phận không thể tách rời
khỏi đất và vật kiến trúc, cùng với những thứ dùng để
nâng cao giá trị của bất động sản như: hàng rào, cây
cối,…


- Thị trường bất động sản là nơi tiến hành dao dịch bất
động sản mang tính khu vực và biến động theo thời
gian.
- Thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và của
tỉnh Nghệ An nói riêng tuy mới hình thành, nhưng đã
có bước phát triển tích cực, nhiều dự án trong lĩnh vực
sản xuất kinh doanh, nhà ở, công trình dịch vụ đã được
đầu tư xây dựng. Các doanh nghiệp bất động sản trên
địa bàn Tỉnh, các đơn vị tư vấn thiết kế, doanh nghiệp
xây lắp của ngành xây dựng ngày càng lớn mạnh, đủ
sức tham gia các công trình xây dựng lớn của đất
nước. Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt
động của thị trường bất động sản đã dần hoàn thiện,
tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển bền
vững và lành mạnh, môi trường đầu tư thông thoáng và
thuận lợi cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của thị trường
bất động sản Việt Nam cũng như của tỉnh thời gian qua
cũng đã bộc lộ những mặt yếu kém gây ảnh hưởng
không tốt đến hoạt động đầu tư cũng như quản lý xây
dựng theo quy hoạch, giảm nguồn thu cho ngân sách,
gây tác động xấu tới tâm lý và đời sống xã hội làm cho

sự phát triển đô thị thiếu bền vững. Do đó, việc đưa ra
những giải pháp nhằm giúp thị trường bất động sản
phát triển ổn định và lành mạnh là vô cùng cấp thiết.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển thị
trường bất động sản trong nền kinh tế quốc dân, nhóm
đã quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp
phát triển thị trường bất động sản tỉnh Nghệ An” làm
đề tài thảo luận nhóm.
II, Thực trạng thị trường bất động sản tỉnh Nghệ An


Kể từ đầu năm 2011 đến nay, bất động sản ở tỉnh ta gần như
đóng băng sau cơn sốt từ cuối năm 2009. Hệ quả này kéo
theo những hệ lụy như khiếu nại, khiếu kiện, lừa đảo, doanh
nghiệp bất động sản vỡ nợ, trong khi nguồn thu ngân sách từ
thuế đất thấp chưa từng có. Trước thực trạng trên, UBND
tỉnh vừa tổ chức hội nghị bàn biện pháp giải quyết khó khăn
cho các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh vào ngày
27/3/2013 vừa qua.
Nhiều giải pháp đã được UBND tỉnh cùng doanh nghiệp bàn
bạc nhưng việc giải cứu dự án bất động sản sẽ không dễ
dàng.
Đìu hiu thị trường bất động sản
Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản tiếp tục
gặp khó khăn, giá cả sụt giảm ở tất cả các phân khúc thị
trường, số lượng giao dịch không nhiều, thậm chí một số dự
án không có giao dịch. Nhiều doanh nghiệp bất động sản,
kinh doanh bất động sản gặp khó khăn, nhất là các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế hạn chế, phải vay vốn
kinh doanh hoặc dựa vào nguồn vốn đầu tư ban đầu của

khách hàng.
Mới đây Bộ Xây dựng có báo cáo thống kê cho thấy cả
nước ta đang còn 42.000 căn nhà tồn kho tại các dự án bất
động sản nhưng thực tế sẽ còn nhiều hơn vì các dự án không
báo cáo con số thực vì sợ ảnh hưởng đến kinh doanh. Bên
cạnh đó, một số căn hộ tồn kho do dự án đã huy động vốn
một phần, đã giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng
nhưng phải dừng thi công do không có thị trường, các nhà
đầu tư đã mua nhưng chưa bán được.
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang có 110 dự án kinh doanh bất
động sản của 74 doanh nghiệp với tổng diện tích gần 1.000
ha có tổng mức đầu tư khoảng 51.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số


