Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG SCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.33 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
  

BÀI TẬP LỚN
CÁC MÔ HÌNH VÀ KIẾN TRÚC HTTT QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI 1: CÁC VẤN ĐỀ VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG SCM
Giáo viên hướng dẫn:

PGS. Huỳnh Quyết Thắng

Học viên thực hiện :

NHÓM 01
1. Vũ Thị Uyên

CB120122

2. Vũ Tuấn

CB121362

3. Dương Phú Thuần

CB121358

Lớp:

12BCNTT2

Chuyên ngành:



Công nghệ thông tin

Hà Nội, 02/2013


MỤC LỤC


Mở đầu
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh
nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tham gia vào công việc
kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp
muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn
đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ
của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong
đợi thực sự của người tiêu dung hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh
nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng việc tạo ra sản
phẩm cuối cùng cho khách hàng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ
sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng
cao hơn đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng
của nó. Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và
vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự
phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu từ một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận, chi tiết hoặc thậm chí sản phẩm sau đó được sản xuất ở
một hay một số nhà máy, và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung
gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải thiện
mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở
các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem như mạng

lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm
phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản
xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở
Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nhưng chúng
ta bắt đầu sự thảo luận với khái niệm Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp
tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể
hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu xuyên suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến
khách hàng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận
tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗi cung ứng bắt đầu với các
doanh nghiệp khai thác nguyên liệu từ đất - chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và
lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các doanh nghiệp
này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ
các nhà sản xuất linh kiện, họ sẽ tiếp tục chế biến vật liệu này thành các vật liệu thích hợp
(như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra). Đến lượt mình, các nhà


sản xuất linh kiện phải đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ - nhà sản xuất
sản phẩm cuối cùng. Đầu ra của quá trình này là các linh kiện hay các chi tiết trung gian
(như dây điện, vải, mạch in, những chi tiết cần thiết...). Nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng
(các công ty như IBM, General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành, bán
chúng cho người bán sỉ hoặc nhà phân phối, để rồi những thành viên này sẽ bán chúng lại
cho nhà bán lẻ, những người thực hiện sứ mệnh đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối
cùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự bảo trì và danh
tiếng với hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà chúng ta mong đợi. Đôi khi vì những
lý do nào đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết do không đáp ứng yêu cầu hoặc
đôi khi cần sửa chữa hoặc tái chế chúng, một qui trình ngược cũng rất cần thiết. Các hoạt
động hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức
năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Những chức năng này bao

hàm và không bị hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân
phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Các phần sau đây xin được trình bày các vấn đề về quản trị chuỗi cung ứng.


I.

Các vấn đề của việc quản trị chuỗi cung ứng

1. Các yêu cầu của việc quản trị chuỗi cung ứng
Ngày nay để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các doanh
nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải tích hợp vào công việc
của nhà cung cấp cũng như khách hàng của nó. Bởi lẽ khi doanh nghiệp muốn đáp ứng
sản phẩm hay dịch vụ cho khách hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch
chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế, đóng gói và dịch vụ của nhà cung cấp hay
cách vận chuyển, bảo quản hàng hóa, phục vụ khách hàng của nhà bán lẻ…….Hơn nữa
cạnh tranh mang tính toàn cầu ngày càng khốc liệt , chu kỳ sống của sản phẩm mới ngày
càng ngắn hơn, mức đọ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn buộc các doanh
nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của nó. Thêm vào đó,
những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải điển hình như
truyền thông di động, internet và phân phối hàng qua đêm đã thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của chuỗi cung ứng và kỹ thuật quản lý nó
 Hệ thống cung ứng phải nhất quán, có thể chia sẻ thông tin giũa các thành viên









trong chuỗi về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu các kế hoạch
sản xuất những thay đổi về công suất, các chiến lược Marketing mới …
Hệ thống đảm bảo các doanh nghiệp có thể tự do quyết định tham gia hay rởi bỏ
chuỗi, nếu không đem lại lợi ích cho họ
Hệ thống giúp doanh nghiệp giảm được chi phí ,nâng cao năng lực cạnh tranh, dáp
ứng các yêu cầu kỹ thuật, thông tin phải trung thực và chính xác giữa các thành
viên.
Các thành viên trong chuỗi cung ứng, đặc biệt là các đơn vị phụ trách thu mua, sản
xuất hậu cần ,vân tải không chỉ được trang bị những kiến thức quan trọng cần thiết
về các chức năng của chuỗi cung ứng mà phải biết đánh giá am hiểu về múc độ
tương tác cũng như ảnh hưởng của chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng
Dòng dịch chuyển của nguyên liệu vật liệu hay sản phẩm giữa các thành viên phải
suôn sẻ và không gặp trở ngại.

