Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo thực tập sản xuất chuyên ngành trắc địa mỏ công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.58 KB, 28 trang )

CHƯƠNG I : LỜI MỞ ĐẦU

1.Mục đích, ý nghĩa của đợt thực tập sản xuất.
Sau 5 năm học tập tại trường Đại Học Mỏ Địa Chất Hà Nội,được sự dạy dỗ và
chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu cho mình rất nhiều kiến
thức, tuy nhiên chỉ tích luỹ kiến thức thôi thì sẽ không hiệu quả, chính vì vậy phải
có một môi trường nào đó để vận dụng những lý thuyết đã học thì sẽ đạt được
những kết quả tốt cao hơn. Hơn hết , bản thân em là một sinh viên khoa trắc địa,
chuyên ngành trắc địa mỏ công trình, nếu không có điều kiện ra ngoài thực địa,
cũng như khi tiếp cận khai trường khai thác thì sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ và khó
khăn trong công việc sau này..
Chính vì vậy, đợt thực tập sản xuất này là hết sức quan trọng đối với em. Trong
vòng 1 tháng được nhà trường tạo điều kiện cho em được đi thực tập sản xuất là cơ
hội tốt cho em tiếp xúc và làm quen với môi trường làm việc sau này. Qua đó, em
sẽ có thêm điều kiện để củng cố lý thuyết chuyên môn, thực hành và áp dụng
những kiến thức đã học ở trường vào thực tiễn công việc, học hỏi thêm nhiều kinh
nghiệm, bổ sung những thiếu sót và góp phần hoàn thiện những kỹ năng đã được
học ở trường đại học trong những năm qua.
Sau khi thực tập sản xuất, mỗi sinh viên sẽ có được những kỹ năng nghề nghiệp
và những định hướng rõ ràng hơn về công việc tương lai của mình. Đây chính là
những bước khởi đầu hết sức quan trọng, giúp cho sinh viên không lúng túng, bỡ
ngỡ trước những công việc mới.

2. Lý do tại sao lại chọn đơn vị này để thực tập sản xuất
Mỏ Cao Sơn là một trong số những mỏ than khai thác theo phương pháp lộ
thiên lớn nhất nước ta hiện nay.Sản lượng khai thác mỗi năm đạt được gần như cao


nhất Đông Nam Á. Công nghệ khai thác của mỏ khá hiện đại, quy mô khai thác
lớn. Do đó được thực tập ở đây là một điều rất tốt với em, em có thể tiếp cận nhiều
công nghệ hiện đại cũng như cách làm việc khoa học, tân tiến nhất, để có thể phù


hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.

3.Sau khi thực tập sản xuất sẽ thu hoạch được những gì?
Sau thời gian 1 tháng thực tập tại Công ty cổ phần than Cao Sơn em nắm được
cho mình rất nhiều điều bổ ích như :
-

-

-

Làm quen với công ty, từ cán bộ đến nhân viên, cũng như công nhân, kỹ sư của
công ty. Sau đó tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu về công ty, đặc biệt là ngành trắc
địa trong công việc khai thác mỏ.
Nắm được an toàn sản xuất khi xuống khai trường làm việc.
Đặc biệt nắm được công việc mà 1 kỹ sư trắc địa phải làm, từ thành lập lưới
khống chế tới đo vẽ bản đồ địa hình, rồi đo vẽ tính khối lượng bốc súc, sản
lượng khai thác...
Được hướng dẫn rất nhiệt tình, về công tác ngoại nghiệp lẫn công tác nội
nghiệp để phục vụ công việc khai thác.
Ngoài ra được nắm bắt thêm tình hình đời sống và hiểu được cách làm việc và
cách sống của anh em công nhân tại công ty.


CHƯƠNG II : NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Tổng quan về đơn vị sản xuất sinh viên thực tập.
1.

Thông tin về đơn vị sản xuất.


Công ty than cao sơn có tiền thân là xí nghiệp xây dựng mỏ than Cao Sơn được
thành lập năm 1974. Năm 2001 xí nghiệp đổi tên thành công ty than Cao Sơn. Năm
2006, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và trở thành
thành viên của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam( vinacomin).Công ty than cao
sơn nằm trên phường cẩm sơn-Thị xã Cẩm Phả-Quảng Ninh. Đây là một trong
những mỏ than khai thác theo phương pháp lộ thiên lớn nhất nước ta hiện nay. Trải
qua lịch sử hơn 40 năm, công ty CP than Cao Sơn đã gặt hái được nhiều thành tựu
và khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực khai thác than. Với trữ lượng
than lộ thiên chưa khai thác khá lớn, công ty được đánh giá là đơn vị có thị phần
khai thác lớn tại Quảng Ninh. Lợi thế của công ty là có hệ thống day chuyền công
nghệ khai thác mỏ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện để công ty khai thác triệt để
nguồn than lộ thiên tại khu vực mỏ than Cao Sơn. Kể từ khi cổ phần hóa đến nay,
công ty luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu tài chính luôn
hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Năm 2012, Công ty đã phấn đấu đạt mức
doanh thu là 3.335 tỷ đồng, tăng 13,4% so với kế hoạch, lợi nhuận đạt 54,3 tỷ
đồng, bằng 128,6% kế hoạch.
2.Tình hình chung của vùng mỏ.


