Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu một số loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất hương của đồng bào dân tộc thái tại huyện con cuông nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.24 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI VĂN VỆ

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG LÀM NGUYÊN
LIỆU SẢN XUẤT HƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI
TẠI HUYỆN CON CUÔNG - TỈNH NGHỆ AN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tao
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2010 – 2014

Thái Nguyên, 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI VĂN VỆ

“NGHIÊN CỨU MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG LÀM NGUYÊN
LIỆU SẢN XUẤT HƯƠNG CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THÁI


TẠI HUYỆN CON CUÔNG - TỈNH NGHỆ AN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tao
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Lâm nghiệp
: Lâm nghiệp
: 2010 - 2014

Giảng viên hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN VĂN THÁI
2. TS. NGUYỄN THANH TIẾN
Khoa Lâm nghiệp - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo, thực hiện phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiến”. Là một sinh viên khoa Lâm nghiệp trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong 4 năm vừa qua tôi luôn cố gắng học tập và
rèn luyện thu lượm những kiến thức khoa học và thực tiễn từ các thầy giáo, cô giáo.
Thực tập tốt nghiệp là khâu cực kỳ quan trọng đối với mỗi sinh viên, giúp cho
mỗi sinh viên có điều kiện cũng cố kiến thức đã học tập trong nhà trường và là cơ

hội để mỗi sinh viên trau dồi kiến thức thực tế nhằm chuẩn bị hành trang cho công
việc sau nay.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự nhất trí của khoa lâm nghiệp
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu một số loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương của đồng
bào dân tộc Thái tại huyện Con Cuông - Nghệ An”.
Sau một thời gian thực tập tại xã Bình Chuẩn đến nay tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp. Có được kết quả như ngày hôm nay ngoài sự cố gắng nố lực của
bản thân, tôi còn được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong khoa lâm nghiệp.
Đặc biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Văn Thái, TS. Nguyễn Thanh Tiến đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Em cũng chân thành cảm ơn các cô, chú tại Ủy
ban nhân dân xã Quế Sơn đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại
xã Bình Chuẩn - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An.
Do mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, trình độ và thời gian có
hạn nên đề tài còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Vi Văn Vệ


ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN ................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN ................................................. vi

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ................ vii
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................3
1.3.1. Mục tiêu chung ............................................................................................................ 3
1.3.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập................................................................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................................ 3

Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu ..................................................................................4
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................5
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 5
2.2.1.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ.................................................................... 5
2.2.1.2. Những nghiên cứu về nguyên liệu làm Hương ......................................................... 6
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước ..................................................................................... 7
2.2.2.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ.................................................................... 7
2.2.2.2. Những nghiên cứu về nguyên liệu làm Hương ......................................................... 8

2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................11
2.3.1. Điều kiên tự nhiên ...................................................................................................... 11
2.3.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................................. 11
2.3.1.2. Đặc điểm địa hình ................................................................................................... 12
2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu .................................................................................................... 12
2.3.1.4. Đặc điểm thủy văn .................................................................................................. 13



iii

2.3.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất ......................................................................................... 13
2.3.1.6. Đặc điểm tài nguyên rừng ....................................................................................... 14
2.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội .......................................................................... 15

Phần 3: PHẬM VI, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................19
3.1. Phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài ..................................................................19
3.1.1. Phạm vi ...................................................................................................................... 19
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................................. 19

3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.3.1. Phương pháp luận ...................................................................................................... 19
3.2.2. Các phương pháp cụ thể ............................................................................................ 20
3.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 20
3.2.3.1. Tính kế thừa ............................................................................................................ 20
3.2.3.2. Chuẩn bị dụng cụ cần thiết ..................................................................................... 20
3.2.3.3. Điều tra ngoại nghiệp .............................................................................................. 20
3.4.2. Xử lí số liệu................................................................................................................ 21

Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ................................................22
4.1. Tình hình sử dụng một số loài cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương
của dân tộc Thái tại xã Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ...................22
4.2. Một số đặc điểm cây rừng dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương....................24
4.2.1. Đặc điểm phân loại .................................................................................................... 24
4.2.2. Đặc điểm về phân bố ................................................................................................. 26
4.2.3. Đặc điểm sinh trưởng của một số loài cây rừng người dân thường sử dụng làm

nguyên liệu sản xuất Hương ................................................................................................ 28
4.2.3.1. Cây Trầm Hương .................................................................................................... 29
4.2.3.2. Cây Rễ Hương ....................................................................................................... 30
4.2.3.3. Cây Quế .................................................................................................................. 31
4.2.3.4. Cây Thảo Quả ......................................................................................................... 33
4.2.3.5. Cây Đinh Hương ..................................................................................................... 34
4.2.3.6. Bột Bắc .................................................................................................................. 36
4.2.3.7.Cây Nứa ................................................................................................................... 36


iv

4.2.3.8. Cây Mía................................................................................................................... 37
4.2.3.9. Cây Hồi ................................................................................................................... 38

4.3. Kinh nghiệm và cách chế biến, sản xuất Hương của đồng bào dân tộc Thái tại xã
Bình Chuẩn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An ............................................................40
4.3.1. Chẻ chân nhang .......................................................................................................... 40
4.3.2. Làm bột nhang ........................................................................................................... 41
4.3.3. Làm mình nhang ........................................................................................................ 41
4.3.4. Bảo quản .................................................................................................................... 42
4.3.5. Đóng gói và tiêu thụ................................................................................................... 42

4.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong công tác phát triển và bảo tồn một số loài
cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương tại khu vực nghiên cứu..........................42
4.4.1. Thuận lợi .................................................................................................................... 42
4.4.2. Khó khăn .................................................................................................................... 42

4.5. Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng một số loài cây rừng làm nguyên liệu
sản xuất Hương .........................................................................................................43

4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật gây trồng và quản lý sử dụng ................................................. 43
4.5.2. Giải pháp về chính sách và kinh tế ............................................................................ 44

PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................................46
5.1. Kết luận ..............................................................................................................46
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................48
PHỤ LỤC .................................................................................................................49


v

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 4.1: Thống kê một số loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương mà
người dân tại huyện Con Cuông thường sử dụng .......................................22
Bảng 4.2: Thống kê mùa thu hái, mức độ sử dụng một số loài cây rừng làm nguyên
liệu sản xuất Hương người dân thường được sử dụng hàng năm ...............23
Bảng 4.3: Danh lục các loài thực vật thường được sử dụng cây rừng dùng làm
nguyên liệu sản xuất Hương tại khu vực nghiên cứu ..................................25
Bảng 4.4. Phân bố một số loài cây rừng làm nguyên liệu sản xuất Hương tại khu
vực nghiên cứu theo tuyến ..........................................................................27
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp Đặc điểm sinh trưởng và phát triển một số loài cây rừng
nguyên liệu làm Hương ...............................................................................29


