Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Bài giảng y học quân sự đại tá, BS bùi xuân quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 249 trang )

Y
HỌC
QUÂN SỰ
Bài giảng

Đại tá Bác Sỹ: BÙI XUÂN QUANG


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

1


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU

4

 Y HỌC QUÂN SỰ:

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

5



 TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y (CHỈ HUY QUÂN Y):

BÀI 2: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y

10

BÀI 3: TỔ CHỨC CỨU CHỮA VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH

14

BÀI 4: CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

23

 NGOẠI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH):

BÀI 5: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH

27

BÀI 6: VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH DO HỎA KHÍ

31

BÀI 7: NHIỄM KHUẨN VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH

35

BÀI 8: VẾT THƯƠNG DO MÌN TRONG CHIẾN TRANH


40

BÀI 9 NỘI DUNG CỨU CHỮA THƯƠNG BỆNH BINH CỦA TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN HOẶC
LỮ ĐOÀN BỘ BINH
44
BÀI 10: NỘI DUNG PHÂN LOẠI CHỌN LỌC VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TẠI
CÁC TUYẾN CỨU CHỮA, PHẪU THUẬT

53

BÀI 11: PHẠM VI CỨU CHỮA NGOẠI KHOA CHIẾN TRANH (DÃ CHIẾN) Ở TUYẾN TRUNG
ĐOÀN (CẤP CHIẾN THUẬT), SƯ ĐOÀN (CẤP CHIẾN DỊCH)

66

BÀI 12: TRIỂN KHAI TRẠM QUÂN Y TRUNG ĐOÀN BỘ BINH

71

 VỆ SINH QUÂN ĐỘI (QUÂN SỰ):

BÀI 13: ĐẠI CƯƠNG VỆ SINH QUÂN SƯ

80

BÀI 14 ĐẢM BẢO VỆ SINH CHO BỘ ĐỘI KHI SINH HOẠT VÀ CHIẾN ĐẤU Ở CÔNG SỰ

83


BÀI 15: VỆ SINH NƯỚC VÀ TIẾP TẾ NƯỚC TRONG QUÂN ĐỘI

87

 DƯC (TIẾP TẾ QUÂN Y):

BÀI 16: CƠ SỐ QUÂN Y

BÀI 17: CÔNG TÁC PHA CHẾ DÃ NGOẠI TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC

94
102

BÀI 18: CÔNG TÁC THU HÁI, TRỒNG CÂY THUỐC VÀ SỬ DỤNG DƯC LIỆU Ở TUYẾN CƠ SỞ
111
BÀI 19: NHỮNG CÂY THUỐC TRỌNG ĐIỂM (*) CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ: ĐẠI ĐỘI, TIỂU ĐOÀN,
PHƯỜNG, XÃ

121

BÀI 20: BÀO CHẾ SỬ DỤNG CÁC DẠNG DƯC LIỆU TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

137

BÀI 21: SƠ ĐỒ VƯỜN THUỐC VÀ XÂY DỰNG VƯỜN THUỐC NAM CỦA TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ 154

 NỘI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH VÀ PHÒNG HÓA, PHÒNG NGUYÊN
(PHÒNG CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ NGUYÊN
TỬ)):
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ


2


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

BÀI 22: NỘI KHOA DÃ CHIẾN (CHIẾN TRANH)

156

BÀI 23: NHIỄM ĐỘC, CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CHIẾN TRANH VÀ CÁCH DỰ PHÒNG, CẤP CỨU,
ĐIỀU TRỊ

166

BÀI 24: ĐẠI CƯƠNG VŨ KHÍ HÓA HỌC

173

BÀI 25: PHÁT HIỆN CHẤT ĐỘC QUÂN SỰ

191

BÀI 26: CÔNG TÁC TIÊU ĐỘC

195

BÀI 27: ĐẠI CƯƠNG VỀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN


201

BÀI 28: TỔN THƯƠNG DO VŨ KHÍ HẠT NHÂN

216

BÀI 29: BỆNH PHÓNG XẠ

224

BÀI 30: CÔNG TÁC ĐO XẠ VÀ TẨY XẠ

237

BÀI 31: CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỀ PHÒNG VŨ KHÍ HÓA HỌC VÀ VŨ KHÍ HẠT NHÂN

243

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

3


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

LỜI NÓI ĐẦU
[


Tập bài giảng “Y học Quân sự” được soạn theo quy đònh của chương trình “Giáo dục Quốc
phòng – An ninh” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để giảng dạy học tập cho sinh viên các
trường Đại học Y dược cả nước (Các trường đại học cao đẳng gần quân đội…).
Nội dung Tập bài giảng này thuộc 6 chuyên ngành Y học quân sự, gồm 31 bài giảng được
soạn nhằm giảng dạy học tập cho sinh viên Y năm thứ 5, thứ 6, sinh viên Dược năm thứ 5 thuộc
hệ chính quy dài hạn; sinh viên Y Dược năm thứ 3, thứ 4, hệ cao đẳng, hệ tại chức của Trường
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và cũng dùng để giảng dạy (thỉnh giảng) cho sinh viên
các trường Đại học Y và Dược khác …
Nội dung 31 bài giảng của 06 chuyên ngành gồm:
1. Đại cương về Y học Quân sự
2. Tổ chức chiến thuật Quân y
3. Ngoại khoa dã chiến (chiến tranh)
4. Vệ sinh quân sự (quân đội)
5. Dược (Tiếp tế quân y)
6. Nội khoa dã chiến (chiến tranh) và phòng hóa, phòng nguyên (phòng, xử trí, điều trò tổn
thương vũ khí hóa học, vũ khí nguyên tử)
Tập bài giảng Y học Quân sự trên đã biên soạn có sự tham khảo các tài liệu chuyên ngành
“Y học quân sự” của Học viện quân y Hà Nội (Bộ Quốc Phòng), Trường Đại học Y khoa Hà
Nội, các sách chuyên ngành y học quân sự của NXB Quân đội nhân dân, đặc biệt dựa trên kinh
nghiệm của bản thân đã đúc kết được trong những năm tháng tham gia quân đội, trực tiếp chiến
đấu và phục vụ ngành quân y trên các chiến trường trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1968-1975), trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc chống quân
bành trướng xâm lược (1977-1990), làm nghóa vụ quốc tế giúp bạn Campuchia (1979-1989)…
cũng như tác giả đã trực tiếp đứng lớp giảng dạy các môn của Y học quân sự và đường lối quốc
phòng – an ninh của Đảng … cho sinh viên y, dược hơn 20 năm (1991 đến nay) tại Đại học Y
Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM,
Trường Đại học Tây Nguyên và khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài ra, tập bài giảng này không những giúp cho sinh viên Y - Dược có kiến thức Y khoa,
Dược khoa trong học tập, làm việc mà còn là tài liệu tham khảo giúp cho cán bộ ngành y tế khi

vào phục vụ trong quân đội cũng như trong công tác kết hợp “quân-dân-y” được thuận lợi hơn.
Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng trong biên soạn nhưng việc cập nhật nội dung bài giảng còn
hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót.
Mong bạn đọc góp ý.