Vị trí địa lý.


Khu Đông Cao Sơn cách trung tâm thị xã Cẩm Phả khoảng 12 km về phía Đông
Bắc, là một phần khu khai thác lộ thiên thuộc khu vực Cao Sơn ( công ty cổ phần
than Cao Sơn).
Phía Đông và phía Bắc của khu tiếp giáp bãi thải Đông Cao Sơn và công ty than
Cọc Sáu.
Phía Tây tiếp giáp công trường Tây Cao Sơn đang khai thác.
Phía Nam giáp công ty than Đèo Nai.
Chiều dài khu vực khoảng 1.4 km, rộng từ 1.1-1.3 km, diện tích khoảng 1.5

km², trong giới hạn tọa độ:
X= 2336000 – 2328500
Y= 452500 – 455500
Z= Từ Lộ vỉa – 80m
( Theo giấy phép khai thác số: 2805/GP-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài
nguyên môi trường ), có bản đồ ranh giới kèm theo.
Phía Nam là đứt gãy AA’
Phía Đông Bắc là đứt gãy LL’



Hệ thống giao thông.
Đường bộ: theo hai đường vào khu mỏ Cao Sơn.

-Từ thị xã Cẩm Phả đi Cửa Ông theo đường quốc lộ số 18, qua Mông Dương
vào công ty cổ phần than Cao Sơn, đi qua khu Tây Cao Sơn đến khu mỏ Cao Sơn,
chiều dài khoảng 20 km. Đây là đường vận chuyển than đã được sàng tuyển sạch,
từ sàng của mỏ đem đi bán ở Cảng Khe Dây.
- Từ đường quốc lộ số 18 đi qua khai trường công ty than Cọc Sáu đến khu mỏ
Cao Sơn, đây là đường liên lạc chính chở công nhân đi làm, vận chuyển nguyên,
nhiên, vật liệu vào mỏ, than nguyên khai từ khai trường, mỏ Đông Cao Sơn đến
Máng ga công ty Cao Sơn để kéo bằng tuyển sắt đi tuyển than cửa ông tiêu thụ,
chiều dài tuyến đường khoảng 10 km.





Đường sắt: từ khu mỏ Cao Sơn dùng ô tô chở than đến máng ga Cao Sơn.
Từ đây vận tải chuyển bằng đường sắt đi Cửa Ông.

Địa hình:

Địa hình mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có các đặc điểm của
khí hậu vùng núi Đông Bắc, chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 17-30˚C, lượng mưa lớn
144-260 ml/ ngày đêm.
Do ảnh hưởng của núi cao phía Nam ngăn cách nên khu mỏ có đặc tính của khí
hậu miền núi ven biển. Mùa đông thường có sương mù, mùa hè có mưa đột ngột.
Lượng mưa hàng năm thay đổi từ từ: 1106.68-2834.7 mm, lượng mưa phân bố
hàng tháng không đều: tháng 8,9 lượng mưa lớn từ 781.6-1165 mm, tháng 12,1
lượng mưa còn lại 1.3-5 mm.


Dân cư:

Khu vực cẩm phả có mật độ dân cư khá đông, chủ yếu là dân tộc kinh, một số ít
là dân tộc Sán Dìu. Dân cư chủ yếu từ các vùng khác đến cư trú, nghề nghiệp chính
là khai thác than, ngoài ra làm nghề rừng biển và một số nghề phụ khác.


Kinh tế:

Cẩm Phả là một thị xã lớn của tỉnh Quảng Ninh, kinh tế tập trung chủ yếu vào
ngành than, ngoài ra có các ngành kinh tế: Nông – Lâm – Ngư – Thương nghiệp.


Văn hóa:

Thị xã Cẩm Phả, hầu hết các Phường đều có các trường học, từ mầm non cho
đến phổ thông cơ sở, có ba trường phổ thông trung học, trong đó có một trường

được công nhận là trường chuẩn quốc gia, có các trường đào tạo Đại học, trung học
chuyên nghiệp, đào tạo các ngành nghề để phục vụ nhu cầu sản xuất. Hệ thống
thông tin, truyền hình, truyền thanh phát triển mạnh tại các cơ quan xí nghiệp và
toàn thị xã phục vụ CBCNVC và nhu cầu của nhân dân khu vực.
3.Cấu tạo địa chất khu Cao Sơn.


