Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học loài cây vương tùng làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc huyện chợ đồn tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––

LÈNG NGỌC MẪN

Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIẾM SINH HỌC CỦA LOÀI CÂY
VƯƠNG TÙNG (MURRAYA GLABRA GUILAUM) LÀM CƠ SỞ CHO
VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY RỪNG QUÝ HIẾM
TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH NAM XUÂN LẠC
HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khoá học

: Chính quy
: Quản lý tài nguyên rừng
: Lâm nghiệp
: 2010-2014

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung


thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2014
Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

ThS.Dương Văn Đoàn

Lèng Ngọc Mẫn

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng
dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức
đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là
một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm
củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy
hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Dương
Văn Đoàn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học

loài cây Vương tùng (Murraya galabra Guillaum) làm cơ sở cho việc bảo tồn và
phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam
Xuân Lạc huyện Chợ Đồn Tỉnh Bắc Kạn ”
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy
giáo ThS. Dương Văn Đoàn và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp
giúp đỡ của các ban ngành lãnh đạo khu bảo tồn Nam Xuân Lạc và người dân hai
xã: Bản Thi và Xuân Lạc tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua đây tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp,
đặc biệt là thầy giáo ThS. Dương Văn Đoàn người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban
ngành lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân
Lạc và bà con trong khu bảo tồn đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lèng Ngọc Mẫn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích ................................................................................................. 3
1.3. Mục tiêu .................................................................................................. 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................ 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 4

2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .............................................................. 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam.................................... 6
2.2.1. Trên thế giới ..................................................................................... 6
2.2.2. Ở Việt Nam .................................................................................... 10
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu ............ 17
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ......................................... 17
2.3.2. Tình hình dân cư kinh tế ................................................................ 19
2.3.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp ..................................................... 20
2.3.4. Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương . 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ..................................... 22
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 22
3.1.2. Địa điểm và thời gian ..................................................................... 22
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 23
3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu có sẵn ở địa phương ......................... 23
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 23
3.3.3. Phương pháp sử lý số liệu .............................................................. 28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 30
4.1. Tình hình sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây Vương tùng 30
4.1.1. Tình hình sử dụng loài cây Vương tùng ........................................ 30
4.2. Một số đặc điểm sinh học của loài cây Vương tùng ............................ 32
4.2.1. Đặc điểm về phân loại của loài Vương tùng trong hệ thống phân loại 32


4.2.2. Đặc điểm hình thái thân cây ........................................................... 33
4.2.3. Đặc điểm cấu tạo hoa, quả ............................................................. 35
4.3. Một số đặc điểm sinh thái của loài. ...................................................... 36
4.3.1.Các loài cây đi kèm ......................................................................... 36
4.3.2. Đặc điểm độ tàn che nơi phân bố của loài Vương tùng ................. 38

4.3.3. Đặc điểm về tái sinh của loài ......................................................... 39
4.3.4. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài phân bố ......... 40
4.3.5. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố .............................. 41
4.4. Đặc điểm phân bố của loài ................................................................... 41
4.4.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng .................................. 41
4.4.2. Đặc điểm phân bố theo độ cao ....................................................... 42
4.5. Sự tác động của con người đến khu vực nghiên cứu ............................ 42
4.6. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ............................ 46
4.6.1. Các chính sách hoạt động để bảo tồn và phát triển loài Vương tùng... 46
4.6.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn .............................................................. 47
4.6.3. Đề xuất biện pháp phát triển .......................................................... 47
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49
5.1. Kết luận ................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt

Giải thích

CS

: Cộng sự

D1,3

: Đường kính 1,3m


ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

KBT

: Khu bảo tồn

KBTL&SCNXL

: Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ

ODB

: Ô dạng bản

OTC


: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

VQG

: Vườn quốc gia

WWF

: Quỹ bảo vệ động vật hoang dã


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Tình hình dân số xã Xuân Lạc và xã Bản Thi ............................ 19

Bảng 4.1.

Một số đặc điểm về sử dụng loài cây Vương tùng của người
dân địa phương............................................................................ 30

Bảng 4.2.

Thống kê sự hiểu biết của người dân về loài cây Vương tùng ... 32

Bảng 4.3.


Kích thước lá chét ở các vị trí khác nhau trên lá kép(cm) .......... 35

Bảng 4.4.

Công thức tổ thành cây tầng cao lâm phần có Vương tùng
phân bố ........................................................................................ 37

Bảng 4.5.

Đặc điểm độ tàn che nơi có loài cây Vương tùng ...................... 38

Bảng 4.6.

Tổng hợp tái sinh khu vực có loài Vương tùng phân bố tự nhiên ... 39

Bảng 4.7.

Tổng hợp độ che phủ của các OTC có cây Vương tùng phân bố.... 40

Bảng 4.8.

Kết quả tổng hợp điều tra đất nơi phân bố loài Vương tùng ...... 41

Bảng 4.9.