2. Các lợi ích của quản trị chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng tồn tại nhằm vượt qua những khoảng trống phát sinh khi nhà cung cấp
cách xa khách hàng. Chúng cho phép thực hiện hoạt động sản xuất ở mức hiệu quả nhất hoặc chỉ thực hiện chức năng sản xuất - ở những địa điểm cách xa khách hàng hoặc
nguồn cung ứng nguyên liệu. Ví dụ cà phê được trồng ở Nam Mỹ, nhưng khách hàng
chính lại ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Địa điểm tốt nhất cho các trạm xăng lại cách xa cả
khách hàng chính ở thành phố và nhà cung cấp nhiên liệu. Tương tự, khi vật liệu phải


dịch chuyển giữa các cơ sở sản xuất trải rộng trên các khu vực đia lý khác nhau, chuỗi
cung ứng chú ý đến giải quyết sự mất cân đối giữa cung và cầu. Nhu cầu đối với đường
có thể thấp hoặc cao hơn con số bình quân xác định trong suốt năm, nhưng cung về
đường thì lại thay đổi do việc thu hoạch mía đường và củ cải đường.
Khi có sự vượt quá cung, tồn kho được tích lũy trong chuỗi cung ứng và số lượng này
được sử dụng sau khi kết thúc thu hoạch. Chuỗi cung ứng cũng có thể giúp cho việc vận
chuyển số lượng nhiều trở nên đơn giản hơn. Tóm lại, lợi ích của chuỗi cung ứng được

thiết kế tốt bao gồm:
 Khỏa lấp một cách hữu hiệu khoảng trống giữa nguồn cung với nhu cầu cuối cùng
 Nhà sản xuất bố trí cơ sở sản xuất tại vị trí tốt nhất, bất kể đến vị trí của khách









hàng
Thông qua việc tập trung hoạt động sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản xuất hưởng
lợi từ tính kinh tế nhờ quy mô.
Nhà sản xuất không cần lưu trữ số lượng lớn sản phẩm hoàn thành, các thành tố ở
gần khách hàng sẽ thực hiện việc lưu trữ này.
Nhà bán sỉ đặt các đơn hàng lớn, và nhà sản xuất chiết khấu giá cho nhà bán sỉ làm
cho chi phi đơn vị giảm
Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho từ nhiều nhà sản xuất, cung cấp đa
dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ
Nhà bán sỉ ở gần nhà bán lẻ vì thế thời gian giao hàng ngắn
Nhà bán lẻ lưu trữ tồn kho thấp khi nhà bán sỉ cung cấp hàng một cách tin cậy.
Nhà bán lẻ kinh doanh ít hàng hóa với quy mô hoạt động nhỏ nên phục vụ khách
hàng một cách nhanh chóng hơn
Tổ chức có thể phát triển chuyên môn trong một loại hoạt động hoặc chức năng
kinh doanh cụ thể.

3. Các thách thức đặt ra trong việc quản lý chuỗi cung ứng
Tối ưu hóa toàn bộ là rất khó thực hiện bởi vì chuỗi cung ứng cần đuợc thiết kế, và vận

hành trong môi trường không chắc chắn. Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này.
a.

Thách thức của cân bằng cung và cầu

Thách thức này xuất phát từ thực tế là người ta thường sử dụng dữ liệu nhu cầu các tháng
trước đã biết để xác định mức độ sản xuất cụ thể. Điều này hàm chứa những rủi ro cao về
cung ứng và tài chính. Hơn nữa, dự báo luôn chứa đựng các yếu tố không chắc chắn vì
vậy sẽ rất khó khăn cho việc cân đối giữa nhu cầu thực tế và nguồn cung của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cố gắng thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng, tuy nhiên nếu
sản xuất quá lượng nhu cầu cần thiết sẽ làm tăng chi phí do phải bảo quản tồn kho và chi
phí này càng cao đối với những sản phẩm mang tính thời vụ. Mặt khác, nếu doanh nghiệp


sản xuất thấp hơn so với nhu cầu có thể làm giảm đáng kể doanh thu do một lượng nhu
cầu không được đáp ứng và điều này có thể hạ thấp uy tín của doanh nghiệp trên thương
trường.
b.

Thách thức về sự thay đổi mức tồn kho và đặt hàng

Mức tồn kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu
cầu khách hàng về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể. Bởi vì, mỗi thực thể
trong chuỗi cung ứng hoạt động theo định hướng mục tiêu của riêng mình nên có sự
chênh lệch về nhu cầu của nó. Hơn nữa, mỗi đối tượng sẽ tiếp cận nguồn thông tin theo
những cách khác nhau. Những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan làm cho nguồn
thông tin này sai lệch và tạo ra hiệu ứng Bullwhip.
c.