Phần I: Địa tầng


Khu Cao Sơn bao gồm các trầm tích hệ Trias, thống thượng, bậc No ri-Reti,
điệp Hồng Gai và trầm tích ( T3n-rhg ) và trầm tích dạng lớp phủ hệ Đệ tứ (Q).
-

-

Trầm tích T3n-rhg bao gồm các loại đá chủ yếu là: cuội kết, sạn kết, bột kết,
cát kết, sét kết, sét than và các vỉa than.khu vực mỏ Cao Sơn tồn tại các vỉa V9
đến V14-5 ( đã lộ hoặc được các lỗ khoan khống chế ).
Trầm tích Đệ Tứ ( Q ) phân bố khắp trên mặt địa hình nguyên thủy khu Cao
Sơn, chúng phủ bất chỉnh hợp trên trầm tích T3n-rhg. Chiều dày từ cm đến vài
chục mét trung bình là 5 mét. Trầm tích Đệ Tứ có các dạng: sườn tích, lũ tích;
thành phần gồm đất mùn, cuội, sỏi, cát, sét và các tảng lăn hình thành do tác
động phong hóa và hoạt động của các dòng chảy của nước mặt.


Phần II: Kiến tạo

Khu cao sơn là khối địa chất được giới hạn bởi các yếu tố kiến tạo: phía Bắc,
phía Đông là đứt gãy L-L; phía Nam là đứt gãy A-A; phía Tây Nam là đứt gãy EE, trong khối tồn tại hai đứt gãy nhỏ: I-I và K-K.

Khối Cao Sơn có 4 nếp uốn: nếp lồi 2525 và 151; nếp lõm Cao Sơn và Bắc Cọc
Sáu. Nếp lõm Cao Sơn lớn nhất, nó bao chiếm gần hết diện tích khu mỏ. Các đứt
gãy và uốn nếp đã làm phức tạp, cấu chúc địa chất khu Cao Sơn.
4.Điều kiện thủy văn và địa chất thủy văn.


Nước mặt

Trong khu cao sơn có suối bắt nguồn từ núi Cao Sơn, mạng suối theo hướng
chảy từ Nam đến Bắc theo suối Khe Chàm và hướng chảy vào moong Bắc Cọc Sáu
hướng chảy này có suối lớn luôn tồn tại dòng chảy, nguồn cung cấp chủ yếu là
nước mưa, một phần là nước dưới đất. Các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa,
khô cạn vào mùa khô.
Hiện tại moong bắc Cọc Sáu là một hồ nước lớn, nguồn nước tập trung ở đây do
suối chảy thường xuyên vào mùa mưa nước ở xung quanh chảy xuống tương đối
lớn. Nước ở moong Bắc Cọc Sáu chảy đi qua Cống phía Đông, qua bãi thải mỏ
Cọc Sáu. Mực nước ở Moong thay đổi theo mùa: mùa khô mực nước ở mức (+59)(+60), mùa mưa mực nước dâng lên mức (+63)-(+64).




Nước dưới đất

Nước dưới đất bao gồm: nước trong lớp phủ đệ tứ Q và nước chứa trong tầng chứa
than T3n-r.
5.Sản lượng hàng năm

Năm

Sản lượng than (mᶟ)


lượng bốc xúc đất đá (mᶟ)

2011

3,800,000

32,100,000

2012

3,500,000

25,451,000

2013

3,650,000

30,200,000

2014

3,050,000

28,050,000

II. Tổng quan công tác trắc địa tại nơi thực tập
Trong mỏ Cao Sơn, kỹ thuật trắc địa được chia làm 2 phòng ban với 2 công
việc khác nhau.Đó là: trắc địa hộ chiếu và trắc địa kỹ thuật.

Trắc địa hộ chiếu đảm nhận công việc đo và thiết kế lỗ khoan thăm dò, còn trắc
địa kỹ thuật làm tất cả những việc còn lại như: thành lập lưới khống chế, đo vẽ bản
đồ chi tiết mỏ, đo vẽ bãi thải, bãi chứa, tính toán khối lượng... và nhiều việc nhỏ
khác nữa.
Trắc địa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khai thác. Trắc địa đảm nhận
nghiệm thu, báo cáo toàn bộ khối lượng than khai thác được, hay tính khối lượng


đất đá thải nhằm tính toàn được sản lượng khai thác được để trả lương cho công
nhân, kỹ sư ...
Mỏ Cao Sơn hiện tại đang áp dụng nhiều công nghệ thiết bị hiện đại. Về trắc
địa, mỏ thường dùng dòng máy leica, dòng TS06 plus đang được dùng là chủ yếu.
Còn về làm nội nghiệp thì công ty dùng phần mềm của công ty Hài Hòa như là
topo-hs.
1. Lưới khống chế tại mỏ.
1.1.
Khái quát khu đo.
a) Ranh giới đo vẽ
-

Khu vực đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000 có diện tích 80 ha được chia ra làm
hai khu đo và được giới hạn bởi các điểm có tọa độ trong bảng sau.

