ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong hai thập kỷ gần đây, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã
phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống cho người
dân. Tuy cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đã làm cho
kinh tế thế giới chậm tăng trưởng song nhu cầu tiêu dùng của con người vẫn
không giảm, thêm vào đó dân số thế giới ngày càng gia tăng, đô thị hóa ngày
càng phát triển, tổng lượng hàng hoá tiêu thụ vẫn không ngừng tăng. Đi cùng
với sự tiêu thụ mạnh mẽ đó, cùng sự phát triển của các đô thị, các ngành sản
xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng và phát triển nhanh
chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thải bao gồm: chất thải sinh hoạt,
chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nông nghiệp, chất thải xây dựng,
…
Không ít những phế phẩm và phế liệu đã được tái chế và tái sử dụng,
nhưng lượng chất thải đó không đáng kể so với lượng đổ bỏ tại các bãi rác.
Các khu vực thải bỏ nhiều rác nhất là các thành phố lớn và các khu công
nghiệp. Rác thải từ các khu vực này thường được tập trung tại vùng ngoại
thành. Xung quanh các thành phố lớn thường có các bãi rác lớn, là nơi thu hút
chuột, ruồi, nhặng và các côn trùng gây hại, đồng thời cũng là nơi sinh sôi nảy
nở của các vi sinh vật gây bệnh cho con người. Vào những ngày nắng to, gió
lớn, bụi rác, túi nilông bay khắp nơi cuốn theo mùi hôi thối từ bãi rác. Trời
mưa kéo theo nước bẩn từ bãi rác gây ô nhiễm môi trường nước, đất.
Việc giải quyết mặt bằng cho các bãi rác đã và đang là vấn đề khó khăn và
nhạy cảm, những khu vực được chọn làm bãi rác thường là nơi thưa dân cư,
sao cho ảnh hưởng đến người dân là thấp nhất. Nhưng bãi rác thì không thể
tránh khỏi việc có tác động xấu đến dân cư xung quanh nếu không có biện
pháp quản lý và xử lý tốt. Ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
không khí, nước rỉ ra từ bãi rác có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất
từ đó gây thiệt hại mùa màng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân. Bằng
1
chứng là nhiều bãi rác như Gò Cát (tp HCM), bãi rác chân núi Bông ở Vĩnh
Phúc và ở nhiều nơi khác cũng đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
của người dân, làm thiệt hại về kinh tế.
Bãi rác Nam Sơn là bãi rác lớn nhất của thành phố Hà Nội thuộc quyền
quản lý của công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường đô thị
(Urenco), chứa chủ yếu là rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp của thủ
đô Hà Nội. Mỗi ngày bãi rác này tiếp nhận trên 3.000 tấn rác các loại và ngày
càng gia tăng, có thể dẫn đến nguy cơ quá tải vào khoảng năm 2011. Hơn nữa
các hiện tượng ô nhiễm môi trường và một số vấn đề xã hội trong và xung
quanh bãi rác đang ngày càng gia tăng. Nguồn nước sinh hoạt của người dân
có xu hướng giảm chất lượng và còn nhiều vấn đề về ô nhiễm không khí, đất
và dịch bệnh…Do đó, việc đánh giá hiện trạng quản lý và chất lượng môi
trường là cần thiết để tìm ra nguyên nhân yếu kém và tìm giải pháp khắc
phục.
Xuất phát từ những lý do trên tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá hiện
trạng môi trường bãi rác Nam Sơn và đề xuất một số giải pháp khắc phục”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu với những mục tiêu sau:
Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải của bãi rác Nam Sơn
Đánh giá hiện trạng môi trường bãi rác Nam Sơn
• Hiện trạng môi trường tại bãi rác
• Hiện trạng môi trường xung quanh bãi rác
Phân tích và dự báo những tác động tích cực và tiêu cực, trực tiếp và
gián tiếp, trước mắt và lâu dài của bãi rác Nam Sơn
Đề xuất các biện pháp tổng hợp để giảm thiểu những tác động tiêu cực,
và phát huy cao nhất những lợi ích của việc xây dựng bãi rác tại địa
phương.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm bãi chôn lấp chất thải rắn và cách phân loại
Bãi chôn lấp chất thải rắn là một diện tích hoặc một khu đất được quy
hoạch, lựa chọn thiết kế, xây dựng để thải bỏ chất thải rắn.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: trước đây, những bãi chôn lấp được che đậy
chất thải vào cuối mỗi ngày vận hành được coi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Hiện nay, bãi chôn lấp hợp vệ sinh được định nghĩa là bãi chôn lấp chất thải
rắn được thiết kế và vận hành sao cho các tác động đến sức khỏe môi trường
và cộng đồng được giảm xuống mức thấp nhất.[7]
Bãi chôn lấp an toàn là bãi chôn lấp được dùng để chôn lấp chất thải
nguy hại.
Bãi chôn lấp bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm và các công
trình phụ trợ khác nhau như trạm xử lý nước, khí thải, cung cấp điện nước và
văn phòng điều hành
Căn cứ vào hình thức chôn lấp cho đến nay đã tồn tại ba loại hình chôn
lấp chất thải rắn:
- Bãi hở
- Chôn lấp dưới biển
- Bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
1.1.1. Bãi hở
Bãi hở là bãi chôn lấp theo phương pháp cổ điển, rác được đổ lộ thiên
trên mặt đất, đã được áp dụng từ rất lâu. Cho đến nay phương pháp này vẫn
còn được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này có nhiều
nhược điểm:
- Làm mất mỹ quan.
- Là môi trường thuận lợi cho các loài động vật gặm nhấm, côn trùng,
vecto gây bệnh cho con người và động vật phát triển.
