Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tiểu luận đánh giá hiện trạng môi trường rác thải khu du lịch chùa hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 48 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
I.Lý do chọn đề tài:
Bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của sự phát triển; ngành du lịch thế giới nói
chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới.
Để có thể đáp ứng và bắt kịp được với những vấn đề đang đặt ra trước mắt cần có
nhiều sự đổi mới về cả chất và lượng. Trong đó, vấn đề môi trường là vấn đề rất quan
trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành này. Thời gian gần đây điểm du lịch
Chùa Hương (thuộc địa phận xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội)
đang thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của các ban ngành chức năng. Nơi đây
không chỉ nổi tiếng bởi những danh thắng, những chùa, những động mà còn có những
vấn đề đang gây nhức nhối và xôn xao dư luận đó là các tệ nạn xã hội và đặc biệt là sự
suy thoái môi trường. Trước đây có rất nhiều tài liệu đã đề cập đến thực trạng môi
trường ở đây nhưng hầu hết đều chưa sâu sắc và phản ánh đúng thực trạng đó hoặc nếu
không thì chưa hoặc có rất ít giải pháp mang tính khả thi có thể thực hiện được nhằm
cải tạo và thay đổi môi trường ở đây. Do đó, việc nghiên cứu sâu sắc đầy đủ về thực
trạng, nguyên nhân của vấn đề môi trường tại đây đang là vấn đề hết sức cấp bách
không chỉ mang ý nghĩa khu vực và rộng hơn là có ý nghĩa ở cấp quốc gia, quốc tế.
Đồng thời qua sự nghiên cứu đó, có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm dần thay
đổi, cải thiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây. Nhằm góp phần duy
trì và tôn tạo thắng cảnh nổi tiếng của quốc gia phục vụ cho nhu cầu thăm quan, giải trí
của du khách cũng như mang lại những nguồn lợi cho đất nước. Chính vì vậy em đã
chọn đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải khu du lịch Chùa Hương ".
II. Đối tượng, phạm vi, và phương pháp nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu.
“ Đánh giá hiện trạng môi trường rác thải khu du lịch Chùa Hương”.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian thực hiện chuyên đề từ ngày 06 tháng 01 năm 2014 đến ngày 25
tháng 03 năm 2014.

1



3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thu thập tài liệu.
- Tìm cơ sở pháp lý có liên quan đến vấn đề môi trường rác thải
- Thu thập tài liệu ở các sách giao khoa, luận văn, luận án, tài liệu chuyên ngành, vấn
đề môi trường liên quan.
- Các số liệu, tài liệu liên quan đến môi trường rác thải khu du lịch Chùa Hương, các
bài báo cáo hiện trạng môi trường xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.
- Tài liệu lưu trữ, văn kiện, hồ sơ, văn bản về luật, chính sách liên quan đến quản lý
môi trường du lịch
- Thông tin trên truyền hình, truyền thanh, báo chí có liên quan
- Khảo sát môi trường thực tế, quan sát đánh giá và so sánh tài liệu thu thập được để
đạt kết quả chính xác nhất. Sau đó, tổng hợp tất cả các tài liệu liên quan: hiện trạng,
thông qua sưu tầm và điều tra bổ sung, các tác động đến môi trường, sức khỏe con
người, các định hướng chiến lược, giải pháp chung về quản lý môi trường tại địa
phương mà các cơ quan quản lý thực hiện.
3.2. Phương pháp điều tra.
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi. Tiến hành khảo sát và
phát phiếu điều tra cho cho các hộ gia đình tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch Chùa
Hương. Tổng cộng phiếu điều tra gồm 120 phiếu.
Bảng 1. Kết quả điều tra qua phiếu điều tra, bảng hỏi.

Nội dung điều
tra

Tổng quan về

Các phương
pháp lựu
chọn


120 phiếu điều tra
Số lượng

%

Tốt

0

0

Bình thường

50

41,7

2


môi trường

Môi trường
không khí

Công tác thu
gom rác thải
của khu vực
ntn?