Tác giả

Đại tá – Bác sỹ BÙI XUÂN QUANG

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

4


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG
 Nắm rõ khái niệm về Y HỌC QUÂN SỰ và TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT
QUÂN Y
 Hiểu rõ đối tượng, nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu Tổ Chức Chiến Thuật
Quân Y nhằm góp phần xây dựng nền Quân Y, công tác kết hợp Quân –
Dân Y trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA:
 Dựa vào giáo trình truyền đạt, giảng dạy cho SV
 SV tự học, thảo luận, simena nội dung chuyên đề ở tổ, nhóm, lớp.
 Thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm.
- THỜI GIAN: 3 tiết

- NỘI DUNG BÀI GIẢNG Y HỌC QUÂN SỰ:
I. KHÁI NIỆM VỀ Y HỌC QUÂN SỰ:
1. Đònh nghóa: Y học quân sự là ngành khoa học nghiên cứu về các mặt công tác,
bảo đảm quân y cho lực lượng vũ trang (LLVT) trong thời bình và thời chiến.
- Bao gồm phần: Lý thuyết và thực hành bảo đảm Quân Y (Quân Dược), các
kiến thức khoa học về ảnh hưởng của điều kiện lao động quân sự đến sức
khoẻ của quân đội, các biện pháp dự phòng nhằm nâng cao sức khoẻ của Bộ
đội; nghiên cứu đặc điểm thương binh, bệnh binh có những biện pháp điều
trò, cứu chữa hiệu quả, nhằm nhanh chóng khôi phục sức chiến đấu, lao động,
huấn luyện và học tập cho LLVT.
- Cơ sở lý luận của y học quân sự là khoa học y học và khoa học quân sự.
- Tuỳ từng giai đoạn phát triển cụ thể, nhất đònh của LLVT ND ta mà có
những phương thức bảo đảm quân y thích hợp trên cơ sở đường lố i Quân sự
của Đảng.
2. Vì vậy việc phát triển của Y học quân sự không chỉ trên cơ sở Y học nói
chung mà còn trên cơ sở của sự phát triển khoa học Quân sự.
II. CÁC CHUYÊN NGÀNH CỦA Y HỌC QUÂN SỰ HIỆN ĐẠI:
1. Các chuyên ngành y học quân sự:
- Y học Quân sự vô sản mang tính giai cấp và dân tộc rõ rệt.
- Mục đích cao nhất là phục vụ sức khoẻ bộ đội, phục thương bệnh binh vô
điều kiện.
- Nó phát triển trên cơ sở chế độ chính trò-xã hội, kinh tế, nghệ thuật quân sự
và trình độ phát triển của Y học nói chung.
- Y học Quân sự hiện đại bao gồm nhiều ngành và các chuyên ngành có mối
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

5


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ


Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

quan hệ chặt chẽ với nhau. Hiện nay Y học Quân sự có các chuyên ngành
chính sau:
1.1- Tổ chức chiến thuật quân y
1.2- Tổ chức Quân y thời bình
1.3- Ngoại khoa dã chiến
1.4- Nội khoa dã chiến
1.5- Vệ sinh Quân sự
1.6- Dòch tế Quân sự
1.7- Thống kê Quân y
1.8- Tiếp tế Quân y
1.9- Sinh lý lao động Quân sự
1.10- Lòch sử Quân y
1.11- Đòa lý Quân y
1.12- Độc học Quân sự
1.13- Y học phóng xạ Quân sự
1.14- Y học không quân
1.15- Y học Hải quân
1.16- Bệnh lý Quân sự
2. Sơ đồ tóm tắt các chuyên ngành chính Y học Quân sự:

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

6


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ


Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG
KHOA HỌC

KHOA HỌC
Y HỌC

Y HỌC

QUÂN SỰ

QUÂN SỰ
NGOẠI KHOA
DÃ CHIẾN

NỘI KHOA
DÃ CHIẾN

VỆ SINH

DỊCH TỄ

QUÂN SỰ

QUÂN SỰ

SLLĐ
QUÂN SỰ

ĐỘC HỌC
QUÂN SỰ


BỆNH LÝ
QUÂN SỰ

T.C.C.T
QUÂN Y

TIẾP TẾ
QUÂN Y

Y HỌC P.X
QUÂN SỰ

QUÂN Y
THỜI BÌNH

LỊCH SỬ

ĐỊA LÝ
QUÂN Y

QUÂN Y

CÁC PHÂN NGÀNH
Y HOC QUÂN SỰ
KHÁC

THỐNG KÊ QUÂN Y

Y HỌC


Y HỌC

KHÔNG QUÂN

HẢI QUÂN

Sơ đồ 1: Các chuyên ngành và mối quan hệ giữa các chuyên ngành Y học Quân sự
3. Các thời kỳ phát triển của Y học cách mạng:
Nền Y học Quân sự Việt Nam từng bước được hình thành từ cách mạng tháng
tám năm 1945, gắn liền với lòch sử dân tộc, của Quân đội nhân dân Việt Nam anh
hùng; là nền Y học vô sản không ngừng phát triển, từ không đến có, từ đơn giản
đến ngày càng hoàn chỉnh, đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y cho
LLVT nhân dân, xây dựng và chiến đấu thắng lợi trong các thời kỳ cách mạng.
3.1 – Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp: Từ ngày Nam bộ kháng
chiến (23/9/1945) đến toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

