Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Tài Nguyên Thiên Nhiên Đồng Bằng Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.21 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA CHẤT

Bài giảng

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VIỆT NAM
Đồng bằng Sông Hồng

Hà Nội, 2016


PHẠM VI HÀNH CHÍNH


Vùng Đồng bằng sông Hồng bao
gồm 10 tỉnh, thành phố:

 Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,
Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam
Định, Hà Nam, Ninh Bình.


Theo Vũ Tự Lập, thì phạm vi của ĐBSH xét
theo ranh giới của vùng có bồi đắp phù sa còn
rộng hơn nữa, bao gồm cả một số huyện của
tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và
Quảng Ninh.


Vị trí địa lý




Đồng bằng sông Hồng vổi phạm vi hành chính như trên có diện tích khoảng
14.806km2 (số liệu năm 2002), trải rộng từ 19°53'B (huyện Nghĩa Hưng) đến 21°34'B
(huyện Lập Thạch), từ 105°17'Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7 Đ (trên đảo Cát Bà).
 Phía Bắc là miền núi Trung du phía Bắc.
 Phía Nam là Bắc Trung Bộ, phía Đông là vịnh Bắc Bộ.
• Vùng có dải bờ biển dài hơn 230km, có vùng biển vịnh Bắc Bộ và thềm lục địa giàu
tài nguyên để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muôi, khai thác
khoáng sản trên thềm lục địa (trong tương lai), dịch vụ hàng hải và du lịch biển - đảo.


Đặc điểm chung






Đồng bằng sông Hồng được hình thành trên một vụng biển lún sụt, có nguồn
gốc sông - biển nhưng chủ yếu là bởi quá trình bồi tụ của phù sa sông Hồng, ở
rìa đồng bằng và ngay ở giữa đồng bằng, nơi bị sụt lún yếu vẫn còn các núi sót.
Trầm tích Neogen có độ dày thay đổi, nhưng có nơi dày đến 3000m, và chính ở
độ sâu 300-1000m có chứa nhiều than nâu. Cũng chính ở vùng trũng sông
Hồng có tiềm năng dầu khí.
Về sau, quá trình hình thành châu thổ đã yếu đi nhiều, chỉ còn thấy ở vùng
duyên hải.


Đặc điểm chung



Đồng bằng sông Hồng đã bị biến đổi sâu sắc,
chủ yếu do các hoạt dộng sau đây:
 Trị thủy và thuỷ lợi;
 Nông nghiệp lúa nước;
 Đô thị hóa và công nghiệp hóa.


Đặc điểm chung








Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng được khai
phá sốm nhất nước ta, từ hàng nghìn năm
trước.
Để chinh phục vùng đồng bằng đầm lầy với
rừng rậm nhiệt đới và lau sậy mọc um tùm
khắp nơi và để phát triển được nghề trồng lúa
nước, ông cha ta đã bền bỉ trị thuỷ và làm thuỷ
lợi.
Việc đắp các đê sông, đê biển cải tạo đồng
bằng quy mô lớn bắt đầu từ triều Lý và kéo dài
cho đến ngày nay.
Hiện nay, việc trị thuỷ sông Hồng được tiến

hành tổng hợp: cả củng cố hệ thống đê điều,
nạo vét lòng sông và đặc biệt nhờ vai trò cắt lũ
của công trình thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện
Tuyên Quang, thủy điện Sơn La...


Đặc điểm chung




Đồng bằng châu thổ vốn có nhiều ô trũng được
bao bọc bởi các nhánh sông, do có hệ thống
đê (hiện nay dài gần 2.000km) mà các ô trũng
càng trở nên trũng hơn, vì hầu hết diện tích
đồng bằng là đất phù sa không được bồi hàng
năm.
Chỉ có diện tích ngoài đê là đất phù sa được
bồi hàng năm. Với tổng lượng phù sa trung
bình tới 100 triệu tấn/năm, sông Hồng đã dành
phần lớn để lấn ra biển: ở vùng biển phía nam
Nam Định, Ninh Bình, mỗi năm tiến ra biển 80 100m.


Đặc điểm chung









Nền nông nghiệp lúa nước đã làm nền tảng cho
sự hình thành nền văn minh Việt cổ - nền văn
minh sông Hồng.
Nền nông nghiệp lúa nước, định canh, định cư,
với các hệ thông canh tác tạo ra năng suất cây
trồng cao đã cho phép nuôi sống khối dân cư
đông đúc và làm cho ĐBSH trở thành vùng có
mật độ dân số cao nhất cả nước.
Việc trồng lúa nước đã làm thay đổi căn bản đặc
điểm của đất lúa nước, thay đổi địa hình đồng
bằng, làm thay đổi căn bản các khu hệ động thực
vật hoang dại, tạo ra các hệ sinh thái đồng ruộng
lúa nước.
Nền nông nghiệp lúa nước thâm canh cao hiện
nay sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc
bảo vệ thực vật và đang đe dọa ô nhiễm môi
trường đất và môi trường nước, nhất là ở vùng
nông nghiệp ngoại thành của các thành phố lớn.


