Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Tổng hợp một số điểm ngữ pháp tiếng anh cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.79 KB, 41 trang )

TỔNG HỢP MỘT SỐ ĐIỂM NGỮ PHÁP TIẾNG ANH CƠ
BẢN
Bài viết này tổng hợp một số cấu trúc ngữ pháp thƣờng gặp sau, hi vọng sẽ có ích cho các bạn:
1. Vị trí của các từ loại trong tiếng Anh
2. Cấu trúc câu của các dạng so sánh trong tiếng Anh
3. Phân biệt câu điều kiện loại zero, 1, 2, 3
4. Mẫu câu tiếng Anh nói về sở thích
5. Cách chia động từ theo sau Remember/ Forget, Regret, Try, Need, Mean, Suggest
6. 25 cặp từ dễ nhầm lẫn nhất trong tiếng Anh
7. Cách sử dụng mạo từ A/ AN trong tiếng Anh
8. Mẹo dễ nhớ cách phát âm S – ES – ED trong tiếng Anh
9. Cấu trúc câu bị động
10. Mệnh đề quan hệ
11. Các mẫu câu khác nhau với WISH
12. 12 thì trong tiếng Anh và dấu hiệu nhận biết


VỊ TRÍ CỦA CÁC TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH

1. Noun:
- Sau a, an, the, this, that, these, those
- Sau my, your, her, his….
- Sau từ chỉ số lƣợng many, some, any…….
2. Adj:
- Sau động từ to be. Ex:

She is beautiful

- Trƣớc danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đó. Ex:

This is an interesting book



- Sau các từ nhận thức tri giác (phần này quan trọng có nhiều bạn không biết): look, feel,
seem, smell, taste, find, sound.
- Sau stay, remain, become. Ex:

+ stay awake (thức tĩnh)
+ stay calm (giữ bình tĩnh)

- Find + O + adj (chỉ vật). Ex: I find this exercise difficult
3. Adv:
- Đứng đầu câu, trƣớc dấu phẩy. Ex:

Luckily, he passed the exam. (may mắn thay)

- Bổ nghĩa cho động từ, đứng trƣớc hoặc sau động từ
Ex: She drives carefully/ She carefully drives her car. (một cách cẩn thận)
- Bổ nghĩa cho tính từ, đứng trƣớc tính từ
Ex: She is very beautiful/ She is extremely beautiful. (rất/cực kỳ)
- Bổ nghĩa cho trạng từ, đứng trƣớc trạng từ mà nó bổ nghĩa
Ex: She drives extremely carefully.

CẤU TRÚC CÂU CỦA CÁC DẠNG SO SÁNH TRONG TIẾNG ANH
1. Equality (So sánh bằng)
S + V + as + adj/adv + as + N/pronoun
S + V + not + so/as + adj/adv + N/Pronoun
Ex:

+ She is as stupid as I/me.
+ This boy is as tall as that one. (Không lặp lại từ đã dùng ở chủ ngữ, ta dùng “one”



thay cho “boy”, nếu là số nhiều boys thì dùng “ones”.)
+ Population ofHo Chi Minh city isn't as much as thatof Bangkok.
2. Comparative (So sánh hơn)
Short Adj: S + V + adj + er + than + N/pronoun
Long Adj: S + V + more + adj + than + N/pronoun
Ex:

+ She is taller than I/me
+ This boy is more intelligent than that one.

Dạng khác:

S + V + less + adj + than + N/pronoun.(ít hơn)

3. Superlative (So sánh nhất)
Short adj: S + V + the + adj + est + N/pronoun
Long adj: S + V + the most + adj + N/pronoun.
Ex:

+ She is the tallest girl in the village.
+ He is the most gellant boy in class.

Dạng khác:

S + V + the least + adj + N/pronoun (ít nhất)

Chú ý: +Những tính từ ngắn kết thúc bằng một phụ âm mà ngay trƣớc nó là nguyên âm duy
nhất thì chúng ta nhân đôi phụ âm lên rồi thêm "er" trong so sánh hơn và "est" trong
so sánh nhất. (Êx: hot -> hotter/ hottest.)

+ Những tính từ có hai vần, kết thúc bằng chữ "y" thì đổi "y" thành "i" rồi thêm "er"
trong so sánh hơn và "est" trong so sánh nhất. (Ex: happy -> happier/ happiest)
+ Những tính từ/trạng từ đọc từ hai âm trở lên gọi là tính từ dài,một âm gọi là tính từ
ngắn.Tuy nhiên, một số tính từ có hai vần nhƣng kết thúc bằng "le","et","ow","er"vẫn
xem là tính từ ngắn. (Ex: narrow -> narrower/ narrowest)
4. Các tính từ so sánh bất quy tắc thì học thuộc lòng
- good/ better/ the best
- many(much)/ more/ the most
- far/ farther(further)/ the farthest (the furthest)

- bad/ worse/ the worst
- little/ less/ the least

5. Double comparison (So sánh kép)
+ Same adj:
Short adj: S + V + adj + er + and + adj + er
Long adj: S + V + more and more + adj
Ex:

+The weather gets colder and colder. (Thời tiết càng ngày càng lạnh.)
+ His daughter becomes more and more intelligent.
(Con gái anh ấy ngày càng trở nên thông minh)


+ Different adj:
The + comparative + S + V the + comparative + S + V.
(The + comparative the + từ ở dạng so sánh hơn)
Ex:

+ The richer she is the more selfish she becomes.

(Càng giàu, cô ấy càng trở nên ích kỷ hơn).
+ The more intelligent he is the lazier he becomes.
(Càng thông minh, anh ta càng trở nên lười hơn.)

+ Dạng khác (càng...càng...)
The + S + V + the + comparative + S + V
Ex:

The more we study, the more stupid we feel. (Chúng tôi càng học càng thấy ngu)

- Chú ý: Trong câu so sánh kép, nếu có túc từ là một danh từ thì ta đặt danh từ ấy ngay sau
tính từ so sánh. Ex:
The more English vocabularywe know, the better we speak.
6. Multiple Numbers Comparison (So sánh gấp nhiều lần)
S + V + multiple numbers + as + much/many/adj/adv + (N) + as + N/pronoun.
Multiple numbers:half/twice/3,4,5...times/Phân số/phần trăm.
Ex:

+ She types twice as fast as I.
+ In many countries in the world with the same job, women only get 40%-50% as
much as salary as men.