Không tốt

70

58,3

Ô nhiễm

0

0

Ô nhiễm ít

90

75

Không ô
nhiễm

30

25

Rất tốt

0


0

Tốt

80

66,7

Không tốt

40

33,3



70

58,3

50

41,7

110

91,7

Thời gian quy
định đổ rác có

hợp lý không?
không


Công tác thu
gom rác thải có
3


thường xuyên
ko?

Phí trả cho
công tác thu
gom rác thải?

không

10

8,3

Rất cao

80

66,7

Hợp lý


40

33,3

Thấp

0

0

Các ý kiến
khác

Cách điều tra: phát phiếu điều tra, chia đều cho các hộ gia đình kinh doanh dịch
vụ du dich tại Chùa Hương. Theo phương pháp ngẫu nhiên, tiến hành khảo sát với 3
khu vực ( đền trình, thiên chù và dọc đường lên tới động Hương Tích) mỗi khu vực có
40 phiếu. Ta đánh số từ 1 đến hết số hộ gia đình trong khu vực, sau đó rút ngẫu nhiên
40 số trong tổng số hộ ở mỗi khu vực. Như vậy các hộ ở mỗi khu vực sẽ có cơ hội lựa
chọn như nhau và xác suất chọn ngẫu nhiên của các hộ trên dễ dàng được tính.
III.Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của chuyên đề
1. Mục tiêu
- Cho thấy hiện trạng về vấn đề môi trường hết sức cấp bách tại khu du lịch
Chùa Hương, đồng thời đề ra các phương hướng và giải pháp mang tính khả
thi để có thể làm thay đổi hiện trạng đó.
2. Nhiệm vụ
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu du lịch chùa
Hương.
4



- Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải khu du lịch chùa
Hương.
- Đề xuất biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm thúc đẩy tác động có lợi, khống
chế và giảm nhẹ tác động có hại
3. Ý nghĩa của Chuyên đề
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra kinh nghiệm thực tiến phục vụ cho
công tác sau này.
- Tìm hiểu được hiện trạng môi trường tại khu du lịch chùa Hương.

5


PHẦN B. NỘI DUNG
I. Cơ sở thực hiện chuyên đề
1. Các khái niện cơ bản
+ Ô nhiễm môi trường: Được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng
với khối lượng rất lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận.
+ Chất thải: Là vật thể ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
+ chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
+ Xử lý chất thải rắn: Là quá trình dùng giải pháp công nghệ, kĩ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất
thải rắn, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải
rắn.
+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: Là hoạt động chôn lấp rác thải phù hợp
với các yêu cầu kỹ thuật về bãi chôn lấp rác thải rắn hợp vệ sinh.
2. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ luật BVMT 2005.
- Căn cứ nghị định 80/2006/ NĐ – CP ngày 9/8/2006 hướng dẫn thi hành luật

BVMT

6


- Căn cứ Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm Pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 về quản lý chất thải rắn.
II.Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1. Điều kiện tự nhiên của xã Hương Sơn.
1.1.Vị trí địa lý
Chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, cách Hà Nội về phía tây – nam khoảng 60km,
cách trung tâm huyện Mỹ Đức 13km về phía đông nam, có vị trí địa lý trong khoảng từ
20029’ đến 20034’ vĩ bắc, 105049’ -105049’ kinh đông. Xã có 6 thôn( Hà Đoạn, Hội Xã,
Đục Khê, Yến Vĩ, Tiên Mai, Phú Yên) và tổng diện tích đất tự nhiên là 4284,73 ha.
-

Phía đông giáp xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, Hà Nam
Phía tây giáp xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Phía nam giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam
Phía bắc giáp xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Xã Hương Sơn có trục đường huyện chạy qua nối với tỉnh lộ 413 ở phía

Bắc. Xã có tuyến đường liên thôn, xóm, các trục chính đã được nhựa hóa, bê
tông hóa khá thuận lợi cho đi lại và giao lưu hàng hóa. Tuy nhiên, trong mùa
lễ hội tình trạng ách tắc giao thông vẫn là vấn đề lớn cần được tiếp tục quan
tâm giải quyết trong kỳ quy hoạch.
Với vị trí này, xã Hương Sơn có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa
dạng theo định hướng dịch vụ du lịch, thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nông
nghiệp hàng hóa.