Thách thức về khả năng của dự báo chính xác


Thực ra, “dự báo thì luôn luôn sai”. Chúng ta không thể dự báo chính xác nhu cầu về một
chi tiết cụ thể, ngay cả với những kỹ thuật dự báo tân tiến nhất. Hơn nữa, bất kỳ một kỹ
thuật dự báo nào cũng dựa trên những số liệu quá khứ và giả định rằng những sự kiện
tương lai sẽ tuân theo một quy luật nào đó. Tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng
đúng đặc biệt trong môi trường luôn thay đổi như hiện nay. Vì thế, chúng ta dễ dàng nhận
thấy rằng đi kèm với bất kỳ công cụ hoặc kỹ thuật dự báo nào cũng với độ tin cậy. Khả
năng dự báo càng làm tăng them thách thức cho công tác quản trị chuỗi cung ứng.
d.

Thách thức của sự không chắc chắn

Sự không chắc chắn không chỉ xuất phát từ nhu cầu tương lai mà còn do nhiều yếu tố
khác như thời gian giao hàng, sản lượng sản xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng
của các bộ phận…. Khi chuỗi cung ứng càng lớn và phân bố trên phạm vi rộng lớn nó
càng chịu ảnh hưởng nhiều của những bất trắc từ thiên nhiên và chính con người có tác
động to lớn.
Không thể bị loại bỏ sự không chắc chắn, điều quan trọng là chúng ta phải tìm nhiều cách
tiếp cận hợp lý để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng.
Chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong chuỗi cung ứng có thể áp
dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ ngay trong điều kiện không chắc chắn.
II.

Các kỹ thuật, công cụ điển hình trong quản lý chuỗi cung ứng

1. Electronic Data Interchange (EDI)
Được giới thiệu những năm 70 và trở nên phổ biến vào thập niên 80 EDI là công nghệ
được phát triển để truyền những loại dữ liệu chung giữa các công ty để có thể làm việc



chung với nhau. Những năm 1980s, nhiều công ty lớn trong lĩnh vực sản xuất tự động,
ngành công nghiệp vận tải đã lập ra EDI đầu tiên. Nó được xây dựng cho các nghiệp vụ
văn phòng làm việc tự động như lưu trữ và nhận đơn đặt hàng, hóa đơn, thông báo trước
kế hoạch vận tải, trạng thái đơn hàng chưa thực hiện. . . Về nguồn gốc, EDI được xây
dựng để làm việc với một khối lượng lớn dữ liệu thông qua những máy tính khổng lồ và
sử dụng mạng VAN (Value Added Network) để kết nối các đối tượng tham gia trong
chuỗi. Công nghệ này tốn chi phí khá đắt.
Nhiều công ty đầu tư vào hệ thống EDI rất lớn và nhận thấy EDI có hiệu quả rất lớn về
chi phí do hệ thống duy trì sự liên tục trong giao tiếp với đối tác kinh doanh. Tập dữ liệu
EDI chuẩn xác định một lượng lớn các giao dịch kinh doanh. Các công ty có thể quyết
định tập dữ liệu nào mà họ sẽ sử dụng. Hiện nay hệ thống EDI có thể họat động trong bất
cứ loại máy tính nào và có thể sử dụng Internet đính kèm.
2. Bar coding và scanner
Mã vạch (bar code) là điển hình cho một số các loại mã được hình thành phù hợp cho
việc đọc bằng máy. Mã vạch được sử dụng rộng rãi trong chuỗi cung ứng để xác định và
theo dõi hàng hóa tại tất cả các giai đoạn trong quá trình. Mã vạch là một chuỗi các
đường kể chiều rộng khác nhau được sắp xếp theo hàng ngang hay chiều dọc. Hiện nay
mã vạch được sử dụng rất rộng rãi để quản lý hàng hóa và ta có thể nhìn thấy các loại
máy đọc mã vạch tại các siêu thị, các cửa hàng,..
3. Warehouse Management Systems
Là hệ thống kiểm soát tất cả các hoạt động của kho hàng. Hệ thống này hỗ trợ các hoạt
động nhà kho hàng ngày. Hệ thống này cung cấp khả năng làm việc hàng ngày trong nhà
kho một cách hiệu quả. Hệ thống này lưu trữ mức tồn kho và địa điểm tồn trữ trong nhà
kho hỗ trợ cho các hoạt động khác như bốc hàng, nhận hàng và vận tải để thực hiện
những đơn hàng cho khách hàng.
4. Transportation Management Systems
Hệ thống quản lý vận tải cung cấp nhiều hơn các góc nhìn vào hàng hóa và đơn đặt hàng.
Vấn đề lập kế hoạch cũng được giải quyết đúng thời gian . Nhiều sự lựa chọn vận chuyển
có thể được đưa ra từ trước vào dây truyền cung ứng. Bởi vì kiểm soát được chuỗi cung
ứng của mình các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định một cách hiệu quả.