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN
Trang

Hình 4.1: Cây Trầm Hương ......................................................................................30
Hình 4.2: Bột Trầm Hương .......................................................................................30
Hình 4.3: khóm Rễ Hương ........................................................................................31
Hình 4.4: Bột Rễ Hương ...........................................................................................31
Hình 4.5: Cây Quế.....................................................................................................33
Hình 4.6: Bột Quế .....................................................................................................33
Hình 4.7: Quả Thảo Quả ...........................................................................................34
Hình 4.8: Bột Thảo Quả ............................................................................................34
Hình 4.9: Cây Đinh Hương .......................................................................................35
Hình 4.10: Bột Đinh Hương ......................................................................................35
Hình 4.11: Bột Bắc (bột thuốc bắc) ..........................................................................36
Hình 4.12: Bụi Nứa ...................................................................................................37
Hình 4.13: Tăm hương ..............................................................................................37
Hình 4.14: Cây Mía ...................................................................................................38
Hình 4.15: Bột Mía ...................................................................................................38
Hình 4.16: Hoa hồi ....................................................................................................39
Hình 4.17: Bột Hồi ....................................................................................................39


vii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
ICRAF

: (International Centre for Research in Agroforestry) Trung
tâm nghiên cứu quốc tế về Nông lâm kết hợp

LSNG

: Lâm sản ngoài gỗ


UBND

: Ủy ban nhân dân

GCN QSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất



: Quyết định

TDTT

: Thể dục thể thao

OTC

: Ô tiêu chuẩn

RECOFTC

: (Regional Community Forestry Training Center for Asia and
the Pacific) Trung tâm vì Con người và Rừng

CIFOR

: (Center for International Forestry Research)Tổ chức nghiên
cứu Lâm nghiệp quốc tế


FAO

: (Food and Agriculture Organization)Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp

TTCN

: Trung tâm Công nghiệp

XD

: Xây dựng


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, vai trò của rừng ngày càng được nhận thức rõ hơn bao
giờ hết. Rừng cung cấp gỗ và lâm đặc sản quý phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của
hàng triệu đồng bào miền núi. Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một trong
những giải pháp tốt nhất cho bảo vệ và phát triển rừng là kinh doanh lâm sản ngoài
gỗ. Nó cho phép tạo được nguồn thu nhập kinh tế ổn định cho người dân miền núi
trong khi vẫn bảo vệ và phát triển được rừng. Kinh doanh lâm sản ngoài gỗ đang
nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân miền núi.
Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây rừng có mủ thơm và có mùi đặc trưng, do
đó đã được con người từ đời xa xưa đến nay sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, trong đó có nghề làm Hương (nhang). Đó là nghề tạo ra sản phẩm được sử

dụng rất rộng rãi, phổ biến trong đời sống người dân mà không gì thay thế được.
Thắp nhang là nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết, các dịp
lễ của Phật giáo, hoặc các dịp chạp giỗ, lễ, đám ma... Có thể khẳng định, nén nhang
đã len lỏi vào tận hang cùng ngõ ngách của đời sống và có một vị trí quan trọng
trong cuộc sống của người Việt Nam.
Cây nhang, nén hương như chiếc cầu nối thiêng liêng giữa con người với cõi
tâm linh, trời đất, thậm chí còn lan rộng đến một số nước ở châu Á và cộng đồng
người Việt sống ở châu Âu cũng như toàn thế giới. Những ngày cuối năm, các gia
đình khi đi mua sắm các thứ lễ vật để chuẩn bị cho ngày Tết, hầu như ai cũng mua
những hộp nhang, hương thơm về cúng Phật, cúng ông bà Tổ tiên của mình. Khi
vào thời khắc giao thừa, lúc giao hòa giữa năm cũ và năm mới, giữa trời và đất cả
dân tộc Việt Nam đón chào hân hoan, cầu mong gia đạo bình an, đời sống thịnh
vượng, hạnh phúc và một năm làm ăn phát tài phát lộc. Đêm giao thừa, cả gia đình
quây quần bên nhau, thắp trên bàn thờ vài nén nhang, hương thơm để cùng tưởng
nhớ đến ông bà, tổ tiên, cha mẹ, những người kính yêu đã khuất. Sự lan tỏa của làn
khói trắng, mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng cùng với cái không khí lành lạnh của
không gian tĩnh mịch làm cho ta thấy ấm cúng và gắn bó với nhau nhiều hơn. Trong
tâm thức của người Việt Nam đều tin tưởng ở thế giới bên kia, trong khoảng không


2

gian vô định, có những hình ảnh, những con người đang hướng về chúng ta, đang ở
bên chúng ta hằng ngày. Và khi thắp cây nhang, nén hương lên, ta có thể tâm sự với
họ, sưởi ấm với cả thế giới này và cả thế giới vô hình kia nữa. Đó là lòng kính yêu,
thành kính của chúng ta.
Nghề làm Hương hiện nay có rất nhiều nơi trên cả nước sản xuất, trong đó có
huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An. Sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ cho nhu
cầu sử dụng tại địa phương, chứ chưa phổ biến và lan rộng tới các địa phương khác
trong cả nước. Do đó, cần có phương pháp sản xuất phù hợp, mở rộng thị trường