1.2. Địa hình

7


Khu di tích Hương Sơn là một phần của hệ thống núi đá vôi Sơn La, Mộc
Châu. Độ cao của khu vực này giao động từ 20-381(m) so với mực nước biển.
Do phần lớn núi đá bị nước xâm nhập qua quá trình kiến tạo lâu dài nên khu
vực này hình thành nên nhiều hang động tự nhiên rất đẹp, có giá trị du lịch và
lịch sử lớn với chiều dài 20-25m đó là động Hương Tích, Hinh Bồng, Long
Vân, Tuyến Sơn...Bên cạnh đó còn các khối núi nhỏ, viền quanh dãy núi là
đồng bằng trũng.
Phía Bắc tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 4-6m. Đây là nơi
tập trung dân cư đông và các hoạt động sản xuất nông nghiệp hiện nay. Các
khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và vùng núi là vùng trũng, khả năng
ngập úng cao, có nhiều tiềm năng về du lịch và nuôi trồng thủy sản.
Đất ở Hương Sơn có nguồn gốc chính là từ núi đá vôi, được phát triển từ
phù sa sông Đáy. Khối núi đá Chùa Hương được cấu tạo bởi đá vôi thuộc hệ
tầng Đồng giao. Theo trật tự địa tầng thì phần thấp gần đá vôi phần lớp mỏng,
phần giữa là lớp đá vôi khối tảng khá dày, loang lổ, xám sẫm đến nơi vàng.
1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm 4 mùa rõ rệt với
các đặc trưng khí hậu chính như sau:
Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 23,1 0C, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung
bình 13,60C (thường vào tháng 1) Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 33,2 0C
(thường vào tháng 7). Mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm
sau. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.
8



Số giờ nắng trong năm trung bình là 1630,6h dao động: Từ 1460h đến 1700h.
Lượng mưa và bốc hơi.
Lượng mua bình quân năm 1520,7mm phân bố trong năm không đều, mưa tập
chung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85,2% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày
lớn nhất lên tới 33,1mm. Mùa khô từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12.
Lượng bốc hơi bình quân năm là 859mm, chiếm 56,5% so với lượng mưa trung
bình năm. Do đó mùa khô thường thiếu nước nhưng do hệ thống thủy lợi tương đối tốt
nên mức ảnh hưởng không nhiều.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong
năm biến thiên từ 80 – 89%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là các tháng 11,12.
Tuy nhiên, chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn.
Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khô là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió
Đông Nam.

9


*Đặc điểm thủy văn:
Hệ thống sông lớn nhất là sông Đáy. Đoạn sông chảy qua địa bàn huyện Mỹ
Đức dài 40km.Chảy qua 3 thôn trong xã Hương Sơn( Hà Đoạn, Đục Khê, Tiên
Mai), sông có độ uốn khúc lớn, bị bồi lấp mạnh.
Ngoài ra, còn có sông Thanh Hà là một nhánh của sông Đáy bắt nguồn từ
vùng núi đá huyện Kim Bôi (Hòa Bình) và chảy vào sông Đáy tại cửa Hội Xá.
Sông có chiều dài 28km và diện tích lưu vực là 390 km 2 . Tuy vậy, do không có
hệ thống đê hai bên bãi bồi nên sông thường gây ngập úng cho các khu vực 2
bên bờ trong mùa mưa.
Nguồn nước ngầm phân bố chủ yếu ở các dãy núi đá phía Tây, dưới dạng
tồn đọng tại các khe của các kẽ nứt. Các hồ chứa nước trong khu vực có tổng

diện tích khoảng 850 ha cũng là nguồn dự trữ nước quan trọng cho trồng trọt,
nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt chính của xã Hương Sơn là từ sông
Đáy ở phía Đông Bắc và các hồ, sông, suối ven núi. Hệ thống kênh mương và
các trạm bơm góp phần giúp xã có nguồn nước mặt phong phú quanh năm
phục vụ sản xuất.
Nguồn nước ngầm qua khảo sát một số vùng trong xã cho thấy tầng nước
ngầm nông, khá dồi dào có thể khai thác được.

