1
I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM
PHM TH L
Tờn ti:
Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trởng của cây Bơng lông
(Dendrocalamus giganteus) tại xã Mờng Phăng
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
khóa luận tốt nghiệp đại học
H o to
Chuyờn ngnh
Lp
Khoa
Khoỏ hc
Ging viờn hng dn
: Chớnh quy
: Lõm nghip
: K42 - Lõm nghip
: Lõm nghip
: 2010-2014
: ThS. Lờ S Hng
Thỏi Nguyờn, nm 2014
2
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các Cơ quan, Đơn vị, Nhà trường, các thầy, cô giáo cùng bạn
bè và người thân. Đến nay, tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và
đặc biệt là Thầy giáo ThS. Đặng Thị Thu Hà người đã trực tiếp, tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bác, các cô, các chú,
các anh và các chị đang công tác tại UBND xã Mường Phăng đã tận tình
giúp đỡ tôi trong việc hướng dẫn, cung cấp các thông tin, tài liệu và tạo
điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình trong thời gian qua.
Trong quá trình thực tập, bản thân tôi đã cố gắng hết sức nhưng do
trình độ và thời gian có hạn nên đề tài tốt nghiệp của tôi không tránh
khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ
bảo của các thầy, cô giáo, của bạn bè và người thân để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
tháng
Sinh viên
Phạm Thị Lệ
năm 2014
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn xã Mường Phăng ....................15
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng dân số của xã phân theo thành phần dân tộc ...............17
Bảng 2.3: Tổng hợp dân số, lao động xã Mường Phăng ....................................18
Bảng 2.4: Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Mường Phăng.........................20
Bảng 2.5: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng .................................23
Bảng 2.6: Cơ cấu thu nhập bình quân năm 2010 trên địa bàn xã .........................25
Bảng 4.1: Phân bố số cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên ..............................................................................................39
Bảng 4.2: Sinh trưởng cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên ..............................................................................................41
Bảng 4.3: Mô tả đặc điểm đất sinh trưởng của cây Bương lông tại xã Mường
Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. ....................................................43
Bảng 4.4: Giá trị sử dụng cây Bương lông ...........................................................45
Bảng 4.5: Kỹ thuật chọn tuổi gốc làm giống ........................................................45
Bảng 4.6: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định thời vụ trồng
Bương lông ...................................................................................................46
Bảng 4.7: Kinh nghiệm của các hộ gia đình trong việc xác định mật độ trồng .48
Bảng 4.8: Kích thước hố trồng qua điều tra các hộ gia đình ................................49
Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả điều tra số lần chăm sóc Bương lông ......................50
4
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Thân cây của Bương lông .................................................................35
Hình 4.2: Cành mới mọc từ thân .......................................................................36
Hình 4.3: Cành đùi gà .......................................................................................36
Hình 4.4: Rễ và thân ngầm của cây Bương lông ..............................................38
Hình 4.5: Hoa của cây Bương lông ...................................................................38
Hình 4.6. Cây Bương lông tuổi 2 tại Mường Phăng - Điện Biên .....................42
Hình 4.7: Biểu đồ chọn tuổi cây làm giống gốc ...............................................46
Hình 4.8: Biểu đồ xác định thời vụ trồng Bương lông ....................................47
Hình 4.9: Biểu đồ so sánh mật độ trồng của các hộ dân ..................................48
Hình 4.10: Xác định kích thước hố trồng qua điều tra các hộ gia đình ............49
Hình 4.11: Biểu đồ điều tra số lần chăm sóc Bương lông ...............................50
5
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .....................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................3
1.2.1. Về lý luận ..................................................................................................3
1.2.2. Về thực tiễn ...............................................................................................3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................3
1.3.1. Về lý luận ..................................................................................................3
1.3.2. Về thực tiễn ...............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa lý luận ..........................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................4
2.1. Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc ...........................4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ..................................................5
2.2.1. Trên thế giới ..............................................................................................5
2.2.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................6
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................11
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................11
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..........................................................................16
2.3.3. Kết cấu hạ tầng xã hội .............................................................................26
2.3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật ............................................................29
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI , ĐIẠ ĐIỂM , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................31
3.3.1.Điều tra tình hình phân bố và đặc điểm hình thái cây Bương lông tại xã
Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên .............................................31
3.3.2. Nghiên cứu đặc sinh trưởng về chiều cao và đường kính của cây Bương
lông, số cây/khóm theo tuổi .............................................................................31
3.3.3. Nghiên cứu tổng kết kiến thức bản địa của người dân địa phương về kỹ
thuật trồng, giá trị sử dụng, thị trường ..............................................................31
6
3.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................32
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................32
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn ..........................................................33
3.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ..................................................33
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................35
4.1. Đặc điểm hình thái và phân bố cây Bương lông tại xã Mường Phăng,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ......................................................................35
4.1.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................35
4.1.1.4. Hình thái mo.........................................................................................37
4.1.1.5. Hình thái thân ngầm .............................................................................37
4.1.1.6. Hình thái rễ...........................................................................................37
4.1.1.7. Hình thái hoa ........................................................................................38
4.1.2. Đặc điểm phân bố ...................................................................................38
4.2.Đặc điểm sinh trưởng của cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện
Biện Biên Đông, tỉnh Điện Biên .......................................................................40
4.2.1.Đặc điểm sinh trưởng cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện Điện
Biên, tỉnh Điện Biên..........................................................................................40
4.2.2.Đặc điểm đất sinh trưởng cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện
Điện Biên,tỉnh Điện Biên ..................................................................................42
4.3. Tổng kết kinh nghiệm của người dân về giá trị sử dụng và kỹ thuật gây
trồng cây Bương lông ........................................................................................44
4.3.1. Giá trị sử dụng cây Bương lông tại xã Mường Phăng, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên ...................................................................................................44
4.3.2. Kỹ thuật nhân giống tại địa phương ........................................................45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................52
5.1. Kết luận .......................................................................................................52
5.1.1. Về đặc điểm hình thái và phân bố cây Bương Lông tại xã Mường Phăng,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên ......................................................................52
5.1.2. Về đặc điểm sinh trưởng cây Bương Lông tại xã Mường Phăng, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên .................................................................................52
5.1.3. Tổng kết kinh nghiệm của người dân về giá trị sử dụng và kĩ thuật gây
trồng cây Bương lông ........................................................................................52
5.2 Kiến nghị .....................................................................................................53
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tre - Trúc thuộc họ Hồ Thảo (Poacae Barnh), lớp cây một lá mầm. Trên
thế giới hiện nay có khoảng 1300 loài thuộc 70 chi, nước nhiều Tre nhất là
Trung Quốc với khoảng 50 chi với 500 loài, ở Việt nam có 29 chi 150 loài.
