Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

10 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 mon hoa (co loi giai chi tiet)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.37 KB, 68 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút.

ĐỀ 1
Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử Al ( Z = 13) có số electron lớp ngoài cùng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1 → có 3electron lớp ngoài cùng → C
Câu 2. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị không cực
B. ion
C. cộng hóa trị có cực
D. hiđro
Đây là liên kết giữa 2 nguyên tử phi kim → liên kết CHT phân cực → C
Câu 3. Cho các phương trình phản ứng:
(a) Fe + Cl2 → FeCl3.
(b) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(c) CuO + CO → Cu + CO2.
(d) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa - khử là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Các phản ứng oxi hóa – khử là (a) và (c) → A
→ cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. Tỉ lệ a : b là
Câu 4. Cho phương trình phản ứng aAl +bHNO3 
A. 1 : 3
B. 2 : 3


C. 2 : 5
D. 1 : 4
Cân bằng: Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O → D
Câu 5. Cho các cân bằng hóa học sau:

→ 2HI (k).

→ N O (k).




(a) H2 (k) + I2 (k) ¬
(b) 2NO2 (k) ¬
2 4



→ 2SO (k).
 2NH (k).

(c) 3H (k) + N (k) ¬ 
(d) 2SO (k) + O (k) ¬ 
2

2

3

2


2

3

Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị
chuyển dịch?
A. (a).
B. (c).
C. (b).
D. (d).
Cân bằng (a) có số mol khí ở 2 bên bằng nhau → không phụ thuộc vào P → A
Câu 6. Thực hiện thí nghiệm hòa tan đá vôi (CaCO3) bằng dung dịch HCl, biện pháp nào sau đây có thể làm tăng
tốc độ phản ứng?
A. Hạ nhiệt độ xuống
B. Giảm nồng độ của dung dịch HCl
C. Tăng thể tích của dung dịch HCl
D. Nghiền nhỏ đá vôi
Khi nghiền nhỏ đá vôi sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc → sẽ làm tăng tốc độ phản ứng → D
Câu 7. Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,05M là:
A. 1
B. 13
C. 7
D. 5
[H+] = 2.0,05 = 0,1M → pH = 1 → A
Câu 8. Một dung dịch gồm: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol HCO3− và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của
nước). Ion X và giá trị của a là
A. NO3− và 0,03.
B. Cl− và 0,01.
C. CO32− và 0,03.

D. OH− và 0,03.
Vì trong dung dịch có ion Ca2+ → loại C (vì có ion CO32- có thể kết tủa với Ca2+)
Vì trong dung dịch có ion HCO3- → loại D (vì có ion OH- có thể tác dụng với HCO3-)
Vậy X có thể là NO3- hoặc Cl-. Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 0,01.1 + 0,02.2 = 0,02.1 + a.1 →
a = 0,03 → A
Câu 9. Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là:
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
Phương trinh hóa học: HCl + NaOH → NaCl + H2O
→ số mol NaOH = số mol HCl = 0,002 (mol) → x = 0,2M → B
Câu 10. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Na
B. Al
C. Mg
D. Cu
Đáp án D vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học
Câu 11. Khí X có thể làm đục nước vôi trong, dùng để chữa cháy và để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày, X là khí
nào sau đây?
A. CO2
B. N2
C. CO
D. CH4
Đáp án A
1


Câu 12. Cho 5,6 gam Fe tác dụng với khí Cl2 dư thì thu được m gam muối, giá trị của m là:
A. 16,25

B. 12,7
C. 9,15 gam
D. 32,5
Phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
→ số mol FeCl3 = số mol Fe = 0,1 → m = 16,25 gam → A
Câu 13. Cho este no, đơn chức, mạch hở có công thức CnHmO2. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n + 1.
B. m = 2n.
C. m = 2n - 2.
D. m = 2n + 2.
Este no, đơn chức, mạch hở có k = 1 → m = 2n → B
Câu 14. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hợp chất hữu cơ X thì thu được 0,2 mol CO 2 và 3,6 gam hơi nước, CTPT
của X có thể là:
A. CH2
B. C2H4
C. C2H4O
D. CH2O
Số mol CO2 = 0,2 → nC = 0,2 (mol) → mC = 2,4 (gam)
Số mol H2O = 0,2 → nH = 0,4 (mol) → mH = 0,4 (gam)
→ mC + mH = 2,8 gam = mX → X không có O → loại C và D
Mặt khác loại A vì không thỏa mãn hóa trị → Đáp án B
Câu 15. Hiđrocacbon X mạch hở có CTPT là C 5H12, cho X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm
monoclo duy nhất. Tên gọi của X là:
A. pentan
B. 2-metylbutan
C. 2,2-đimetylpropan
D. butan
Vì X tác dụng với khí Cl2 (a/s) thì chỉ thu được 1 sản phẩm monoclo duy nhất →X có CTCT đối xứng→ C
Câu 16. Hấp thụ hoàn toàn 1 lượng anken X vào bình đựng nước brom thì thấy khối lượng bình tăng 5,6 gam và
có 16 gam brom đã tham gia phản ứng. Số CTCT của X là:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
khối lượng bình tăng = manken = 5,6 gam
nBr2 = 0,1 mol = nanken → Manken = 56 → CTPT là C4H8
Các CTCT: CH3-CH=CH-CH3; CH2=CH-CH2-CH3; CH2=C(CH3)-CH3 → C
Câu 17. Cho 6 gam ancol X (no, đơn chức, mach hở, bậc I) tác dụng với kim loại Na dư thì thu được 1,12 lit khí
H2 (đktc). Tên gọi của X là:
A. ancol etylic
B. ancol metylic
C. ancol propylic
D. ancol isopropylic
Gọi CT của X là R-OH, phương trình hóa học là: R—OH + Na → RONa + ½ H2
→ nancol = 2nH2 = 0,1 mol → Mancol = 60 → R = 43 (C3H7) → ancol là CH3-CH2-CH2-OH → C
Câu 18. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây?
A. Na
B. NaOH
C. Br2 (dung dịch)
D. NaHCO3
Phenol phản ứng được với Na vì có nhóm OH
Phenol phản ứng được với NaOH vì có tính axit
Phenol phản ứng được với Br2 tạo kết tủa vì có phản ứng thế vào vòng→ Đáp án D.
Câu 19. Cho 6 gam HCHO tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3/NH3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. 43,2
B. 86,4
C. 21,6
D. 32,4
Sơ đồ phản ứng: 1HCHO → 4Ag

→ nAg = 0,8 mol → m = 86,4 gam → B
Câu 20. Cho anđehit fomic phản ứng với H2 (xúc tác Ni, nun nóng) thì thu được
A. CH3COOH.
B. HCOOH.
C. CH3CH2OH.
D. CH3OH.
Phương trình phản ứng: HCHO + H2 → CH3-OH → D
Câu 21. Dung dịch axit acrylic (CH2=CH-COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây?
A. Na2CO3.
B. Mg(NO3)2.
C. Br2.
D. NaOH.
Axit acrylic phản ứng được với Na 2CO3, NaOH vì có nhóm COOH; phản ứng được với Br 2 vì có liên kết
đôi → B
Câu 22: Trung hòa 2,76 gam axit cacboxylic X đơn chức bằng dung dịch NaOH, thu được 3,772 gam muối.
Công thức của X là
A. C3H7COOH.
B. CH3-COOH
C. H-COOH.
D. C2H5COOH
Gọi CT của X là R-COOH, phương trình hóa học là: R-COOH + NaOH → R-COONa + H2O
→ naxit = nmuối → 2,76/(R + 45) = 3,772/(R + 67) → R = 15 (CH3) → B
Câu 23. Este X có CTPT là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thì thu được 2 chất hữu cơ có số
cacbon bằng nhau. Tên gọi của X là:
2


A. metyl propionat
B. propyl fomat
C. isopropyl fomat D. etyl axetat

R-COO-R’ + H2O → R-COOH + R’-OH → axit và ancol đều có 2 cacbon
axit là CH3-COOH và ancol là C2H5OH → este là CH3-COO-C2H5 → D
Câu 24. Thủy phân hoàn toàn 8,84 gam triolein bằng dung dịch NaOH dư thì thu được m gam muối. Giá trị của
m là:
A. 9,12
B. 3,04
C. 9,18
D. 3,06
Olein là (C17H33COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H33COONa + C3H5(OH)3
0,01
0,03
→ m = 9,12 gam → A
Câu 25. Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là
A. saccarozơ.
B. xenlulozơ.
C. tinh bột.
D. glucozơ.
Đáp án D. C6H12O6 + H2 → C6H14O6 (sobitol)
Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit;
Phát biểu đúng là
A. (3) và (4).
B. (1) và (3).
C. (1) và (2).
D. (2) và (4).
(2) sai vì cả saccarozo và tinh bột đều có phản ứng thủy phân
(4) sai vì saccarozo là đissaccarit nhưng xenlulozo là polisaccarit

→B
Câu 27. Số đồng phân cấu tạo bậc I của amin có CTPT C3H9N là :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Các CTCT : CH3-CH2-CH2-NH2 và CH3-CH(NH2)-CH3 → B
Câu 28. Có bao nhiêu đipeptit (mạch hở) khi thuỷ phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và
glyxin ?
A. 1
B. 2
C. 6
D. 4
Vì sản phẩm có alanin và glyxin nên đipeptit có 1 mắt xích ala và 1 mắt xích gly
→ Có 2 CT: Ala-gly và gly-ala → B
Câu 29. Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Poli(vinyl clorua).
B. Polibutađien.
C. Nilon-6,6.
D. Polietilen.
A. là (C2H3Cl)n ; B là (C4H6)n ; C là (-OC-(CH2)4-CO-HN-(CH2)6-NH-)n ; D là (C2H4)n → C
Câu 30. Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron.
D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
Đáp án D (câu này cần nhớ)
Câu 31. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;
(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Điều kiện để có ăn mòn điện hóa là phải có 2 kim loại (hoặc 1 kim loại và 1 phi kim) tiếp xúc cới nhau và
tiếp xúc với 1 dung dịch điện li.
(a) có vì Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4, Cu sinh ra bám vào lá sắt.
(b) không vì chỉ có 1 kim loại và không có dung dịch điện li
(c) không vì chỉ có 1 kim loại
(d) không vì chỉ có 1 kim loại
→C
Câu 32. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
3