TT

Tên điểm

1
2
3

4
5
6
7
8
9

I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
b)

Đặc điểm khu đo

Hệ tọa độ VN 2000 KTT 170.45-MC 3˚
X (m)
Y(m)
2328000
452500
2327999
453214
2327617
452986
2327000

453000
2327000
452500
2328527
454066
2328284
454910
2327992
454829
2328235
453985

Ghi chú
Diện tích đo vẽ
(khu giáp ranh
Đá Mài và Cao
Sơn)
S=53.5 ha
Diện tích đo vẽ
(khu văn phòng)
S= 26.5 ha


Khu đo là khu vực giáp ranh giữa 2 mỏ Đá Mài và Cao Sơn địa hình khu đo
phức tạp bãi thải cũ sạt lở đất đá ngổn ngang, địa hình bị chia cắt nhiều, bãi thải
độ dốc lớn tầng bậc bãi thải cao và dài, cây cối cỏ lau mọc um tùm. Nhìn chung
địa hình khu vực đo vẽ phức tạp gây nhiều khó khăn cho đơn vị thi công, đặc
biệt là phải leo trèo rất nhiều làm chậm tiến độ thi công và rất nguy hiểm cho
người đi gương.
Khu vực văn phòng nhà cửa nhiều, hướng đo bị khuất nên cần nhiều chạm máy

mới cập nhật hết khu đo vì thế mà quá trình thi công gặp rất nhiều khó khăn, rất
phức tạp.

-

-

1.2.

Thành lập lưới khống chế tọa độ, độ cao.

Tọa độ, độ cao cơ sở.

-

Sử dụng các điểm tọa độ, độ cao có trong bảng sau để chuyền tọa độ, độ cao
cho lưới giải tích cấp 1 và lưới đường chuyền cấp 2, các điểm này thuộc báo cáo
chuyển đổi tọa độ từ hệ NN72 sang hệ VN 2000 cùng Quảng Ninh năm 2009, số
liệu do Ban TN – Vinacomin cấp.

TT

Tên
điểm

Cấp
hạng

Tọa độ VN2000 – KTT
107.45 múi 3˚

X(m)
Y(m)

Độ cao
H (m)

1

107402

ĐCCS

2330319.819 443699.733

95.901

2

107447

ĐCCS

2326248.842 460312.363

57.470

3
4

VN 70

R96

H.IV
H.IV

2328088.166 453420.491

48.397
68.155

Ghi chú
Độ cao
GPS
Độ cao
GPS
Độ cao TC
Độ cao TC

1.2.1 Lưới giải tích cấp 1 (GT1) :
-

Để phục vụ sản xuất của công ty và đo vẽ bản đồ của đơn vị thi công phương án
xây dựng tổng số 05 điểm lưới GT1 mang tên từ G-76 đến G-80 do công ty than
Cao Sơn chọn vị trí ngoài khai trường.


-

-


-

-

Lưới giải tích cấp 1 được xây dựng dựa trên hệ thống tọa độ VN2000 –kinh
tuyến trục 107˚45’ múi chiếu 3˚ theo quy định của Vinacomin.
Mốc được đặt tại các vị trí đất đá ổn định, vị trí thuận lợi đáp ứng tốt công tác
trắc địa phục vụ sản xuất của công ty CP than Cao Sơn.
Vị trí đặt mốc phải đạt các yêu cầu kỹ thuật đo GPS như góc thiên đỉnh lớn hơn
75˚, địa hình thông thoáng không có cây cối hoặc nhà của che hướng thu phát
sóng từ máy đo lên các vệ tinh.
Để đo nối tọa độ VN2000 vào hệ thống lưới giải tích cấp 1 đơn vị thi công sử
dụng 04 máy thu tín hiệu vệ tinh GPS. Trong quá trình đo, cả 4 máy thu GPS
hoạt động đồng thời cùng 1 thời điểm. Chiều cao awngten được xác định 2 lần
trước và sau khi đo. Số liệu đo đạc được tự động lưu vào máy đo và được trút
vào máy vi tính để xử lý trên phần mềm chuyên dụng đã được cài đặt sẵn.
Công tác tính toán, bình sai lưới đường chuyền được tiến hành trên phần mềm
đã được cài đặt sẵn trong máy vi tính.
Kết quả xác định tọa độ bằng phương pháp định vị toàn cầu (GPS) có sai số
phải đảm bảo nằm trong giới hạn các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới giải tích cấp 1.

Sơ đồ lưới GT1 :


Hình 1
-

Kết quả đo đạc đạt được như sau:
+ Tổng số tam giác: 8
+

+
+
+

Sai số khép tương đối tam giác lớn nhất : 1/430658
( Tam giác : 7402- GT79- GT80, [S] = 20608.7m )
Sai số khép tương đối tam giác nhỏ nhất: 1/9623837
( Tam giác : 7402- GT78- GT79, [S] = 23573.5m )
Sai số khép chênh cao tam giác nhỏ nhất: 0.000m
( Tam giác : GT78- GT79- GT80, [S] = 4173.5m )
Sai số khép chênh cao tam giác lớn nhất : 0.047m
( Tam giác : 7402- GT79- GT80, [S] = 20608.7m )

+ Sai số đo phương vị lớn nhất: ( GT77 – GT76 ) ma(max) = 0.24’’