10


Tài nguyên đất: Kết quả khảo sát thực địa năm 2011 cho thấy hiện trạng
sử dụng đất xã Hương Sơn như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên 4284,73 ha
Phân loại theo mục đích sử dụng:
+ Đất nông nghiệp: Là 3712,44 ha chiếm 73,67% so với tổng diện tích đất tự
nhiên
+ Đất nông nghiệp có rừng: 719,83 ha chiếm 16,8%
+ Đất chuyên dùng : 109,82 ha chiếm 4,45%
+ Đất ở :133,88 ha chiếm3,12 %
+ Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá:83,75 ha chiếm 1,95%
Tài nguyên sinh vật:
Xã Hương Sơn có diện tích rừng lớn với 2386,95 ha bao gồm các loại sau:
+ Rừng tự nhiên chiếm 2125,19ha trong đó 100% là rừng đặc dụng
+ Rừng trồng là 258 ha đều là rừng đặc dụng
+ Vườn ươm cây giống 3,76 ha
Theo kết quả điều tra : có 350 loài thực vật thuộc 92 loài. Trong đó có
nhiều loài cây quý hiếm, cây làm thuốc, cây đặc sản


11


Động vật ở khu lễ hội Chùa Hương đã phát hiện 88 loài chim, 35 loài bò
sát, 32 loài thú. Nhìn chung khu hệ động vật Hương Sơn là nghèo nàn về số
loài, song rất độc đáo. Những loài động vật quý hiếm, đặc hữu như: Lôi trắng,
Trăn đất, Ôrô vẩy, Kỳ Đà Mốc, Báo Gấm, Báo mèo... Chúng được lưu trong
sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn xã cho đến nay đã phát hiện thấy có tài nguyên than bùn và
đá nhưng do nằm trong quần thể di tích, thắng cảnh nên khả năng khai thác
không được đề cập tới.

Hình 1. Bản đồ hành chính của xã Hương Sơn
2. Khái quát về điều kiện kinh tế - xã hội của xã
2.1. Dân số và sự phân bố dân cư
12


Khu di tích thắng cảnh Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn. Vì
vậy, toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của người dân trong xã sẽ ảnh hưởng tới
môi trường khu di tích thắng cảnh Chùa Hương.
Theo số liệu thống kê của huyện như sau:
Bảng 2. Dân số và mật độ dân số xã Hương Sơn – huyện Mỹ Đức
Mật độ
Năm

Dân số(người)
(người/km 2 )


2010

18.625

435

2011

18.828

440

2012

18.950

462

Dân số phân bố không đều giữa các thôn trong xã, tập trung chủ yếu vào
thôn Đục Khê, Yến Vĩ.
2.2.Văn hóa xã hội
Mặc dù là địa phương vùng sâu, vùng xa của thành phố Hà Nội, nhưng
một trong những quan tâm của người dân trong xã là tạo điều kiện thuận lợi để
cho con em của họ cắp sách đến trường. Trong những năm qua, xã phối hợp
với nhà trường tu sửa trường lớp thường xuyên, đảm bảo cơ sở vật chất phục
vụ giảng dạy và học tập. Hiện nay, toàn xã có 3025,9 em học sinh ở các cấp
học phổ thông đi học, trong đó có 93 em học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
13