Đặc điểm chung







Đồng bằng sông Hồng là một vùng tập trung
công nghiệp lớn thứ hai ở nước ta, tốc độ tăng
trưởng công nghiệp trong vùng hiện nay khá
cao, nhất là ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Đây là vùng có mạng lưới điểm dân cư dày
đặc, trong đó có các thành phố lớn và hàng
loạt thị xã, thị trấn.
Đây cũng là vùng có cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải, thủy lợi... khá phát triển.


Địa hình








Thuộc về lãnh thổ vùng ĐBSH có núi Ba Vì,
một phần Tam Đảo, một phần núi đá vôi thuộc
vùng núi đá vôi Hòa Bình - Thanh Hóa.
Đồng bằng sông Hồng thấp dần từ Tây Bắc
xuông Đông Nam, từ những thềm phù sa cũ 10
- 15m xuống đến các bãi bồi 2 - 4m ở trung
tâm, rồi ra tới các bãi triều hàng ngày còn ngập
nước biển.
Đồng bằng còn có rất nhiều hồ ao vốn là
những lòng sông cũ và những vùng đất trũng

úng, ví dụ như vùng trũng Vụ Bản - Ý Yên ở
Nam Định, vùng trũng Gia Viễn ở Ninh Bình.
Dọc bờ biển là những dải cồn cát, mỗi dải đánh
dấu một đường bờ biển cũ, một thời kì sông lấn
biển.


Tài nguyên khí hậu







Đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang tính chất nhiệt đới (chí tuyến) gió mùa ẩm.
Nhiệt độ trung bình năm trên 23°C.
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 - 1800mm, lượng bốc hơi trên 900mm và độ ẩm
tương đối trung bình trên 82%.
Vùng có một mùa đông dài 3 tháng (tháng 12, 1, 2), với nhiệt độ trung bình tháng
dưới 18°c, hầu như không có sương muối, vì vậy khả năng phát triển vụ đông là thế
mạnh đặc sắc của vùng để trồng các loại rau, đậu, hoa ôn đới.
Mưa phùn kéo dài từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4, rất thuận lợi cho vụ lúa chiêm
xuân, nhưng lại dễ gây ẩm mốc, các loại sâu bệnh dễ phát triển và lây lan.
Đồng bằng sông Hồng thường có những biến động về thời tiết gắn liền với các đợt
không khí lạnh tràn về, năm nào cũng có các đợt gió tây khô nóng, về mùa hạ và
mùa thu (tháng 7 đến tháng 10) thường có bão.


Tài nguyên nước













Đặc điểm thuỷ văn ở ĐBSH khá phức tạp, bởi vì đây là phần hạ lưu của hai hệ thống
sông: hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình.
Sông Hồng có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô cùng hàng loạt nhánh trước
khi đổ ra biển như sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Nam Định (sông Đào),
sông Ninh Cơ.
Sông Thái Bình là tên của đoạn sông Thái Bình cũ kể từ Phả Lại ra đến biển.
Hệ thống này do ba sông hợp thành là sông cầu, sông Thương và sông Lục Nam, trong đó sông
cầu được coi là dòng chính.
Nhờ được tiếp thêm nước và phù sa sông Hồng qua sông Đuống và sông Luộc, nên sông Thái
Bình, có thể nói, thực chất là một bộ phận của hệ thông sông Hồng.
Từ phía dưới Phả Lại, sông Thái Bình cũng có nhiều nhánh là: sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn,
sông Đá Bạc, sông Văn úc, sông Cấm.

Mùa lũ của sông Hồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, tháng đỉnh lũ là tháng 8. Lũ
sông Hồng lên khá nhanh và đặc biệt nguy hiểm. Đỉnh lũ ở Hà Nội thường 11-12m,
thời gian một cơn lũ kéo dài từ 6 đến 18 ngày.
Trên châu thổ sông Thái Bình trũng thấp, thủy triều xâm nhập khá sâu vào đồng bằng
theo các cửa sông hình phễu (ranh giới mặn 1% tới 27km trên sông Kinh Thầy).