7


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

3.2 – Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946 đến 20/7/1954) và
sự can thiệp của Mỹ (1950): là thời kỳ xây dựng và tổ chức, công tác tư tưởng các
mặt nghiệp vụ.
3.3 – Thời kỳ xây dựng Chủ nghóa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống
Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước: Thời kỳ này ngành Quân y (Quân dược) đã

tranh thủ hoà bình ở miền Bắc để xây dựng ngành quân y (quân dược) Cách mạng,
chính quy, từng bước hiện đại; cùng với sự phát triển Quân đội Quân y các binh
chủng, quân chủng được thành lập . . .
Vì vậy ngành Quân y (Quân dược) đã đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng trong
từng giai đoạn như đánh bại cuộc chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ,
Việt Nam hoá chiến tranh ở chiến trường miền Nam của đế Quốc Mỹ, đảm
bảo Quân y trên các chiến trường, cho cuộc tiến công nổi dậy mùa xuân năm
1975 chiến dòch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất
nước. Ngành quân y (Quân dược) có nhiều kinh nghiệm, đạt nhiều thành quả
tốt, bảo đảm cho các quân đoàn cơ động chiến lược, cho tuyến vận tải chiến
lược (đường mòn Hồ Chí Minh - đoạn đường Trường sơn 559) chi viện cho miền
Nam đáng Mỹ và đảm bảo chống cuộc chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ,
Đỉnh cao là chiến thắng cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của không
quân Mỹ đánh vào Thủ đô Hà Nội (cuối 12/1972)
3.4 – Thời kỳ bảo đảm Quân y cho chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (1977 –
1979) và biên giới phía bắc tổ quốc (02/1979), làm nghóa vụ quốc tế giúp bạn
Campuchia (1979 – 1989) đạt những kỳ tích mới, xuất sắc.
3.5 – Thời kỳ bảo đảm Quân y cho LLVT ND thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược
xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam XHCN, thời kỳ thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Y HỌC QUÂN SỰ:
1. Phương pháp nghiên cứu y học quân sự vô sản phải dựa trên lý luận của chủ
nghóa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi chúng ta xem xét bất kỳ hiện
tượng nào trong lónh vực Y học Quân sự đều phải nghiên cứu quá trình phát
triển và mỗi quan hệ qua lại của những yếu tố khác nhau (duy vật biện chứng,
duy vật lòch sử)
2. Các phương pháp áp dụng trong mối quan hệ Y học Quân sự là:
- Phương pháp lòch sử: Làm rõ lòch sử của vấn đề dựa vào tài liệu lòch sử lưu
trử, xuất bản.

- Phương pháp thực nghiệm, diễn tập: thực nghiệm trên động vật, trên lâm
sàng hay diễn tập trong chỉ huy, trên thực đòa…
- Phương pháp thống kê: Xây dựng hệ thống, theo dõi đăng ký, tổng hợp, phân
tích, kết luận.
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

8


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

- Phương pháp lôgíc: dựa trên những quy luật của lôgic học và vận dụng cùng
phương pháp thống kê.
- Phương pháp thu thập ý kiến.
IV.

KẾT LUẬN :
- Ngành Quân y Việt Nam được trưởng thành trong các giai đoạn cách mạng
Việt Nam và đã góp phần chăm lo tốt sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân.
- Hiện tại ngành Quân y đã xây dựng và trưởng thành, đáp ứng với yêu cầu
nhiệm vụ góp phần xây dựng quân đội cách mạng chính quy tinh nhuệ từng
bước hiện đại.
- Y học Quân sự Việt Nam được hình thành trên cơ sở của nền y học cách
mạng và nền khoa học Quân sự Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam.
- Hiện tại Y học Quân sự Việt Nam có 16 chuyên ngành và ngày càng đổi
mới, phát triển thêm các chuyên ngành khác đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ
mới của cách mạng Việt Nam.

- Sinh viên y dược có gắng học tập nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng
nền y học Quân sự Việt Nam vững mạnh và phát triển đáp ứng các yêu cầu
nhiệm vụ mới.

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

9


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

BÀI 2: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 Hiểu rõ đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của tổ chức chiến thuật quân y để
xây dựng nền y tế Quân đội cá ch mạng (Quân y – Quân dược).
 Nắm vững quan điểm y học cách mạng của Đảng, kết hợp quân – dân y
trong công tác.
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 Giảng dạy theo giáo trình
 Sinh viên tự học, thảo luận, simena, tham quan bảo tàng, di tích lòch sử,
đơn vò quân đội…
- THỜI GIAN: 03 tiết
- NỘI DUNG: TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y
I. KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC CHIẾN THUẬT QUÂN Y:
1. Khái niệm:
- Tổ chức chiến thuật quân y (TCCTQY) một chuyên ngành của y học Quân
sự là khoa học về tổ chức đảm bảo quân y cho LLVT trong thời chiến.
TCCTQY phát hiện những quy luật khách quan chi phối công tác bảo đảm

Quân Y bằng cách nghiên cứu toàn diện những điều kiện hoạt động và
phương thức tổ chức hợp lý nhất, hiệu quả nhất đảm bảo quân y cho bộ đội
chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống
- TCCTQY Việt Nam gắn liền với y học quân sự, phát triển qua các giai đoạn
xây dựng và chiến đấu của LLVT Nhân dân như:
2. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp :
- Từ đánh du kích tiến lên đánh vận động tập trung, mở những chiến dòch:
từ tổ chức đại hội, tiểu đoàn độc lập tiến lên xây dựng đại đoàn nên quân y
cũng có những tổ chức thích hợp, từ quân y đại đội tiểu đoàn, trung đoàn tiế n
lên đội điều trò đại đoàn, đội điều trò độc lập, bệnh viện trực thuộc cục đã
hình thành hệ thống cứu chữa phục vụ cho khối lượng thương – bệnh binh
ngày càng nhiều trong 08 chiến dòch lớn, đặc biệt chiến dòch lòch sử Điện
Biên Phủ 1954.
- Ngành quân y Việt Nam đã tổ chức tốt công tác sản xuất, cung cấp thuốc
men và phương tiện, dụng cụ y tế; tranh thủ sự giúp đỡ các nước anh em và
tổ chức tiến bộ quốc tế và huấn luyện đào tạo cán bộ nhân viên y tế.
3. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước:
- Ngoài những tổ chức đã có trong cuộc kháng chiến chống Pháp, những hình
thức tổ chức gọn nhẹ, cơ động như các tổ, đội phẫu thuật, tổ vệ sinh phòng
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

10


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

dòch, tổ cấp cứu, tổ tiếp tế đã được hình thành và đáp ứng được nhu cầu mọi
nhiệm vụ cách mạng.