Tổng hợp số liệu tác động của con người và vật nuôi trên các
tuyến điều tra............................................................................... 42



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh cành Vương tùng hoa, quả và phân bố của loài ..................... 16
Hình 4.1: Ảnh thân cây Vương tùng trưởng thành ......................................... 33
Hình 4.2: Ảnh lá Vương tùng trưởng thành mặt dưới và trên ........................ 34
Hình 4.3: Ảnh cành lá Vương tùng trưởng thành ........................................... 34
Hình 4.4: Ảnh chồi non cây Vương tùng ........................................................ 34
Hình 4.5: Ảnh lá non cây Vương tùng ............................................................ 34
Hình 4.6: Ảnh cành và quả Vương tùng ......................................................... 36
Hình 4.7: Cây gỗ bị chặt đổ không khai thác do rỗng lói ............................... 43
Hình 4.8: Phần thân cây gỗ không sử dụng được nên bỏ lại .......................... 43
Hình 4.9: Ảnh khai thác Giang ....................................................................... 44
Hình 4.10: Ảnh khai thác Mã hồ ..................................................................... 44
Hinh 4.11: Hiện tượng chăn thả gia súc tại khu bảo tồn ................................. 45
Hình 4.12: Ảnh phát rừng làm nương rẫy ngay trong vùng lõi của khu bảo tồn .... 46
Hình 4.13: Ảnh đốt rừng làm nương rẫy......................................................... 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học (ĐDSH). Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao
điểm của các hệ động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miễn Điện, Nam Trung
Quốc, Indonesia và Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành
một trong những khu vực có ĐDSH cao của thế giới, với khoảng 10% số loài
sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới. ĐDSH có vai
trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh
thái. Đó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng của loài người và sự bền vững

của thiên nhiên trên trái đất.
Việt Nam được coi là một trong những trung tâm ĐDSH của vùng
Đông Nam Á. Từ kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản trên lãnh thổ Việt
Nam, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đều nhận định rằng Việt Nam
là một trong 10 quốc gia ở Châu Á có tính đa ĐDSH cao do có sự kết hợp của
nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, tài nguyên rừng Việt Nam đã và đang bị suy thoái nghiêm
trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhu cầu lâm sản ngày càng tăng,
việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác quá mức, không đúng kế
hoạch, chiến tranh,… Theo số liệu mà Maurand P. công bố trong công trình
“Lâm nghiệp Đông Dương” thì đến năm 1943 Việt Nam còn khoảng 14,3
triệu ha rừng tự nhiên với độ che phủ là 43,7% diện tích lãnh thổ. Quá trình
mất rừng xảy ra liên tục từ năm 1943 đến đầu những năm 1990, đặc biệt từ
năm 1976 - 1990 diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh, chỉ trong 14 năm diện
tích rừng giảm đi 2,7 triệu ha, bình quân mỗi năm mất gần 190 ngàn ha
(1,7%/năm) và diện tích rừng giảm xuống mức thấp nhất là 9,2 triệu ha với độ
che phủ 27,8% vào năm 1990. Tính tới hết năm 2010 - 2011 - 2012 với nhiều
nỗ lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng thông qua nhiều chương trình và dự
án, tỷ lệ che phủ rừng của nước ta năm 2010 đạt 39,5%, năm 2011 đạt 40,2%,
năm 2013 đạt 40.7% (Tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội năm 2011,
2012, 2013) xong chủ yếu là rừng trồng, rừng tự nhiên vẫn suy giảm. Việc


2

mất rừng tự nhiên, dẫn tới đất đai bị suy thoái do xói mòn, rửa trôi, sông hồ bị
bồi lấp, môi trường bị thay đổi, hạn hán lũ lụt gia tăng, ảnh hưởng lớn đến
mọi mặt đời sống của nhiều vùng dân cư. Mất rừng còn đồng nghĩa với sự
mất đi tính đa dạng về nguồn gen động thực vật.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc (KBTL&SCNXL) huyện

Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 342/QĐ-UB ngày
17/03/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn với diện tích 1.788 ha, nằm trong địa giới
hành chính của xã Xuân Lạc, Bản Thi và Đồng Lạc chủ yếu là rừng trên núi đá
vôi có nhiều loài cây quý hiếm. Trong khu vực có khoảng 373 loài động vật,
trong đó có 20 loài quý hiếm; hệ thực vật khá phong phú gồm 515 loài thực
vật bậc cao, trong đó có 30 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Mặc dù có diện tích nhỏ, nhưng KBTL&SCNXL là hành lang quan trọng nối
liền Vườn quốc gia Ba Bể với khu bảo tồn (KBT) thiên nhiên Na Hang. Hiện
trạng rừng ở KBT này còn tương đối nguyên vẹn, nhiều nơi ít bị tác động bởi
con người, còn lưu giữ nhiều loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt
Chủng ở Việt Nam và trên thế giới như Voọc đen má trắng, Vạc Hoa và các
loài thực vật quý hiếm như Vương tùng, Huỳnh đường, Nghiến, Đinh, Thông
pà cò các loài lan hài,...(Báo cáo kết quả điều tra phân bố các loài thực vật
quý, hiếm và sinh cảnh chính, 2012)[1].
Núi đá vôi là hệ sinh thái rất đặc biệt của nước ta, nó chứa đựng một
nguồn tài nguyên sinh học vô cùng quí giá. Nằm trong hệ thống rừng đặc
dụng của Việt Nam, KBTL&SC NXL là vùng núi đá vôi liền kề với VQG Ba
Bể, KBT Na Hang Tuyên Quang. Tuy nhiên trong thực tế nguồn tài nguyên
rừng tại đây đang bị tác động mạnh bởi sức ép của các làng bản xung quanh.
Vì vậy, công tác bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quí cũng
như các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác tại KBT đã được tỉnh Bắc Kạn rất
quan tâm. Cũng như các KBT khác, KBTL & SCNXL huyện Chợ Đồn tỉnh
Bắc Kạn là nơi lưu giữ những nguồn gen và các loài động thực vật có giá trị, đặc
biệt loài cây Vương tùng. Để tìm hiểu một số loài thực vật quý, hiếm đó tôi tiến
hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “ Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
loài cây Vương tùng (Murraya galabra Guillaum.) làm cơ sở cho việc bảo tồn
và phát triển nguồn gen cây rừng quý hiếm tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc huyện Chợ Đồn Tỉnh Bắc Kạn ”



