1
Trng HCN Ha Nụi
Khoa K toan Kiờm toan
MUC LUC
Biên bản giao nhận TSCĐ.....................................................36
Cộng......................................................................................................................................36
Cộng..................................................................................................................................39
Cộng......................................................................................................................................42
Bảng phân bổ lơng toàn công ty.........................................................................................47
(Tháng 02 năm 2011).................................57
Tháng.....................................................................................................................................57
Phiếu chi...............................................................................................................................71
Ngày 01tháng02năm2011...................................................................................71
Giấy báo nợ............................................................................................................................74
Ngày02 tháng 02 năm 2011............................................................................74
SV : Liờu Thi Hõu C KT 8 K11
Bao cao thc tõp tụt nghiờp
2
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Gia nhập WTO trong xu thế hội nhập của khu vực và thế giới đất nước ta đã và
đang từng bước củng cố và phát triển kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Một trong những chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà
nước ta là đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Thước đo quan
trọng đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp là kết quả kinh doanh được thể
hiện trên các báo cáo tài chính. Dựa vào các báo cáo tài chính, các nhà quản lý
sẽ đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra các
quyết định phù hợp. Để có được những thông tin chính xác cho việc ra quyết
định thì công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp cần phải hiệu quả, chính
xác và kịp thời.
Hạch toán kế toán không chỉ là quan sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp các hoạt
động của doanh nghiệp mình mà còn trình bày kết quả của các hoạt động đó trên
báo cáo tài chính, từ đó cung cấp thông tin tài chính cho các nhà quản lý giúp
họ đưa ra những biện pháp đúng đắn kịp thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ đó, kế toán là công cụ không thể thiếu đối với
các doanh nghiệp và các nhà quản lý.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phẩn TM&XD Thiên Hưng, qua tìm
hiểu thực tế kết hợp với quá trình học tập tại trường, nhận thức được tầm quan
trọng của công tác kế toán nên em xin được trình bày tóm tắt trong bản báo cáo
thực tế này. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung báo cáo có kết cấu gồm ba
phần như sau:
Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần TM&XD Thiên Hưng
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Công ty cổ phần
TN&XD Thiên Hưng
Phần 3: Một số đánh giá và kiến nghị về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại
Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG.
Tên công ty: Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng.
Địa chỉ:số 20 Nguyễn Văn Linh,tổ 1,phường Phúc Đồng,Long Biên,HN
Số tài khoản: 1282 0593 tại VPBank-chi nhánh Chương Dương
Mã số thuế: 0103055579
ĐT: 0433.541.238.
Fax: 0433.541.238.
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: 1702000294 ngày 08 tháng 7 năm
2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp và đăng ký thay đổi lần
một ngày 28 tháng 5 năm 2007.
Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng được thành lập trên cơ sở là giấy phép
kinh doanh số 1702000294 ngày 08 tháng 7 năm 2005 do Sở Kế hoạch và Đầu
tư Thành Phố Hà Nội cấp và đăng ký thay đổi lần một vào ngày 28 tháng 5 năm
2007.
Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên và
công nhân lành nghề, Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng đã và đang tham
gia hoạt động trên lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi,
lắp đặt đường dây và trạm biến áp đến 35KV,v.v…Đa số cán bộ công nhân viên
trong Công ty là lực lượng lao động có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng nên họ có nhiều kinh nghiệm và am hiểu sâu về nghiệp vụ xây dựng, có
sức khỏe tốt, có tâm huyết với nghề, thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn trọng. Đặc
biệt là bộ máy lãnh đạo của Công ty có trình độ về chuyên ngành quản lý kinh tế
và xây dựng, đã phát huy các kết quả đạt được, mở rộng ngành nghề, tạo được
bước đột biến đưa công ty vào thế phát triển vững chắc và lâu dài.Với đội ngũ
cán bộ công nhân viên chức của công ty là: 660 người.
Trong đó:
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
4
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Cán bộ khoa học kỹ thuât : 310 người
+ Trình độ trung cấp : 260 người
+ Tình độ đại học : 50 người
- Công nhân kỹ thuật :
300 người
Hiện nay công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng công trình thông qua
việc nâng cao trình độ của đội ngũ công nhân viên, bổ sung các trang thiết bị,
máy móc, huy động thêm nguồn vốn kinh doanh bằng nhiều kênh khác nhau. Vì
vậy mà trong những năm gần đây, Công ty không ngừng phát triển cả về mặt
doanh thu và chất lượng công trình.