Năm 2012 xã có 55 em học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng đây
là niềm tự hào của người dân trong xã.
Công tác thể dục thể thao, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển từ xã
đến các thôn xóm và đang trở thành phong trào quần chúng sâu, rộng.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung được giữ
vững và ổn định, giải quyết các vụ việc và triển khai các phương án đảm bảo
an ninh trật tự cho địa phương và đặc biệt trong mùa lễ hội với lưu lượng
khách hành hương rất đông so với thời gian bình thường.
2.3. Kinh tế và thu nhập
Nhờ công tác tổ chức phục vụ lễ hội và dịch vụ du lịch ngày càng tốt
hơn, cộng với những cố gắng không mệt mỏi của cán bộ, nhân dân toàn xã,
những năm gần đây, hầu hết các hộ dân cư tại xã Hương Sơn đều có mức tăng
đáng kể, trung bình đạt được từ 9% đến 11% hàng năm, cuộc sống của người
dân đã có biến đổi sâu sắc.
Trong những năm gần đây, sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã vẫn duy
trì, và ngày càng phát triển. Đảng Uỷ, Hội Đồng Nhân Dân, Ủy Ban Nhân Dân luôn
chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để hộ sản xuất kinh doanh được cấp giấy phép kinh
doanh, vay vốn phát triển mở rộng các ngành nghề.
Trong xã hiện nay hình thành nhiều các hộ sản xuất kinh doanh như:
- Sản xuất bánh chè nam: nhiều loại bánh khác nhau, nhưng thương hiệu vẫn là một
“Chú Béo”
- Sản xuất các mặt hàng đồ chơi: gấu bông, các loại trang sức lưu niệm( nhẫn,
khánh…) mang đặc thù riêng của vùng.
14


- Các cơ sở sản xuất may: Các loại quần áo du lịch, nhiều kiểu, mẫu mã khác nhau cho
cả người lớn và trẻ em.
Từ sự phát triển của ngành tiểu công nghiệp, xây dựng đã góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, tăng thêm của cải vật chất tạo việc làm cho người dân trong xã. Cuộc
sống người dân được cải thiện hơn.
Tổng giá trị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cả năm, tính cho năm 2012 là
năm gần đây nhất đã lên tới 102,6 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước đó.
Doanh thu về trồng trọt, chăn nuôi đạt 35,6 tỷ đồng doanh thu về tiểu thủ
công nghiệp, ngành nghề khác 12 tỷ.
Doanh thu về dịch vụ và kinh doanh khác 55 tỷ đồng.
Thu nhập cả năm bình quân đầu người đạt 5.355 triệu đồng, trong đó
lương thực đạt 410kg/người/năm.
Nhờ những kết quả sản xuất kinh doanh, dịch vụ có mức tăng trưởng liên
tục, với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã tập chung đầu tư
ngân sách và huy động nguồn vốn của các công ty và nhân dân đóng góp để
kiến thiết, xây dựng các công trình phúc lợi, nâng cấp cơ sở hạ tầng
Bên cạnh những thành tựu đạt được phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và
phát triển cơ sở hạ tầng thì xã Hương Sơn vẫn còn số hộ nghèo.Trong năm
2012 và những năm sắp tới xã đã có những giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh
tế - xã hội thông qua các ngành nghề chủ yếu như: nông nghiệp, lâm nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch, cùng với việc bảo vệ và cải thiện môi
15


trường sinh thái nhằm đưa Hương Sơn thực sự là một vùng du lịch, lễ hội lý
tưởng đối với du khách trong nước, nước ngoài và những ai đã đến đây một
lần sẽ không thể nào quên.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, đặc điểm
dân sinh, kinh tế xã hội…rất thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch, nhưng
cần phải có sự hài hòa giữa phát triển du lịch với vấn đề bảo vệ môi trường
khu vực.
III.Những đặc điểm nổi bật về Chùa Hương
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn với diện tích tự nhiên là 4.284,73 ha

và dân số là 18.950 người. Xã có 6 thôn và các cụm dân cư được phân chia
theo các trục đường chính, đây là điểm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, hàng năm
thu hút lượng khách du lịch rất lớn và cũng là nguồn thu nhập chính của cả xã.
Hiện tại, chùa Hương có 18 khu di tích lịch sử lớn nhỏ được xếp hạng và 4
tuyến du lịch chính, bao gồm:
+ Tuyến chính đi vào đền Trình, chùa Thiên Trù, động Hương Tích, động
Hương Sơn, chùa Giải Oan, đền Vân Song, động Hinh Bồng.
+ Chuyến đi vào chùa Bảo Đài, chùa Cá, đền núi Thuyền Rồng, động Tuyết
Sơn.
+ Tuyến đi động Long Vân, chùa Long Vân.
+ Tuyến đi chùa Thanh Sơn, động Hương Đài.
16


