Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tình hình tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH hoàng thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.02 KB, 64 trang )

Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

DANH MỤC VIẾT TẮT

SV Đoàn Thị Tuyến

-1-

GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
LĐTL : Lao động tiền lương
NLĐ : Người lao động
CBCNV: Cán bộ công nhân viên
HTKS: Hệ thống kiểm soát nội bộ
KTV : Kiểm toán viên

LỜI MỞ ĐẦU

SV Đoàn Thị Tuyến

-2-

GVHD : Cô Lê Phương Thảo



Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Với cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay thì tiền lương là một trong
những vấn đề rất quan trọng vì đó chính là khoản thù lao cho công lao động của
người lao động.
Lao động chính là hoạt động tay chân và trí óc của con người nhằm tác
động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của
con người. Trong doanh nghiệp lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên thì
chúng ta phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động
trong thời gian họ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người
lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra
người lao động còn được hương một số thu nhập khác như: Trợ cấp, BHXH, tiền
thưởng… Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu
thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử
dụng lao động hợp lý hạch toán tốt lao động và tính đúng thù lao của người lao
động, thanh toán tiền lương và các khoản trích đúng thù lao của người lao động,
thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương kịp thời sẽ kích thích người
lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động.Từ đó nâng cao năng
suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu đề tài là lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ chu
trình kiểm toán tiền lương và nhân viên tại công ty TNHH Hoàng Thực.
Phạm vi nghiên cứu: việc nghiên cứu thực hiện đề tài trong 2 tháng tại bộ
phận kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty TNHH Hoàng
Thực.
Phương pháp nghiên cứu:Lý luận và thực tiễn


SV Đoàn Thị Tuyến

-3-

GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Nhiên cứu về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ với chu trình kiểm toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Hoàng Thực,nội
dung báo cáo thực tập của em gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế -Kỹ thuật và tổ chức bộ máy
quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thực.
Chương 2: Tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty TNHH Hoàng Thực.
Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kiểm toán tại công ty
TNHH Hoàng Thực.
Do khả năng và thời gian còn hạn chế nên báo cáo của em vẫn còn nhiều
thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các
anh chị trong ban kiểm soát nội bộ công ty TNHH Hoàng Thực để báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.Qua đây em xin trân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn
Giảng viên Lê Phương Thảo,các thầy cô trong khoa Kinh Tế tài nguyên và Môi
Trường – Trường đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội,ban lãnh đạo cùng
cán bộ nhân viên ban kiểm soát nội bộ công ty TNHH Hoàng Thực đã tận tình
hướng dẫn và có ý kiến góp ý quý báu giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV Đoàn Thị Tuyến


-4-

GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG
THỰC
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hoàng Thực
1.1.1. Sơ lược về công ty.
Tên công ty
: CÔNG TY TNHH Hoàng Thực
Tên giao dich
Tên viết tắt
Số điện thoại
Email

: HOANG THUC COMPANY LMITED
: HOANG THUC.,LTD
: 04.37558988
:

Số tài khoản giao dịch: 0100000049719 – Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội
Mã số thuế
Địa chỉ trụ sở chính
Nội.


: 0103353261
: Số 131 Đê La Thành, P. Ô Chợ Dừa, Q. Đống Đa, TP. Hà

Người đại diện

: Đỗ Kiên

Giám đốc

: Đỗ Kiên

Hình thức pháp lý

: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty được thành lập theo quyết định số 0500592393. /TLDN ngày
30/7/2001. Do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp, bởi các cổ đông là các nhà đầu tư
,doanh nghiệp uy tín hàng đầu. Gồm có 5 thành viên với số vốn điều lệ là 13.800
triệu đồng trong đó:
Ông
Ông
Ông
Ông
Ông

Đỗ Kiên : 7.000.000.000 đồng
Đỗ Xuân Dũng : 2.000.000.000 đồng
Lê Đình Tú: 1.800.000.000 đồng
Nguyễn Quốc Trung: 1.500.000.000 đồng

Nguyễn Anh Quân: 1.500.000.000 đồng

Công ty TNHH Hoàng Thực được thành lập trong khi sự cạnh tranh trên thị
trường đang diễn ra quyết liệt, hàng hóa của công ty trên thị trường còn ít người biết
đến. Bằng mọi sự cố gắng, toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên của công ty
đã đoàn kết, nỗ lực từng bước tháo gỡ khó khăn dần ổn định sản xuất kinh doanh, vừa
đảm bảo đời sống cho người lao động vừa làm tròn nghĩa vụ với nhà nước.
Với đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên có chuyên môn cao, giàu kinh
nghiệm và sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể.