(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F−, Cl−, Br−, I−.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Phát biểu đúng là a, b, c, e → D
(d) sai vì F không có số oxi hóa dương

Câu 33. Hòa tan hết 0,2 mol FeO bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy
nhất). Hấp thụ hoàn toàn khí SO 2 sinh ra ở trên vào dung dịch chứa 0,07 mol KOH và 0,06 mol NaOH, thu được
dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 15,32.
B. 12,18.
C. 19,71.
D. 22,34.
Áp dung định luật bảo toàn electron → nSO2 = 0,1 mol.
Lại có tổng số mol OH- = 0,13 mol → phản ứng tạo ra cả muối HSO3- và muối SO32-.
Phương trình hóa học:
SO2 + OH- → HSO3a
a
a
SO2 + 2OH- → SO32- + H2O
b
2b
b
Ta có hệ phương trình: a + b = 0,1 và a + 2b = 0,13 → a = 0,07 và b = 0,03 (mol)
Khối lượng muối = tổng khối lượng của các ion: K+, Na+, HSO3- và SO32→ m = 0,07.39 + 0,06.23 + 0,07.81 + 0,03.80 = 12,18 gam → B
Câu 34. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH) 2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không
đổi) trong 100 gam dung dịch H 2SO4 39,2%, thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan
duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là
A. Zn.
B. Ca.
C. Mg.
D. Cu.
Các phương trình hóa học:
MO + H2SO4 → MSO4 + H2O
M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O
MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

Vì dung dịch Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất → đó là MSO4 → H2SO4 phản ứng vừa đủ
→ nMSO4 = nH2SO4 = 0,4 (mol) → mMSO4 = 0,4(M + 96) gam
Lại có mddY = 24 + 100 – mCO2 = 121,8 gam → C% = 0,4(M + 96)/121,8.100% = 39,41%
→ M = 24 (Mg) → C
Câu 35. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH. B. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.
C. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH. D. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
Nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều: axit > ancol > amin > các chất khác (este, anđehit, xeton, ete,
hidrocacbon, … và nhiệt độ sôi của các chất này tỉ lệ thuận với M) → C
Câu 36. Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen, etanol và butan, số chất có khả năng
tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 4.
B. 2.
C. 5.
D. 3.
Gồm có các chất có liên kết đôi C=C, liên kết ba C≡C hoặc liên kết đôi C=O (trong anđehit và xeton) → có
stiren (C6H5-CH=CH2), axit acrylic (CH2=CH-COOH), vinylaxetilen (CH≡C-CH=CH2) → D
Câu 37. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ dung dịch X:

4


Hình vẽ trên minh họa phản ứng điều chế chất Y nào sau đây?
A. NH3
B. HCl.
C. C2H4
D. C2H5OH
Từ hình vẽ trên suy ra khí Y phải không tan trong nước → chỉ có C thỏa mãn.
Câu 38. Chất X có công thức phân tử C6H8O4 . Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất
Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H 2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch

H2SO4 loãng (dư), thu được chấ t T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của
nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học.
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, to) theo tỉ lệ mol 1 : 3.
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
D. Chất Z làm mất màu nước brom.
Đun Z với H2SO4 đặc thu được đimetyl ete → Z là CH3OH, mà 1 mol X + NaOH thu được 2 mol Z → X là
este 2 chức có dạng R(COOCH3)2 → CTCT của X là C2H2(COOCH3)2 → CTCT của Y là C2H2(COONa)2
và của T là C2H2(COOH)2. Mà T + HBr thu được 2 sản phẩm → T có cấu tạo không đối xứng → CTCT
của T là CH2=C(COOH)2 → CTCT của X là CH2=C(COOCH3)2
→A
Câu 39. Chỉ dùng Cu(OH)2 (môi trường và nhiệt độ tự chọn) có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng
biệt nào sau đây ?
A. glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
B. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol.
C. saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic.
D. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic.
Đáp án D.
Cho Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường vào 4 dung dịch thì có glucozo và glixerol (nhóm I) tạo ra dung dịch màu
xanh còn lòng trắng trứng và ancol etylic (nhóm II) không có hiện tượng gì.
Cho nhóm (I) tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có glucozo tạo kết tủa đỏ gạch
còn glixerol không có hiện tượng gì
Cho nhóm (II) tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm, đun nóng thì có lòng trắng trứng tạo thành
màu tím còn glixerol không có hiện tượng gì
Câu 40. Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon
để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hoá học.
B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hoá mạnh.
D. Ozon không tác dụng được với nước.

Ozon có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng sát trùng và ozon lại không tạo ra chất độc hại do đó ozon
dùng để khử trùng cho các loại thực phẩm như hoa quả, thịt, cá, .... → C
Câu 41. Hai chất hữu cơ X và Y, thành phần nguyên tố đều gồm C, H, O, có cùng số nguyên tử cacbon (MX
< MY). Khi đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư đều thu được số mol H 2O bằng số mol CO2. Cho 0,1 mol
hỗn hợp gồm X và Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3, thu được 28,08 gam Ag.
Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 39,66%.
B. 60,34%.
C. 21,84%.
D. 78,16%.
Vì đốt cháy X và Y đều thu được số mol CO2 = số mol H2O → có k = 1.
Cho 0,1 mol hỗn hợp X và Y tráng bạc thu được 0,26 mol Ag → có 1 chất là HCHO
vì 2 chất có cùng số C → chất còn lại cũng có 1 cacbon, mà nó phải chứa oxi và có k = 1 → chỉ có thể là
axit HCOOH.
Vậy X là HCHO (a mol) và Y là HCOOH (b mol) → a + b = 0,1 (1)
Lại có: HCHO → 4Ag và HCOOH → 2Ag
→ tổng số mol Ag = 4a + 2b = 0,26 → a = 0,03 và b = 0,07 (mol)
→ %X = 21,84% → C
Câu 42. Cho các hợp chất hữu cơ :
(1) ankan;
(2) ancol no, đơn chức, mạch hở;
(3) xicloankan;
(4) ete no, đơn chức, mạch hở;
(5) anken;
(6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch hở;
(7) ankin;
(8) anđehit no, đơn chức, mạch hở;
(9) axit no, đơn chức, mạch hở;
(10) axit không no (có một liên kết đôi C=C), đơn chức.
5



Dãy gồm các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O là :
A. (3), (5), (6), (8), (9)
B. (3), (4), (6), (7), (10)
C. (2), (3), (5), (7), (9)
D. (1), (3), (5), (6), (8)
Các chất khi đốt cháy hoàn toàn đều cho số mol CO2 bằng số mol H2O → Các chất có k = 1
→ gồm: xicloankan (CnH2n); anken (CnH2n); ancol không no, mạch hở, có 1 liên kết đôi (C nH2nO); anđehit
no, đơn chức, hở (C2H2nO); axit no, đơn chức, hở (C2H2nO2) → A
Câu 43. Cho các nhận xét sau:
(1). Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin
(2). Khác với axít axetic, axít amino axetic có thể tham gia phản ứng với axit HCl hoặc phản ứng trùng ngưng
(3). Giống với axít axetic, aminoaxít có thể tác dụng với bazơ tạo muối và nước
(4). Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
(5). Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly
(6). Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím
Số nhận xét đúng là
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
(1) sai vì có thể tạo ra 4 đipeptit : Ala-Ala ; Gly-gly ; Ala-Gly ; Gly-Ala
(2) đúng
(3) đúng
(4) đúng (axit α-amino glutaric có CTCT là HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH)
(5) sai vì khi cắt 3 mắt xích cạnh nhau sẽ thu được 6 tripeptit đều chứa Gly nhưng có 2 tripeptit trùng
nhau do đó chỉ thu được có 5 loại.
(6) sai vì tạo ra kết tủa màu vàng.
→B

Câu 44. Cho tất cả các đồng phân mạch hở (trong phân tử chỉ chứa các loại nhóm chức: axit, este, ancol,
anđehit, xeton) có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng
xảy ra là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Có 3 đồng phân thỏa mãn là CH3COOH, HCOOCH3 và HO-CH2-CHO. Các phản ứng:
(1) CH3-COOH + Na → CH3-COONa + H2
(2) CH3-COOH + NaOH → CH3-COONa + H2O
(3) CH3-COOH + NaHCO3 → CH3-COONa + H2O + CO2
(4) HCOOCH3 + NaOH → H-COONa + CH3OH
(5) HO-CH2-CHO + Na → NaO-CH2-CHO + H2
→B
Câu 45. Hỗn hợp X gồm FeCl2 và NaCl có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2. Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam X vào nước,
thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3 dư, thu được m gam chất rắn. Giá trị
của m là
A. 2,87
B. 5,74
C. 6,82
D. 10,80
Gọi số mol của FeCl2 là a → số mol NaCl = 2a (mol)
→ 127a + 58,5.2a = 2,44 → a = 0,01 mol
Các phương trình hóa học:
Ag+ + Cl- → AgCl
0,04
0,04
+
2+
Ag + Fe → Ag + Fe3+

0,01 0,01
→ m = mAgCl + mAg = 6,82 gam → C
Câu 46. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một
nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp
chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là
A. 20
B. 10
C. 9
D. 19
Nhận xét: Giả sử A có x mắt xích → Khi A tác dụng với NaOH thì luôn xảy ra theo phản ứng sau (không
phụ thuộc vào số mắt xích của A):
1A + xNaOH → muối + 1H2O
6