- Nước rỉ rác sinh ra từ các bãi rác hở làm bãi rác trở nên lầy lội, ẩm ướt, dễ
thấm xuống các tầng nước dưới đất và chảy vào hệ thống dòng chảy trên mặt do
không được thu gom. [7]
3
1.1.2. Chôn lấp dưới biển
Chôn lấp dưới biển là việc đổ rác xuống đáy đại dương. Việc chôn rác
dưới biển sẽ gây tác động lớn đến động vật cũng như lớp thực vật đáy, ảnh
hưởng đến chuỗi thức ăn của hệ sinh vật biển. [7]
1.1.3. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh
BCL hợp vệ sinh được thiết kế để đổ bỏ chất thải rắn sao cho mức độ gây
độc hại đến môi trường là thấp nhất. Chất thải được đổ bỏ vào các ô chôn lấp,
sau đó được nén và bao phủ bằng một lớp đất dày khoảng 1,5cm (hoặc vật
liệu che phủ) ở cuối mỗi ngày. Khi BCL hợp vệ sinh hoạt động hết công suất
thiết kế sẽ được che phủ lên trên bằng một lớp đất dày (hoặc vật liệu che phủ)
khoảng 60cm. BCL hợp vệ sinh có hệ thống thu gom nước rò rỉ và khí phát
sinh. BCL hợp vệ sinh có những ưu điểm sau:
- Không tốn nhiều tiền đầu tư
- Linh hoạt khi sử dụng
- Hạn chế được côn trùng, chuột và các vecto truyền bệnh
- Giảm thiểu mùi hôi thối
- Góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước và không khí
- Sau khi ngừng hoạt động có thể được sử dụng vào việc xây dựng công
viên, sân vận động, các công trình khác.[7]
1.2. Tổng quan về quy hoạch và hoạt động của các bãi chôn lấp chất
thải ở Việt Nam
1.2.1. Nguyên tắc chung lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn
Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, xây dựng bãi chôn lấp phải
tuân theo Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý xây dựng. Nghị định 209/2005/NĐ-CP ngày
16/02/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng công trình xây dựng và
theo các quy định tại các Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-
BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ
Xây dựng về việc hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường và đối với
việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành BCL chất thải rắn. [7]
4
Khi lựa chọn địa điểm xây dựng BCL, cần phải căn cứ vào quy hoạch
tổng thể của từng vùng, tỉnh, thành phố đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt, phải đảm bảo sự phát triển bền vững và phải xem xét toàn
diện các yếu tố sau:
- Các yếu tố tự nhiên
- Các yếu tố kinh tế xã hội
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng
- Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn BCL. [7]
Các yếu tố tự nhiên
Địa hình: là một trong những yếu tố quan trọng khi xác định vị trí và xác
định chiều sâu nền đáy cũng như độ cao đê bao chống lũ của bãi chôn lấp.
Chọn địa điểm trên những vùng đất có địa hình trung bình đến hơi cao (so với
địa hình khu vực). [7]
Thủy văn: không nên đặt bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh vào khu vực
có tiềm năng nước ngầm lớn và phải cách xa thủy vực. Nếu điều kiện thủy
văn không thể thỏa mãn, bãi chôn lấp chất thải phải được lót bằng vật liệu
chống thấm ngăn ngừa chất gây ô nhiễm ngấm xuống nước ngầm và các
nguồn nước mặt lân cận. [7]
Địa chất công trình: địa chất tốt nhất là có lớp đất đá nền chắc và đồng
nhất, nên tránh những vùng đá vôi và tránh vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị
dạn nứt. Nếu lớp đá nền có nhiều vết nứt và vỡ tổ ong thì điều cực kỳ quan
trọng là đảm bảo lớp phủ bề mặt dầy và thẩm thấu chậm. Vật liệu phủ bề mặt
thích hợp nhất là đất mịn để làm chậm quá trình rò rỉ, hàm lượng sét trong đất
càng cao càng tốt để tạo ra khả năng hấp phụ cao và thẩm thấu chậm. Hỗn
hợp giữa đất sét bùn và cát là lý tưởng nhất. Không nên sử dụng cát sỏi và đất
hữu cơ. [7]
Yếu tố tài nguyên khoáng sản: không nên xây dựng bãi chôn lấp chất
thải vào khu vực đang khai thác khoáng sản. Trong quá trình khảo sát địa chất
chuẩn bị cho xây dựng bãi chôn lấp chất thải phát hiện ra khoáng sản có giá
trị thì không được tiếp tục xây dựng bãi chôn lấp, phải báo cáo cơ quan có
5
chức năng tiếp tục điều tra khảo sát. [7]
Cảnh quan sinh thái: khu vực được lựa chọn làm bãi chôn lấp chất thải
phải được đảm bảo không có hệ sinh thái đa dạng hay đặc biệt của khu vực,
không làm phương hại đến các hệ sinh thái có giá trị ở khu vực lân cận. [7]
Các yếu tố kinh tế-xã hội
Việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải đã và đang là vấn đề khó khăn
và nhạy cảm. Vì khi một khu vực khi được lựa chọn xây dựng bãi chôn lấp
chất thải thì khả năng phát triển kinh tế trong tương lai sẽ gặp rất nhiều khó
khăn. Chính vì vậy bãi chôn lấp chất thải rắn sẽ được quy hoạch ở nơi không
phải là vùng phát triển kinh tế-xã hội trọng điểm của địa phương. [7]
Các yếu tố cơ sở hạ tầng: Để thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển
chất thải, điều tối cần thiết là phải có hệ thống đường giao thông thuận lợi.
Phải thường xuyên tu bổ hoặc xây mới đường giao thông để phục vụ cho việc
phát triển của khu vực.
Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn vị trí BCL: Bãi chôn lấp chất thải
không thể đặt trong khu vực nội thành, nội thị hoặc khu dân cư đông đúc. Do
vậy, phải đặt bãi chôn lấp ở khu vực xa trung tâm. Nhưng khoảng cách quá xa
thì không thuận lợi cho việc vận chuyển, do đó khoảng cách là bao nhiêu, cần
thiết phải tính toán kỹ lưỡng cho phù hợp với yêu cầu. [9]
1.2.2. Các tác động của bãi chôn lấp chất thải tới môi trường
Tác động tới môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường đất ở điều kiện
hiếu khí hoặc kỵ khí. Khi độ ẩm thích hợp quá trình phân hủy tạo ra hàng loạt
các sản phẩm trung gian, cuối cùng tạo thành các chất khoáng đơn giản, nước,
CO
2
, H
2
O…
Với một lượng rác thải và nước rò rỉ nằm trong khả năng tự làm sạch của
môi trường thì rác thải được phân hủy và không gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi
trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất thải hữu cơ cùng với kim
loại nặng, vi sinh vật theo nước trong đất ngấm xuống phía dưới làm ô nhiễm
6
tầng nước ngầm.
Đối với rác không phân hủy như nhựa, cao su…nếu không có giải pháp
xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất.