Công ty có các trang thiết bị thi công nhập từ Đức, Nhật, Nga, Trung Quốc và
Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Với số vốn ban đầu 5.500.000.000đồng và liên doanh với các tổ chức cùng
ngành nghề, cùng với trang thiết bị cũng như bộ máy quản lý của mình, Công ty
cổ phần TM&XD Thiên Hưng đã có đủ khả năng đảm nhận thi công các công
trình mang tính chất quan trọng với sản lượng lớn, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu
tư về kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian thi công công trình.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần TM&XD THIÊN HƯNG
Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng được thành lập với chức năng và nhiệm
vụ chính là:
- Mua bán vật liệu xây dựng (Mã ngành 4663)
- Sản xuất cấu kiện thép, khung nhôm (Mã ngành 2511)
- Trang trí vườn hoa, cây cảnh (Mã ngành 8130)
- Sản xuất, chế biến và mua bán gỗ (Mã ngành 46631, 02102)
- Khai thác và mua bán đá, cát, sỏi (Mã ngành 0810, 46633)
- Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, công nghiệp, thủy lợi (Mã ngành
4100, 4210, 4290)
- Xây lắp đường dây và trạm điện đến 35KV (Mã ngành 4321)
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
5
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng (Mã ngành 4311, 4312)
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần
TM&XD THIÊN HƯNG
Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực xây dựng cơ bản, là ngành sản xuất vật chất có những đặc điểm riêng biệt
khác với các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm xây lắp
của Công ty là những công trình xây dựng như nhà ở, trụ sở làm việc của các cơ
quan, tổ chức, ban ngành đoàn thể và các công trình giao thông thủy lợi. Hoạt
động chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ với giá đấu thầu và được lựa chọn chỉ thầu
thông qua việc thực hiện hợp đồng xây lắp.
Công ty đã và đang khẳng định vị trí của mình chính nhờ sự nỗ lực không ngừng
của tập thể cán bộ, công nhân viên trong Công ty.Công ty đã ký nhiều hợp đồng
kinh tế trong và ngoài thành phố, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao.
Với chính sách hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, Công ty đã đảm bảo thực
hiện đúng tiến độ, chất lượng công trình. Cho đến nay, mặc dù gặp không ít khó
khăn nhưng Công ty Cổ phần TM&XD Thiên Hưng đã không ngừng phấn đấu
vươn lên và ngày càng phát triển.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần TM&XD THIÊN HƯNG.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
6
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Sơ đồ 01: Quy trình hoạt động của Công ty Cổ phần TM&XD THIÊN
HƯNG.
Hồ sơ dự thầu
Trúng thầu
Lập dự thầu
Vẽ kỹ thuật công trình
Định mức tiêu hao
Chuẩn bị NVL, vốn, các điều kiện khác
Xây dựng công trình
Nghiệm thu
Thanh quyết toán
Qua sơ đồ trên ta thấy, quy trình hoạt động của đơn vị có sự khác biệt so với các
lĩnh vực ngành nghề kinh doanh khác. Sự khác biệt đó là do sản phẩm cuối cùng
trong ngành xây dựng là các công trình, hạng mục công trình, vật kiến trúc có
quy mô lớn, kết cấu phức tạp. Vì thế mà quy trình hoạt động của đơn vị cũng
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
7
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
phức tạp. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là căn cứ cơ bản để xác định
đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó để tính giá thành sản phẩm xây lắp, lựa
chọn phương pháp tính phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý hoạt
động sản xuất thi công công trình đảm bảo hiệu quả và tăng lợi nhuận cho Công
ty. Do vậy mà việc tìm hiểu quá quy trình công nghệ xây lắp là cần thiết. Vì thế,
để cho ra đời những sản phẩm như ý, quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
phải trải qua những giai đoạn sau:
Đào móng
Gia cố nền
Thi công
móng
Thi công phần khung
BTCT và mái nhà
Bàn giao
Nghiệm thu
Hoàn thiện
Xây thô
Sơ đồ 02: Quy trình công nghệ sản xuất thi công xây lắp ở Công ty Cổ
Phần TM&XD THIÊN HƯNG
Thực tế cho thấy, quy trình sản xuất thi công xây lắp tại Công ty được tiến hành
có kế hoạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Khi trúng thầu công ty sẽ
chuẩn bị các công tác để tiến hành thi công, đó là thuê nhân công xây lắp sau đó
tiến hành đào móng, gia cố nền, thi công máy, thi công phần khung bê tông cốt
thép và mái nhà, rồi xây thô, sau đó là hoàn thiện và bàn giao.Các khâu này đều
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
8
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
theo một trật tự nhất định mang tính chất dây truyền nên giữa chúng có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ thì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt
dộng sản xuất của các khâu khác. Chính vì vậy, trong quá trình thi công người
quản lý của các khâu phải giám sát chặt chẽ, nắm bắt được tình hình của từng
khâu để đưa ra cách làm hiệu quả nhất.
