Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

các bài tập về chiết khấu giấy tờ có giá( có đáp án )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.59 KB, 19 trang )

PHÁT HÀNH GTCG VÀ CHIẾT KHẤU
1. KH A, B, C mua 1 kỳ phiếu của VCB:
-Mệnh giá: 50 trđ
-Loại kỳ phiếu: vô danh
-Kỳ hạn: 6 tháng
-Lãi suất: 7,8% / năm
-Phương thức trả lãi: A chọn trả lãi sau, B chọn trả lãi trước và C chọn trả lãi định kỳ hàng
tháng.
Xác định giá bán kỳ phiếu, lãi và số tiền sẽ nhận khi đến cuối kỳ đáo hạn.
A: giá bán 50 trđ, lãi cuối kỳ: 50tr x 7,8% / 2 = 1,95tr. Cuối kỳ nhận 50tr + 1,95tr
B: giá bán 50 trđ – tiền lãi,tiền lãi : 50tr x 7,8% / 2 = 1,95tr, cuối kỳ nhận 50tr
C: giá bán 50 trđ, lãi hàng tháng: 50tr x 7,8% / 12 = 0,325tr, cuối kỳ nhận 50tr + lãi 1 tháng cuối
= 50,325 tr
2. Ngân hàng ACB phát hành chứng chỉ tiền gửi (CCTG) mệnh giá 100 triệu đồng, kỳ hạn 5
tháng, lãi suất 12%/năm.
a.
Cho biết ngân hàng huy động vốn bằng hình thức gì?
b.
Khách hàng B mua 2 tờ CCTG. Hãy tính số tiền khách hàng phải trả khi mua CCTG và số
tiền khách hàng nhận được khi CCTG đến hạn. Biết rằng ngân hàng trả lãi trước (trả lãi
đầu kỳ).
a. Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá.
b. Lãi của 1 CCTG = 100 * 5 * 12%/12 = 5 trđ.
Số tiền KH trả ngay khi mua CCTG = 2 * (100 – 5) = 190 trđ.
Số tiền KH nhận được khi CCTG đến hạn = 2 * 100 = 200 trđ.

Chiết khấu: (có vấn đề về lý luận)
1.

Ngày 10/04/2011 khách hàng đến ngân hàng OCB xin chiết khấu hai loại chứng từ có giá:
 Hối phiếu số 123/04 ký phát ngày 01/01/2011 sẽ đến hạn thanh toán vào ngày


30/12/2011, có mệnh giá là 200 triệu đồng đã được ngân hàng ACB chấp nhận chi trả
khi đáo hạn.
 Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá 500 triệu đồng, kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào
ngày 15/02/2008 và được hưởng lãi hàng năm là 9%.

Hãy xác định tổng số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu các loại chứng từ nêu
trên. Biết rằng ngân hàng OCB áp dụng mức hoa hồng là 0,7% trên mệnh giá chứng từ nhận
chiết khấu và lãi suất chiết khấu là 16%/năm; khách hàng đã nhận lãi trái phiếu cho mỗi kỳ đến
hạn.
* Chiết khấu hối phiếu:
Mệnh giá hối phiếu: 200 trđ


Thời hạn chiết khấu: từ 10/4/2011 đến 30/12/2011 tức là khoảng 264 ngày.
Lãi chiết khấu = Mệnh giá HP x Số ngày nhận chiết khấu x Lãi suất chiết khấu năm/360 = 200 * 264 *
16%/360 = 23,47 trđ
Hoa hồng phí = Mệnh giá HP x Tỷ lệ hoa hồng
= 200 x 0,7% = 1,4 trđ
Số tiền khách hàng nhận được = Mệnh giá HP – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí
= 200 – 23,47 – 1,4 = 175,13 trđ.
* Chiết khấu trái phiếu Chính phủ:
Mệnh giá: 500 trđ
Ngày phát hành: 15/02/2008, ngày đáo hạn: 15/02/2013
Ngày chiết khấu: 10/04/2011
Trị giá nhận chiết khấu bao gồm:
Mệnh giá trái phiếu: 500 trđ
Lãi nhận vào ngày 15/02/2012: 500 * 9% = 45 trđ
Lãi nhận vào ngày 15/02/2013: 500 * 9% = 45 trđ
Tổng trị giá nhận chiết khấu: 500 + 45 + 45 = 590 trđ
Thời hạn chiết khấu: từ 10/4/2011 đến 15/02/2013 tức là khoảng 677 ngày.