tiêu thụ, đồng thời phải tạo ra được sản phẩm mang tính đặc trưng của dân tộc
Nùng. Một số loài cây nguyên liệu dùng để sản xuất Hương hiện nay đang giảm dần
về số lượng do bị khai khác quá nhiều để sử dụng cho các mục đích khác nhau,
phục vụ nhu cầu của cuộc sống người dân. Cần đánh giá đúng những thuận lợi và
khó khăn, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển, quản lí bền vững tập đoàn cây rừng
dùng làm nguyên liệu sản xuất Hương có trên địa bàn, góp phần tạo công ăn việc
làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện nay tầm quan trọng của khói Hương ngày tết, lễ thờ cúng là không thể
thiếu, hầu như rất nhiều dân tộc trên thế giới cũng không thể thiếu được khói Hương
để thắp trong nhưng ngày đó. Cũng rất nhiều dân tộc khác nhau và ngày thắp cũng
khác nhau. Tuy vậy, ta phải có nhưng hình thức và phương pháp đó chưa góp phần
vào việc bảo tồn và phát triển biền vững các loài cây có thể dùng làm nguyên liệu
để sản xuất hương vì vậy việc “Nghiên cứu một số loài cây rừng làm nguyên liệu
sản xuất Hương của đồng bào dân tộc Thái tại huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ
An” là công việc rất cần thiết và cấp bách.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần bổ sung kiến thức về những loài cây có thể dùng làm nguyên liệu
làm Hương của đồng bào dân tộc người Thái tại huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ An.
Đồng thời góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất khinh doanh Hương ở các vùng núi
của Tấy Bắc Nghệ An, giải quyết nhiều công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và xóa
đói giảm nghèo cho người dân địa phương nhất là đồng bào dân tộc ít người, tận
dụng được nguồn lực và tiềm năng tại chỗ, bảo tồn được đa dạng sinh học.


3

1.3. Mục tiêu của đề tài
1.3.1. Mục tiêu chung
Góp phần bổ sung kiến thức về các loài cây có thể làm hương trong tự nhiên,
làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển bền vững các loài cây có thể dùng làm

nguyên liệu làm Hương. Đồng thời góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất kinh doanh
nghề rừng ở các địa phương miền núi Tây Bắc của Nghệ An, tận dụng được nguồn
lực về tiềm năng tại chỗ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được một số kinh nghiệm truyền thống của người dân địa phương trong
chọn loài cây và kinh nghiệm gây trồng các loài cây nguyên liệu làm Hương.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển và bảo tồn các loài cây nguyên liệu làm
Hương tại khu vực nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập
- Giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, bước đầu làm quen với nghiên cứu
khoa học.
- Thực hiện đề tài giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học vào công tác nghiên
cứu khoa học thực tiến sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả.
- Giúp bản thân tôi vận dụng được kiến thức đã học được trong những năm
qua để tiến hành thu thập, tìm hiểu và viết một đề tài nghiên cứu về đặc tính sinh
học của các loài cây sử dụng làm nguyên liệu làm Hương tại khu vực nghiên cứu
(Huyên Con Cuông - Tỉnh Nghệ An).
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Tuy đề tài chỉ mới chỉ đề cập một số đặc điểm hình thái, sinh thái loài, lại tiến
hành trong một thời gian ngắn nhưng được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo, cùng
các người dân địa phương tại Huyện Con Cuông - Nghệ An, tôi hy vọng đề tài có
thể sử dụng làm đề tài nghiên cứu đặc tính sinh thái các loài cây sử dụng làm
nguyên liệu làm Hương, nhằm bảo tồn các loài thực vật tại Huyện Con Cuông Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung.


4

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu
Thấy được vai trò của LSNG đối với các nước đang phát triển nhất là các nước
vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án nhằm làm rõ vai trò
của LSNG, định chết quản lý, các chính sách liên quan, thông tin tiếp thị, …
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp đặt tại Indonesia (CIFOR) đã chú trọng
nhiều về LSNG. Trung tâm đã đề ra phương pháp phân tích với lâm sản thương mại
thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp (ICRAF) đã và đang thực hiên làm
thế nào để sản xuất, nâng cao chất lượng của cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chức
lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng
lâm nghiệp cộng đồng (RECOFTC) cũng có nhiều nghiên cứu về LSNG trong đó
cách tiếp cận về phương pháp luận về “từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ” coi nhiện
vụ của rừng là sản xuất cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm
bảo thị trường và chính sách thị trường định chế.[11]
Các cây LSNG chính là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất, chế biến hương.
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Châu Á bất kể lứa
tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín
ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng.
Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Châu Á đều tin rằng nén hương
khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình
với nhau. Tuy nhiên về mặt tâm linh, có người vẫn còn hiểu một cách mơ hồ, nhất
là về ý nghĩa dâng hương theo truyền thống của ông bà. Thậm chí ngày nay có
người còn không biết vì sao trong nhà mình có một bàn thờ với những pho tượng,
hình ảnh Chư Phật Bồ Tát, thần thánh hoặc tổ tiên. Phải chăng có một “ông” Phật
sống ở trên bàn thờ. [10]
Nhiều loại LSNG đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công
nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây,
tre nứa, các loài hoa…Theo chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020,
định hướng phát triển lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam đến năm 2020 dự kiến xuất
khẩu lâm sản đạt trên 7,8 tỷ USD (bao gồm 7 tỷ USD sản phẩm gỗ và 0,8 tỷ USD sản



5

phẩm lâm sản ngoài gỗ). Đến năm 2020, lâm sản ngoài gỗ trở thành một trong các
ngành hàng sản xuất chính, chiếm trên 20% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp, giá trị
LSNG xuất khẩu tăng bình quân 15 - 20%; thu hút khoảng 1,5 triệu lao động và thu
nhập từ LSNG chiếm 15 - 20% trong kinh tế hộ gia đình nông thôn.[1]
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
2.2.1.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
- Trước đây người ta coi gỗ là lâm sản chính của rừng, còn các lâm sản khác như
song, mây, dầu, nhựa, sợi, lương thực, thực phẩm, dược liệu v.v... do có khối lượng
nhỏ lại ít được khai thác, nên thường coi là sản phẩm phụ của rừng. Người ta
gọi chúng là lâm sản phụ (minor forest products) hoặc đặc sản rừng (special forest
products). Trong những thập kỷ gần đây, rừng bị tàn phá mạnh, gỗ trở nên hiếm
và sử dụng ít dần, nhiều nguyên liệu khác như kim loại và các chất tổng hợp dần
dần thay thế gỗ trong công nghiệp và các ngành khác. Trong khi đó các "Lâm
sản phụ" được sử dụng ngày càng nhiều hơn và với những chức năng đa dạng hơn.
Một số nghiên cứu gần đây đó cho thấy nếu được quản lý tốt thì nguồn lợi từ “Lâm
sản phụ” hoàn toàn không nhỏ, đôi khi còn lớn hơn cả gỗ. Vì vậy, để khẳng định vai trò
của các "Lâm sản phụ" người ta đó sử dụng một thuật ngữ mới thay cho nó là "Lâm
sản ngoài gỗ" ("Non- timber forest products" hay "Non-wood forest products"). Các
nhà khoa học đã đưa ra những khái niệm khác nhau về lâm sản ngoài gỗ. Theo
Jenne.H. de Beer (1992[9]) “Lâm sản ngoài gỗ được hiểu là toàn bộ động vật, thực vật
và những sản phẩm khác ngoài gỗ của rừng được con người khai thác và sử dụng”.
Năm (1994), trong hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước vùng Châu á
- Thái Bình Dương họp tại Bangkok, Thái Lan đã thông qua khái niệm về lâm
sản ngoài gỗ như sau:
"Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm cụ thể, có thể tái tạo, ngoài
gỗ, củi và than. Lâm sản ngoài gỗ được khai thác từ rừng, đất rừng hoặc từ các cây