Tre - Trúc là lâm sản ngoài gỗ có rất nhiều công dụng, có thể nói từ
thân, gốc, rễ, lá, quả đều được sử dụng triệt để, bộ phận được sử dụng rộng
rãi đó là thân khí sinh. Do thân khí sinh của Tre - Trúc có nhiều đặc tính tốt
nên sử dụng trong xây dựng nhà cửa, đúng đồ gia dụng, làm bố mảng, cầu
phao. Hiện nay công nghiệp phát triển, Tre - Trúc là nguồn nguyên liệu quí
giá cho sản xuất giấy cao cấp, cho ván sàn, ván ép, đồ mộc cao cấp, chiếu
trúc, than hoạt tính, thủ công mỹ nghệ…, có thể nói Tre - Trúc thay thế
được gỗ trong nhiều lĩnh vực. Với công nghệ chế biến cao, những sản
phẩm sản xuất từ Tre - Trúc không những đẹp mà còn có độ bền cao, khả
năng chịu nén, chịu lực tốt. Thân Tre - Trúc có tỷ trọng cao, nhiều lỗ hổng
và nhiều chất khoáng, thân Tre được Cacbon hoá có nhiều ứng dụng như
làm chất khử mùi, điều hồ độ ẩm, chặn súng hồng ngoại, ngăn cản điện từ,
than được sử dụng nhiều trong cuộc sống như nấu ăn. Nhiệt lượng 1 kg
than hoạt tính có thể đạt 7703 kcal/kg cao hơn so với than hoạt tính gỗ,
than có khả năng lọc nước tốt...v.v. Gốc, thân Tre - Trúc có thể tạc tượng,
thân ngầm và cành đều có thể sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Lá một số
loài có thể xuất khẩu, lá dựng chế biến thuốc kháng sinh chống một số bệnh
như cảm, cúm…Việt Nam có 10 loài Tre - Trúc cho măng ăn ngon (Mai
ống, Luồng, Lồ ô, Là ngà, Trúc sào, Vầu đắng, Tre gầy…). Tuy nhiên, các
loài cho măng ngon năng suất cao, chất lượng tốt chưa được phát triển, việc
khai thác măng chỉ dừng lại ở mức độ tận dụng[2],[15].
Loài Bương lông Điện Biên, còn có các tên gọi khác như Mạy púa
mơi, Bương lớn, Bương lớn Điện Biên. Là một trong những loài tre có kích
2
thước lớn nhất ở Việt Nam, chiều cao 18 - 24cm, đường kính gốc 12 - 18cm,
có vách dày, chiều dài đốt từ 25 - 30cm, ít cành nhánh, khả năng cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao. Mặt khác, hiện nay
việc kinh doanh cây Bương lông Điện Biên vẫn theo hướng quảng canh, dựa
vào kinh nghiệm của người dân địa phương và điều kiện tự nhiên sẵn có là
chính nên năng suất không cao như vốn có của nó. Đặc biệt việc phát triển
mở rộng diện tích trồng loài cây này rất khó khăn do nhân giống bằng gốc
rất hạn chế về số lượng giống, người dân chưa nắm được kỹ thuật nhân
giống bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom cành nên số lượng giống
cung cấp ra thị trường ít chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình, hơn
nữa người dân địa phương chỉ cho rằng trồng bằng giống gốc mới cho năng
suất, trong khi đó nhiều loài tre mọc cụm khác việc nhân giống và trồng
bằng giống cành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao như: Luồng
(Dendrocalamus barbatus), Mai xanh (Dendrocalamus latiflorus),vv.
Như vậy, việc gây trồng Bương lông Điện Biên còn thiếu hướng dẫn
kỹ thuật nhân giống có khả năng đáp ứng số lượng giống lớn cho gây trồng
nhân rộng; thiếu biện pháp kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật và công nghệ chế
biến chưa được quan tâm nghiên cứu. Do đó, việc kế thừa kết quả nghiên
cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chế biến đã thành công cho một số loài
tre, đặc biệt là các loài thuộc chi Dendrocalamus vào nghiên cứu kỹ thuật
nhân giống, kỹ thuật trồng, chế biến sản phẩm và tổng kết những kiến thức
bản địa có giá trị kết hợp với kỹ thuật hiện đại cần được nghiên cứu thử
nghiệm cho cây Bương lông Điện Biên.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, được sự cho phép của Ban Giám
Hiệu Trường Đại Hộc Nông Lâm Thái Nguyên và sự giao phó của ban chủ
nhiêm Khoa Lâm Nghiệp cùng với sự giúp đỡ của UBND xã Mường Phăng
tôi xin thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh trưởng của
cây Bương lông (Dendrocalamus giganteus) tại xã Mường Phăng, huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.2.1. Về lý luận
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Bương lông.