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT – KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Công ty và đặc điểm của ngành xây dựng,
Công ty Cổ phần TM&XD THIÊN HƯNG tổ chức bộ máy quản lý theo phương
pháp trực tuyến
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban Giám đốc
Phòng Kỹ
thuật
nghiệp vụ
Đội thi
công số 1
Phòng tổ
chức LĐ
Hành
chính
Đội thi
công số 2
Phòng Tài
chính Kế
toán
Đội thi
công số 3
Phòng Vật
tư, thiết bị
Đội thi
công cơ
giới
Sơ đồ 03: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần TM&XD THIÊN
HƯNG
Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
9
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty là cơ quan cao nhất, và là
đại diện pháp nhân duy nhất của Công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty.
-Đại hội cổ đông: là cơ quan quyền lự cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ
đông quyết định hướng phát triển của công ty, bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên
hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát.
-Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra là tổ chức thay mặt các cổ đông
để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị và điều hành của công ty.
- Ban Giám đốc Công ty: Gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.
+Giám đốc: Là người giữ vai trò chủ chốt trong công ty, quán xuyến phụ trách
chung, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện quyền
làm chủ của mình trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, động viên khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên trong công ty, thường
xuyên tổ chức chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc và thực hiện kế hoạch đề ra. Đúc kết
kinh nghiệm trong công tác, nắm bắt kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật
để kinh doanh có hiệu quả.
+Phó Giám đốc: Có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc. Phó Giám
đốc có thể thay mặt cho Giám đốc để giải quyết các công việc liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi được Giám đốc ủy quyền. Phó
Giám đốc phải chịu trách nhiệm về những vấn đề cần giải quyết trong thời gian
được ủy quyền và báo cáo những công việc đã và đang xử lý.
- Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tiếp thị và quan hệ với các đối tác để
tiếp cận dự án, làm bài thầu và tham gia đấu thầu các dự án. Nếu trúng thầu thì
làm phương án tổ chức thực hiện trình Giám đốc duyệt theo nội dung đã ký
trong hợp đồng với khách hàng.
- Phòng Tổ chức LĐ Hành chính: Có chức năng nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc trong việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ trong công ty một cách hợp lý theo
trình độ khả năng của mỗi người, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
10
Khoa Kế toán – Kiểm toán
công nhân viên, tuyển dụng lao động cho Công ty. Tổ chức đào tạo, nâng lương,
nâng bậc cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng Tài chính Kế toán: Có chức năng cung cấp thông tin về ký kết hợp đồng
về việc sử dụng tài sản, tiền vốn của Công ty, tập hợp các khoản chi phí và tính
giá thành của các công trình do Công ty thi công xây dựng.
- Phòng Vật tư, thiết bị: Căn cứ vào kế hoạch công việc để giao vật tư. Phải có
kế hoạch thu mua và dự trữ vật tư nhằm cung cấp vật tư cho công trình đầy đủ
về số lượng, đúng quy cách chất lượng. Đồng thời, đây cũng là nơi quản lý các
máy móc thiết bị của Công ty như: máy lu, máy trộn bê tông, máy phát điện,
máy đầm bàn, máy trắc địa, máy xúc,v.v…Chịu trách nhiệm cung cấp thiết bị
khi công trình xây dựng và nhận lại các thiết bị khi công trình đã hoàn thành
được bàn giao và đưa vào sử dụng.