thân gỗ. Vì vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước, du lịch sinh thái không phải là các
lâm sản ngoài gỗ". Để có một khái niệm chung và thống nhất, hội nghị do tổ chức
Nông lương thế giới tổ chức vào tháng 6/1999 đã đưa ra khái niệm về lâm sản ngoài
gỗ như sau: "Lâm sản ngoài gỗ bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác
gỗ, được khai thác từ rừng, đất có rừng và các cây thân gỗ".


6

Sau nhiều năm nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ Jenne.H. de Beer
(2000)[2] đó bổ sung khái niệm lâm sản ngoài gỗ. Theo ông "Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm các nguyên liệu có nguồn gốc sinh vật, không phải là gỗ, được khai thác
từ rừng để phục vụ con người. Chúng bao gồm thực phẩm, thuốc, gia vị, tinh dầu,
nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động vật sống
hay các sản phẩm của chúng), củi và các nguyên liệu thô như tre, nứa, mây, song,
gỗ nhỏ và sợi". Theo khái niệm này của Jenne.H. de Beer là đơn giản, dễ sử dụng
nhưng khác với hầu hết các khái niệm trước đây là ông đã đưa củi vào nhóm lâm
sản ngoài gỗ.
2.2.1.2. Những nghiên cứu về nguyên liệu làm Hương
- Ở Ấn Độ TS. Shiva thì cho rằng kết quả hình thành Trầm Hương trong tự
nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây. Nhưng nguồn gốc gây bệnh thì tác giả chưa
có kết luận. Ở Malaysia sau khi tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề tạo Trầm Hương
ngoài tự nhiên thì tiến sĩ khoa học Julajudin đã đi đến kết luận. Quá trình hình thành
Trầm ngoài tự nhiên có liên quan đến bệnh lý của cây. Nguồn gốc hình thành Trầm
là do sự cộng sinh của loài nấm Criptophoerica Mangifera với thân gỗ mà
thành.(1996)
- Năm 1989 tiến sĩ Naiyna Thongijem và các cộng sự (Thái Lan) nghiên cứu
về vấn đề tạo Trầm cho rằng quá trình hình thành Trầm Hương trên cây Dó bầu là
kết quả cộng sinh của các loài nấm sau đây Cephalos Potrium, Fusarium,
Botriodiplodia,Chactomium.[13]

- Trên thế giới cộng đồng quốc tế, có nhiều nghiên cứu nhằm nỗ lực làm thay
đổi tài nguyên rừng vào đầu những năm 1980. Một chiến lược bảo tồn mới được
hình thành và khẳng định tính ưu việt của nó. Đó là liên kết quả lý bảo tồn thiên
nhiên và vườn quốc gia với các hoạt động sinh kế của các cộng đồng địa phương,
cần thiết có sự tham gia bình đẳng của các cộng đồng, trên cơ sở tôn trọng nền văn
hóa trong quá trình xây dựng các quyết định.
- Một dự án đã được thử nghiệm với tên gọi: “quản lý rừng bền vững thông
qua sự cộng tác” thực hiện tại pu kheio Wildife Santuary, Tỉnh Chaiyaphum ở miền
Đông Bắc Thái Lan. Kết quả chỉ rằng. “Điều căn bản để quản lý bền vững tài
nguyên là phải thu hút sự tham gia của các bên liên quan và đặc biệt là bao gồm cả
phát triển cộng đồng địa phương bằng các hoạt động thu nhập của họ”. LSNG


7

không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá trị lớn đối với sự
giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng [8].
- Có thể nói hình thức đốt Hương phổ biến nhất ở Nhật Bản, tại đây họ lại chế
thêm nhiều cách đốt Hương: sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu
nhọn vào thế kỉ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc đốt nhang
đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập (Ancient Egypt) có rất
nhiều những hình vẽ hoặc hình chạm trên tượng mô tả nghi thức này. Ngày này việc
đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ
Vu Lan, Vía quan Thế Âm, ngày tết hái lộc đầu năm, Phật Đàn và những ngày quan
trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia … dùng để cúng
những vị như Phật Bà Quan Âm, Đức Mẹ Mary , ông bà, Tam Tiên ông; Phúc Lộc
Thọ, Thổ Địa,Táo Quân,Thần Tài…[14]
2.2.2. Những nghiên cứu trong nước
2.2.2.1. Những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
Nhận thức được vai trò quan trọng của lâm sản ngoài gỗ từ năm 1978, nhà

nước đó thành lập phòng nghiên cứu Lâm đặc sản, về sau phát triển thành Phân viện
Đặc sản rừng và nay là Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản thuộc Viện khoa
học lâm nghiệp Việt Nam. Theo quyết định số 639/TCLĐ ngày 27/9/1995 của Bộ
Lâm nghiệp thì Trung tâm Nghiên cứu lâm đặc sản có nhiệm vụ chính là nghiên cứu
sản xuất, gây trồng, cải tiến và áp dụng các kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản
lâm sản ngoài gỗ. Đây là cơ quan đầu ngành về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam.
Trong nhiều năm Trung tâm đã nghiên cứu, phát hiện những lâm sản ngoài gỗ có
giá trị. Ngoài ra những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ còn được thực hiện ở một
số cơ sở nghiên cứu và đào tạo của ngành lâm nghiệp, nông nghiệp và ngành
khác như Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trường Đại
học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Dược, Viện Dược liệu, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam, v.v....
Trước đây, xuất phát từ tình hình thực tiễn, sản phẩm có giá trị cao được khai
thác từ rừng được gọi là " Đặc sản rừng". Từ năm 1986 cho đến nay, với chủ trương
chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, đổi mới quản lý rừng, những
nhận thức về vai trò của lâm sản ngoài gỗ trong quá trình xóa đói, giảm nghèo và
bảo tồn rừng đã có nhiều thay đổi. "Lâm sản phụ" và " Đặc sản rừng" được gọi