- Điều tra tình hình phân bố của cây Bương lông tại xã Mường
Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
1.2.2. Về thực tiễn
- Tìm các biện pháp kĩ thuật thích hợp để nhân giống cây Bương
lông phục vụ nhu cầu của người dân và làm nguyên liệu chế biến tỉnh.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Về lý luận
- Xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng cây Bương lông tại
xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Tổng kết kiến thức bản địa của người dân địa phương về kỹ thuật
trồng, giá trị sử dụng, thị trường.
1.3.2. Về thực tiễn
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương
lông nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu chế biến cho tỉnh Điện
Biên và các tỉnh lân cận.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa lý luận
- Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội tiếp cận phương pháp
nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên
cứu đề tài cụ thể.
- Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn
tại địa bàn nghiên cứu.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh
doanh rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền
vững của hệ sinh thái rừng.
- Giúp nắm rõ hơn về đặc điểm phân bố và sinh trưởng phát triển của
loài cây Bương lông.
4
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc
Cơ quan sinh dưỡng của tre trúc gồm thân ngầm, măng, cành, lá, rễ.
Thân khí sinh và thân ngầm hợp thành thể thống nhất. Thân ngầm sinh ra
măng, măng mọc thành tre (trúc), tre nuôi thân ngầm hoặc sinh thân ngầm
mới, mỗi thân ngầm lại sinh măng, cứ luôn hồi như vậy, cho nên cả rừng
tre là một thể thống nhất.
Cơ quan sinh sản của tre trúc là hoa, quả, hạt, nhưng tre trúc lại nhân
giống chủ yếu bằng sinh dưỡng vì tre trúc hàng mấy chục năm thậm chí
hàng trăm năm mới ra hoa kết quả một lần.
Năng lực sinh trưởng dinh dưỡng và tái sinh vô tính của tre trúc rất
mạnh, măng tre trúc được phân sinh từ gốc, từ thân ngầm mà ra, lợi dụng
đặc tính này người ta có thể sản xuất kinh doanh rừng tre trúc liên tục. Tre
trúc hàng năm đều sinh ra măng mọc thành tre, cho nên bụi tre, rừng tre
luôn là rừng khác tuổi.
Tre trúc sinh trưởng rất nhanh vì thân, cành, thân ngầm của tre trúc
đều sinh đốt, mỗi đốt đều có tổ chức phân sinh, đều sinh trưởng nên tre trúc
sinh trưởng rất nhanh. Hầu hết các loài tre trúc chỉ cần trên dưới 3 tháng
(khoảng 100 ngày) đã hoàn thành sinh trưởng chiều cao và đường kính.
Thời gian về sau chỉ là hoàn thiện, cây cứng ra, tích luỹ Cellulose v. v…
mà không tăng thêm về đường kính chiều cao nữa. Đường kính thân tre, số
đốt tre (lóng tre) được quyết định trong giai đoạn măng.
Mặc dù sinh trưởng mạnh mẽ, nhu cầu về các chất dinh dưỡng, nước,
muối khoáng cao song tre trúc vẫn là bạn của môi trường do có khả năng
bảo vệ đất, chống xói mòn nhờ bộ rễ và thân ngầm ăn rộng, chằng chịt, lá
rụng nhiều và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
5
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Trên thế giới
Các nghiêu cứu về tre trúc trên thế giới đã bắt đầu từ khá lâu và rất
đa dạng. Đầu tiên phải kể tới ấn phẩm Nghiên cứu về tre trúc của Munro
(1868). Sau đó có nghiên cứu về cácloài tre trúc Ấn Độ (Gamble 1896)
trong đó tác giả mô tả hình thái của 151 loài tre trúc phân bố ở Ấn Độ và
một số nước láng giềng như Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia
và Indonesia. Tác giả cũng cho rằng các loài tre trúc là loài chỉ thị rất tốt về
các đặc điểm và độ phì của đất. Haig và cộng sự (1959) cũng bình luận
rằng sự phân bố tự nhiên của tre trúc ở Myanma cũng chỉ thị rất tốt các
điều kiện đất đai ở đó. Ở Trung Quốc cũng có rất nhiều các nghiên cứu về
phân loại, các kỹ thuật tạo giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác,
chế biên và cả về thị trường tre trúc và các sản phẩm sản xuất từ tre trúc
(Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007)[2], [15]
Loài Dendrocalamus giganteus Munro được công bố năm 1868
(Munro 1868), là một trong hai loài tre lớn nhất của chi Dendrocalamus
cũng như tre của thế giới. Loài tre này đều có đường kính thân từ 20-30cm,
cao từ 20-30m, vách dày 2 - 2,5 cm, vỏ có màu xanh lục. Đây cũng là loài
tre có giá trị kinh tế cao ở Trung Quốc[15].
Cây Bương lông (Dendrocalamus giganteus) thuộc họ tre trúc. Tre là
một tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) rất có giá trị. Có tới hơn một
nửa dân số thế giới liên quan với nhóm tài nguyên này. Tre thuộc phân họ
Tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae) với khoảng 1300 loài thuộc 70 chi
phân bố trên toàn thế giới. Theo thống kê có trên 14 triệu ha rừng tre phân
bố từ 510 vĩ Bắc đến 470 vĩ Nam đều có tre phân bố. Nhiều loài tre có đặc
tính mọc thành rừng. Nước nhiều tre nhất là Trung Quốc, với khoảng 50
chi, 500 loài và diện tích 7 triệu ha rừng tre. Nước nhiều tre thứ hai là Nhật
Bản với 13 chi, trên 230 loài và diện tích 0,1 triệu ha rừng tre.Tiếp đó là
các nước Ấn Độ, các nước Nam và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam
(Trần Văn Mão và nhóm tác giả, 2006) [13], [14].