- Các đội sản xuất của Công ty: Có nhiệm vụ thực hiện thi công các công trình
xây dựng.
- Đội thi công cơ giới: Bao gồm nhân viên điều khiển máy bậc cao và các máy
móc thiết bị phù hợp với từng công trình cụ thể.
Các bộ phận phòng ban, tổ đội trong Công ty có mối quan hệ mật thiết với nhau,
các phòng ban có trách nhiệm hướng dẫn các đội thi công công trình và tạo điều
kiện cho họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đồng thời các đội là người nắm
bắt quá trình thi công công trình nên phản ánh lại để các phòng ban nắm vững
hơn tình hình hiện tại để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
11
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Biểu số 01: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây
Năm 2019
Năm 2010
Năm 2011
4.250.339.818
6.590.909.091
10.681.818.182
Chênh lệch 2010 và 2011
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
4.090.909.089
62,07
Doanh thu thuần về 10
4.250.339.818
6.590.909.091
10.681.818.182
4.090.909.089
62,07
bán hàng và CCDV
Giá vốn hàng bán
11
4.101.481.642
6.151.785.641
9.834.121.789
3.682.336.148
59,86
Lợi nhuận gộp về
20
148.858.176
439.123.450
847.696.393
408.572.943
93,04
CCDV
Doanh thu hoạt
21
882.907
5.780.000
6.680.000
900.000
15,57
động tài chính
Chi phí tài chính
22
31.364.200
204.000.000
172.635.800
550,42
- Trong đó: Chi phí
23
31.364.200
128.488.300
97.124.100
309,67
lãi vay
Chi phí quản lý kinh
24
72.379.064
242.452.368
354.000.000
111.547.632
46,00
Doanh
Lợi nhuận thuần từ
30
77.362.019
171.086.882
296.376.393
125.289.511
73,23
Chỉ tiêu
Doanh
Mã
thu
bán 01
hàng
và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
02
doanh thu
bán
hàng
và
hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
31
Chi phí khác
32
Lợi nhuận khác
40
Tổng lợi nhuận kế
50
77.362.019
171.086.882
296.376.393
125.289.511
73,23
toán trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau
51
60
21.661.365
55.700.654
42.771.721
128.315.161
74.094.098
222.282.295
31.322.377
93.967.134
73,23
73,23
thuế TNDN
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)
Qua biểu trên trên ta thấy: Năm 2011, Công ty có kết quả và hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh tốt hơn so với năm 2010 với tổng LNST tăng 73,23% tương
ứng tăng 93.967.134 VNĐ và tỷ trọng LNST trên DT tăng 0,13%
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
12
Khoa Kế toán – Kiểm toán
[LNST/DT =(222.282.295/10.681.818.182-128.315.161/6.590.909.091) x 100=0,13%]
Đạt được điều này là do những nguyên nhân sau:
- Công ty đã tăng trưởng doanh thu so với năm 2010 được 4.090.909.089
VNĐ tương ứng tăng 62,07%.
- Công ty đã kiểm soát tốt GVHB trong năm với tỷ trọng GVHB trên DT
giảm
1,27%
[GVHB/DT=(9.834.121.789/10.681.818.182-
6.151.785.641/6.590.909.091)x100= -1,27%]
- Công ty cũng có tỷ trọng CPQL trên DT giảm 0,36%, như vậy việc sử
dụng CPQL khá hiệu quả.
[CPQL/DT=354.000.000/10.681.818.182-242.452.368/6.590.909.091]x100= -0,36%]
- Tuy nhiên, doanh nghiệp quản lý chi phí lãi vay chưa được tốt, tỷ trọng
CPLV trên DT tăng 0,73%. Điều này là do doanh nghiệp vay thêm vốn để phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhưng cũng cần có chính sách
trả lãi và sử dụng vốn hiệu quả.