- TCCTQY ở các chiến trường đã không ngừng phát triển với những hình thức
phong phú, linh hoạt những nguyên tắc được vận dụng sáng tạo và điều kiện
chiến đấu cụ thể của từng chiến trường, nên mặc dầu chiến đấu rất ác liệt,
khẩn trương, phức tạp, cơ sở vật chất kỹ thuật rất thiếu thốn, xa hậu phương
nhưng ngành Quân y nói chung và TCCTQY nói riêng vẫn đảm bảo được
yêu cầu chiến đấu, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, bổ sung cho nội dung
TCCTQY ngày càng thêm phong phú và độc đáo Việt Nam.
4. Thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng:
- Thực hiện 02 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN.
- TCCTQY bảo đảm cho LLVT Nhân dân học tập, huấn luyện sẵn sàng chiến
đấu và chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
II. ĐỐI TƯNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU TCCTQY:
1. Đối tượng và mục tiêu:
a. Đối tượng nghiên cứu: Của TCCTQY là hoạt động quân y trong thời chiến là
phục vụ chăm lo tốt sức khỏe bộ đội, nhân dân thời chiến.
TCCTQY nghiên cứu những đặc điểm về quân sự (đòch – ta) đặc điểm về
hậu cần, về đòa hình và khí hậu thời tiết …những đặc điểm, điều kiện ảnh
hưởng đến hoạt động tổ chức bảo đảm quân y trong chiến đấu (cơ cấu, số
lượng thương - bệnh binh)
b. Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở kinh nghiệm, nghiên cứu, tổ chức công tác
bảo đảm quân y trong các điều kiện tình huống phức tạp, phát hiện những
quy luật khách quan, tìm ra những nguyên tắc, hình thức, cách tổ chức và
phương pháp tổ chức bảo, đảm quân y tốt nhất, phù hợp với nhiệm vụ quân
sự, trình độ phát triển kinh tế của đất nước, nghệ thuật Quân sự và sự phát
triển của nền y học cách mạng Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu:
a. Những vấn đề chung:
i. Lòch sử phát triển của TCCTQY.
ii. Nhiệm vụ tổ chức ngành Quân y thời chiến.
iii. Đặc điểm, điều kiện ảnh hưởng đến tổ chức đảm bảo Quân Y.

iv. Các nguyên tắc đảm bảo quân y, nguyên tắc chung, nguyên tắc tổ chức,
cứu chữa, vận chuyển thương – bệnh binh, tổ chức bảo đảm vệ sinh
phòng dòch, tiếp tế quân y (công tác dược …)
v. Các phân đội, cơ sở quân y gồm nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, trang bò,
triển khai và phương pháp công tác…
vi. Công tác chỉ huy quân y.
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

11


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ
b.

c.

d.

e.
III.

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

vii. Các điều lệ quân y thời chiến.
Những vấn đề tổ chức bảo đảm quân y (TCĐB QY) thuộc phạm vi chiến
lược
i. TCBĐ QY trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong điều kiện sử dụng vũ
khí thông thương và vũ khí huỷ diệt lớn.
ii. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên quân y
iii. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật quân y, dự trữ, bảo đảm tiếp tế quân y.

iv. Tổ chức quân y hậu phương quốc gia
v. Công tác kết hợp quân dân y.
Những vấn đề TCBĐ QY thuộc phạm vi chiến dòch
i. TCBĐ QY trong các loại hình chiến dòch:
ii. Tổ chức phương pháp hoạt động của cơ sở quân y chiến dòch, đội điều trò
bệnh viện, đội vệ sinh phòng dòch, kho quân y.
Những vấn đề TCBĐ QY thuộc phạm vi chiến thuật: (từ cấp sư đoàn trở
xuống)
i. TCBĐ QY trong các hình thức chiến đấu.
ii. Tổ chức phương thức hoạt động của các phân đội quân y chiến thuật, trạm
quân y d, e, f (tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn), tổ phẩu thuật cơ động;
công tác tiếp tế quân y (quân dược)…
TCBĐ QY không quân, Hải quân, Phòng không, các binh chủng pháo binh,
tank, thiết giáp, đặc công, bộ binh cơ giới, thông tin…

VỊ TRÍ VÀ LIÊN QUAN GIỮA TCCTQY VỚI CÁC NỘI DUNG Y HỌC
QUÂN SỰ KHÁC:

1. Vò trí: Phải gắn liền với tổ chức quân đội, phải đáp ứng yêu cầu nghệ thuật
Quân sự nói chung, nghệ thuật chiến dòch, hình thức chiến đấu của LLVT ta.
2. TCCTQY không ngừng phát triển theo yêu cầu chiến đấu ngày càng cao của
chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc hiện nay và tương lai. Nó là bộ phận của y
học quân sự và có quan hệ mật thiết với các môn Y học Quân sự khác.
TCCTQY Lục quân là cơ sở của TCCTQY các binh chủng, quân chủng khác.
3. Dựa trên những thành tựu khoa học của các ngành khoa học, y học quân sữ
khác nghiên cứu …
4. TCCTQY có quan hệ đặc biệt với tổ chức quân y Thời bình – giúp TCBĐ QY
thời chiến thành công.
IV. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN VÀ NGHIÊN CỨU TCCTQY
1. Lên lớp lý thuyết.

2. Tập bài:
a. Trên bản đồ tại lớp
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

12


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

b. Trên sa bàn (bàn cát)
c. Trên thực đòa
3. Diễn tập dã ngoại:
a. Riêng về quân y (triển khai trạm Quân y, chuyển thương kết hợp quân dân y
trong diễn tập …)
b. Cùng bộ đội diễn tập Quân y
4. Các phương pháp huấn luyện khác:
Tham gia diễn tập và thực tập tại đơn vò, xem di tích lòch sử, bảo tàng, triển lãm,
di tích chiến đấu, và tự học, nghiên cứu.
V. KẾT LUẬN:
- Cán bộ quân y, Quân dược (cán bộ y tế, lực lượng dự bò động viên …) không
những giỏi về chuyên môn, kỹ thuật mà còn phải thành thạo công tác bảo
đảm quân y thời bình cũng như thời chiến, nhằm bảo đảm thắng lợi mọi
nhiệm vụ của Quân đội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.
- Sinh viên Y – Dược cần học tập, nắm chắc CMKT, sẵn sàng tham gia LLVT
bảo vệ Tổ quốc.

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ


13


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

BÀI 3: TỔ CHỨC CỨU CHỮA
VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
 Nắm chắc nguyên tắc tổ chức cứu chữa, vận chuyển Thương – Bệnh binh
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
 Hiểu và nắm vững các thể loại và cứu chữa thương – bệnh binh.
 Nắm vững công tác phân loại thương – bệnh binh và công tác trong thời
chiến.
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA:
 Dựa vào giáo trình bài giảng, giáo án, đề cương giảng bài, truyền đạt
giảng giải cho sinh viên nắm chắc mục đích, yêu cầu nội dung giảng bài.
 Sinh viên tự học, thảo luận simena nội dung chuyên bài, truyền đạt giảng
ở nhóm, tổ, lớp …
 Thi viết hoặc thi vấn đáp
- THỜI GIAN: 06 tiết
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I.