5
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thực
Hiện nay công ty TNHH Hoàng Thực sản xuất kinh doanh các mặt hàng sau:
-

Sản xuất kinh doanh tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.

-

Sản xuất kinh doanh mút xốp PVR và các loại mút xốp phục vụ công nghiệp.

-

Sản xuất kinh doanh đồ chơi trẻ em bằng gỗ, nhựa.


-

Sản xuất kinh doanh hàng trang trí nội thất.

-

Xuất, nhập khẩu trực tiếp hàng, đại lý cho công ty trong nước, ngoài nước và
hợp tác liên doanh, liên kết với các công ty trong nước và ngoài nước trong các
lĩnh vực trên.

-

Được phép mở văn phòng đại diện ở nước ngoài

1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Hoàng Thực
Nhiệm vụ của công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm bằng nhựa phục vụ
cho công nghiệp và tiêu dùng. Sản xuất các mặt hàng bằng gỗ nội thất, cơ quan, trường
học và gia đình. Đồng thời sản xuất các đồ chơi bằng nhựa, gỗ cho các cháu mẫu giáo
ở trường cũng như ở gia đình.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thực.
Công ty TNHH Hoàng Thực chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục
vụ cho đời sống hàng ngày của người dân và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
trong và ngoài nước. Trong thời gian đầu mới thành lập trong điều kiện còn khó khăn
với lượng vốn ít ỏi , cơ sở vật chất nghèo nàn, đội ngũ kỳ thuật maketing mỏng manh,
mặt hàng sản xuất đơn điệu… Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong công ty đã cố
gắng nỗ lực hết mình, quyết tâm khắc phục khó khăn, tiết kiệm vật tư, tiền bạc, từng
bước ổn định sản xuất và thích ứng với cơ chế thị trường để có vị thế trên thị trường
như hiện nay.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty TNHH
Hoàng Thực.

Công ty có 3 phân xưởng đó là: Phân xưởng nhựa, phân xưởng mút xốp và
phân xưởng chế biến gỗ. Sản phẩm của 3 phân xưởng là hoàn toàn khác nhau nên công
nghệ và quy trình sản xuất cũng hoàn toàn khác nhau.
* Phân xưởng nhựa:

6
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Chuyên sản xuất đồ dùng bằng nhựa phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp.
Phân xưởng nhựa được trang bị nhiều máy móc thiết bị hiện đại, bán tự động. Người
lao động cần có những hiểu biết nhất định về thiết bị sử dụng đồng thời phải tuân thủ
những nội dung nghiêm ngặt về sử dụng máy.
Quy trình công nghệ sản xuất nhựa: Với mỗi loại sản phẩm được sản xuất trên mỗi
mấy khác nhau có quy trình sản xuất riêng phù hợp nhưng nhìn chung đều phải qua
các công đoạn sau:
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất nhựa.

Hạt nhựa và
phụ gia

Pha trộn

Xử lý
nhiệt độ

Kim phun
áp lực


Đóng gói và
nhập kho SP

Lấy SP và
sửa via

Làm nguội

Khuôn
mẫu

Nguyên vật liệu chính được kiểm tra đầy đủ các thông số kỹ thuật theo tiêu
chuẩn. tỷ lệ giữa các chất phụ gia phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật với mỗi loại sản
phẩm sẽ được đưa vào bình nhiên liệu đặt trong máy. Tiếp đó, nguyên vật liệu được
đưa xuống một bầu làm nóng dưới tác dụng của nhiệt độ cao vật liệu sẽ bị nóng chảy
thành chất lỏng. Dưới tác động của thủy lực, vật liệu sẽ được đưa vào khuôn mẫu định
hình. Sau một thời gian nhất định máy cho ra sản phẩm theo khuôn mẫu.
* Phân xưởng mút xốp.
Chuyên sản xuất các mặt hàng về mút xốp. Đầu tiên cho ra đời một khối mút
lớn sau đó đưa vào pha cắt. Tùy theo mỗi lọai sản phẩm mà có kích thước khác nhau
hoặc đặt riêng cho từng chi tiết. Những phần còn lại được đưa vào băm và sản xuất
mút thép.
Một bộ phận phực vụ phân xưởng mút đó là tổ may bọc. chuyên may đệm giường,
đệm ghế salon… và các sản phẩm đặt hàng khác. Nguyên vật liệu chính là hóa chất
PUR, các chất hóa học khác TDI, PPG, các chất phu gia trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ

7
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo



Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
trong một thùng khuấy và giữ ở nhiệt độ ổn định có tác dụng làm cho các chất hóa học
phản ứng với nhau. Sau cùng một thời gian bơm thủy lực bơm lên khuôn định hình sẽ
tạo thành mút khối.
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất mút xốp.
Hệ thống bơm
thủy lực

Các loại
nguyên liệu

Pha
trộn

Định hình

Sản phẩm thô

Đổ nguyên liệu
vào khuôn

Băng
chuyền

Thành phẩm

Pha cắt


nhập kho

May bọc

Đê xê sản xuất
mút ép

Bộ phận này đòi hỏi sử dụng hầu hết lao động nam khi làm việc đòi hỏi có sự
phối hợp nhịp nhàng và do có sự tiếp xúc với hóa chất lỏng đồi hỏi người lao động có
sức khỏe.
* Phân xưởng chế biến gỗ.
Nguyên vật liệu chính là các loại vật liệu gỗ đã được sơ chế như sấy khô, xẻ tấm đưa
vào máy cưa xẻ, bào, tiếp tục pha cắt, tạo dáng các loại sản phẩm thô tiếp tục mài
nhẵn, sơn màu, in chữ… cuối cùng là lắp ghép sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ 1.4: Quy trình chế biến gỗ.
Nguyên
liệu

Pha cắt
chế biến

Làm nhẵn

Sơn trang
trí

Nhập kho
thành

Đóng gói


Lắp ráp

phâm,r
8
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Công việc đòi hỏi nhiều lao động nam trong bộ phận mộc nội thất, song ở bộ
phận đồ chơi có thể sử dụng nhiều lao động nữ vì ở đây đòi hỏi sự kiên trì và khéo léo
1.3. Tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Hoàng Thực.
1.3.1. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh.
Mô hình tổ chức bộ máy
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty TNHH Hoàng Thực
Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Giám đốc

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng

phòng


tổ chức

kinh

hành

doanh

Phó giám đốc kỹ
thuật
Phòng
tài vụ

Phòng
kỹ
thuật

Phòng
bảo vệ

chính

PX nhựa

PX mút xốp

9
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


PX chế biến gỗ


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Ghi Chú:
Quan hệ lãnh đạo trực tiếp
Quan hệ qua lại giữa các vị trí, bộ phận
(Nguồn: Công ty TNHH Hoàng Thực )
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận và
mối quan hệ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty.
● Tổng giám đốc: Là người góp vốn lớn nhất trong công ty, đứng đầu công ty
và có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.
● Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cho các thành viên góp vốn khác không
tham gia điều hành công ty kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ,
quản trị điều hành của công ty. Ban kiểm soát do các thành viên góp vốn bầu ra và bãi
miễn nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín.
● Phó tổng giám đốc: Là người giúp việc cho tổng giám đốc, có quyền quyết
định các hoạt động của công ty khi tổng giám đốc đi vắng . Phó giám đốc là người có
số vốn góp lớn thứ hai trong công ty.
● Giám đốc công ty: Là người được thuê từ bên ngoài, chỉ đạo điều hành chung
mọi hoạt động theo đùng kế hoạch, chính sách pháp luật, kí kết các hợp đồng sản xuất
kinh doanh. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Có hai phó giám đốc giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc kỹ
thuật và phó giám đốc kinh doanh.
● Các phòng nghiệp vụ thực hiện công việc chuyên môn có 5 phòng:
Phòng tổ chức hành chính
Là bộ phận giúp cho giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu, bố trí lao động phù
hợp với tính chất của công việc. Nghiên cứu, bố trí, sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý,

phân xưởng sản xuất trong công ty, là nơi nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các chính
10
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
sách của Nhà nước, làm tốt công tác quản lý hồ sơ. Nghiên cứu biện pháp bảo hộ lao
động, xây dựng an toàn nhà xưởng, chăm lo sức khỏe, đời sống người lao động góp
phần hoàn thiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng bảo vệ
Phòng bảo vệ gốm có 10 người. Là bộ phận giúp giám đốc về công tác quân sự,
PCCC và bảo vệ công ty bằng việc: Nghiên cứu, đè xuất các chương trình, biện pháp,
các phương án tác chiến cụ thể nhằm giữ vững an ninh cho công ty góp phần bảo vệ
tài sản và tính mạng cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Phòng kế hoạch ( phòng kinh doanh)
Căn cứ vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty đề ra theo phương
hướng phát triển ngắn hạn và dài hạn. Căn cứ vào khả năng kỹ thuật , tài chính, lao
động, thiết bị nhà xưởng lập các kế hoạch phương án tổ chức thực hiệnvề hợp đồng
kinh tế, cung ứng vật tư, điều độ sản xuất, phân bổ khấu hao sản xuất cho các đơn vị
phân xưởng sản xuất theo thời gian, từng yêu cầu cụ thể của hợp đồng.
Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện chế độ xuất nhập, cấp phát thanh toán hàng hóa, vật tư theo đúng chế độ
và định mức kỹ thuật mà hợp đồng quy định. Tổ chức tốt hệ thống kho vật tư hàng hóa
Điều độ sản xuất, kiểm tra kiểm soát các định mức lao động, đơn giá sản phẩm, tiền
lưng ở các đơn vị với kết quả hợp đồng đã kí kết. Chấn chỉnh điều phối, đảm bảo công
bằng về lao động, việc làm, thu nhập ở các đơn vị.
Phòng tài vụ
Phòng tài vụ có 5 người. là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp giám đốc về
toàn bộ ccong tác quản lý tài chính của công ty, đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi, đời

sống, thu nhập của cán bộ, công nhân viên công ty ngày càng cao. Chấp hành đúng
pháp luật về kế toán tài chính và luật thuế Nhà nước.
Phòng kỹ thuật

11
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Phòng kỹ thuật có 10 người.Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về
toàn bộ công tác kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghiên cứu chế tạo sản phẩm
mới nhằm sản xuất ổn định, hiệu quả, sản phẩm có chất lượng, giữ uy tín trên thị
trường.
Tổ cơ điện: Là bộ phận duy trì, tu ổ, sửa chữa, lắp đặt, chế tạo các thiết bị khuôn mẫu
phục vụ sản xuất các phân xưởng.
● Công ty có 3 phân xưởng chính:
- Phân xưởng sản xuất
- Phân xưởng mút xốp
- Phân xưởng chế biến gỗ
Điều hành hoạt động của các phân xưởng có các quản đốc phân xưởng, trong các phân
xưởng lại chia thành các tổ nhóm sản xuất cụ thể. Giữa các tổ, các nhóm luôn có sự
dịch chuyển theo yêu cầu cụ thể. Điều này có thuận lợi là người lao động được luân
chuyển, giảm được sự nhàm chán trong công việc. Song, nó lại đòi hỏi người lao động
phải biết làm nhiều công việc khác nhau dẫn đến trình độ chuyên môn hóa không cao,
khó đáp ứng được công việc phức tạp.
Công ty điều hành quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc công ty có quyền
ra mệnh lệnh trực tiếp tới các phòng ban nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ tham mưu
cho giám đốc trong lĩnh vực công việc của mình và có quyền ra mệnh lệnh đến cấp
quản trị thấp hơn. Người ra mệnh lệnh và nhận mệnh lệnh là các cấp trưởng.


12
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
TNHH Hoàng Thực.
Tình hình tài chính của công ty TNHH Hoàng Thực trong những năm gần đây

13
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Chỉ tiêu

2010

2011

2012

Chênh lệch

Chênh lệch


2011/2010
Tổng doanh thu

858.755.48

964 111

1 586 099

0

546

991

Doanh thu thuần

854.347.63

964 111

1 586 099

10976391

Giá vốn hàng bán

4
689.324.19


546
743 382

991
902 680 468

2
54058494

0
165 023

684
220 728

444
97 930 933

862
220 728

Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
& QLDN
Lợi nhuận từ

683 329 523
421 592 221

12.27%


62198844

6

55705419
21694778

12.85%

62198844

64.5%

7.84%

5
15929778

21.4%

33.76%

4
46260066

209.5%

22.15%


1
30196651

252.43%

0

101 103

4 407 846

151
7 100 250

2 097 070

71 500 357

108 203

263 834 372

Thuế TNDN

17 875 089

401
30 296 952

73 873 624


LN sau thuế

53625268

77 906 449

189 960 748

HĐKD
LN từ HĐTC

64.5%

5

862
67 092 511

LN trước thuế

10535606

2012/2011

261 737 302

34010640

50.69%


16063415

158.89%

2692404

61.08%

1
-5003180

-704.42%

36703503

51.33%

15563096

143.83%

2
24281181

45.28%

11205429

143.83%


9
Bảng 1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thực
SV Đoàn Thị Tuyến

14

GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Nhận xét
Qua bảng số liệu ta thấy đa số các chỉ tiêu trong 3 năm đều tăng rõ rệt. Doanh thu
2011 so với 2010 tăng 105356566 đồng tương ứng với tỷ lệ 12,27%, đây là một thành
tựu khá khả quan của một công ty khi vừa đi vào hoạt động. Năm 2012 so với 2011
tăng 621988445 tương ứng với tỷ lệ 64%, điều đó cho thấy công ty đã biết trọng dụng
nguồn nhân lực một cách triệt để và biết cách tiếp cận với thị trường và khoa học công
nghệ cũng như có nhiều cố gắng để chiếm lĩnh thị phần trên thị trường xây dựng.
Tỷ lệ tăng của doanh thu cao hơn tỷ lệ tăng của chi phí như vậy công ty đã tiết
kiệm tốt, biết quản lý hợp lý các nguồn chi phí. Riêng năm 2012 vì một số lý do trong
việc sử dụng nhân lực ở bộ phận quản lý làm chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp tăng cao 252.43% so với 2011.
Đồng thời trong quá trình đầu tư tài chính qua các năm nhất là năm 2012 giảm so
với năm 2010 khá nhiều. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn trọng trong lĩnh vực này.
Bảng 1.2. Bảng cân đối kế toán năm 2011 và năm 2012
ĐVT: Triệu đồng
Tài sản
I. Tiền và các khoản tương đương tiền

Năm 2011


Năm 2012

180

300

1.900

1.500

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

100

200

III. Các khoản phải thu

600

300

1. Phải thu của khách hàng

300

150

2. Trả trước cho người bán


150

80

3. Phải thu nội bộ

150

70

IV. Hàng tồn kho

900

600

V. Tài sản ngắn hạn khác

120

100

3.100

2.500

120

100


A.TÀI SẢN NGẮN HẠN

B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Các khoản phải thu dài hạn khác

15
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
II. Tài sản cố định

2.780

2.100

1. Tài sản cố định hữu hình

2.080

1.500

4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

700

600


IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

120

300

5.000

4.000

A. NỢ PHẢI TRẢ

2.400

1.800

I. Nợ ngắn hạn

1.400

1.200

1. Vay và nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn

1.200

1.000

1.000


600

900

600

2.600

2.200

400

200

5.000

4.000

TỔNG TÀI SẢN
Nguồn vốn

4. vay và nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
TỔNG NGUỒN VỐN

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy:
- Tổng tài sản năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên 1.000 triệu đồng, tương ứng với
tỉ lệ tăng là 25% trong đó tài sản ngắn hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng lên 400

triệu đồng, với tỉ lệ tăng 26,67%. Tài sản dài hạn năm 2012 so với năm 2011 tăng 600
triệu đồng, với tỉ lệ tăng là 24%. Việc tăng tổng tài sản nói trên cùng với sự tăng lên
của TSCĐ và sự tăng lên của vốn chủ sở hữu cho thấy quy mô về vốn của doanh
nghiệp tăng lên dẫn đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng .
Trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2012 chiếm 62,5%, năm 2011
chiếm 62%, so với năm 2011 thì tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2012 giảm 0,5%. Trong
khi đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2012 chiếm 37,5%, năm 2012 chiếm 38%, so với
năm 2011 thì tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2012 tăng 0,5%. Việc tăng tỷ trọng tài sản
ngắn hạn nói trên là do tăng tỷ trọng các khoản phải thu và hàng tồn kho, giảm tỷ

16
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
trọng tài sản dài hạn nói trên là do giảm tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn, tỷ
suất tài sản cố định hữu hình năm 2012 so với năm 2011vẫn tăng.
Tổng nguồn vốn năm 2012 so với năm 2011 tăng 1.000 triệu đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng là 25%. Trong đó nợ phải trả năm 2012 so với năm 2011 tăng 600 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 24%, vốn chủ sở hữu tăng 400 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 26,67%. Việc tăng nguồn vốn cho thấy tình hình sử dụng vốn của công ty tương
đối hợp lý. Tuy nhiên cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách hàng,
hạn chế rủi ro phát sinh trong khâu bán hàng, dự trữ tiền và hàng tồn kho vừa đủ phù
hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, tích cực tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Bảng 1.3. Bảng Cân đối tài khoản cuối năm 2012.
ĐVT:
Triệu đồng

Tổng tài sản:

5.000

Tài sản ngắn hạn:
1.900

Nợ phải trả:
2.400

Tài sản dài hạn:
3.100

Vốn chủ sở hữu
2.600

Tổng nguồn vốn:
5.000

Qua bảng cân đối tài khoản cuối năm 2012 ta thấy được:
Tổng tài sản của công ty là 5.000 triệu đồng. Trong đó tài sản ngắn hạn là 1.900
triệu đồng chiếm 38%. Còn tài sản dài hạn là 3.100 triệu đồng chiếm 62%.
Tổng nguồn vốn của công ty là 5.000 triệu đồng.Trong đó nợ phải trả là 2.400 triệu
đồng chiếm 48%. Còn vốn của chủ sở hữu là 2.600 triệu đồng chiếm 52 %.
Vì công ty có Tài sản dài hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. điều này cho thấy cơ cấu tài
chính của công ty tại thời điểm cuối năm 2012 ít rủi ro hơn và công ty cần phải có
những biện pháp và phương án kinh doanh phù hợp để phát triển kinh tế vững mạnh
và dài lâu hơn.


Phân tích tình hình tài chính của Công ty


17
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Chỉ tiêu

KH

Công thức tính

2011

2012

0.83

0.94

0.46

0.06

Các tỷ số về khả năng thanh toán
1. Tỷ số khả năng thanh toán
chung (KN thanh toán hiện hành) KHH

2. Tỷ số khả năng thanh toán


KN

TSLĐ&ĐTNH - HTK
Nợ ngắn hạn

Các tỷ số về khả năng sinh lời (Sức sinh lời /Doanh lợi)
1. Doanh lợi tiêu thụ (Sức sinh
lời của doanh thu thuần) – ROS

LĐT

2. Doanh lợi vốn chủ (Sức sinh
lời của vốn CSH) – ROE

LVC

3. Doanh lợi tổng tài sản (Sức
sinh lời của vốn kinh doanh) –
ROA

LTTS

0.17

0.24

0.95

1.79


0.42

0.98

* Phân tích khả năng thanh toán
-Tỷ số khả năng TT chung của Công ty may cổ phần VINAVATA năm 2012
là 0.83 và năm 2011 là 0.94 chỉ tiêu này của 2 năm 2011 và năm 2012 đều nhỏ hơn
1.Chứng tỏ Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn.
-Tỷ số KNTT nhanh của công ty năm 2012 là 0.46 và năm 2011 là 0.06 chỉ
tiêu này của cả 2 năm đều nhỏ hơn 1.Điều này chứng tỏ Công ty không có khả năng
thanh toán một cách dễ dàng các khoản nợ ngắn hạn.
Từ 2 chỉ số trên với KHTT chung <1 và KNTT nhanh<1 ta thấy rằng về vấn
đề tài chính công ty có khó khăn khi trả các khoản nợ ngăn hạn .
* Phân tích khả năng sinh lời (sức sinh lời/ tỷ suất lợi nhuận)
- Tỷ suất ROS của Công ty năm 201 2 là 0.17 (cứ 1 đồng doanh thu bỏ ra thì
Nhà máy thu được 0.17 đồng lợi nhuận sau thuế) và năm 2011 là 0,24 (cứ 1 đồng
doanh thu bỏ ra thì Nhà máy thu đươc 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế

18
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Tỷ suất ROE của công ty năm 201 2 là 1.79 và năm 2011 là 0.95 cho thấy
việc sử dụng vốn của các chủ sở hữu là tốt. Điều này cho thấy tỷ suất ROE của Công
ty chưa đang dần ổn định.
- Tỷ suất ROA của Công ty năm 2011 là 0.42 và năm 2012 là 0.98 cho thấy
việc phân phối và quản lý các nguồn lực của Công ty tốt. Sự biến động của ROA là ổn
định

Tỷ số khả năng sinh lời của tổng tài sản là quan trọng nhất đối với công ty và
khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là quan quan trọng nhất đối với cổ đông. 2 khả
năng này của công ty đều tăng nhưng còn chậm do lợi nhuận sau thuế của công ty nhỏ
so với nguồn vốn bỏ ra.Công ty cần xem xét lại viêc đầu tư và hoạt động kinh doanh
để đạt được lợi nhuận tốt hơn.

19
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG THỰC
2.1. Tổ chức về hệ thống kế toán tại công ty TNHH Hoàng
Thực
2.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty TNHH Hoàng Thực
2.1.1.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
• Về niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm


Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam.

• Về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
• Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên,
đơn giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
• Công ty đăng ký hình thức kế toán áp dụng trên thuyết minh BCTC là hình thức
Nhật ký chung .
• Phương pháp khấu hao tài sản cố định, công ty tính khấu hao theo phương pháp

đường thẳng.
• Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng dựa
vào tình hình thực tế, giá cả thị trường.
• Phương pháp tính giá thành : Phương pháp trực tiếp ( giản đơn )

20
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội

Chứng từ gốc
Mã hóa chứng từ
Nhập dữ liệu vào máy
Xem các loại sổ kế toán

Xem các loại BCTC

Nhật ký
chung

Sổ cái

Sổ chi
tiết

Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính

Chứng từ kế toán


Sổ nhật ký
đặc biệt

SỔ NHẬT KÝ
CHUNG

SỔ CÁI

Bảng cân đối số
phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi chú:
Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu, kiểm tra :

21
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng
hợp chi tiết



Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
2.1.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Hoàng Thực
Công ty TNHH Hoàng Thực là một đơn vị hạch toán độc lập, bộ máy kế toán
của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Bộ máy kế toán tương đối gọn nhẹ.
Quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán tại công ty TNHH Hoàng
Thực.
Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác kế toán tài
chính thống kê của công ty; phụ trách phòng kế toán tài chính; tổ chức hướng dẫn, chỉ
đạo công tác kế toán của công ty; xây dựng qyu chế quản lý tài chính, chỉ đạo công tác
lập kế hoạch tài chính và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính; tổ chức công
tác lập báo cáo quyết toán của công ty; phân tích hoạt động kinh tế theo chỉ đạo của
giám đốc công ty; chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá tài sản theo theo quy định nhà
nước, và công tác quản lý chi tiêu tại đơn vị.
Kế toán tổng hợp:
Kế toán tổng hợp kiểm tra toàn bộ hệ thống phiếu hạch toán của toàn bộ các cán
bộ kế toán có liên qua trước khi nhập số liệu trên máy tính; đôn đốc các kế toán phần
hành thực hiện các công việc để bảo đảm tiến độ tổng hợp; lập báo cáo kế toán theo
quy định; kiểm tra việc ghi chép, hạch toán kế toán tại các đơn vị cơ sở; thực hiện
công tác kế toán cuối kỳ; chủ trì đối chiếu và thông báo kết quả đối chiếu hàng tháng;
họp giao ban thay trưởng phòng nếu trưởng phòng đi vắng.
Kế toán tài sản cố định và hàng tồn kho:
Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị trực thuộc, tổ chức thu
nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình để lập được báo
cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán
Kế toán công nợ :
Kế toán lương theo dõi và tính, trích lập các quỹ: Bảo hiểm xã hội, kinh phí công
đoàn, bảo hiểm y tế; tính và theo dõi các nguồn lương, phân bổ tiền lương hàng tháng
cho cán bộ công nhân viên trong văn phòng công ty; quản lý chi tiêu các quỹ khen

thưởng, phúc lợi theo đúng quy định của công ty.
Thủ quỹ:

22
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
Thủ quỹ tiến hành thu chi tiền mặt, lập báo cáo quỹ hàng ngày theo quy định
của nhà nước và của công ty.
Kế toán đội xây dựng:
Kế toán đội xây dựng: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị trực
thuộc, tổ chức thu nhận, xử lý và hệ thống hóa toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình
để lập được báo cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán.
Cách tổ chức bộ máy kế toán của công ty rất hợp lý và tuân thủ nguyên tắc. Có
thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán của công ty trên sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán
TSCĐ và
Hàng tồn kho

Kế toán tổng
hợp

Kế toán công nợ

Kế toán đội xây dựng

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

23
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo

Kế toán tiền
mặt (thủ quỹ)


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
2.1.2. Quy trình kiểm toán tổng quát tại công ty TNHH Hoàng Thực
Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm toán tổng quát của công ty TNHH
Hoàng Thực
Quy trình kiểm toán
gồm 3 bước

Bước 1: Lập kế hoạch
kiểm toán

Bước 2: Thực hiện kiểm
toán

Bước 3: Kết thúc kiểm
toán

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Gồm các bước công việc như công
tác chuẩn bị, ( chuẩn bị nhân sự, phương tiện cho cuộc kiểm toán đó );Lập kế hoạch kiểm
toán và xây dựng chương trình kiểm toán.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thực chất là triển khai các nội dung

trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán nhằm thu thập bằng chứng kiểm
toán cho các nội dung và các mục tiêu đã được thiết lập
Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Gồm các công việc như tổng hợp kết
quả,lập và công bố báo cáo, xem xét những khoản nợ ngoài ý muốn, xem xét lại các sự
kiện phát sinh sau, đánh giá kết quả…

24
SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


Trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
2.2. Tổ chức về hệ thống kiểm toán tại công ty, kiểm toán chu
trình tiền lương và nhân viên tại công ty TNHH Hoàng Thực.
2.2.1. Tổ chức kiểm toán tại công ty TNHH Hoàng Thực
* Hệ thống kiểm toán nội bộ
Kiểm toán viên trưởng
Trợ lý kiểm toán viên trưởng

Kiểm toán
viên doanh
thu

Kiểm toán
viên tiền
lương

Kiểm toán
viên
TSCD và

nguồn vốn

Kiểm toán
viên về
tiền và
NVL

Sơ đồ 2.4. Tổ chức bộ máy kiểm toán của Công ty

2.2.2. Tổ chức kiểm toán về phần hành kiểm toán, cụ thể là
kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty NHH
Hoàng Thực.
2.2.2.1. Quy trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong cuộc kiểm toán báo
cáo tài chính tại công ty TNHH Hoàng Thực thực hiện
a. Tổ chức cuộc kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Hoàng Thực
Do ở mỗi quốc gia, công tác kiểm toán sẽ có những đặc thù nhất định mang tính địa
phương nên quy trình kiểm toán này chỉ là những bước chung nhất với tên gọi phổ biến
là cách tiếp cận kiểm toán
Cụ thể, tại công ty TNHH Hoàng Thực một cuộc kiểm toán sẽ được chia ra làm
nhiều giai đoạn (Audit Phrases), và kiểm toán viên sẽ đều phải thực hiện một bộ các thủ
tục được áp dụng xuyên suốt trong tất cả các giai đoạn đó để hoàn thành công việc kiểm
toán nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Nhìn
chung, một quy trình kiểm toán BCTC áp dụng tại công ty TNHH Hoàng Thực được thực
hiện qua sáu giai đoạn, bao gồm:
Giai đoạn 1: Thực hiện các hoạt động trước khi kiểm toán
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch tổng quát ban đầu cho cuộc kiểm toán
Giai đoạn 3: Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Giai đoạn 4: Thực hiện kế hoạch kiểm toán

25

SV Đoàn Thị Tuyến
GVHD : Cô Lê Phương Thảo


×