0,1
0,1.x
0,1
→ mNaOH phản ứng = 0,1x mol → mNaOH ban đầu = 0,2x mol
Bảo toàn khối lượng ta có: mA + mNaOH bđ = mrắn + mH2O
→ mNaOH – mH2O = mrắn – mA = 78,2 → 40.0,2x – 0,1.18 = 78,2 → x = 10 → số liên kết = 9 → C
Câu 47. Có 500 ml dung dịch X chứa Na +, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư
dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl 2 thu được
43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản
ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. khối lượng muối có trong 300 ml X là
A. 71,4 gam.
B. 23,8 gam.
C. 47,6 gam.
D.119 gam
giả sử trong 100ml dung dịch X có Na+ (a mol); NH4+ (b mol); CO32- (c mol); SO42- (d mol)

TN1: CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
c
c → c = 0,1 mol
TN2: CO32- + Ba2+ → BaCO3
c
c
SO42- + Ba2+ → BaSO4
d
d → 197c + 233d = 43 → d = 0,1 mol
TN3: NH4+ + OH- → NH3 + H2O
2b
2b → 2b = 0,4 → b = 0,2 mol
Bảo toàn điện tích ta có: a + b = 2c + 2d → a = 0,2 mol
→ trong 300 ml dung dịch có Na+ (0,6 mol); NH4+ (0,6 mol); CO32- (0,3 mol); SO42- (0,3 mol)
→ mmuối = tổng khối lượng các ion = 23.0,6 + 18.0,6 + 60.0,3 + 96.0,3 = 71,4 gam → A
Câu 48: Khi sục từ từ đến dư CO 2 vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH) 2, kết quả thí
nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
n↓CaCO3
0,5

0

0,5

1,4

nCO2

Tỉ lệ b : a là:
A. 5 : 1

B. 5 : 4
C. 5 : 2
D. 5 : 3
Các phương trình hóa học xảy ra theo thứ tự như sau:
(1) CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
(2) CO32- + CO2 + H2O → 2HCO3Lúc đầu, khi nCO2 tăng dần thì số mol ion CO32- cũng tăng dần → số mol kết tủa tăng do phản ứng:
CO32- + Ca2+ → CaCO3
→ số mol kết tủa = số mol CO32- và số mol kết tủa cực đại = số mol ion Ca2+
→ số nol Ca2+ = 0,5 mol → b = 0,5
Ta thấy ở đồ thị có 1 đoạn nằm ngang, ở đoạn này, số mol kết tủa không đổi → lúc này vẫn xảy ra phản
ứng (1) nhưng ion Ca2+ đã kết tủa hết rồi
Sau khi OH- hết thì bắt đầu xảy ra phản ứng (2), lúc đó kết tủa tan dần cho đến hết
Khi hết kết tủa thì số mol CO2 đã dùng là 1,4 mol
Theo (1) và (2) thì tổng số mol CO2 = 2 số mol OH- + số mol CO32- = (a + 2b)/2 + (a + 2b)/2 = 1,4
Với b = 0,5 → a = 0,4 → a : b = 5 : 4 → B
Câu 49. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức mạch hở (M X < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một
ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O 2, thu được
5,6 lit CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO 3/NH3 dư thu được
12,96 gam Ag. khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn
khan thu được là
A. 10,54 gam
B. 14,04 gam
C. 12,78 gam
D. 13,66 gam
7


Vì E có phản ứng tráng bạc → X là HCOOH (vì MX < MY), gọi CT của Y là R-COOH và CT của Z là
R’(OH)2
→ CT của T là HCOO-R’-OOC-R.

Gọi số mol của X, Y, T trong hỗn hợp E là a, b, c (mol)
Số mol Ag = 0,12 mol → 2a + 2d = 0,12 → a + c = 0,06 (1)
Khối lượng hỗn hợp E = 46a + (R+45)b + (R + R’ + 89)c = 6,88
→ 46(a+c) + 45(b+c) + (b+c)R + (R’-2)c = 6,88 (2)
Khi đốt cháy E, bảo toàn khối lượng ta có: mE + mO2 = mCO2 + mH2O
→ mO2 = 7,36 gam → nO2 = 0,23 mol
Bảo toàn nguyên tố oxi ta có: nO(E) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O → nO(E) = 0,22 mol
→ 2a + 2b + 4c = 0,22 → a + b + 2c = 0,11 (3)
Từ (1) và (3) → b + c = 0,05 mol (4)
Thay (1) và (4) vào (2) → 005R = 1,87 - (R’-2)c → 0,05R < 1,87 → R < 37,4
Lại có khi cho E tác dụng với KOH có các phương trình hóa học sau:
HCOOH + KOH → HCOOK + H2O
a
a
a
RCOOH + KOH → RCOOK + H2O
b
b
b
HCOO-R’-OOCR + 2KOH → HCOOK + RCOOK + R’(OH)2
c
2c
c
c
→ tổng số mol KOH phản ứng là a + b + 2c = 0,11 mol
→ số mol KOH dư là 0,15 – 0,11 = 0,04 mol
→ chất rắn gồm: HCOOK (a+c mol); RCOOK (b+c mol); KOH (0,04 mol)
→ m = 84(a+c) + (R + 83)(b+c) + 56.0,04 = 11,43 + 0,05R
với R < 37,4 và R>0 → 11,43 < m < 13,35 → C
Câu 50. Hỗn hợp A gồm 3 chât X, Y, Z là ba hidrocacbon mạch hở có cùng CTĐGN (theo thứ tự tăng dần về số

nguyên tử cacbon) trong đó C chiếm 92,31% về khối lượng. Khi đốt cháy 0,01 mol Z thu được không quá 2,75
gam CO2. Cho 3,12 gam hỗn hợp A (có số mol các chất bằng nhau) tác dụng với lượng dư dung dịch
AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. Giá trị của m gam là :
A. 13,82
B. 11,68
C. 15,96
D. 7,98
Gọi CTĐGN của 3 hidrocacbon là CxHy → %C = 12x/(12x + y).100% = 92,93% → x:y = 1:1
→ CTĐGN của 3 hidrocacbon là CH
Lại có khi đốt cháy 0,01 nol Z thu được số mol CO2 < 0,0625 → số cacbon của Z < 6,25
→ các CTPT có thể có của X, Y, Z là C2H2, C3H3, C4H4, C5H5, C6H6 vì số hidro là chẵn
→ X là C2H2, Y là C4H4, Z là C6H6.
Tính được số mol của 3 chất đều là 0,02 mol
Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cả X, Y, Z đều phải tác dụng được với AgNO 3/NH3 và tác dụng với
tỉ lệ lớn nhất → CTCT của các chất phải là: CH≡CH; CH≡C-CH=CH2; CH≡C-C2H4-CH≡CH
Khi đó các kết tủa thu được là: AgC≡CAg (0,02 mol); AgC≡C-CH=CH 2 (0,02 mol) và AgC≡C-C 2H4CH≡CAg (0,02 mol)
→ m = 240.0,02 + 159.0,02 + 292.0,02 = 13,82 gam → A

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút.

ĐỀ 2
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32;
Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137.
Nhóm IA, IIA, Nhôm:
Biết:
Câu 1: Điều chế kim loại K bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch KCl có màng ngăn
B. điện phân dung dịch KCl không có màng ngăn
C. dùng khí CO khử ion K+ trong K2O ở nhiệt độ cao

D. điện phân KCl nóng chảy
8


Câu 2: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?
A. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.
B. Là một kim loại lưỡng tính.
C. Mức oxi hóa đặc trưng + 3.
D. Ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
Hiểu:
Câu 3: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4,
Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 5.
Vận dụng thấp:
Câu 4: Nung nóng một hỗn hợp gồm CaCO 3 và MgO tới khối lượng không đổi , thì số gam chất rắn còn lại chỉ
bằng 2/3 số gam hỗn hợp trước khi nung. Vậy trong hỗn hợp ban đầu thì CaCO 3 chiếm phần trăm theo khối
lượng là :
A. 75,76%
B. 24,24%
C. 66,67%
D. 33,33%
Đáp án : A
Giả sử số mol CaCO3 trong hỗn hợp đầu là 1 mol
CaCO3  CaO + CO2↑
=> mtrước – msau = mCO2 = mtrước – 2/3mtrước
=> mtrước = 3mCO2 = 132g
=> %mCaCO3/hh = 75,76%

=>A
Vận dụng cao:
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 trong 200,0 ml dung dịch NaOH 2M thu được
dung dịch Y và 3,36 lít khí H2 (đktc). Thêm 300,0 ml hoặc 700,0 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y đều thu
được cùng một lượng kết tủa có khối lượng m gam. Giá trị gần nhất của m là
A. 6,9.
B. 8,0.
C. 9,1.
D. 8,4.
NaOH ban đầu = 0.4 mol
Al + NaOH => NaAlO2 + 3/2H2
0.1 0.1
0.15
Đặt Al2O3 = a
Al2O3 + 2NaOH => 2NaAlO2 + H2O
a
2a (dư 0.3-2a)
=> m=2,7+102a
Lập hệ pt: H+ = 0.3 và H+ = 0.7 => a = 0.05 => m = 7.8
Câu 6: Hấp thụ hết 4,48 lít CO 2(đkc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K 2CO3 thu được 200 ml dung
dịch X. Lấy 100 ml X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí(đkc). Mặt khác, 100ml X
tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của x là:
A. 0,15
B. 0,2
C. 0,05
D. 0,1
Số mol của CO2 ban đầu= 0,2 mol. n tủa = 0,2mol. Lập luận để suy ra trong dung dịch chưa shai muối.
Theo đề ta có: nH+ = 0,15mol; nCO2 tạo thành 0,12mol. Nên suy ra trong X chỉ chứa CO32- và HCO3-.
Giải: Gọi a, b là số mol của của CO 32- và HCO3- trong 100ml dung dịch X. a + b = 0,2 mol, mà CO 2 tạo thành là
0,12 mol nên CO32- và HCO3- dư. Từ số mol H+ và CO2 ta tìm được tỉ lệ mol của CO 32- và HCO3- trong X là 1:3.