PHÂN BIỆT CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI ZERO, 1, 2 & 3
1. LOẠI ZERO (0):
If + MĐ1 (thì hiện tại đơn), MĐ 2 (thì hiện tại đơn)
- Khi muốn nhắn nhủ ai đó:
Ex:

+ If you see Nam, (you) tell him I‟m in Vietnam.
(Nếu bạn gặp Nam, hãy nhắn anh ấy rằng tôi đang ở Việt Nam nhé)


- Chỉ thói quen:
Ex:

+ If the doctor has morning office hours, he visits his patients in the hospital in the
afternoon.
(Nếu bác sĩ làm việc ở văn phòng vào buổi sáng, thì ông viếng thăm các bệnh nhân
của ông vào buổi chiều)
If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (mệnh lệnh thức)


- Dùng khi muốn nhấn mạnh:
Ex:

+ If you have any trouble, please telephone me though 654321.
(Nếu bạn có bất kỳ rắc rối nào, xin hẫy gọi cho tôi qua số điện thoại 654321)

2. LOẠI 1:
If + Mệnh đề 1 (thì hiện tại đơn), Mệnh đề 2 (thì tƣơng lai đơn)
- Diễn tả hành động “có thể xảy ra” ở “hiện tại” hoặc “tƣơng lai”:
Ex:

+ If you don‟t water the trees, they‟ll die.
(Nếu bạn không tưới nước cho cây, chúng sẽ chết) -> hành động này hiện tại cũng có
thể xảy ra hoặc tƣơng lai cũng vậy
+ If my father gives me some money, tomorrow I‟ll buy a dictionary
(Nếu bố tôi cho tôi tiền, ngày mai tôi sẽ mua 1 cuốn từ điển)
If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn), Mệnh đề 2 (may/can +V)

- Để chỉ sự khả năng khách quan:

Ex:

+ It‟s sunny. If you go out without a hat, you may get a headache.
(Trời đang nắng. Nếu con đi chơi mà không đội mũ, con có thể bị đau đầu)

- Chỉ sự cho phép:
Ex:

+ If you finish your test, You can go home
(Nếu bạn làm xong bài kiểm tra, bạn được phép ra về)
If + Mênh đề 1 (thì hiện tại đơn giản), Mệnh đề 2 (must + V)

- Để chỉ yêu cầu, đề nghị:
Ex:

+ If you want to get good marks, you must do the exercises.
(Nếu bạn muốn được điểm cao, bạn phải làm bài tập)

3. LOẠI 2:
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (would/could/might + V)
- Diễn tả hành động “không có thật” ở “hiện tại” hoặc “tƣơng lai”:
Ex:

+ It isn't cold now so I switch on the fans
=> If it were cold now, we wouldn't switch on the fans.
(Nếu trời lạnh, chúng tôi sẽ không bật quạt) => hiện tại trời không lạnh nên chúng tôi
bật quạt hoặc nếu tƣơng lai xảy ra thì cũng vậy.

- Lƣu ý: Chúng ta dùng “were” cho tất cả các ngôi, không dùng “was”.



Ex:

+ If I were a bird, I would fly
(Nếu tôi là 1 con chim, tôi sẽ bay được)

- Diễn tả “sự tiếc nuối” ở hiện tại hoặc tƣơng lai.
Ex:

+ If he helped me, I could do something
(Nếu anh ấy giúp tôi, tôi đã có thể làm điều gì đó) =>Hiện tai thì tôi đang tiếc nuối vì
anh ấy không giúp tôi
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ đơn giản), Mệnh đề 2 (could/might + V)

- Chỉ khả năng của một hành động không có thật ở hiện tại
Ex:

+If he tried, he might succeed
(Nếu anh ấy cố gắng, anh ấy sẽ thành công)
+ If I lived in France, I could speak French well
(Nếu tôi sống ở Pháp, tôi sẽ nói tiếng Pháp giỏi)

4. LOẠI 3:
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ hoàn thành), Mệnh đề 2 (would have + P2)
- Diễn tả hành động “không có thật” ở “quá khứ”:
Ex:

+She attended the beauty contest so she won the prize.
=> If she hadn‟t attended the beauty contest, she wouldn‟t have won the prize.
(Nếu cô ấy không tham dự cuộc thi sắc đẹp, cô ấy sẽ không giành được giải

thưởng) => Sự thật thì trong “quá khứ” cô ấy đã tham gia cuộc thi & đã giành đƣợc
giảỉ thƣởng.

- Diễn tả “sự tiếc nuối” trong “quá khứ”:
Ex:

+ If we had prepared our last lesson carefully, we would have got good marks
(Nếu chúng tôi chuẩn bị bài học cuối cùng cẩn thận, chúng tôi sẽ đạt được điểm
cao) => Trong quá khứ họ đã tiếc nuối rằng họ không chuẩn bị bài tốt, vì vậy họ
không đạt điểm cao.
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ hoàn thành), Mệnh đề 2 (would have + P2)

- Chỉ sự cho phép:
Ex:

+ If you had finished your homework last night, you could have gone to the cinema.
(Nếu tối qua bạn làm xong bài tập, bạn sẽ được đi đến rạp chiếu phim) => Ngƣời nói
đang tiếc nuối cho ngƣời đó vì tối qua ngƣời đó không làm xong bài tập nên không
đƣợc phép đi.
If + Mệnh đề 1 (thì quá khứ hoàn thành), Mệnh đề 2 (might have + P2)


- Chỉ khả năng khách quan.
Ex:

+ If it had rained much, the last crop might have been better.
(Nếu trời có mƣa, vụ mùa cuối cùng sẽ tốt hơn đấy)

* Lưu ý: Riêng câu điều kiện loại zero các bạn có thể gộp với điều kiện loại 1 hoặc tách riêng cũng
được.


MẪU CÂU TIẾNG ANH NÓI VỀ SỞ THÍCH
Để hỏi và trả lời về sở thích có rất nhiều cách:
1. Để hỏi sở thích của ai đó:
- What do you like doing? (Bạn thích làm gì?)
- What sort of hobbies do you have? (Bạn có những sở thích nào?)
- What do you get up to in your free time? (Bạn làm gì những lúc rảnh?)
Cách trả lời những câu hỏi trên:
- In my free time I…

(Trong thời gian rảnh tôi...)