6
2.2.2. Ở Việt Nam
Có thể nói, Việt Nam là một đất nước của tre trúc, có điều kiện thiên
nhiên ưa đãi cho sự sinh trưởng, phát triển của tre trúc, từ miền ngược đến
miền xuôi đâu đâu cũng thấy hiện diện của tre trúc. Tre trúc dễ trồng, sinh
trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng trong rất
nhiều các mục đích khác nhau của con người, đặc biệt là người dân nông
thôn cả miền đồng bằng và miền núi. Nhìn chung, tre trúc có thể được sử
dụng trong xây dựng, thực phẩm, phục vụ mục tiêu văn hoá, và một số các
công dụng khác. Do kích thước thân khí sinh lớn có vách dày, cứng và bền
nên tre, luồng đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà cửa của người
dân. Thân các cây lớn dùng làm cột nhà, xà nhà, đòn tay, rui mè. Các loài
có thân to hay vừa có thân mỏng hơn được dùng làm sàn nhà như trong nhà
sàn của đồng bào dân tộc, đôi khi làm vách và làm mái nhà. Hiện nay,
tre luồng chủ yếu được dùng nhiều ở nông thôn và miền núi, song nhiều
nơi ở thành phố vẫn sử dụng tre để gia cố móng nhà thay cho cọc bê tông,
vừa rẻ lại bền. Một số công trình xây dựng nhỏ còn dùng tre luồng làm cột
chống côppha, có nới các phên nứa và cót ép được dùng để lót đổ bê tông
trần nhà. Tre trúc cũng là nguồn nguyên liệu lý tưởng để sản xuất giấy.
Thân tre trúc có chứa lượng sợi cao (40-60%) và chiều dài sợi khoảng 1,52,5 mm (tối đa là 5mm), là nguyên liệu tốt cho sản xuất giấy (Nguyễn
Hoàng Nghĩa 2005)[8], [15].
Tre trúc đã được sử dụng rất nhiều vào mục tiêu văn hoá. Từ hàng
nghìn năm trước, người Trung Hoa cổ đại đã biết dụng thân một số loài tre
trúc để làm giấy viết. Ngày nay, rất nhiều các loại tre trúc vẫn được sử
dụng làm giấy viết. Ngoài ra, nhiều loài tre trúc được sử dụng làm cây
cảnh, cây trang trí cho các công viên, công sở, gia đình như Tre bụng phật,
Tre vàng sọc, Tre đùi gà, Trúc hoá long, Trúc đen và Trúc quân tử. Một số
7
nhạc cụ nổi tiếng của đồng bào các dân tộc thiểu số như đàn Tơ rưng, khèn,
và các nhạc cụ đơn giản khác như sáo đều được làm bằng một số loài nứa
và trúc. Cần dùng để uống rượu cần cũng được làm bằng thân cây trúc.
Làm cơm lam nổi tiếng của ngưới Thái vùng Tây Bắc cũng được nấu bằng
thân cây cơm lam, một loài tre độc đáo chỉ được dành cho mục tiêu này mà
thôi (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2005)[8].
Tre trúc còn có rất nhiều công dụng khác. Tre trúc dùng để đóng
thuyền thúng, thuyền nan, bè mảng tre luồng, sào chống thuyền trên sông suối,
ống dẫn nước từ suối về nhà, cột điện, dụng cụ bắt cá. Với công nghệ mới hiện
đại, tre trúc còn được sử dụng làm ván ghép nhân tạo để làm ván sàn, lá diễn
trứng phơi khô xuất khẩu cho một số nước làm giấy gói, trúc sào Cao Bằng làm
chíếu trúc, mành trúc (Nguyễn Hoàng Nghĩa 2005)[8].
Tre - Trúc là nguồn nguyên liệu cho người dân sản xuất đồ thủ công mỹ
nghệ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nước ta có khoảng 320
cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ riêng cho mây tre với tổng số lao động lên tới
32.500 người (Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn 2007)[2].
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre, với 194 loài
thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các
loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới. Trong nhiều năm trở lại
đây, rất nhiều chi, loài mới được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu
và bổ sung vào danh lục tre nứa của nước nhà. Công trình đầu tiên
nghiên cứu về tre nứa ở Việt Nam là Camus and Camus (1923) đã thống
kê có 73 loài tre trúc của Việt Nam[3], [12]. Năm 1978 Vũ Văn Dũng
công bố Việt Nam có khoảng 50 loài. Năm 1999 Phạm Hoàng Hộ đã
thống kê được 123 loài, số lượng các loài tre trúc của Việt Nam đã tăng
lên đáng kể[4], [12]. Không dừng lại ở đó vào giai đoạn 2001-2003, Lê
Viết Lâm, Nguyễn Tử Ưởng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam)
8
cùng với GS. Xia Nianhe, chuyên gia phân loại tre (chi Bambusa) của
Viện thực vật học Quảng Châu, Trung Quốc đã xác định ở Việt Nam có
113 loài của 22 chi, kiểm tra và cập nhật 11 tên khoa học mới, đặc biệt
đưa ra được 6 chi và 22 loài tre lần đầu đầu được định tên khoa học ở
Việt Nam bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam, đưa ra 22 loài cần được
xem xét để xác nhận loài mới[5], [11], [12].