Ta có: a + b = ntủa = 0,2mol. (1). Ta giải ra a = 0,05mol; b = 0,15 mol. Suy ra trong 200ml X thì nKHCO 3 =
0,3mol; nK2CO3 = 0,1 mol.
- Dùng bảo toàn nguyên tố C ta có: nK2CO3 = 0,4 – 0,2 = 0,2 mol.
Dùng bảo toàn nguyên tố K suy ra nKOH ban đầu là 0,1mol ( 0,2 + 0,3 – 0,4 = 0,1mol).
Sắt – Crom – đồng
Biết:
Câu 7: Phản ứng nào sau đây là không đúng ?
A. CuO + 2HNO3 đặc 
→ Cu(NO3)2 + H2O
B. 2CrO3 + 2NH3  Cr2O3 + N2 + 3H2O
C. 2FeCl3 + H2S  2FeCl2 + 2HCl + S
D. Fe3O4 + 4H2SO4 đặc 
→ FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Hiểu:
9


Câu 8: Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl
dư. Dung dịch thu được sau phản ứng gồm các chất
A. FeCl2, FeCl3.
B. FeCl2, HCl.
C. FeCl3, HCl.
D. FeCl2, FeCl3, HCl.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm bột các oxit sau: FexOy, Cr2O3, Al2O3, CuO. Cho khí CO dư đi qua A nung nóng đến khi
phản ứng hoàn toàn được chất rắn B. Cho B vào dung dịch NaOH dư được dung dịch C và chất rắn D. Cho t ừ từ
dung dịch HCl vào dung dịch C sao cho thu được tủa lớn nhất. Hòa tan D bằng dung dịch axit H 2SO4 đặc, nóng,
dư tạo thành SO2 (sản phẩm khí duy nhất). Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 10
B. 11
C. 9.

D. 12.
Vận dụng thấp:
Câu 10: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng (dư) sau phản ứng thu được
2.24 lít khí H2 (đktc) dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 6,4 gam
B. 5,6 gam
C. 4,4 gam
D. 3,4 gam.
Đại cương về kim loại:
Biết:
Câu 11: Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. Na.
B. K.
C. Cs.
D. Rb.
Câu 12: Cho dãy các kim loại : K, Mg, Cu, Al. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Vận dụng thấp:
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam kim loại M bằng dung dịch HNO 3 (loãng, dư), thu được 2,24 lít khí NO
(sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là
A. Al.
B. Fe.
C. Zn.
D. Cu.
Nhóm IV, V, VI, VII
Biết:
Câu 14: Nguyên tắc điều chế Flo là :

A. Dùng chất oxi hóa mạnh oxi hóa muối Florua
B. Dùng dòng điện oxi hóa muối Florua
C. Dùng HF tác dụng với chất oxi hóa mạnh
D. Nhiệt phân hợp chất có chứa Flo
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách nào sau đây ?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
B. Điện phân nước
C. Điện phân dung dịch NaOH
D. Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2
Câu 22: Nhận xét đúng là
A. nhóm halogen gồm các nguyên tố Clo, Flo, Brom, iot
B. nguyên tử nhóm halogen chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
C. nguyên tử nhóm halogen đều có phân lớp d
D. lực liên kết X-X trong phân tử X2 của halogen tương đối lớn.
Hiểu:
Câu 16: cho các chất sau: MnO2, KMnO4, Fe, CaO, K2Cr2O7, H2SO4. Số chất tác dụng được với HCl có thể tạo
khí Cl2 là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 17: Cho các phản ứng sau :
(1) F2 + H2O →
(2) Ag + O3 →
(3) KI + H2O + O3 →
(4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 →
(5) Điện phân dung dịch H2SO4 →
(6) Điện phân dung dịch CuCl 2
(7) Nhiệt phân KClO3 →
(8) Điện phân dung dịch AgNO3 →

Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 7.
B. 8.
C. 6.
D. 5.
Câu 18: cho các phản ứng sau:
(a) Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. (b) Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2.
(c) NaBr(r) + H2SO4 (đặc) →NaHSO4 + HBr.
(d) Cl2 + 2NaF → 2NaCl + F2.
(e) HF + AgNO3 → AgF + HNO3. (f) O3 + 2Ag → Ag2O + O2.
Số phương trình hóa học viết đúng là:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
10


Vận dụng thấp:
Câu 19: Nước javen và clorua vôi có nhiều ứng dụng như sát trùng, tẩy trắng, tẩy uế nhà vệ sinh, chuồng
trại. Những ứng dụng trên dựa trên tính chất nào của chúng?
A. Tính oxi hóa mạnh
B. Tính khử mạnh
C. Tính kém bền
D. Tính tẩy màu
Liên hệ thực tê, thực hành:
Câu 20: Để khắc chữ lên thủy tinh, người ta dựa vào phản ứng
A. SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O.
B. SiO2 + Na2CO3 → Na2SiO3 + CO2.
C. SiO2 + 2Mg → Si + 2MgO.

D. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.
Tổng hợp vô cơ:
Hiểu:
Câu 21: Hỗn hợp A gồm: BaO , FeO , Al 2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và phần không
tan B .Sục khí CO2 dư vào D , phản ứng tạo kết tủa . Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E
tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần còn lại chất rắn G . Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch
H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4. Số phản ứng không phải phản ứng oxi
hóa- khử xảy ra là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 7
Câu 22: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaCrO2 (hoặc Na[Cr(OH)4]).
(3) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(6) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Vận dụng thấp:
Câu 23: Chia 20 g hỗn hợp X gồm Al , Fe , Cu thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl
đặc dư thu được 5,6 lit khí (dktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lit khí (dktc). Phần
trăm khối lượng Cu trong hỗn hợp là :
A. 8,5%
B. 13,5%

C. 17%
D. 28%
Xét P2 : Chỉ có Al phản ứng với NaOH => nAl.3 = 2nH2 ( Bảo toàn e)
=> nAl = 0,1 mol
Xét P1 : Fe và Al phản ứng với HCl đặc => 2nFe + 3nAl = 2nH2
=> nFe = 0,1 mol
=> Trong mỗi phần thì có : mCu = ½ .20 – 27.0,1 – 56.0,1 = 1,7g
=> %mCu(X) = %mCu(1/2 X) = 17% =>C.
Liên hệ thực tế, thực hành:
Câu 24.Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Khí CO2 là khí độc và là nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
B. Một lượng rất nhỏ khí O3 có trong không khí, có tác dụng làm cho không khí trong lành hơn.
C. Khí thải ra khí quyển freon (chủ yếu là CFCl3, CF2Cl2) phá hủy tầng ozon.
D. Thủy ngân là kim loại dễ bay hơi và rất độc, người ta dùng bột lưu huỳnh để phòng độc thủy ngân.
Câu 25. Cho các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2),
(3), (4), (5). Tiến hành các thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch (1)
(2)
(4)
(5)
(1)
khí thoát ra có kết tủa
(2)
khí thoát ra
có kết tủa có kết tủa
(4)
có kết tủa có kết tủa
(5)
có kết tủa
11



Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là
A. H2SO4, MgCl2, BaCl2.
B. H2SO4, NaOH, MgCl2.
C. Na2CO3, BaCl2, BaCl2.
D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.
Câu 26. Trong khí quyển có các chất sau: O 2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chấtnào là nguyên nhân gây ra sự ăn
mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O.
B. CO2 và H2O.
C. O2 và N2 .
D. A hoặc B.
Hiđrocacbon
Biết:
Câu 27: Phát biểu đúng là
A. Hiđrocacbon no là Hiđrocacbon no mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn.
B. Những hiđrocacbon có có công thức phân tử CnH2n đều là hợp chất anken..
C. Tất cả các hợp chất hữu cơ tác dụng được với dd AgNO 3/NH3 đều là ank-1-in.
D. Hiđrocacbon thơm là những chất hữu cơ trong phân tử có vòng 6 cạnh.
Hiểu:
Câu 28: Hợp chất sau có tên thay thế là :
CH3

CH3-CH - CH2 - C- CH2-CH3


CH2CH3 CH2 CH3
A. 2,4 – đietyl-4-metylhexan
B. 3- etyl-3,5-dimetylheptan

C. 5-etyl-3,5-đimetylheptan
D. 2,2,3- trietyl-pentan
Vận dụng thấp:
Câu 29 : Đốt cháy hết 2,24 lít ankan X (đktc), dẫn tồn bộ sản phẩm cháy vào dd nước vôi trong dư thấy có 40g↓.
CTPT X
A. C2H6
B. C4H10
C. C3H6
D. C3H8
Câu 30 : Khi đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH 4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2
(đktc) và x gam H2O. Giá trị của x là:
A. 6,3.
B. 13,5.
C. 18,0.
D. 19,8.
Liên hệ thực tế, thực hành:
Câu 31: Chất được dùng trong đèn xì axetilen là
A. C2H2.
B. C2H4.
C.C4H4.
D. C3H8.
ANCOL - PHENOL
Vận dụng cao:
Câu 32: Cho 47 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đi qua nhôm oxit,nhiệt độ thu được hỗn hợp Y gồm: ba
ete,0,27mol hai olefin, 0,33mol hỗn hợp hai ancol dư và 0,42 mol nước. Biết hiệu suất tách nước tạo olefin đối
với mỗi ancol là như nhau và số mol các ete là bằng nhau. Công thức phân tử của ancol có khối lượng mol lớn
nhất .
A. C3H8O.
B. C2H6O.
C. C4H8O

