PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI NHANH
1. MỞ - KẾT BÀI BẰNG MỘT CÂU NÓI/ ĐOẠN THƠ/ CÂU CHUYỆN:
a. Khái niệm:
Đây là một trong những kiểu mở bài và kết bài phổ biến được nhiều bạn học sinh sử
dụng hiện nay. Bằng cách đưa một câu nói/ đoạn thơ/ câu chuyện có nội dung truyền tải
tương tự với vấn đề/ hiện tượng được đặt ra trong đề làm nhiệm vụ dẫn dắt, bạn khá dễ
dàng để làm được một mở bài, kết bài nhanh.
b. Ví dụ:
ĐỀ
MỞ BÀI
KẾT BÀI
Muốn một ai đó thay đổi, Tôi từng đắm chìm trong Con người chỉ được đánh
phải đi từ ý thức và tình câu thơ của Đinh Vũ Hoàng thức khi được hồi sinh
cảm của họ.
Nguyên: “Và trong mỗi những tế bào cảm xúc, vậy
người Việt mình có một nên, cứ tin rằng “Muốn một
mạch máu nối liền với biển/ ai đó thay đổi, phải đi từ ý
Mạch máu này con phải thấy thức và tình cảm của họ.”
bằng tim”.
Phải chăng muốn yêu tổ
quốc, muốn thương nhớ đất
Việt ông đã dạy con cảm
nhận bằng tim, bằng cảm
xúc, tức là “ý thức và tình
cảm”. Phải chăng, “Muốn
một ai đó thay đổi, phải đi từ
ý thức và tình cảm của họ.”
c. Ưu điểm:
- Dễ sử dụng, nhanh gọn.
- Đánh trúng vấn đề.
- Dễ hợp “gout” văn học của nhiều người chấm.
d. Khuyết điểm:
- Phải thuộc một số câu nói, đoạn thơ, câu chuyện làm nền tảng lúc nào cũng có thể
sử dụng được. Nếu không thuộc bất cứ câu nói nào thì không có nguồn để làm bài
dạng này.
- Phải tìm được câu nói/đoạn thơ/ câu chuyện có ý tương tự, nếu có ý sai sẽ dẫn
tới việc không hiểu vấn đề.
e. Lưu ý:
- Do mở bài/ kết bài này khá phổ biết nên khi dẫn câu nói tương đồng vào nên sử dụng
các từ ngữ phong phú. Ví dụ: “Có ai đó từng nói rằng…”, “Nhà thơ Xuân Diệu từng
viết…”, “Tôi từng say mê giai điệu của một bài thơ…”, “Tô Hoài từng nói “…” phải
chăng là bởi…?”…
- Nên hạn chế đem một “câu chuyện” vào trong mở bài trừ khi nó quá quen thuộc
hoặc ngắn gọn. Vì thường câu chuyện rất dài, hoặc không phổ biết làm chúng ta phải
viết quá nhiều về nó mà loãng vấn đề trọng tâm cần đặt ra.
- Có thể dẫn bằng một lời bài hát.
2. MỞ - KẾT BÀI BẰNG HÌNH ẢNH:
a. Khái niệm:
Bằng cách nhân hóa, so sánh và liệt kê, chúng ta tạo ra những hình ảnh liên tưởng có
liên quan đến vấn đề để dẫn dắt người đọc vào vấn đề và chúng ta lập luận. Có hai dạng
hình ảnh: Hình ảnh đơn (Tạo một hình ảnh và xoáy sâu vào hình ảnh đó) và hình ảnh
chùm (tạo nhiều hình ảnh liên tiếp tương tự nhau và logic).
b. Ví dụ:
ĐỀ
PHẦN
MỞ BÀI
Phải chăng Hình ảnh Ngắm nhìn một hạt mầm
sự
sống đơn
vươn lên sống mãnh liệt,
không bao
không quản ngại những khó
giờ chán
khăn cản trở, xuyên qua bao
nản?
tầng đất đá thô cứng, sần sùi,
cựa mình phát triển trong cái
ôm siết chặt của mẹ lòng đất,
hạt mầm ngày nào giờ đay
mọc ra hai chiếc lá xanh non
mơn mởn tiếp tục hành trình
với nắng, gió, mưa, giông.
Phải chăng vì “sự sống
không bao giờ chán nản”
nên vạn vật – kể cả hạt mầm
luôn muốn vươn mình tồn
tại?