Trong 2 năm 2004 - 2005, PGS.TS Nguyễn Hoàng Nghĩa cùng hai
chuyên gia phân loại tre Trung Quốc là GS. Li Dezhu, Phó Viện trưởng
Viện thực vật học Côn Minh, Vân Nam (chuyên gia chi Dendrocalamus)
và GS. Xia Nianhe (chuyên gia chi Bambusa) tiếp tục cộng tác nghiên cứu
với các nhà nghiên cứu tre trúc ở nước ta tiếp tục nghiên cứu định danh các
loài tre nứa hiện có của Việt Nam ban đầu đã đưa ra danh sách gồm 194
loài của 26 chi tre trúc Việt Nam. Phần lớn trong số đó là chưa có tên. Một
số chi có nhiều loài là chi Tre gai (Bambusa) có 55 loài thì có tới 31 loài
chưa có tên, chi Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài với 5 loài chưa định
tên, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài với 14 loài chưa có tên, chi Vầu đắng
(Indosasa) có 11 loài với 8 loài chưa có tên và chi Nứa (Schizostachyum)
có 14 loài thì có tới 11 loài chưa có tên[7], [8], [12].
Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam đã tìm ra được nhiều chi, loài
mới cho nước nhà. Năm 2005, Nguyễn Hoàng Nghĩa và cộng sự đã công bố 7
loài nứa mới thuộc chi Nứa (Schizostachyum) như: Khốp Cà Ná (Cà Ná, Ninh
Thuận), Nứa Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Nứa đèo Lò Xo (Đắc Glei, Kon
Tum), Nứa lá to Saloong (Ngọc Hồi, Kon Tum), Nứa không tai Côn Sơn (Chí
Linh, Hải Dương), Nứa có tai Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương), Nứa Bảo Lộc
(Bảo Lộc, Lâm Đồng – mô tả để so sánh). Các tác giả đã mô tả chi tiết về đặc
điểm hình thái, sinh thái của từng loài cụ thể[8].
9
Đồng thời nhóm nghiên cứu phát hiện ra 6 loài tre quả thịt dựa trên
cơ sở cấu tạo hình thái và giải phẫu hoa quả, sáu loài tre quả thịt đã được
mô tả và định danh để tạo nên một chi tre mới cho Việt Nam, đó là chi Tre
quả thịt (Melocalamus). Các loài đã được nhận biết là Dẹ Yên Bái
(Melocalamus yenbaiensis), Tre quả thịt Cúc Phương (M. cucphuongensis),
Tre quả thịt Kon Hà Nừng (M. kbangensis), Tre quả thịt Lộc Bắc (M.
blaoensis), Tre quả thịt Pà Cò (M. pacoensis) và Tre quả thịt Trường Sơn
(M. truongsonensis). Cũng trong đợt khảo sát này, Nguyễn Hoàng Nghĩa
và nhóm nghiên cứu đã phát hiện thêm một loài nứa mới cho Việt Nam có
tên là Nứa Sapa (Schizostachyum chinense Rendle) được tìm thấy trong
rừng lá rộng thường xanh của Vườn Quốc gia Hoàng Liên (tỉnh Lào Cai),
tác giả đã mô tả về đặc điểm hình thái, sinh học của loài[8].
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Tử
Ưởng, (2000) với công trình “Tài nguyên tre trúc ở Việt Nam” đã nghiên
cứu về hình thái, trữ lượng diện tích rừng tre tróc ở Việt Nam, tác động của
khai thác và đặc điểm cấu trúc rừng tre tróc, nguồn gen và thành phần loài,
đặc điểm sinh trưởng, thực trạng của rừng tre tróc, nguy cơ tàn phá. Nghiên
cứu cũng nêu các phương pháp bảo tồn tại chỗ và bảo tồn ngoại vi, phát
triển rừng trồng tre tróc, trồng rừng tre tróc trong vườn hộ, giới thiệu loài
tre tróc, canh tác và khai thác, sử dụng, các ứng dụng và các giá trị kinh tế,
nghiên cứu và phát triển[8], [11].
Năm 2001 theo công bố của Chương trình Tổng kiểm kê rừng toàn
quốc, Việt Nam có 789.221 ha rừng tre thuần loại, 702.871 ha rừng hỗn
giao tre nứa tự nhiên, cộng với trên 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm
triệu cây tre trồng phân tán. Tre đựơc sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc
biệt là ở các vùng nông thôn từ việc sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, các kết
cấu cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà, vách ngăn, khung nhà để xuất khẩu,
10
ước tính số lượng Tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới 50% sản lượng
khai thác hàng năm. Vì vậy trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng,
nhóm Tre có vị trí được quan tâm. Kết quả hội thảo "Xác định loài cây trồng
rừng và chọn loài ưu tiên" tại các vùng lâm nghiệp cũng đã chọn "Tre" là loài
cây trồng ở tất cả các vùng (Nguyễn Tử Ưởng, 1995)[11].
Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với
nước ta là chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt
(Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup (Kinabaluchloa) có 1 loài. Một
số loài mới được phát hiện là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có đặc
điểm ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995) trúc dây
Bidoup (Ampelocalamus) có ngoại hình giống như trúc dây Ba Bể nhiều
loài nứa (Schizostachyum), le (Gigantochloa) và lồ ô (Bambusa). Một số
chi có nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi Luồng
(Dendrocalamus) có 21 loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa
(Schizostachyum) có 14 loài và chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài.
Qua một số năm điều tra khảo sát (2001 – 2005), Nguyễn Hoàng Nghĩa
đã xác định được phân tông tre (Bambussinae) ở Việt Nam hiện nay có 8 chi; chi
Tre (Bambusa), chi Le Bắc Bộ (Bonia), chi Luồng (Dendrocalamus), chi Le
(Gigantochloa), chi Tre lông (Kinabaluchloa), chi Giang (Maclurochloa), chi
Tre quả thịt (Melocalamus), chi Tầm vông (Thyrsostachys) mà các chi này có
các loài mới hoặc mới ghi nhận ở Việt Nam. Dựa trên một số đặc điểm hình thái
hoa của 37 loài thuộc 5 chi cũng như các cơ quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu
một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng khoá phân loại các chi thuộc phân
tông tre (Bambusinae) ở Việt Nam [7], [8].
