Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

pháp luật về chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.02 KB, 43 trang )

1






















: Nhóm 7
 LW006_112_T01
GVHD: Cô Bùi Kim Dung






TP. HỒ CHÍ MINH, 2 – 2012
2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT

MSSV

1
Trần Nguyễn Minh Ánh
030125091141
- Khái niệm hoạt động chiết khấu
GTCG của TCTD
- Kiến nghị
2
Nguyễn Hoàng Dương
030125090166
- Chủ thể tham gia giao dịch: Bên
được chiết khấu
3
Vũ Khắc Điệp
030125091112
- Chủ thể tham gia giao dịch: Bên
nhận chiết khấu
4
Đào Hưng
03012509
- Phương thức chiết khấu, tái
chiết khấu có thời hạn

- Xử lý vi phạm
5
Nguyễn Bảo Long
030125090433
- Phương thức chiết khấu, tái
chiết khấu toàn bộ thời hạn
- Thuyết trình
6
Đặng Hiền My
030125090480
- Nội dung của giao dịch chiết
khấu GTCG
- Làm slide
3

7
Trần Đình Thục Oanh 030125090610
(Nhóm trưởng)
030125090610
- Tổng hợp, hoàn chỉnh bài word
- Làm slide
8
Đặng Hà Phương
030125090637
- Hình thức của giao dịch chiết
khấu GTCG
- Nhận định
9
Đỗ Như Quỳnh
030125090694

- Thủ tục chiết khấu, tái chiết
khấu GTCG
- Thuyết trình
10
Huỳnh Hữu Tín
030125091022
- Đặc điểm hoạt động chiết khấu
GTCG của TCTD


4



Trang
 6
DANH MC CÁC T VIT TT 8

 9
1.1. Lịch sử ra đời hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá 9
1.2. Khái niệm hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 10
1.2.1. Giấy tờ có giá 10
1.2.2. Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá 12
1.2.3. Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng 13
1.3. Đặc điểm của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 14

 18
2.1. Chủ thế tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá 18
2.1.1. Bên được chiết khấu 18
2.1.2. Bên nhận chiết khấu 20

2.2. Hình thức của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá 21
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ chiết khấu giấy tờ có giá 23
2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu 23
2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu 24
2.4. Các phương thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá tại tổ chức tín dụng
25
5

2.4.1. Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn 25
2.4.2. Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn 26
2.5. Thủ tục chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 27
2.6. Xử lý vi phạm 29
 
 31
3.1. Những lợi ích trong hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD và định
hướng phát triển 31
3.2. Một số kiến nghị 32
 34
 35
Phụ lục 1: Giấy đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá 35
Phụ lục 2: Giấy xác nhận 38
Phụ lục 3: Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá 40
 42


6


  
Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là

nhu cầu về vốn và một bên là thừa vốn. Để giải quyết vấn đề trên, các trung gian tài
chính bao gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã ra đời đóng vai trò
trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Cùng với các
nghiệp vụ của nó, sự ra đời của các trung gian tài chính đã tạo điều kiện quan trọng cho
thị trường tài chính phát triển. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán
các loại tài sản tài chính, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính,
chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa.
Trong số các hoạt động của các trung gian tài chính, hoạt động liên quan
đến quan hệ tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất, bao gồm các hình thức
như cho vay, cho thuê tài chính, bão lãnh, bao thanh toán,…và chiết khấu giấy tờ có
giá. Chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ kinh doanh cổ điển của các ngân hàng
thương mại trên thế giới, ra đời từ rất sớm và phát triển cho đến ngày nay. Với việc
chiết khấu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng, khách hàng được đáp ứng nhu cầu sử
dụng vốn ngay mặc dù giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán, còn đối với các tổ chức
tín dụng đây là nghiệp vụ tạo ra một khoản lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
Nhưng ở nước ta, trong khoảng vài năm trở lại đây, hoạt động chiết khấu mới
được pháp luật quan tâm và được triển khai trong thực tiễn hoạt động của các ngân
hàng. Mặc dù trong thực tiễn có rất nhiều học giả nghiên cứu hoạt động này dưới góc
độ kinh tế học, nhưng lại có rất ít các tài liệu nghiên cứu về bản chất pháp lý cũng như
tính ưu việt của hoạt động này khiến cho các tổ chức tín dụng rất ít lựa chọn hình thức
này để cấp tín dụng cho khách hàng. Do vậy, việc nghiên cứu để nắm vững và vận
dụng một cách có hiệu quả những quy định pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ
có giá là rất cần thiết. Với thực tế đó, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Một số quy định
về chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng” nhằm trình bày khung pháp lý của
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Việt Nam về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của
7

các tổ chức tín dụng. Từ các quy định của pháp luật hiện hành để phân tích về các vấn
đề liên quan đến hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, đồng thời so sánh với thực tiễn
nhằm đánh giá mức độ phù hợp và hiệu quả của pháp luật.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm đã sử dụng các phương pháp
phân tích, tổng hợp, và so sánh. Bố cục của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín
dụng
Chương 2: Pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng
Chương 3: Đánh giá hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
Do thời gian có hạn, quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu về đề tài, trình độ
và kiến thức còn hạn chế nên đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi
rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý thầy cô và các bạn để đề tài có thể
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

8



DN : doanh nghiệp
GTCG : giấy tờ có giá
KH : khách hàng
NH : ngân hàng
NHNN : ngân hàng Nhà nước
QĐ : quyết định
TCTD : tổ chức tín dụng
TT : thông tư

9

.