Sáng tạo Hình ảnh Bông hoa muốn sống phải tỏa
hay
là chùm
hương, con chim muốn tồn tại
chết?
phải cất cao tiếng hót, biển cả
muốn trường tồn phải ngày
đêm vỗ song. Vạn vật trên đời
muốn phải triển lúc nào cũng
phải thay đổi, vận động và đổi
mới. Phải chăng, với văn
chương: “Sáng tạo hay là
chết”?
c.
d.
e.
-
KẾT BÀI
Hạt mầm sẽ tiếp tục vươn mình
sống, một ngày nào đó nó sẽ
trở thành cây cổ thụ chứa trên
mình vạn vạn sự sống của chim
muông. Sự sống nuôi dưỡng sự
sống; cuộc đời nối tiếp cuộc
đời, bởi lẽ, “cuộc sống không
bao giờ chán nản”!
Bông hoa sẽ héo nếu không
còn hương sắc, mặt biển sẽ khô
cằn nếu không vỗ đập vào bờ
và người nghệ sĩ sẽ chết đi nếu
không biết sáng tạo.
Ưu điểm:
Dễ sử dụng.
Có thanh điệu, dễ bắt vào lòng người đọc, người chấm.
Khuyết điểm:
Phải biết sáng tạo hình ảnh. Tìm các hình ảnh hợp lí nếu không sẽ không làm được.
Đôi khi những hình ảnh sẽ làm rối vấn đề cần đề cập.
Lưu ý:
Với dạng hình ảnh chùm nên lấy 3 hình ảnh. Vì 2 hình ảnh thì cụt hơi, 4 hình ảnh
thì dài và rối.
Nên chọn hình ảnh hợp lí, xứng tầm.
3. MỞ - KẾT BÀI BẰNG TRẢI NGHIỆM BẢN THÂN:
a. Khái niệm:
Bằng cách kể lại những sự việc mình từng trải qua (hoặc tưởng tượng mình từng trải
qua) để đề cập đến vấn đề mà đề đặt ra nhưng một cách trầm tư, suy nghĩ về vấn đề.
b. Ví dụ:
ĐỀ
Có nên dẹp
bỏ hàng quán
vỉa hè?
MỞ BÀI
Kí ức tuổi thơ tôi gắn liền với những thức
quà dân dã từ gánh hàng rong: một gói
xôi, một que kem, một cây kẹo đều được
bày bán ngoài ngõ phố. Thời gian mang
tôi lớn lên nhưng không làm mất đi những
gánh hàng rong ấy. Bây giờ, chạy ra phố,
thấy nhiều hơn hàng quán vỉa hè: phồn
tạp quá, nó không còn trong trẻo như
những thức quà thưở bé. Tôi băn khoăn tự
hỏi: Liệu có nên dẹp bỏ hàng quán vỉa hè
hay không?
KẾT BÀI
Làm sao để bảo vệ “một gói
xôi, một que kem, một cây
kẹo” trong thời kì hội nhập.
Dẹp bỏ hay không dẹp bỏ?
– Vẫn còn đó một câu hỏi
lớn cho mọi người.
“Con người
sinh
ra
không phải
để thất bại.
Con người có
thể bị hủy
diệt
chứ
không thể bị
khuất phục”.
(Hemingway)
Men theo những câu chuyện cổ tích ngày
xưa mẹ kể, tôi nhớ cô tấm dù bị vùi dập
vẫn hóa thân bốn lần về làm hoàng hậu;
anh Sọ Dừa dẫu bị hóa kiếp vẫn quay trở
lại làm người và cả anh học trò nghèo
chịu cảnh khó khăn vẫn tu chí trở thành
quan trạng. Tôi hỏi mẹ: “Sao họ có thể
làm những điều như thế?”. Những câu
chuyện cổ tích xa dần, lớn lên, bắt gặp
câu nói của Hemingway, tôi thấm thía:
“Con người sinh ra không phải để thất bại.
Con người có thể bị hủy diệt chứ không
thể bị khuất phục”.
Những câu chuyện cổ tích cứ
ùa về, tôi nhớ và tôi thấm thía:
Cổ tích dù hư cấu vẫn là một
bài học đúng đắn cho tôi; hơn
hết “không chịu thất bại” giờ
đây không chỉ còn là lời mẹ kể
mà là bài học thực tế cho tôi
ghi nhớ cả đời người.
c.
d.
e.
-
Ưu điểm:
Dễ đi vào lòng người đọc.
Làm cho người đọc tin vào quan điểm của mình.
Làm người đọc cảm nhận mình có tư duy về vấn đề.
Khuyết điểm:
Dễ gượng cảm xúc nếu nói không khéo.
Lưu ý:
Nên viết mượt mà để cảm xúc trở nên chân thật, đáng tin.