dự án được triển khai và đưa vào sử dụng mới đạt được gần
7% mức đầu tư. Hiện, tỉnh ta đang tồn kho nhà ở thấp tầng
tại các dự án là 2.595 căn, căn hộ chung cư là 1.120 căn,
diện tích văn phòng cho thuê và mặt bằng thương mại tại các
dự án bất động sản là 12.982m2, đất nền là 5.148m2.
Nguyên nhân của thực trạng này là giá đất, giá nhà hiện còn
quá cao so với mức thu nhập bình quân đầu người mà theo
tính toán của các chuyên gia, số bất động sản tồn kho ở tỉnh
ta phải 10 năm nữa mới tiêu thụ hết so với thu nhập đầu
người. Một khi giá còn cao thì các giải pháp để đưa ra hỗ trợ
thị trường rất khó phát huy hiệu quả khi mà lượng cầu
không có do người dân dù có nhu cầu mua nhưng không thể
đủ tiền vì đất dự án quá cao.
Báo cáo mới đây nhất của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho
thấy, giá nhà ở trung bình ở Việt Nam cao hơn gấp 25 lần
thu nhập bình quân hàng năm của người lao động, trong khi

các nước Châu Âu chỉ 7 lần, khu vực Đông Nam Á chỉ hơn
5 lần. Tại địa bàn tỉnh ta, nhu cầu người dân mua nhà thấp
nhất dưới 400 triệu đồng là rất nhiều nhưng đất và nhà ở khu
dự án đắt gấp nhiều lần nên người dân gần như không có cơ
hội tiếp cận.
Trong khi nguồn cung cấp cho thị trường tiếp tục được bổ
sung khi các chung cư cao tầng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật
của các khu nhà ở tầng thấp đang được hoàn thiện. Việc
cung và cầu không gặp nhau khi người mua có nhu cầu thấp
thì người bán bán với giá cao.
Trong hơn 1 năm qua, các sàn giao dịch ít có giao dịch bất
động sản thành công, có 6/17 sàn không có giao dịch bất
động sản nào trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013. Dù
các doanh nghiệp bất động sản đang cố gắng hâm nóng lại
thị trường bằng giảm giá, ưu đãi trong kinh doanh như hỗ


trợ vốn vay, nhiều hình thức khuyến mại… và thực tế giá
bất động sản đã giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011 và giảm
tới 25% so với thời điểm cao nhất, nhưng người mua vẫn
đang rất thờ ơ.
Người không có tiền không tiếp cận bất động sản là điều
hiển nhiên, nhưng ở tỉnh ta người có tiền cũng không mặn
mà với bất động sản. Hiện, tỉnh ta là tỉnh có số tiền gửi tiết
kiệm trong dân cao nhất Bắc Trung bộ, gấp đôi tỉnh Thanh
Hóa dù dân số của chúng ta ít hơn so với Thanh Hóa. Tâm
lý người dân đang để đồng tiền an toàn trong ngân hàng dù
lãi suất gửi đã giảm xuống dưới 10%/năm.
Tâm lý này xuất phát từ thực tế các dự án bất động sản
không đảm bảo đúng hợp đồng đã ký kết. Rất nhiều dự án

“hứa” đầu tư cơ sở hạ tầng như cầu cống, điện, đường…
nhưng khi nhận được tiền đầu tư ban đầu của dân đã không
thực hiện hợp đồng ký kết.
Có những chung cư cam kết sẽ bàn giao nhà đúng thời hạn
đã quá hạn vài ba năm nhưng vẫn đang trong quá trình xây
phần thô. Cùng với đó là việc cấp quyền sử dụng đất tại các
dự án còn quá chậm dẫn đến những người đầu cơ không có
cơ hội sang nhượng khi chưa có bìa đỏ.
Tương lai của thị trường bất động sản sẽ còn rất ảm đạm,
việc triển khai các giải pháp cứu các dự án bất động sản là
cần thiết, đây có thể là cơ hội để cung và cầu gặp nhau dưới
sự “dìu dắt” của các cấp chính quyền.
III, Giải pháp
1. Giải pháp từ phía nhà nước
-Để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong giai
đoạn khó khăn của thị trường bất động sản, các doanh
nghiệp cần chủ động thay đổi phương án kinh doanh,
điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của các dự án bất động sản


phù hợp với nhu cầu của thị trường; liên doanh, liên kết
với các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính khác để tiếp
tục thực hiện dự án; đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho
các dự án bất động sản, tránh việc phụ thuộc quá lớn vào
nguồn vốn vay ngân hàng. Đặc biệt, các doanh nghiệp
chưa nên đầu tư các dự án bất động sản mới mà tập trung
hoàn thiện các dự án hoặc hạng mục công trình đã khởi
công có khả năng hoàn thành trong năm 2012; xây dựng
phương án bán hàng hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với
khách hàng và thúc đẩy phát triển thị trường, tăng khả