Lãi chiết khấu ngân hàng hưởng: 590 * 677 * 16%/360 = 177,52 trđ
Hoa hồng phí: 500 x 0,7% = 3,5 trđ.
Số tiền khách hàng nhận được:
590 – 177,52 – 3,5 = 408,98 trđ
* Tổng số tiền khách hàng nhận được:
175,13 + 408,98 = 584,11 trđ.
Ngày 16/3/2009 công ty Thành Phú đến NH ACB để xin chiết khấu 3 chứng từ có nội dung
sau đây:
Hối phiếu thương mại:
Số tiền:
1.000.000.000đ
Ngày ký phát:
15/8/2008
Ngày thanh toán:15/6/2009
Người trả tiền:
Công ty TT
Người hưởng lợi: Công ty Thành Phú
Trái phiếu A:
Mệnh giá: 2.000.000.000đ
Thời hạn: 2 năm
Lãi suất:
9%/năm trả lãi một lần khi đáo hạn
Ngày phát hành: 14/08/2007
Ngày đáo hạn: 14/08/2009
Người phát hành: Kho bạc Nhà nước
Người hưởng lợi: Công ty Thành Phú
Trái phiếu B:
Mệnh giá: 1.600.000.000đ
2.



Thời hạn 2 năm
Lãi suất: 9,6%/năm trả lãi định kỳ vào cuối mỗi năm.
Ngày phát hành và ngày đáo hạn giống trái phiếu A;
Người phát hành: Kho bạc Nhà nước
Người hưởng lợi: Công ty Thành Phú
Sau khi kiểm tra các chứng từ, NH ACB nhận chiết khấu ngay trong ngày với lãi suất chiết khấu
là 1,2%/tháng, tỷ lệ hoa hồng là 0,6% trên mệnh giá.
Yêu cầu:
Xác định giá trị chiết khấu của mỗi chứng từ.
Xác định số tiền chiết khấu NH được hưởng.
Xác định số tiền thanh toán cho công ty Thành Phú.
Khi đến hạn, ngân hàng ACB xuất trình các chứng từ nói trên cho ai, và được thanh toán bao
nhiêu tiền.
(Cơ sở tính lãi 360 ngày)
Trị giá chiết khấu (TGCK) của hối phiếu: 1.000.000.000đ (0,5đ)
Trị giá chiết khấu của trái phiếu A:
= 2.000.000.000 + 2.000.000.000 *9%*2 = 2.360.000.000đ (0,5đ)
Trị giá chiết khấu của trái phiếu B:
= 1.600.000.000 + 1.600.000.000*9,6% = 1.753.600.000đ (0,5đ)
Mức chiết khấu của hối phiếu:
= 1.000.000.000*90*1,2%/30
+ 1.000.000.000*0,6% = 42.000.000đ (0,5đ)
Mức chiết khấu của trái phiếu A:
= 2.360.000.000*150*1,2%/30 + 2.360.000.000*0,6% = 155.760.000đ (0,5đ)
Mức chiết khấu của trái phiếu B:
= 1.753.600.000*150*1,2%/30 + 1.753.600.000*0,6% = 115.737.600đ (0,5đ)
Vậy tổng số tiền chiết khấu ngân hàng được hưởng:
= 42.000.000 + 155.760.000 + 115.737.600 = 313.497.600đ (0,25đ)
Số tiền ngân hàng phải thanh toán cho công ty Thành Phú là:

Hối phiếu: 1.000.000.000 – 42.000.000 = 958.000.000đ (0,5đ)
Trái phiếu A: 2.360.000.000 – 155.760.000 = 2.204.240.000đ (0,5đ)
Trái phiếu B: 1.753.600.000 – 115.737.600 = 1.637.862.400đ (0,5đ)
Vậy số tiền phải thanh toán cho công ty Thành Phú là:
= 958.000.000 + 2.204.240.000 + 1.637.862.400 = 4.800.102.400đ (0,25đ)
Khi đến hạn:
Ngân hàng ACB phải xuất trình hối phiếu cho công ty TT và sẽ được thanh toán 1.000.000.000đ (0,5đ)
Ngân hàng ACB xuất trình trái phiếu A và trái phiếu B cho kho bạc Nhà nước và được thanh toán:
2.360.000.000 + 1.753.600.000 = 4.113.600.000đ (0,5đ)