8

chung là "Lâm sản ngoài gỗ". Trong cuốn "Tổng quan lâm sản ngoài gỗ ở Việt
Nam" các tác giả Vũ Văn Dũng, Hoàng Hữu Nguyên và Trịnh Vỹ (2001[6]) đưa ra
khái niệm lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam như sau: " Lâm sản ngoài gỗ là các sản
phẩm có nguồn gốc sinh vật lấy từ rừng hoặc đất rừng, nó không bao gồm gỗ, củi,
than gỗ và các sản phẩm không có nguồn gốc sinh vật. Lâm sản ngoài gỗ bao gồm
các nhóm tre nứa, mây song, cây thuốc, cây làm thực phẩm, gia vị, tinh dầu, dầu
bột, nhựa, nhựa mủ, ta nanh, thuốc nhuộm, cây cảnh, động vật hoang dã (động
vật sống hay các sản phẩm của chúng).v.v..". Khác với định nghĩa của J.H. de
Beer, ở Việt Nam các tác giả đã không xếp củi và than gỗ vào lâm sản ngoài gỗ

trong khi đó khi nghiên cứu ở khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, một số
chuyên gia đã xếp củi và than gỗ trong nhóm lâm sản ngoài gỗ [7].
2.2.2.2. Những nghiên cứu về nguyên liệu làm Hương
- Ở nước ta là một nước nhiệt đới, rất nhiều loài LSNG có giá trị, có sản lượng
lớn có thể khai thác. Trước năm 1975, nhà nước chỉ chú trọng tới một số sản phụ
như Tre, Nứa, Song, Mây và việc quản lý những sản phẩm này theo ý nghĩa tận thu,
nghĩa là chỉ chú trọng tới việc khai thác chứ xem nhẹ việc gây trồng. Điều này dẫn
tới một nguy cơ lớn các loài quý hiếm không được quan tâm đúng mức sẽ bị tuyển
chủng, trong đó thì hiểu quả của các loài tận thu thì mang lại hiểu quả không
cao.[12]
- Việt Nam là một nơi mà tục đốt hương có rất sớm với sự du nhập của Phật
giáo.
- Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Việt của Minh Tâm - Thanh Nghị:Hương
là mùi thơm, vật đốt cho thơm khi cúng, khi nguyện ... (Lò trong ngát dạ, đỉnh
ngoài bay Hương (Nhị độ Mai). Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: Hương liệu
được tinh luyện từ dầu của những loại cỏ hoặc gỗ thơm, gồm các loại như Chiên
đàn Hương, Trầm thủy Hương, Đinh tử Hương, Uất kim hương, Long não hương.
Năm thứ Hương này Mật giáo thường sử dụng trong lúc lập đàn. Nếu phân biệt theo
cách sử dụng và chế tạo thì có các loại như Đồ Hương (Hương xoa trên thân), Thiêu
Hương (Hương đốt để xông), Huân Hương (hương ướp), Mạc Hương (Hương bột
dùng để rắt nơi đạo tràng và chùa miếu), Hương Thủy (nước Hương).
- Có nhiều người thắc mắc Tại sao thắp Hương lại dùng những con số lẻ nén
nhang 1,3,5,7,9 … Thường thì 3 nén nhang và 2 bàn tay luôn luôn chắp lại và


9

miệng thì lâm râm thầm khấn nguyện? Phải chăng số lẻ là con số tượng trưng cho
sự linh thiêng, tượng trưng cho trời vì chiếu theo luật cơ - ngẫu của dịch lý thì số lẻ
thuộc Dương, số chẵn thuộc Âm. Dương tượng trưng cho trời, cho sự linh thiêng,

cho vô hình, cho sự trong sạch thanh tịnh, cho sự sinh trưởng phát triển, cho các cõi
trên như Tiên, Thánh, Phật....
- Con số 3 liên quan đến biểu tượng “Lưỡng long triều nguyệt” nghĩa là đôi
rồng chầu vào một mặt nguyệt ta thường được trang trí trên các bát nhang, lư
Hương lớn nhỏ ở các nơi thờ tự. Theo dịch lý đôi rồng là tượng trưng của dương,
ứng với hai hào dương trong các quẻ kinh Dịch. Còn mặt nguyệt là tượng trưng của
âm, ứng với hào âm trong các quẻ. Ở đây hào âm (mặt nguyệt) ở giữa, còn đôi rồng
chầu hai phía. Lưỡng Long triều nguyệt cũng chính là biểu tượng của quẻ Ly.
- Không những vậy, con số 3 còn liên quan cả một quan niệm triết học về vũ
trụ của người phương Đông: Thiên, Nhân, Địa (Trời, Người, Đất) gọi là tam tài.
Người xưa rất chú trọng về ý nghĩa Tam Tài, cho nên làm bất cứ việc gì họ đều xét
nét tỉ mỉ về Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa nếu thấy đầy đủ ba yếu tố Tam tài thì
mới hành sự và tin tưởng điều ấy sẽ thành công.
- Ngày xưa, Lý Thường Kiệt với lời Tuyên Ngôn: Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế
Cư đã từng “mượn” y linh của đền thờ Trương Hống, Trương Hát mà khích lệ ba
quân tướng sĩ, Chính sử và giả sử còn ghi lại những hiện “âm phù”, “báo mộng” của
các Thần linh đối với vua chúa đem quân đi chống giặc. Tín ngưỡng niềm tin ấy
một khi được giải tỏa nó đã từng có những tác dụng không nhỏ trong cuộc sống của
con người, nhiều khi có tác dụng làm lay động cả một cộng đồng.
- Tuy vậy, nhưng hiện nay có người không hiểu và cho rằng dâng Hương là
một trong những hành động mê tín dị đoan, kém văn minh, thiếu khoa học, bởi vì
hiện nay Hương chỉ làm bằng mạc cưa, bằng cây … rồi tin tưởng đặt trong lư hương
và cho là thiêng liêng. Những hành động ấy đã không lợi ích chi, lại còn nhơ bẩn
đến nhà cửa và hao tốn tiền bạc. Lời này mới nghe qua có lý, nhưng tìm hiểu cặn kẻ
nguồn gốc và ý nghĩa của việc dâng Hương thì ta thấy lời nhận định trên đây hoàn
toàn sai lầm.
- Chúng ta thử tìm hiểu từ đâu mà có tập tục dâng Hương?
- Theo Pháp sư Tịnh Không: Đốt Hương? Hương đại biểu cho Hương tín,
đây là một tín hiệu mà người xưa đã dùng rất rộng rãi. Rõ ràng nhất, Nơi Vạn lý