Ngoài ý nghĩa về tín ngưỡng linh thiêng, chùa Hương có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch. Hàng năm, lễ hội Chùa Hương bắt
đầu ngày 6 tháng 1 âm lịch và kéo dài hơn 3 tháng ( đến hết ngày 15 tháng 3
âm lịch). Các ngày khác trong năm, số lượng khách du lịch , thăm quan ít hơn
nhiều và chủ yếu là khách nước ngoài.
Năm 1962, quần thể chùa Hương đã được công nhận là khu di tích lịch sử
quốc gia. Tuy nhiên, khoảng 15 năm trở lại đây, khu di tích này mới được
quan tâm đầu tư để khai thác các tiềm năng vốn có của khu vực. Mặc dù đã
thực hiện nhiều hội thảo có quy hoạch cụ thể cho khu du lịch Chùa Hương
nhưng đến nay vẫn chưa có một bản quy hoạch nào mang tính khả thi. Hiện
tại, mới có dự án được công ty Cổ phần du lịch Hustranco xây dựng thành
công là hệ thống cáp treo đi từ chân chùa Thiên Trù đến động Hương Tích.
Đến năm 2006 thì hệ thống cáp treo được đi vào hoạt động. Việc cáp treo đi
hoạt động đã góp phần làm giảm ùn tắc trên đường đi tới động Hương Tích,
đồng thời hạn chế 90% việc vứt rác thải, lọ nhựa đựng nước.
Dịch vụ du lịch là thế mạnh của xã Hương Sơn, khách từ mọi miền của

đất nước và du khách nước ngoài đến chùa Hương đều phải đi bằng thuyền
dọc theo suối Yến với chiều dài 4 km. Vì vậy, hầu hết các hộ làm dịch vụ
trong xã đều có thuyền đưa đón khách vào các điểm du lịch, lễ hội. Theo ban
quản lý lễ hội thì số lượng thuyền dịch vụ du lịch của xã khoảng trên 5000
17


chiếc và đây cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân địa phương.
Những năm trước đây có việc đón và chuyên chở khách diễn ra rất lộn xộn gây
nên tâm lý lo ngại cho du khách. Từ năm 2006 đến nay, dưới sự chỉ đạo xát
sao của Ban chỉ đạo lễ hội, sự giúp đỡ của sở du lịch, sở Giao thông vận tải
của Thành phố, để đảm bảo yên tâm an toàn cho du khách, xã đã tổ chức 5 đợt
tập huấn về Luật Bảo vệ di sản văn hóa, Luật giao thông đường thủy nội địa,
đổi mới phong cách phục vụ xuân hội với tổng số 2.700 người bao gồm cán
bộ, nhân dân địa phương tham gia chuyên chở khách và dịch vụ du lịch. Do
đó, đã tạo ra môi trường thuận lợi và thái độ phục vụ tốt hơn cho du khách,
tránh được tâm lý “qua sông lụy đò” và thái độ bực bội của du khách do bị
rằng co, chèo kéo. Ngày nay, hầu hết khách thập phương đều nhận được những
nụ cười, lời mời và thái độ phục vụ chu đáo, thân thiện của người dân xã
Hương Sơn. Nhờ vậy, số lượng khách đến Hương Sơn tăng rất nhanh, theo số
liệu thống kê của ban quản lý số lượng khách trong mùa lễ hội năm 2012 đã
đạt 1,3 triệu người tính đến cuối hội xấp xỉ 1,4 triệu người. Đánh dấu mốc mới
trong công tác dịch vụ du lịch Chùa Hương.
Hàng năm vào mùa lễ hội thì người dân địa phương có thêm thu nhập từ
việc kinh doanh như: bán đồ lưu niệm, các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống
và đặc biệt là dịch vụ chở khách tham quan Chùa Hương bằng đò. Tại khu vực
bến Yến, có 700 chiếc thuyền đò hoạt động để phục vụ nhu cầu tham quan của