Bài 6: Ngày 11/02/2008, NH nhận chiết khấu của khách hàng một số giấy tờ có giá sau:
Kỳ phiếu ngân hàng
Số tiền: 50.000.000 VNĐ
Ngày phát hành: 24/08/2007
Ngày đáo hạn: 24/02/2008
Lãi suất phát hành: 9,6%/năm
Lãi trả sau, không rút trước hạn
Trái phiếu ngân hàng
Số lượng trái phiếu: 10
Mệnh giá: 10.000.000 VNĐ
Ngày phát hành: 15/05/2005
Ngày đáo hạn: 15/05/2008
Lãi suất phát hành: 10%/năm
Lãi trả sau, lãi không nhập gốc qua từng năm
Điều kiện chiết khấu được thỏa thuận như sau:
Lãi suất chiết khấu: 11%/năm
Thời hạn chiết khấu tối thiểu là 15 ngày
Tỷ lệ phí chiết khấu: 0,2% mệnh giá
Số ngày quy ước trong năm: 360 ngày

Yêu cầu:
Định giá chiết khấu cho từng loại giấy tờ có giá trên.
Tính số tiền phải thanh toán cho khách hàng vào thời điểm chiết khấu.
Nếu trái phiếu được ngân hàng phát hành trả lãi theo hình thức lãi nhập gốc qua từng năm thì số
tiền phải trả cho khách hàng tăng hay giảm bao nhiêu?


NGHIỆP VỤ CHO VAY NHTM
Bài 1:
Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất
1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ thực tế và theo
số tiền trả gốc.
Một năm tính lãi theo 360 ngày.
Trả lời:
5/03 - 15/07 : 4 tháng 10 ngày : 131 ngày
10/4 - 15/07 : 3 tháng 5 ngày : 95 ngày
3/5 - 15/07 : 2 tháng 12 ngày :72 ngày
Dư nợ đến ngày 15/07 là 150 tr
15/07 - 10 /08 : 25 ngày
Dư nợ đến 10/8 : 80 tr
10/08 - 05/09 ( ngày đáo hạn HD) : 25 ngày
Lãi tính theo số dư thực tế :
80* 1%*131/30 + 90*1%*95/30 + 30*1%*72/30 + 150* 1%*25/30 + 80*1%*25/30

Lãi tính theo dư nợ BQ :
Tổng((Di*Ni)* i)/N : ( 80* 131 + 90*95+30*72+150*25+80*25 )* 1%)/( 131+95+72+25+25)
Bài 2:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ 18/3/N đến
18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào 18/3/N. Lãi được tính và trả
cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và ngày 18/6/N
Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và lãi tiền vay,
thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?
Trả lời:


1)
Dư nợ 18/3 - 3/5 : 46 ngày là 100 tr
Dư nợ 03/05 - 18/06 : 46 ngày là 58
Có thể tính theo 2 cách :
100* 1%* 46/30 + 58* 1%*46/30 === 2.423 tr
hoặc : 42 *1% * 46/30 + 58*1%*92/30 === 2.423 tr
2)
03/05 trả 42 tr cho cả gốc và lãi.
Lãi phải trả : 100* 1%* 46/30 =1.5333 tr
=> Dư nợ gốc là : 100 -( 42 - 1.53333 ) = 59.5333
Cuối kì Kh còn phải trả : 59.5333 * ( 1+ 1%*46/30 ) = 60.446 tr
Bài 3:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao dịch như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đ

Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân). Biết dư nợ TK
cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.
Trả lời:
(Lập bảng trong Excel)
Bài 4:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút tiếp 50.000 USD. Sau thời
gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách hàng trả nợ gốc 60.000 USD, số
còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã trả hết nợ.
Trả lời:
Phí suất = ((thu nhập NH) / ( số tiền KH thực nhận * kì dư nợ BQ )) * 100%
= (( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*3*0.1 + 100 *(0.2%+0.1%)) / ( 100 -( 50* 6%*2/12 +
100*6%*7/12 + 40*6%*3/12+100* 0.1))*((50*2+100*7)/100)
= (Tự tính)