năng thanh khoản cho các giao dịch.
- Cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chia nhỏ căn
hộ, cho phép các nhà đầu tư điều chỉnh quy hoạch cho
phù hợp với tình hình thực tế. Tạo điều kiện thuận lợi
nhất để doanh nghiệp chuyển các dự án nhà ở thương mại
sang nhà ở xã hội, việc này tỉnh cần khẩn trương thực
hiện để tận dụng các ưu đãi của nhà nước”.
-Cần có sự linh động trong việc thu tiền thuế sử dụng đất
như giản tiến độ nhằm giảm gánh nặng cho doanh
nghiệp. Cần tạo điều kiện trong việc cấp bìa cho các căn
hộ chung cư”.
-Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BĐS vượt qua
thời điểm khó khăn hiện tại tỉnh phải chỉ đạo các sở bàn
ngành đẩy nhanh công tác GPMB, tháo dỡ khó khăn vốn,
có cơ chế chính sách. Tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi
nhất để các chủ đầu tư có điều kiện chuyển đổi các dự án
nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội. Đơn giản hóa
quy trình xét duyệt mua nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp,
hộ trợ việc vay vốn để người dân có thể mua được nhà ở”.
-Hình thành và tạo điều kiện để các định chế tài chính
phát triển nhằm thu hút các nguồn vốn điều chỉnh chính
sách tín dụng linh hoạt. Đặc biệt, việc hoàn thiện chính
sách thuế, phí và lệ phí liên quan tới BĐS sẽ khuyến


khích mỗi phân khúc nhà ở cần phát triển, thúc đẩy việc
sử dụng có hiệu quả BĐS, cũng như góp phần hạn chế
đầu cơ, trốn lậu thuế, giúp tăng nguồn thu cho Nhà nước.
Việc thực hiện tái cơ cấu thị trường bất động sản, phát
triển đa dạng các loại hàng hóa BĐS, nhất là nhà ở cho

phù hợp với nhu cầu của thị trường, khắc phục lệch pha
cung - cầu.
Đồng thời nhà nước cần có kết hợp với nhiều giải pháp để
cải thiện thị trường bất động sản hiện nay, như:
- Từng bước xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp luật
cho thị trường bất động sản đi kèm với đội ngũ cán bộ
có năng lực quản lý cao.
+ Để tạo lập được môi trường pháp lý cần khẩn chương
xây dựng và hoàn thiện luật kinh doanh bất động sản.
+ Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp
đất đai và bất động sản phải thông qua đăng ký giao
dịch, đồng thời có những quy định chặt chẽ để hạn chế
những giao dịch ngầm trên thị trường.
+ Có chính sách phù hợp giải quyết nhanh chóng
những tồn đọng về nhà đất do thế hệ trước để lại.
- Có công tác quy hoạch hợp lý, đảm bảo quy hoạch
phải đi trước một bước nhằm phát triển bất đọng sản
đúng mục đích, cân đối và hiệu quả, hạn chế tối đa các
dự án treo trên địa bàn.
- Hoàn thành việc lập hồ sơ địa chính và hệ thống thông
tin đất đai của Tỉnh củng như của cả nước để tất cả các
đối tượng đều được tiếp cận với những thông tin mới
nhất và chính xác nhất.
- Hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với
đất.


- Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án
có liên quan đến quyền sử dụng đất một cách công khai

minh bạch và đúng trình tự, thủ tục.
- Tổ chức hệ thống dịch vụ cung cấp thông tin cho thị
trường bất động sản, đảm bảo các thông tin đầy đủ,
minh bạch và dễ tiếp cận.
2. Với các doanh nghiệp
- Năm 2014, dự kiến thị trường bất động sản vẫn còn
rất khó khăn nhưng xu thế khó khăn sẽ giảm dần nếu
các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để tìm giải pháp phù
hợp cho chính mình, đặc biệt là các giải pháp cơ cấu lại
sản phẩm, giảm giá bán hàng, có phương thức thanh
toán hỗ trợ vay tín dụng cho khách hàng.
- Thêm vào đó, việc các bộ ngành trung ương, các địa
phương, các ngân hàng cùng hợp lực với doanh nghiệp
để triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả Nghị
quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ trọng
tâm là giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng
cùng với việc xây dựng các nghị định, thông tư thi hành
Luật Đất đai phù hợp với yêu cầu thực tiễn cuộc sống
(nhất là vấn đề thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đền
bù tái định cư và tạo quỹ đất sạch cho đầu tư), và việc
Quốc hội sẽ sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất
động sản sẽ tạo điều kiện cho thị trường bất động sản
hồi phục và phát triển theo hướng minh bạch, ổn định
và bền vững.
- Trên cơ sở đó, Hiệp hội bất động sản tỉnh Nghệ An đã
có những kiến nghị một số giải pháp nhằm hồi phục thị
trường bất động sản và giúp người thu nhập thấp tiếp
cận nhà ở như sau:
+ Về thu tiền sử dụng đất: theo điểm 3 khoản 1 điều 16
và thời hạn nộp tiền sử dụng đất theo khoản 5 điều 15

