Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài Tập: Thao Tác Với Tệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.32 KB, 3 trang )

Bài tập
Câu hỏi lý thuyết:
Câu 1: Nêu một số trường hợp cần phải dùng tệp?
Câu 2: Trong sơ đồ thao tác với tệp, khi cần ghi dữ liệu vào tệp phải dung những thao tác
nào?
Câu 3: Tại sao cần phải có câu lệnh mở tệp trước khi đọc/ghi tệp?
Câu 4: Tại sao phải dùng câu lệnh đóng tệp sau khi đã kết thúc ghi dữ liệu vào tệp?
Câu 5: Cho một tệp văn bản có 108 dòng. Ta có thể đọc trực tiếp ngay dòng 41 mà không
cần đọc 40 dòng đầu được không? Tại sao?
Câu 6: Một tệp văn bản có kích thước 50Kb. Bằng cách nào ta có thể truy cập trực tiếp
vào byte thứ 1000 mà không cần đọc qua 999 byte đầu?
Câu 7: Trong một chương trình sử dụng tệp có tên là DATA, ta có thể khai báo biến tệp
với tên là DATA được không? Tại sao
Câu 8: Một tệp được soạn thảo bằng WINWORD (tệp có phần mở rộng .DOC) có phải là
một tệp văn bản không? Tại sao?
Câu 9: Cho hai tệp văn bản NGUYEN1.TXT và NGUYEN2.TXT, mỗi dòng của hai tệp
chứa một số nguyên. Hãy lập trình tạo tệp văn bản NGUYEN12.TXT, những dòng đầu
tiên là các dòng của tệp NGUYEN1.TXT, những dòng còn lại là các dòng của tệp
NGUYEN2.TXT.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 10: Câu lệnh dùng mở tệp để ghi?
a. rewrite(<biến tệp>,<tên tệp>);
b. reset (<biến tệp>,<tên tệp>);
c. rewite(<biến tệp>);
d. reset(biến tệp);

Câu 11: Dữ liệu kiểu tệp
a.Được lưu trữ trên ROM.


b.Chỉ được lưu trữ trên RAM.


c.Chỉ được lưu trữ trên đĩa cứng.
d. Được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài.

Câu 12: Trong Pascal khai báo biến tệp văn bản được sử dụng cú pháp:
a.var <tên tệp> : text;
b.var <tên biến tệp> : text;
a.var <tên tệp> : string;
a.var <tên biến tệp> : string;

Câu 13: Để thao tác với tệp:
a.Ta có thể gán tên tệp cho tên biến tệp hoặc trực tiếp sử dụng tên tệp cũng được.
b.Ta nhất thiết phải gán tên tệp cho tên biến tệp.
c.Ta nên sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.
d.Ta nhất thiết phải sử dụng trực tiếp tên tệp trong chương trình.

Câu 14: Để gán tệp KQ.txt cho biến tệp f ta dùng câu lệnh:
a.f := ‘KQ.txt’;
b. KQ.txt := f;
c.assign(‘KQ.txt’, f);
d.assign(f, ‘KQ.txt’);

Câu 15: Trong Pascal, mở tệp để đọc dữ liệu ta sử dụng thủ tục:


a.reset (<tên tệp>);
b.reset (<tên biến tệp>);
c.rewrite (<tên tệp>);
d.rewrite (<tên biến tệp>);




×