Nhu cầu về tre ở nước ta ngày càng tăng, trong khi đó diện tích tre nứa
tự nhiên đang suy giảm nhanh chóng, do vậy trong Chương trình trồng mới 5
triệu ha rừng tre nứa cũng được chọn để trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu
11
cho chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đỗ Văn Bản (2006) đã giới thiệu
một số loài Tre thông dụng cho trồng rừng như: Dendrocalamus aff
giganteurs Munro (Mạy púa mơi), Dendrocalamus aff latifflorus Munro (Mai
xanh), Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh et D. Z. Li, Dendrocalamus
(Bương hoa lớn), Dendrocalamus longivaginus sp.nov, Bambusa sinospinosa
McClure (Tre là Ngà), Dendrocalamus minor (McClure) chia et Fung ( Tre
mỡ Lạng Sơn), Phyllostachys hetercycla (Carr.) Mitford, Bambusa
bicorniculata sp. nov. (Dendrocalamus barbatus Hsuch et D. Z. Li (Luồng,
mét), Dendrocalamus yunnanicus Hsuch et D. Z. Li (Mai dây, mai ống),…[1].
Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh tương đối phong phú. Các
nghiên cứu tập trung các vấn đề nhân giống, khảo nghiệm, kỹ thuật gây
trồng, kỹ thuật chăm sóc và khai thác các loại riêng biệt. Tuy nhiên, các
nghiên cứu chỉ chú trọng vào một số loài có giá trị kinh tế cao và trồng tập
trung (ví dụ luồng, tre điền trúc...), trong khi còn rất nhiều loài rất có tiềm
năng phân bố trong rừng hỗn giao tre nứa khắp Việt Nam vẫn chưa được
nghiên cứu vì các mục tiêu khai thác sử dụng, cũng như đa dạng sinh học
và bảo tồn.
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Mường Phăng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện
Điện Biên, xã cách trung tâm huyện 25km về phía Đông Bắc. Với tổng
diện tích đất tự nhiên là 9.158,56 ha. Ranh giới hành chính của xã được
xác định như sau:
+ Phía Đông tiếp giáp: xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa của huyện Mường Ẳng.
+ Phía Tây giáp: xã Tà Lèng và Thanh Minh của huyện Điện Biên.
+ Phía Nam tiếp giáp: xã Nà Tấu và Nà Nhạn của huyện Điện Biên.
12
+ Phía Bắc tiếp giáp: xã Phú Nhi của huyện Điện Biên Đông.
2.3.1.2. Địa hình
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình xã Mường
Phăng rất phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi chạy dài theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi 880m đến hơn 1.635m. Địa
hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông
(Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo). Địa hình rừng và đất lâm nghiệp
chia cắt mạnh bởi núi cao, sườn dốc, khe sâu. Độ dốc thấp nhất 150, độ
dốc cao nhất 600 ảnh hưởng lớn đến công tác trồng rừng, chăm sóc và
bảo vệ rừng trên địa bàn xã. Xen lẫn núi cao là các thung lũng, sông suối
nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn xã. Có những cánh đồng,
bãi bồi nhỏ hẹp phục vụ mục đích canh tác lúa nước.
Nhìn chung địa hình xã Mường Phăng hiểm trở, ngoài khu vực
trung tâm xã có địa hình tương đối bằng phẳng, còn lại hầu hết là địa
hình đồi núi dốc hiểm trở chia cắt nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc
phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và tổ chức
dân cư xã hội.
Có 2 kiểu địa hình chính sau:
+ Kiểu địa hình núi trung bình: Đây là kiểu địa hình đặc trưng của xã
gồm toàn bộ hệ thống núi đất có độ cao từ 880m đến 1.635m.
+ Kiểu địa hình thung lũng: Nằm xen với các dãy núi thuộc khu
vực hồ Pá Khoang, tuy nhiên kiểu địa hình này diện tích không lớn.
Địa thế: Gồm những dãy núi cao tiếp giáp với huyện Điện Biên
Đông, huyện Mường Ẳng và thành phố Điện Biên Phủ có độ dốc từ 300 350. Những dãy núi này đã làm cho Mường Phăng thành thung lũng hẹp,
thấp dần về phía Đông Bắc.
13
2.3.1.3. Khí hậu
Xã Mường Phăng là khu vực nhỏ thuộc Tây Bắc, nên về khí tượng thuỷ
văn đều mang nét chung của khu vực miền núi Tây Bắc, có 4 mùa rõ rệt. Khí
hậu thuộc loại nhiệt đới gió mùa núi cao, mùa Đông lạnh và ít mưa, mùa Hạ
nóng và mưa nhiều với đặc tính diễn biến thẩt thường, phân hóa đa dạng, ít chịu
ảnh hưởng của bão mà chịu ảnh hưởng của gió Tây khô và nóng.
- Nhiệt độ bình quân trong năm 22,30C
- Nhiệt độ tối cao là 26,30C
- Nhiệt độ tối thấp là 30C
- Nhiệt độ trung bình dao động mạnh trong năm, với biên độ đạt
khoảng 8,30C - 10,300C.
- Do nằm sâu trong đất liền nên nhiệt độ dao động mạnh trong
ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm đạt 9,50C - 10,50C ở
vùng thấp dưới 1.000m và dao động trong khoảng 70C - 9,50C ở vùng
núi cao trên 1.000m. Mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và
đêm khá lớn, đạt tới 100C -140C ở vùng thấp dưới 1.000m và đạt 80C 100C ở vùng có độ cao trên 1.000m.