10

trường thành chúng ta thấy cách một đoạn có một phong hỏa đài, phong hỏa đài
là đài truyền tin gấp rút. Phong hỏa đài giống như cái lò hương. Người ta dùng
lửa đốt phân sói, mật độ của khói phân sói không giống như khói khác, gió
không thể thổi tan và duy trì lâu. Ở xa trông thấy chỗ có khói thì biết rằng chỗ
kia có biến cố, đây là cách truyền tin gấp của người xưa. Việc đốt hương để
truyền tin gấp đến chư Phật và Bồ tát khiến cảm ứng đạo giao cũng xuất phát từ
ý niệm truyền tin kiểu này.
- Đạo Phật đã được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỷ trước công
nguyên, Văn hóa Phật giáo hòa quyện cùng văn hóa bản địa đã tạo ra một Văn hóa
tín ngưỡng rất đặc thù. Tập tục dâng Hương theo quan điểm của Phật giáo, Hương
thắp lên vừa đạt được ý nguyện tâm linh dâng mùi thơm và chuyển lời cầu nguyện
lên ngôi Tam bảo chứng minh, vừa để biểu hiện chính tâm Hướng tới điều thiện.
- Khi đốt Hương cúng Phật chúng ta thường đọc những câu mật ngữ như:
Hương Yên khiết thể, thông xuất tam giới, ngũ uẩn thanh tịnh, tam độc liễu nhiên.
Trong lúc cầm ba nén nhang vị chủ lễ xướng to bài kệ: Thử nhất biện hương, bất
tùng thiên giáng, phi thuộc địa sanh. Lưỡng nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung
tắc tam giới, nhứt khí tài phân chi hậu. Chi diệp biến mãn thập phương. Siêu nhật
nguyệt chi quang hoa, hàm sơn xuyên chi tú lệ. Tức giới tức định tức huệ. Phi mộc
phi hỏa phi yên. Thâu lai tại nhứt vi trần. Tán khứ phổ châu sa giới. Ngã kim nhiệt
hướng lư trung, đoan thân cúng dường. Thập phương thương trú tam bảo, sát hải
vạn linh, tất trượng chơn Hương, đồng quy chơn tế. (Mông Sơn Khoa Nghi).[4]
- Tóm lại, tập tục dâng hương là một đạo lý truyền thống của dân tộc có từ
ngàn xưa, đây là những gia bảo tinh thần đáng quý của tổ tiên để lại cho con cháu
kế thừa. Gia bảo này được hấp thụ những tinh hoa của tư tưởng văn hóa Đông
phương. Để xác định một lần nữa, dâng Hương không phải là một hành động mê tín
dị đoan mà là một truyền thống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, chúng ta không thể
quên được nguồn gốc văn hóa Đông phương. Đó chính là một trong những biểu

tượng văn minh của người Á Đông mà các nước Tây phương khó có thể tìm được
giá trị tâm linh ấy trong cuộc sống xã hội của họ.
Riêng đối với Phật giáo: Việc dâng Hương cúng dường chư Phật mang nhiều
ý nghĩa, từ sự hiển lý, không những làm tăng vẻ uy nghiêm, phá tiêu chướng khí nơi
đạo tràng, mà còn làm cho tỏ ngộ chơn thường, đạt thể tánh tịnh minh. Người Phật


11

tử chúng ta đã hiểu được ý nghĩa giá trị của việc dâng hương theo quan niệm Phật
giáo, hãy cố gắng giữ gìn truyền thống và thực hiện cho kỳ được việc dâng Hương
cho trang nghiêm và chu đáo, vừa lợi ích cho mình trong việc tu tạo bản thân và
giáo dục con em của mình trở thành những con người tài đức vẹn toàn để cống hiến
và xây dựng một xã hội văn minh và hạnh phúc.[5]
- Theo Phan Kế Bính “Việt Nam phong tục, 1915” Đốt hương xuất phát từ
Tây Vức. Đốt Hương nghĩa là cầu cho quỷ thần giáng cách. Khi xưa tục Tàu tế tôn
Miếu chỉ dùng cỏ tiêu (cỏ thơm) trộm với mỡ đốt cho thơm. Đến đời vua Vũ đế nhà
Hán, Sai tướng sang đánh nước Hồn Gia (xứ Tây Vức) Vua nước ấy đầu hàng, dâng
một thân tượng bằng vàng, Vua Vũ Đế đem tượng về đặc trong cung Cam Toàn để
dâng Hương Tế lễ . Kể từ đó Tàu mới có tục đốt Hương.[3]
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiên tự nhiên
2.3.1.1. Vị trí địa lý
- Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Con
Cuông là một trong những huyện nghèo, nằm ở phía Tây Nghệ An với diện tích tự
nhiên 174.456ha, dân số 67.387 người, trong đó dân tộc Thái là 45.531 người chiếm
67,56% dân số toàn huyện trong đó có 4 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Thái,
Thổ(Đan Lai) và Hoa. Tổng số xã, phường, thị trấn là 13 xã. Tổng số bản, làng,
khối xóm: Là 118 thôn. Ngày nay, huyện Con Cuông được biết đến với 67.233 ha
rừng thuộc Vườn quốc gia Pù Mát, với thác Kèm và 44 loại cây ghi trong "sách đỏ

của Việt Nam",... cùng các mô hình kinh tế nông. Huyện Con Cuông cách thành
phố Vinh 130 km về phía tây bắc, cách cửa khẩu Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn) 120 km,
có 27 km quốc lộ 7 chạy qua. ranh giới của huyện được xác định như sau:
+ Phía đông nam giáp huyện Anh Sơn
+ Phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp
+ Phía đông bắc giáp huyện Tân Kỳ,
+ Phía tây bắc giáp huyện Tương Dương,
+ Phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5 km.
+ Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển
nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào
danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.