- When I have some spare time I…

(Khi tôi có chút thời gian rảnh tôi...)

- When I get the time, I…

(Khi tôi có thời gian, tôi...)

- I relax by (watching TV)

(Tôi thư giãn bằng cách (xem TV)

- I'm interested in (+ noun / gerund) (Tôi thích (+ danh từ / V-ing)
- I'm keen on (+ noun / gerund)

(Tôi thích (+ danh từ / V-ing)

- I'm into (+ noun / gerund)


(Tôi say mê (+ danh từ/ V-ing)

- I enjoy (+ noun / gerund)

(Tôi thích (+ danh từ/ V-ing)

* LƢU Ý:
- Có thể thêm really hoặc quite sau I'm… để nhấn mạnh. Ví dụ:
+ I'm really keen on football. (Tôi rất mê bóng đá.)
- Ngoài ra có thể cung cấp thêm thông tin về sở thích và sở thích qua việc đƣa ra một trả lời dài hơn.
Ví dụ:


+ I like arts and crafts. I'm a creative/ practical person, and like doing things with my hands.
(Tôi thích đồ thủ công mỹ nghệ. Tôi là một người sáng tạo/ có khả năng chế tạo đồ vật, và
thích làm việc bằng đôi tay của mình.)
+ I'm an outgoing person, and like socialising / hanging out with friends.
(Tôi là một người hướng ngoại, và như giao thiệp ngoài xã hội/ đi chơi với bạn bè.)
+ I enjoy being physically active, and spend a lot of time playing sports and team games.
(Tôi thích vận động, và dành nhiều thời gian chơi thể thao và trò chơi đồng đội.)
2. Sử dụng Like doing vs. like to do để nói về sở thích:
- Dùng like + gerund để nói về sở thích, mang tính lâu dài.Ví dụ:
+ I like fishing. (Tôi thích câu cá.)
- Dùng like + to V để nói về sở thích "bộc phát", "tạm thời", bằng với "would like to". Ví dụ:
+ I like to go fishing at the weekend. (Tôi thích đi câu cá vào cuối tuần.)

CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ THEO SAU REMEMBER/ FORGET, REGRET, TRY, NEED,
MEAN, SUGGEST
1. FORGET, REMEMBER

- Ving: Nhớ (quên) chuyện đã làm
+ I remember meeting you somewhere last year. (Tôi nhớ đã gặp bạn ở đâu đó năm ngoái)
- To inf: Nhớ (quên) để làm chuyện gì đó
+ Don't forget to buy me a book. (Đừng quên mua cho tôi quyển sách nhé) (chƣa mua)
2. REGRET
- V-ing: hối hận chuyện đã làm
+ I regret lending him the book. (Tôi hối hận đã cho anh ta mượn quyển sách)
- To inf: lấy làm tiếc để ......
+ I regret to tell you that ... (tôi lấy làm tiếc để nói với bạn rằng ...) -> chƣa nói - bây giờ mới
nói
3. TRY
- V-ing: nghĩa là thử
+ I try eating the cake he makes. (Tôi thử ăn cái bánh anh ta làm.)
- To inf: cố gắng để ...
+ I try to avoid meeting him. (Tôi cố gắng tránh gặp anh ta.)
4. NEED
- NEED nếu là động từ đặc biệt thì đi với BARE INF:
+ I needn't buy it (Need mà có thể thêm not vào là động từ đặc biệt)
- NEED là động từ thƣờng thì áp dụng công thức sau:


+ Nếu chủ từ là ngƣời thì dùng to inf:

I need to buy it (nghĩa chủ động)

+ Nếu chủ từ là vật thì đi với Ving hoặc to be P.P
(1) The house needs repairing. (Căn nhà cần được sửa chữa.)
(2) The house needs to be repaired.
5. MEAN
- Mean + to inf: Dự định

+ I mean to go out. (Tôi dự định đi chơi)
- Mean + Ving: mang ý nghĩa, có nghĩa là
+ Failure on the exam means having to learn one more year.
(Thi rớt nghĩa là phải học thêm một năm nữa)
6. SUGGEST:
- S suggest S (should) do: gợi ý ai đó nên làm gì (mình không tham gia cùng)
+ Lan has toothache. (Lan bị đau răng)
Ba suggested Lan should go to dentist. (Ba gợi ý Lan đến gặp nha sĩ)
=> Đây là Ba gợi ý Lan đi nha sĩ, Ba k đến.
- S suggest+ Ving: gợi ý ai đó cùng làm gì (mình cũng tham gia)
+ I suggested playing soccer. (Tôi gợi ý chơi đá bóng) (Tôi cũng tham gia chơi)
+ Lan suggested going shopping. (Lan cũng đi mua sắm)

25 CẶP TỪ DỄ NHẦM LẪN NHẤT TRONG TIẾNG ANH
1. Phân biệt giữa to LEARN và to STUDY
+ I go to school to learn English. (Tôi đến trường để học Anh Văn)
+ She is studying at Lycee Gia Long. (Cô ấy đang học ở trường Gia Long.)
* Nhận xét: Hai động từ trên đều có nghĩa là học; nhƣng:
- to learn (learnt, learnt) = học một môn gì đó
- to study = học (nói chung).
* Lƣu ý: to study cũng áp dụng cho việc học một môn nào, nhƣng với nghĩa mạnh hơn: (to try to
learn). Ví dụ:
+ He is studying algebra in his room. (Nó đang miệt mài học môn đại số trong phòng.)
2. ALSO ,TOO ,EITHER (cũng)
* Phân biệt:


- Also và too dùng cho câu khẳng định.
- Either dùng cho câu phủ định.
E.x:


+ I also like music.
+ I like music, too.
(Tôi cũng thích âm nhạc.)
+He doesn't love me either. (Anh ấy cũng không yêu tôi.)

3. AMONG - BETWEEN (giữa ,trong số)
- Dùng between cho 2 vật/ngƣời.
- Dùng among cho 3 vật/ngƣời trở lên.
- Dùng between với nghĩa “giữa” cho các vị trí chính xác rõ ràng.
E.x:

+ She divided the cake between the two children. (Bà ta chia cái bánh cho hai đứa trẻ.)
+ She divided the cake among the three children. (Bà ta chia cái bánh cho ba đứa trẻ.)
+ Vietnam lies between Laos ,Cambodia and Pacific Ocean. (Việt Nam nằm giữa Lào,
Campuchia và Thái Bình Dƣơng.)