Luật Đất đai 2013 và miễn giảm tiền sử dụng đất, trên


cơ sở Luật đất đai 2013 đã quy định về khung giá đất
vùng, về bảng giá đất có hiệu lực 5 năm và hệ số điều
chỉnh giá đất, Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định về thu
tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế với 03 phương
án lựa chọn.
- Sau khi nghiên cứu, Hiệp hội đề xuất chọn phương án
2: “ Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử
dụng đất để thực hiện dự án đầu tư mà phải chuyển
mục đích sang đất ở thì phải nộp tiền sử dụng đất theo
giá đất quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban Nhân dân
cấp tỉnh quy định nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại
thời điểm được cơ quan Nhà nước cho phép chuyển
mục đích sử dụng đất. Khoản tiền tổ chức kinh tế đã trả
để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được trừ
vào số tiền sử dụng đất phải nộp khi chuyển mục đích
sử dụng đất. Khoản tiền này được xác định theo giá đất
quy định tại Bảng giá đất do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
quy định của mục đích sử dụng đất trước khi chuyển
mục đích nhân (x) hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm
được cơ quan Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất”. Phương án này có ưu điểm là tiết kiệm thời
gian, minh bạch và khắc phục cơ chế “xin-cho”.
- Về lâu dài, Hiệp hội đề nghị Tỉnh kiên trì kiến nghị
Chính phủ và Quốc hội thay đổi căn bản cách thu tiền
sử dụng đất như hiện nay .
- Về thời hạn nộp tiền sử dụng đất, Hiệp hội thống nhất
với nhận định của Ủy ban Nhân dân Tỉnh hạn chế việc

thu tiền sử dụng đất lần đầu quá lớn mà duy trì nguồn
thu bền vững, lâu dài cho Nhà nước. Việc thu tiền sử
dụng đất một lần khi giao đất tạo áp lực vốn cho nhà
đầu tư, hạn chế việc tăng cung bất động sản cho thị
trường đồng thời tạo áp lực tăng giá bất động sản.
Hiệp hội cũng đề xuất Chính phủ xem xét đưa vào dự


thảo nghị định về thu tiền sử đất cho áp dụng chung cơ
chế đặc biệt về thu tiền sử dụng đất đã được ban hành
tại Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013 của
Thủ tướng Chính phủ như sau: “Cho phép các chủ đầu
tư dự án đã được Nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn
thành nghĩa vụ về nộp tiền sử dụng đất do khó khăn về
tài chính được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh
toán tiền bán hàng trong thời gian tới đa 24 tháng kể từ
ngày có thông báo nộp tiền sử dụng đất của cơ quan
thuế”
- Nếu các doanh nghiệp đều được nộp tiền sử dụng đất
theo tiến độ bán hàng và trong thời hạn tối đa là 24
tháng thì sẽ góp phần làm giảm áp lực tài chính lên
doanh nghiệp và tạo điều kiện giảm mặt bằng giá bất
động sản có lợi cho người tiêu dùng.
- Về miễn giảm tiền sử dụng đất, đề nghị có cơ chế miễn
giảm tiền sử dụng đất đối với các dự án làm nhà ở
thương mại cho thuê giá bình dân trong suốt thời gian
thực hiện dự án để khuyến khích phát triển loại hình
nhà cho thuê. Nếu doanh nghiệp không tiếp tục thực
hiện dự án thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Mức giá cho thuê nhà để hưởng chính sách ưu đãi miễn