3

1.2. Mục đích
Dựa trên cơ sở điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sự phân bố của
loài Vương tùng làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ loài Vương
tùng và bảo tồn nguồn gen loài thực vật quý hiếm còn tồn tại trong KBT.
1.3. Mục tiêu
- Tìm hiểu sự hiểu biết của người dân địa phương về loài Vương tùng
trong khu vực nghiên cứu.
- Xác định tình hình phân bố tự nhiên của loài Vương tùng trong khu
vực nghiên cứu.
- Xác định một số đặc điểm sinh học và sinh thái của loài Vương tùng,
từ đó đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Vương
tùng, một trong những loài cây rừng quý hiếm có trong KBT.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Việc nghiên cứu giúp tôi củng cố lại và bổ sung thêm kiến thức đã học.
Qua đó giúp tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học, viết và trình bày báo cáo
khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thấy được sự đa dạng của các loài thực vật quý hiếm tại khu vực
nghiên cứu, và sự suy giảm của các loài thực vật trong những năm qua, từ đó
đánh giá được sự tác động của con người đối với tài nguyên rừng.
- Đưa ra một số biện pháp nhằm bảo tồn loài cây Vương tùng cùng các
loài thực vật quý hiếm khác tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
- Đây là tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu tìm hiểu về các
vấn đề đã được nêu trong khóa luận.


4


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Trong những năm nửa cuối của thế kỷ 20, diện tích rừng của Việt Nam
đã có những biến động đáng kể; chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học
đã và đang bị suy giảm
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên
ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi
trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng
trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần.
∗Về cơ sở sinh học
Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật
quý hiếm, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...là cơ sở khoa học xây dựng mối
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên.
∗Về cơ sở bảo tồn
Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những giải pháp nhằm
bảo vệ rừng, bảo vệ giá trị đa dạng sinh học. Một trong những giải pháp quan
trọng là việc thành lập hệ thống các khu rừng đặc dụng trên phạm vi toàn
quốc. Ngày 8 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ) đã ban hành chỉ thị số194-CT về việc thành lập hệ thống rừng đặc
dụng với 73 khu, và được chia làm 3 loại: vườn quốc gia (VQG), khu bảo
tồn (KBT) thiên nhiên và khu rừng văn hoá lịch sử và môi trường. Ngày
17 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định
số192/2003/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn
thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010[17]. Hệ thống này có tổng diện tích
gần 2,5 triệu hécta chiếm khoảng 7% diện tích tự nhiên toàn quốc với 126
khu rừng đặc dụng, trong đó có 27 VQG, 49 khu dự trữ thiên nhiên, 13

khu bảo tồn loài/nơi cư trú và 37 khu bảo tồn cảnh quan. Đến tháng 12
năm 2009, số lượng VQG của Việt Nam là 30 khu.


5

Bên cạnh sự ra đời của hệ thống các khu rừng đặc dụng, Chính phủ
cũng đã ban hành các quy định về việc bảo tồn và phát triển các loài động
thực vật quý hiếm. Ngày 17 tháng 1 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) đã ban hành Nghị định số18 - HĐBT về việc quy định danh mục
động thực vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý bảo vệ. Tuy nhiên, thực tế
đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết như
quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí
hậu đối với bảo tồn ĐDSH .v.v.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN 1978,
Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ (Sách đỏ Việt nam, 1986) phần II,
Thực vật[3]. Sách đỏ Việt Nam năm 2007 (Sách đỏ việt Nam, 2007) phần II
Thực vật[4], để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên
nhiên phân chia ra các thứ hạng sau:
+ Bị tuyệt chủng (EX)
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên(EW)
Nhóm các loài nguy cấp được chú trọng bảo vệ hàng đầu gồm các phân
hạng chính sau:
+ Cực kì nguy cấp(CR)
+ Nguy cấp (EN)
+ Sắp nguy cấp (VU)
Nhóm các loài ít nguy cấp:
+ Ít nguy cấp: (LR)
- Phụ thuộc bảo tồn: (LR/cd)
- Sắp bị đe dọa: (LR/nt)

- Ít quan tâm: Least Concern (LR/lc)
+Thiếu dẫn liệu: Data Deficient (DD)
+ Không đánh giá: Not Evaluated (NE)
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã
ban hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP)[14]. Nghị định quy định các loài
động, thực vật quý, hiếm gồm hai nhóm chính:
+IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).