KHÁI NIỆM CÔNG TÁC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH –
BỆNH BINH (TBBB)
1. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB là 1 trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của quân y thời chiến. Nhiệm vụ này bao gồm các biện pháp tổng hợp
về cấp cứu, điều trò, vận chuyển, TBBB từ khi bò thương, bò bệnh cho đến

khi điều trò khỏi.
2. Trong chiến tranh, số lượng TBBB thường rất lớn, quy mô chiến tranh càng lớn,
mức độ càng hiện đại, càng ác liệt, thì số lượng TBBB càng nhiều.
3. Công tác cứu chữa, vận chuyển TBBB chiếm một khối lượng công tác rất lớn
trong toàn bộ các mặt công tác bảo đảm quân y.
4. Nhiệm vụ này không những phụ thuộc vào trình độ của nền Y học Quân sự, khả
năng của nền quốc phòng toàn dân, của ngành Quân y, mà còn phụ thuộc rất
nhiều vào những điều kiện cụ thể của chiến tranh và các tình huống chiến đấu.
5. Vì vậy phải xác đònh các hình thức (nguyên tắc) tổ chức cứu chữa, vận chuyển
TBBB cho phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng cuộc chiến tranh, thậm
chí từng giai đoạn của cuộc chiến tranh.

II.

CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỨU CHỮA TBBB TRONG THỜI CHIẾN VỪA
QUA Ở VIỆT NAM:

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

14


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

1. Thời kỳ chống Pháp: Cứu chữa tại chỗ và cứu chữa theo tuyến, vận chuyển
về sau.
a. Giai đoạn từ 1945 – 1950: Cứu chữa tại chỗ, tại từng khu vực. Do ta đánh
đòch bằng những phân đội phân tán, đánh tại chỗ, số lượng TBBB không

nhiều, chiến trường nhiều nơi bò chia cắt, việc vận chuyển TBBB dựa vào
sức người là chính.
b. Giai đoạn từ 1951 – 1954: tổ chức cứu chữa theo tuyến, một mặt ta vẫn
thực hiện hình thức tổ chức cứu chữa tại chỗ đối với bộ đội đòa phương, dân
quân du kích, một mặt ta tổ chức việc cứu chữa theo tuyến, vận chuyển về
hậu phương những TBBB nặng, đồng thời tổ chức điều trò tại chỗ những
TBBB nhẹ ngay trong khu vực hậu phương chiến dòch.
2. Thời kỳ chống Mỹ:
a. Chiến trường miền Nam: Hình thức tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB là
tổ chức cứu chữa theo tuyến, theo khu vực và kết hợp Quân – Dân y.
b. Chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc: Hình thức cứu chữa,
vận chuyển TBBB là: cứu chữa tại chỗ theo khu vực và kết hợp Quân – Dân
y.
Chúng ta luôn luôn lấy chất lượng phục vụ TBBB là tiêu chuẩn cơ bản để
đánh giá hiệu quả tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB.
III.

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỨU CHỮA, VẬN CHUYỂN TBBB TRONG
CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC (BVTQ):
1. Nguyên tắc chung: Tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB theo tuyến trên
từng hướng hoặc từng khu vực, kết hợp việc cứu chữa theo tuyến vận
chuyển, với theo chỉ đònh về hậu phương với việc điều trò tại chỗ ở từng khu
vực, kết hợp chặt chẽ Quân y - Dân y.
2. Phân tích nguyên tắc:
a. Tổ chức cứu chữa vận chuyển TBBB theo tuyến: là chia việc cứu chữa
TBBB thành nhiều tuyến. Mỗi tuyến có nhiệm vụ cứu chữa nhất đònh. Các
tuyến phải tiến hành cứu chữa TBBB kòp thời, thống nhất và kế tiếp nhau.
b. Tổ chức cứu chữa, TBBB theo hướng: là trên từng hướng chiến dòch hoặc
trên từng hướng chiến dòch – chiến lược. Các tuyến Quân Y bố trí một cách
hợp lý, hoàn chỉnh, có tính tương đối độc lập để tạo ra một hệ thống cứu

chữa TBBB liên hoàn cho từng hướng. Ở từng hướng phải dựa trên các trục
đường dọc đồng thời tận dụng các trục đường ngang để tạo ra một thế bố
trí tuyến Quân y liên hoàn ở từng hướng và giữa các hướng.
c. Tổ chức vận chuyển TBBB theo khu vực: là căn cứ vào đặc điểm và đòa
hình, sự hình thành các căn cứ chiến đấu và các căn cứ hậu phương mà
bố trí các tuyến Quân y trong đòa phương của các binh đoàn chủ lực (nếu có),
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

15


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

kết hợp các lực lượng Y tế của nhân dân, nhằm tạo ra các hệ thống cứu
chữa, vận chuyển TBBB trong từng khu vực.
d. Kết hợp việc cứu chữa TBB theo tuyến vận chuyển theo chỉ đònh về hậu
phương với việc điều trò tại chỗ ở từng khu vực: là hai phương pháp tổ chức
cứu chữa vận chuyển cơ bản trong chiến tranh BVTQ.
 Đối với binh đoàn chủ lực cơ động và các binh đoàn phòng thủ trên các
hướng chủ yếu, thường tập trung đánh lớn, đánh liên tục với sức cơ động
cao, do đó số thương binh hàng ngày thường có nhiều, có liên tục. Vì vậy
không thể chỉ tổ chức cứu chữa tại chỗ ở từng khu vực mà phải liên tục
chuyển một phần TBBB (chủ yếu là những TBBB nặng và vừa …) theo
chỉ đònh về các tuyến cứu chữa chuyên khoa phía sau. Những TBBB
nhẹ cần được giữ lại ở hậu phương các binh đoàn để điều trò và bổ sung
về các đơn vò chiến đấu. Chỉ trong những trường hợp cần thiết mới
chuyển một ohần TBBB nhẹ về tuyến sau. (xem sơ đồ 2)
 Đối với LLVT ND đòa phương có thể tiến hành cứu chữa tại chỗ ở từng

khu vực, có điều kiện cũng có thể gửi về tuyến sau khi vượt quá khả năng
cứu chữa.
e. Kết hợp chặt chẽ Quân y và Dân y trong công tác cứu chữa, vận chuyển
TBBB: đây là truyền thống tốt đẹp có từ thời kỳ chống Pháp đến nay,
trong việc kết hợp cứu chữa TBBB và nhân dân bò thương, ở vùng sâu, vùng
xa nơi biên giới, hải đảo, thềm lục đòa… những vùng miền mà dân y chưa có
cơ sở y tế thì quân y phải đảm nhiệm cứu chữa cho bộ đội và nhân dân và
ngược lại những nơi chưa có cơ sở quân y thì dân y phải đảm nhiệm cứu
chữa.
IV.