- Độ ẩm trung bình năm đạt 82 - 85%. Độ ẩm biến đổi theo mùa.
Thời kỳ tháng 6 - 9 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất, đạt 85 - 88%.
Các tháng 2 - 4 có độ ẩm trung bình thấp nhất, khoảng 71- 80%.
- Lượng mưa hàng năm trung bình từ 1.600mm - 2.000mm theo mùa
thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 90% lượng
mưa cả năm. Ba tháng (6 - 8) có lượng mưa lớn nhất, đạt khoảng 270 520mm/tháng. Vào thời kỳ này mưa kéo dài nhiều ngày rất dễ gây ngập
úng ở nơi có địa hình thấp trũng, trên các sườn núi có thể xảy ra sạt lở đất,
lũ quét, lũ bùn đá ở những nơi mất thảm thực vật và có địa hình bị phá vỡ.
14
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa rất ít chỉ chiếm 10%.
Đây là thời kỳ thiếu nước đối với cây trồng, nhất là 3 tháng hạn (12 - 2).
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính
+ Gió mùa Đông Bắc: Thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió
thường mang theo gió rét.
+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào): Thổi từ tháng 4 đến tháng 10 có
năm gây khô hạn.
- Gió khô nóng, sương mù - sương muối, dông lốc và mưa đá là
những hiện tượng thời tiết đặc biệt có tần suất tương đối lớn, gây ảnh
hưởng đáng kể đến sản xuất, đời sống và sức khoẻ của con người.
Với đặc điểm khí hậu như vậy cần bố trí tập đoàn cây trồng, cơ cấu
thời vụ thích hợp, tránh các yếu tố bất lợi, tăng cường bảo vệ đất kết hợp sử
dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì cho đất, cũng như lựa
chọn vật nuôi phù hợp với đặc tính khí hậu.
2.3.1.4. Thuỷ văn.
Toàn xã bị chia cắt bởi 2 con suối chảy qua địa bàn xã gồm Nậm
Liếng và Nậm Phăng là 2 con suối chính chảy qua địa bàn xã. Ngoài ra
trên địa bàn xã còn có nhiều khe suối khác như: Khe Tạc Điêng, khe Lọng
Nghịu, khe Phiêng Ma Lông... cung cấp nguồn nước cho hồ Pá Khoang để
điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất trên cánh đồng Mường Thanh và sinh
hoạt sản xuất người dân trong xã đồng thời còn là nguồn cung cấp nước cho
các công trình thủy điện, tạo cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái. Tuy
nhiên lượng nước phân bố không đồng đều giữa các bản, vào mùa mưa thì
thường xảy ra ngập lụt còn vào mùa khô lại có tình trạng thiếu nước.
2.3.1.5. Đặc điểm đất đai
Đất đai khu vực xã Mường Phăng được hình thành và phát triển trên
2 nhóm đá mẹ chính:
15
+ Nhóm đá mẹ macma axit
+ Nhóm đá mẹ biến chất
Theo số liệu thống kê của UBND xã Mường Phăng tính đến tháng 12
năm 2013 thì tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 9.158,56 ha bao gồm các
nhóm đất chính đó là:
- Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình: Phân bố ở độ cao
từ 950m đến 1.600m so với mặt nước biển, độ dốc bình quân > 250. Đá mẹ
chủ yếu là nhóm đá macma axit và đá biến chất, có thành phần cơ giới
trung bình hàm lượng mùn tương đối dày.
- Nhóm đất thung lũng (do quá trình bồi tụ): Phân bố tập trung chủ
yếu ở ven hồ, suối, vùng đồi, thung lũng, có độ cao dưới 950m so với mặt
nước biển, có độ dốc nhỏ. Dạng đất này có tầng đất từ trung bình đến dày,
thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, đất tơi xốp.
Từ hai nhóm đất trên toàn địa bàn xã đã hình thành 6 loại đất sau:
Bảng 2.1: Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn xã Mường Phăng
TT
Tên đất
Ký
hiệu
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
%
1
2
3
4
Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit
Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét
Đất mùn vàng nhạt trên đá cát
Đất mùn đỏ vàng phát triển trên đá phiến
sét Feralit vàng đỏ trên đá macma axit
Đất
Ha
Fs
Hq
Hs
7.114
36,6
13,1
262,9
77,7
0,4
0,1
2,9
Fa
D
893,5
238,4
600
9,8
2,6
6,5
9.158,5
100
5
6
7
Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Đất hồ
Tổng
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên)
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy:
- Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit (Ha):
16
Diện tích 7.114 ha chiếm 77,7% tổng diện tích tự nhiên, đây là loại
đất chính phân bố trên địa bàn xã; đất có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến
trung bình, tầng đất dầy, hàm lượng mùn trong đất tương đối nhiều.
- Đất Feralit vàng đỏ trên đá macma axit (Fa):
Diện tích 893,5 ha chiếm 9,8% diện tích đất tự nhiên toàn xã. Phân
bố chủ yếu ở phía tiếp giáp với thành phố Điện Biên Phủ có độ cao từ
900m - 1.000m so với mặt nước biển, đất có thành phần cơ giới thịt trung
bình hàm lượng mùn nhiều.
- Đất thung lũng (D):
Diện tích 238,4 ha chiếm 2,6% diện tích đất tự nhiên toàn xã, tập
trung ở ven suối Nậm Phăng, đất được hình thành do sản phẩm dốc tụ, bồi
tụ của suối; thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ, hàm lượng mùn lớn, rất
phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.