5. Inventory Management Systems
Trong giữa những năm 90 các nhà bán lẻ bắt đầu xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho
hiện đại nhờ các tiến bộ trong kỹ thuật máy tính và phần mềm. Trong chuỗi cung ứng ở
những công ty khác nhau, quản lý tồn kho là sử dụng tập hợp các kỹ thuật để quản lý


mức tồn kho. Mục tiêu là giảm chi phí tồn kho càng nhiều càng tốt nhưng vẫn đáp ứng
được mức phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. Quản lý tồn kho dựa vào 2 yếu tố đầu
vào chính là dự báo nhu cầu và định giá sản phẩm. Với 2 yếu tố đầu vào chính này, quản
lý tồn kho là quá trình cân bằng mức tồn kho sản phẩm và nhu cầu thị trường, đồng thời
khai thác lợi thế tính kinh tế nhờ qui mô để có được mức giá tốt nhất cho sản phẩm.
Có 3 danh mục tồn kho là tồn kho theo chu kỳ, tồn kho theo mùa và tồn kho an toàn.
Trong đó tồn kho chu kỳ và tồn kho theo mùa bị ảnh hưởng nhiều từ nền kinh tế. Trong
bất kỳ chuỗi cung ứng nào, cấu trúc chi phí của công ty đều liên quan đến mức tồn kho
thông qua chi phí sản xuất và chi phí tồn kho. Tồn kho an toàn bị ảnh hưởng từ khả năng
dự báo nhu cầu sản phẩm. Khả năng dự báo nhu cầu càng kém thì khả năng kiểm soát tồn
kho an toàn không kỳ vọng càng cao. Hoạt động quản lý tồn kho của công ty hay chuỗi
cung ứng là sự kết hợp những hoạt động có liên quan đến việc quản lý 3 danh mục tồn
kho này. Mỗi một danh mục tồn kho có những vấn đề riêng và vấn đề này sẽ rất khác biệt
nhau ở từng công ty và từng chuỗi cung ứng.
6. Radio Frequency Identification (RFID)
Một trong những công nghệ được các nhà quản lý đánh giá cao là RFID, nhiều công ty
trên thế giới đã sử dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng, điển hình là tập đoàn bán lẻ
Wal-mart (Mỹ).
RFID hoạt động trên nền tảng sóng vô tuyến kết hợp với máy tính quản lý bao gồm thẻ,
đầu đọc thẻ và máy tính chủ. Thẻ RFID gắn vào sản phẩm được tích hợp chip bán dẫn và
ăng-ten thu sóng. Đầu đọc thẻ nhận tín hiệu từ thẻ RFID từ xa, có thể lên đến 50 m tùy
vào nguồn năng lượng được cung cấp cho thẻ RFID, chuyển dữ liệu đến máy tính để
phân tích và xử lý các thông tin sản phẩm.
Ưu điểm dễ nhận thấy nhất của hệ thống RFID so với hệ thống mã vạch là khả năng đọc

dữ liệu từ xa, bộ nhớ chứa nhiều thông tin hơn, thông tin sản phẩm có thể sửa đổi và cập
nhật một cách nhanh chóng, được lưu lại đảm bảo tính chính xác.
Nhờ dung lượng bộ nhớ cao, thẻ RFID cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm như chủng
loại, tên sản phẩm, ngày nhập kho, giá, vị trí trong kho, thời hạn sử dụng…, hoặc những
thông tin cần thiết khác mà nhà quản trị có thể lập trình. Với những thông tin sản phẩm
được mã hóa và chuyển về máy chủ xử lý, nhà quản trị có thể dễ dàng lập kế hoạch tiếp
theo cho sản phẩm trong dây chuyền cung ứng của mình.
7. SRM – Supplier Relationship Management
Đây là một kỹ thuật nâng cao của quản lý chuỗi cung ứng. Nó là một cách tiếp cận tổng
quan dùng để quản lý công việc và sự tương tác giữa các tổ chức mà cung cấp hàng hóa


và dịch vụ cho công ty. Điều này bao gồm các thông tin liên lạc, thực tiễn kinh doanh,
đàm phán, các phương pháp và phần mềm dùng để thiết lập và dung trì liên lạc với nhà
cung cấp.
Các thành phần của SRM
SRM đòi hỏi sự nhất quán trong phương pháp tiếp cận và định nghĩa một tập các hành vi
mà có độ tin cậy vượt thời gian. SRM hiệu quả đòi hỏi không chỉ cơ chế hay các cách
thức mới để hợp tác với các nhà cung cấp chủ chốt mà còn tích cực tháo dỡ các chính
sách hiện có và các quy chính có thể cản trở sự hợp tác và hạn chế tiềm năng có thể từ
các nhà cung cấp chính. Các thành phần của SRM bao gồm:
-