CÁC THỂ LOẠI CỨU CHỮA:
- Trong chiến tranh do các tình huống chiến đấu, không thể đưa ngay tất cả
TBBB từ mặt trận về các bệnh viện chuyên khoa ở hậu phương trong một
thời gian ngắn theo yêu cầu cứu chữa do đó phải tổ chức cứu chữa theo
tuyến.
- Bản chất việc cứu chữa theo tuyến là phân chia việc cấp cứu và điều trò
thành từng phân đoạn kế tiếp nhau.
- Thông thường mỗi phân đoạn là một thể loại cứu chữa và do một tuyến đảm
nhiệm.

1. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, ngành Quân y Việt Nam đã phân
chia các thể loại cứu chữa như sau:
- Cấp cứu đầu tiên: thường do y tế đại hội làm.
- Cứu chữa tối khẩn cấp: thường do y sỹ tiểu đoàn làm.
- Cứu chữa khẩn cấp: thường do tuyến trung đoàn làm
- Cứu chữa cơ bản: thường do tuyến sư đoàn và đội điều trò làm.
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

16



Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

2. Thể loại cứu chữa trong chiến tranh Bảo vệ Tổ quốc (tương lai): gồm có 05
thể loại:
a. Cấp cứu đầu tiên:
 Là biện pháp cứu chữa đơn giản ban đầu, ngay sau khi bò thương, tại nơi
bò thương tự mình cấp cứu, do đồng đội, do cứu thương, do y tá đại đội
tiến hành nhằm tránh đe dọa đến tính mạng, tránh bò thương lần 2, tạo
điều kiện chuyển về tuyến sau để cứu chữa tốt, kòp thời.
 Nội dung cấp cứu đầu tiên :
o Lấy thương binh khỏi nơi bò vùi lấp, sập hầm, trong xe tank – thiết
giáp và các loại xe chiến đấu khác.
o Dập tắt lửa đang cháy trên thương binh
o Băng bó các vết thương và vết bỏng.
o Cầm máu tạm thời.
o Cố đònh tạm thời các vết thương gãy xương.
o Chống ngạt thở, hô hấp nhân tạo nếu thương binh ngừng thở.
o Sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh
o Chuyển thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm
o Đeo mặt nạ chống độc, thuốc giải độc …
b. Bổ sung cấp cứu: mục đích bổ sung cấp cứu là kiểm tra và tiến hành các
biện pháp kỹ thuật để bổ sung cấp cứu đầu tiên nhằm bảo đảm an toàn cho
việc chuyển vận thương binh về tuyến sau, do y sỹ tiểu đoàn làm.
 Nội dung chủ yếu bổ sung cấp cứu:
o Kiểm tra và bổ sung những biện pháp cấp cứu đầu tiên cho tuyến dưới
(tuyến trước ở đại đội) chuyển về.

o Cho các thuốc giảm đau
o Uống các loại rượu cấp cứu (đông y).
o Truyền các loại dòch, ủ ấm …
o Cho thuốc trợ tim
o Chống nôn
o Kháng sinh
o Xử lý vệ sinh bộ phận
c. Cứu chữa bước đầu (hay cứu chữa tối khẩn cấp)- tuyến có biên chế Bác sỹ.
 Là nhằm khắc phục những triệu chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB
như sốc, ngạt thở, chảy máu ngoài, co giật v.v … dự phòng những biến
chứng nguy hiểm và chuẩn bò cho TBBB để vận chuyển về tuyến sau.
 Thường cứu chữa bước đầu về ngoại khoa và nội khoa chia làm hai loại:
o LOẠI I (TỐI KHẨN CẤP): là các biện pháp kỹ thuật nếu không thực
hiện (can thiệp) thì tính mạng TBBB sẽ bò đe doạ như:
 Chống ngạt thở: Mở khí quản, khâu vết thương ngực hở, chọc hút
vết thương ngực van, cố đònh lưỡi…
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

17


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

 Các biện pháp cầm máu: thắt mạch máu, băng ép, băng chèn (kiểm
tra garô và đặt garô khi có chỉ đònh…)
 Phòng chống sốc
 Cắt những phần chi đã gần đứt
 Thông, chọc bàng quang TBBB bí tiểu tiện.

 Thuốc giải độc, chống co giật, chống nôn, giản phế quản…
 Rửa dạ dày khi chất độc Quân sự vào dạ dày.
 Cho thuốc kháng sinh và tiêm truyền dòch chống vũ khí sinh học…
o LOẠI II (CỨU CHỮA BAN ĐẦU): Là những biện pháp kỹ thuật có
thể trì hoãn như:
 Bổ sung các trường hợp cố đònh gãy xương không tốt, nhưng có
nguy cơ dẫn đến sốc.
 Phong bế NOVOCAINE và cho thuốc giảm đau để phòng choáng.
Lưu ý:
- Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa bước đầu là tiến hành làm cả loại I và loại II.
- Thu hẹp phạm vi cứu chữa bước đầu chỉ làm loại I.
d. Cứu chữa cơ bản (hay còn gọi là cứu chữa có chất lượng, cứu chữa khẩn
cấp và cơ bản)
 Mục đích cứu chữa cơ bản là khắc phục một cách cơ bản nguyên nhân và
biến chứng vết thương đe doạ đến tính mạng TBBB (như cầm máu triệt
để các vết thương chảy máu ngoài, chảy máu ở các tạng, chống sốt triệt
để, chống ngạt thở, co giật, tr tim mạch, phù phổi, tiểu năng thận cấp…
 Cấp cứu cơ bản được làm tại trạm quân y sư đoàn, đội điều trò bệnh viện,
làm trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc bò thương, riêng vết thương thấu bụng
phải xử lý trong vòng 6-10 giờ từ lúc bò thương.
 Cứu chữa cơ bản loại I:
o Là những biện pháp kỹ thuật nếu không được can thiệp ngay thì tính
mạng của TBBB bò đe doạ hoặc gây ra những biến chứng năng như :
chống ngạt thở triệt để, vết thương thấu bụng có chảy máu trong hoặc
tổn thương nội tạng, các vết thương sọ não bò chèn ép, dẫn lưu hoặc
khâu bàng quang, xử lý các vết thương bò hoại thư, sình hơi và uốn
ván, các vết thương ngực hở.
o Xử lý phẩu thuật các vết thương gãy xương lớn, vết thương phần mềm
có nhiễm chất phóng xạ và các chất độc Quân sự, cho thuốc giải độc,
điều trò thiểu năng tim mạch cấp, phù phổi nhiễm độc, chống thiểu

năng thận cấp dùng các biện pháp cắt cơn co giật, nôn mửa, không
cầm được…
 Cứu chữa cơ bản loại II:
o Là những biện pháp nếu không xử lý ngay ở tuyến này thì cũng không
gây ra những biến chứng nguy hiểm và có thể dùng các biện pháp
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