C. C5H10O.
CnH2n+2O ----> CnH2n + H2O
0,27-----------------0,27------0,27
2 R-OH ------> R-O-R + H2O
x------------------0,5x----0,5x
số mol H2O : 0,27 + 0,5x = 0,42 ===> x = 0,3
số mol rượu dùng = 0,27 + 0,3 + 0,33 = 0,9
Phân tử lượng rượu = 47/0,9 = 52,2 ===> trong hh X có rượu C2H6O (0,9 - a) mol và CmH2m+2O a mol
khối lượng hh = 46(0,9-a) + Ma = 47 ==> Ma - 46a = 5,6 (1)
số mol rượu CmH2m+2O cho anken = 0,3a (do hiệu suất cho anken là 30% = 0,27*100/0,9 )
số mol rượu CmH2m+2O cho ete = 0,15 ( vì cho 3 ete có số mol bằng nhau ==> số 1 rượu = số mol hh rượu/số
12


lượng rượu = 0,3/2 = 0,15
===> số mol rượu CmH2m+2O phản ứng = 0,3a + 0,15 ===> 0,3a + 0,15 < a < 0,9 ===> 0,21 < a < 0,9
Nếu a = 0,21 , (1) ===> M = 72,6
Nếu a = 0,90 , (1) ===> M = 52,2
===> 52.2 < M < 72,6 ===> rượu có phân tử lớn là C3H8O có M = 60
AXIT CACBOXYLIC
Hiểu:
Câu 33: Cho dãy các chất : m-CH3C6H4COOH; m-HOOCC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; pHOOCC6H4COOH; p-HOC6H4CH2OH; CH3NH3NO3 .Có bao nhiêu chất kể trên thỏa mãn điều kiện: một mol
chất đó phản ứng tối đa 2 mol NaOH
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Vận dụng cao:
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit
không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng

NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 52,58 gam chất
rắn khan E. Đốt cháy hoàn toàn E rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư
thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:
A. 44,89
B. 48,19
C. 40,57
D. 36,28
Gọi x = nCO2; y = nH2O. Ta có hpt: 44x + 18y = 44,14; . Mặt khác ta có:
CaHbO2Na + O2 
→ CO2 ( xmol) + H2O( y mol) + Na2CO3 ( 0,25mol). Ta có phương trình theo khối
lượng của C và H trong hợp chất ban đầu là: 12( x +0,25) + 2y = m(CaHbO2Na) – m(NaO2) ⇒
12( x + 0,25) + 2y = 40,88- (23+32)*0,5= 13,38. Giải hệ ta có x = 0,77mol; y =
0,57 mol. Suy ra số mol axit ko no là : nCO2 – nH2O = 0,2mol; axit no là 0,3mol.
Gọi KLM của axit no là M1; của axit ko no là M2 ta có PT: M1*0,3 + M2* 0,2 = maxit = 29,88. Sau đó biện
luận:
Chọn M2 là C2H3COOH thì M1 = 51,6 ( phù hợp); Nếu M2 là 86 rhì M1 = 42 ( loại vì M trung bình đều nhỏ
hơn hai axit).
ANĐEHIT
Biết:
Câu 35. Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử chứa nhóm (CHO) liên kết trực tiếp với
A. nguyên tử hiđro.
B. nguyên tử cacbon.
C. nguyên tử hiđro và nguyên tử cacbon.
C. nguyên tử hiđro hoặc nguyên tử cacbon.
ESTE – CHẤT BÉO:
Biết: 1
Câu 36. Metyl metacrylat là
A. CH2=C(CH3) COOCH3.
B. C2H5COOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3.

D. CH3COOCH=CH2.
Vận dụng thấp: 2
Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 7,8 gam một este no, đơn chức, mạch hở X thu được 11,44 gam CO 2 và 4,68 gam
H2O. Công thức phân tử của este là:
A. C4H8O4.
B. C4H8O2.
C. C2H4O2.
D. C3H6O2.
Câu 38. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam chất béo trung tính cần vừa đủ lượng NaOH thu được . Cô cạn dung
dịch sau phản ứng thu được71,2 gam xà phòng và7,36 gam glyxerol .Gía trị của m là
A. 68,96 gam.
B. 18,38 gam.
C. 75,36 gam.
D. 17,80 gam.
Vận dụng cao:1
Câu 39: Hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y. Cho 0,05 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được
hỗn hợp sản phẩm hữu cơ B. Đốt cháy hết toàn bộ B thu được 2,688 lít CO2; 3,18 gam Na2CO3. Khi làm bay
hơi B thu được m(g) chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,56 (g).
B. 3,4(g).
C. 5,84 (g)
D. 5,62 (g).
+ Bảo toàn Na có 0,06 mol NaOH
Ta có nNaOH : nA = 1,2 , hỗn hợp có 1 este của phenol.
13


+ Bảo toàn C = 0,15 mol ⇒ Ctb = 3.
Hỗn hợp có HCOOCH3 ( amol) và CxHyO2 ( b mol) (chất này tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2).
Ta có: a + b = 0,05 mol và a + 2b = 0,06 mol; nên a = 0,04 mol; b = 0,01 mol.

Bảo toàn cacbon: 0,04.2 + 0,01.x = 0,15 ⇒ x = 7 chỉ có C7H6O2 . Vậy HCOOCH3 và HCOOC6H5. và tính
được mCR = 4,56gam.
CACBONHIĐRAT
Hiểu:
Câu 40: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tinh bột và xenlulozơ đều là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(b) Glucozơ và saccarozơ đều là đisaccarit
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu tím.
(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, ta đều thu được
β − glucozơ.
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(g) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
AMIN – AMINO AXIT – PEPTIT- PROTENIN:
Biết:1
Câu 41: Chất có tính bazơ mạnh nhất là
A. C6H5NH2.
B. CH3NH2.
C. H2NCH2COOH
D. CH3CH2NH2.
Vận dụng thấp :2
Câu 42: Cho 30,0 gam aminoaxit X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu
được 38,8 gam muối khan. Tên thường gọi của X là
A. Glyxin.
B. Alanin.
C. Axit α -aminopropionic. D. Axit amoniaxetic.

Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO 2, 0,125 mol
H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch H 2SO4 loãng được số gam
muối là
A. 3,22 gam.
B. 2,488 gam.
C. 3,64 gam.
D. 4,25 gam.
Đáp án : A
Bảo toàn khối lượng :
mX = m = mC + mH + mN = 0,09.12 + 0,125.2 + 0,015.2.14 = 1,75g
, nH+ = 2nH2SO4 = nNH2 = nN = 0,03 mol => nH2SO4 pứ = 0,015 mol
=> mmuối = m + mH2SO4 pứ = 3,22g
Vận dụng cao:2
Câu 44: Hỗn hợp X gồm Ala-Ala, Ala-Gly-Ala, Ala-Gly-Ala-Gly và Ala-Gly-Ala-Gly-Gly. Đốt 226,26 gam
hỗn hợp X cần vừa đủ 25,872 lít O2 (đktc). Cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thì thu
được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 25,08.
B. 99,15.
C. 24,62.
D. 114,35.
Giải Chi Tiết
Ta có : Gọi số mol các chất lần lượt là :
+) Ala – Ala : x mol C6H12O3N2
+) Ala – Gly – Ala : y mol C8H15O4N3
+) Ala – Gly – Ala – Gly – Gly : z mol C12H21O6N5
=> mX = 160x + 217y + 331z = 26,26g (1)
Phản ứng cháy :
C6H12O3N2 + 7,5O2
C8H15O4N3 + 9,75O2
C12H21O6N5 + 14,25O2

=> 7,5x + 9,75y + 14,25z = nO2 = 1,155 mol
14


=> 30x + 39y + 57z = 4,62g (2)
=> 190x + 247y + 361z = 29,26 (3) ( nhân cả 2 vế với 76/3 )
Lấy (3) – (1) => 30(x + y + z) = 3 => x + y + z = 0,1 mol = nX
=> 12(x + y + z) = 1,2 mol (4)
Lấy (2) – (4) => 18x + 27y + 45z = 3,42
=> 2x + 3y + 5z = 0,38 mol
Nếu phản ứng với KOH thì : mX + mKOH = mmuối + mH2O
và nKOH = 2x + 3y + 5z và nH2O = nX = 0,1 mol
=> mmuối = 26,26 + 56.0,38 – 18.0,1 = 45,74g (*)
Xét với 0,25 mol X gấp 2,5 lần lượng chất trong 0,1 mol X
=> mmuối = 2,5mmuối (*) = 114,35g
=> Chọn đáp án D.
Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm amoniac, metyl amin, đimetylamin, etylmetylamin bằng một
lượng không khí vừa đủ sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm qua bình đựng P2O5 dư thì thấy khối lượng bình
tăng lên 11,52 gam và thoát ra 75,264 lít khí (đktc). Nếu lấy toàn bộ X trên tác dụng với H2SO4 dư thì
khối lượng muối tạo ra là:
A. 50,00 gam
B. 60,00 gam
C. 16,16 gam
D. 24,00 gam
Đặt CTC là CnH2n+3N: amol. Sau đó, lập PT theo số mol H 2O; theo mol của oxi và N2 ( N2 tạo thành trong
Pu + N2 của không khí ( gấp 4 lần số mol O2pu)..Giả hệ là được. Chú ý: Muối tạo thành là muối axit.
TỔNG HỢP HỮU CƠ :
Biết:1
Câu 46: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi của các chất tăng dần?
A. ancol isoamylic < butan < kali axetat < axit butiric.