-

-

Một nhóm SRM chính thức ở cấp công ty. Mục đích là để tạo điều kiện thuận lợi
và phối hợp các hoạt động SRM qua các công đoạn và phòng ban. SRM vốn đa
chức năng và đòi hỏi một sự kết hợp tốt các kỹ năng thương mại, công nghệ và kỹ

năng cá nhân. Những kỹ năng mềm hơn xung quanh thông tin liên lạc, lắng nghe,
gây ảnh hưởng và quản lý sự thay đổi quan trọng để phát triển tốt hơn các mối
quan hệ hợp tác
Một tập các luật về quản lý mối quan hệ hay quản lý tài khoản nhà cung cập chính
thức. Các cá nhân này thường ngồi bên trong các đơn vị kinh doanh hợp tác
thường xuyên nhất với nhà cung cấp, hoặc có thể được đưa ra bởi một người quản
lý chủng loại trong bộ phận mua bán. Các nhà quản lý SRM hiểu được mục tiêu
chiến lược kinh doanh của các nhà cung cấp của mình và có thể xem xét các vấn
đề từ quan điểm của nhà cung cấp trong khi cân đối các yêu cầu và mức độ ưu tiên
của công ty mình.
Một nhà tài trợ điều hành và phức tạp hơn, đối với các mối quan hệ với nhà cung
cấp chiến lược, là một ban chỉ đạo liên chức năng. Những cá nhân này tạo thành
một liên kết rõ ràng giữa các chiến lược SRM và chiến lược kinh doanh tổng thể,
để xác định mức độ ưu tiên tương đối giữa các mục tiêu của các công ty khác nhau
và hoạt động như một cơ quan giải quyết tranh chấp.

Các lợi ích của SRM
-

-

Tối ưu hóa các mối quan hệ với nhà cung cấp: đưa ra các nhà cung cấp khác nhau
trong nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào bản chất của các mối quan hệ và chiến
lược kinh doanh của họ.
Tạo lợi thế cạnh tranh và doanh thu điều khiển bằng cách phối hợp các giải pháp
khách hàng trung tâm mới hơn, tốt hơn và nhiều hơn để bán hàng nhanh hơn
Kéo dài và tăng cường mối quan hệ với các nhà cung cấp quan trọng – tích hợp
các nhà cung cấp vào trong hoạt động kinh doanh



-

Điều khiển nâng cao hơi nhuận thông qua giảm chuỗi cung ứng và chi phí hoạt
động trong khi vẫn duy trì chất lượng

III.

Các ứng dụng tiêu biểu trong SCM

1. Enterprise resource planning (ERP) system
Hệ thống ERP là một hệ thống quản lý kinh doanh bao gồm bộ tích hợp các phần mềm
toàn diện mà có thể được sử dụng khi việc thực thi đã thành công để quản lý và tích hợp
tất cả các chức năng kinh doanh trong một tổ chức. những tập này thường bao gồm tập
hợp các ứng dụng doanh nghiệp tiêu biểu và các công cụ cho lĩnh vực tài chính và kế
toán, bán hàng và phân phối quản lý vật tư, nguồn nhân lực, kế hoạch sản xuấ và các máy
tính tích hợp cho sản xuất, dây truyển cung cấp và thông tin khách hàng. Hơn nữa một hệ
thống ERP có thể được sử dụng như một công cụ để giúp cải thiện hiệu suât của một
mạng lưới chuỗi cung ứng bằng cách giảm thời gian chu kỳ. Nó có thể được áp dụng
trong các ngành công nghiệp thâm dụng vốn như sản xuất, xây dựng, hàng không vũ trụ
và quốc phòng. Gần đây các hệ thống ERP đã được mở rộng và áp dụng trong các ngành
tài chính, khách sạn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm, bán lẻ và các lĩnh vực
truyền thông. ERP được coi là giá phải trả cho một hoạt động kinh doanh và hiện nay ít
nhất là để kết nối với các doanh nghiệp khác nhau trong nề kinh tế để tạo ra thương mại
điện tử “business to business”.
ERP cho phép các công ty tích hợp thông tin từ các phòng ban khác nhau. Nó đã phát
triển từ một ứng dụng quản lí nguồn nhân lực thành một công cụ quản lý công nghệ
thông tin mở rộng. Với nhiều người sử dụng ERP là một hệ thống “do it all” thực hiện tất
cả mọi thứ từ việc nhập đơn hàng từ các dịch vụ khách hàng. Nó cố gắng tích hợp các
nhà cung cấp và khách hàng với môi trường sản xuất của tổ chức.
ERP có thể được khái quát lại như sau:



Tuy nhiên nó vẫn còn có mặt hạn chế:


2. Material Requirement Planning (MRP)
MRP là hệ thống lập kết hoạch sản xuất dựa trên máy tính và kiểm soát hàng tồn kho.
MRP có liên quan đến cả lập kết hoạch sản xuất lẫn kiểm soát hàng tồn kho. Nó là một hệ
thống điều khiển vật liệu mà cố gắng giữ mức độ tồn kho phù hợp để đảm bảo rằng các
yêu cầu vật liệu có sẵn khi cần thiết. MRP được áp dụng trong các tình huống nhiều mục
với hóa đơn vật liệu phức tạp. MRP không phù hợp cho các công việc hoặc quá trình liên
tục.
Các mục tiêu chính của hệ thống MRP :
 Đảm bảo sự sẵn sang của vật liệu, linh kiện và các sản phẩm cho sản xuất đã được