18


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

khác để trì hoàn thời gian xử trí thời kỳ đầu như các vết thương phần
mềm, các vết bỏng, điều trò, những TBBB bò bệnh phóng xạ thể nhẹ.
Lưu ý:
- Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa cơ bản: làm cả loại I và loại II.
- Thu hẹp phạm vi cứu chữa cơ bản: Làm cứu chữa cơ bản loại I.
e. Cứu chữa chuyên khoa:
 Là hình thức cứu chữa cao nhất do các Bác sỹ chuyên khoa tiến hành ở
những cơ sở qui đònh và có trang bò kỹ thuật chuyên khoa cần thiết.
 Mục đích cứu chữa chuyên khoa là khắc phục một cách triệt để những
nguyên nhân và biến chứng đe doạ đến tính mạng của TBBB, dự phòng
điều trò các di chứng, phục hồi hoặc tái tạo giải phẩu chức năng của bộ
phận hoặc cơ quan bò tổn thương, phục hồi sức khoẻ, khả năng lao động
sinh hoạt và thẩm mỹ thương binh.
 Cứu chữa chuyên khoa chia làm 2 loại:
o Cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: là những biện pháp kỹ thuật khắc
phục một cách triệt để những nguyên nhân và biến chứng đe doạ đến

tính mạng TBBB tạo điều kiện cần thiết cho bước điều trò phục hồi
hoặc tái tạo.
o Cứu chữa chuyên khoa kỳ sau: là những biện pháp kỹ thuật nhằm giải
quyết triệt để các biến chứng dự phòng hoặc điều trò các di chứng đã
xuất hiện, điều trò phục hồi hoặc tái tạo, khôi phục sức khoẻ, khả năng
sinh hoạt, lao động, thẩm mỹ của TBBB.
 Việc cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu thường trong vòng 3 – 7 ngày sau khi
bò thương.
V.

PHẠM VI CỨU CHỮA.
1. Khái niệm: Phạm vi cứu chữa của mỗi tuyến là tổng hợp những biện pháp kỹ
thuật, mà tuyến đó phải thực hiện trong các tình huống chiến đấu nhất đònh theo
chỉ đònh y học.
2. Quy đònh phạm vi cứu chữa mỗi tuyến:
a. Quân y đại hội: cấp cứu đầu tiên
b. Quân y tiểu đoàn: bổ sung cấp cứu
c. Quân y trung đoàn : cứu chữa bước đầu
d. Quân y sư đoàn: cứu chữa cơ bản
e. Quân y quân khu: cứu chữa chuyên khoa
3. Xác đònh phạm vi cứu chữa
a. Làm đầy đủ phạm vi cứu chữa: là tiến hành đầy đủ các biện pháp cứu chữa
quy đònh.
b. Thu hẹp phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa khẩn cấp
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

19


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ


Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

nhất đã quy đònh cho tuyến mình thuộc loại 1 và trong trường hợp đó, phải
tìm mọi cách để vận chuyển TBBB về tuyến sau nhanh nhất.
c. Mở rộng phạm vi cứu chữa: là tiến hành những biện pháp cứu chữa quy đònh
cho tuyến sau (thường do điều kiện không thể vận chuyển TBBB về tuyến
sau được) và được cấp trên tăng cường lực lượng và phương tiện kỹ thuật y
tế.
VI. CÔNG TÁC PHÂN LOẠI TBBB
1. Khái niệm:
- Công tác phân loại TBBB là phân chia TBBB thành từng nhóm có yêu cầu
giống nhau về mặt cứu chữa và vận chuyển, phù hợp với chỉ đònh của Y học
và phạm vi cứu chữa đã quy đònh.
- Mục đích chủ yếu của công tác phân loại TBBB là nhanh chóng xác đònh
được, chẩn đoán và thứ tự ưu tiên cấp cứu để bảo đảm việc cứu chữa được
kòp thời.
2. Cách phân loại: Căn cứ vào từng tình huống cụ thể và phạm vi cứu chữa đã
quy đònh để phân loại như sau:
a. TBBB nguy hiểm đối với người xung quanh: bò nhiễm các chất phóng xạ, các
chất độc quân sự, vũ khí sinh học, những người mắc bệnh truyền nhiễm, bò
bệnh tâm thần…
b. TBBB cần xữ trí tại tuyến mình, sau khi xữ trí xong cần phải xác đònh:
 Giữ lại tuyến mình để điều trò
 Hoặc tạm thời giữ lại do phải chỉ đònh vận chuyển.
 Chuyển về tuyến sau.
c. TBBB không xử lý ở tuyến mình, số TBBB này cần xác đònh ở nơi chuyển
đến, thứ tự ưu tiên vận chuyển, phương tiện và tư thế vận chuyển.
d. TBBB nhẹ cần giữ lại để điều trò khỏi
e. TBBB hấp hối cần quan tâm chăm sóc và thực hiện đầy đủ các chính sách

quy đònh đối với thương binh hấp hối.
 Như vậy phân loại TBBB nhằm cứu chữa điều trò và để vận chuyển về
tuyến sau.
 Để thực hiện tốt công tác phân loại TBBB cần có bãi, nhà phân loại, cán
bộ chuyên môn có kinh nghiệm, kiến thức tốt, có dấu hiệu phân loại.
VII. CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN TBBB:
1. Khái niệm: Là việc vận chuyển TBBB từ nơi bò thương, bò bệnh về các cơ sở để
điều trò kòp thời, an toàn và theo đúng chỉ đònh.
2. Việc chuyển thương được phân chia:
a. Chuyển thương hỏa tuyến: Từ trận đòa về trạm quân y trung đoàn.
b. Chuyển thương ở các tuyến sau: chuyển thương từ trạm quân y trung đoàn về
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

20


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

tuyến sau, đến cơ sở điều trò cuối cùng (xem sơ đồ 2).
3. Thời gian chuyển thương:
a. Từ khi bò thương về tuyến cứu chữa bước đầu: 4 - 6 giờ
b. Từ khi bò thương về tuyến cứu chữa cơ bản: 12 – 18 giờ
c. Từ khi bò thương về tuyến cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu: 3 – 7 ngày
4. Phương thức chuyển thương:
a. Ở hoả tuyến: tuyến sau lên tuyến trước lấy thương binh, kết hợp với việc
tuyến trước tranh thủ đưa thương binh về tuyến sau.
b. Từ khu vực hậu phương chiến thuật (trung, sư đoàn) về sau: tuyến trước đưa
thương binh về tuyến sau.