4. FOR FEAR OF... & FOR FEAR THAT... (lo sợ rằng, e rằng, ngại rằng)
- For fear of + V-ing
Ex:

+I got into the house quietly for fear of waking my mom up.
(Tôi đi thật khẽ vào nhà vì lo sẽ đánh thức mẹ tôi dậy)

- For fear that + S+ V
Ex:

+ I got into the house quietly for fear that I might wake up my mom. (Nghĩa không
đổi)


5. Phân biệt giữa HEAR & LISTEN
- Hear là nghe không có chủ ý, âm thanh tự lọt vào tai mình.
- Listen là nghe có chủ ý, chú ý lắng nghe.
E.x:

+ A: Did you hear what I just said? (Em có nghe anh vừa nói gì không?)
B: No, sorry, darling, I wasn't listening. (Xin lỗi anh yêu, em không nghe.)


+ I think I hear someone trying to open the door. (Tôi nghĩ tôi nghe thấy tiếng ai đó
đang cố mở cửa)
+ I listen to music every night. (Tôi nghe nhạc mỗi đêm)
6. Phân biệt giữa SEE, LOOK & WATCH
- See: xem trong có chủ ý, hình ảnh tự lọt vào mắt mình, bạn không mốn thấy nhƣng vẫn thấy
- Look: nhìn có chủ ý, ngắm nhìn, bạn muốn nhìn
- Watch: nhìn có chủ ý 1 thứ gì đó, và thứ đó thƣờng đang chuyển động
Ex:

+ I opened the curtains and saw some birds outside. (Tôi mở tấm màn và thấy 1 vài
chú chim bên ngoài) -> Tôi mở tấm màn và thấy, tôi không định nhìn chúng, chúng
chỉ tự dưng như thế.
+ I looked at the man. (Tôi nhìn vào người đàn ông) -> Tôi có chủ ý nhìn vào ông ta.
+ I watched the bus go through the traffic lights. (Tôi nhìn chiếc xe buýt đi qua cột
đèn giao thông) -> Tôi có chủ ý nhìn chiếc xe buýt, và nó đang chuyển động.

7. Phân biệt PERSON/ PERSONS/ PEOPLE/ PEOPLE
- Person: số ít, chỉ một ngƣời, một cá nhân
- Persons: một dạng số nhiều khác của person, có nghĩa trang trọng và thƣờng đƣợc dùng trong văn
bản luật, văn bản trịnh trọng, biển báo
- People:


+ Nghĩa thƣờng gặp là số nhiều của person
+ Còn nghĩa thứ 2 là dân tộc

- Peoples: số nhiều của people khi mang ý nghĩa dân tộc
Ex:

+ The police keeps a list of missing persons. They are persons who are escaping the
punishment. (Cảnh sát đang nắm danh sách những người mất tích. Họ là những
nguời đang trốn lệnh trừng phạt.) -> Văn bản liên quan đến pháp luật, cần trang
trọng.
+ The English-speaking peoples share a common language. (Những dân tộc nói tiếng
Anh dùng chung một ngôn ngữ)
+ The ancient Egyptians were a fascinating people. (Người Ai Cập cổ là những người
rất thú vị.) -> Ở đây Egyptians và thay thế cho Egyptian people, vì ở sau đã dùng
people rồi.


8. Phân biệt giữa CONVINCE & PERSUADE:
- to convice: thuyết phục ai tin vào 1 điều gì đó/nghĩ về 1 điều gì đó
- to persuade: thuyết phục ai làm 1 việc gì đó
Ex:

+ He convinced me that he was right. (Anh ấy thuyết phục tôi tin anh ấy đúng)
+ He persuaded me to seek more advice. (Anh ấy thuyết phục tôi tìm thêm nhiều lời
khuyên nữa)
+ I lost too much money betting at the races last time, so you won't persuade me to
go again. (Tao đã mất quá nhiều tiên cá cược vào những cuộc đua lần trước, nên
mày đừng hòng dụ tao đến đó lần nào nữa)
+ I convinced her that the orchestra needed financial help. (Tôi thuyết phục cô ấy tin

rằng dàn nhạc cần trợ giúp về tài chính.)

9. AND và OR
- Dùng OR thay cho and trong câu phủ định hoặc nghi vấn.
- Nhƣng nếu nối 2 câu riêng biệt thì dùng AND, không dùng or.
Ex.

+ She did not eat or drink for a week. (Cô ấy đã không ăn uống gì trong một tuần.)
+ He did not work hard and I did not like it very much. (Anh ấy không làm việc chăm
chỉ và tôi không thích điều ấy lắm.)

10. Phân biệt giữa TO COME & TO GO
Hành động COME và GO đều có nghĩa là tới, nhƣng:
- to come = đến (cử động từ xa đến gần)
- to go = đi (cử động từ gần ra xa)
Ex.:

+ He comes here by car. (Anh ấy đến đây bằng oto)
+ He goes there by taxi. (Anh ấy đến đó bằng taxi)

Cụ thể hơn, nếu 2 ngƣời đang ở vị trí A và một ngƣời chuẩn bị di chuyển đến vị trí B, thì ngƣời này
nói: “I‟m about to go to B.” (Tôi chuẩn bị đi đến B – đi xa khỏi vị trí của ngƣời nghe hiện tại). Nếu
2 ngƣời ở hai vị trí A và B nói chuyện điện thoại, ngƣời ở A chuẩn bị đến B (gần nơi nguời nghe) thì
sẽ nói rằng: “I‟m coming to B”.
Lƣu ý: “Come in!” và “Go in!” đều có nghĩa vào, nhƣng dùng trong những trƣờng hợp khác nhau:
- Come in!: bảo người khác vào khi mình ở trong phòng.


- Go in!: bảo người khác vào khi mình ở ngoài phòng.
11. Phân biệt giữa TO PUT ON/ TO DRESS & TO WEAR

Hai động từ PUT ON và WEAR trên đều có nghĩa là mặc, nhƣng:
- to put on: chỉ một hành động. (hành động mặc quần, áo…)
- to wear: chỉ một tình trạng. (quần áo đang mặc trên ngƣời)
Ex.:

+ I put on my clothes before going out. (Tôi mặc quần áo trƣớc khi ra ngoài)
+ The girl who wears a purple robe, is my sister. (Cô gái mặc áo choàng tím là chị
tôi.)
+ I wash my face and put on my clothes. (Tôi rửa mặt rồi mặc quần áo.)