Tài nguyên nước


Đồng bằng sông Hồng có nguồn nước khoáng khá phong phú. Một số nguồn nước
khoáng đang được khai thác, sử dụng ở Pháp Xuyên (Hải Phòng), Đông Cơ (Tiền
Hải, Thái Bình), Kênh Gà (Ninh Bình).


Tài nguyên đất


Thổ nhưỡng vùng ĐBSH cũng đa dạng, ở vùng rìa đồng bằng phía Bắc và phía Tây
có đất xám bạc màu trên các thềm phù sa cổ, đất feralit trên các đồi và núi sót, nhiều
nơi đã bị đá ong hoá. Ở các vùng núi đá vôi có thể gặp đất terra rossa.



Ở vùng trung tâm đồng bằng là các loại đất phù sa: đất phù sa được bồi hàng năm ở
vùng ngoài đê; ở vùng trong đê có đất phù sa trung tính ít chua của phù sa sông
Hồng, đất phù sa chua của sông Thái Bình,



ở một số huyện của Hải Dương, phù sa sông Hồng phủ trên phù sa sông Thái Bình nên ít chua
hơn và cũng màu mỡ hơn.
ở nhiều vùng tương đối trũng phổ biến là đất phù sa giây, bị biến đổi do trồng lúa nưóc. ở vùng
trũng Hà Nam Ninh, vùng trũng Bắc Ninh có đất lầy thụt.






Tại vùng ven biển có 90.000ha đất mặn, tập trung ở vùng cửa sông Hồng, suốt từ
Tiền Hải (Thái Bình), qua Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định) đến Kim Sơn
(Ninh Bình); khoảng 80.000ha đất phèn tại vùng cửa sông Thái Bình, tập trung ở Hải
Phòng và một phần ở huyện Thái Thuỵ (Thái Bình).


Tài nguyên rừng




Diện tích rừng ở ĐBSH không còn nhiều, tính đến 31/12/2003, tổng diện tích rừng là
123,7 nghìn ha, trong đó 59,2 nghìn ha rừng tự nhiên, 64,5 nghìn ha rừng trồng. Diện
tích rừng đáng kể là ở tỉnh Vĩnh Phúc (27,7 nghìn ha) và Ninh Bình (27,6 nghìn ha).
Rừng tự nhiên tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa rất quan trọng về mặt bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ gìn sự đa dạng sinh học.



Tính đến giữa năm 2005, cả nưổc có 27 vườn quốc gia, thì ĐBSH có 5, đó là: Vườn quốc gia
Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Cát Bà, VQG Xuân Thủy và VQG Tam Đảo (VQG này có khoảng
1/3 diện tích thuộc về tỉnh Vĩnh Phúc).



Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ an toàn bờ

biển, giữ phù sa, bảo vệ môi trường sông cho nhiều loài thuỷ sinh và là nơi sinh sản
của các loài tôm, cua, cá... Trong những năm gần đây đã có các chương trình phát
triển rừng ngập mặn, nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định. Tổng diện tích rừng
ngập mặn trồng đã lên tới 16 nghìn ha.


Tài nguyên khoáng sản








Vùng ĐBSH khoáng sản không nhiều. Có than nâu thuộc bể than Hà Nội, trữ lượng
tin cậy (Cj) là 2,3 tỉ tấn, trữ lượng dự tính (C2) là 8,8 tỉ tấn, ở độ sâu từ llOm đến hơn
4000m. Khí thiên nhiên đã được thăm dò và khai thác ở Tiền Hải (Thái Bình).
Tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng khá phong phú.
Đá vôi có trữ lượng hàng tỉ tấn, chất lượng tốt, phân bố ở rìa phía đông bắc của ĐBSH - các
huyện Kim Môn (Hải Dương), Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) và phía tây sông Đáy từ Kim Bảng đến
Thanh Liêm (Hà Nam).
Các mỏ đá vôi lại phân bố khá gần các mỏ sét xi măng và puzolan dùng để làm phụ gia cho xi
măng như ở Tùng Thiện (thị xã Sơn Tây), Pháp cổ (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng)...
Sét làm gạch ngói có ở các địa phương, nhưng đáng kể có mỏ Đầm Vạc (huyện Tam Dương,
Vĩnh Phúc) đã được khai thác từ lâu gắn với làng nghề truyền thông gạch ngói Hương Canh
(Vĩnh Phúc).


Tài nguyên khoáng sản





Khu vực Ba Vì tập trung một số loại khoáng sản như vàng, đồng, asbet (làm nguyên
liệu kĩ thuật sản xuất vật liệu cách nhiệt, cách điện, cách âm) tuy chỉ là các điểm
quặng và mỏ nhỏ, có ý nghĩa địa phương.
Than bùn có ở các thung lũng núi thấp ở cẩm Lĩnh, Đồng Mô (huyện Ba Vì), là nguồn
nguyên liệu để làm phân vi sinh và một phần làm chất đốt.