giảm tiền sử dụng đất do tỉnh thành quy định.
Kiến nghị tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết
02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ, trước hết
là giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng: Kiến
nghị triển khai nhanh gói tín dụng ưu đãi cho người thu
nhập thấp đô thị; Kiến nghị cho các dự án nhà ở thương
mại đang xây dựng dở dang có quy mô căn hộ nhỏ hơn
hoặc bằng 70m2, có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2
được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng để
giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm có sản
phẩm cung ứng cho thị trường và góp phần giải quyết


hàng tồn kho; Kiến nghị Ủy ban Nhân dân Thành phố
chỉ đạo giải quyết nhu cầu của các doanh nghiệp xin
chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội,
dịch vụ, cơ cấu lại căn hộ lớn thành căn hộ quy mô vừa
và nhỏ để cơ cấu lại sản phẩm phù hợp nhu cầu thị
trường và giải quyết hàng tồn kho.
- Kiến nghị cho Việt Kiều được sở hữu nhà như người
trong nước và mở rộng điều kiện cho người nước ngoài
được mua và sở hữu nhà tại Việt Nam phù hợp với
thông lệ quốc tế: Theo chương trình xây dựng pháp
luật, năm nay Quốc hội sẽ thảo luận thông qua Luật
Nhà ở (sửa đổi). Hiệp hội kiến nghị cho Việt kiều được
sở hữu nhà như người trong nước, cho người nước
ngoài được mua và sở hữu nhà hạng sang (cao cấp) phù
hợp thông lệ quốc tế, cho phép người nước ngoài mua
nhà hạng sang tại Việt Nam theo các khu vực được cho
phép là thực hiện xuất khẩu tại chỗ, tạo công ăn việc

làm và không cạnh tranh với người thu nhập thấp trong
nước về nhà ở và góp phần giải quyết hàng tồn kho ở
phân khúc nhà ở hạng sang hiện nay.
- Đồng thời kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Nghị
định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ
về cấp phép xây dựng, điều 3 Nghị định 64/2012/NĐCP yêu cầu các công trình xây dựng nhà ở trong dự án
bất động sản đều phải được cấp phép xây dựng là quy
định bất hợp lý bởi lẽ dự án đều được duyệt quy hoạch
tổng mặt bằng hoặc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với
các chỉ tiêu xây dựng cụ thể kèm theo thiết kế mẫu nhà.
Do vậy, kiến nghị điều chỉnh sửa đồi điều 3 Nghị định
64/2012/NĐ-CP như Chính phủ đã quy định trước đây
tại điều 19 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày
12/02/2009: “Các công trình được miễn giấy phép xây
dựng gồm có: Công trình xây dựng thuộc dự án khu đô


thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,
khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã
được cơ quan Nhà nước.
- Nếu không sửa đổi điều 3 Nghị định 64/2012/NĐ-CP
như trên thì đề nghị chỉ áp dụng đối với các dự án nhà
ở mới sau ngày 20/10/2012. Tại khoản 3.c điều 8 Nghị
định 64/2012/NĐ-CP yêu cầu hồ sơ đề nghị cấp phép
xây dựng phải có “Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt
móng, các bản vẽ kết cấu chịu lực chính (móng, khung,
tường, mái chịu lực)”. Quy định này cũng bất hợp lý,
không cần thiết và lãng phí vì chủ nhà có thể thay đổi
bản vẽ kết cấu chịu lực khi thay đổi cơ cấu chức năng
bên trong ngôi nhà trong quá trình thi công.

- Chuyển một số dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã
hội phù hợp với điều kiện của người dân trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác quảng cáo, có nhiều ưu dãi cho
khách hàng đặc biệt là nhà cho người có thu nhập thấp.
- Thực hiện đúng như dự án đề ra về kết cấu công trình
và cơ sở hạ tầng kèm theo, thực hiện đúng tiến độ, giao
hàng đúng thời hạn nhằm lấy lại niềm tin từ khách
hàng.
3. Với đối tượng mua:
- Tìm hiểu thông tin một cách rõ ràng, chính xác trước
khi mua 1 BĐS, để tránh những trường hợp bị lừa đảo
do thiếu thông tin -> giảm các vụ khiếu nại, tố cáo về
đất đai hay BĐS.
- Thực hiện các giao dịch bất động sản đúng quy định
của pháp luật, tránh các giao dịch ngầm.
- Thực hiện đăng ký đất và tài sản gắn liền với đất đúng
quy định.



×