Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.02 KB, 36 trang )

Mục lục


I. Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
1/ Khái niệm
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến
sức khỏe, tính mạng con người.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm
an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.
Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của
tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp
luật về an toàn thực phẩm mà không phải là tội phạm và phải bị xử phạt
vi phạm hành chính.

2/ Đối tượng điều chỉnh
Theo điều 2 nghị đinh 178/2013/NĐ-CP đối tượng điều chỉnh của xử
phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi
phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.
- Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các
cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
3/ Khách thể
Khách thể là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và
đang bị xâm hại đó là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm
quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm một cách


cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của


pháp luật phải bị xử phạt vi phạm

4/ Hành vi bị xử lý và hình thức xử lý
a. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP



-

-

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỰC PHẨM
Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản
xuất, chế biến thực phẩm
Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm
Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến
thực phẩm
Vi phạm quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực
phẩm
Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN
THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC
PHẨM
Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh
doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Vi phạm quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cán

bộ kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng
cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm


-

-

-

-

-

-

-

Vi phạm quy định về thực hành an toàn thực phẩm trong sản xuất,
kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực
phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong

vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến
thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thủy sản
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử
dụng làm thực phẩm
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa
hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chính
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn;
căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn
uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống


-

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong
kinh doanh thức ăn đường phố

-

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với
thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ


-

Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm
VI PHẠM QUY ĐỊNH KHÁC VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN
TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH,
NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU THỰC PHẨM
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối
với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản
xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN
THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM; KIỂM NGHIỆM THỰC
PHẨM; PHÂN TÍCH NGUY CƠ; PHÒNG NGỪA, NGĂN
CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM;
TRUY XUẤT NGUỒN GỐC ĐỐI VỚI THỰC PHẨM KHÔNG
BẢO ĐẢM AN TOÀN
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn
thực phẩm
Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Vi phạm quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về
an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế nguy cơ mất
an toàn thực phẩm
Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm
không bảo đảm an toàn






-

-

b. Hình thức xử lý




Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm,
cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử
phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Trong trường hợp phạt
tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền
xử phạt đối với cá nhân.



Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành
vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

+

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời
hạn;

+

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử

dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.



Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức
vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, e, g và h
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện
pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+

Buộc thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật
trên cạn chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y trước khi sản xuất, chế
biến thực phẩm;

+

Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm;

+

Buộc hủy bỏ kết quả kiểm nghiệm được thực hiện từ mẫu thực
phẩm bị đánh tráo hoặc giả mạo hoặc phiếu kết quả kiểm nghiệm
được cấp sai quy định;

+

Buộc tiêu hủy giấy tờ giả;



+

đ) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám,
điều trị người bị ngộ độc thực phẩm trong trường hợp xảy ra ngộ
độc thực phẩm.

5/Thầm quyền
a/Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực
phẩm bao gồm:
1.

Các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều 32, 33,
34, 35 và 36, Khoản 1 Điều 37 Nghị định 178/2013/NĐ-CP:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
+ Thanh tra
+ Công an nhân dân
+ Bộ đội biên phòng
+ Cảnh sát biển
+ Các cơ quan khác

2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: y tế, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, công thương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền
lập biên bản vi phạm hành chính về những vi phạm thuộc phạm vi công
vụ, nhiệm vụ được giao. Biên bản được lập phải được chuyển đến người
có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định.
b/ Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;



b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không
vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm đ Khoản 1
Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và h
Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp
khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 3
Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 3
Nghị định này.


c/ Thẩm quyền xử phạt của thanh tra (Điều33, Nghị định
178/2013/NĐ-CP)

Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên
ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực
phẩm thuộc các ngành.
Chánh thanh tra Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công Thương; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh
tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an
toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng
đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan
đến an toàn thực phẩm thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Công Thương.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ thuộc các Bộ: Y tế, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương.
Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về an toàn thực
phẩm và các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
d/ Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân (Điều34, Nghị định
178/2013/NĐ-CP)
Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ;
Trạm trưởng, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân;
Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công
an cửa khẩu, khu chế xuất;


Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh
sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục
Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng

phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ,
Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng
Cảnh sát giao thông đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống
tội phạm về môi trường,
Giám đốc Công an cấp tỉnh;
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và
chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục
trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống
tội phạm về môi trường.
đ/ Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng (Điều35, Nghị định
178/2013/NĐ-CP)
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ;
Trạm trưởng, Đội trưởng;
Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ
huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu
cảng;
Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn
biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng;
e/ Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển (Điều36, Nghị định
178/2013/NĐ-CP)
Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ;
Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển;
Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát
biển;


Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển;
Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.

f/ Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác và phân định thẩm
quyền xử phạt về an toàn thực phẩm (Điều36)


Người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan: Quản lý thị trường,
Công an (trừ các chức danh quy định tại Khoản 4 Điều này),
Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh
sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định
của Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với
hành vi quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, địa bàn được
phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.



Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với
hành vi quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý.



Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông
thôn, công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định
tại Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.



Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn
Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an

cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa
khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công
an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quy định tại Nghị
định này thuộc địa bàn quản lý.


II. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
1. Khái niệm
Theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 04
năm 2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, “vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định
của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô
ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính, bao gồm:
a) Các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;
b) Các hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ;
c) Các hành vi vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông
đường bộ;
d) Các hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông đường bộ;
đ) Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;
e) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ;
2. Đối tượng điều chỉnh
Theo Điều 2 Nghị định 171/2013/NĐ-CP đối tượng điều chỉnh trong
nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ là:
− Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
− Người có thẩm quyền xử phạt.




Cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

3. Khách thể:
Khách thể là những quan hệ xã hội đang được pháp luật bảo vệ và
đang bị xâm hại đó là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm
quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một
cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm
4. Hành vi bị xử lý và hình thức xử lý

a. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt, đã có nhiều sự điều chỉnh về
mức xử phạt cho các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ. Dưới đây là
các lỗi cơ bản mà chúng ta thường gặp phải và mức phạt cụ thể tương
ứng cho từng lỗi
1. Quy phạm quy tắc giao thông đường bộ ( Điều 6- Điều 11)
2. Quy phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ( Điều
12- Điều 15)
3. Quy phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ
( Điều 16- ĐIều 20)
4. Quy phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao
thông đường bộ ( Điều 21-22)

5. Quy phạm quy định về vận tải đường bộ ( Điều 23-28)
b. Hình thức xử lý( Điều 5 nghị định 34/2010)


Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ được quy định tại nghị định này, cá nhân tổ chức vi
phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a Cảnh cáo;
b Phạt tiền.
Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một
hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt
quy định đối vói hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì
mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng
không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt




Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt
bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời
hạn hoặc không thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính.



Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng
một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái
phép;
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường do vi phạm hành chính gây ra;
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất phương
tiện;
Các biện pháp khác

+

+
+
+


5. Chủ thể có thẩm quyền xử lý
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt được quy định trong nghị định 171 và
luật xử lý vi phạm hành chính
a/ Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính (điều 73 nghị định
171)

+

+

+


+

+
+

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ bao gồm:
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 69, 70 và
71 của Nghị định này;
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập
biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành
lang an toàn giao thông đường bộ;
Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi
phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường sắt bao gồm:
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại các Điều 69, 70 và
71 của Nghị định này;
Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi
phạm xảy ra trên tàu;
Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi
phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.

b/ Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (khoản 1
điều 68 nghị định 171)
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các
hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của

địa phương mình.


c/ Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát


+

+



Cảnh sát giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 2 điều 68
nghị định 171 có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm
được quy định trong Nghị định này như sau:
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người
và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định
tại Nghị định này;
Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5
Điều 15 Nghị định này.
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông
đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi
phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này (khoản
4 điều 68 nghị định 171)

d/ Thẩm quyền xử phạt của trưởng công an xã (khoản 5 điều 68
nghị định 171)

Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm
quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm theo quy định của nghị định
này.
e/ Thẩm quyền xử phạt của thanh tra giao thông (khoản 6 điều 68
nghị định 171)


Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh
tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi
vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các
điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ,
trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường
bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành
vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới
đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe
cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn
kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác.
6. Thời hiệu thời hạn
(Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ )
Điều 7. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là
chưa bị xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1 Điều 7 quy định
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được
thực hiện;
- Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ liên quan đến xây dựng, môi trường, nhà ở, đất đai thì

thời hiệu xử phạt là hai năm;
- Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định
đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết
định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có
dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
thì bị xử phạt hành chính; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt
vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền
xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.( quy
định tại khoản 2 Điều 7)