B. kali axetat < butan < ancol isoamylic < axit butiric.
C. butan < axit butiric < kali axetat < ancol isoamylic.
D. butan < ancol isoamylic < axit butiric < kali axetat.
Hiểu:1
Câu 47: Cho các phát biểu sau:
1.Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức luôn thu được muối và ancol.
2. Anhiđrit axetic tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit axetic.
3. Saccarozơ không tác dụng với H2(Ni,t0).
4. Nước brom có thể phân biệt được glucozơ và anđehit fomic.
5.Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
6. Để phân biệt anilin và ancol etylic, ta có thể dùng dung dịch NaOH.
7.Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
8. p-hiđroximetylbenzoat tác dụng với ddNaOH theo tỉ lệ mol các chất tương ứng là 1:3.
9. Tất cả các amin trong phân tử chứa vòng benzen đều làm mất màu nước brom.
10. Ancol etylic, glyxerol, etylenglicol đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Số phát biểu không đúng là:
A. 5
B. 4.
C. 6
D. 7.
Vận dụng cao:1
Câu 48: Hỗn hợp X gồm andehit Y, axit cacboxylic Z và este T. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X cần
dùng vừa đủ 0,625 mol O2 , thu được 0,525 mol CO2 và 0,525 mol H2O. Số mol của andehit Y trong 25,1 gam
X là:
A. 0,075
B. 0,15
C. 0,1
D. 0,25
Vì số mol của CO2 = số mol của H2O nên các chất trên đều là no, đơn chức, mạch hở.
Đặt CTPT của ađh: CxHyO: amol; của axit và este: CxHyO2 b mol; Dùng bảo toàn mol oxi ta có PT:

A + 2b = 0,325. Tổng mol : a + b = 0,2 . Suy ra số mol anđhit.
Liên hệ thực tế
Câu 49: Các loài thủy hải sản như lươn, cá … thường có nhiều nhớt, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hầu hết
các chất này là các loại protein (chủ yếu là muxin). Để làm sạch nhớt thì không thể dùng biện pháp nào sau đây:
A. Dùng tro thực vật.
B. Dùng nước vôi.
C. Rửa bằng nước lạnh.
D. Dùng giấm ăn.
15


Câu 50: Trong công nghiệp để sán xuất gương soi và ruột phích người ta sử dụng:
A. dung dịch sacarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
B. axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. andehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3
D. dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA - MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút.

ĐỀ 3
+

+

Câu 1: Nguyên tử R tạo được cation R . Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R (ở trạng thái cơ
6
bản) là 2p . Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 11.
B. 10.

C. 22.
D. 23.
Đáp án C.
Cấu hình e của R là : [Ne]3 s1 → R có 11 e, trong nguyên tử chỉ có p và e mang điện, mà p = e → tổng số hạt
mang điện là 22.
Câu 2: Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không
đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam
Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy
+5
nhất của N ). Giá trị của t là
A. 0,8.
B. 0,3.
C. 1,0.
D. 1,2.
Đáp án C.
Hỗn hợp kim loại là Ag và Fe dư.
Có nAgNO3 = 0,15( mol ) , gọi x là số mol AgNO3 tham gia điện phân.
Khi cho Fe vào hỗn hợp Y (gồm AgNO3 dư và HNO3) thu được hỗn hợp kim loại là Ag và Fe → có Fe dư nên,
vậy ta thu được muối sắt II.
Quá trình điện phân:
Catot:
Anot:
+
1
Ag + 1e → Ag
H 2O → 2 H + + 2e + O2
2
x
x
x

x
2 Ag +

+ Fe

→ Fe 2+ + 2 Ag

0,15 − x
→ 0,15 − x
2
3Fe + 8 H + + 2 NO3− → 3Fe 2+ + 2 NO + 4 H 2O
0,15 − x →
3
x¬ x
8

3
0,15 − x 0, 6 − x
=
Ta có: nFepö = x +
8
2
8
 0, 6 − x 
Ta có: 12, 6 − 
÷.56 + (0,15 − x).108 = 14,5 ⇔ x = 0,1 = ne trao đổi
 8 

Áp dụng công thức: ne trao đổi =


It
F .ne 96500.0,1
→t =
=
= 3600 s = 1h
F
I
2, 68

Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: ( C17 H33COO ) 3 C3 H5 , ( C17 H35COO ) 3 C3 H 5 .
Số phát biểu đúng là
16


A. 3.
B. 2.
C. 4.
Đáp án C.
(a), (b), (c) đúng
(d) sai: Tristearin có cơng thức là (C17 H 35COO)3C3H 5
Triolein có cơng thức là (C17 H 33COO)3C3 H 5

D. 1.

Câu 4: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol ( C6 H 5 OH ) . Số chất trong dãy có khả
năng làm mất màu nước brom là

A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Đáp án B.
Các chất làm mất màu Brom là: Stiren, anilin, phenol
Câu 5: Cho các phản ứng sau:
(a) H 2S + SO 2 →
(b) Na 2SiO3 + dung dịch H2SO4 (lỗng) →
o

t

(c) SiO 2 + Mg 
tỉ lệ mol 1:2

(d) Al2O3 + dung dịch NaOH →

(e) Ag + O3 →
(g) SiO2 + dung dịch HF →
Số phản ứng tạo ra đơn chất là:
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Đáp án A.
Các thí nghiệm tạo ra đơn chất là : (a), (b), (c), (e)
(a) 2H 2S + SO 2 → 3S + 2H 2O
(b) Na 2S2 O3 + H 2SO 4 lỗng → Na 2SO 4 + S + SO 2 + H 2O.
o


t
→ 2MgO + Si.
(c) SiO2 + 2Mg 
1: 2

(e) Ag + O3 → Ag 2O + O 2 .
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng:
xúc tác
(a) X + H 2 O → Y
(b) Y + AgNO3 + NH 3 + H 2 O → amoni gluconat + Ag + NH 4 NO3
xúc tác
(c) Y 
→E + Z
ánh sáng
X+G
(d) Z + H 2 O →
chất diệp lục

X, Y, Z lần lượt là:
A. Tinh bột, glucozơ, etanol.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.
Đáp án B.
(a) ( C6 H10 O5 ) n + nH 2 O → nC6 H12 O6.

B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.

(b) C6 H12O 6 + AgNO 3 + NH 3 + H 2O → C 6 H11O 7 NH 4 + Ag + H 2O.
(c) C6 H12O 6 → 2C 2 H 5OH + 2CO 2 .

(d) 6nCO 2 + 5nH 2O → ( C 2 H10O 5 ) n .
Câu 7: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Pirit sắt.
B. Hematit đỏ.
C. Manhetit.
D. Xiđerit.
Đáp án C.
Câu 8: Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hồn tồn X
thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Tồn bộ Y tác dụng vừa đủ với
0,3 lít dung dịch K2CO3 1M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp năm lần lượng KCl trong
X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là
A. 25,62%.
B. 12,67%.
C. 18,10%.
D. 29,77%.
Đáp án C.
n O2 = 0, 6 mol, n K2CO3 = 0,3 mol
17


CaCl2 + K2CO3 → CaCO3 + 2KCl (1)
0,3………0,3…………………0,6
Bảo toàn khối lượng ta có mY = m X – mO2 = 82,3 – 0, 6.32 = 63,1 (gam).
Trong Y có KCl và CaCl2, dựa vào (1) ta thấy n CaCl2 = 0,3 → m KCl /Y = 63,1 – 0,3.111 = 29,8 (gam).
mKCl / Z = mKCl /Y + mKCl (1) → m KCl / Z = 29,8 + 0, 6.74,5 = 74,5 (gam).
74,5
= 5 → x = 14,9 gam.
Gọi x là khối lượng KCl có trong X, theo đề bài ta có :
x
14,9

.100% = 18,1%
→ %mKCl / X =
82,3
Câu 9: Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX <
MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc).
Chất Y là
A. etylmetylamin.
B. butylamin.
C. etylamin.
D. propylamin.
Đáp án C.
4,536
2, 24
Ta có: n O2 =
= 0, 2025(mol ); nCO =
= 0,1(mol )
2
22, 4
22, 4
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố đối với O ta có: nO / O2 = nO / CO2 + nO / H 2O
→ nH 2O = 0, 2025.2 − 0,1.2 = 0, 205 (mol )
Ta thấy khi anken cháy sinh ra nCO2 = nH 2O , do vậy sự chênh lệch nH 2O và nCO2 cũng chính là độ chênh lệch khi
đốt amin.

nH 2O − nCO2

0, 205 − 0,1
= 0, 07 (mol )
1,5
1,5

nCO2
0,1
=
= 1, 43 n
→ do M có anken, nên số C trung bình (max) =
0, 07 0, 07
( Do anken có ít nhất 2C, nên hai amin lần lượt là metylamin (X) và etylamin (Y).
Câu 10: Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom.
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.
Ta thấy: namin=

=

Đáp án B.
Câu 11: Trong ancol X, oxi chiếm 26,667% về khối lượng. Đun nóng X với H2SO4 đặc thu được
anken Y. Phân tử khối của Y là
A. 56.
B. 70.
C. 28.
D. 42.
Đáp án D.
Đun nóng X tạo anken → X là ancol no, đơn chức (CnH2n+2O)
16
%O =
= 26,667% → n = 3
14n + 18
→ anken là C3H6 = 42.
Câu 12: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng

xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là
A. 4,72.
B. 4,08.
C. 4,48.
D. 3,20.
Đáp án A.
n Fe = 0, 05 ( mol ); n Ag + = 0, 02 (mol); n Cu 2+ = 0,1 (mol)
Fe + 2Ag + → Fe 2+ + 2Ag
0,01 → 0,02 →
0,02
→ nFedu = 0, 04 (mol )
Fe + Cu 2+ → Fe 2 + + Cu

18


0,04 → 0,04 →
0,04
→ m = 0,02.108 + 0,04.64 = 4,72 (gam).
Câu 13: Hiđrat hóa 5,2 gam axetilen với xúc tác HgSO4 trong môi trường axit, đun nóng. Cho toàn bộ các
chất hữu cơ sau phản ứng vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 44,16 gam kết tủa. Hiệu
suất phản ứng hiđrat hóa axetilen là
A. 80%.
B. 70%.
C. 92%.
D. 60%.
Đáp án A.
nC2 H 2 = 0, 2 (mol )
C 2 H 2 + H 2O → CH 3CHO → 2Ag
x