+Sai số đo phương vị nhỏ nhất : (7402 - GT78 ) ma(min) = 0.00’’
+Số hiệu chỉnh phương vị lớn nhất : ( GT77 - GT78)da(max) = 0,34’’
+Số hiệu chỉnh phương vị nhỏ nhất : ( 7402-GT78 ) da(min) = 0.00’’
+Sai số đo cạnh lớn nhất : ( 7402 – GT80 ) ms(max) = 0.008m
+Sai số đo cạnh nhỏ nhất: (7402-GT78) ms(min) = 0.000m
+Số hiệu chỉnh cạnh lớn nhất : (GT76 – 7447 ) ds(max) = 0.011m
+Số hiệu chỉnh cạnh nhỏ nhất: ( GT78- GT48 ) ds(min) = 0.000m
+Sai số đo chênh cao lớn nhất : (7402 – GT80) mdh(max) = 0.027m
+ Sai số đo chênh cao nhỏ nhất: ( 7402- GT78) mdh(min) = 0.000m
+ Số hiệu chỉnh chênh cao lớn nhất: (7402-GT80) ddh(max) = 0.046m
+Số hiệu chỉnh chênh cao nhỏ nhất: (GT78 - GT77) ddh(min) = 0.000m

-


1.Sai số trung phương trọng số đơn vị:
M= 1.00
2. Sai số vị trí điểm :
- Nhỏ nhất : (điểm: 7447) mp = 0.000m
- Lớn nhất: (điểm: GT80) mp = 0.001m
3.Sai số tương đối cạnh:
Cạnh nhỏ nhất:
ms/s = 1/11696112
( cạnh 7402 -GT78 S=11696.1m )
Cạnh lớn nhất :
ms/s = 1/1265255
( cạnh GT77 – GT76 S= 506.1m )
4.Sai số phương vị:
Nhỏ nhất : ( GT77 – 7447) ma=0.00’’
Lớn nhất : ( GT77 – GT76) ma=0.14’’
5.Sai số chênh cao:
Nhỏ nhất: ( GT77 – 7447) mh = 0.000m
Lớn nhất: ( GT76 – 7447 ) mh = 0.001m
6.Chiều dài cạnh nhỏ nhất : ( GT77 – GT76 ) S = 506.102m
Chiều dài cạnh lớn nhất: ( 7402 – GT78) S = 11696.112m


Chiều dài cạnh trung bình :

S = 4677.219m

1.2.2 Lưới đường chuyền cấp 2
a) Công tác xây dựng lưới
Để phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa hình đơn vị thi công tiến hành bố trí
hai lưới đường chuyền cấp 2 gồm 10 điểm mang tên từ II-01 đến II-10 như

sau:
+) Lưới thứ nhất ở khu vực văn phòng sản xuất trên khai trường:
-

Xuất phát từ điểm G-76 ngắm G-80 dẫn một lưới gồm 5 điểm mới lần lượt
mang tên từ II-01 đến II-05 rồi khép về cạnh G-77_G-78 tạo thành lưới dạng

-

phù hợp.
Sơ đồ lưới như hình 2 :

Hình 2
Trong lưới này :
Cạnh ngắn nhất là cạnh G-76_II-01 = 134.630m
Cạnh dài nhất là cạnh II-02_II-03 = 252.473m
Kết quả đo đạc được như sau :
- Tuyến: G80_G76_II-01_II-02_II-03_II-04_II-05_G77_G78
- Chiều dài tuyến [S] = 1153.9m Số cạnh N = 6
- Khép phương vị : Wb = -2.38’’ Wg/h = 66.14”


- Khép tọa độ : fx = 0.027m
fy = -0.008m
fp = 0.028m
fs/[S] = 1/41300
-Sai số trọng số đơn vị M = 6.79”
- Điểm yếu nhất ( II-03 ) mp = 0.010m
- Chiều dài cạnh yếu : ( G76_II-01) ms/s = 1/35900
- Phương vị cạnh yếu: ( II-05_II-04) ma=5.61”


-

+) Lưới thứ 2 ở khu vực giáp ranh giữa mỏ Đá Mài và mỏ Cao Sơn:
Xuất phát từ điểm G-80 ngắm G-78 dẫn một lưới gồm 5 điểm mới lần lượt
mang tên từ II-06 đến II-10 rồi khép về cạnh G-54_G-76 tạo thành lưới dạng

-

phù hợp.
Sơ đồ lưới như hình 3

Hình 3
-

Trong lưới này :
Cạnh ngắn nhất là cạnh: II-09_II-10 = 208.350 m
Cạnh dài nhất là cạnh: II-08_II-09 = 434.619m
Kết quả đo đạc được như sau:
- Tuyến: G78_G80_II-06_II-07_II-08_II-09_II-10_G54_G76
- Chiều dài tuyến [S] = 2044.0 m Số cạnh N=6
- Khép phương vị : Wb = -6.71” Wg/h= 66.14’’
- Khép tọa độ : fx = -0.005m fy = 0.044m
fp = 0.044m fs/[S]= 1/46000
-Sai số trọng số đơn vị M = 7.37”
-Điểm yếu nhất ( II-08 ) mp= 0.018m