Lƣu ý: Phân biệt to dress với to put on. Cả hai động từ này đều chỉ một tác động, nhƣng:
- to dress (someone) = mặc quần áo cho ai
- to put on (something) = mặc, đội, mang (quần áo, nón, giầy, dép...)
Ex:

+ The mother dressed her baby. (Người mẹ mặc quần áo cho em bé)
+ He dressed herself and went out. (Anh ấy mặc đồ rồi ra ngoài.)

12. Phân biệt CAUSE & REASON
Hai danh từ trên nếu chú ý, chúng ta có thể phân biệt đƣợc dễ dàng:
- cause: nguyên do phát sinh ra hậu quả
- reason: lý do (biện chứng cho hậu quả).
Ex.:

+ What is the cause of your failure? (Vì sao bạn thất bại?)
+ I have no reason for going there. (Tôi không có lý gì phải tới đó)
+ I have no reason for coming back. (Tôi không có lý do để trở về)

13. Phân biệt và sử dụng các từ SAY, SPEAK, TELL, TALK
- SAY (nói ra, nói rằng) là động từ có tân ngữ, chú trọng nội dung đƣợc nói ra.

Ex:

+ Please say it again in English. (Vui lòng nói lại câu vừa rồi bằng tiếng Anh)
+ They say that he is very ill. (Họ nói rằng anh ấy ốm nặng.)

- SPEAK (nói ra lời, phát biểu): thƣờng dùng làm động từ không có tân ngữ.Khi có tân ngữ thì chỉ
là một số ít từ chỉ sự thật "truth".


Ex:

+ He is going to speak at the meeting. (Anh ấy sẽ phát biểu trong cuộc họp)
+ I speak Vietnamese. I don‟t speak Chinese.
(Tôi nói tiếng Việt Nam. Tôi không nói tiếng Trung Quốc)

Lưu ý: Khi muốn "nói với ai" thì dùng speak to sb hay speak with sb.
Ex:

+ She is speaking to our teacher. (Cô ấy đnag trao đổi với giáo viên của chúng tôi)

- TELL (cho biết, chú trọng, sự trình bày): thƣờng gặp trong các cấu trúc:
+ tell sb sth (nói với ai điều gì)
+ tell sb to do sth (bảo ai làm gì)
+ tell sb about sth (cho ai biết về điều gì).
Ex:

+ The teacher is telling the class an interesting story.
(Giáo viên đang kể một câu chuyện rất thú vị cho cả lớp nghe)
+ Please tell him to come to the blackboard. (Hãy gọi cậu ấy lên bảng)
+ We tell him about the bad new. (Chúng tôi cho anh ấy biết tin xấu)


- TALK (trao đổi, chuyện trò): có nghĩa gần nhƣ speak, chú trọng động tác 'nói'. Thuờng gặp trong
các cấu trúc:
+ talk to sb (nói chuyện với ai)
+ talk about sth (nói về điều gì)
+ talk with sb (chuyện trò với ai).
Ex:

+ What are they talking about? (Họ đang nói chuyện gì thế?)
+ He and his classmates often talk to each other in English.
(Cậu ấy và bạn học thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh)

14. Phân biệt AT THE END & IN THE END
- AT THE END: cuối một điểm hoặc một phần của cái gì
- IN THE END: Cuối cùng, rốt cuộc
Ex.:

+ There is a small house at the end of the road. (Có một căn nhà nhỏ ở cuối đường.)
+ In the end we reached the town. (Cuối cùng chúng tôi đến được thị trấn.)


15. Phân biệt ALONE, LONE, LONELY VÀ LONE
- ALONE hàm ý là một ngƣời hay một vật nào đó đang ở riêng lẻ - không có ai hoặc vật gì khác ở
xung quanh.
- LONELY (ở Mỹ dùng LONESOME) đề cập đến sự bất hạnh do tình trạng đơn độc gây ra.
Ex:

+ I like to be alone for short periods.
(Tôi thích được một mình trong những khoảng thời gian ngắn.)
+ But after a few days I start getting lonely/ lonesome.

(Nhưng sau vài ngày tôi bắt đầu trở nên cô đơn.)

- Lƣu ý: Alone có thể đƣợc nhấn mạnh bằng All => all alone
Ex:

+ After her husband died, she was all alone.
(Sau khi chồng chết, bà ấy chỉ ở một mình.)

- Alone không đƣợc dùng trƣớc danh từ. Lone và Solitary có thể đƣợc dùng thay; lone thì bóng bẩy
hơn.
Ex:

+ The only green thing was a lone/solitary pine tree.
(Vật màu xanh duy nhất là một cây thông đơn độc.)

16. Sự khác biệt giữa HOUSE and HOME
Trong tiếng Anh, khi nói:
- HOUSE: ngƣời ta chủ ý nói về một kiến trúc, một toà nhà, công trình xây dựng, một biệt thƣ... Nói
chung là khi dùng "HOUSE" là chỉ vỏn vẹn muốn nói về "bất động sản" thôi. HOUSE có thể hiểu là
toà nhà (building).
- HOME: là khi ngƣời ta muốn nói về "một mái ấm gia đình". Cụ thể là, "HOME" là một nơi có
ngƣời ta cƣ trú ở trong đó, còn "HOUSE" thì chỉ là một bất động sản không tri giác và cũng không
có nghĩa là có ngƣời ở trong đó. "HOME" là cái "HOUSE" nhƣng là cái "HOUSE" có ngƣời cƣ trú ở
trong đó, nói tóm lại thì "HOME" là "MÁI ẤM GIA ĐÌNH", còn "HOUSE" thì chỉ là "CĂN NHÀ
TRỐNG VÔ TRI GIÁC" mà thôi. HOME có thể dịch với nhiều nghĩa từ nguồn gốc này:
+ Nơi cƣ trú, mái ấm gia đình (của bất cứ ai)
Ex:

I have (own) 5 houses, but my family and I only live in one house, and that house is
my HOME. (Tôi có 5 căn nhà, nhưng tôi và người thân chỉ sống ở một căn thôi và đó

là tổ ấm của tôi.)