[CPLV/DT=(128.488.300/10.681.818.182-31.364.200/6.590.909.091)x100=0,73%]
Nếu Công ty kiểm soát tốt chi phí lãi vay hơn nữa thì có thể sẽ đạt được
hiệu quả hoạt động cao hơn.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
13
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Biểu số 02: Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong 3 năm gần đây
Chỉ tiêu
Mã
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
TÀI SẢN
A- TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản
100
110
tương đương tiền
II. Đầu tư tài chính ngắn
120
hạn
III. Các khoản phải thu
130
9.480.039.866
3.389.728.385
4.049.478.031
249.172.940
4.675.987.578
411.264.159
626.509.547
162.091.219
15,47
65,05
6.090.311.481
6.090.311.481
3.800.305.091
3.800.305.091
4.264.723.419
4.264.723.419
464.418.328
464.418.328
12,22
12,22
600.686.804
600.686.804
600.686.804
397.699.996
397.699.996
397.699.996
396.070.828
396.070.828
396.070.828
(1.629.168)
(1.629.168)
(1.629.168)
(0,41)
(0,41)
(0,41)
10.080.726.670
4.447.178.027
5.072.058.406
624.880.379
14,05
7.529.147.243
7.529.147.243
1.057.445.954
6.460.355.286
11.346.003
1.707.798.520
1.707.798.520
750.000.000
487.318.090
468.355.286
2.125.144
2.110.396.604
2.110.396.604
900.000.000
475.144.672
718.355.286
16.896.646
402.598.084
402.598.084
150.000.000
(12.173.418)
250.000.000
14.771.502
23,57
23,57
20,00
(2,49)
53,38
695,08
ngắn
hạn
IV. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Dự phòng giảm giá hàng
140
141
149
tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
I. Tài sản cố định
1. Nguyên giá
2. Giá trị hao mòn lũy kế
3.Chi phí XDCB dở dang
II. Bất động sản đầu tư
III. Các khoản đầu tư tài
150
200
210
211
212
213
220
230
chính dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A- NỢ PHẢI TRẢ
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán
3. Người mua trả tiền trước
4. Thuế và các khoản phải
240
250
300
310
311
312
313
314
nộp Nhà nước
5. Phải trả người lao động
II. Nợ dài hạn
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của chủ sở
315
320
400
410
411
2.551.579.427
2.551.579.427
2.495.878.773
2.739.379.507
2.739.379.507
2.611.064.346
2.961.661.802
2.961.661.802
2.739.379.507
222.282.295
222.282.295
128.315.161
8,11
8,11
4,91
hữu
7. Lợi nhuận sau thuế chưa
417
55.700.654
128.315.161
222.282.295
93.967.134
73,23
phân phối
II. Quỹ khen thưởng, phúc
430
lợi
TỔNG CỘNG NGUỒN
440
10.080.726.670
4.447.178.027
5.072.058.406
624.880.379
14,05
VỐN
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI
BẢNG
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
14
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2011 có cơ cấu tài sản và nguồn vốn đều tăng so với
năm 2010. Cụ thể như sau:
- Công ty có quy mô tài sản năm 2011 tăng 624.880.379 VNĐ tương ứng tăng
14,05%. Điều này là do TS ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 626.509.547 VNĐ
tương ứng tăng 15,47%, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là khá lớn
(tăng 65,05% so với năm 2010) chứng tỏ lượng tiền mặt tồn quỹ của doanh
nghiệp lớn, điều này không có lợi cho DN, đồng vốn bị ứ đọng nhiều, không thể
hiện được hiệu quả sinh lời của vốn. Tuy nhiên, Công ty đã không có sự đầu tư
tăng thêm cho TSCĐ và vì vậy đã làm cho tỷ trọng TSCĐ giảm 0,41% do giảm
nguyên giá của TS. Điều này thể hiện Công ty đã chưa có sự đầu tư để duy trì
năng lực hoạt động cũng như mở rộng hoạt động trong tương lai cho đơn vị
mình.
Về nguồn vốn: Trong năm 2011 Công ty có sự phát triển đáng kể về chính sách
huy động vốn với tỷ trọng VCSH tăng 8,11%. Nguyên nhân là do Công ty có
LNCPP lớn (tăng 73,23% so với năm 2010).
Tỷ lệ nợ phải trả năm 2011 tăng 23,57% với số thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước tăng 695,08% và số tiền người mua trả trước tăng 250.000.000 VNĐ,
tương ứng tăng 53,38%, điều này cho thấy DN đang chiếm dụng vốn để phục vụ
cho hoạt động sản xuất của mình.
Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là có hiệu quả. Tuy nhiên,
Công ty nên kiểm soát tốt các khoản chi phí để hiệu quả kinh doanh được nâng
cao hơn nữa.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
15
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
PHẦN 2:
TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG
2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TM&XD
THIÊN HƯNG.
Kế toán trưởng
Kế toán vật
tư, TSCĐ
Kế toán
thanh toán,
TM, TGNH
Kế toán tiền
lương,
BHXH
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế đội
Sơ đồ 04: Tổ chức lao động kế toán và phần hành kế toán của Công ty
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý tài chính,
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc
kế toán đều tập trung ở phòng kế toán. Ở các tổ đội sản xuất chỉ làm nhiệm vụ
thống kê và ghi chép ban đầu như việc tính giờ công, ngày công và theo dõi
nguyên vật liệu đưa vào sản xuất. Với hình thức tổ chức và cơ cấu bộ máy kế
toán như trên, phòng kế toán đã thực hiện đầy đủ việc quản lý vật tư, tiền vốn,
chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước, xác định kết
quả kinh doanh, lập đầy đủ các báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phục
vụ kịp thời cho công tác quản lý của doanh nghiệp.
Phòng kế toán của công ty gồm 06 người, khối lượng công việc được phân công
phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
16
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Kế toán trưởng: Đảm bảo duy trì công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động tài
chính trong công ty nhằm đáp ứng đủ kịp thời về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Tổng hợp tình hình tài chính và các số liệu kế toán để báo cáo Giám
đốc có những biện pháp thích hợp để đẩy mạnh tiến độ thi công công trình và
thu hồi vốn. Lập và nộp báo cáo định kỳ theo quyết định quản lý kinh tế của
Nhà nước và Công ty. Cùng Giám đốc và phó Giám đốc xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty. Kế toán trưởng còn là người
thực hiện phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán vật tư kiêm kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ kịp thời.
chính xác tình hình nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị và số lượng của vật tư.
Theo dõi sự tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao hàng tháng, lập và lưu trữ chứng từ
có liên quan đến TSCĐ.
- Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT: Có nhiệm vụ thanh toán số tiền lương, các
khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, tính ra số BHXH, BHYT
mà cán bộ công nhân viên phải nộp.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền mặt, TGNH: Theo dõi chi tiết các khoản
công nợ với khách hàng và cá nhân trong công ty, lập và lưu trữ hồ sơ công nợ,
theo dõi thu, chi tiền mặt theo các chứng từ phát sinh, tổng hợp báo cáo quỹ vào
sổ sách, đối chiếu với thủ quỹ hàng tháng. Theo dõi quỹ tiền gửi hiện có, lập và
quản lý chứng từ tiền gửi và rút tiền hàng tháng, báo cáo số dư hàng tháng cho
kế toán trưởng và giám đốc.
- Thủ quỹ: Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập xuất quỹ,
ghi sổ và lập báo cáo quỹ, phản ánh số hiện có và tình hình biến động (tăng,
giảm) của tiền mặt tại quỹ, bảo quản quỹ tiền mặt của công ty.
- Nhân viên kinh tế đội: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí ở các đội và gửi lên phòng
kế toán các chứng từ, báo cáo có liên quan.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
17
Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
TM&XD THIÊN HƯNG
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Công ty áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung.
Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Ngày
20 tháng 03 năm 2006.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán: 1 tháng.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép: đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”,
ký hiệu quốc tế là “VND”).
Phương pháp tính thuế: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp Kê khai thường xuyên.
Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: Phương pháp Nhập trước – Xuất
trước.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao luỹ tiến đường thẳng.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty được lập theo quyết định số
15/2006/QĐ- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chứng từ kế toán của Công ty
bao gồm:
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
18
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Biểu 03: DANH MỤC CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
TT
TÊN CHỨNG TỪ
SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT
BB (*)
HD (*)
A- CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY
I- Lao động tiền lương
1
Bảng chấm công
01a-LĐTL
x
2
Bảng chấm công làm thêm giờ
01b-LĐTL
x
3
Bảng thanh toán tiền lương
02-LĐTL
x
4
Bảng thanh toán tiền thưởng
03-LĐTL
x
5
Giấy đi đường
04-LĐTL
x
6
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành
05-LĐTL
x
7
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
06-LĐTL
x
8
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
07-LĐTL
x
9
Hợp đồng giao khoán
08-LĐTL
x
10
Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao
khoán
09-LĐTL
X
11
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
10-LĐTL
X
12
Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
11-LĐTL
X
II- Hàng tồn kho
1
Phiếu nhập kho
01-VT
X
2
Phiếu xuất kho
02-VT
X
3
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hoá
03-VT
X
4
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
04-VT
X
5
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm,
hàng hoá
05-VT
X
6
Bảng kê mua hàng
06-VT
X
7
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ
07-VT
X
III- Bán hàng
1
Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
01-BH
X
2
Thẻ quầy hàng
02-BH
X
3
Bảng kê mua lại cổ phiếu
03-BH
X
4
Bảng kê bán cổ phiếu
04-BH
X
IV- Tiền tệ
1
Phiếu thu
01-TT
x
2
Phiếu chi
02-TT
x
3
Giấy đề nghị tạm ứng
03-TT
X
4
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
04-TT
X
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
19
Khoa Kế toán – Kiểm toán
5
Giấy đề nghị thanh toán
05-TT
x
6
Biên lai thu tiền
06-TT
7
Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
07-TT
X
8
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)
08a-TT
X
9
Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý)
08b-TT
X
10
Bảng kê chi tiền
09-TT
X
x
V- Tài sản cố định
1
Biên bản giao nhận TSCĐ
01-TSCĐ
X
2
Biên bản thanh lý TSCĐ
02-TSCĐ
X
3
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành
03-TSCĐ
X
4
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
04-TSCĐ
X
5
Biên bản kiểm kê TSCĐ
05-TSCĐ
X
6
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
06-TSCĐ
X
B- CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
1
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
X
2
Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau,
thai sản
X
3
Hoá đơn Giá trị gia tăng
01GTKT-3LL
x
4
Hoá đơn bán hàng thông thường
02GTGT-3LL
x
5
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
03 PXK-3LL
x
6
Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý
04 HDL-3LL
x
7
Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính
05 TTC-LL
x
8
Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có
hoá đơn
04/GTGT
x
9
..........................
Ghi chú:
(*) BB: Mẫu bắt buộc
(*) HD: Mẫu hướng dẫn
Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty được tổ chức luân chuyển theo trình tự
sau:
- Các bộ phận liên quan lập, tiếp nhận và xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám
đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
20
Khoa Kế toán – Kiểm toán
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế
toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ
trưởng Bộ Tài chính và mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của xí
nghiệp và được mở theo nguyên tắc hình cây.
Ví dụ: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết như sau:
- TK 1541: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- TK 1542: Chi phí nhân công trực tiếp
- TK 1543: Chi phí máy thi công
- TK 1547: Chi phí sản xuất chung
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”.
Theo hình thức này, việc ghi sổ được tiến hành như sau:
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm
căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng
số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải
bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
21
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ NVL, tiền
lương, KHTSCĐ
Sổ quỹ
Chứng từ ghi
sổ
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
Sổ đăng ký CTGS
Sổ tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo kế toán
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
22
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập theo niên độ kế toán
(theo năm).
Báo cáo tài chính khi lập xong được gửi tới chi cục thuế thành phố Hà Nội, nơi
mà đơn vị đã đăng ký trong giấy đăng ký kinh doanh.
Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính thuộc về Kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính năm, gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN)
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02 – DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
2.3. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CÁC PHẦN HÀNH CỤ THỂ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN TM&XD THIÊN HƯNG
2.3.1. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu là
do mua ngoài. Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm nhiều loại:
- Nguyên vật liệu chính: Gạch xây, gạch lát nền, gạch ốp tường, sắt, thép, nhựa
đường, xi măng, cát, sỏi,...
- Vật liệu phụ: tôn lượn sóng, đinh, gỗ, sơn, dung môi,…
- Nhiên liệu: xăng, dầu, than,…
- Phụ tùng thay thế: vòng bi, vòng đệm,…
- Thiết bị XDCB và vật kết cấu: thiết bị cào bóc, vật kết cấu (bê tông đúc sẵn,
kim loại đúc sẵn).