1.1. 
Khoảng 3500 năm trước công nguyên, ngân hàng đầu tiên đã ra đời dưới dạng
tiệm cầm đồ. Đến khoảng 2000 năm trước công nguyên thì hoạt động ngân hàng có
bước tiến khi các “ngân hàng sơ khai” này nhận ra nhu cầu cần vốn kinh doanh của
những thương nhân trong xã hội rất cao, trong khi họ lại đang giữ một lượng lớn của
cải nhàn rỗi. Lúc này hoạt động cho vay lấy lãi ra đời, và cứ thế các nghiệp vụ khác
cũng dần hình thành. Với sự xuất hiện và và phát triển ngày càng đa dạng các công cụ
tài chính, các phương tiện và cách thức chuyển giao các công cụ này cũng ngày càng
phong phú. Chiết khấu giấy tờ có giá tuy là hình thức ra đời sau một số nghiệp khác
nhưng với một số ưu điểm như không cần tài sản đảm bảo, quy trình đơn giản và nhanh
chóng, đây là một cách hiệu quả để các TCTD có thể tài trợ vốn cho giới thương nhân
trong các thương vụ mua bán bằng việc chiết khấu thương phiếu – đối tượng mà khởi
thủy, hoạt động chiết khấu của các ngân hàng hướng tới.
Ban đầu, nghiệp vụ chiết khấu của các ngân hàng chỉ được thực hiện ở các
thương phiếu. Về sau, do nhu cầu gia tăng và đa dạng hóa các hoạt động thương mại,
nhiều loại giấy tờ có giá cũng được phát hành bởi các chủ thể như chính phủ, các công
ty hay các ngân hàng và hầu hết các GTCG này cũng được các NH chấp nhận chiết
khấu như một hình thức cấp tín dụng cho người sở hữu chúng.
Ở Việt Nam, nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá tuy mới được du nhập nhưng
các nhà làm luật đã kịp thời thể chế hóa nghiệp vụ này bằng các quy định cụ thể trong
pháp luật thực định.

10

1.2. K
1.2.1. 
Theo quy định tại khoản 8 Điều 6 Luật NHNN Việt Nam năm 2010, “GTCG là
bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành GTCG với người sở hữu

GTCG trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Theo qui định trên ta thấy GTCG thực chất là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi
sổ, trong đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét
trong mối quan hệ pháp lý với các chủ thể khác và trong đó có ghi nhận rõ về điều kiện
trả lãi cũng như nghĩa vụ trả nợ của hai bên với nhau. GTCG có ba thuộc tính: (1) Xác
nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định; (2) Trị giá được bằng tiền; và (3) Có thể
chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân sự. Sở dĩ giấy tờ có giá
có thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của một
chủ thể đối với người thụ hưởng (chủ thể có quyền sở hữu đối với khoản nợ) trong một
thời hạn nhất định theo các điều kiện nhất định (hoặc vô điều kiện).
GTCG sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu bao gồm các công cụ
chuyển nhượng và các GTCG khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của
NHNN về chiết khấu, tái chiết khấu GTCG.
Công cụ chuyển nhượng
Công cụ chuyển nhượng là GTCG ghi nhận lệnh thanh toán hoặc cam kết thanh
toán không điều kiện một số tiền xác định vào một thời điểm nhất định
1
.
Thương phiếu là loại GTCG hình thành và phát triển trong hoạt động thương
mại giữa các doanh nghiệp, được sử dụng trong khâu thanh toán, giúp doanh nghiệp
đòi nợ hoặc nhận nợ, thanh toán cho nhau. Trong quá trình đó, xuất hiện hình thức tín
dụng thương mại – tức là việc các doanh nghiệp mua bán chịu với nhau. Các công cụ
này cũng chính là các công cụ để giúp tín dụng thương mại thực hiện và phát triển
được bên cạnh tín dụng ngân hàng. Tóm lại, “thương phiếu là công cụ vay nợ ngắn
hạn do các ngân hàng hoặc các công ty phát hành”. Vì chúng có thể chuyển nhượng


1
Khoản 1- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005
11


được nên người ta gọi chung là công cụ chuyển nhượng. Các công cụ chuyển nhượng
được sử dụng trong nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của TCTD đối với các khách
hàng là tổ chức, cá nhân; bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc
1
.
Hối phiếu đòi nợ là giấy GTCG tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người
bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào
một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng
2

Hối phiếu nhận nợ là GTCG do người phát hành lập, cam kết thanh toán không
điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong
tương lai cho người thụ hưởng
3
.
Séc là GTCG do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng
hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ
hưởng
4
.
Các giấy tờ có giá khác
Ngoài các công cụ chuyển nhượng, các GTCG khác bao gồm các loại như: trái
phiếu, công trái, tín phiếu, các GTCG do các tổ chức được phép phát hành theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Trong hoạt động chiết khấu
GTCG, NHNN đã có hướng dẫn cụ thể các GTCG được sử dụng đối với mỗi loại
nghiệp vụ chiết khấu và đối với từng thời kỳ. Một số loại GTCG thường gặp như:
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành

5
. Có các loại trái phiếu như: trái
phiếu Chính phủ (bao gồm: trái phiếu Kho bạc, tín phiếu kho bạc, công trái xây dựng
tổ quốc), trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh
6



1
Điều 1 Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005
2
Khoản 2- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005
3
Khoản 3- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005
4
Khoản 4- Điều 4 Luật các Công cụ chuyển nhượng 2005
5
Khoản 3- Điều 6 Luật Chứng khoán 2006
6
Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011 về việc phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu
được chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

12

Tín phiếu là một loại công cụ vay nợ ngắn hạn. Tín phiếu kho bạc là công cụ
vay nợ ngắn hạn của của Chính phủ (không quá 12 tháng) do Kho bạc phát hành để
tạm thời bù đắp những thiếu hụt của Ngân sách Nhà nước trong năm ngân sách và là
một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành
chính sách tiền tệ.
Chứng chỉ tiền gửi là một là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để

huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Đây là một biên nhận có lãi suất về
khoản tiền gửi tại một NH trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển
nhượng nhiều lần trong thời gian hiệu lực.
Ngoài ra còn có các loại khác như: kỳ phiếu, sổ tiết kiệm…Các loại GTCG càng
ngày càng phát triển, giúp đa dạng các công cụ huy động vốn, thanh toán trên thị
trường.
1.2.2. 

Trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động chiết khấu GTCG thường được biết đến
với hai loại hình nghiệp vụ có mục đích khác nhau, do hai loại chủ thể khác nhau tiến
hành, đó là:
 Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG với bên nhận chiết khấu là NHNN và bên
được chiết khấu là các TCTD. Hoạt động chiết khấu này này một mặt là hình
thức tái cấp vốn cho các TCTD mặt khác là công cụ để NHNN thực hiện
chính sách tiền tệ của mình.
 Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG với bên nhận chiết khấu là các TCTD và
bên được chiết khấu là KH cá nhân, tổ chức. Đây là hoạt động sinh lời trong
các nghiệp vụ của các TCTD.
Theo khoản 19 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, hoạt động chiết khấu và tái
chiết khấu GTCG được định nghĩa: “Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có
bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, GTCG khác của người thụ hưởng
trước khi đến hạn thanh toán”.
13

Theo khoản 14 và 15 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005: “Chiết
khấu công cụ chuyển nhượng là việc TCTD mua công cụ chuyển nhượng từ người thụ
hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.
Như vậy, định nghĩa chung cho hai loại nghiệp vụ này, có thể hiểu chiết khấu
GTCG là việc mua các giấy tờ có giá trước thời hạn thanh toán. Tuy nhiên như trên đã
nói, chủ thể và mục đích của hai nghiệp vụ này là khác nhau nên pháp luật cũng có

cách điều chỉnh riêng đối với mỗi loại.
Tái chiết khấu
Tái chiết khấu thực chất là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, GTCG
khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán
1
. Như vậy về bản chất kinh tế và
bản chất pháp lý thì tái chiết khấu thực chất cũng là chiết khấu. Do vậy các quy định
của pháp luật đều áp dụng chung cho cả chiết khấu và tái chiết khấu. Điểm khác nhau
cơ bản giữa chiết khấu và tái chiết khấu là ở chỗ: nghiệp vụ chiết khấu chính là giao
dịch mua bán lần đầu các GTCG còn nghiệp vụ tái chiết khấu chính là giao dịch mua
bán lại các GTCG đã được chiết khấu một lần theo phương thức mua hẳn tại TCTD và
giao dịch này chỉ phát sinh giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với NHNN.

Mục đích của việc tái chiết khấu là:
 Tăng cường tính thanh khoản cho các GTCG
 Giúp các TCTD có thể hỗ trợ nhau nhằm hạn chế, chia sẻ rủi ro
 NHNN trợ giúp các TCTD
1.2.3. 
Theo khoản 1 và 2 Điều 3 Quyết định số 1325/QĐ/2004/NHNN:
“Chiết khấu là việc TCTD mua GTCG chưa đến hạn thanh toán của KH”.
“Tái chiết khấu là việc TCTD mua lại GTCG chưa đến hạn thanh toán và đã
được chiết khấu theo phương thức mua hẳn”.
Tóm lại, nghiệp vụ chiết khấu GTCG là giao dịch mua bán GTCG lần đầu giữa
một bên là các TCTD với một bên là KH cá nhân hoặc tổ chức bao gồm cả TCTD;


1
Khoản 20 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010
14


nghiệp vụ tái chiết khấu GTCG là hoạt động chiết khấu lại GTCG đã được chiết khấu
một lần theo phương thức mua đứt bán đoạn tại các TCTD, các giao dịch này được
thực hiện giữa các TCTD với nhau hoặc giữa TCTD với Ngân hàng trung ương. Không
một tổ chức (ngoại trừ các TCTD), KH cá nhân nào được phép trực tiếp chiết khấu, tái
chiết khấu GTCG tại Ngân hàng trung ương.
Hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD vừa mang đặc điểm của nghiệp vụ tín
dụng vừa mang đặc điểm của quan hệ hợp đồng mua bán GTCG.
Thứ nhất, đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng thể hiện ở chỗ các TCTD ứng trước
cho KH một số tiền nhất định khi họ mang GTCG đến chiết khấu. Khi đó, quyền sở
hữu GTCG chuyển từ KH sang các TCTD. Sau thời hạn nhất định, các TCTD có thể
đòi lại số tiền này từ người có nghĩa vụ trả nợ theo GTCG hoặc đòi một số tiền đã thỏa
thuận trước với KH và trả lại họ GTCG đó.
Thứ hai, đặc điểm quan hệ hợp đồng mua bán GTCG thể hiện ở việc các cam
kết cấp tín dụng đều được trình bày ở dạng hợp đồng mua bán với các nội dung như
bên mua và bên bán, đối tượng mua bán là GTCG, giá cả mua bán; và thỏa thuận
chuyển giao quyền sở hữu GTCG từ người bán (KH) sang cho người mua (TCTD)

1.3. 
Về chủ thể
Bên cung ứng tín dụng là TCTD nhận chiết khấu, bên thụ hưởng tín dụng là KH
xin chiết khấu, nhưng nghĩa vụ hoàn trả tiền vay lại được chuyển giao cho người thứ ba
(là người mắc nợ theo GTCG) thực hiện. KH chiết khấu GTCG tại TCTD là chủ sở
hữu GTCG, bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang
sinh sống, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và các TCTD (trong trường hơp tái chiết
khấu GTCG)
1
.
TCTD nhận chiết khấu trở thành bên có quyền yêu cầu trả tiền đối với người
mắc nợ theo GTCG (bên thế quyền) là bởi vì, khi KH làm thủ tục chuyển quyền sở hữu



1
Khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN
15

GTCG cho TCTD thì cũng chính là việc chuyển giao quyền yêu cầu – quyền chủ nợ
cho người thế quyền là TCTD. Việc chuyển giao quyền yêu cầu được thực hiện theo
thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng chiết khấu GTCG, phù hợp các quy định hiện
hành tại các Điều 309, 310 Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, khi bên có quyền yêu cầu
(KH) chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền (TCTD) thì người thế quyền trở
thành bên có quyền yêu cầu. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cho bên có
nghĩa vụ biết bằng văn bản về việc chuyển giao quyền yêu cầu. Việc chuyển giao
quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Về hình thức pháp lý
Hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD được thực hiện thông qua hợp đồng
chiết khấu GTCG, chứ không phải là hợp đồng tín dụng mặc dù đây cũng là một
nghiệp vụ tín dụng. Hợp đồng này không giống với hợp đồng tín dụng trong nghiệp vụ
cho vay thông thường mà thực chất nó giống như hợp đồng mua bán GTCG, trong đó
bên bán và bên mua có thỏa thuận chuyển giao quyền sở hữu GTCG từ người bán sang
cho người mua.
Về quy trình nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá
Khi có nhu cầu chiết khấu, tái chiết khấu GTCG, KH gửi giấy đề nghị chiết
khấu, tái chiết khấu và GTCG cho TCTD. KH phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính hợp pháp, hợp lệ của GTCG chiết khấu, tái chiết khấu tại TCTD. Ngoài thủ tục
thẩm định hồ sơ chiết khấu tương tự như thẩm định hồ sơ tín dụng trong nghiệp vụ cho
vay thông thường, khi TCTD nhận chiết khấu, tái chiết khấu, KH chuyển giao ngay
GTCG, đồng thời KH (người bán GTCG) còn phải làm thủ tục chuyển giao GTCG cho
TCTD (người mua GTCG) để có thể nhận được tiền thanh toán do TCTD chi trả. Các
thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu giữa TCTD và KH phải được lập thành

văn bản. Văn bản thoả thuận về việc chiết khấu, tái chiết khấu phải có các nội dung phù
hợp với các quy định của Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN,
quy định của pháp luật khác có liên quan và hợp đồng mẫu do Hiệp hội Ngân hàng
16

Việt Nam ban hành. Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, khi KH hoàn
thành nghĩa vụ cam kết mua lại GTCG, TCTD chuyển giao GTCG và quyền sở hữu
GTCG cho KH như quy trình chuyển giao trên
1
.
Về đối tượng chiết khấu
Chỉ có các GTCG còn thời hạn thanh toán ngắn hạn (dưới 1 năm) mới có thể là
đối tượng chiết khấu tại các TCTD. GTCG được các TCTD nhận chiết khấu, tái chiết
khấu khi có đủ các điều kiện sau đây:
 Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của KH;
 Chưa đến hạn thanh toán;
 Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng,
cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác);
 Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.
Pháp luật quy định việc chiết khấu, tái chiết khấu chỉ áp dụng cho GTCG còn
thời hạn thanh toán ngắn hạn là bởi vì hoạt động chiết khấu GTCG vốn dĩ là một
nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ này thường có độ rủi ro cao cho lợi ích của TCTD nên
pháp luật cần hạn chế đối tượng chiết khấu, chỉ bao gồm các GTCG còn thời hạn thanh
toán ngắn. Quy định này nhằm tránh cho TCTD những rủi ro không đáng có trong quá
trình cấp tín dụng bằng hình thức chiết khấu GTCG của KH.
Trong số các loại GTCG còn thời hạn thanh toán ngắn mà TCTD chấp nhận
chiết khấu như hối phiếu, séc, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu, kỳ
phiếu,… thì hối phiếu là loại GTCG được các TCTD ưa chuộng trong việc thực hiện
nghiệp vụ chiết khấu. Đối với NH, việc chiết khấu hối phiếu vừa giống như hành vi
mua bán chứng khoán ở chỗ chuyển quyền đòi nợ ở con nợ đồng thời vừa giống tín

dụng ở chỗ nó không đơn thuần là hành vi mua bán vì nếu NH không đòi được nợ thì
sẽ có quyền đòi nợ ở người xin chiết khấu. Như vậy, chiết khấu hối phiếu là một hợp


1
Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN
17

đồng được phép truy đòi. Do vậy, thực chất chiết khấu hối phiếu là hình thức tín dụng
ngắn hạn.
Ngoài ra đồng tiền chiết khấu, tái chiết khấu còn được quy định
1
: Đối với
GTCG có mệnh giá ghi bằng Đồng Việt Nam, các TCTD thực hiện chiết khấu, tái chiết
khấu bằng Đồng Việt Nam. Trong trường hợp GTCG có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ,
các TCTD thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu như sau:
 GTCG có mệnh giá ghi bằng ngoại tệ nào, thì chiết khấu, tái chiết khấu bằng
ngoại tệ đó;
 Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu bằng Đồng Việt Nam thì do các bên
thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam về tỷ giá hối đoái đối
với TCTD được phép kinh doanh ngoại hối.
Về giá bán của giấy tờ có giá
Mặc dù về nguyên tắc, các bên tham gia hợp đồng chiết khấu có quyền thỏa
thuận với nhau về giá bán nhưng trên thực tế, giá bán GTCG từ KH cho TCTD bao giờ
cũng thấp hơn giá trị của nó. Sở dĩ như vậy là vì khi chấp nhận chiết khấu GTCG của
KH, TCTD còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có thể đòi được tiền của
người mắc nợ theo GTCG. Nghĩa là, khi chấp nhận chiết khấu GTCG của KH, TCTD
đã tự nhận lấy về mình các rủi ro này đáng lẽ thuộc về người sở hữu trước đó của
GTCG, do vậy họ cần phải được bù đắp bằng khoản tiền chênh lệch giữa giá trị đích
thực của GTCG và giá trị thực tế. Khoản tiền chênh lệch này được gọi là lợi tức chiết

khấu – thu nhập của TCTD trong hoạt động chiết khấu GTCG.
Về luật áp dụng
Do hoạt động chiết khấu vừa là nghiệp vụ mua bán GTCG, vừa là nghiệp vụ tín
dụng của TCTD nên hoạt động này của TCTD ngoài việc tuân thủ các quy tắc chung
về hợp đồng mua bán GTCG còn phải chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về
hoạt động NH.



1
Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN
18

.



2.1. 
Giao dịch chiết khấu GTCG được xác lập và thực hiện bởi các chủ thể bao gồm
bên được chiết khấu (KH) và bên nhận chiết khấu (TCTD)
2.1.1. 
Trong giao dịch chiết khấu, bên được chiết khấu (khách hàng) là người thụ
hưởng công cụ chuyển nhượng và có nhu cầu chiết khấu công cụ chuyển nhượng đó tại
tổ chức tín dụng (bao gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài
đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức tín dụng
1
). Trong giao
dịch tái chiết khấu giấy tờ có giá thì khách hàng xin tái chiết khấu chính là TCTD đang
sở hữu giấy tờ có giá đó
2

.
Như các phần trước đã trình bày, việc chiết khấu GTCG là một quan hệ pháp
luật, đồng thời là một hình thức cấp tín dụng và luôn chứa đựng sự rủi ro, do vậy khi
thực hiện nghiệp vụ này đối với KH, TCTD thường đòi hỏi khách hàng xin chiết khấu
phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Các điều kiện ấy bao gồm:
- Chủ thể xin chiết khấu phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự. Đây là điều kiện chung bắt buộc phải thỏa mãn đối với mọi chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật.
- Giấy tờ có giá được chấp nhận trong hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu
phải có đủ các tiêu chuẩn sau
3
:


1
Khoản 2, Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 63/2006/Q Đ-NHNN
2
Khoản 3, Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/Q Đ-NHNN và Khoản 3 Điều 2 Quy chế ban
hành kèm theo QĐ số 63/2006/Q Đ-NHNN
3
Được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/Q Đ-NHNN và Điều 2 Quy chế ban
hành kèm theo QĐ số 63/2006/Q Đ-NHNN
19

 Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng. Tức là công cụ chuyển
nhượng được phát hành hợp pháp và thuộc quyền thụ hưởng hợp pháp của
khách hàng.
 Chưa đến hạn thanh toán. Theo thông lệ, thời hạn còn lại của GTCG đề nghị
chiết khấu thường là ngắn hạn nghĩa là dưới 1 năm kể từ ngày đề nghị chiết
khấu đến ngày GTCG đáo hạn.

 Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm
cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác). Tức là trên công cụ chuyển
nhượng không ghi cụm từ “Không được chuyển nhượng”, “Cấm chuyển
nhượng”, “Không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự.
 Được thanh toán theo quy định của các tổ chức phát hành.
Bên cạnh các quy định về đối tượng và tiêu chuẩn GTCG được phép tham gia
giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu, để đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của tổ
chức tín dụng, pháp luật còn qui định rõ các giới hạn chiết khấu tối đa đối với một
khách hàng. Cụ thể là
1
:
- Tổ chức tín dụng xem xét qui định mức chiết khấu, tái chiết khấu đối với
các trường hợp sau đây phù hợp với qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
các tỷ lệ an toàn đảm bảo trong hoạt động của tổ chức tín dụng
2
.
 Mức chiết khấu, tái chiết khấu tối đa đối với một khách hàng là TCTD;
 Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải là TCTD có nhu
cầu chiết khấu giấy tờ có giá do chính TCTD nhận chiết khấu phát hành;
 Mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng không phải TCTD có nhu cầu
chiết khấu giấy tờ có giá do Chính phủ phát hành.



1
Khoản 1, Điều 1 QĐ số 17/2006/QĐ-NHNN và Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 63/2006/Q Đ-
NHNN ngày 29/12/2006).
2
Tìm hiểu thêm quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng tại thông tư số
13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn

trong hoạt động của tổ chức tín dụng; các thông tư bổ sung cho thông tư số 13/2010/TT-NHNN là thông tư số
19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 và thông tư số : 22/2011/TT-NHNN ngày 30/8/2011.
20

- Nếu khách hàng xin chiết khấu không thuộc các trường hợp nêu trên thì
mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng là 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng
nhận chiết khấu. Trường hợp bên nhận chiết khấu là chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tại Việt Nam thì mức chiết khấu tối đa đối với một khách hàng bằng 15% vốn tự có của
ngân hàng mẹ
1
.
2.1.2. 
Trong quan hệ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG, bên nhận chiết khấu, tái chiết
khấu chính là các TCTD.
Các TCTD được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu GTCG theo Luật các TCTD
năm 2010 bao gồm 2 tổ chức:
 NH thương mại
2

 Công ty tài chính
3

Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG là một hình thức cấp tín dụng của TCTD.
4

Ngoài ra chiết khấu, tái chiết khấu GTCG còn có bản chất là hợp đồng mua bán GTCG.
Để thực hiện hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu GTCG như một nghiệp vụ
kinh doanh NH, các chủ thể này phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
 Có giấy phép thành lập và hoạt động và hoạt động NH do NHNN cấp, trong
đó có ghi rõ nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu GTCG.

 Có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu
GTCG.
 Có điều lệ được NHNN chuẩn y.
 Có người đại diện hợp pháp đủ năng lực và thẩm quyền để kí kết hợp đồng
chiết khấu GTCG
 Trường hợp chiết khấu, tái chiết khấu GTCG bằng ngoại tệ, các tổ chức tín
dụng phải được phép hoạt động ngoại hối


1
Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 13 25/200 4/QĐ-NHNN
2
Mục b, khoản 3, Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
3
Mục e, khoản 1, Điều 108 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
4
Khoản 14, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
21

Ngoài các điều kiện cơ bản có tính pháp lý nêu trên, TCTD cần đảm bảo một số
yêu cầu khác nữa như yêu cầu về nguồn vốn, yêu cầu về kĩ thuật nghiệp vụ chiết khấu,
khả năng tiếp cận thị trường, hệ thống phương tiện kĩ thuật công nghệ ngân hàng hiện
đại, trình độ quản trị ngân hàng tiên tiến và chiến lược khách hàng hợp lí… Những yêu
cầu này tuy không mang tính pháp lý và không hề ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của
hợp đồng chiết khấu GTCG nhưng lại là những đảm bảo rất cần thiết cho việc thực
hiện một cách hiệu quả hoạt động chiết khấu GTCG của TCTD trên thị trường.
Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động chiết khấu, TCTD cần phân loại, trích lập
và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với số tiền chiết khấu, tái chiết khấu theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD

1
.

2.2. Hình th
Theo qui định của pháp luật hiện hành, việc chiết khấu GTCG đều phải thể hiện
dưới hình thức văn bản và phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng chiết khấu GTCG.
Mọi hoạt động chiết khấu GTCG của các chủ thể trên đều phải tuân theo những nguyên
tắc chung của hợp đồng chiết khấu GTCG, có nội dung phù hợp với pháp luật cũng
như phù hợp với hợp đồng mẫu do Hiệp hội Ngân hàng ban hành.
2

Hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá là thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín
dụng với khách hàng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết mua giấy tờ có giá của khách
hàng trước hạn thanh toán, với điều kiện khấu trừ ngay một số tiền nhất định tính theo
tỉ lệ phần trăm (%) trên mệnh giá của giấy tờ có giá được chiết khấu, tái chiết khấu
trong thời gian chiết khấu, tái chiết khấu.
So với hợp đồng tín dụng, mặc dù giống nhau về bản chất kinh tế, nhưng về tính
pháp lý, trong khi hợp đồng tín dụng giống như một hợp đồng vay tài sản, thì hợp đồng


1
Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN đã được sửa đổi bổ sung bởi QĐ số
17/2006/QĐ-NHNN
2
Khoản 4, Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/ 20 04/QĐ -NHNN
22

chiết khấu các GTCG giống như một hợp đồng mua bán tài sản hay mua bán các các
trái quyền dân sự.
Đặc điểm

- Đối tượng của hợp đồng: là các GTCG thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
KH có nhu cầu chiết khấu, GTCG đó phải chưa đến hạn thanh toán, nó phải dược phép
giao dịch và phải được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành, phù hợp về nội
dung, nguyên vẹn về hình thức và khả năng thanh toán khi giấy tờ có giá đáo hạn phải
được đảm bảo.
- Chủ thể của hợp đồng: bao gồm có bên nhận chiết khấu (TCTD) và bên
được chiết khấu (KH)
Nội dung của hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá
Nội dung của hợp đồng chiết khấu GTCG là những cam kết mà các bên đã thỏa
thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện hợp đồng này, các cam
kết đó chính được thể hiện bằng các điều khoản trong hợp đồng, và sự thỏa thuận này
phải đảm bảo dựa trên tinh thần hợp pháp, bình đẳng và tự nguyện, có sự thống nhất ý
chí của các bên và phải phù hợp với các qui định của pháp luật. Cụ thể như sau:
- Điều khoản về chủ thể của hợp đồng : Trong hợp đồng phải có ghi rõ, chi
tiết bên nhận chiết khấu là tổ chức tín dụng (hoặc ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có
nêu rõ các thông tin cần thiết như trụ sở, tên, số điện thoai… và bên được chiết khấu có
ghi rõ là tổ chức, cá nhân nào, địa chỉ, người đại diện hợp pháp
- Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong vấn đề này thì hợp đồng phải
ghi rõ đối tượng của hợp đồng là chiết khấu GTCG, có kèm theo Bảng kê các loại
GTCG cùng với bản gốc GTCG xin chiết khấu.
- Điều khoản về lãi suất chiết khấu phải ghi rõ về lãi suất chiết khấu GTCG
với từng loại GTCG cụ thể, các chi phí khác, tổng mệnh giá được chiết khấu, số tiền lợi
túc bị khấu trừ, tổng số tiền còn lại của khách hàng. Lưu ý là lãi suất chiết khấu do hai
bên tự thỏa thuận nhưng phải phù hợp với qui định của NHNN về lãi suất định hướng.
23