- Ngoài ra còn một số loại đất như: Đất đỏ vàng phát triển trên đá
phiến sét (Fs), đất mùn vàng nhạt phát triển trên đá cát (Hq), đất mùn đỏ
vàng trên đá sét. Tuy nhiên những loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn và
phân bố chủ yếu ở những đỉnh núi cao thuộc khu vực giáp ranh với huyện
Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3.2.1.Hiện trạng dân số, dân tộc, lao động và phân bố dân cư
a) Dân số
Mường Phăng là xã có tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các xã
khác trong huyện, nhưng nhờ làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
trong những năm qua nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh.
Từ 4,48% năm 2004 giảm xuống còn 2,33% năm 2005 với tổng dân
số là: 1.461 hộ, 7.940 nhân khẩu, trung bình 5,43 người/hộ. Đến tháng 11
năm 2010 dân số xã là: 1.803 hộ với 8.852 nhân khẩu, trung bình 4,9
người/hộ đã giảm được bình quân 0,53 người/hộ so với năm 2005.
- Phân theo giới tính:
+ Nữ giới là 4.575 người
17
+ Nam giới 4.277 người
- Một số chỉ tiêu dân số:
+ Mật độ dân số trung bình 96,7 người/km2
+ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 1,8%
b) Dân tộc
Xã Mường Phăng có 4 dân tộc anh em đang cùng nhau sinh sống:
+ Dân tộc Thái: 1.296 hộ với 6.137 nhân khẩu chiếm 69,3% dân số.
+ Dân tộc Mông: 154 hộ 1.016 khẩu, chiếm 11,5% dân số.
+ Dân tộc Khơ Mú: với 322 hộ, 1.585 khẩu chiếm, 17,9% dân số của xã.
+ Dân tộc Kinh: 31 hộ, 114 khẩu, chiếm 1,3% dân số.
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng dân số của xã phân theo thành phần dân tộc
Dân tộc
Số hộ Số khẩu Tỷ lệ (%) Hộ nghèo Tỷ lệ (%)
Thái
1.296
6.137
69,3
561
72,2
Kinh
31
114
1,3
0
0
Khơ Mú
322
1.585
17,9
140
18
Mông
154
1.016
11,5
76
9,8
Tổng
1.803
8.852
100
777
100
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên)
c) Lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi là: 5.236 người chiếm 59,2% tổng dân số.
+ Lao động nữ 2.758 người
+ Lao động nam 2.478 người
Lực lượng lao động phần lớn làm trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản. Chất lượng lao động thấp chủ yếu lao động phổ thông,
có trình độ văn hóa tốt nghiệp tiểu học và không qua đào tạo.
Tổng số lao động không có việc làm, việc làm không ổn định là: 583
lao động.
STT
1
2
3
4
18
Bảng 2.3: Tổng hợp dân số, lao động xã Mường Phăng
TT
Hạng mục
ĐVT
Số liệu
11/2010
1.
Dân số
Người
-
Tổng dân số
Người
8.852
+
Nam
Người
4.575
+
Nữ
Người
4.277
-
Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
1,8
-
Mật độ phân bố dân cư
Người/km2
96,7
2.
Lao động
-
Tổng số lao động trong độ tuổi
Lao động
3.989
+
Lao động nữ
Lao động
2.245
+
Lao động nam
Lao động
1.744
-
Tổng lao động nông nghiệp
Lao động
3.789
-
Lao động làm các ngành nghề khác
Lao động
31
-
Lao động có việc làm không ổn định
Lao động
169
-
Tỷ lệ lao động nông nghiệp
%
95
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên)
d) Phân bố dân cư
Dân cư xã phân bố rải rác trên địa bàn 47 bản, hình thành 7 cụm dân
cư tập trung; cụm dân lớn nhất 359 hộ với 1.664 khẩu, cụm dân cư nhỏ
nhất 148 hộ với 994 khẩu. Đặc điểm chung của các cụm dân cư thường là
nơi chung sống tập trung với số lượng đông của một cộng đồng dân tộc, có
chung phong tục, tập quán tạo nên những nét đặc trưng trong đời sống văn
hóa và sản xuất.
+ Dân tộc Thái tập trung nhiều ở cụm dân cư số 4, thường cư trú nơi
gần nguồn nước, hai bên ven đường vào trung tâm xã.
+ Dân tộc Khơ Mú tập trung trên địa bàn 8 bản (Bản Vang 1, 2, bản
Công, bản Pú Sung, Bản Kéo, bản Ten, bản Co Cượm và bản Co Muông)
phân bố quanh khu vực hồ Pá Khoang.
19
+ Dân tộc Mông tập trung cụm dân cư số 7 gồm: 4 bản (Lọng Háy,
Lọng Luông 1, Lọng Luông 2, Lọng Nghịu) trên đường đi Na Tấu.
+ Dân tộc Kinh ở khu vực trung tâm xã.
Dân cư phân bố không tập trung ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động
đầu tư cơ sở hạ tầng, khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa
phương, tác động lớn đến quá trình diễn biến tài nguyên rừng. Tổ chức không
gian trong các khu dân cư chưa phù hợp cho đi lại và sinh hoạt của người dân,
do vậy cần cải tạo, chỉnh trang một số điểm dân cư cho phù hợp.
2.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã: 9.158,56 ha.
- Đất nông nghiệp: 7.676,73 ha chiếm 83,8% diện tích đất tự nhiên.
Trong đó:
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 841,73 ha chiếm 9,19% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất lâm nghiệp: 6.781,8 ha chiếm 74,05% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 53,2 ha chiếm 0,58% diện tích đất tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 1.481,83 ha chiếm 16,18% diện tích đất tự nhiên.
+ Đất ở nông thôn: 219,2 ha.
+ Đất chuyên dùng 524,09 ha.
+ Đất nghĩa địa: 7,4 ha.
+ Đất sông suối, mặt nước hồ: 731,14 ha.