Bài 5:
Cty ABC được vay thấu chi theo TK vãng lai tại NH A. Dự kiến sử dụng vốn tại Cty trong quý
2/200X như sau:
Ngày tháng Nghiệp vụ phát sinh Số tiền (đvt: triệu đồng)

01/04 _______Dư nợ ___________________100.000
12/04_______ Phát hành séc bảo chi _______ 30.000
07/05 _______Chiết khấu thương phiếu ______70.000
____________Rút tiền mặt ________________55.000
____________Ủy nhiệm chi _______________20.000
10/05 _______Nhờ thu được thực hiện _______30.700
22/05 _______Rút tiền mặt ________________55.000
17/06 _______Nộp tiền mặt _______________126.000
24/06 _______Chuyển tiền thanh toán nhà cung cấp ____38.000
27/06 _______Báo có nhờ thu ______________100.000
____________Ngân hàng truy đòi tiền Hối phiếu _____80.000
____________Phát hành séc bảo chi ______________100.700
Biết:
+ Tổng chi phí SXKD thực tế quý 1 là 600 tr, dự kiến quý 2 tăng 20%
+ Tốc độ luân chuyển vốn quý 2 dự kiến 3 vòng
+ Cty tự đáp ứng được 25% nhu cầu vốn SXKD, ngân hàng chỉ đáp ứng 80% nhu cầu vốn của
Cty + Giả thiết số ngày trong tháng là 30
+ LS cho vay 1% tháng + LS tiền gửi 0,4% tháng
?? Giải quyết các nhu cầu sử dụng vốn trong quý 2 của Cty theo quy định của ngân hàng.
?? Tiền lãi KH phải trả và được hưởng.
Gợi ý trả lời:
Hạn mức tín dụng NH cung cấp = Nhu cầu vốn cần vay * % Ngân hàng chấp nhận đáp ứng
Nhu cầu vay Nhu cầu vay = [ nhu cầu vốn – khả năng tự đáp ứng ] hoặc [ nhu cầu vốn * % nhu cầu vốn
còn thiếu]
Nhu cầu vốn thực tế = Chi phí dự kiến / vòng quay vốn VLĐ
Bài 6:
Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1, gửi bộ hồ sơ
vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1 Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621

2 Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3 Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4 Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481


Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ ròng và vốn mà
doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40 tỷ đồng.
Trả lời:
Dưới đây là cụm công thức PHẢI NHỚ khi làm các BT về tính HMTD
HMTD = Nhu cầu vốn LD - Vốn TC tham gia - Nguồn tham gia khác
Vốn TC tham gia = TSLĐ - Nợ Ngắn hạn
Nhu cầu VLĐ =CHi phí SXKD/ vòng quay vốn LD
Vòng quay vốn LĐ = DT thuần / TSLD BQ
+ Tổng chi phí SXKD :
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
=122.490
Vòng quay VLD : 2 vòng / năm
=> nhu cầu VLD =122.490/2=61.245
=> HMTD = 61.245 - 40.000 = 21.245 tr

Bài 7:
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín dụng cho quý IV/N,
để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý IV/N gửi cho ngân hàng có một
số nội dung như sau:
Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi thực hiện hạn
mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu đồng. Trong tháng 12/N
có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu
đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:


- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác được sử dụng

trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N là 6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.
Trả lời:
Vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N => Đồng ý cho vay
Ngày 1/12 :dư nợ 5211 triệu đồng ( tồn dư 9 ngày )
Vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N => Từ chối
Lý do: Đây ko thuộc vay VLĐ mà từ nguồn vay khác
Trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu đồng => Đồng ý
Ngày 10/12 : dư nợ 4581 tr trong 5 ngày
Vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1=> Từ chối
Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng (=> Ko liên quan)
Ngày 15/12, dư nợ 4606, số ngày 3
Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4626 tr, số ngày 7
Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Từ chối
Vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4646 tr, số ngày 7
***********
Vòng quay vốn LD theo quý 6/4 = 1.5 vòng / quý
Tổng chi phí ngắn hạn
=> nhu cầu VLD =
nguồn vốn CSh và nguốn vốn khác tham gia 6.045
HMTD =
**********
Lãi tính theo dư nợ BQ : (tổng ( Di*Ni)*i)/31