- Vật liệu khác: phế liệu, vật liệu đặc chủng (loại ra trong quá trình chế tạo sản
xuất sản phẩm thu nhặt được).
- Những loại nguyên vật liệu trên đều có tính chất lí, hóa khác nhau,cồng kềnh
khó bảo quản lại thường xuyên di chuyển theo địa điểm sản xuất xây lắp. Mặt
khác, chi phí nguyên vật liệu lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm. Do đó tăng cường công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu đảm bảo
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
23
Trường ĐHCN Hà Nội
Khoa Kế toán – Kiểm toán
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm hạ thấp chi phí sản xuất xây
lắp và giá thành sản phẩm xây lắp luôn được Công ty chú trọng.
Thủ tục nhập, xuất vật tư:
- Đối với vật liệu mua ngoài: căn cứ vào giấy báo nhận hàng, bộ phận kiểm nhận
vật tư sẽ tiến hành kiểm nhận vật tư và ghi kết quả vào biên bản kiểm nhận vật
tư, bộ phận kiểm nhận vật tư sẽ giao giấy báo nhận hàng và biên bản kiểm nhận
cho thủ kho. Thủ kho ghi số lượng vật liệu thực nhập vào thẻ kho, phiếu nhập
kho (3 liên). Sau đó thủ kho phải chuyển chứng từ cho phòng kế hoạch làm căn
cứ ghi sổ.
- Đối với trường hợp xuất kho: Căn cứ vào giấy đề nghị lĩnh vật tư của các tổ
đội sản xuất được chủ nhiệm công trình phê duyệt, thủ kho lập phiếu xuất kho (3
liên) rồi chuyển cho kế toán một liên làm căn cứ ghi sổ.
Chứng từ gốc: phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho
Sổ kho
Sổ chi tiết vật
liệu, CCDC
Chứng từ ghi
sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Sổ Cái TK
152, TK 153
Bảng tổng hợp nhập
- xuất - tồn
Sơ đồ 06: Quy trình luân chuyển chứng từ NVL, CCDC
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường ĐHCN Hà Nội
24
Khoa Kế toán – Kiểm toán
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư
- Biên bản kiểm kê vật tư
Sổ sách sử dụng:
- Sổ (thẻ) kho
- Sổ (thẻ) chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
- Sổ cái TK152,153
- Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ
- Chứng từ ghi sổ
Quy trình hạch toán:
Hạch toán chi tiết:
Công ty hạch toán chi tiết nghuyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp
thẻ song song. Theo phương pháp này:
Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kho. Thủ kho phải thường
xuyên đối chiếu số tồn ghi trên thẻ kho với số tồn thực tế. Sau khi ghi thẻ kho
xong, thủ kho phải chuyển những chứng từ nhập,xuất kho cho phòng kế toán,
kèm theo giấy giao nhận chứng từ do thủ kho lập.
Ở phòng kế toán, mở sổ chi tiết vật liệu,công cụ dụng cụ cho từng thứ vật liệu,
công cụ dụng cụ (danh điểm VL, CCDC) cho đúng với thẻ kho ở từng kho để
theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Hàng ngày hoặc định kì khi nhận chứng từ
nhập, xuất kế toán phải kiểm tra chứng từ, phân loại chứng từ sau đó ghi vào sổ
chi tiết. Cuối tháng kế toán và thủ kho đối chiếu số liệu trên thẻ kho với số liệu
chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
25
Trường ĐHCN Hà Nội
Phiếu nhập
kho
Thẻ kho
Khoa Kế toán – Kiểm toán
Sổ (thẻ)
chi tiết
vật liệu,
công cụ
dụng cụ
Bảng tổng
hợp chi tiết
vật liệu,
công cụ
dụng cụ
Phiếu xuất kho
Sơ đồ 07: Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ
song song
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hạch toán tổng hợp:
- Tài khoản sử dụng:
- TK 152: Nguyên vật liệu
Chi tiết thành các tiểu khoản:
TK 1521: Nguyên vật liệu chính
TK 1522: Nguyên vật liệu phụ
TK 1523: Nhiên liệu, động lực
- TK 153: Công cụ dụng cụ
- Phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên để hạch toán nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
SV : Liêu Thị Hậu – CĐ KT 8 – K11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp