Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận chuyên viên chuyên viên chính Xử lý tình huống quản lý hành chính trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 11 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH X
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH X
Tiểu luận
Xử lý tình huống quản lý hành chính
trong lĩnh vực An toàn vệ sinh thực phẩm
Họ và tên:
Đơn vị:
Lớp
LỜI NÓI ĐẦU
Thịt là một trong những loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, là nguồn cung cấp
protein chính cho con người đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm
nhiễm và phát triển. Tại các nước phát triển, việc giết mổ và chế biến sản phẩm động vật được
tiến hành dưới sự giám sát bởi một quy trình vệ sinh thú y rất nghiêm ngặt đã góp phần quan
trọng vào việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm có nguồn gốc động vật khi
đưa ra thị trường tiêu thụ.
Ở nước ta, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực, xong tình trạng giết mổ
nhỏ lẻ, phân tán, đặc biệt là giết mổ không phép, không qua kiểm soát của ngành Thú y vẫn
còn khá phổ biến đã làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia
cầm; ảnh hưởng đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nghiêm trọng hơn nó đã ảnh hưởng
đến sức khoẻ của người tiêu dùng và thực sự trở thành mối quan tâm của các nghành, các cấp.
Để giải quyết vấn nạn trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ngành, UBND
các tỉnh, thành phố đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý để
các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử phạt theo quy định của pháp luật nhằm từng
bước đưa công tác giết mổ động vật đi vào nề nếp góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm các sản phẩm có nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng.
I. Nội dung tình huống
Ngày 14/07/2009, nhận được tin báo của nhân dân đến Chi cục Thú y Đồng Nai qua
đường dây nóng về việc giết mổ trái phép làm bốc mùi hôi thôi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân cư trong khu vực của hộ ông Nguyễn Đình Trung, địa chỉ
142/T3-KP2- P.Tân Hoà- TP.Biên Hoà- tỉnh Đồng Nai. Lãnh đạo Chi cục Thú y đã chỉ đạo
cho phòng Thanh Tra pháp chế cử cán bộ của đội kiểm tra cơ động điều tra, xác minh thông


tin trên. Qua điều nghiên, xác minh cho thấy thông tin trên là có thật, Chi cục Thú y Đồng Nai
đã phối hợp với phòng Cảnh sát Môi trường Công an Đồng Nai, Chi cục quản lý thị trường
tỉnh lên phương án tiến hành kiểm tra cơ sở giết mổ trái phép nêu trên.
1 giờ 30 phút ngày 16/07/2009, Đoàn kiểm tra liên nghành với sự tham gia của chính
quyền địa phương đã tiến hành kiểm tra hộ giết mổ heo trái phép của ông Nguyễn Đình
Trung. Tại hiện trường, đoàn kiểm tra ghi nhận có 12 con heo (trọng lượng khoảng 80-
90kg/con) đã được giết mổ; 07 con heo (trọng lượng từ 35-40 kg/con) được giết mổ để làm
heo quay có biểu hiện bại, xuất huyết của các bệnh truyền nhiễm. Trong chuồng hiện còn 15
con heo trọng lượng khoảng 90kg đang được nuôi nhốt chờ giết mổ. Căn cứ vào mục 10, 12,
13 điều 8 những hành vi bị nghiêm cấm của Pháp lệnh thú y sửa đổi ban hành ngày
29/04/2004. theo đó nghiêm cấm:
- Việc trốn tránh kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước; xuất
khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ
Việt Nam.
- Giết mổ động vật để kinh doanh tại cơ sở giết mổ không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y.
Cơ sở giết không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở giết mổ không có hệ thống xử lý
nước thải, nước thải được xả trực tiếp ra con rạch sau nhà. Căn cứ vào mục a,b,c khoản 1 điều
38 quy định chung về giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật. Khoản 1 điều 39 các
trường hợp cấm giết mổ, sơ chế động vật, bán sản phẩm động vật của nghị định số
33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 của chính phủ quy định thi hành một số điều của Pháp lệnh
thú y quy định:
- Động vật để giết mổ, sơ chế phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành về thú y có thẩm quyền nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng
nhận kiểm dịch theo quy định.
- Động vật để giết mổ, sơ chế không thuộc các trường hợp cấm giết mổ, sơ chế theo
quy định tại điều 39 của nghị định này.
- Việc giết mổ; sơ chế động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh phải được thực hiện
tại cơ sở giết mổ, sơ chế đủ tiểu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan quản lý nhà nước chuyên
nghành thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ, sơ chế.
- Nghiêm cấm việc giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh thuộc các

bệnh cấm giết mổ, sơ chế theo quy định (khoản 1 điều 39).
Đoàn kiểm tra yêu cầu xuất trình giấy phép kinh doanh giết mổ, giấy chứng nhận kiểm
dịch động vật số heo nói trên, nhưng ông Nguyễn Đình Trung không xuất trình được.
Căn cứ vào quy định của các văn bản qui phạm pháp luật cụ thể như:
- Căn cứ vào mục a, khoản 2 điều 12; mục a, khoản 1; mục đ khoản 2 điều 15 của nghị
định 40/2009/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y ban hành
ngày 24/4/2009 quy định.
+ Phạt tiền 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
=> Vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật theo quy định phải kiểm dịch mà
không có giấy chứng nhận kiểm dịch (mục a, khoản 2 điều 12).
=> Phạt tiền từ 300.000 đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây của
cá nhân, tổ chức giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật để kinh doanh:
(1) Không thực hiện việc giết mổ động vật để kinh doanh tại cơ sở giết mổ tập trung đối với
nơi có cơ sở giết mổ tập trung. (mục a, khoản 1, điều 15).
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký để cơ quan thú
y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật hoặc giết
mổ động vật, sơ chế sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ (mục đ, khoản 2, điều
15).
- Căn cứ vào mục a, b khoản 2, điều 6 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh giết mổ động
vật và điều 23 chương VI xử lý vi phạm quy định về điều kiện giết mổ, buôn bán, vận chuyển
động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (ban hành kèm theo quyết định số
03/2008/QĐ-UBND ngày 10/ 01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai) quy định:
+ Cơ sở giết mổ gia súc quy mô nhỏ:
=> Nằm trong vùng được UBND huyện, thị xã quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ.
=> Phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đảm bảo vệ sinh môi
trường, có nguồn nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý nước thải tránh
gây ô nhiễm môi trường.
- Điều 23 quy định buộc xử lý tiêu huỷ hoặc luộc chín sản phẩm động vật
không qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ của ngành thú y trong giết mổ, buôn bán, vận
chuyển.

- Căn cứ vào khoản 1 điều 22 và khoản 1 điều 24 của nghị định 81/2006/NĐ-CP ban
hành ngày 09/08/2006 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường:
+ Khoản 1 điều 22 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 500.000
đồng đối với hành vi xả vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho
phép.
+ Khoản 1 điều 24 quy định phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với các cơ
sở không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư,
khu bảo tồn thiên nhiên.
Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành lập biên bản đối với ông Nguyễn Đình Trung
với các nội dung vi phạm như sau:
=> Tổ chức giết mổ trái phép, không có giấy phép cho phép kinh doanh giết mổ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
=> Cơ sở giết mổ nằm trong khu dân cư, không có hệ thống xử lý chất thải, nước thải
xả chảy ra suối, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến dân cư khu vực
xung quanh.
=> Gia súc đưa vào giết mổ không có giấy chứng nhận kiểm dịch của ngành Thú y.
=> Giết mổ gia súc tại cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không báo cho cơ quan
thú y thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ.
=> Tổ chức giết mổ heo bệnh.
Dưới sự chứng kiến của Đoàn kiểm tra và đại diện chính quyền địa phương, ông
Nguyễn Đình Trung đã ký vào biên bản vi phạm.
II. Mục tiêu xử lý tình huống
Mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, chấn chỉnh công tác
giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xong, tình trạng giết mổ trái phép vẫn còn phổ biến
làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch; ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Trường hợp giết mổ trái phép của ông Nguyễn Đình Trung thể hiện việc không chấp hành các
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực giết mổ gia súc. Vì vậy việc xử
lý các tình huống nêu trên phải nhắm đến các mục tiêu sau:
1. Trên lĩnh vực xã hội:

Việc xử lý vi phạm nêu trên phải mang tính thuyết phục, căn cứ vào những quy định
của pháp luật chỉ rõ những vi phạm của ông Nguyễn Đình Trung; đồng thời cảnh báo cho
những cơ sở đang tổ chức giết mổ trái phép ý thức chấp hành pháp luật, không vì lợi ích cá
nhân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng; ảnh hưởng đến công tác phòng,
chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng.
2. Trên lĩnh vực quản lý nhà nước:
- Qua phát hiện sai phạm, rà soát, đánh giá trách nhiệm của chính quyền địa phương
trong công tác quản lý địa bàn và thực thi trách nhiệm theo quy định của pháp luật nhằm phối
hợp, chấn chỉnh để việc quản lý giết mổ đi vào nề nếp (Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND
ngày 10/01/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai về điều kiện giết mổ, buôn bán, vận chuyển động
vật và sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh, tại khoản 6, điều 13, chương V về trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị đã quy định: “UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã quản lý hoạt động
giết mổ, buôn bán, vân chuyển động vật và sản phảm động vật trên địa bàn xã…”).
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y phải tăng cường công tác thanh, kiểm
tra để phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về thú y nhằm đảm bảo thực thi
pháp luật thú y; lập lại trật tự, kỷ cương, rút ra bài học trong công tác quản lý nhằm ngăn ngừa
và xử lý có hiệu quả những trường hợp vi phạm trong quản lý công tác giết mổ.
3. Trên lĩnh vực kinh tế:
- Việc xử lý tình huống nêu trên sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các
cơ sở giết mổ (các cơ sở giết mổ trái phép sẽ giảm được chi phí về thuế, về phí tổn và lệ phí
của công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ như vậy giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn những cơ
sở chấp hành đúng quy định của pháp luật).
- căn cứ vào quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, lĩnh vực bảo
vệ môi trường tiến hành xử phạt để thu vào ngân sách nhà nước do những hành vi vi phạm
gây ra.
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
1. Về nguyên nhân
a. Vì lợi ích, cơ sở giết mổ đã cố tình thực hiện các hành vi trái pháp luật. Xuất phát từ
nguyên nhân muốn tăng thêm nguồn lợi thông qua việc trốn thuế, trốn phí tổn và lệ phí kiểm

dịch, trốn chi phí gia công giết mổ hoặc đầu tư cơ sở giết mổ, chủ cơ sở giết mổ đã tổ chức
giết mổ trái phép.
b. Công tác quản lý, kiểm tra, nắm bắt địa bàn của chính quyền địa phương còn lỏng
lẻo. Mặc dù được giao trách nhiệm quản lý công tác giết mổ, buôn bán, vận chuyển trên địa
bàn quản lý nhưng UBND các xã, phường đã thiếu quan tâm, thiếu kiểm tra, phối hợp để xử
lý, chấn chỉnh công tác giết mổ vì vậy mới xảy ra tình trạng cơ sở giết mổ bốc mùi hôi thối,
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến dân cư trong một khu vực mà chính quyền địa
phương không hay biết.
c. Công tác quản lý nhà nước chuyên ngành còn lỏng lẻo và thiếu sự phối hợp.
Phường Tân Hòa nằm trên địa bàn quản lý của trạm thú y Biên Hòa, nhưng việc kiểm tra, phát
hiện, phối hợp xử lý tình trạng giết mổ trái phép trên địa bàn không kịp thời và không thường
xuyên dẫn đến tồn tại những cơ sở giết mổ trái phép, tạo dư luận không tốt; làm ảnh hưởng
đến uy tín của Ngành.
d. Công tác tuyên truyền còn ít và chưa đạt yêu cầu.
Việc tổ chức tuyên truyền tác hại của việc giết mổ trái phép làm ảnh hưởng đến công
tác phòng, chống dịch bệnh; ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu
dùng chưa được thường xuyên để nhân dân và các đối tượng kinh doanh giết mổ gia súc biết
và chấp hành.
2. Hậu quả
Việc tổ chức giết mổ trái phép, giết mổ gia súc không rõ nguồn gốc, giết mổ gia súc
bệnh, giết mổ không qua kiểm soát của ngành Thú y trước hết:
- Làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên
địa bàn tỉnh; nguy cơ lây lan dịch bệnh từ việc vận chuyển, giết mổ và lưu thông động vật, sản
phẩm động vật nhiễm bệnh là rất cao.
- Cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm không đảm bảo, nguy cơ ngộ độc
thực phẩm từ những sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an
toàn thực phẩm.
- Lảm ảnh hưởng đến chủ trương của nhà nước trong việc quy hoạch, sắp xếp công tác
giết mổ trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc,
gia cầm; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, làm thất thu cho ngân sách nhà nước từ
hành vi trốn thuế, trốn phí tổn và lệ phí kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm
động vật.
IV. Phương án xử lý tình huống
Từ những vi phạm trong việc tổ chức giết mổ trái phép của ông Nguyễn Đình Trung,
căn cứ vào những văn bản qui phạm pháp luật đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản đề nghị
Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như
sau:
- Xử phạt 2.000.000 đ đối với hành vi vi phạm mục a, khoản 2, điều 12 của Nghị định số
40/2009/NĐ-CP.
- Xử phạt 600.000 đ đối với hành vi vi phạm mục a, khoản 1, điều 15 của Nghị định số
40/2009/NĐ-CP.
- Xử phạt 8.000.000 đ đối với hành vi vi phạm mục đ, khoản 1, điều 15 của Nghị định số
40/2009/NĐ-CP.
- Xử phạt 500.000 đ đối với hành vi vi phạm khoản 1, điều 22 của Nghị định số 81/2006/NĐ-
CP.
- Xử phạt 3.000.000 đ đối với hành vi vi phạm khoản 1, điều 24 của Nghị định số
81/2006/NĐ-CP.
Tổng cộng số tiền xử phạt là 14.100.000.
* Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tổ chức tiêu hủy 7 con heo, trọng lượng từ 30-40 kg/con có biểu hiện bại, xuất huyết
của các bệnh truyền nhiễm.
- Xử lý luộc chín và cho tiêu thụ 12 con heo trọng lượng từ 80-90 kg.
- Đình chỉ việc tổ chức giết mổ trái phép, ông Nguyễn Đình Trung có trách nhiệm khắc phục
hậu quả, xử lý ô nhiễm làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh dưới sự giám sát của chính
quyền địa phương.
- Di chuyển 15 con heo còn lại trong chuồng đến lò mổ để kiểm dịch, giết mổ và cho
tiêu thụ dưới sự giám sát của kiểm dịch viên và thanh tra viên thú y (mục a, b, c khoản 3 điều
7 của Nghị định số 40/2009/NĐ-CP). Dưới sự chứng kiến của đoàn kiểm tra và chính quyền
địa phương ông Nguyễn Đình Trung đã ký vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính.

V. Tổ chức thực hiện
- 10 giờ ngày 16/7/2009, sau khi có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thú y, lĩnh vực bảo vệ môi trường của Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa, dưới sự phối
hợp của chính quyền địa phương, đoàn kiểm tra đã tổ chức thực hiện để giải quyết tình huống,
cụ thể như sau:
- UBND phường huy động 02 xe tải chuyên dùng để vận chuyển 15 con heo chưa giết
mổ và 19 con heo đã giết mổ (có 07 con heo bệnh) đến lò mổ X. Sau khi đã tiêu độc, sát trùng
phương tiện vận chuyển dưới sự áp tải của công an phường, số heo trên đã được lập biên bản
bàn giao cho kiểm dịch viên và thanh tra viên tại lò mổ X. Lực lượng thú y tại lò mổ đã tiến
hành:
+ Tiêu hủy 07 con heo bệnh tại lò đốt.
+ Tổ chức luộc chín 12 con heo (trọng lượng từ 80-90 kg/con) tại khu giết mổ của lò
mổ. Sau khi luộc chín sẽ giao lại cho ông Nguyễn Đình Trung tiêu thụ.
+ 15 con heo chưa giết mổ được nuôi cách ly để tiến hành giết mổ, kiểm soát giết mổ
và giao lại cho ông Nguyễn Đình Trung tiêu thụ vào ngày hôm sau.
- UBND phường Tân Hòa cử cán bộ giám sát việc khắc phục môi trường báo cơ sở
giết mổ trái phép của ông Nguyễn Đình Trung chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quyết định xử
phạt vi phạm hành chính có hiệu lực.
- Chi phí cho việc tổ chức xử lý được chi từ nguồn thu phí tổn và lệ phí của Chi cục
Thú y.
VI. Kết luận
- Ý thức chấp hành Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm của các đối
tượng kinh doanh giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn
còn thấp.
- Tình trạng giết mổ trái phép, kinh doanh sản phẩm động vật không qua kiểm soát của
ngành Thú y còn khá phổ biến. Đây là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
làm ảnh hưởng đến chủ trương tăng cường quản lý, kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Việc kiểm tra, giám sát địa bàn của chính quyền địa phương trong tổ chức triển khai
thực hiện quyết định số 03/2008/QĐ-UBND tỉnh quy định về điều kiện giết mổ, buôn bán,

vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh chưa thường xuyên, liên tục.
VII. Đề xuất
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính
sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực vận chuyển, buôn bán, giết mổ; lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm để những người kinh doanh các lĩnh vực nêu trên biết và chấp hành.
- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, nắm bắt địa bàn, phối hợp xử lý thường xuyên của các
ngành chức năng nhằm nâng cao hiệu quả ngăn ngừa và giảm thấp tình trạng vi phạm của các
đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Huy động sự tham gia cùa quần chúng nhân dân ở các tổ, ấp, khu phố trong việc giáo
dục thuyết phục các đối tượng kinh doanh giết mổ trái phép làm ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm, sẵn sàng tố cáo với cơ quan chức năng những đối
tượng cố tình vi phạm.
- Tăng cường hơn nữa trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản
lý, kiểm tra, phát hiện, phối hợp xử lý không để tình trạng giết mổ trái phép xảy ra trên địa
bàn quản lý.
- Không đề nghị công nhận ấp, khu phố văn hóa còn tình trạng giết mổ trái phép xảy
ra trên địa bàn quản lý.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
I. Nội dung tình huống
- Hoàn cảnh xuất hiện tình huống
- Mô tả tình huống.
- Cơ sở pháp luật để xử lý tình huống
II. Mục tiêu xử lý tình huống
- Trên lĩnh vực xử lý.
- Trên lĩnh vực quản lý nhà nước
- Trên lĩnh vực kinh tế.
III. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
- Về nguyên nhân.
- Hậu quả.

IV. Phương án xử lý tình huống
- Xử phạt bằng tiền.
- Xử phạt bổ sung.
V. Tổ chức thực hiện.
VI. Kết luận.
VII. Đề xuất.

×