Vấn đề phát triển vùng


Đồng bằng sông Hồng là một vùng cực phát triển của đất nước, có vị trí cao trong
nền kinh tế của cả nưổc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, có thể thấy một số
mâu thuẫn, bất cập cần giải quyết :



So với các vùng khác trong cả nước, ĐBSH có tổng tỉ suất sinh nhỏ, tỉ lệ tử vong trẻ em thấp, cơ
sở hạ tầng tốt, điều kiện ở, cấp điện, nước cho dân cư tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, trong cơ cấu
GDP phân theo ngành, nhiều tỉnh có tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp còn cao, tỉ
trọng của công nghiệp và dịch vụ còn tương đôi thấp. Đồng bằng sông Hồng có tỉ lệ thất nghiệp
ở khu vực thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao rõ rệt so với trung bình cả nước, chuyển
dịch cơ cấu lao động sử dụng phân theo ngành còn chậm, thu nhập bình quân đầu người còn
thấp. Như vậy có thể nói, các bước tiến về mặt kinh tế còn chậm, chưa đồng bộ so với các tiến
bộ đã đạt được về mặt phát triển xã hội.
Đồng bằng sông Hồng thực sự chịu sức ép dân số lớn lên sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường, mật độ dân số quá cao so với các vùng khác. Thêm vào đó, sự chênh lệch trong phát

triển giữa ĐBSH và các vùng lân cận đã tạo ra sức hút lớn đôi với người nhập cư ngoại vùng,
nhất là đến Hà Nội. Sự chênh lệch trong phát triển giữa các tỉnh trong vùng cũng đang tạo ra sự
điều chỉnh "âm thầm" nhưng tưởng như không đảo ngược trong sự phân bố lại dân cư, lao động
trong vùng.




Vấn đề phát triển vùng


Đồng bằng sông Hồng là một vùng cực phát triển của đất nước, có vị trí cao trong
nền kinh tế của cả nưổc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, có thể thấy một số
mâu thuẫn, bất cập cần giải quyết :



Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã bắt đầu phát huy tác dụng lan tỏa đối với sự tăng trưởng kinh
tế, chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế. Tuy nhiên, các lợi thế của vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, thị trường tại chỗ, nguồn lao động lành
nghề, kể cả nguồn vốn huy động trong dân) chưa được tận dụng nên tốc độ tăng trưởng trong
nhiều năm qua luôn đạt thấp. Sự liên kết giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn
lỏng lẻo và tự phát. Hơn nữa, sự cách biệt về phát triển giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phần
lãnh thổ phía Nam của vùng sẽ làm cho việc phát huy lợi thế so sánh của ĐBSH bị hạn chế.


Vấn đề phát triển vùng


Việc phân tích các chỉ tiêu kinh tê - xã hội chi tiết đến cấp huyện cho thấy có thể phân chia

ĐBSH thành hai á vùng:



Á vùng Bắc gồm các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, phần phía Bắc của Hưng Yên, Hải Dương và
Hải Phòng.
Á vùng Nam gồm Hà Nam, phần phía Nam của Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và Ninh
Bình.







Á vùng Bắc có các trung tâm kinh tế mạnh là Hà Nội, Hải Phòng, lại được đầu tư mạnh vào
công nghiệp và cơ sở hạ tầng, nên nền kinh tế đang có chuyển biến tương đối nhanh. Thực
ra trong á vùng này còn có thể phân biệt Hà Nội và vùng phụ cận (Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh, phần Bắc Hưng Yên) có cơ cấu kinh tế đa dạng, chủ yếu là các ngành công nghiệp
chế biến công nghệ cao, công nghiệp hàng tiêu dùng chất lượng cao, dịch vụ, du lịch. Hải
Dương - Hải Phòng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, cơ khí
chế tạo, du lịch, dịch vụ gắn với sự phát triển kinh tế cảng và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
duyên hải.
Á vùng Nam có trung tâm kinh tế là các đô thị cách nhau không xa ôm lấy TP Nam Định, đó
là Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, và xa hơn một chút là Phủ Lí và thị xã Hưng Yên. Cho
đến nay, sự phát triển công nghiệp của á vùng này còn gặp nhiều khó khăn, tỉ trọng công
nghiệp nhỏ trong cơ cấu kinh tế lãnh thổ, du lịch dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm
năng.




×