Lãi tính theo dư nợ thực tế ;
5211* 0.9% *9 /30 + 4581 * 0.9%*5/30 + 4606*0.9%*3/30 + 4626*0.9%*7/30 = (Tự tính)

Bài 8:
Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV theo HMTD. Sau
khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài liệu như sau:


- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ



- Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ



- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ



- TSLĐ:

+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%
+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ
- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ
- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ - Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo
HMTD của DN:


+ Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ




+ Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ

Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:
- Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ
- Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ
- Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ
- Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ
- Thu tiền bán hàng:458 trđ
- Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ
- Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ
- Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng
Biết rằng:



Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh


TÍNH LÃI TIỀN GỞI
Tính lãi:
Tài khoản tiền gửi thanh toán của công ty X tại ngân hàng VCB như sau:
(Đvt: triệu đồng)
Ngày

Diễn giải


Số tiền

26/09

Số dư đầu kỳ

2000

05/10

Rút tiền mặt

800

10/10

Chuyển khoản thanh toán cho đối tác

200

12/10

Nhận tiền bán hàng

16/10

Nộp tiền mặt

22/10


Trả lương cho nhân viên
Từ ngày 22 đến cuối tháng không
có giao dịch nào phát sinh.

1400
160
1000

Bạn hãy tính số tiền lãi tháng 10 mà công ty nhận được từ TK TGTT. Biết rằng lãi suất TK
TGTT là 2%/năm và lãi được tính vào ngày 25 cuối tháng. Cơ sở tính lãi là 360 ngày/năm.
* Lập bảng số dư tiền gửi (Đvt: triệu đồng):
Ngày

Số ngày
tồn tại số dư

Số dư

Tích số

26/09 – 4/10

9

2000

18000

05/10 – 9/10


5

1200

6000

10/10 –
11/10

2

1000

12/10 –
15/10

4

2400

16/10 –
21/10

6

2560

22/10 –
25/10


4

1560

Tổng
Tiền lãi từ TK TGTT của công ty C:
57.200 x 2% / 360 = 3,177777 trđ

2000
9600
15360
6240
57.200


Bài 1: Bảng sao kê TK của KH
Ngày

Diễn giải

25/06/09

Nhập lãi tiền gửi

(Đvt: 1000đ)
PS Nợ

29/06/09

Số dư


295

100.000

5.000

11/07/09

6.000

17/07/09

9.000

17/07/09

1.000

20/07/09

7.000

23/07/09

25/07/09

PS Có

3.000


Nhập lãi tiền gửi

Hãy tính lãi tiền gửi kỳ hạn tháng 7 cho KH.
Biết rằng:
+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,3%/tháng
+ NH tính lãi vào ngày 25 mỗi tháng
+ Cơ sở tính lãi là 360 ngày

Ngày

Diễn giải

25/06/09

Nhập lãi tiền gửi

PS Nợ

PS Có

Số dư

295

100.000

Số ngày

3



29/06/09

5.000

105.000
12

11/07/09

6.000

99.000
6

17/07/09

9.000

17/07/09

1.000

108.000

107.000
3

20/07/09


7.000

114.000
3

23/07/09

3.000

111.000
3

25/07/09

Nhập lãi tiền gửi

315

111.315

Tiền lãi không kỳ hạn tháng 7 cho KH:
I = ( 100tr*3 + 105tr*12 + 99tr*6 +107tr*3 + 114tr*3 + 111tr*3)*0,3% / 30 = 315
 số dư ngày 25/07: 111.315
Bài 2: tính lãi STK:
Ngày 21/1/2012, tại ngân hàng VCB có các nghiệp vụ phát sinh như sau (khách hàng đến rút
sổ tiết kiệm):
-

Khách hàng A: Sổ tiết kiệm 500 triệu đồng, thời gian 3 tháng (10/10/2011 – 10/1/2012), lãi

trả sau, lãi suất 12%/năm.
Khách hàng B: Sổ tiết kiệm 1000 triệu đồng, thời gian 6 tháng (8/11/2010 – 8/5/2011), lãi
trả sau, lãi suất 12%/năm.

Yêu cầu: Tính số tiền mỗi khách hàng có được vào ngày 21/1/2012.
Biết rằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 4%/năm, cơ sở tính lãi là 360 ngày/năm.
Khách hàng a:
Lãi a có được vào ngày 10/3/2011: 50 * 3 * 12%/12 = 1,5 triệu đồng.
Số tiền a có được vào ngày 10/3/2011 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 50 + 1,5 = 51,5 triệu đồng.