[4]
Tác động tới môi trường nước
Phần lớn chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường
nước sẽ bị phân hủy nhanh.
Tại các bãi rác, nước có trong rác được tách ra kết hợp với các nguồn
nước khác như: nước mưa, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di
chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng
như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung
quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong
quá trình phân hủy sinh học, hóa học… nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong
nước rò rỉ khá cao:
- COD: từ 3000-45000 mg/l
- N-NH
3
: từ 10-800 mg/l
- BOD
5
: từ 2000-30000 mg/l
- TOC (cacbon hữu cơ tổng số): 1500-20000 mg/l
- Photpho tổng số từ 1-70 mg/l và lượng lớn các vi sinh vật
Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp thấm, sụt lún
hoặc lớp chống thấm bị thủng ) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu xuống nước
ngầm, gây ô nhiễm và rất nguy hiểm nếu con người sử dụng tầng nước này
phục vụ cho ăn uống sinh hoạt. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển
theo phương ngang, rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt. [5]
Nếu rác thải chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn
lên men axit sẽ cao hơn trong giai đoạn lên men metan. Đó là do các axit béo
mới hình thành tác dụng với kim loại tạo thành phức kim loại. Các hợp chất
hydroxyt vòng thơm, axit humic và axit fulvic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu,
Cd, Mn, Zn Hoạt động của các vi khuẩn kỵ khí khử sắt hóa trị 3 thành sắt
7
hóa trị 2, kéo theo sự hòa tan các kim loại nặng như: Ni, Cd và Zn. Vì vậy,
khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi chôn lấp phải xác định
nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các
chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm chúng có thể
gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm
hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm
trọng cho sức khỏe và tính mạng con người hiện tại và cả thế hệ tương lai. [5]
Tác động tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy như thực phẩm tươi sống, trái cây hỏng…
trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35
0
C và độ
ẩm 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi thối và nhiều loại
khí gây ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng
hoạt động của con người.
Trong điều kiện kỵ khí: gốc sunfat trong rác có thể bị khử thành gốc
sunfit, sau đó sunfit tiếp tục kết hợp với H
+
tạo thành H
2
S, một chất có mùi
hôi thối khó chịu (mùi trứng thối) theo phản ứng sau:
2CH
3
CHCOOH + SO
4
2-
2CH
3
COOH + S
2-
+ H
2
O +CO
2
S
2-
+ 2H
+
H
2
S
Sunfit lại tiếp tục tác dụng với các catrion kim loại, ví dụ như sắt, tạo nên
màu đen bám vào thân, rễ hoặc cơ thể sinh vật.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ, trong đó có chứa sunfua trong chất
thải để tạo thành các chất có mùi hôi đặc trưng như: Metyl mecaptan và axit
amino butyric.
CH
3
SCH
2
CH(NH
2
)COOH H
3
SH + CH
3
CH
2
CH
2
(NH
2
)COOH
Methionine Metyl mecaptan Axit Aminobutyric
Metyl mecaptan có thể phân hủy tạo ra metyl alcoho và H
2
S. Quá trình
phân hủy chất thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua, lên
men thối, mốc xanh, mốc vàng…, có mùi ôi thiu.
Đối với các axit amin: tùy theo môi trường mà chất thải có chứa các axit
amin sẽ bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hoặc hiếu khí.
8
Trong điều kiện hiếu khí: axit amin có trong chất thải sẽ được vi sinh vật
phân hủy tạo thành các axit hữu cơ và NH
3
(gây mùi hôi).
R-CH(COOH)-NH
2
R-CH
2
-COOH + NH
3
Trong điều kiện kỵ khí: các chất bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO
2
.
R-CH(COOH)-NH
2
R-CH
2
-NH
2
+ CO
2
Trong các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho con người
và động vật. Trên thực tế, các amin được hình thành ở hai quá trình hiếu khí
và kỵ khí. Vì vậy, đã tạo ra một lượng đáng kể vi khuẩn, nấm mốc phát tán
vào không khí. [7]
Thành phần khí thải được tìm thấy ở bãi chôn lấp chất thải được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 1.1. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí % thể tích
CH
4
45-60
CO
2
40-60
N
2
2-5
O
2
0,1-1
NH
3
0,1-1
SO
x,
H
2
S, mecaptan 0-1
H
2
0-0,2
CO 0-0,2
Chất hữu cơ bay hơi vi lượng 0,01-0,6
Nguồn: [5]
Diễn biến thành phần khí thải ở phần lớn các bãi chôn lấp trong 48 tháng
đầu được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Diễn biến thành phần khí thải tại bãi chôn lấp
Khoảng thời gian từ lúc
hoàn thành chôn lấp
(tháng)
% trung bình theo thể tích
N
2
CO
2
CH
4
0-3 5.2 88 5
3-6 3.8 76 21
6-12 0.4 65 29
12-18 1.1 52 40
18-24 0.4 53 47
24-30 0.2 46 48
30-36 1.3 50 51
36-42 0.9 51 47
42-48 0.4 50 48
Qua bảng trên cho thấy nồng độ CO
2
trong bãi chôn lấp chất thải khá
cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Khí CH
4
được hình thành trong điều kiện
9
phân hủy kỵ khí, tăng nhanh từ tháng thứ 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng
30-36. Do vậy, đối với các bãi chôn lấp lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất
công việc chôn lấp trong nhiều năm, cần kiểm tra nồng độ CH
4
để hạn chế
khả năng xảy ra cháy nổ.
Tác động tới hoạt động sản xuất nông nghiệp
Một bãi chôn lấp chất thải khi không được quản lý tốt thì nguy cơ gây
hại cho nông nghiệp là rất rõ, chính bãi rác là nơi cư trú của chuột, một số loại
côn trùng gây hại. Để bãi chôn lấp có thể hoạt động được suốt ngày đêm cần
thiết phải có hệ thống đèn chiếu sáng, nhưng chính nó lại làm đảo lộn các quá
trình sinh trưởng, quang tổng hợp của cây trồng khu vực xung quanh và là tác
nhân dẫn dụ sâu bệnh.
Ngành nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào nước tưới. Khi nước rỉ rác từ
bãi chôn lấp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu, chảy ra sông suối,
sau đó được sử dụng làm nước tưới trong nông nghiệp làm ô nhiễm và thoái
hóa đất, năng suất và chất lượng cây trồng suy giảm.
Mặt khác để xây dựng một bãi chôn lấp chất thải phải mất một diện tích
đất rất lớn so với phương pháp xử lý khác. [7]
Tác động tới cảnh quan và sức khoẻ con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu vực đô thị, nếu không được thu gom
và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
cộng đồng dân cư và làm mất cảnh quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết… tạo điều kiện cho
ruồi, muỗi, chuột…sinh sống và lan truyền mầm bệnh cho người. Một số vi
khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho
con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, bệnh thương hàn, phó thương
hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng kỹ thuật là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất
10
thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như kim tiêm, chai lọ chứa hóa chất,
thuốc trừ sâu, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn
đề nghiêm trọng cho môi trường và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây
ô nhiễm không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi tập trung các vật
chủ trung gian truyền bệnh cho người. [7]
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của kênh rạch và hệ thống
thoát nước đô thị.
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Khu liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn (hay tên gọi ngắn gọn là bãi rác
Nam Sơn) là nơi tập trung xử lý rác thải lớn nhất của thành phố Hà Nội, có
quy mô 83 ha, nằm trên địa bàn 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ (huyện
Sóc Sơn, thành phố Hà Nội).
- Phía Bắc giáp xã Bắc Sơn
- Phía Đông giáp xã Hồng Kỳ
- Phía Nam giáp xã Hồng Kỳ
- Phía Tây giáp xã Nam Sơn.
Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn là ba trong 26 xã ,thị trấn của huyện Sóc
Sơn, có tổng diện tích xấp xỉ 50km
2
. Cách thành phố Hà Nội 40km về phía
bắc.
Đại bộ phận diện tích của 3 xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn nằm trong
khu vực trung du Bắc bộ với độ cao khoảng 20 đến 200m. Địa hình thấp dần
từ Bắc xuống Nam từ Tây sang Đông. [15], [16], [17]
Khí hậu:
Ba xã Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn nói riêng và huyện Sóc Sơn nói
11
chung nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25
0
C. Lượng mưa trung bình năm
khoảng 1600-1700mm. Do vẫn chịu ảnh hưởng của biển nên lượng mưa cũng
như độ ẩm khá lớn, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%. Độ ẩm này
thuận lợi cho quá trình phân huỷ rác đặc biệt là chất hữu cơ dễ phân huỷ. [15],
[16], [17]
Thuỷ văn:
Hệ thống sông suối của khu vực khá dày, quan trọng nhất là sông Công
có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của 3 xã. Bên cạnh đó là nhiều đầm hồ tự
nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô, một số hồ quan trọng
như: hồ Hàm Lợn, hồ Đồng Hoá, hồ Xuân Nội mỗi hồ có diện tích khoảng 4
mẫu có khả năng cung cấp nước cho 600 mẫu đất trồng lúa vào mùa khô.
[15], [16], [17]
Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số, giáo dục, y tế:
Dân số: tính đến năm 2009 xã Hồng Kỳ có 2550 hộ với 10.863 nhân
khẩu trong đó có 5363 người là nữ giới và số nam giới là 5500. Tổng số sinh
năm 2008 là 175 người, tỷ lệ sinh 1,66%, tăng so với năm 2007 là 0,17%. xã
Nam Sơn có 2890 hộ với 12.863 nhân khẩu. Xã Bắc Sơn có 3000 hộ với
15.863 nhân khẩu.
Giáo dục: trong những năm qua công tác giáo dục được quan tâm có
những cố gắng bắt kịp mục tiêu chung của toàn huyện và toàn thành phố. Cơ
sở vật chất cho dạy và học ngày càng được nâng cao. Các trường tiểu học và
trung học cơ sở được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng
dạy như máy vi tính các thiết bị thí nghiệm.
Công tác xã hội hoá công tác giáo dục đã đạt được những tiến bộ nhất
định, bước đầu huy động được toàn xã hội quan tâm đến công tác giáo dục.
Y tế: công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt,
cơ sở trang thiết bị được nâng cấp và tăng cường. Trạm y tế của mỗi xã có 1
12
bác sĩ, 1 y sĩ, 7 y tá, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân gặp nhiều thuận
lợi.
Các chương trình quốc gia về tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng,
bảo vệ bà mẹ trẻ em, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng được thực hiện nghiêm túc góp phần ngăn chăn dịch bệnh, bảo vệ sức
khoẻ cho nhân dân, giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Tình hình kinh tế-xã hội:
80% dân số lao động trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp nên ngành
này chiếm tỷ trọng 60% tổng thu nhập. Với diện tích đất canh tác là 4005 mẫu
đất chủ yếu đất canh tác lúa 2 vụ và trồng hoa màu xen canh như ngô, lạc,
đỗ năng suất trung bình 5 tấn/ha.
Kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp là những hoạt động góp phần thúc đẩy
sự phát triển kinh tế của 3 xã. Năm 2009 tổng thu nhập từ các hoạt động này
đạt trên 65 tỷ đồng. [15], [16], [17]
1.3.2. Quy trình hoạt động của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Khu xử lý chất thải công nghiệp:
Diện tích dành cho xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp là 5 ha trên
đồi Phú Thịnh. Đây là một vị trí cao nhất của toàn khu Nam Sơn. Theo đặc
thù của khu xử lý này, một phần chất thải sau xử lý sẽ được chôn lấp, do vậy
nó được nối tiếp với các ô chôn lấp ở phần thấp hơn. Nhiệm vụ của khu này là
xử lý các thành phần độc hại trong chất thải công nghiệp. Một phần tro, cặn
bã sau khi xử lý sẽ được chôn lấp và một phần được chế biến thành vật liệu
xây dựng. Đối tượng phục vụ là các xí nghiệp công nghiệp ở Hà Nội và các
vùng lân cận. Công suất xử lý chất thải công nghiệp vào khoảng 30-35
tấn/ngày. [19]
Khu chôn lấp:
Theo kết quả dự tính khối lượng chất thải rắn được tiếp nhận ở Khu liên
hợp Nam Sơn đến năm 2020 là 15.305.045 tấn và lượng tích luỹ đến năm
2018 là 34.011.211m
3
(tính với khối lượng riêng của rác là 0,45 tấn/m
3
). Qúa
trình chôn lấp do các phương tiện đầm nén kỹ nên thể tích rác giảm đi 3,5 lần
là 9.717.489m
3
.
13
Lượng đất phủ chiếm 20% và bằng 1.943.500m
3
Tổng thể tích chôn lấp là: 11.660.986m
3
Diện tích bãi chôn lấp yêu cầu là: 11.660.986/18=61,4 ha
Diện tích phụ trợ là 11,1 ha
Tổng diện tích của khu chôn lấp là 72,5 ha, được bố trí ở khu vực thấp.
Giai đoạn 1 có diện tích khoảng 13,067 ha sẽ chôn lấp trong 3 ô (A-B-C)
Giai đoạn 2 chôn lấp trong 8 ô, diện tích khoảng 59,44 ha (kể cả diện tích
cho đắp đường bao và đê bao). Các ô chôn lấp có độ cao tự nhiên từ +700 đến
+2600m. Đáy bãi chôn lấp dự kiến can lấp từ cốt +6,20 đến +9,00m.
Khu chôn lấp hợp vệ sinh giai đoạn 1
- San nền :
+ Ô số 1 có diện tích 25.670m
2
, cao độ mặt đê +15m, cao độ mặt đáy bãi
trung bình +6,2m. Dung tích ô 1 bằng 225.896m
3
.
+ Ô số 2 có diện 30.704m
2
, cao độ mặt đê bao +15m, cao độ đáy bãi
trung bình +6,2m. Dung tích ô 2 bằng 270.195m
3
.
+ Ô số 3 có diện tích 24.360m
2
, cao độ mặt đê bao +15m, cao độ đáy bãi
trung bình +9,2m, dung tích ô 3 bằng 141.288m
3
.
+ San nền khu xử lý nước rác (cạnh ô số 2): 7.464m
3
.
+ Đê bao quanh các ô chôn lấp rác được đắp từ độ cao thiên nhiên hiện
nay đến độ cao nhiệt kế trong giai đoạn 1 là +15m.
+ Đáy bãi được thiết kế phẳng có độ dốc 1%, như vậy nước mưa và nước
rác chảy vào các mương thu nước sau đó chảy về hố tập trung và được bơm
lên khu xử lý nước rác.
+ Mương thu nước rác có kích thước B x H = 800 mm x 750 mm (B:
chiều rộng của mương thu, H: chiều cao của mương). Tường mương xây gạch
đặc chịu tải xe 30 tấn.
+ Ngoài ra tại các chân đường đê bao giữa 2 ô chôn lấp đặt cống bê tông
D1000 nối giữa 2 mương của 2 ô kề nhau.
+ Các lớp đất ở đáy ô chôn lấp phân bố không đồng đều, để đảm bảo
ngăn nước rác không thấm xuống các lớp đất phía dưới, không gây ô nhiễm
14
nguồn nước ngầm. Đồng thời tạo dung tích của các ô chôn lấp chất thải lớn
nên thời gian hoạt động của bãi chôn lấp sẽ tăng.
- Giếng thu thoát khí:
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành các ô chôn lấp, tránh gây
cháy nổ, trong các ô chôn lấp đặt các giếng thu thoát tán khí. Tổng số giếng
thu thoát khí giai đoạn 1 là 18 cái, các giếng bố trí cách đều. [19]
Trạm xử lý nước rác:
Với công suất xử lý 500m
3
nước thải/ngày đêm, trạm xử lý nước rác có
công nghệ phức tạp hơn nhiều so với xử lý nước thải thông thường, bởi trong
thành phần của nước rác có nhiều chất độc hại. Với công nghệ Seen-Urenco,
nước rác được xử lý linh hoạt, tuỳ theo nồng độ chất thải. [19]
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý chất thải, hiện trạng môi trường bãi rác Nam Sơn và
khu vực xung quanh. Hoạt động sản xuất của người dân trong khu vực nghiên
cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Sử dụng tài liệu thứ cấp tại cơ sở, các thông số đã phân tích.
Đây là phương pháp thu thập tài liệu truyền thống, nhanh và có hiệu quả.
Phương pháp này có thể thu thập nhiều kiến thức bổ trợ rất hữu ích, khái quát
các vấn đề cần nghiên cứu. [20]
2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa
Đây là một kỹ thuật quan trọng giúp người nghiên cứu có cái nhìn sơ bộ
và tổng quát về đối tượng nghiên cứu, cũng như kiểm tra lại tính chính xác
của tài liệu, số liệu thu thập được, từ đó xử lý thông tin tốt hơn trong việc
tổng hợp và phân tích. Từ việc khảo sát thực địa sẽ giúp đưa ra những nhận
xét chung phù hợp cho tình trạng môi trường của khu vực cũng như có những
nhận định chính xác trong đánh giá những ảnh hưởng của môi trường bị ô
nhiễm đến đối tượng cần nghiên cứu. Quan sát trực tiếp nguồn nước mặt,
nước ngầm, cây trồng tại các xóm Hòa Bình (xã Hồng Kỳ), xóm Phú Xuân
(xã Nam Sơn), xóm Lai Sơn (xã Bắc Sơn) trong hai đợt: mùa mưa (tháng 10
năm 2009), mùa khô (tháng 4 năm 2010) giúp hiệu chỉnh được các thông tin
thu được từ phỏng vấn hoặc phát hiện ra những vấn đề mới bổ sung trong quá
trình tìm hiểu, phỏng vấn. [20]
2.2.3. Phỏng vấn bán chính thức
Phỏng vấn bán chính thức là phương pháp được tiến hành với các nhóm
cộng đồng khác nhau trong địa phương: cán bộ phòng tài nguyên môi trường
huyện Sóc Sơn, phòng kỹ thuật và điều độ Xí nghiệp quản lý chất thải Nam
Sơn, lãnh đạo và nhân dân địa phương các xã Hồng Kỳ- Nam Sơn - Bắc Sơn,
huyện Sóc Sơn. Kết hợp giữa quan sát và phỏng vấn, thảo luận trực tiếp với
người dân, từ đó kiểm tra thông tin và tổng hợp thông tin.
16
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến: nguồn nước
mặt, nước ngầm người dân đang sử dụng, tình hình sản xuất nông nghiệp, các
bệnh xuất hiện trong mấy năm gần đây đối với người dân đang sinh sống trong
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động gây ra bởi bãi rác Nam Sơn.
Tiến hành phỏng vấn bán chính thức các đối tượng có thể chuẩn bị từ trước (cán
bộ địa phương và công nhân viên phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc
Sơn, cán bộ phòng kỹ thuật và điều độ Xí nghiệp quản lý chất thải Nam Sơn)
hoặc gặp ngẫu nhiên (chủ yếu là người dân địa phương). [20]
2.2.4. Phỏng vấn chính thức
Phỏng vấn chính thức là phương pháp được tiến hành thông qua phiếu
điều tra với các đối tượng có chọn lọc và chuẩn bị từ trước, nhằm mục đích
thu thập thông tin từ người dân về vấn đề ảnh hưởng của ô nhiễm nước bởi
bãi rác Nam Sơn, từ đó kết hợp với quan sát thực tế để đưa ra những nhận
định khách quan. Các đối tượng được chọn bao gồm phụ nữ (40 người), nam
giới (20 người) sống trong khu vực đã được khoanh vùng ảnh hưởng và một
số hộ lân cận khu vực đó. [20]
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích tại phòng thí nghiêm của cơ sở
Các mẫu nước được lấy và bảo quản, phân tích theo đúng tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN: 1995) và theo phương pháp trong phòng thí nghiệm. Phương pháp
lấy mẫu nước, bảo quản và phân tích mẫu nước được trình bày như sau:
Cách lấy mẫu nước
Tiến hành theo tiêu chuẩn 5999: 1995
- Dụng cụ hoá chất
Chai nhựa Polyetylen, dung tích 500 ml, 1000 ml.
Các chai dùng để lấy và giữ mẫu cần phải được rửa sạch bằng xà phòng,
sau đó rửa kỹ bằng nước sạch, tráng bằng nước cất, trước khi lấy mẫu phải
tráng ít nhất 1 lần bằng chính nước thải cần lấy mẫu rồi mới lấy mẫu đó.
- Tiến hành lấy mẫu
17
Lấy mẫu nước đầu vào, đầu ra, và một số địa điểm liên quan. Lấy mỗi
mẫu 500 ml.
Kèm theo mẫu ghi rõ: ngày, giờ, tên mẫu, vị trí lấy mẫu,…
Bảo quản và vận chuyển mẫu: Theo TC 5999: 1995
Thời gian vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng
ngắn càng tốt, tránh để mẫu thay đổi tính chất và thành phần cần phân tích.
Các điều kiện bảo quản tùy thuộc vào từng chỉ tiêu phân tích.
Cách xác định pH, nhiệt độ: Đo bằng máy đo pH cầm tay matter
Cách xác định màu của nước: Xác định bằng phương pháp so màu.
Thông qua máy quang phổ tử ngoại khả kiến.
Cách xác định BOD và BOD
5
: Có thể tính toán lượng oxy sinh hóa
thông qua nhu cầu oxi hóa học ở một số nguồn thải. Khi thông số COD đánh
giá nhu cầu oxy hóa học để phân hủy tất cả các chất hữu cơ, BOD
5
đọc kết
quả sau 5 ngày và đánh giá thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân hủy
sinh học.
Cách xác định COD: Xác định trên máy VARIO
+ Máy móc thiết bị: Máy đo COD Vario, máy ổn nhiệt AL 38.
Chuẩn 0 - 150 mg/l, chuẩn 0 - 1500 mg/l, chuẩn 0 - 15000 mg/l.
+ Phương pháp xác định: Phương pháp được tiến hành dựa trên nguyên
lý so mầu, đó là phương pháp đo cường độ màu của dung dịch, chủ yếu là
Cr
3+
ở 3 khoảng đo với 3 bước sóng khác nhau đã được cài sẵn trong máy.
+ Chuẩn bị mẫu và đo: Cho và kít (lọ thủy tinh chuyên dùng để đo COD)
mẫu trắng 2 ml nước cất khử ion và các mẫu cần đo, mỗi kít 2 ml nước mẫu
rồi đậy nắp lại. Đưa kít mẫu trắng và các mẫu cần đo đun trên máy AL 38 ở
nhiệt độ là 148
0
C trong 2 giờ và lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng.
Cách xác định tổng chất rắn lơ lửng (TSS):
- Nội dung: Sấy mẫu ở nhiệt độ 105
0
C cho đến khi khối lượng không đổi
và xác định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy.
- Dụng cụ:
Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam
18
Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 1
0
C.
Hộp nhôm và nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm.
Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ
của tủ sấy đạt 105
0
C.
- Các bước tiến hành
Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 105
0
C trong vòng 30 phút sau đó để
nguội trong bình hút ẩm, đem cân chính xác đến 0,0001 gam.
Hút 10ml mẫu ở trạng thái ban đầu vào hộp nhôm, đem cân được khối
lượng (đã trừ khối lượng hộp). Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp
sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 105
0
C (Chú ý thời gian để đạt nhiệt độ
105
0
C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không được vượt quá 30
phút) cho đến khi đạt khối lượng không đổi, đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy
ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng cân phân tích. Khối
lượng hao hụt sau khi sấy được gọi là tổng chất rắn trong nước thải.
2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu và trình bày kết quả
Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích được tiến hành đánh
giá tổng hợp, so sánh nhằm xác định được độ tin cậy của thông tin thu được.
So sánh với qui chuẩn môi trường của Việt Nam để đánh giá được chất lượng
nước, đất, không khí tại địa điểm lấy mẫu. Từ đó có thể đưa ra các đánh giá,
kết luận sơ bộ ảnh hưởng của nguồn tác động.
19
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải ở bãi rác Nam Sơn
3.1.1. Các bước tiến hành chôn lấp trong quy trình đề ra
Bước 1: Quy trình san gạt và đầm nén
- Ô tô vào đổ rác đúng vị trí do công nhân hướng dẫn, đổ thành từng
đống, riêng lớp rác đầu tiên phải tạo đường dẫn xuống đáy bãi.
- Dùng máy ủi san gạt thành từng lớp có độ dày khoảng 2m
- Sử dụng máy đầm đến khi độ dày lớp đất khoảng 0,8m đến 1m; độ dốc
1%.
- Sau khi tạo được lớp rác dày khoảng 2m phải được phủ đất trên toàn
diện tích đổ rác trong ngày.
- Đất phủ phải được san đều trên bề mặt rác và đầm nén kỹ.
Bước 2: Quy trình xử lý rác thải bằng EM và BOKASHI
Xử lý rác thải bằng EM:
- Tỉ lệ pha chế: Pha loãng tỉ lệ 1/5 dung dịch EM thứ cấp với nước làm
dung dịch phun xử lý rác. Tuỳ theo điều kiện thời tiết, dung dịch EM có thể
được pha với nồng độ dung dịch đậm đặc hơn.
- Áp lực phun 2 – 4kg/cm
2
, lưu lượng 25 – 30m
3
/h và đảm bảo chỉ tiêu
0,6 lít EM thứ cấp cho 1 tấn rác.
- Ngoài công tác phun EM xử lý rác, mỗi ngày cần phải sử dụng xe ô tô
tưới rửa đường phun bổ sung EM thứ cấp để khử mùi tại những nơi sau:
+ Hồ sinh học chứa nước rác: 400 lít
+ Cầu rửa xe: 100 lít
+ Hố tụ nước rác: 200 lít
Xử lý rác thải bằng BOKASHI:
- Bokashi được rắc trải đều trên bề mặt diện tích rác cần được xử lý. Tại
những mép biên cần phải hất xa.
- Đảm bảo chi tiêu: 0,246kg/1 tấn rác.
20
* Chú ý: Đối với ô chôn lấp chuẩn bị đưa vào sử dụng đổ rác phải được
rắc lớp Bokashi trải đều trên toàn bộ bề mặt diện tích đáy bãi.
Bước 3: Quy trình phủ đất đóng bãi
Phủ bãi:
- Sau mỗi lớp rác được san gạt đầm nén đúng quy định tạo độ dốc thoát
nước (chiều dày mỗi lớp đất không quá 2m).
- Chiều dày lớp đất phủ 0,15 – 0,2m.
- Định mức đất phủ bãi : 0,15m
3
/ 1 tấn rác.
Đóng bãi tạm thời:
Các ô chôn lấp chất thải Nam Sơn được vận hành theo từng giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đổ đến cốt +15.00
- Giai đoạn 2: Đổ đến cốt +22.00
- Giai đoạn 3: Đổ đến cốt +29.00
Sau mỗi giai đoạn đổ rác, phải đóng ô chôn lấp tạm thời và chuyển sang
đổ ô khác. Việc đóng bãi tạm thời theo quy trình sau:
- Tổ chức trắc đạc toàn bộ mặt bằng ô chôn lấp.
- Xác định hướng thoát nước bề mặt theo hiện trạng.
- San gạt tạo độ phẳng và độ dốc thoát nước trên toàn bộ bề mặt bãi lớn
hơn 1,5%.
- Phun EM khử mùi trên diện tích bề mặt rác.
- Đào, vận chuyển đất đổ thành từng đống theo khoảng cách 2-3m/đống
trên toàn bộ mặt bằng ô chôn lấp cần phải phủ đảm bảo khối lượng đủ để phủ
đầy 0,3-0,4m.
- San gạt đầm nén bằng xe ủi đạt chiều dày quy định.
- Phủ lớp chống thấm nilon hoặc vải bạt ở bên trên.
- Sau đó đổ đất, san gạt bằng thủ công lớp đất trên cùng đạt chiều dày
khoảng 0,2 - 0,3m.
- Tiến hành khoan lỗ đặt ống thu khí theo hướng thẳng đứng sâu hơn
2,5m vào lớp rác (dưới lớp đất phủ). Khoảng cách giữa các ống là 10m.
21
- Đặt các lỗ khoan các ống thu khí đường kính 100mm, dài 1,3m, có
khoan lỗ tổ ong đường kính 10mm. Xung quanh miệng lỗ khoan được nén
chặt bằng đất sét dẻo hoặc bằng ximăng. Xung quanh lỗ khoan phải có rào
chắn ghi “Không có nhiệm vụ miễn vào”.
Bước 4: Quy trình thông khí
Đối với các ô bắt đầu và đang trong quá trình chôn lấp rác:
- Mật độ lắp đặt: 8 ống/ ô chôn lấp.
- Kết cấu của ống thu khí:
+ Vỏ bên ngoài là thùng phuy cũ (200 lít) được đục thủng ở 2 đầu, xung
quanh được khoan các lỗ tổ ong đường kính 2 cm và sơn trắng đỏ. Tại một
đầu được gia công các giá định vị thùng, phục vụ cho công tác lắp ghép khi
lắp đặt ống thu khí.
Lắp ống thu khí:
+ Khi bắt đầu đưa ô chôn lấp vào hoạt động: cố định ống thoát khí xuống
ô chôn lấp. Đắp đất xung quanh ống thu, chiều cao của ống thoát khí so với
đáy bãi phải từ 3m – 4m, sau đó đổ đá sô bồ vào bên trong ống thoát khí cho
tới khi đá cách mặt ống là 20cm, có thể lắp đặt bổ sung khi có lớp rác đã chôn
lấp.
+ Chiều cao của ống thoát khí được nâng dần theo từng lớp rác.
+ Khi kết thúc đổ rác (khi đóng bãi): Chiều cao của các ống thoát khí
phải cao hơn mặt bãi từ 50-60 cm.
Thoát khí khi đóng bãi tạm thời:
- Ngoài các ống thoát khí được lắp đặt khi vận hành ô chôn lấp, trên bề
mặt ô chôn lấp được bổ sung thêm các lỗ thoát khí bằng ống nhựa khoảng
cách giữa các ống thu khí là 10m.
- Kết cấu của ống:
+ Chiều dài ống: 1,3m
+ Đường kính ống: 100mm
22
- Cách lắp đặt:
+ Khi sử dụng gầu máy đào và cọc đường bằng thép đường kính 120mm
để chọc các lỗ thông khí theo phương thẳng đứng, sâu xuống lớp rác dưới lớp
đất phủ bãi từ 1,3 – 1,5m. Khoảng cách giữa các lỗ thoát khí là 15m.
+ Lắp đặt các ống nhựa đường kính 100mm vào lỗ thu khí, sâu xuống
1m. Đầu kia cao hơn mặt đất 30cm.
+ Đóng các cọc tre, đường kính 30mm bên cạnh các ống nhựa mới được
chôn chặt, dùng dây thép buộc ống nhựa vào cọc tre để tránh bị gẫy, vỡ.
Bước 5: Quy trình bơm nước rác
Thi công hố thu nước rác:
- Gia công, lắp đặt hố thu nước rác tại ô chôn lấp rác, mỗi ô chôn lấp 2
hố.
- Lắp đặt hệ thống máy bơm và đường ống hút, đẩy.
Công tác vận hành duy trì bơm nước rác:
- Tiến hành vớt rác trong lồng thu nước rác nơi đặt chỗ hút của máy bơm
(phía trong lưới chắn rác).
- Kiểm tra tình trạng làm việc của máy bơm, các thiết bị điện, tình trạng
của các téc chứa nước mồi 5m
3
đường ống hút và đẩy của máy bơm.
- Khơi thông dòng chảy để nước rác dồn về hố tụ nước rác (vị trí đặt chõ hút)
- Ghi nhật kí hàng ngày theo dõi lượng nước rác phát sinh, thời gian
bơm, tình trạng hoạt động của máy bơm và các công tác khác có liên quan tới
bơm nước rác.
- Nạo vét bùn tại rãnh nước rác từ ô chôn lấp về hồ sinh học.
Bước 6: Quy trình đắp bờ bao
Đắp bờ bao:
Sau khi đổ rác đến cốt +15.00 phải tiến hành đắp bờ bao nâng cao độ ô
chôn lấp để tiếp tục đổ rác. Công tác đắp bờ bao được tiến hành như sau:
- Vận chuyển đất thành từng đống.
- Sử dụng máy ủi và máy đầm đắp bờ bao chắn rác, vỗ bạt và sửa lại
taluy.
23
- Yêu cầu kỹ thuật khi đắp bờ như sau:
+ Kích thước của bờ bao:
Chiều cao 2m
Chiều rộng mặt trên 1m
+ Bờ bao đắp thứ nhất được đắp giật cấp so với bờ bao của ô chôn lấp 1m.
Các bờ bao tiếp theo được lắp giật cấp và so với bờ bao đắp trước 2m. [20]
3.1.2. Công tác xử lý hoá chất
Công tác phun hoá chất diệt ruồi:
- Phạm vi phun: Phun toàn bộ bãi chôn lấp, khu dân cư lân cận và những
nơi thường thấy xuất hiện ruồi, muỗi,…
- Định lượng: Tuỳ vào từng chủng loại hoá chất sử dụng thực tế để định
lượng đảm bảo phun duy trì trên toàn bộ phạm vi cần phun.
- Nội dung công việc cụ thể:
+ Pha loãng hoá chất theo đúng hướng dẫn sử dụng.
+ Xác định vị trí phun và hướng gió.
+ Đứng tại nơi đầu gió và hướng vòi phun chúc xuống 15
o
cách xa 1,5m
đối với nơi cần phun.
+ Di chuyển theo dọc bờ bao, mép taluy rác hoặc phụ tịnh tiến vào trong
theo lượt, mỗi lượt có độ dài 10-15m.
+ Trong khi phun điều chỉnh áp lực phun để tạo thành sương.
Công tác rắc vôi bột:
- Vị trí rắc: Tại các mép taluy rác mới, dọc bờ bao ô chôn lấp rác đang sử
dụng và bề mặt đã được phủ đất để nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi,…
- Khối lượng: 600kg vôi bột/tuần và rắc định kỳ 2 lần/tuần.
- Khi rắc phải: xác định hướng gió, phải rắc đều trên bề mặt. [20]
3.1.3. Công tác xử lý nước rỉ rác
Các loại và liều lượng hóa chất sử dụng xử lý nước rỉ rác trong 1 tuần
được thể hiện qua bảng 3.1.
24
Các bước hoạt động
Bước1: Công tác bơm nước đầu vào
- Nước rác từ hồ chứa được bơm hút và đẩy qua song chắn rác đặt ở
miệng hố thu để loại bỏ rác có kích thước lớn hơn 1 - 1,5cm sau đó nước rác
được dẫn vào 2 bể sục vôi “2 bể hoạt động luân phiên và có hệ thống sục khí
bằng máy thổi khí riêng”. Bể điều chỉnh pH1, tại đây nước rác được điều
chỉnh pH nhờ hệ thống cấp NaOH hoặc sữa vôi. Một bơm chìm đặt trong lòng
bể này sẽ tự động bơm nước thải (sau khi đã điều chỉnh pH) lên các bể kế tiếp.
- Lưu lượng nước thải được đo tự động, tín hiệu thu được sau đó sẽ được
truyền vào hệ thống điều khiển tự động bơm nước thải, vận hành theo đúng
lưu lượng yêu cầu. Nước thải sau đó được dẫn đến các bể/thiết bị để xử lý hoá
lý và xử lý sinh học trước khi được xử lý ở các bước tiếp theo.
Bước 2: Loại bỏ ( N- NH
3
) bằng hệ thống Stripping
- Nước thải sau khi đã được nâng pH (pH=12), để lượng N-NH
4
chuyển
thành N-NH
3
nước thải sẽ được xử lý bằng tháp Stripping (có khả năng loại
bỏ N-NH
3
từ 360 mg/l xuống còn 10 mg/l) trước khi được cho qua bể SBR.
Trước đó, tại bể thu nước, NaOH được tiếp tục bổ sung vào để nâng pH đến
khoảng tối ưu cho quá trình xử lý tại tháp Stripping bằng 2 bơm định lượng.
- Nước thải trong bể được bơm tự động bơm lên tháp Stripping theo mức
nước đo được trong bể. Các thiết bị của tháp Stripping hoạt động hoặc dừng
tự động theo sự hoạt động hoặc dừng của bơm cấp nước từ bể thu nước.
Trạm xử lý được lắp đặt 2 Tháp Stripping hoạt động theo nguyên tắc nối
tiếp: Nước thải sau Tháp Stripping 1 sẽ được thu vào bể thu nước rồi được
bơm tiếp lên Tháp Stripping 2 (quá trình hoạt động tương tự như đối với Tháp
Stripping 1).
Bước 3: Xử lý sinh học kỵ khí (Bể UASB)
- Nước thải sau khi qua bể Selecter được bơm lên bể UASB. Tại đây các
chất hữu cơ và một phần N-NH3 và N-NOx sẽ được khử thành CH
4
, H
2
S, N
2
và H
2
O. Bước xử lý này sẽ giảm tải cho xử lý sinh học hiếu khí tiếp theo.
25