+ Nơi của một gia đình cƣ ngụ


Ex:

+ This mud hut is my happy HOME. (Túp lều này là tổ ấm hạnh phúc của tôi)

- Nơi sinh thành hay tổ quốc của một ai đó
Ex:

+ Viet Nam is my HOME. (Việt Nam là quê hương tôi)

- Nơi săn sóc ngƣời ta.
Ex:

+ That place is a HOME for the elderly. (Đây là nơi cư ngụ của nhwungx nguwoif
già neo đơn)

- Môi trƣờng sống của thú vật.
Ex:
* Lƣu ý:

+ The jungle is where tigers called HOME. (Rừng là nhà của hổ)
People do not sell "HOMES", they sell "HOUSES".
(Người ta bán nhà chứ không ai bán gia đình.)

17. Phân biệt LEND/ BORROW
Động từ lendvà borrow mặc dù dùng trong tình huống giống nhau, nhƣng chúng lại mang nghĩa

ngƣợc nhau.
- Lend: đƣa cho ai đó mƣợn cái gì và họ sẽ trả lại cho bạn khi họ dùng xong.
Ex.:

+ I will lend you my car while I am away on holiday.
(Mình sẽ cho cậu mượn xe khi mình đi nghỉ.)

- Borrow: mƣợn cái gì của ai với ý định sẽ trả lại trong thời gian ngắn.
Ex.:

+ Can I borrowyour pen, please? (Mình có thể mượn cậu cái bút được không?)

18. FATHER/ FURTHER
Chúng ta dùng:
- farther: khi nói đến khoảng cách có thể đo đạc đƣợc về mặt địa lý
- further: dùng trong những tình huống không thể đo đạc đƣợc.
Ex.:

+ It is farther when I go this road. (Mình đi đường này thì sẽ xa hơn.)
+ I don‟t want to discuss it anyfurther. (Mình không muốn bàn về nó sâu hơn.)
+ Read further in the book for more details. (Để biết thêm chi tiết, đọc thêm trong sách.)


19. PHÂN BIỆT LAY/LIE
Lí do mà ngƣời học tiếng Anh hay nhầm lẫn giữa lay và lie là bởi dạng quá khứ và quá khứ phân từ
của chúng khá giống nhau.
- LAY:
+ có nhiều nghĩa nhƣng nghĩa phổ biến là tƣơng đƣơng với cụm từ: put something down (đặt, để cái
gì xuống).
Ex.:


+ Lay your book on the table. Wash the dishes. Come on!
(Hãy đặt sách lên trên bàn. Đi rửa bát. Mau lên nào!)

+ nghĩa khác của Lay là “produce eggs”: đẻ trứng
Ex.:

+ Thousands of turtles drag themselves onto the beach and lay their eggs in the sand.
(Hàng ngàn con rùa kéo nhau lên bãi biển và đẻ trứng trên cát.)

- LIE:
+ nghĩa “nằm”
Ex:

+ lie in bed (nằm trên giường)
+ lay down on the couch. (Nằm trên ghế dài – thì quá khứ)
+ lie on a beach (Nằm trên bãi biển)

+ nghĩa là speak falsely: nói dối
Ex.:

+ I suspect he lies about his age. (Tôi nghi ngờ là anh ta nói dối về tuổi của mình.)

20. Phân biệt FUN & FUNNY
Cả 2 tính từ trên đều là tính từ mang tính tích cực
- Fun: ám chỉ đến điều gì đó thú vị, làm cho ngƣời khác thích thú
Ex.:

+ Going to the park with friends is fun. (Đi chơi công viên với bạn bè thật thích thú.)


- Funny: tính từ này dùng để nói điều mà làm chúng ta cƣời
Ex.:

+ The comedy I saw last night was really funny. I laughed and laughed.


(Vở hài kịch mình xem tối qua thật sự là hài hước.Mình cười và cứ cười thôi.)
21. Phân biệt LOSE/ LOOSE
2 từ này thƣờng gây nhầm lẫn trong ngôn ngữ viết. Tuy nhiên, chúng mang ý nghĩa hoàn toàn khác
nhau.
- Lose: là động từ thì hiện tại, dạng quá khứ và quá khứ phân từ đều là lost, gồm 2 nghĩa:
+ mất cái gì đó
Ex.:

+ Try not to lose this key, it‟s the only one we have.
(Cố gắng đừng để mất cái chìa khóa này, đó là cái duy nhất chúng ta có.)

+ thua, bị đánh bại (thƣờng trong thể thao, trận đấu.)
Ex.:

+ I always lose when I play tennis against my sister. She‟s too good.
(Tôi luôn bị đánh bại khi chơi tennis với chị gái tôi.Chị ấy quá cừ.)

- Loose: là tính từ mang nghĩa “lỏng, rộng, không vừa”, trái nghĩa với “tight” (chặt)
Ex.:

His shirt is too loose since he is so thin. (Áo sơ mi này rộng quá vì anh ta quá gầy.)

22. Phân biệt BRING / TAKE


Để phân biệt sự khác nhau giữa bring và take thì bạn nên dựa vào hành động đƣợc thực hiện so với
vị trí của ngƣời nói.


- Bring nghĩa là “to carry to a nearer place from a more distant one.” (mang một vật, người từ một
khoảng cách xa đến gần người nói hơn)
- Take nghĩa là “to carry to a more distant place from a nearer one.” (mang một vật, người từ vị trí
gần người nói ra xa phía người nói.)
Ex.:

+ Take this package to the post office. (Đem gói hàng này đến bưu điện nhé!)
+ I am still waiting for you. Don‟t forget to bring my book.
(Mình vẫn đang đợi cậu đấy.Đừng quên mang sách đến cho mình nhé!)

23. Phân biệt AS/ LIKE
Khi mang nghĩa là giống nhƣ, nhƣ, LIKE và AS gây không ít bối rối cho ngƣời học. Quy tắc dễ nhớ
nhất là chúng ta hay dùng like nhƣ là một giới từ chứ không phải là liên từ. Khi like đƣợc dùng nhƣ
giới từ, thì không có động từ đi sau like.Nếu có động từ thì chúng ta phải dùng as if.Liên từ as nên
dùng để giới thiệu một mệnh đề.
Ex.:

+ Nghe có vẻ như anh ta đang nói tiếng Tây Ban Nha.
Incorrect: It sounds like he is speaking Spanish.
Correct: It sounds as if he is speaking Spanish.
+ Anh ta giống bố anh ta lắm
Incorrect: John looks as his father.
Correct: John looks like his father.
+ Cậu chơi trận này hệt như cậu thực hành nó vậy
Incorrect: You play the game like you practice.
Correct: You play the game as you practice.