Thời gian STK (từ 10/3/2011 – 21/3/2011: rút trước hạn): 11 ngày.
Lãi a nhận được = 51,5 * 11 * 4%/360 = 0,063 triệu đồng.
Số tiền a nhận được vào ngày 21/3/2011
= 51,5 + 0,063 = 51,563 triệu đồng.
Khách hàng b:
Số tiền b có được:
+ Vào ngày 8/8/2010 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 100 + 100 * 6 * 12%/12 = 106 triệu đồng.
+ Vào ngày 8/2/2011 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 106 + 106 * 6 * 12%/12 = 112,36 triệu đồng.
Thời gian STK (từ 8/2/2011 – 21/3/2011: rút trước hạn): 41 ngày.
Lãi b nhận được = 112,36 * 41 * 4%/360 = 0,512 triệu đồng.
Số tiền b nhận được vào ngày 21/3/2011
= 112,36 + 0,512 = 112,872 triệu đồng.
BÀI TẬP 1 Tính lãi:
Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của X tại ngân hàng VCB như sau:
(Đvt: triệu đồng)
Ngày


Diễn giải

Số tiền

Nhập lãi
TGTK

1,4

26/4
3/5

Rút tiền

18

8/5

Gửi tiền

12

14/5

Gửi tiền

8

15/5


Rút tiền

24

22/5

Gửi tiền

2

26/5

Số dư
40

?

Bạn hãy cho biết số dư trong TK TGTK của khách hàng vào ngày 26/5. Biết rằng lãi suất
TGTK không kỳ hạn là 3%/năm và lãi được tính vào ngày 25 cuối tháng. Cơ sở tính lãi là 360
ngày/năm.
* Lập bảng số dư tiền gửi (Đvt: triệu đồng):
Ngày
26/4 – 2/5

Số ngày
tồn tại số dư
7

Số dư

20

Tích số
140


3/5 – 7/5

5

11

55

8/5 – 13/5

6

17

102

14/5 –
14/5

1

21

21


15/5 –
21/5

7

9

63

22/5 –
25/5

4

10

40

Tổng

421

Tiền lãi (phát sinh có) vào ngày 25/5:
421 x 3% / 360 = 0,3508 trđ
Số dư đầu kỳ vào ngày 26/5 = 10 + 0,3508 = 10,3508 trđ
BÀI TẬP 2
Ngày 21/3/2011, tại ngân hàng DAB có các nghiệp vụ phát sinh như sau (khách hàng đến rút sổ
tiết kiệm):
-


Khách hàng B: Sổ tiết kiệm 50 triệu đồng, thời gian 3 tháng (10/12/2010 – 10/3/2011), lãi
trả sau, lãi suất 12%/năm.
Khách hàng C: Sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, thời gian 6 tháng (8/2/2010 – 8/8/2010), lãi trả
sau, lãi suất 12%/năm.

Yêu cầu: Tính số tiền mỗi khách hàng có được vào ngày 21/3/2011.
Biết rằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn 4%/năm, cơ sở tính lãi là 360 ngày/năm.
Khách hàng B:
Lãi B có được vào ngày 10/3/2011: 50 * 3 * 12%/12 = 1,5 triệu đồng.
Số tiền B có được vào ngày 10/3/2011 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 50 + 1,5 = 51,5 triệu đồng.
Thời gian STK (từ 10/3/2011 – 21/3/2011: rút trước hạn): 11 ngày.
Lãi B nhận được = 51,5 * 11 * 4%/360 = 0,063 triệu đồng.
Số tiền B nhận được vào ngày 21/3/2011
= 51,5 + 0,063 = 51,563 triệu đồng.
- Khách hàng C:
Số tiền C có được:
+ Vào ngày 8/8/2010 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 100 + 100 * 6 * 12%/12 = 106 triệu đồng.
+ Vào ngày 8/2/2011 (tái tục: lãi nhập vốn)
= 106 + 106 * 6 * 12%/12 = 112,36 triệu đồng.
Thời gian STK (từ 8/2/2011 – 21/3/2011: rút trước hạn): 41 ngày.
Lãi C nhận được = 112,36 * 41 * 4%/360 = 0,512 triệu đồng.
-


Số tiền C nhận được vào ngày 21/3/2011
= 112,36 + 0,512 = 112,872 triệu đồng.