-Chiều dài cạnh yếu : ( II-10_ II-09) s/[S] = 1/47900
- Phương vị cạnh yếu : ( II-10_ II-09) ma= 6.79”

b) Dụng cụ, phương pháp đo và độ chính xác của lưới đường chuyền cấp 2:
- Sử dụng máy TCR 405 và gương sào có kẹp 3 chân để đo góc ngang ,
chênh cao và chiều dài cạnh. Dùng thước thép dây đo chiều cao máy.
- Với lưới đường chuyền cấp 2 tại một trạm máy, góc ngang đo 2 lần, đo cả
thuận đảo, đọc số đến 1”. Chiều dai đo 2 lần , có đo đi, đo về , đọc số đến mm Số
liệu đo đạc được ghi vào sổ,sau khi kiểm tra các hạn sai đảm bảo yêu cầu mới đưa
vào tính bình sai trên máy vi tính đã lập sẵn chương trình bình sai chặt chẽ. Tọa độ
các điểm lấy đến mm.
- Độ chính xác đo đạc :

TT
Mạng
1
Mạng
2

Tên các chỉ tiêu

Đường chuyền cấp 2
Phương án
Thực hiện

Sai số trung phương đo góc
SSTP tương đối ( ms/s )
Sai số vị trí điểm yếu nhất
Sai số trung phương đo góc
SSTP tương đối ( ms/s )
Sai số vị trí điểm yếu nhất

10”

1/5000
0.070 m
10”
1/5000
0.070 m

6.79”
1/35900
0.010 m
7.37”
1/47900
0.018 m

Phương pháp tính toán bình sai:
Các số liệu sau khi kiểm tra đủ độ tin cậy được đửa vào tính sơ bộ bằng máy
c)

-

tính cầm tay đạt yêu cầu.Sau đó tính toán bình sai chặt chẽ trên máy vi tính
bằng chương trình bình sai chặt chẽ đã cài sẵn. Tọa độ các điểm lấy đến mm.


-

Lưới khống chế đo vẽ được tính toán trực tiếp bằng máy tính cầm tay. Tọa độ

các điểm lấy đến mm.
1.2.3 Lưới độ cao thuỷ chuẩn kỹ thuật
a) Xây dựng lưới :

- Dựa vào 2 điểm độ cao hạng IV là R96 và VN70 để dẫn độ cao thủy chuẩn kỹ
thuật vào khu đo.
- Xuất phát từ điểm VN-70 dẫn độ cao thủy chuẩn kỹ thuật đi qua các điểm G-80,
G-79, G-78, G-77, G-76 rồi khép về điểm R96 tạo thành lưới dạng phù hợp có tổng
chiều dài là 12.063 km
- Sơ đồ lưới như hình 4:

Hình 4.
b) Dụng cụ, phương pháp, độ chính xác đo đạc..
- Sử dụng máy thủy chuẩn Ni 025 và cặp mia gỗ 3m có khắc vạch mặt đen và đỏ
để đo lưới độ cao kỹ thuật.
- Số liệu đo đạc được ghi vào sổ theo từng trạm riêng biệt, sau khi kiểm tra các hạn
sai đảm bảo yêu cầu mới đưa vào tính toán bình sai trên máy tính đã lập trình sẵn
chương trình bình sai chặt chẽ. Độ cao các điểm lấy đến mm. Quá trình đo đạc
luôn tuân thủ các chỉ tiêu trong bảng sau:


TT
1
2
3
4
5

Tên các chỉ tiêu
Khoảng cách từ máy đến mia
Chênh lệch chiều dài mia trước và mia sau
Chênh cao mặt đen và mặt đỏ
Tổng chênh D trước và sau
Sai số khép độ cao – L tính bằng km


Kỹ thuật
≤ 120m
≤ 5m
≤ 3mm
≤ 50m
≤ 50/L

Độ chính xác đo đạc:
tt
1

Nội dung
Lưới thủy chuẩn kỹ thuật
Sai số khép

Phương án

Thực hiện

69.5 mm

8.0 mm

1.2.4 Lưới độ cao lượng giác
- Tất cả các điểm lưới đường chuyền cấp 2 được chuyền độ cao bằng phương pháp
đo cao lượng giác.
- Sử dụng máy TCR 405 và cặp gương để dẫn độ cao. Chênh cao được đọc trực
tiếp trên máy đồng thời đo góc, cạnh của lưới, chênh cao được đọc ở hai vị trí bàn
độ của máy, có đo đi đo về, đọc số đến mm. Chiều cao máy, gương đo bằng thước

dây, đọc số đến mm.
- Số liệu đo đạc được ghi vào sổ theo từng trạm riêng biệt, sau khi kiểm tra các hạn
sai đảm bảo yêu cầu mới đưa vào tính toán bình sai trên máy tính đã lập trình sẵn
chương trình bình sai chặt chẽ. Độ cao các điểm lấy đến mm.
- Sai số khép cho phép đối với lưới độ cao lượng giác phải đạt được như sau:
Fhđo ≤ ±50 mm


Trong đó: L là chiều dài đường đo tính bằng km.