2x
C 2 H 2 + AgNO3 / NH 3 → C 2 Ag 2
0, 2 − x

0, 2 − x

Ta có : 2x.108 + ( 0, 2 – x ) 240 = 44,16 → x = 1, 6
1, 6
.100% = 80%
→ Hiệu suất hiđrat hóa là: H =
2
Câu 14: Hỗn hợp X gồm hai amino axit no (chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ
mO : mN = 80 : 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt
cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (CO2, H2O và N2)
vào nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 20 gam.
B. 13 gam.
C. 10 gam.
D. 15 gam.
Đáp án B.
80.14 10
=
Tỉ lệ khối lượng mO : mN = 80 : 21 → tỉ lệ số mol nO : nN =
21.16 3
10
nNH 2 = nHClpu = 0, 03 mol → nN / X = 0, 03 mol → nO / X = 0, 03. = 0,1 mol
3
3,192
nO2 =
= 0,1425 mol ; Gọi x là số mol CO2 và y là số mol H2O

22, 4
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố cho oxi có:
nO = nO / CO2 + nO / H 2O = nO /O2
→ 2x + y = 0, 285 ( i )

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : mX = mC + mH + mO + mN = 3,83
→ 12x + 2y = 3,83 – 0, 03.14 – 0,1.16 = 1,81 ( ii )
Từ (i) và (ii) → n CO2 = 0,13 (mol) → Khối lượng kết tủa thu được là: m = 0,13.100 = 13 ( gam)
Câu 15: Cho các cặp oxi hoá - khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hóa như sau:
2+
2+
3+
2+
Fe /Fe, Cu /Cu, Fe /Fe . Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu

2+

2+

oxi hoá được Fe

3+

thành Fe .

3+

oxi hóa được Cu thành Cu .


2+

2+

B. Fe

3+

2+

C. Cu khử được Fe thành Fe.
D. Fe oxi hóa được Cu thành Cu .
Đáp án B.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol
đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và
0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m
gam este. Giá trị của m là
A. 4,08.
B. 6,12.
C. 8,16.
D. 2,04.
Đáp án A.
Khi đốt cháy axit no ta được nCO2 = nH 2O , sự chênh lệch số mol đó chính là do rượu gây nên
→ nancol = 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol).
19


nCO2 = 0,3mol → mC = 0,3.12 = 3, 6 ( gam)
nH 2O = 0, 4mol → mH = 0, 4.2 = 0,8( gam)


3, 2
= 0, 2 (mol )
16
= 0,1 mol → nO /axit = 0, 2 − 0,1 = 0,1 ( mol )

→ mO = 7, 6 − 3, 6 − 0,8 = 3, 2( gam) → nO =

Mà ta có số mol rượu = 0,1 → nO / ancol
0,1
= 0, 05 ( mol )
→ naxit =
2
Gọi số C trong rượu là n, số C trong axit là m; ta có :
0,1n + 0,05m = 0,3 → n + 0,5m = 3 vì n khác m → n = 1 và m = 4
Vậy rượu là CH3OH, axit là C3H7COOH → este là C3H7COOCH3
Vì số mol axit nhỏ hơn nên khối lượng este được tính theo axit, chú ý hiệu suất.
0, 05
.80% = 4, 08 ( gam)
→ m=
102
Câu 17: Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro (R có số oxi hóa thấp nhất) và
trong oxit cao nhất tương ứng là a% và b%, với a : b = 11 : 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Oxit cao nhất của R ở điều kiện thường là chất rắn.
B. Nguyên tử R (ở trạng thái cơ bản) có 6 electron s.
C. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, R thuộc chu kì 3.
D. Phân tử oxit cao nhất của R không có cực.
Đáp án D.
Câu 18: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng
hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít
O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là

A. 1,62.
B. 1,80.
C. 3,60.
D. 1,44.
Đáp án D.
n CO2 = 0, 06 mol, n O2 = 0, 09 mol, n CO2 = 0,11 mol
H + + HCO3− → CO2 + H 2O
0,06 ←
0,06
Ta thấy: nO /axit = 2.nH + = 0, 06.2 = 0,12 mol
Bảo toàn nguyên tố O ta có: nO /axit + nO / O2 = nO / CO2 + nO / H 2O
⇔ 0,12 + 0, 09.2 = 0,11.2 + nH 2O

→ nH 2O = 0, 08 mol → a = 0,08.18 = 1,44 (gam).
Câu 19: Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có
không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al2 O3 và Fe.
B. Al, Fe và Al2 O3 .
C. Al, Fe, Fe3O 4 và Al 2O3 .
D. Al2O3 , Fe và Fe3O 4 .
Đáp án B.
8Al + 3Fe3O4→ 4Al2O3 + 9Fe
3
1
Ta thấy Al phản ứng là 8/3 < 3 → Al dư, vậy hỗn hợp sau phản ứng chứa Al, Fe và Al2O3.
Câu 20: Hỗn hợp X chứa công thức C8 H14 O 4 . Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH → X1 + X 2 + H 2 O
(b) X1 + H 2SO 4 → X 3 + Na 2SO 4
(c) nX 3 + nX 4 → nilon − 6, 6 + 2nH 2 O
(d) 2X 2 + X3 → X 5 + 2H 2O

A. 198.
B. 202.
C. 216.
D. 174.
Đáp án B.
Từ (b) thấy số C trong X3 = số C trong X1, X3 không chứa N, sản xuất được nilon-6,6
→ X3 là axit adipic ( HOOC – [CH2]4 – COOH )
→ X tạo X1 và X2 → số C trong X2 = 8 – 6 = 2
20


Số liên kết π trong X = 2, số liên kết π trong X1 cũng bằng 2 → X2 là hợp chất không chứa liên kết π → X2 chính
là ancol etylic.
→ X5 là este hai chức của axit adipic và ancol etylic : C2H5OOC – [CH2]4 – COOC2H5.
→ Phân tử khối của X5 = 202.
Câu 21: Cho 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào V ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M; sau khi các phản ứng kết
thúc thu được 12,045 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 75.
B. 150.
C. 300.
D. 200.
Đáp án B.
0, 2V
n Ba2+ = 0, 05 mol; n OH − = 0,1 mol ; n Al 3+ =
= 2.10 − 4V ;
1000
0,3V
n SO 2− =
= 3.10 − 4V.
4

1000
0,1
mol
TH1 : Ba(OH)2 hết → n BaSO4 = 0, 05 mol, n Al (OH )2 =
3
→m kết tủa thu được = 0,05.233 + (0,1/3).78 = 14,25 > 12,045 → loại TH1.
2−
TH2 : Al2(SO4 )3 hết, nên kết tủa được tính theo gốc SO4 và ion Al 3+
n BaSO4 = 3.10 − 4V
Al3+ + 3OH − → Al ( OH ) 3

2.10−4 V 6.10−4 V

2.10 −4 V

Al ( OH ) 3 + OH − → Al ( OH )

(

4−

0,1 − 6.10 −4 V )

−4
−4
−4
→ nAl ( OH )3 còn lại = 2.10 V − ( 0,1 − 6.10 V ) = 8.10 V – 0,1
Ta có tổng khối lượng kết tủa:
m = ( 3.10−4 V ) .233 + ( 8.10−4 V – 0,1) .78 = 12, 045 → V = 150 (ml)


Câu 22: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là
gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:
A. (4), (1), (5), (2), (3).
B. (3), (1), (5), (2), (4).
C. (4), (2), (3), (1), (5).
D. (4), (2), (5), (1), (3).
Đáp án D.
Câu 23: Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của
X là
A. 6.
B. 5.
C. 7.
D. 4.
Đáp án C.
Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản
phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối
lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H4.
B. CH4.
C. C2H4.
D. C4H10.
Đáp án A.
m(CO2+ H 2O ) = m kết tủa – m dung dịch giảm = 39,4 – 19,912 = 19,488 (gam).
mO2 = 19,488 – 4,64 = 14,848 → nO2 = 0,464
Gọi x là số mol CO2, y là số mol H2O.
+ bảo toàn khối lượng: 44 x + 18 y = 19, 488 ( i )
+ bảo toàn nguyên tố O: 2 x
(i) và (ii) → x = 0,348 , y
nCO2 0,348
=

=
Tỉ lệ C/H =
nH 2O 0, 464

+ y = 0, 464.2 = 0,928 ( ii )
= 0, 232

3
→ C3H4.
4
21


Câu 25: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối
(với điện cực trơ) là:
A. Ni, Cu, Ag.
B. Li, Ag, Sn.
C. Ca, Zn, Cu.
D. Al, Fe, Cr.
Đáp án A.
Câu 26: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
(b) Phenol có tính axit nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
(c) Phenol được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, chất diệt nấm mốc.
(d) Nguyên tử H của vòng benzen trong phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H trong benzen.
(e) Cho nước brom vào dung dịch phenol thấy xuất hiện kết tủa.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 2.
C. 3.