BTT – HẠN MỨC TÍN DỤNG – CHO VAY
BTT:
Công ty A ký hợp đồng bán hàng trả chậm trong thời gian 6 tháng cho Công ty B một lô
hàng trị giá 1500 triệu đồng. Trong thỏa thuận giữa hai bên mua bán và ngân hàng ACB về sử
dụng dịch vụ bao thanh toán trong nước có những cam kết sau:
 ACB ứng trước 80% trị giá hợp đồng bao thanh toán cho bên bán với lãi suất bằng lãi suất
vay ngắn hạn hiện hành là 18%/năm, cộng phí bảo đảm rủi ro tín dụng là 0,9%/năm.
 Phí theo dõi khoản phải thu và thu hồi nợ là 0,3% trị giá hợp đồng bao thanh toán.
Yêu cầu: Hãy xác định xem số tiền công ty A nhận được là bao nhiêu ở hai thời điểm:
a. Thời điểm khách hàng xuất trình hóa đơn?
b. Thời điểm quyết toán hợp đồng bao thanh toán?
a. Thời điểm khách hàng xuất trình hóa đơn:
Trị giá hóa đơn giao hàng = 1500 trđ
Trị giá hợp đồng bao thanh toán = 1500 trđ
Trị giá tiền ứng trước = Trị giá hợp đồng x Tỷ lệ ứng trước
= 1500 x 80% = 1200 trđ
Như vậy ở thời điểm xuất trình hóa đơn, công ty A được ACB ứng trước 1200 trđ.
b. Thời điểm quyết toán hợp đồng:
Lãi suất chiết khấu ACB áp dụng = Lãi suất vay năm + Phí bảo đảm rủi ro tín dụng
= 18 + 0,9 = 18,9%
Lãi ngân hàng hưởng do ứng trước vốn = Trị giá tiền ứng trước x Thời gian trả chậm theo tháng x
Lãi suất chiết khấu năm x /12
= 1200 * 6 * 18,9% /12 = 113,4 trđ
Phí bao thanh toán = Trị giá hợp đồng x Phí theo dõi khoản phải thu và thu hồi nợ
= 1500 x 0,3% = 4,5 trđ
Số tiền khách hàng nhận được = Trị giá hợp đồng - Lãi ngân hàng hưởng do ứng trước vốn - Phí bao
thanh toán
= 1500 – 113,4 – 4,5 = 1382,1 trđ
Trừ tiền ứng trước = 1200 trđ (câu 1)
Số tiền khách hàng nhận khi quyết toán:

1382,1 – 1200 = 182,1 trđ
Như vậy ở thời điểm quyết toán hợp đồng, công ty A nhận được 182,1 trđ.


HMTD:
Một khách hàng vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức hạn mức tín dụng để thực
hiện kế hoạch kinh doanh trong năm 2012. Phương án kinh doanh của khách hàng trong
năm 2012 như sau:
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 2011
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

2011

Doanh thu
Chi phí nguyên vật liệu
Khấu hao
Chi phí bán hàng và quản lý
DN
EBIT
Lãi vay
EBT
Thuế TNDN (25%)
Lợi nhuận sau thuế

35.000
19.000
5.000
3.200


Kế hoạch
2012
37.700
21.000
5.000
3.300

7.800
700
7.100
1.775
5.325

8.400
900
7.500
1.875
5.625

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2011
Đơn vị tính: triệu đồng
A. Tài sản ngắn hạn
1.Tiền mặt
2.Phải thu khách
hàng
3.Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
TỔNG TÀI SẢN

2010

3.800
900
1.500

2011
4.450 A. Nợ phải trả
1.300 1.Nợ ngắn hạn
1.800 Phải trả người bán

2010
4.000
3.000
900

2011
4.650
3.650
1.050

1.400

1.350 Các khoản phải trả
khác
15.000 2.Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở hữu
19.450 TỔNG NGUỒN VỐN

2,100

2.600


1.000
14.800
18.800

1.000
14.800
19.450

15.000
18.800

Yêu cầu: Hãy xác định hạn mức tín dụng năm 2012 cho khách hàng trên. Biết rằng vòng
quay vốn lưu động kỳ kế hoạch không đổi so với kỳ trước.
* Xác định HMTD:
Chi phí sản xuất bằng tiền năm 2012= Doanh thu kế hoạch – Khấu hao – Lãi vay – LN trước thuế
= 37.700 – 5000 – 900 – 7500 = 24.300 trđ
Vòng quay VLĐ2001 = Doanh thu thuần / BQ TS ngắn hạn
= 35.000 / ((3800 + 4450)/2 = 8,48 vòng
VQVLĐ kế hoạch = VQVLĐ2001 = 8,48 vòng