Độ chính xác đo đạc

TT
1
Mạng 1
Mạng 2

Nội dung
Lưới độ cao lượng giác
Sai số khép
Sai số khép

Phương án

Thực hiện

53.7 mm
71.5 mm

14.0 mm

10.0 mm

1.3. Phương pháp xây dựng lưới khống chế đo vẽ mỏ Cao Sơn :
- Hiện nay mỏ Cao Sơn đang sử dụng phương pháp đo giao hội nghịch và
phương pháp đo giao hội thuận.
- Do điều kiện địa hình của mỏ khó khăn phức tạp, các tầng tiến hành khai
thác liên tục nên các điểm khống chế bị chuyển dịch nên khi đo giao hội ta phải từ
3 điểm (khi đo giao hội thuận), và đo 4 điểm khi đo giao hội nghịch).
1.3.1 Phương pháp giao hội thuận.
Theo hình vẽ, để xác định tọa độ của điểm P thì người ta đặt máy tại 3 điểm
khống chế (điểm cơ sở từ giải tích 3 trở lên, các điểm phải thông hướng với nhau)
ngắm về điểm P đo các góc β₁, β₂, β₃ (các góc giao hội có βmax≤ 120˚, βmin≥ 30˚) và
tính được các góc phương vị αAB, αBC, từ chiều dài cạnh AB và định luật hàm số sin
để tính các cạnh AB và định luật hàm số sin để tính các cạnh AP, BP.
YP – YA = SAB.Sinσα
YP – YA = SAB.Cosσα
Theo định lý hàm số sin:
SAP = SAB.

B
C


σAP = σAB – α
Trong đó:A
SinσAB =
CosσAB= P

Hình 5.


YP = YA + Hình (1)
XP = XA +
Tương tự như trên ta tính tọa độ của điểm P từ 3 phía, tọa độ của điểm P là
trung bình cộng của 3 hướng tính.
1.3.2 Phương pháp giao hội nghịch.
Hiện nay mỏ Cao Sơn đang sử dụng phương pháp đo giao hội nghịch là chủ yếu.
Theo hình 6 thì để tính tọa độ điểm P ta có thể xác định bằng nhiều cách nhưng ở
đây thì ta chỉ đưa ra 1 phương án là phương pháp góc phụ:

Hình 6.


Ta đặt máy tại điểm P ngắm về các điểm A,B,C,D đo được các góc
α,β,γ, 2 tam giác ABP và PBC
Từ hình vẽ ta có
α + β + γ + φ + ψ =360o
φ + ψ = 360o – ( α + β + γ )

Qua một số biến đổi ta tính được góc φ, ψ . Từ đó ta tính được tọa độ của
điểm P theo công thức dưới đây.

-

Nhận xét: Phương pháp giao hội nghịch có công tác ngoại nghiệp ít , có thể kết
hợp quá trình giao hội với thời gian đo vẽ chi tiết tại trạm máy. Nhược điểm
công tác tính toán phức tạp , độ chính xác giảm dần khi điểm P càng gần vòng
tròn nguy hiểm.

2.ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỶ LỆ 1:1000
2.1.Phân chia bản vẽ



- Để tiện cho việc sử dụng tài liệu chủ đầu tư yêu cầu bản vẽ được bố trí trên
các tờ bản đồ khổ Ao tỷ lệ 1/1000, trên mỗi bản vẽ có kẻ lưới tọa độ kích thước
( 10 x 10 )cm như sau:

2.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000
- Sử dụng máy toàn đạc điên tử TC -800 và TS -06 để đo chi tiết theo
phương pháp toàn đạc . Các đối tượng đo bao gồm:
Các điểm đặc trưng của địa hình như: khe suối , ao hồ , bải thải , moong tầng khai
thác mỏ vv…
-

Hệ thống đường giao thông , trạm điện , đường điện , đường dây thông tin . Các

-

hệ thống thoát nước , cầu cống , nhà cửa , công trình xây dựng vv…
Bản đồ phải thể hiện đầy đủ địa hình địa vật , các moong tầng khai thác, hệ
thống nhà cửa cầu cống đường sắt , địa hình nguyên thủy được thể hiện bằng
các đường đồng mức, khoảng cao đều của đường đồng mức là 1m. Mật độ điểm
chi tiết phải đạt trên 30 điểm / 1ha.
- Quá trình chuyển điểm, vẽ và biên tập bản đồ được thực hiện trên máy vi

tính bằng phần mềm chuyên dụng Topo chạy trên nền AutoCad. Bản đồ được
thành lập là bản đồ kỹ thuật sô 3D ,xuất bản trên giấy Trooky và lưu trên đĩa CD.