12

2.3.1.2. Đặc điểm địa hình
- Con Cuông là huyện miền núi vùng cao phía tây nam của tỉnh Nghệ An, nằm
trong khoang thứ hai giải đất miền Trung, sâu vào thềm cao nguyên Trấn Ninh.
Trung tâm huyện lị cách thành phố Vinh 130 km. Toạ độ địa lý từ 18046'30" đến
19019'42" vĩ độ bắc, từ 104037'57" đến 105003'08" kinh độ đông.
- Địa hình của Con Cuông bị chia cắt bởi dòng sông Lam thành hai vùng với
đặc điểm khác nhau rõ rệt. Vùng tả ngạn, chủ yếu đồi núi đất, độ cao bình quân 500
mét so với mặt biển với độ dốc khoảng 200 - 300. Cao nhất là đỉnh Pù Su 900m.
Vùng hữu ngạn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi cao,
suối sâu, độ cao bình quân 1000 mét, độ dốc khoảng 300 - 350. Phía đông bắc vùng
dọc đường quốc lộ số 7 cao bình quân 500 mét; phía tây nam dãy Trường Sơn cao
1.400 mét, đỉnh Phù Luông cao 1.880 mét.
2.3.1.3. Đặc điểm khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm 23 - 24 0C. Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình trong

các tháng này xuống dưới 200C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống
dưới 18 0C (tháng giêng).
Ngược lại trong mùa hè, do có sự hoạt động của gió Tây nên thời tiết rất khô
nóng, kéo dài tới 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 7). Nhiệt độ trung bình mùa hè lên
trên 25 0C, nóng nhất vào tháng 6 và 7, nhiệt độ trung bình là 29 0C. Nhiệt độ tối
cao lên tới 42 0C ở Con Cuông và 42.7 0C ở Tương Dương vào tháng 4 và 5, độ ẩm
trong các tháng này có nhiều ngày xuống dưới 30%.
- Vùng nghiên cứu có lượng mưa ít đến trung bình, 90% lượng nước tập trung
trong mùa mưa, lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng 10 và thường kèm theo lũ lụt.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các tháng 2, 3, 4 có mưa phùn do chịu
ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tháng 5, 6, 7 là những tháng nóng nhất và lượng
bốc hơi cũng cao nhất.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí
hậu miền Bắc và miền Nam. Số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.700 giờ, bức xạ
mặt trời 74,6 Kalo/cm2.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 230C.
+ Nhiệt độ tối cao nhất là 430C. và


13

+ Nhiệt độ tối thấp nhất là 20C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1.800 - 2.000 mm.
- Độ ẩm không khí: Chỉ số độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh
lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%; vùng có
độ ẩm cao nhất là thượng nguồn sông Hiếu, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi
phía Nam (huyện Kỳ Sơn, Tương Dương). Lượng bốc hơi từ 700 - 940 mm/năm.
- Gió, bão: Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: gió mùa Đông
Bắc và gió phơn Tây Nam.
- Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 4

năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió mùa Đông Bắc, mang theo
không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 - 10oC so với nhiệt độ trung
bình năm.
- Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng
Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8
hàng năm, số ngày khô nóng trung bình hằng năm là 20 - 70 ngày. Gió Tây Nam
gây ra khí hậu khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống
sinh hoạt của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.
-Tuy nhiên, hàng năm Nghệ An còn phải chịu ảnh hưởng của những đợt gió
Tây Nam khô nóng và bão lụt lớn. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây
cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ.
2.3.1.4. Đặc điểm thủy văn
Sông suối ở Con Cuông có ảnh hưởng rất lớn tới cấu tạo địa hình, cảnh quan
Dòng sông Lam bắt nguồn từ hợp lưu của sông Nậm Nơn và Nậm Mộ tại Cửa Rào
(Tương Dương) chảy qua địa phận Con Cuông 30 km. Ngoài ra còn có các sông
suối nhỏ như: Sông Giăng (nậm Khăng), khe Mọi, khe Choăng, khe Thơi. Phần lớn
các khe suối này chảy đổ vào sông Lam thuộc địa giới Con Cuông. Còn sông Giăng
chảy qua Môn sơn nhập vào sông Lam ở Thanh Chương.
2.3.1.5. Đặc điểm tài nguyên đất
- Theo só liệu kiểm kê năm 2013, huyện Con Cuông Tính đến ngày 31/7,
huyện Con Cuông đã cấp GCN QSDĐ lần đầu đối với đất ở đô thị đạt 91,6%; đất ở


14

nông thôn đạt 82,74%; đất sản xuất nông nghiệp đạt 75,18%; đất sản xuất lâm
nghiệp đạt 60,4% trên diện tích cần cấp [2]
- Đất đai của huyện Con Cuông thuộc nhóm vùng núi cao, được phân chia
thành các loại đất chính như sau:
Nhóm đất phù sa sông suối: được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa của

sông Lam, loại đất này độ màu mỡ khá chủ yếu trồng lúa và cây màu.
- Nhóm đất đồi núi: đất Feralit vàng đỏ phát triển trên sản phẩm đá Macma
axit, tập trung ở các dãy núi, tầng đất còn dày, loại đất này thích hợp cho trồng các
loại cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất, ở những dải đồi thoải, độ cao
200 - 300m, tầng đất còn dày, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả hoặc trồng cỏ chăn nuôi.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa, diện tích loại đất này nhỏ, hình thành do
quá trình khai phá một số vùng chân đồi làm ruộng bậc thang để trồng lúa nước.
- Cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở Con Cuông còn rất nhiều khó khăn,
kết cấu cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn kém phát triển, giao thông đi lại khó
khăn, diện tích đất canh tác ít, chủ yếu là đất lâm nghiệp với 157.800,94ha chiếm
tới 90,45% diện tích, phong tục tập quán còn lạc hậu, số người không biết chữ
chiếm tỷ lệ cao trong tỉnh.
2.3.1.6. Đặc điểm tài nguyên rừng
- Nằm ở phía Tây Nam Nghệ An, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện
Con Cuông có gần 154.600ha, chiếm 88,91% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Độ
che phủ rừng đạt cao nhất tỉnh cũng như toàn quốc với 75,7%. Những năm qua
Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển lâm nghiệp. Nhờ đó, đã
khuyến khích và huy động nhiều tập thể, hộ gia đình cá nhân tích cực, hăng hái
tham gia nhận đất trồng rừng. Bình quân, mỗi năm toàn huyện Con Cuông trồng
mới trên 1.000ha. Riêng trong năm 2010, huyện đã trồng mới 2.500ha, trong đó
nhân dân tự bỏ vốn trồng mới 700ha. Hiện nay, tiềm năng để phát triển kinh tế
ngành rừng ở huyện miền núi Con Cuông còn rất lớn, toàn huyện có hơn 26.400ha
đất trống có khả năng khai thác để trồng rừng. Ước tính trong khoảng 10 năm tới,
nhân dân các xã trên địa bàn huyện mới có thể trồng, phủ kín hết diện tích đó. Riêng
giai đoạn 2011-2015, mỗi năm huyện Con Cuông phấn đấu trồng mới từ 1.500-