lên kế hoạch và thời gian giao hàng cho khách hàng.
 Duy trì mức thấp nhất có thể của hàng tồn kho
 Lập kế hoạch hoạt động sản xuất, thời gian giao hàng và các hoạt động trao đổi.
Ba yếu tố đầu vào cơ bản của hệ thống MRP là lịch trình sản xuất tổng thể, bản ghi cấu
trúc sản phẩm, bản ghi trạng thái hàng tồn kho. Nếu không có các yếu tố đầu vào này, hệ
thống MRP không thể hoạt động.
Nhu cầu về các thành phần cuối cùng được lập kế hoạch trong một khoảng thời gian và
được ghi lại trong một lịch trình sản xuất tổng thể (MPS). Lịch trình sản xuất tổng thể thể
hiện cần bao nhiêu cho mỗi thành phần được yêu cầu và khi nào cần thiết. MPS được
phát triển từ dự báo và đơn đặt hàng của khách hàng cho mỗi sản phẩm cuối cùng, các
yêu cầu dự trữ an toàn và các đặt hàng nội bộ. MRP đưa ra kế hoạch cho các mặt hàng
cuối và chuyển nó thành các yêu cầu riêng biệt cho từng giai đoạn thời gian.


Bản ghi cấu trúc sản phẩm hay còn gọi là BOM (bill of material records) chứa đượcc

thông tin về mỗi sản phẩm hay các yêu cầu lắp ráp cần thiết để sản suất hàng hóa cuối
cùng. Thông tin về mỗi mục bao gồm, số thành phần, định nghĩa, số lượng các thành
phần lắp ráp, thành phần lắp ráp cao hơn tiếp theo, thời gian giao hàng, và số lượng cho
mặt hàng cuối cùng, phải có sắn.
Hồ sơ tình trạng hàng tồn kho có chứa các trạng thái của tất cả các mục trong hàng tồn
kho, bao gồm cả mặt hàng tồn kho và các khoản nhận theo kế hoạch. Những hồ sơ này
phải được lưu trữ theo ngày với mỗi một mục nhận, giải ngân hay thu hồi phải được ghi
lại để đảm bảo tính toàn vẹn.
MRP sẽ xác định dựa trên lịch trình sản xuất tổng thể, hồ sơ cấu trúc sản phẩm ghi lại các
yêu cầu thành phần thô, các yêu cầu thành phần gộp sẽ được giảm đi bởi các hàng tồn
kho sắn có như được chỉ ra trong hồ sơ tình trạng hàng tồn kho.
Quá trình MRP gồm các bước sau:
 Thiết lập các yêu cầu tổng
 Các định các yêu cầu lưới bằng cách trừ đi các khoản nhận theo kế hoạch và các

hàng tồn kho đang có trên tổng các yêu cầu
 Sắp xếp theo thời gian các yêu cầu
 Xác định các mốc giao hàng theo yêu cầu đã lên kế hoạch.
Đầu vào và đầu ra của hệ thống MRP được khái quát lại như sau:


3. MES (Manufacturing Execution Systems)
Cũng giống như tên gọi của nó, MES không chỉ là một công cụ lập kế hoạch như ERP
hay MRPII. MES là một hệ thống lập kế hoạch với trọng tâm là thực hiện kế hoạch
Việc thực thi có nghĩa là
-

Tạo ra sản phẩm
Tạo và đo lường các bộ phận
Thay đổi độ ưu tiên của đơn hàng

Phân công và giao việc cho cá nhân
Phân phối hàng tồn kho
Điều khiển máy móc
Dịch chuyển hàng tồn kho đến và đi khỏi trạm
Thiết lập và đọc các điều khiển đo lường
Lập kế hoạch và cơ cấu lại thời hạn của thiết bị

Các thành phần chính của MES


Plan system interface
MES được kết hợp trực tiếp với hệ thống lập kế hoạch để chấp nhận đơn đặt hàng và tất
cả những đầu vào khác và cung cấp thông tin đăng tải khi cần thiết. Việc kết nối theo hai
chiều để MES có thể giữ hệ thống lập kế hoạch đúng với các hoạt động kế hoạch như dữ
liệu lao động, sự thay đổi của hàng tồn kho và quy trình thứ tự làm việc. các phương
pháp nhập dữ liệu và báo cáo có thể được cung cấp dễ dàng và trong một số trường hợp,
chẳng hạn như quá trình liên tục đơn đặt hàng sản phẩm có thể không được sử dụng
Work orders
MES chấp nhận đơn đặt hàng làm việc thông qua nhập tự động hoặc bằng tay. Nó quản lý
các thay đổi của đơn hàng, khởi tạo và thay đổi kết hoạch, duy trình các kế hoạch tuần tự
ưu tiên.
Chức năng quản lý đơn đặt hàng duy trì góc nhìn thời gian thực các đơn đặt hàng trong
công việc tồn đọng hiện tại và tình trạng của mỗi đơn đặt hàng.
Work stations