2.3. Tổng hợp ghép biên bản đồ địa hình.
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1000 sau khi đo vẽ biên tập xong được ghép biên

với bản đồ địa hình khu vực xung quanh khu đo đã có do Công ty CP than Cao Sơn
cung cấp.
- Việc thu thập tổng hợp tài liệu phải được xem xét kỹ để bản đồ đưa vào
ghép biên là bản đồ được đo ở thồi điểm gần nhất.
- Công tác ghép biên bản đồ phải thực hiện tỷ mỷ đảm bảo sao cho địa hình
tại khu vực bản đồ tiếp biên đúng với thực tế địa hình ở thực địa .
2.4. Lập mặt cắt kiểm tra bản đồ địa hình.
Sau khi bản đồ địa hình được vẽ xong in trên giấy Trooky đưa bản vẽ ra thực
địa để cùng với cán bộ kỹ thuật giấm sát bên A đo các mặt cắt kiểm tra độ chính
xác của bản đồ địa hình. Số lượng và chất lượng của các mặt cắt kiểm tra được
thống kê trong bảng :

Mặt
cắt

Điểm
máy

Điểm
ngắm

Hướng cắt

Số
điểm
đo

1
2
3

Tổn
g

II-04
II-06
II-10

CII-5
G-80
CII-15

41o38’50”
173o54’56”
293o09’01”

38
14
20

Số điểm
không đạt
yêu cầu
( Độ cao
sai
>0.6m)
1
1
2

Số

điểm
đạt
yêu
cầu
37
13
18

Chiều
dài
mặt
cắt
761.9
715.9
590.0
2077.8

3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHỐI LƯỢNG ĐẤT ĐÁ BÓC- KHOÁNG SẢN.


- Phương pháp tính khối lượng đất bóc và than khai thác dựa vào các kết quả đo
đạc và tính toán của trắc địa. Là cơ sở xác định tình trạng công việc bóc đất , đá ,
xây dựng kế hoạch cũng như làm cơ sở trả lương công nhân.
- Vì thế công tác tính khối lượng đất đá bóc và than khai thác được sau mỗi chu kỳ
đo cập nhật là coogn việc thường xuyên của trắc địa mỏ. Độ chính xác tính khối
lượng , chi phí phụ thuộc vào độ chính xác của công tác đo đạc ở khai trường , độ
chính xác thành lập bản đồ, bản ẽ phụ thuộc vào phương pháp tính toán .
- Có 3 phương pháp tính toán khối lượng chủ yếu được xác định khối lượng là:
Phương pháp mặt cắt đứng song song, phương pháp mặ cắt đứng không song song,
phương pháp mặt cát ngang.

+ Phương pháp mặt cắt đứng song song
Hiện nay hầu hết các mỏ lộ thiên của Việt Nam , trong đó có mỏ Cao Sơn sử
dụng phương pháp mặt cắt đứng sogn song để tính khối lượng đất bóc , khoáng
sản.
Nội dung chính của phương pháp này dựa vào các bản đồ cập nhật các tầng
khai thác và tính ra các khối nhỏ và khoảng cách giữa các mặt cắt là 20m.
Các kết quả đo vẽ chi tiết của cuối kỳ khai thác và đầu thòi kỳ khai thác
được đưa lên bình đồ và xây dựng các mặt cắt đứng song song với nhau
Từ các mặt cắt đứng 1-1, 2-2, 3-3 trên bình đồ xây dựng các thiết đồ được
tính bằng phương pháp hình học sau đó tính thể tích từng khối kẹp giữa 2 thiết đồ
( Hình 6 )


Khối lượng toàn tầng là:

S1 , S2 : Diện tích mặt cắt
l: Khoảng cách giữa các mặt cắt
Khi tính khối lượng, nếu tỷ số diện tích của 2 mặt kế cận lớn hơn quá 2/3 thì khối
lượng giữa 2 mặt cắt đó tính bằng công thức:
V= ( S1 + S2 + )
Khối lượng được tính là Qthan = γt . V ( tấn )


Qđá = V ( m3 )

γt : Tỉ trọng than

VI. CÁC NỘI DUNG CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ XÂY DỰNG , MỞ
RỘNG KHAI THÁC MỎ.
VI.1. Đo phục vụ khoan nổ mìn

1- Đo vẽ phục vụ thiết kế khoan nổ
Trong giai đoạn này trắc địa phải đo vẽ , thành lập bản đò địa hình khu vực
bãi mìn và trên đó được biểu thị:
Mép trên và mép dưới của tầng trong khu vực bãi mìn , độ cao các điểm đặc
trưng.




Vị trí phá hoại địa chất, sụt lở , kẽ nứt
Vị trí tiếp xúc của đất đá với khoáng sàng .
Biên giới vùng nguy hiểm, các công trình xây dựng trong khu vực
nguy hiểm

Từ đó cán bộ phụ trách khoan lổ mìn cùng với trắc địa ước tính thông số bãi
mìn :





Vị trí và số lượng các lỗ khoan.
Chiều sâu lỗ khoan
Hình dạng tầng sau khi nổ
Lượng thuốc nổ cho từng lỗ khoan

Các thông số trên được biểu thị trên bản đồ thiết kế bãi mìn.
2- Đo vẽ phục vụ khoan nổ
Căn cứ vào bản thiết kế trắc địa bố trí lỗ khoan ra thực địa , sau khi khoan
trắc địa đo vẽ lại vị trí các lõ khoan , kết quả đo vẽ được biểu thị lên bẩn đồ để thể

điều chỉnh lượng thuốc nổ cho từng lỗ khoan và bãi mìn.


×