24. PHÂN BIỆT ADVISE/ ADVICE
Cả hai từ trên nghĩa giống nhau, chỉ khác về mặt từ vựng.
- Advice là danh từ: lời khuyên.


- Advise là động từ: khuyên bảo.
Ex.:

+ She never listens to my advice. (Cô ta không bao giờ nghe lời khuyên của tôi cả.)
+ I adviseyou to spend more time planning projects in the future.
(Mình khuyên cậu nên dành nhiều thời gian để phác thảo dự án cho tương lai.)

25. PHÂN BIỆT EMBARRASSED/ ASHAMED
Sự khác biệt giữa hai tính từ trên là ở chỗ tính từ ashamed có tính chất mạnh hơn, thƣờng dùng trong
những tình huống nghiêm trọng.
- Embarrassed: cảm thấy ngƣợng, bối rối vì hành động mình đã làm hoặc ngƣời khác làm.
Ex.:

+ I felt embarrassed when I fell over in the street. Lots of people saw me fall. My
face turned red.
(Mình cảm thấy ngượng khi ngã xuống đường. Rất nhiều người nhìn mình. Mặt mình
cứ đỏ lên.)

- Ashamed: cảm thấy hổ thẹn hoặc là rất xẩu hổ về hành động của mình.
Ex.:

+ I am ashamed to tell you that I was arrested by the police for drink-driving.
(Mình thật xấu hổ khi nói với bạn rằng mình bị cảnh sát đuổi vì tội lái xe trong lúc
say rượu.)


CÁCH SỬ DỤNG MẠO TỪ A – AN TRONG TIẾNG ANH
- Dùng a hoặc an trƣớc một danh từ số ít đếm đƣợc.
- Chúng có nghĩa là một.
- Chúng đƣợc dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chƣa đƣợc đề cập từ
trƣớc.Ví dụ:
+ A ball is round. (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng)
+ I saw a boy in the street. (Chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó)
1. Dùng “an”: trƣớc từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách
viết). Bao gồm:
+ Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm a, e, i, o: an aircraft, an empty glass, an object
+ Một số từ bắt đầu bằng u, y: an uncle, an umbrella


+ Một số từ bắt đầu bằng h câm: an heir, an hour
+ Các từ mở đầu bằng chữ viết tắt A, E, F, H, I, L, M, N, O, R, S, X: an S.O.S, an M.P
2. Dùng “a”:
+ Trƣớc các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trƣờng
hợp bắt đầu bằng u, y, h. Ví dụ: a house, a university, a home party, a heavy load, a uniform, a
union, a year income,...
+ Đứng trƣớc một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/
universal/ union)
+ Dùng trong các thành ngữ chỉ số lƣợng nhất định nhƣ: a lot of/ a great deal of/ a couple/ a
dozen.
+ Dùng trƣớc những số đếm nhất định thƣờng là hàng ngàn, hàng trăm nhƣ a/one hundred a/one thousand.
+ Dùng trƣớc "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half, hay
khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share,
a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).
+ Dùng với các đơn vị phân số nhƣ 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth.
+ Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4 times a

day.

MẸO DỄ NHỚ CÁCH PHÁT ÂM S – ES –ED TRONG TIẾNG ANH
1. The pronunciation of the ending “s/es” (cách đọc âm cuối “s/es”)
Phụ âm cuối “s” thƣờng xuất hiện trong các danh từ dạng số nhiều và động từ chia ở thì hiện tại đơn
với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít.
Có 3 cách phát âm phụ âm cuối “s” nhƣ sau:
- /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm vô thanh /f/, /t/, /k/, /p/, /θ/
Ex.:

+ Units / 'ju:nɪts/

+ Stops / stɑːps/

+ Topics / 'tɑːpiks/

+ Laughes /lɑ:fs/

+ cloths /klɑːθs /
- /ɪz/: Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thƣờng có tận cùng là các chữ cái ce, x, z,
sh, ch, s, ge)


Ex:

+ Classes / ‟klɑːsɪz /

+ nose / ‟noʊzɪz/

+ Watches /‟wɑːtʃɪz/


+ washes / ‟wɑːʃɪz /

+ Changes /‟tʃeɪndʒɪz/
- /z/: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm hữu thanh còn lại
Ex:

+ Plays / pleiz/

+ Bags / bægz/

+ speeds / spi:dz/
2. The pronunciation of –ed endings (cách đọc âm cuối –ed)
Đuôi –ed xuất hiện trong động từ có quy tắc chia ở quá khứ hoặc quá khứ phân từ.
Cách phát âm đuôi –ed nhƣ sau:
- /ɪd/: Khi động từ có tận cùng là phụ âm /t/ hoặc /d/
Ex.:

+ Wanted / „wɑːntɪd /

+ Needed / „ni:dɪd /

- /t/: Khi động từ tận cùng bằng phụ âm vô thanh /p/, /f/, /k/, /s/, /∫/, /ʧ/
Ex.:

+ Stopped / stɑːpt /

+ Laughed / lɑ:ft /

+ Cooked / kʊkt /


+ Sentenced / entənst /

+ Washed / wɑː∫t /

+ Watched / wɑːt∫t /

- /d/: Khi động từ tận cùng là các nguyên âm và các phụ âm còn lại
Ex.:

+ Played / pleɪd /

+ Opened / ‟oʊpənd /

- Một số trƣờng hợp ngoại lệ: Một số từ kết thúc bằng –ed đƣợc dùng làm tính từ, đuôi –ed đƣợc
phát âm là /ɪd/:
+ Aged: /‟eɪdʒɪd/ (Cao tuổi. lớn tuổi)

+ Blessed: /‟blesɪd/ (Thần thánh, thiêng liêng)

+ Crooked: /‟krʊkɪd/ (Cong, oằn, vặn vẹo)

+ Dogged: /‟dɑːgɪd/ (Gan góc, gan lì, bền bỉ)

+ Naked: /‟neɪkɪd/ (Trơ trụi, trần truồng)