Thành phần này của hệ thống có trách nhiệm thực hiện các lệnh trực tiếp từ Work Order.
Việc quy hoạch, lập kế hoạch và tải của mỗi Work Station được hoàn thành tại đây.
Inventory Tracking and Management
Trong khi hệ thống lập kết hoạc có các dữ liệu tổng hợp về hàng tồn kho các chi tiết có

thể dễ dàng chuyển đổi tại mức địa phương. Hoạt động “dock to stock” được khởi tạo tại
đây với việc cập nhật thường xuyên. Một sơ đồ hiện tại của tất cả các hàng tồn kho và địa
điểm lưu trữ bao gồm cả WIP được duy trì.
Material Movement
Một khía cạnh quan trọng khác của MES là sự vận chuyển hàng tồn kho hoạch thông tin
cần thiết đến nhà máy. Phần này của hệ thống điều khiển các vận chuyển vật liệu trong
nhà máy bằng tay hoặc hệ thống tự động bằng cách phát ra một yêu cầu hay một lệnh tớ
hệ thống điều khiển xử lý vật liệu như ASRS, AGVS,…
Data collection
Thành phần này của hệ thống MES chính là “mắt” và “tai” để quản lý và tập hợp thông
tin cho hệ thống hiện tại. Thông qua nhiều loại thiết bị cảm ứng và giao diện điều khiển,
dữ liệu từ tầng hoạt động có thể được thu thập, đối chiếu và phân tán vào bất cứ bộ phận
nào như mong muốn. Đây là phương pháp chính cho các nhân viên kết nối với MES.
Exception Management
Hầu hết các phần tùy chỉnh của MES để giải quyết làm thế nào để công ty có thể lập kế
hoạch cho các trường hợp ngoại lệ. Điều gì xảy ra khi Work Station bị tắt bất ngờ hoặc
khi vật liệu không đủ hoặc khi Work Order quá nóng. MES có thể cho phép những thay
đổi để đáp ứng những hành động ngoại lệ.
Các chức năng của MES
-

Quản lý bảo trì
Lập lịch và tham dự
Quản lý dữ liệu sản phẩm
Phân tích dữ liệu/ hiệu năng của quy trình
Quản lý nhà cung cấp
Truy suất nguồn gốc sản phẩm
Quản lý thông tin thí nghiệm
Đảm bảo chất lượng



IV.

Ứng dụng tại doanh nghiệp làm việc

1. Môi trường làm việc, những đặt điểm riêng
Là một công ty phát triển phầm mềm do đó nó có những đặc điểm riêng không giống với
các công ty sản xuất cung ứng sản phẩm trực tiếp khác
-

Khách hàng: là những doanh nghiệp tổ chức có nhu cầu xây dựng các phần mềm
phục vụ cho quá trình sản xuất hoặc quản lý. Khách hàng khi có yêu cầu sẽ có đặt
hàng, công ty ước lượng khoảng công việc, khoảng thời gian hoàn thành và báo


-

giá với khách hàng. Khi hợp đồng ký kết, đến thời gian chuyển giao, công ty sẽ
gửi cho khách hàng sản phẩm phần mềm theo yêu cầu
Nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp nói đến ở đây sẽ bao gồm:
o nhà cung cấp thiết bị điện tử, phần cứng phục vụ cho công việc bao gồm
máy tính để bàn, laptop, máy chủ server, thiết bị mạng, …
o nhà cung cấp văn phòng phẩm như giấy, mực in, bút
o nhà cung cấp các thiết bị văn phòng như bàn ghế
o nhà cung cấp phần mềm trung gian sử dụng để làm việc

Nhận thấy công ty thuộc chuỗi cung ứng phát triển phần mềm và là nhà sản xuất trong
chuỗi cung ứng.
2. Các hoạt động của công ty

Hoạt động chính của công ty là sản xuất phần mềm bao gồm các quy trình thiết kế. xây
dựng phần mềm.
Hoạt động bên lề:
-

Quản lý nhân lực cho công ty
Quản lý kho: ( bao gồm các máy móc phục vụ cho công việc)
Ngoài ra còn có sửa chữa thiết bị, bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây cảnh,…

Với các hoạt động bên lề trên có thể xem xét để outsourcing nhằm tập trung vào các hoạt
động chính của công ty.
3. Áp dụng các công cụ SCM vào việc quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp
Như đã trình bày ở trên, với đặc thù riêng của công ty sản xuất phần mềm, nhằm quản lý
chuỗi cung ứng, có thể áp dụng các công cụ kỹ thuật như sau:
a. ERP: hoạch định nguồn lực cho doanh nghiệp

Hệ thống ERP sẽ kiểm soát những đơn đặt hàng của công ty, điều độ sản xuất, phân tích
và mua các công cụ phục vụ sản xuất. Hệ thống ERP có thể quan sát được quá trình thực
thi sản xuất phần mềm từ khi có đơn đặt hàng đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.
b. Hệ thống thu mua