4. MỞ - KẾT BÀI KIỂU “TÔI LÀ…”:
a. Khái niệm:
Bằng cách giới thiệu bản thân là ai trong thời kì hiện đại và suy ngẫm về các vấn đề.
b. Ví dụ:
ĐỀ
“Màu dân tộc
sáng
bừng
trên
giấy
điệp”. (Hoàng
Cầm)
c.
d.
e.
-
MỞ BÀI
Tôi là một người trẻ của thế kỉ XXI:
năng động, hoạt bát, sôi nổi và nhanh
nhạy với tất cả các xu hướng mới
nhất trên thế giới. Tôi hài lòng với
nhịp sống, cách sống của mình cho
đến khi cô giáo yêu cầu phân tích câu
thơ của Hoàng Cầm “Màu dân tộc
sáng bừng trên giấy điệp”. Tôi không
thể định nghĩa nổi ba từ “màu dân
tộc”. Phải chăng tôi đã quá hời hợt
với dân tộc mình, chỉ là một kẻ xu
thời hiện đại? Ý thức tìm về “màu
dân tộc” trong tôi khơi dậy. Tôi băn
khoăn: Màu dân tộc trong trái tim
mình thật sự là gì? Một màu xanh
hiện ra trước mắt tôi…
KẾT BÀI
“Màu dân tộc sáng bừng
trên giấy điệp” – câu thơ
hôm nào của Hoàng Cầm
vẫn còn đó – đánh thức
suy tư về một màu dân tộc
trong tôi. Một màu xanh
miên viễn lại hiện ra…
Ưu điểm:
Tự nhiên, sáng tạo, linh hoạt.
Cho người chấm thấy thái độ khẩn thiết của chúng ta với vấn đề.
Khuyết điểm:
Viết không khéo sẽ làm “lố” cái “tôi”.
Lưu ý:
Chuyển thật tinh tế và nhẹ nhàng từ đoạn tôi là ai sang suy ngẫm vầ vấn đề.
5. MỞ - KẾT BÀI KIỂU CẬP NHẬT TIN TỨC THỜI SỰ:
a. Khái niệm:
Bằng việc đưa ra những quan sát thực tết đời sống để nói lên suy ngẫm của mình về
các vấn đề được đặt ra.
b. Ví dụ:
ĐỀ
Niềm
tin
nhiều khi cứu
rỗi tất cả.
c.
d.
e.
-
MỞ BÀI
Đã có khi tôi tưởng rằng đài VTV chỉ
dành cho những người lớn tuổi khi chỉ
toàn những thông tin thời sự, không thể
nào đua lại với những kênh truyền
thông trên Internet phù hợp cho giới
trẻ. Tuy nhiên, từ ngày chuyên mục
“Chuyện tử tế” được phát sóng trong
chương trình chuyển động 24h. Tôi đã
dành thời gian ngày ngày theo dõi. Tôi
đắm chìm trong những câu chuyện cảm
động thấm đẫm tình người, sự cho đi,
nhận lại và niềm tin. “Việc tử tế” như
vực dậy lượt xem của VTV, phải chăng
“Niềm tin nhiều khi cứu rỗi tất cả”?
KẾT BÀI
Tôi vẫn đều đặn đón xem
những câu chuyện về niềm tin
trên “việc tử tế” như cách để
cứu rỗi tất cả đời sống tôi vậy.
Ưu điểm:
Sáng tạo, linh hoạt, đỡ gây nhàm chán.
Sống động và thực tế.
Khuyết điểm:
Đôi khi dẫn dắt dễ bị vụng.
Lưu ý:
Nên chọn những sự kiện thực sự hay và có liên quan đến vấn đề.
Trên đây là một trong những kiểu mở - kết bài các bạn có thể sử dụng trong qua trình
làm văn của mình. Tuy nhiên, nó không phải là tất cả, nếu cuộc sống là một vũ trụ dài
vô tận thì với văn chương – những lát cắt của đời sống, có vô số cách dẫn dắt, truyền
đạt vào vấn đề. Các bạn có thể linh hoạt và sáng tạo trong quá trình viết văn để bộc lộ
cái tôi của mình, quan điểm cá nhân và cá tính văn học.
Chúc các bạn có nhiều bài học bổ ích sau khi đọc tài liệu này. Hy vọng là các bạn có thể
áp dụng nó trong những bài văn tiếp theo.
BIÊN SOẠN
Nguyễn Hữu Quỳnh Hương
(SV Năm nhất Đại học Ngoại thương
Cựu học sinh Chuyên Toán Lê Quý Đôn Vũng Tàu
Giải Nhì Quốc Gia Ngữ Văn năm 2015)