Nhu cầu VLĐ = CP SX bằng tiền / VQVLĐ k/h
= 24.300 / 8,48 = 2865,57 trđ
Nhu cầu VLĐ tự tài trợ (VLĐ ròng) = TSNH – Nợ ngắn hạn
= 4450 – 3650 = 800 trđ
Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động – NCVLĐ tự tài trợ
= 2865,57 – 800 = 2065,57 trđ
Vậy ngân hàng sẽ cấp HMTD năm 2012 cho khách hàng là: 2065,57 triệu đồng.
HMTD:

Ngân hàng DAB thẩm định số liệu báo cáo tài chính của công ty Mai Anh trong năm tới như
sau:
(Đvt: triệu đồng)
Tài sản ngắn hạn
5700 Nợ phải trả
7100
Tiền mặt
700 Nợ ngắn hạn
5000
Chứng khoán ngắn
0
Phải trả người bán
1100
hạn
Khoản phải thu
900
Phải trả công nhân
650
viên
Hàng tồn kho
3500
Phải trả khác
250
TSNH khác
600
Vay ngắn hạn ngân
3000
hàng
Tài sản dài hạn
3950 Nợ dài hạn

2100
Đầu tư tài chính dài
850 Vốn chủ sở hữu
3400
hạn
Tổng tài sản
10.500 Tổng nguồn vốn
10.500
Trước khi xét cấp hạn mức tín dụng, ngân hàng yêu cầu công ty:
 Sử dụng một phần vốn vay dài hạn (500 triệu đồng) để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
thường xuyên.
 Phải có vốn chủ sở hữu tham gia 35% tính trên giá trị tài sản ngắn hạn chưa có nguồn
tài trợ.
Yêu cầu: Hãy xác định hạn mức tín dụng ngân hàng cấp cho công ty.
* Xác định hạn mức tín dụng:
1. Giá trị TSNH
5700
2. Giá trị TSNH do nguồn dài hạn tài trợ
500
3. Giá trị TSNH chưa có nguồn tài trợ [(1) – (2)]
5200
4. VCSH tham gia theo tỷ lệ 35% (5200 * 35%)
1820
5. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1100 + 650 + 250)
2000
6. Mức cho vay tối đa của ngân hàng [(3) – (4) – (5)]
1380
Vậy hạn mức tín dụng dành cho công ty là 1380 triệu đồng.



Tính lãi cho vay:
Công ty An Bình có một hồ sơ vay ngắn hạn tại ngân hàng ACB với nội dung như sau:
- Số tiền vay: 300 triệu đồng
- Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động
- Thời gian vay: 6 tháng
- Lãi suất vay: 15%/năm
- Phương thức thu nợ: Thu lãi hàng tháng, thu nợ gốc cuối kỳ.
- Ngày giải ngân: 05/04/2012
- Ngày trả hết nợ gốc: 20/11/2012
Yêu cầu: Tính tổng số tiền công ty phải trả cho ngân hàng? Biết rằng ngân hàng sẽ chuyển qua nợ
quá hạn sau 9 ngày kể từ ngày đến hạn. Lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn.
* Ngày đến hạn: 05/10/2012 (+ 9 ngày trong hạn)
Lãi vay trong hạn = 300 * 6 * 15%/12 + 300 * 9 * 15%/360 = 23,625 trđ
* Thời gian quá hạn (từ 15/10 – 19/11): 36 ngày
Lãi vay quá hạn = 300 * 36 * 1,5 * 15%/360 = 6,75 trđ
* Số tiền lãi phải trả = 23,625 + 6,75 = 30,375 trđ
* Tổng số tiền công ty phải trả (vốn gốc + lãi)
= 300 + 30,375 = 330,375 trđ.



×