5. Lực lượng chuyển thương: Lực lượng vận tải, tải thương, bộ đội, dân công,
thanh niên xung phong.
6. Hình thức chuyển thương: Kết hợp hình thức chuyển thương theo trạm về,
chuyển thương theo đoàn.
7. Phương tiện vận chuyển: Kết hợp phương tiện thô sơ và hiện đại như cáng bộ,
xe đạp, xe ngựa, thuyền, tàu thuỷ, xe lửa, ô tô, máy bay…
- Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc do bộ đội chiến đấu liên tục, số lượng
TBBB rất lớn, yêu cầu cứu chữa phức tạp hơn, nên cần phải xác đònh phương
thức tổ chức chuyển thương cho phù hợp; cũng như phải đảm bảo tốt lực
lượng, phương tiện chuyển thương tốt, nhanh chóng thực hiện cứu chữa
TBBB kòp thời, đạt chất lượng cao nhất.

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

21


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

Sơ đồ 2: Các tuyến cứu chữa và vận chuyển thương binh

ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

22


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ


Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

BÀI 4: CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y
TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU BÀI GIẢNG:
 Nắm vững đặc điểm công tác bảo đảm quân y trong chiến tranh bảo vệ tổ
quốc.
 Hiểu rõ nhiệm vụ, nội dung và hệ thống tổ chức quân y thời chiến.
- PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ KIỂM TRA
 Truyền đạt, giảng dạy theo đề cương giáo trình.
 Sinh viên nghe giảng ở lớp, tham khảo giáo trình, tự học, thảo luận theo
nhóm, tổ, lớp…
 Thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm.
- THỜI GIAN : 04 TIẾT
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG:
I.

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC BẢO ĐẢM QUÂN Y TRONG CHIẾN TRANH
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Xuất phát từ đường lối quân sự của Đảng, từ những đặc điểm đối tương tác chiến,
đòa hình khí hậu, thời tiết, từ những khả năng thực tế của ta, công tác đảm bảo
quân y trong chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc có những đặc điểm chủ yếu sau:
1. Công tác Quân y phải đảm bảo cho một cuộc chiến tranh có quy mô lớn, phạm
vi rộng, diễn biến khẩn trương, ác liệt, phức tạp.
2. Phải đảm bảo cứu chữa, vận chuyển TBBB với số lượng lớn, liên tục ngay từ
ngày đầu chiến tranh. Cơ cấu vết thương và bệnh tật phức tạp. Nhiệm vụ phòng
chống dòch bệnh, giữ vững sức khoẻ bộ đội rất nặng nề.
3. Khối lượng vật tư quân y tiêu thụ rất lớn trong điều kiện khả năng bảo đảm của
ta còn nhiều hạn chế, khó khăn nhất đònh.
4. Công tác bảo đảm quân y được tiến hành với sức mạnh của nền quốc phòng

toàn dân, trong thế trận chiến tranh nhân dân, dựa trên cơ sở kết hợp Quân –
Dân y.
5. Đòa hình phức tạp, đường sá kém (nhất là miền núi), thời tiết khắc nghiệt, diễn
biến bất thường … có ảnh hưởng đến công tác bảo đảm quân y.

II. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA NGÀNH QUÂN Y:
1. Sử dụng các biện pháp y học để dự phòng bệnh tật, bảo vệ và bồi dưỡng sức
khoẻ, nâng cao thể lực bộ đội, bảo đảm quân số khoẻ cao nhất.
2. Cứu chữa TBBB giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế, khôi phục ở mức cao nhất khả
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

23


Bài giảng Y HỌC QUÂN SỰ

Đại tá bác só: BÙI XUÂN QUANG

năng chiến đấu và lao động của TBBB.
* Phải thực hiện lời Bác Hồ dạy: “… luôn luôn ghi nhớ rằng người thầy thuốc giỏi
đồng thời phải như là mẹ hiền, hết lòng hết sức cứu chữa và phục vụ TBBB, tích
cực nâng cao sức khoẻ bộ đội”.
III. NỘI DUNG CHỦ YẾU CÔNG TÁC QUÂN Y THỜI CHIẾN:
1. Tổ chức và tiến hành các biện pháp cứu chữa, vận chuyển TBBB và các mặt
công tác điều trò dự phòng khác.
2. Nội dung công tác điều trò dự phòng gồm: công tác tuyển quân, công tác quản
lý sức khoẻ bộ đội, công tác giám đònh y khoa, công tác giám đònh pháp y, công
tác điều trò TBBB…
3. Tổ chức và tiến hành các biện pháp vệ sinh phòng dòch nhằm ngăn ngừa sự lây
lan dòch bệnh trong quân đội, giữ vững sức khoẻ bộ đội, giữ vững quân số chiến

đấu.
4. Tổ chức tiếp nhận quản lý và phân phối vật tư quân y. tự lực pha chế và sản
xuất một phần thuốc và trang bò quân y đáp ứng nhu cầu của đơn vò.
5. Nghiên cứu các vấn đề y học Quân sự, trước hết về cứu chữa và vệ sinh phòng
dòch trong chiến đấu. Tổng kết kinh nghiệm các mặt công tác bảo đảm quân y.
6. Đào tạo bổ túc cán bộ, nhân viên quân y và tổ chức huấn luyện quân y cho
quân đội.
7. Tổ chức và tiến hành các biện pháp y tế nhằm bảo vệ bộ đội chống tác động
xác thương của vũ khí huỷ diệt lớn.
8. Hợp tác quốc tế với quân đội các nước theo quy đònh trong công tác bảo đảm
quân y thời bình và thời chiến.
IV.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUÂN THỜI CHIẾN:
Tổ chức Quân y thời chiến được hình thành từ tổ chức quân y thời bình và phát
triển song song với sự phát triển của LLVT.
1. Hệ thống tổ chức chỉ huy quân y gồm có:
- Ở Bộ quốc phòng: Cục trưởng Cục quân y đứng đầu.
- Ở quân khu, quân đoàn, quân chủng và các tổng cục: có chủ nhiệm quân y
phụ trách.
- Các sư đoàn: Chủ nhiệm quân y sư đoàn.
- Các trung đoàn (lữ đoàn): chủ nhiệm quân y phụ trách.
- Các tiểu đoàn: y sỹ phụ trách
- Các đại đội: các y tá phụ trách
2. Hệ thống tổ chức cứu chữa, vận chuyển TBBB thời chiến gồm có:
- Các bệnh viện hậu phương.
ĐẠI CƯƠNG Y HỌC QUÂN SỰ

24



×