+ Learned:/ ‟lɜːrnɪd/ (Có học thức, thông thái)

+ Ragged: /‟rægɪd/ (Rách tả tơi, bù xù)


+ Wicked: /‟wɪkɪd/ (Tinh quái, ranh mãnh)

+ Wretched: /‟retʃɪd/ (Khốn khổ, bần cùng, tồi tệ)


MỘT SỐ TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƢỢC THƢỜNG GẶP (KHÔNG THÊM S/ES)
+ weather

+money

+ sugar

+dust (hạt bụi),

+ tea

+beer

+ coffe

+ wine

+ sand

+water

+ damage (mối hại)

+ luggage (hành lí)


+ home work

+ meat

+ food

+ soap

+ mumps (bệnh quai bị)

+ measles (bệnh sởi)

- Danh từ trừu tƣợng:
+ advice

+experience

+knowledge

+hope

+ courage (lòng can đảm)

+ help

+ news

+ economics (kinh tế) + death

+ information


+ politics (chính trị)

*Lưu ý: Advertising (quảng cáo) là DANH T
đếm được.

không đếm được nhưng Advertisement là DANH T

CẤU TRÚC CÂU BỊ ĐỘNG
1.Hình thức của một câu bị động (Passive) đƣợc chuyển thể từ câu chủ động (Active):
Active: S* + V + O*
Passive: S (O*) + Be + PP (V-3/ed) + (by O (S*))
Từ cấu trúc trên có thể thấy rằng:
- Chủ ngữ (chủ từ) trong câu chủ động sẽ làm tân ngữ (túc từ) trong câu bị động.
- Tân ngữ trong câu chủ động sẽ làm chủ ngữ trong câu bị động.
- Động từ thƣờng trong câu chủ động luôn luôn ở trạng thái quá khứ phân từ (Past Participle-PP)
trong câu bị động.
- Trong câu bị động thì động từ “to be” luôn đƣợc sử dụng, tùy thuộc câu bị động đang ở thì nào,
chúng ta sử dụng động từ “to be” theo dạng đúng của nó.
2. Dạng bị động của các thì:
a. Thì hiện tại đơn (Simple Present):
S + be (am/ is/ are) + PP +...
Ex:

+ He likes chickens.

->

Chickens are liked.


b. Thì quá khứ đơn (Past Simple):
S + was/were + PP +...
Ex:

+ The storm destroyed the city last night.


-> The city was destroyed by the storm last night.
c. Thì hiện tại tiếp diễn (Present Continuous):
S + be (am/is/are) + being + PP +...
Ex:

+ He is reading a book.

->

A book is being read (by him).

d.Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous):
S + was/were + being + PP +...
Ex:

+ They were listening to music.

->

Music was being listened to (by them).

e. Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect):
S + have/has + been + PP +...

Ex:

+ They have studied English for two months.
-> English has been studied (by them) for two months.

f. Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect):
S + had + been + PP +...
Ex:
g. Modals:

+ They had done the exercises.

->

The exercises had been done (by them).

S + can/could/should/may/...+ be + PP +...

h. Thì tƣơng lai đơn (Simple Future):
S + will/shall + be + PP +...
Ex:

+ They will cut the grass tomorrow. -> The grass will be cut (by them) tomorrow.

i. Thì tƣơng lai tiếp diễn (Future Continuous):
S + will/shall + be + being + PP +...
Ex:

+She will be helping you when you come here tomorrow.
-> You will be being helped (by her) when you come here tomorrow.


j. Thì tƣơng lai hoàn thành (Future Perfect):
S + will/shall + have + been + PP +...
Ex:

+ They will have finished the course by the end of this month.
-> The course will have been finished by the end of this month.

4. DẠNG BỊ ĐỘNG CỦA MỘT SỐ MẪU CÂU:
a.Dùng “It” làm chủ ngữ (mệnh đề làm tân ngữ vẫn đƣợc giữ nguyên)
Ex:
+They said that he is kind to you.
-> It is said that he is kind to you.
b. Dùng cấu trúc bị động với động từ nguyên mẫu:
- Nếu hành động trong mệnh đề làm tân ngữ xảy ra trƣớc hành động của mệnh đề chính, chúng ta
dùng: perfect infinitive (to have + PP)


Ex:

+ They said that he had killed the woman.
-> He was said to have killed the woman.

- Nếu hành động trong mệnh đề làm tân ngữ xảy ra sau hành động trong mệnh đề chính, chúng ta sử
dụng: simple infinitive (to + V)
Ex:

+ They expect that you will come. -> You are expected to come.

- Nếu hành động trong mệnh đề làm tận ngữ xảy ra đồng thời với hành động trong mệnh đề chính, ta

dùng: present infinitive (to be + V-ing)
Ex:

+ They said that he was doing homework. -> He was said to be doing homework.

c. Một số dạng khác:
Active: S + V* + O + V-ing.
Passive: S (O) + be (am/is/are/was/were) + V*-3/ed + V-ing.
Ex:

+ He kept her waiting. -> She was kept waiting.

-Tân ngữ của hiện tại phân từ chỉ về cùng một đối tƣợng với chủ ngữ của câu:
Active: S* + V* + O + V-ing + O* +...
Passive: S (O*) + V* + being + V (-ing)-3/ed +...
Ex:

+ I remember my mother teaching me English.
-> I remember being taught English by my mother.
Active: S + V* + O* + to Vo +...
Passive: S (O*) + be (am/is/are/was/were) + V*-3/ed + to Vo +...

Ex:

+ He told me to do exercise. -> I was told to do exercise.
Active: S* + V + O + to V* + O* +...
Passive: S (O*) + V + to be + V (*)-3/ed +...

Ex:


+ I want you to help me this work. -> I want to be helped this work.
Active: S + V + O1 + prep + O2
Passive: S (O1) + be (am/is/are/was/were) + V-3/ed + prep + O2.

Ex:

+ They announced their story to the class. -> Their story was announced to the class.

d. MỘT SỐ DẠNG BỊ ĐỘNG ĐẶC BIỆT:
- CÂU MỆNH LỆNH (command)
Ex:
+ Close the door.
+ Don‟t close the door.

->
->

- Let (để cho):
Ex:
+ We let her go out.
+ Don‟t let people laugh at you.

Let the door be closed.
Let not the door be closed.
->
->

She was let go out.
Don‟t let yourself be laughed at



×