6

+ IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH tại KBTL&SCNXL huyện
Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều loài động thực vật được xếp vào cấp bảo tồn
CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành
phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, một trong
những loài thực vật cần được bảo tồn đó chính là cây Vương tùng tại
KBTL&SCNXL, đây là cơ sở khoa học đầu tiên giúp tôi tiến đến nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Trên thế giới

Lịch sử phân loại thực vật
Trong giai đoạn đầu mỗi quốc gia phân chia cây cối theo cách khác nhau
và người ta cũng chưa biết đề ra các nguyên tắc và phương pháp phân loại do
đó phân loại thực vật cũng chưa thành một môn khoa học.
Ở nước cổ Hy lạp theo Phraste (371-286 TC) là người đầu tiên mô tả
khoảng 500 loài cây phân ra cây lớn, cây nhỏ, cây sống trên cạn, cây sống

dưới nước, cây có lá rụng hàng năm hay thường xanh, cây có hoa hay cây
không hoa.
Sau đó là Plinius thuộc cổ La mã (79-24 TC) đã mô tả gần 1000 loài cây
nhưng chú ý nhìn đến cây làm thuốc, cây ăn trái. Linné (1707-1778) với bản
phân loại được xem là hoàn hảo của các hệ thống phân loại, Linné đề nghị
cách gọi tên cây bằng tiếng La Tinh gồm 2 từ ghép lại và ngày nay ai ai cũng
đang sử dụng.
Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn Đa dạng sinh
học ở các vùng đá vôi ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới
hiện còn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích đến từ nhiều phía.
Những vùng này thường có phong cảnh đẹp, giàu bản sắc truyền thống văn
hoá dân tộc, tài nguyên rừng phong phú, nhất là các sinh vật quý hiếm mà chỉ
có ở vùng núi đá vôi, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.
CIFOR (Centrer for Internationl Forestry Resarch) thành lập năm 1993,
trụ sở chính tại Bogor, Indonesia với hoạt động chính là hướng tới một thế


7

giới mà ở đó rừng được trú trọng trong các định hướng chính sách, và con
người nhận thức được giá trị thực sự của rừng trong việc bảo đảm sinh kế và
các dịch vụ từ rừng.
Ở một số nước đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm đưa mối quan hệ
giữa con người lên một mức độ khác. Qua đó con người có những tác động
tích cực vào rừng đem lại hiệu quả về mặt quản lí, rừng không bị suy giảm,
con người được hưởng lợi nhiều từ rừng. Trong các chương trình các nước
quy định quyền sử dụng đất của người dân. Tại Ấn Độ, nhà nước chỉ giao đất
không có rừng cho các cộng đồng địa phương, đất Lâm nghiệp do nhà nước
quản lý hoặc theo hình thức cộng quản. Hiện nay Philippines, Thái Lan, Trung
Quốc đã cấp giấy phép sử dụng đất cho các cá nhân theo các chương trình lâm

nghiệp xã hội.Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của
TFAP (Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt
đới và ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được
ký kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
như: Công ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of
Nature and Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên.Nghị định Thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
Ozon (1987). Tháng 9 năm 1991, hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại
Pari đã vạch ra chiến lược toàn cầu hóa về bảo vệ rừng.
Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo vệ thiên nhiên (IUCN) và quỹ bảo
vệ động vật hoang dã (WWF) đã đưa ra đề xuất tăng diện tích rừng được bảo
vệ lên 10% vào thế kỷ XXI. Những công ước quốc tế đã được kí kết nhằm
mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới
như: Công ước bảo vệ di sản văn hóa thế giới (1973), công ước về buôn bán
các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước Cites, 1973)[10] công ước
bảo vệ các vùng đất ướt Ramar, Nghị định thư montreal về các chất làm suy
giảm tầng Ozone (1987), ngày 5/6/1992 Công ước đa dạng sinh học được kí
kết và có 170 nước tham gia[11].
Trên thế giới, phát triển bền vững, đặc biệt là sự tham gia của cộng
đồng là vấn đề được chú trọng trong quản lý, sử dụng ĐDSH ở dải núi đá vôi
nói riêng. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo nên sự thay đổi cần thiết cho sự


8

phát triển của xã hội sinh thái học bền vững. Thực tế tại New Zealand cho thấy,
vào những năm 1980, mạng lưới các VQG ở nước này bắt đầu phát triển và liên
tục, vừa bảo vệ các vùng nhỏ, vừa tạo ra các khu giải trí cho cộng đồng.
Ngoài ra, phục hồi rừng nghèo trên núi đá vôi như: Viện khoa học
Quảng Tây và Quảng Đông - Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là

nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây trên núi đá vôi: Toona
sinensis, Delavaya toxocarpa, Chukrasia tabularis, Excentrodendron
tonkinensis,…trong thời kỳ 1985 -1998 . Những nghiên cứu đó đã được tổng
kết sơ bộ sau nhiều hội thảo khoa học ở Học viện Lâm nghiệp Bắc Kinh với
sự tham gia của nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đầu ngành của Trung Quốc,
bên cạnh đó các hướng dẫn về kỹ thuật phục hồi rừng trên núi đá vôi đã được
xây dựng, gồm một số nguyên lý: Là một trong những HST rất nhạy cảm, có
sự cân bằng mỏng manh và điều kiện sống rất khắc nghiệt; Tốc độ tăng
trưởng của cây trên núi đá vôi rất chậm (trữ lượng gỗ bình quân 1 ha rừng
nguyên sinh trên núi đá vôi chỉ bằng 1/2 trữ lượng gỗ bình quân rừng nguyên
sinh trên đất); HST núi đá vôi có tính chống chịu cao; HST núi đá vôi có khả
năng phục hồi rất khó vì thiếu các yếu tố lập địa cần thiết . Tuy nhiên, những
nguyên lý phục hồi và phát triển rừng trên núi đá vôi chưa được tổng kết một
cách có hệ thống nên việc áp dụng những hướng dẫn này cho nhiều quốc gia
khác gặp rất nhiều khó khăn.
Các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và bảo tồn Đa dạng sinh
học ở các vùng đá vôi ở Việt Nam cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới
hiện còn gặp nhiều khó khăn do những mâu thuẫn về lợi ích đến từ nhiều
phía. Những vùng này thường có phong cảnh đẹp, hữu tình, truyền thống văn
hoá dân tộc giàu bản sắc, tài nguyên rừng phong phú, nhất là các sinh vật quý
hiếm mà chỉ có ở vùng núi đá vôi, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi,v.v.
Nhưng công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở đó chủ yếu mới chỉ chú trọng
đến tăng trưởng kinh tế mà chưa chú ý đúng mức đến bảo vệ môi trường, bảo
tồn các loài động thực vật nhất là các loài quý hiếm v.v. Tổ chức Giáo dục,
Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO)Văn phòng UNESCO
Hà Nội, 2005[20] .


9


Các tổ chức hợp tác bảo vệ rừng như chương trình hợp tác của TFAP
(Tropical Forestry Action Plan), kế hoạch hành động bảo vệ rừng nhiệt đới và
ITTA, Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới. Các công ước quốc tế đã được ký kết
nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học như: công
ước Cites 1973, IUCN (International Union for Conservation of Nature and
Natural Resources) - liên minh quốc tế về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên.Nghị định Thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozon (1987).
Tháng 9 năm 1991, hội nghị lâm nghiệp thế giới lần thứ X tại Pari đã vạch ra
chiến lược toàn cầu hóa về bảo vệ rừng. Năm 1991, Hiệp hội thế giới về bảo
vệ thiên nhiên (IUCN) [19]và quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF)[21] đã
đưa ra đề xuất tăng diện tích rừng được bảo vệ lên 10% vào thế kỷ XXI.
Những công ước quốc tế đã được kí kết nhằm mục đích bảo vệ tài nguyên
rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên thế giới như: Công ước bảo vệ di sản
văn hóa thế giới (1973), công ước về buôn bán các loài đang có nguy cơ tuyệt
chủng (Công ước Cites, 1973) , công ước bảo vệ các vùng đất ướt Ramar,
Nghị định thư montreal về các chất làm suy giảm tầng Ozone (1987), ngày
5/6/1992 Công ước đa dạng sinh học được kí kết và có 170 nước tham gia.
Năm 1789 A.jussieu đã đặt tên họ Cam là Rutaceae lấy từ tên chi Ruta
L (dẫn theo A.Engler 1896) sau khi được chính thức đã có một số hệ thống
phân loại họ Cam ra đời. Đáng chú ý là hệ thống của De Candolle (1824),
G.Bentham & J.D.Hooker (1876), Engler (1896)...
Họ Cửu lý hương thường được gọi là họ Cam (danh pháp khoa học:
Rutaceae) là một họ thực vật trong bộ Bồ hòn (Sapindales). Tuy nhiên, ở đây
dùng từ cửu lý hương làm chính do Rutaceae có nguồn gốc từ Ruta là tên gọi
khoa học của chi cửu lý hương (vân hương), trong khi chi Cam có danh pháp
là Citrus. Các loài của họ này nói chung có hoa được chia thành 4 hay 5 phần,
thông thường có mùi thơm rất mạnh. Chúng xuất hiện dưới dạng và kích
thước từ cây thân thảo tới cây bụi và cây thân gỗ nhỏ. Quan trọng nhất về mặt
kinh tế trong họ này là chi Citrus (chi Cam), trong đó bao gồm các loại cây ăn
quả như cam, chanh, quất, quít, bưởi và bưởi chum.

Họ này chia làm 4 phân họ: phân họ Rutoideae: các lá noãn hoàn toàn
tách biệt, nó chỉ liên kết với nhau ở vòi và đầu nhuỵ, quả nạc, có các tông sau:


10

Ruteae, Zanthoxyleae, Boronieae, Diosmeae, Cusparieae; phân họ
Toddaloideae: các lá noãn dính, quả bao gồm 2 - 4 quả hạch con; phân họ
Rhabdodendroideae: Các lá noãn hợp nhưng phân biệt bởi đế phình to và
phân họ Aurantioideae: Bầu nguyên và quả nạc lớn. Họ này nằm trong bộ
Sapindales nhưng nó phân biệt bởi lá có tuyến trong.
Họ Cam là một họ lớn, có khoảng 160 chi với 1600 loài, phân bố rộng
ở vùng nhiệt đới, đặc biệt có nhiều ở Nam Phi và Ôxtraylia. Việt Nam hiện
biết có khoảng gần 30 chi với 110 loài.
Thuộc họ Cam loài Vương tùng được phát hiện năm 1946 do ông
Guillaum đặt tên.
Loài cây Vương tùng có ở Trung Quốc (Vân Nam).
2.2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử phân loại thực vật
Ở Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về phân loại thực vật với một
số tác giả như: Tuệ Tĩnh, năm 1417 đã mô tả 579 loài cây làm thuốc. Lê Qúy
Đôn (thế kỷ XVI) đã phân chia thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả,
cây ngũ cốc, rau, cây loại mộc, cây loại thảo, cây mọc theo các mùa khác nhau.
Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đến Việt Nam nghiên cứu và để lại nhiều công
trình như Loureiro mô tả gần 700 loài cây; công trình lớn nhất của H. Lecomte
mô tả các cây từ Dương xỉ đến Thực vật Hạt kín của toàn Đông Dương.
Từ 1954 đến nay Phân loại học càng được chú ý với công trình của Phạm
Hoàng Hộ: "Cây cỏ Việt Nam", ngoài ra có nhiều nghiên cứu về Rong biển
Việt Nam, Tảo học v.v.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa nên hệ thực vật vô cùng

phong phú và đa dạng. Theo các số liệu thống kê mới nhất, thảm thực vật Việt
Nam có trên 12000 loài, trong đó có trên 3000 loài được dùng làm thuốc và
gần 600 loài cây cho tinh dầu. Vì vậy, việc bảo tồn giá trị truyền thống trong
y học dân tộc và phát triển nó theo hướng hiện đại từ nguồn tài nguyên thực
vật phong phú ở nước ta là việc làm cần thiết và cấp bách. Trên thực tế, việc
bảo tồn, bảo vệ rừng đặc dụng là đóng góp tích cực của Việt Nam đối với việc
bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học trên toàn cầu, nhưng đang bị chính
con người tàn phá và hủy diệt. Để đạt được những thành quả đó Đảng và Nhà


11

nước đã có nhiều chính sách, bộ luật, chương trình dự án nhằm quản lí bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Các nghiên cứu về bảo tồn
Cụ thể là luật quản lí bảo vệ và phát triển rừng năm 1994, tháng 7/1993
luật đất đai ra đời quy định cụ thể các điều khoản chính sách về đất đai.
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố,
trong thời gian từ 1992 đến 1996 và năm 2007, đã thực sự phát huy tác dụng,
được sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý,
bảo vệ nguồn tài nguyên động thực vật ở nước ta, đáp ứng yêu cầu phát triển
khoa học công nghệ, bảo tồn đa dạng sinh học, tài nguyên sinh vật, môi
trường thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua.
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và
phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này được thể hiện
bằng một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Ba mốc quan trọng nhất trong
lĩnh vực bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992)[15],
Nghị định 48/2002/NĐ-CP (2002)[16] và Nghị Định 32-CP (2006)[14]. Nghị
định 32/2006 CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 3 năm
2006 nhằm quy định các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm cần được bảo

vệ[14].
Theo Nghị định này, các loài thực vật được chia thành 2 nhóm; nhóm Ia là
nhóm thuộc diện nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, nhóm
IIa là nhóm bị hạn chế khai thác sử dụng. Nhóm Ia có 15 loài và tất cả các loài
trong hai chi: Lan kim tuyến (Anoectochilus spp.), chi Lan hài (Paphiopedilum
spp.). Nhóm IIa có 37 loài và và tất cả các loài trong hai chi: Tuế (Cycas spp.) Và
chi Lan một lá (Nervilia spp.) (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn- Tổng
cục lâm nghiệp, tháng 12 năm 2010) [5].
Đến năm 2008, hệ thống KBT thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng
đặc dụng (bao gồm 30 Vườn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ
cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 KBT biển chứa đựng
các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh cao, với diện tích trên
2,26 triệu ha, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, đất ngập
nước và trên biển.


12

Tuy nhiên hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng
chưa mang lại hiệu quả thiết thực, tác động của người dân tới nguồn tài nguyên
rừng là rất lớn, nhiều vụ vi phạm lâm luật vẫn xảy ra, hàng ngàn ha rừng vẫn đang
bị tàn phá, các hoạt động buôn bán động thực vật quý hiếm ngày càng trở nên gay
gắt đẩy nhiều loài đến nguy cơ tuyệt chủng cao (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên
Quốc tế - IUCN Việt Nam (2008), cục kiểm lâm và viện điều tra quy hoạch rừng)
[19]. KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc theo đánh giá của WWF Chương
trình Việt Nam 2008. (Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt
Nam WWF Chương trình Việt Nam, 2008) .
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho KBT có giá trị bảo tồn cao liên quan
đến việc duy trì đa dạng sinh học ở mức độ loài. Có ba tiêu trí mà Bộ Công cụ
xác định rừng có giá trị bảo tồn cao Việt Nam đã đề ra: (1) Là khu rừng đặc

dụng, (2) Có nhiều loài bị đe dọa và nguy cấp, (3) Có các loài đặc hữu.
Các mối đe dọa đối với tài nguyên thực vật hiện nay là rất lớn không
loại trừ các KBT và VQG. Để đánh giá mức độ tác động của con người đã có
nhiều tài liệu đã đề cập tới. Bộ Công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao
Việt Nam đã khuyến cáo nên đánh giá theo các tiêu chí chính sau:
- Mất loài, thay đổi quần xã.
- Mất rừng, tình trạng manh mún.
- Tăng độ lắng đọng trầm tích, tần suất hạn hán nhiều hơn.
- Sản lượng lâm sản ngoài gỗ giảm sút.
- Mất đi những địa điểm có tầm quan trọng.
Chương trình hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội, 2000, Bài giảng Bảo tồn đa
dạng sinh học đã đưa ra con người có thể gây nên các tác động ngắn hạn hoặc
dài hạn. Tác động tức thời như chăn thả quá mức có thể làm mất nguồn thức
ăn cho động vật hoang dã. Tác động lâu dài làm mất đi sự tái sinh tự nhiên của
các loài cây thân gỗ và lau sậy chiếm ưu thế. Cũng như đối với các dạng điều
tra khác, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sâu sắc các mục tiêu đánh giá
tác động của con người và vật nuôi lên các sinh cảnh. Chỉ khi đó ta mới thu
thập thông tin một cách chính xác và kịp thời để lên kế hoạch quản lý.


13

Một chiến lược quản lý KBT hoàn chỉnh bao gồm việc giám sát mức độ
"quấy nhiễu sinh cảnh" do tác động của con người để dự báo được mức độ tác
động trong tương lai và thực thi các biện pháp chống lại .
Đứng trước thực trạng trên Đảng và nhà nước ta đã đặt ra mục tiêu đối
với công tác quản lí bảo vệ rừng là: Rừng phải có chủ, hạn chế tình trạng phá
rừng, đốt nương làm rẫy, đưa người dân tham gia vào công tác bảo vệ nguồn
tài nguyên rừng với trương trình phát triển kinh tế xã hội đất nước theo hướng
bền vững.

Nghiên cứu về sinh thái, phân loại
-Ý nghĩa của nghiên cứu sinh thái loài hết sức cần thiết và quan trọng,
đây là cơ sở cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
Ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm,
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...
Khi nghiên cứu sinh thái các loài thực vật, Lê Mộng Chân (2000)[6] đã
nêu tóm tắt khái niệm và ý nghĩa cử việc nghiên cứu. Sinh thái thực vật
nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống
trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hoá lâu dài, ở hoàn cảnh
sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành những đặc tính sinh
thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền và trở thành nhu cầu của cây
đối với hoàn cảnh.
Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm
sóc, nuôi dưỡng, sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ đồng thời
lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường Lê Mộng Chân
(2000)[6]. Cây Vương tùng một loài cây quý hiếm có giá trị kinh tế cao cần
được nghiên cứu bảo vệ và chăm sóc nhằm lưu giữ và phát triển nguồn gen
cây rừng.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ suy giảm với tốc độ rất
nhanh nhiều loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong đó
có rất nhiều loài quý hiếm không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, hiện nay
với sự tác động mạnh mẽ của con người với cái lợi ích trước mắt mà đã quên
hết đi tất cả những gì mà thiên nhiên đã mang lại cho chúng ta, sự cấp bách
như vậy tôi đã tiến hành nghiên cứu tại KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc
thuộc tỉnh Bắc Kạn, tại KBT này nhiều khu rừng nhiều loài động thực vật bị


14

tàn phá và săn bắt không thương tiếc. Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu đặc tính

sinh học nhằm bảo tồn các loài quý hiếm là một vấn đề rất được chú ý nó chỉ
là giúp một phần nhỏ vào công tác bảo tồn ,nhưng qua hoạt động này sẽ giúp
ta duy trì và bảo tồn được thêm một loài thực vật đang bị khai thác nhiều chỉ
còn lại số lượng ít, hy vọng sau kết quả nghiên cứu này, nhiều loài cây khác
cũng sẽ được nghiên cứu và bảo tồn.
Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của các loài thực vật bản địa
hoang dại hữu ích, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà
nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định được nhiều loài thực vật bản địa
hoang dại hữu ích có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cương Đông Dương”
trong đó có ở Việt Nam.
Đỗ Tất Lợi (1991)[13] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”
- tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bản địa hoang
dại hữu ích làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay. Theo Hà Thu Chử
(1996) tới nay Việt Nam đã thống kê được 5 chi và 30 loài cây song bao gồm:
Chi mây nếp (Calamus) có 19 loài và 1 loài phụ; chi hèo (Daemonrops) có 4
loài; chi phướn (Korthalsia) có 2 loài, chi mây rúp (Myriapis) có 1 loài; chi
song lá bạc (Plectocomia) có 2 loài và chi song voi (Plecomomiopsis) có 1
loài. Ngoài ra tác giả và các cộng sự đã đưa ra định nghĩa, phân loại các loài
thực vật bản địa hoang dại hữu ích, giới thiệu về một số nhóm các loài thực
vật bản địa dại hữu ích có giá trị ở Việt Nam, tổ chức và quản lý các loài thực
vật bản địa hoang dại hữu ích, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát
triển các loài thực vật bản địa hoang dại hữu ích...
Tổng quan về loài cây nghiên cứu
Ở Việt Nam cây Vương tùng với tên gọi khác Cơm nguội, Củ khỉ,
Nguyệt quế nhẵn, Nhâm hội. Tên khoa học Murraya tetramera Huang –
Murraya glab. Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh
giá "bị đe doạ" (T). Thuộc họ cam Rutaceae (Họ Cửu lý hương).
Họ Cam (danh pháp khoa học: Rutaceae) là một họ thực vật trong bộ
Bồ hòn (Sapindales).
Các loài của họ này nói chung có hoa được chia thành 4 hay 5 phần,

thông thường có mùi thơm rất mạnh. Chúng xuất hiện dưới dạng và kích
thước từ cây thân thảo tới cây bụi và cây thân gỗ nhỏ.


15

Quan trọng nhất về mặt kinh tế trong họ này là chi Citrus (chi Cam),
trong đó bao gồm các loại cây ăn quả như cam, chanh, quất, quít, bưởi và
bưởi chùm.
Cây Vương tùng
Mô tả cây
Cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, đặc biệt có thể cao tới 3-4m. Lá kép
lông chim lẻ gồm 5-9 lá chét có cuống dài 5-7mm, màu tía. Trên cuống lá
chét đôi khi có đốt, phiến lá hình trứng dài 4-6,5cm, rộng 1,8-3,8cm. Mặt trên
màu xanh xám, mặt dưới xanh nhạt, có 6-8 đôi gân, gân lá lông chim, nổi rõ ở
mặt dưới, mép lá có răng cưa giả do túi tiết tinh dầu gợn lên.
Hoa nở vào mùa xuân, mọc thành chùm sim, hoa rất nhỏ. Quả chín già
vào tháng 8-9, to bằng hạt ngô. Vỏ quả chứa rất nhiều túi tinh dầu. Lá, vỏ, quả
vò rất thơm, mùi dễ chịu.
Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang ở những vùng núi đá vôi như Quảng Ninh, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thanh Hóa. Được khai thác nhiều ở Thanh Hóa tại những huyện
Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy để làm nguyên
liệu cất tinh dầu. Trong nhân dân, chủ yếu người ta thu hái lá và rễ làm thuốc.
Mùa thu hái gần như quanh năm.
Công dụng và liều dùng
Nhân dân Việt Nam và nhân dân tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) dùng rễ
và lá củ khỉ với tính chất một vị thuốc có vị đắng, hơi cay và mát. Dùng trong
những trường hợp cảm mạo, sốt rét, trừ thấp, tiêu thũng, đau khớp. Ngày
dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc.

Ngoài ra, người ta còn dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu để chế thuốc
xoa trị cảm cúm, đau bụng. Gần đây, ngoài những công dụng trên, nhân dân
một số nơi ở nước ta đã cất tinh dầu củ khỉ để dùng phối hợp với một số tinh
dầu khác như bạc hà, khuynh diệp chế dầu xoa bóp, dầu uống chữa cảm mạo,
đau nhức. Có thể dùng tinh dầu để chiết mentol và izomentol để từ đó chuyển
thành mentola.
- Cẩm nang đa dạng sinh học. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội (1997)
- Sách đỏ Việt Nam, phần 2: Thực vật – trang 362


16

- Phân hạng: VU A1a,c,d
- Loài cây Vương tùng có ở Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Hải: đảo Cát
Bà), Ninh Bình (Tam Điệp), Thanh Hóa (Hà Trung, Vĩnh Lộc, Đông Sơn,
Nông Cuống, Nga Sơn, Quảng Xương), Bắc Kạn (KBTL&SCNXL huyện
Chợ Đồn).
Đăc điểm nhận dạng: Cây gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, cao 2-4 m.
Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím. Lá kép hình lông chim, mọc so le, dài
10-25 cm, có 3-9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5-7,5 cm, rộng 1,5-3,5
cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá dài 3-5 mm. Mặt trên
phiến lá bóng, soi lên ánh sáng thấy rõ nhiều túi tiết tinh dầu. Mép lá nguyên,
có nhiều túi tiết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Cụm hoa là một
chùm sim ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, mùi thơm. Hoa mẫu 4.
Cánh hoa dài 4-6 mm, rộng 1,5 mm. Nhị 8, bốn nhị ngoài dài 5 mm, bốn nhị
trong dài 4 mm. Bộ nhụy dài khoảng 3 mm, bầu sần sùi. Quả hình cầu hay
bầu dục, đường kính 7-9 mm, chứa 1-2 hạt; vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu,
khi chín màu đỏ.

Hình 2.1: Ảnh cành Vương tùng hoa, quả và phân bố của loài

(Nguồn: SĐVN: 196)


17

Giá trị: Lá làm thuốc chữa cảm cúm, đau nhức; rễ chữa bệnh tê thấp.
Lá chứa 4,4% tinh dầu (lá non 5,48%, lá già 3,24%). Thành phần chủ yếu của
tinh dầu là menthone (93-99%), cũng dùng làm thuốc.
-Do nạn phá rừng và bị khai thác nhiều để cất tinh dầu nên số lượng cá
thể giảm sút nhanh và bị cạn kiệt.
2.3. Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế của khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
KBT loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc có diện tích là: 1.788 ha, diện
tích vùng đệm 7.508ha. Diện tích rừng tự nhiên chiếm trên 92% tổng diện tích
KBT, diện tích rừng ở đây chủ yếu nằm trên núi đá. KBT Loài và sinh cảnh
Nam Xuân Lạc nằm chủ yếu trên địa phận các xã Bản Thi, Xuân Lạc, Đồng
Lạc huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, có tọa độ địa lý 220o17’- 22o19’ và
105o28’-105o33’E.
- Phía Bắc giáp thôn Bản Eng và Bản Tưn xã Xuân Lạc huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn.
- Phía Tây giáp xã Thanh Tương và Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh
tuyên Quang.
- Phía Đông giáp Thôn Cốc Tộc xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.
- Phía Nam giáp thôn Phia Khao, thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi - Chợ
Đồn - Bắc Kạn.
KBT cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng huyện Chợ Đồn 35km về phía
Bắc, giao thông đi lại khó khăn. Đây là khu rừng còn tương đối nguyên vẹn
với hệ sinh thái đa dạng, phong phú và nối liền với KBT thiên nhiên Na Hang

(Tuyên Quang). KBT nằm trên diện tích của xã Xuân Lạc và giáp với xã Bản
Thi, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn .
2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn.
* Khí hậu: Theo số liệu khí hậu thuỷ văn của huyện Chợ Đồn thì khu
vực xã Xuân Lạc và xã Bản Thi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè từ
tháng 4 đến tháng 10, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 20,100C; nhiệt độ trung bình cao
nhất 26,70C vào tháng 7; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C vào tháng 1.


×