18



khách du lịch. Trong dịp đầu năm, số lượng người tham gia vào dịch vụ
chuyên chở khách rất đông, vào khoảng 6.000 người. Hoạt động này đã đem
lại số tiền 7- 12 triệu đồng/người/vụ lễ hội. Đây là khoản thu nhập khá cao
cho người dân trong vùng, giúp người dân địa phương cải thiện đời sống của
mình.
Bảng 3: Số lượng du khách du lịch và người kinh doanh dịch vụ
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

352.802

368.308

391.929

1.000.000 1.230.000 1.370.000

4.667


4.990

5.205

5.334

Du
khách
Người
kinh
doanh
5.654

5.943


phục
vụ

Như vậy, số lượng khách đến chùa Hương trong các năm qua ngày càng
tăng với tốc độ nhanh. Đây là một thuận lợi nhưng cũng là một thách thức
không nhỏ đối với Ban quản lý di tích thắng cảnh Hương Sơn, UBND xã
Hương Sơn và các cấp có liên quan. Do đó, trong tương lai không xa Chùa

19


Hương sẽ phát triển cơ sở hạ tầng để đảm bảo nhu cầu cho lượng khách du
lịch. Đồng thời, cũng cần tiến hành đầu tư, khai thác một cách hợp lý, đảm

bảo sự phát triển bền vững cho môi trường khu vực.
IV. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG
1. Thực trạng thu gom và xử lý rác tại khu du lịch chùa Hương
Những năm gần đây, song song với sự phát triển vượt trội về kinh tế mà
ngành du lịch dịch vụ Lễ Hội mang lại thì quần thể di tích Chùa Hương cũng
đang phải đối mặt với một số vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường. Đặc biệt
là vấn đề thu gom và xử lý rác thải. Đây là vấn đề đang được nhiều người
quan tâm.
Theo báo cáo tổng kết: “Điều tra, thống kê chất thải rắn công tác quản lý, xử lý
chất thải rắn tại khu du lịch Chùa Hương” do công ty Yến Hương thực hiện
thì lượng rác thải di du khách thải ra là rất lớn thay đổi theo từng năm theo
bảng sau:
Bảng 4: Lượng rác thải khu du lịch chùa Hương qua các năm 2006-2012
Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

113,684


135,54

131,506

148,549

331,331

450

451,78

Lượng rác
(tấn/năm)

Do đặc điểm về địa hình của quần thể di tích Chùa Hương mà việc thu
gom và vận chuyển rác thải ra xa khu di tích không thuận lợi và phải chi phí

20


rất cao, thêm vào đó là lượng rác thải rất lớn tập trung vào một khoảng thời
gian trong năm từ tháng 1 – tháng 3 (âm lịch) vì vậy ban quản lý đã tiến hành
hoạt động thu gom và xử lý rác thải như sau:
Việc thu gom tập kết rác thải tại khu du lịch Chùa Hương là do công ty
Yến Hương phụ trách, hình thức ký hợp đồng theo năm cụ thể: Công ty Yến
Hương thực hiện thu gom rác tại các khu vực Đền Trình, chùa Thiên Trù, động
Hương Tích, 4km dọc dòng suối Yến và dọc các tuyến đi. Các khu còn lại
được ban trụ trì chùa thực hiện công tác thu gom. Rác được tập kết tại các

điểm cụ thể :
+ Đền Trình: Bãi tập kết rác có lán che sau đền Trình.
+ Chùa Thiên Trù có khu tập kết và lò đốt rác, hố chôn lấp : Mả Mê - Thiên
Trù.
+ Động Hương Tích: Bãi tập kết và lò đốt rác phía Nam cửa động
Vào mùa lễ hội, công ty Yến Hương có khoảng 50- 60 công nhân thực
hiện thu gom rác thải về các bãi tập kết để xử lý, hình thức xử lý rác thải là
đốt và chôn lấp tập trung.
Qua khảo sát thực tế, rác thải tại các điểm tập kết của từng khu du lịch
không phân loại với thành phần tỷ lệ rác thải như sau:
Bảng 5: Phân loại rác thải tại điểm điều tra trong mùa lễ hội