15


2.000ha. Bên cạnh quỹ đất, tiềm năng về lực lượng lao động là một trong những yếu
tố tác động đến phát triển kinh tế rừng ở Con Cuông.
- Rừng huyện Con Cuông hiện đang được phát triển tốt, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình lũ, xói mòn, rửa trôi đất.
2.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế: Là một huyện nông nghiệp của tỉnh Nghệ An, như tình hình chung
của các huyện trong tỉnh, nền kinh tế của huyện Con Cuông chủ yếu phụ thuộc vào
sản xuất nông, lâm nghiệp.
Về cơ bản, kinh tế trên địa bàn huyện Con Cuông ổn định và có bước phát
triển, trong năm 2013, huyện có 16/19 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,65%. Huyện đã chú trọng đẩy mạnh sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại.
Thu ngân sách trên địa bàn đạt cao, ước cả năm đạt 14 tỷ đồng, đạt 178% dự
toán huyện giao. Văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư đứng mức, tăng số trường
đạt chuẩn quốc gia, học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào các trường đại học, cao
đẳng đạt cao. Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo.
Đối với dự án tái định cư Đan Lai, khó khăn lớn nhất hiện nay là nhu cầu vốn đầu
tư cho các hợp phần, các hạng mục của đề án.
Cho đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng kinh tế bình quân 2 năm (2011-2012)
của huyện Con Cuông đạt 8,5%, bằng 53,12% chỉ tiêu đại hội (16-17%). Giá trị
tăng thêm bình quân đầu người năm 2013 ước tính 15.306.000 đồng, tăng 23% so
với năm 2010, bằng 45,01% chỉ tiêu đại hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng
hướng: Nông, lâm, ngư ước tính năm 2013 là 47,53%. Công nghiệp - Xây dựng,
dịch vụ ước tính năm 2013 là 52,47%. Phong trào mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới được triển khai thực hiện đều khắp trên 12 xã. Từ nguồn hỗ trợ xi măng
của tỉnh (6367 tấn), và từ nguồn vốn dự án VIE28, chương trình 135, Con Cuông đã
xây dựng được 57,57 km đường bê tông nông thôn. Đánh giá theo bộ tiêu chí nông
thôn mới (QĐ 491) năm 2012: Có 1 xã đạt 9/19 tiêu chí; 3 xã đạt 8/19 tiêu chí; 2 xã
đạt 7/19 tiêu chí; 1 xã đạt 6/19 tiêu chí; 4 xã đạt 5/19 tiêu chí…

Tỷ nghèo đói giảm từ 52% năm 2006 xuống còn 37% năm 2010.Tỷ lệ hộ
nghèo trung bình là 37% trong khi chỉ tiêu kế hoạch là 30% (riêng 8 xã đặc biệt khó
khăn còn 42%)


16

- Dân số, Lao động và việc làm: Từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động theo
hướng giảm tương đối lao động nông nghiệp tăng tỷ lệ lao động công nghiệp,
TTCN và dịch vụ thương mại du lịch và ngành nghề khác.
Nâng cấp, thành lập Trung tâm chính trị, Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và
Trung tâm giáo dục thường xuyên ở Con Cuông phục vụ cho nhu cầu tạo nguồn
nhân lực cho Con Cuông và các huyện Miền núi tây nam Nghệ an.
Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở : xã, thôn bản
Tổng dân số huyện Con Cuông là 67.387 người Là một huyện vùng miền núi
phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, nền kinh tế của xã chủ yếu phụ thuộc vào nông lâm
nghiệp, không có ngành nghề truyền thống, điều đó gây nhiều hạn chế cho phát
triển kinh tế - xã hội. Do đặc thù là một xã thuần nông, nên lao động của xã chủ yếu
là nông nghiệp, mang tính thời vụ, khi mùa vụ xong thì lượng lao động nông nhàn
nhiều. Do ở nhà nhiều người trong khi sản xuất nông lâm nghiệp ra đã nhàn nhã
việc nên cũng đã có nhiều người đi làm việc kiếm thêm bên trong nước và ngoài
nước, ngoài nước thì như đi các nước là: Thái Lan, Lào, Malaysia...
- Giao thông: Nhờ nằm trong vùng quy hoạch Khu du lịch Vườn quốc gia Pù
Mát nên mạng lưới giao thông huyện nhanh chóng được nâng cấp. Tính đến hết
năm 2003, toàn huyện có 253 km đường các loại, trong đó có trên 20 km trải nhựa,
bê tông.
- Chợ: Giờ đây huyện Con Cuông đã có chợ. Mặc dù đề ra định hướng phát
triển để trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ của khu vực. Tuy nhiên, những
điều kiện để đẩy nhanh tiến độ vẫn còn thiếu, do đó, tỷ trọng thương mại - dịch
vụ trong cơ cấu nền kinh tế của huyện Con Cuông vẫn chưa cao, chưa tạo giá trị

sản xuất lớn.
Những ngày cuối năm, Thị trấn Con Cuông - trung tâm huyện lỵ của Con
Cuông nhộn nhịp hơn. Người dân các huyện lân cận như Tương Dương, Tân Kỳ,
Quỳ Hợp…tới đây để mua bán, trao đổi hàng hóa chuẩn bị cho Tết Quý Tỵ. Nằm
dọc Quốc lộ 7, cách Thành Phố Vinh khoảng 130 km, cách Cửa khẩu Nậm Cắn
khoảng 120 km, Con Cuông trở thành điểm dừng chân trong hành trình ngược xuôi,
lên xuống vùng Tây Nam của tỉnh, là một đầu mối trung chuyển, quy tụ hàng hóa từ
các nơi về. Để phát triển kinh tế theo định hướng này, huyện đã tiến hành quy hoạch
xong hệ thống chợ nông thôn, thị tứ; mạng lưới kinh doanh xăng dầu, kinh doanh


×