D. 4.
Đáp án D.
(a) sai: phenol tan ít trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng
Câu 27: Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):
(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.
(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.
(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Đáp án D.
Câu 28: X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y
nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây
về X, Y là đúng?
A. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y.
B. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường.
C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron.
D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron.
Đáp án D.
X và Y lần lượt là S ( nhóm VIA, ô 16 ); Cl ( nhóm VIIA, ô 17 )
A sai: do cùng một chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính phi kim tăng dần nên độ âm điện tăng dần
→ độ âm điện của Y > X.
B sai: X ( S ) ở điều kiện thường là chất rắn, Y ( Cl ) ở điều kiện thường là chất khí.
C sai: Y ( Cl ) ở nhóm VIIA nên lớp ngoài cùng có 7 electron.
2
4
D đúng: X ( S, 16) [ Ne ] 3s 3p ( chú ý lớp và phân lớp )

Câu 29: Cho dãy các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH, p-HO-C6H4-COOC2H5, p-HO-C6H4-COOH,
p-HCOO-C6H4-OH, p-CH3O-C6H4-OH. Có bao nhiêu chất trong dãy thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau?
(a) Chỉ tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
(b) Tác dụng được với Na (dư) tạo ra số mol H2 bằng số mol chất phản ứng.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Đáp án C.
Chỉ có p − HO − CH 2 − C6 H 4 − OH thỏa mãn (a) và (b).
p − HO − C6 H 4 − COOC 2 H 5 , p − HO − C 6H 4 − COOH tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1:2.
p − HCOO − C6 H 4 − OH tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:3.
p − CH 3O − C6 H 4 − OH tác dụng NaOH theo tỉ lệ 1:1, nhưng chỉ có 1H linh động nên phản ứng với Na chỉ tạo
1/2H2.
Câu 30: Cho hỗn hợp K2CO3 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào bình dung dịch Ba(HCO3)2 thu được kết tủa X
và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 0,5M vào bình đến khi không còn khí thoát ra thì hết
560 ml. Biết toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng kết tủa X là
A. 3,94 gam.
B. 7,88 gam.
C. 11,28 gam.
D. 9,85 gam.
22


Đáp án B.
Gọi n K2CO3 = n NaHCO3 = a ; n Ba ( HCO3 )2 = b.
n HCl = 0, 28 mol; n NaOH = 0, 2 mol.
( Chú ý là cho HCl vào bình, kết tủa cacbonat tạo ra cũng có phản ứng với HCl )
2−
H + phản ứng với CO3 theo tỉ lệ 2:1, phản ứng với HCO3


- theo tỉ lệ 1:1, OH − phản ứng với HCO3
Số mol H + phản ứng : 2a + a + 2b = 0,28 → 3a + 2b = 0,28 (i)
Số mol OH − phản ứng: a + 2b = 0,2 (ii)
(i) và (ii) → a = 0,04, b = 0,08. Do n CO32− → mBaCO3 = 0,04.197 = 7,88 (gam).
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cần vừa đủ 10,5
lít O2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiđrat hóa hoàn toàn X trong điều kiện
thích hợp thu được hỗn hợp ancol Y, trong đó khối lượng ancol bậc hai bằng 6/13 lần tổng khối lượng các ancol
bậc một. Phần trăm khối lượng của ancol bậc một (có số nguyên tử cacbon lớn hơn) trong Y là
A. 46,43%.
B. 31,58%.
C. 10,88%.
D. 7,89%.
Đáp án D.
Khi đốt cháy anken → nO2 pu = 1,5.nCO2 sinh ra
10,5
7
= 7 → C trung bình = ( hai anken là C2H4 và C3H6)
→ n CO2 =
1,5
3
nC2 H 4
→ Dùng quy tắc đường chéo ta tính được tỉ lệ
= 2:1.
nC3 H 6
Số mol các rượu tương ứng là: n C2 H5OH = 2mol ; n CH3CH 2CH 2OH = 1 – x ; n CH3CH ( OH )CH3 = x.
+ Khối lượng rượu bậc 2: m1 = 60 x

+ Khối lượng rượu bậc 1: m2 = 2.46 + 60 ( 1 – x ) = 152 – 60 x

m1
6
=
→ x = 0,8 → mCH3CH 2CH 2OH = 0, 2.60 = 12 gam
Ta có tỉ lệ
m
13
Tổng khối lượng các rượu m = 60 x + 152 – 60 x = 152 gam.
12
.100% = 7,89%.
→ %mCH3CH 2CH 2OH =
152
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4
loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 5,83 gam.
B. 7,33 gam.
C. 4,83 gam.
D. 7,23 gam.
Đáp án D.
H 2SO 4 → H 2
n H 2 = 0, 05 → n SO 2− = 0, 05 → m muối = m KL + m SO 2− = 2,43 + 0,05.96 = 7,23 gam.
4

4

( Hoặc sử dụng cách tính nhanh:
+ Khi kim loại tác dụng với axit HCl thì m muối = m KL + 71.n H 2
+ Khi kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng thì m muối = m KL + 96.n H 2 ) .
Câu 33: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản
ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Đáp án D.
Các chất lần lượt là Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào nước thu được dung dịch X
trong suốt. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào X, khi hết 100 ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa; khi hết
23


300 ml hoặc 700 ml thì đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của a và m lần lượt là
A. 23,4 và 56,3.
B. 23,4 và 35,9.
C. 15,6 và 27,7.
D. 15,6 và 55,4.
Đáp án C.
Số mol HCl trung hòa OH − dư = 0,1 (mol)

Số mol HCl phản ứng với AlO2 tạo kết tủa lần lượt là: nHCl = ( 0,3 – 0,1 ) = 0,2 (mol)
và nHCl = ( 0,7 – 0,1 ) = 0,6 (mol).
TN1: H + thiếu → n kết tủa = nH + = 0,2 → a = 0,2.78 = 15,6 (gam).
TN2: H + dư → AlO 2− hết
H + + H 2 O + AlO 2− → Al ( OH ) 3
x
x
x
+
3+
Al ( OH ) 3 + 3H → Al + 3H 2O.

0, 6 − x
3

¬ 0, 6 – x

→ số mol kết tủa thu được : x –
Na2O + H 2O → 2 NaOH

0, 6 − x
= 0, 2 → x = 0,3
3

Al2 O3 + 2NaOH → 2NaAlO 2 ( hay Na Al ( OH ) 4 

0,3
0,3 + 0,1
= 0,15 ; n Na2O =
= 0, 2
2
2
→ m = 0,15.102 + 0,2.62 = 27,7 gam.
Câu 35: Cho dãy các oxit: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy
tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 5.
Đáp án A.
Các oxit lần lượt là : NO 2 , SO 2 , CrO 3 , CO 2 , P2O5 , Cl 2O 7 .
Chú ý :

+ Cr2 O3 và SiO 2 chỉ tác dụng với NaOH đặc, còn CuO chỉ phản ứng với kiềm nóng chảy.
1
Câu 36: Xét phản ứng phân hủy N 2O5 trong dung môi CCl4 ở 45°C : N 2O5 → N 2 O 4 + O 2
2
Ban đầu nồng độ của N 2O5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N 2O5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản
ứng tính theo N 2O5 là
→ n Al2O3 =

A. 1,36.10−3 mol / (l.s).
B. 6,80.10−4 mol / (l.s).
C. 6,80.10−3 mol / (l.s).
D. 2, 72.10−3 mol / (l.s).
Đáp án A.
Nồng độ N2O5 phản ứng là M N 2O5 = 2,33 – 2, 08 = 0, 25 mol / l
0, 25 0, 25
=
= 1, 36.10−3 mol/(l.s).
→ Tốc độ phản ứng: v =
t
184
Câu 37: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ visco.
B. Tơ nitron.
C. Tơ nilon-6,6.
D. Tơ xenlulozơ axetat.
Đáp án B.
Tơ nitron ( hay olon) được điều chế từ CH2=CH-CN.
Câu 38: Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ
quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là
A. 95,51%.

B. 87,18%.
C. 65,75%.
D. 88,52%.
Đáp án B.
Quặng xinvinit có công thức là KCl.NaCl , độ dinh dưỡng của K được tính theo K2O.
24


Có 55% K2O → phần trăm của K trong K2O là: %K = 0,55.

78
= 45, 64 %
94

74,5
= 87,18%.
39
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (b) Trong
hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một
hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag. (e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Đáp án D.
(b) sai: Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon, thường có hidro hay gặp oxi và nitơ sau đó mới tới các

nguyên tố halogen, photpho, lưu huỳnh,..
(c) sai: Những chất có cùng thành phần nguyên tố, có cấu tạo, tính chất tương tự nhau hơn kém nhau một hay
nhiều nhóm CH2 mới là đồng đẳng của nhau. (Vd: CH3CH2COOH và HCOOCH3 rõ ràng hai chất này cùng thành
phần nguyên tố, hơn kém nhau một nhóm CH2 nhưng chúng không phải là đồng đẳng vì một chất là axit còn một
chất là este).
(d) sai: Glucozơ bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag chứ không phải bị khử.
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.
D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai.
Đáp án D.
+ Thường thì các muối amoni đều dễ tan.
+ Chỉ có những peptit có từ hai liên kết peptit ( NH-CO ) trở lên mới có phản ứng màu biure.
+ Do H2N-CH2-CH2-COOH không phải là α –aminoaxit
nên H2N-CH2 –CH2-CO-NH-CH2-COOH không phải là một đipeptit.
Câu 41: Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có
mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng
điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2.
Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,22%.
B. 65,15%.
C. 27,78%.
D. 35,25%.
Đáp án C.
n N 2 = 0,1 (mol) ; n CO2 = 0, 26 (mol)

→ % KCl = 45, 64.

X là axit no, đơn chức, mạch hở. Gọi công thức X là CnH2nO2

Y là axit no đa chức, mạch hở, không phân nhánh nên chỉ có tối đa hai nhóm – COOH. Công thức Y là CmH2m2O4
Gọi a là số mol của X, b là số mol của Y
→ a + b = 0,1 (i)
+ Bảo toàn nguyên tố C → an + bm = 0,26 ( ii)
+ mX + mY = 8,64 → (14n + 32)a + (14m + 62)b = 8,64 (iii)
Từ (i); (ii); (iii) → a = 0,04, b = 0,06 ; n = 2, m = 3
→ X là CH3COOH ( 0,04 mol) ; Y là HOOC – CH2 – COOH (0,06 mol)
→ Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
0, 04.60
= 27, 78%
%X=
8, 64
Câu 42: Cho 100 ml dung dịch AgNO3 2a mol/l vào 100 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng
kết thúc thu được 8,64 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào X thu được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
25


×