Hệ thống thu mua tập trung vào những hoạt động diễn ra giữa doanh nghiệp và các nhà
cung cấp. Hệ thống sắp xếp một quá trình thu mua và làm cho nó hiệu quả hơn. Ví dụ hệ
thống cagalogs, cung cấp thay thế sản phẩm mà công ty mua. Hệ thống này đồng thời lưu


trữ một số lượng lớn các thông tin liên quan như giá, thông tin, quá trình mua và hoạt
động nhà cung cấp.
Hệ thống thu mua cho phép công ty so sánh giá cả và khả năng hoạt động của nhiều nhà
cung cấp khác nhau. Đây là một cách xác định nhà cung cấp tốt nhất, từ đó thiết lập mối

quan hệ với những nhà cung cấp đó, và thương lượng mức giá cung cấp hợp lý nhất. Các
nghiệp vụ hàng ngày này có thể phát sinh trong quá trình mua hàng và sau đó có thể hoạt
động rộng lớn hơn. Ví dụ như khi doanh nghiệp cần mua một số lượng các máy tính để
bàn. Hệ thống sẽ cung cấp danh sách các nhà cung cấp máy tính kèm theo thông tin các
dòng sản phẩm, giá cả,.. do đó giúp cho việc mua bán của công ty thuận lợi hơn.
c. APS – hoạch định và điều độ nâng cao

Hệ thống APS ước lượng công suất của công ty, tính sẵn có của nguồn nhân lực và vật
liệu, nhu cầu của khách hàng. Sau đó điều độ sản xuất, thời gian sản xuất
d. Lập kế hoạch nhu cầu

Hệ thống này sử dụng thuật toán và các kỹ thuật đặc biệt giúp công ty dự báo nhu cầu
khách hàng. Hệ thống sẽ lấy thông tin đặt hàng của khách hàng trong quá khứ, phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng hoạch định nhu cầu sử dụng để lập kế
hoạch nhu cầu, từ đó phân phối nhân lực và thiết bị.
e. Quản lý mỗi quan lệ khách hàng

Hệ thống lưu trữ các thông tin về khách hàng, theo dõi khuôn mẫu khách hàng và tiểu sử
khách hàng . Dữ liệu này được lưu trữ và truy cập nhanh chóng mỗi khi cần thiết
f.

Hệ thống MES – thực hiện sản xuất

Hệ thống này giúp ta lập ra kế hoạch điều độ sản xuất ngắn hạn, phân bổ nguồn lực trong
doanh nghiệp.
Vì doanh nghiệp là một công ty sản xuất phần mềm do đó các chức năng như quản lý nhà
kho, quản lý hàng tồn kho hay điều độ vận tải được bỏ qua bởi vì nó không quá cần thiết
trong việc quản lý chuỗi cung ứng.



Kết luận
Quản trị chuỗi cung ứng đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Với một giải pháp
SCM, nhà quản lý kinh doanh có thể:
Quản lý hiệu quả hơn toàn mạng lưới của mình bằng việc bao quát được tất cả các
nhà cung cấp, các nhà máy sản xuất, các kho lưu trữ và hệ thống các kênh phân phối.
Sắp xếp hợp lý và tập trung vào các chiến lược phân phối để có thể loại bỏ các sai
sót trong công tác hậu cần cũng như sự thiếu liên kết có thể dẫn tới việc chậm chễ.
Tăng hiệu quả cộng tác liên kết trong toàn chuỗi cung ứng bằng việc chia sẻ các
thông tin cần thiết như các bản báo cáo xu hướng nhu cầu thị trường, các dự báo, mức tồn
kho, và các kế hoạch vận chuyển với các nhà cung cấp cũng như các đối tác khác.
Tối thiểu hóa chi phí tồn kho và tăng chu trình lưu chuyển tiền mặt bằng cách quản
lý tốt hơn mức tồn kho.
Tăng mức độ kiểm soát công tác hậu cần để sửa chữa kịp thời các vấn đề phát sinh
trong chuỗi cung ứng trước khi quá muộn.
Do việc quản lý chuỗi cung ứng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự chia sẻ thông tin
nhanh chóng, thông suốt cả bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp cho nên tích hợp
là tính năng quan trọng nhất trong bất cứ giải pháp SCM nào. Lựa chọn một giải pháp với
mô hình dữ liệu mở để dữ liệu có thể được chia sẻ tự động với các hệ thống back-end
khác của doanh nghiệp (ERP) là một giải pháp tốt; đồng thời kết nối với các hệ thống của
các nhà cung ứng, các nhà sản xuất cũng như khách hàng thông qua nhiều kênh, nhiều
địa điểm.
Trên đây nhóm chúng tôi đã trình bày những vấn đề về quản lý chuỗi cung ứng SCM. Do
quá trình thực hiện không dài vì vậy vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong thầy giáo và các bạn
đóng góp để chúng tôi có thể hiểu sâu và rõ ràng hơn nữa về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!



×