-

Trong trường hợp cá nhân tổ chức đang trong thời hạn bị xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ
mà lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực an toàn
giao thông đường bộ hoặc cố tình trốn tránh cản trở việc xử phạt
thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời
điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt
hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

III. Một số điểm mới về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an
toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn giao thông đường bộ An toàn vệ
sinh thực phẩm
A. Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực
phẩm

Luật An toàn thực phẩm
được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 gồm 72 Điều và 11
chương có nhiều điểm mới và khác biệt về nội dung so với Pháp

lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
• Về nguyên tắc quản lí an toàn thực phẩm trong đó quy định trách
nhiệm trước tiên về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với
thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý an toàn thực
phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực
phẩm, đồng thời phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối
hợp liên ngành và phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
(Được quy định tại khoản 1, 2 điều 3 về luật an toàn thực phẩm
2010 nguyên tắc quản lí an toàn thực phẩm)




Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Luật quy định rõ
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật
về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo
quy định của pháp luật. Mức phạt tiền đối với vi phạm được thực
hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị
thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần
giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch
thu theo quy định của pháp luật. (Được quy định tại điều 6 luật an
toàn thực phẩm 2010)

Nghị định 178/2010/NĐ-CP

Ra đời có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, thay thế cho nghị định
91/2012 và trước đó là nghị định 45/2005. Có một số điểm mới
1.Bảo đảm đủ sức răn đe


Trước hết, Nghị định 178 quy định rõ: Mức phạt tiền tối đa đối với
mỗi hành vi vi phạm hành chính về ATTP là 100 triệu đồng đối với cá
nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.( khoản 1 điều 4) . Như
vậy, mức phạt tiền đối với cá nhân và tổ chức vi phạm là khác nhau,
cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp
2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài mức phạt tiền được quy định như nêu trên, đối với các vi phạm
hành chính về ATTP có tính chất nghiêm trọng như: Sử dụng nguyên
liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; sử dụng động vật mắc bệnh truyền
nhiễm, động vật chết do bệnh, dịch bệnh để sản xuất, chế biến thực
phẩm,… thì mức tiền phạt được tính bằng 3,5 lần giá trị thực phẩm vi
phạm đối với cá nhân hoặc 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với tổ
chức vi phạm.( khoản 4 điều 7)


Như vậy, mức tiền phạt đối với những hành vi vi phạm có tính chất
nghiêm trọng, Nghị định 178 không quy định mức tiền phạt tối đa mà
theo giá trị hàng hóa vi phạm và có thể lên đến hàng chục, thậm chí hàng
trăm tỷ đồng.
Cục ATTP cho rằng quy định này sẽ bảo đảm đủ sức răn đe, buộc các
đối tượng cố tình vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định về
bảo đảm ATTP phải chấm dứt vi phạm, thậm chí đóng cửa. Trường hợp
có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển cơ quan pháp luật để điều tra, truy
cứu trách nhiệm hình sự.
2. Mở rộng thẩm quyền lập biên bản VPHC

Bên cạnh đó, so với Nghị định số 91/2012, Nghị định số 178 mở rộng
thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính nhằm phát huy được vai
trò của lực lượng công chức, viên chức công tác tại các tuyến, nhất là
tuyến huyện, tuyến xã trong việc lập biên bản vi phạm hành chính.
Qua đó sẽ giúp cho việc xử phạt vi phạm hành chính tại tuyến cơ sở
được khả thi hơn, đặc biệt là việc xử phạt vi phạm hành chính về ATTP
đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.
Tương tự, về các chức danh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về
ATTP, Nghị định 178 quy định bổ sung một số chức danh như: Chi cục
trưởng thuộc các Sở Y tế, NNPTNT, Công Thương được giao thực hiện
chức năng thanh tra chuyên ngành ATTP; Tổng cục trưởng, Cục trưởng
thuộc các Bộ Y tế, NNPTNT, Công Thương được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành ATTP và Trưởng đoàn thanh tra chuyên
ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về
ATTP có quyền xử phạt VPHC về ATTP.
3. Phân định rõ thẩm quyền của các cơ quan
Nghị định số 178 cũng quy định phân định rõ thẩm quyền xử phạt
VPHC cho các chức danh có quyền xử phạt như: Chủ tịch UBND các
cấp; chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, huyện, tỉnh; thanh tra


chuyên ngành; người có thẩm quyền xử phạt của các cơ quan quản lý thị
trường; Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển…
Cục ATTP cho rằng: Việc phân định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính cho các chức danh có quyền xử phạt sẽ tránh được sự chồng
chéo hoặc bỏ sót trong việc xử lý các vi phạm hành chính về ATTP,
giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về ATTP.
Cục ATTP cho biết thêm, sau một tháng rưỡi ban hành, Nghị định số
178 đã được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thông qua
việc

tuyền
truyền,
phổ
biến,
tập
huấn.

B. Xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông
đường bộ
I .Những điểm mới của luật giao thông đường bộ năm 2008 so với
luật giao thông đường bộ năm 2001
Luật giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2009.
So với Luật giao thông đường bộ năm 2001, Luật giao thông đường bộ
năm 2008 có 18 điều mới, 68 điều bổ sung, sửa đổi. Một số điểm mới
được bổ sung, sửa đổi thuộc về các chương: Những quy định chung;
Quy tắc giao thông đường bộ và Những quy định về người điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ được Luật quy định cụ thể
như sau:

1.

Bổ sung nhiều hành vi bị nghiêm cấm, điển hình như: “ Đặt, rải vật
nhọn, đổ chất gây trơn trên đường” ( khoản 2 Điều 8); “đe doạ, xúc
phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách, bắt ép hành khách sử dụng
dịch vụ ngoài ý muốn” ( Khoản 15, Điều 8); “Sản xuất, sử dụng
trái phép hoặc mua bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng”
(khoản 22 Điều 8). Đặc biệt quy định chặt chẽ hơn đối với hành vi


sử dụng đồ uống có cồn ( rượu, bia) của người điều khiển phương

tiện tham gia giao thông, trong đó cấm tuyệt đối người điều khiển
xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng sử dụng rượu bia khi điều
khiển phương tiện (khoản 8- Điều 8). Kiểm soát chặt hơn đối với
người uống bia, rượu tham gia giao thông
Nếu như Luật Giao thông đường bộ năm 2001 chỉ quy định chung
là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông trên
đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu
hoặc 40mg/l khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật
cấm sử dụng thì Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã có những
quy định cụ thể hơn.
2.

Tăng quyền cho thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông
Đã có một thời thanh tra giao thông “than trời” về việc không có
quyền dừng xe nên rất khó xử phạt các hành vi vi phạm Luật Giao
thông đường bộ trong quyền hạn của mình thì nay Luật Giao thông
đường bộ năm 2008 đã trao quyền ấy cho thanh tra giao thông.
Điều 86 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: trong
trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra
đối với công trình đường bộ, thanh tra giao thông được phép dừng
phương tiện giao thông và yêu cầu người điều khiển phương tiện
giao thông thực hiện các biện pháp để bảo vệ công trình theo quy
định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Với cảnh sát giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường bộ
mới năm 2008 giao thêm trách nhiệm: phối hợp với cơ quan quản
lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về bảo
vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

3.


Bổ sung quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng
quy cách khi đi xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp máy ( khoản 2Điều 30 và khoản 2- Điều 31).


II. Những điểm mới của nghị định 171/2013/NĐ-CP so với Nghị định
số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP
Với 5 chương, 78 điều, nghị định 171 có một có một số điểm mới như
sau:
− Các mức phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, ô tô
vi phạm các quy tắc giao thông đường bộ nhìn chung không có
thay đổi nhiều hoặc giảm nhẹ so với quy định cũ tại Nghị định
71/2012/NĐ-CP.
− Tuy nhiên có một số hành vi vi phạm của người đi xe mô tô, ô tô
sẽ được giảm nhẹ mức phạt như:
 Nhường đường không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh
của người điều khiển giao thông, người điều khiển ôtô chạy quá
tốc độ trên 35km/h;
 Đi ngược chiều trên đường cao tốc, điều khiển ôtô mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn quá 50 đến 80 miligam/100ml máu
hoặc quá 0,25 đến 0,4 miligam/1 lít khí thở…
 Việc giảm nhẹ mức phạt với đa số các hành vi sẽ được thực hiện từ
ngày 01/01/2014, trừ một số hành vi như đỗ xe không đặt biển báo
nguy hiểm theo quy định; không làm thủ tục sang tên xe theo đúng
quy định thì sẽ lùi thời hạn áp dụng từ 1-3 năm. một số hành vi
khác được giảm mức phạt như:


Một số hành vi vi phạm mới bị sẽ xử phạt như:


+ Người điều khiển, người ngồi trên xe, chở người ngồi trên xe mô
tô sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu không đội "mũ
bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" (Ví dụ: mũ bảo hiểm
cho người đi xe đạp, mũ bảo hộ lao động...) hoặc đội "mũ bảo
hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" nhưng cài quai không đúng
quy cách. (Điểm i, k Khoản 3 Điều 6)
+ Người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao
thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không


tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến
200.000 đồng. (Điểm m Khoản 3 Điều 6)
+ Người ngồi phía sau vòng tay ra người ngồi trước để điều khiển
xe (trừ trường hợp chở trẻ em)…sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến
200.000 đồng. (Điểm n Khoản 3 Điều 6)
+ Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, phạt từ 1
triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng
hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng
ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của xe. Quy định xử phạt này sẽ được áp dụng từ 1-72014.(Khoản 1 Điều 28).
+ Đối với vi phạm về không gắn hộp đen trên xe (đối với hình thức
kinh doanh vận tải có quy định phải gắn hộp đen), cả lái xe lẫn chủ
xe đều bị phạt. Theo quy định tại Nghị định 71/2012 chỉ phạt lái xe
với mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe
30 ngày. Tuy nhiên, theo quy định mới, cá nhân kinh doanh vận tải
sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn hộp đen hoặc
có gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo
quy định sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Mức phạt gấp đôi
đối với tổ chức. Trong khi đó, tài xế điều khiển xe không gắn hộp
đen hoặc có gắn nhưng hộp đen không hoạt động thì bị phạt từ 1

triệu đến 2 triệu đồng (không bị tước giấy phép lái xe).
- Đối với việc xử phạt hành vi không sang tên xe chính
chủ:
Chủ phương tiện là cá nhân không làm thủ tục đăng ký sang tên xe
(để chuyển tên chủ xe trong giấy đăng ký xe sang tên của mình)
khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển,
được thừa kế tài sản là mô tô, xe máy, các loại xe tương tự xe mô
tô sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng (mức phạt tương ứng
gấp đôi đối với tổ chức). Quy định phạt này áp dụng từ
01/01/2017. Cùng hành vi này đối với xe ô tô, mức phạt với cá
nhân từ 1 triệu đến 2 triệu đồng và gấp đôi đối với tổ chức, áp


dụng từ 01/01/2015. Như vậy, mức phạt này được giảm rất nhiều
so với mức phạt hiện hành trong Nghị định 71/2012 (đối với xe
máy phạt từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng; xe ô tô phạt từ 6 triệu đến
10 triệu đồng).
- Ngoài ra, Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tài
chính phải sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ
phương tiện theo hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bao gồm
cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan.
IV. THỰC TRẠNG
1/ Thực trạng về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
Vi phạm hành chính về giao thông đường bộ trong nhiều năm qua luôn
là vấn đề bức xúc trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và là
một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông đường bộ.









Các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ tại ba
thành phố lớn (TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng) tuy đa dạng, nhưng
mang tính phổ biến, điển hình của đô thị. Đặc biệt, một số hành vi
nổi cộm là tụ tập đua xe, lạng lách, đánh võng; bỏ chạy và chống
người thi hành công vụ.
Việc phân định trách nhiệm, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
trong giao thông vận tải còn chồng chéo, bất cập, dẫn đến tình
trạng đùn đẩy trách nhiệm; các vi phạm mới phát sinh không được
xử lý triệt để ngay từ đầu đã tạo thành tiền lệ xấu, làm đối tượng vi
phạm sinh nhờn, không chấp hành, tái vi phạm.
Bên cạnh đó, việc xử phạt gián tiếp thông qua thiết bị kỹ thuật
nghiệp vụ đã được lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện, song
gặp khó khăn do người vi phạm có thể không phải là chủ phương
tiện, hoặc phương tiện đã được chuyển quyền sở hữu nhưng chưa
sang tên đổi chủ.
Nguyên nhân xảy ra các vụ tai nạn giao thông là do ý thức của
người dân chưa cao, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia,


×