21


Thành phần Túi
rác thải

Hoa, vàng Thức

nilon
(tỷ

ăn Rác thải Phương pháp

hương, vỏ nhà
lệ bánh kẹo, hàng,

%)


giấy,

vỏ xương

khác:

xỉ thu

than,..(tỷ

gom



xử lý

lệ %)

trứng...(tỷ động
Địa điểm

lệ %)

vật..(tỷ lệ
%)
- Thu gom thủ
công
-Tập kết bãi

Đền Trình


5- 7

85- 90

Rất ít

3- 5

rác
- Chở ra bãi
chôn lấp của
thôn.

Chùa Thiên Trù

10- 15

40- 45

20-30

10-15

Thu gom tới
bãi

tập

kết,


phân loại thủ

22

công,

dùng

enzim

khử

mùi

vào


những

ngày

nắng nóng và
đốt

bằng dầu

DIEZEN trong



đốt

hoặc

chôn lấp tập
trung.
Thu gom tới
bãi

tập

dùng
Động

Hương

kết,
enzim

khử mùi trong
10-15

70-80

Rất ít

Tích

3-5
ngày


nắng

nóng. định kỳ
đốt bằng dầu
DIEZEN

- Đền Trình: Rác thải tại khu vực này chủ yếu là hoa, vàng mã, nilon… được
thu gom tập kết tại bãi trung chuyển có mái che phía sau sân Đền Trình. Tại
khu vực này có 16 công nhân tiến hành thu gom rác ở các điểm nhỏ, sau đó đổ
vào bãi rác tập trung. Lệ phí môi trường cho mỗi hộ gia đình là 150 nghìn/ 1

23


vụ lễ hội. Công ty Yến Hương sẽ thực hiện công việc chuyên chở rác tới bãi
tập kết tại thôn Yến Vỹ để chôn lấp (vào thời điểm đầu hội lượng khách đông
tương ứng lượng rác nhiều thì mỗi ngày chuyên chở 1 lần vào lúc chiều tối từ
4h30- 5h, vào thời điểm cuối hội thì định kỳ 2-3 ngày vận chuyển rác 1 lần).
Sau mỗi mùa lễ hội tổng lượng rác khu này khoảng 50-60 tấn, tổng lượng rác
cả năm khu vực này khoảng 60-70 tấn.

Hình 2. Bãi tập kết rác thải khu vực Đền Trình có lán che
* Qua khảo sát thực tế: Rác thải toàn bộ khu vực Đền Trình chủ yếu là hoa, vàng mã,
bao bì nilon, vỏ bánh kẹo, vỏ hoa quả quả…bởi hầu hết du khách trước khi đi vào chùa
Thiên Trù và động Hương Tích thì đều phải qua đền Trình lễ tổ. Do đó, lượng rác thải
tập trung không nhiều chủ yếu là các lại chất hữu cơ còn rác thải khác như xỉ than rất
ít.
- Khu vực chùa Thiên Trù: Rác thải tại khu vực này chủ yếu là các loại thực
phẩm dư thừa, các loại túi nilon, hoa, vàng mã, giấy gói phát sinh từ các nhà

24


hàng ăn, quán nước và rác do du khách mang đến. Tổng hàng quán từ bến Trò
lên các động là trên 500 hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ trong đó nhà hàng ăn
gần 200 hộ. Do đó, khu vực này lượng rác tập trung nhiều. Năm 2012, nơi đây
đã xây dựng khu tập kết và xử lý rác. Lệ phí môi trường cho mỗi hộ gia đình
kinh doanh trong khu vực là 200 nghìn/ 1 vụ lễ hội, phí này được thu kèm theo
thuế. Tại đây có bãi tập kết rác thải, lò đốt và ngăn chôn lấp rác trong khu vực
Mả Mê – Thiên Trù.

Hình 3. Chỗ tập kết rác thải khu vực Thiên Trù- bãi Mả Mê

Hình 4. Hố chôn lấp rác thải tại khu vực Thiên Trù
25


×