- Điều khoản về phương thức thanh toán: tức là sự thỏa thuận quy định về
phương thức chuyển tiền cho khách hàng khi thực hiện chiết khấu là bằng tiền mặt hay
tài khoản tiền gửi…
- Điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp: Nội dung của điều

khoản này nhằm xác định được cách thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, điều
khoản này có thể có hoặc không, nếu không có thì khi xảy ra tranh chấp sẽ được giải
quyết theo quy định của pháp luật.
Hiệu lực của hợp đồng
Hiệu lực của hợp đồng này thường là thời điểm mà các bên đã thỏa thuận xong
các điều khoản hợp đồng và bên sau cùng ký tên đóng dấu. Hợp đồng có thể coi là vô
hiệu khi có sự vi phạm các qui định của pháp luật. Hợp đồng chiết khấu bị coi là vô
hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các qui định
của pháp luật, trái với hợp đồng mẫu của Hiệp hội ngân hàng ban hành và đạo đức xã
hội - đối với trường hợp này hiệu lực của hợp đồng không phát sinh từ thời điểm kí kết
mà các bên phục hồi lại hợp đồng theo đúng tình trạng ban đầu trước khi kí kết. Hợp
đồng bị coi là vô hiệu tương đối trong trường hợp khi chủ thể không có đủ năng lực
hành vi dân sự hoặc hợp đồng được kí kết không tự nguyện và đồng thuận giữa các bên
kí kết. Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi có yêu cầu của các bên và cách xử lý cũng
tương tự như trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu tuyệt đối.

2.3. 
Hệ quả pháp lý của một hợp đồng là tạo ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các bên tham gia giao dịch
2.3.1. 
Quyền của bên nhận chiết khấu
- TCTD có quyền yêu cầu KH được chiết khấu chuyển giao quyền sở hữu
GTCG của mình theo quy định luật các công cụ chuyển nhượng. Đối với trường hợp
chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn, khi KH hoàn thành nghĩa vụ cam kết mua lại
24

GTCG, TCTD chuyển giao GTCG và quyền sở hữu GTCG cho KH như quy trình
chuyển giao quy định
1
. Khi KH làm xong các thủ tục chuyển giao quyền sở hữu, thì

TCTD sẽ thành người thế quyền KH tiếp tục đòi khi các GTCG đáo hạn.
- TCTD có quyền truy đòi đối với KH và những người có liên quan về số
tiền không được thanh toán đối với công cụ chuyển nhượng, tiền lãi trên số tiền chậm
trả kể từ ngày công cụ chuyển nhượng đến hạn thanh toán, chi phí truy đòi và các chi
phí hợp lý khác theo quy định
2
. Tuy nhiên quyền truy đòi trên thực tế chỉ tồn tại đối với
các công cụ hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc. Đối với tín phiếu, trái phiếu, kì
phiếu,… thì quyền truy đòi chỉ tồn tại khi có thỏa thuận trong hợp đồng chiết khấu
GTCG
Nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu
- TCTD có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền mua GTCG được chiết khấu
cho KH sau khi đã trừ đi lợi tức chiết khấu và các khoản phí dịch vụ khác theo thỏa
thuận trong hợp đồng chiết khấu. Vì giao dịch này có mục tiêu chính là đáp ứng nhu
cầu về vốn của KH, nên tổ chức nhận chiết khấu phải có nghĩa vụ thanh toán cho KH.
- TCTD có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vật chất đã xảy ra đối với KH
được chiết khấu khi có hành vi gây thiệt hại do lỗi của bên nhận chiết khấu trong khi
thực hiện hợp đồng chiết khấu GTCG.
2.3.2. 
Quyền của bên được chiết khấu
- KH có quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu GTCG trả tiền mua GTCG
theo giá cả đã thỏa thuận trong hợp đồng sau khi đã chuyển giao quyền sở hữu GTCG
cho bên nhận chiết khấu.
- Quyền khiếu nại và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi
vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
- KH có quyền được yêu cầu bên nhận chiết khấu bồi thường cho mình
trong các trường hợp bên nhận chiết khấu gây thiệt hại khi thực hiện hợp đồng.


1

Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN
2
Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 63/2006/QĐ-NHNN
25

Nghĩa vụ của bên được chiết khấu
- KH có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu GTCG được chiết khấu cho
bên nhận chiết khấu theo quy định của pháp luật. Khi KH hoàn thành các thủ tục
chuyển giao quyền sở hữu cho TCTD thì KH đã thoát khỏi nghĩa vụ nợ trên các GTCG
trừ trường hợp đối với hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ thì KH vẫn có thể bị truy
đòi
1
.
- Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp của bên nhận chiết khấu liên
quan đến GTCG được chiết khấu.

2.4. 

Nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng của KH và TCTD trong quá trình chiết
khấu, tái chiết khấu GTCG, pháp luật hiện hành đã quy định hai phương thức chiết
khấu, tái chiết khấu
2
. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận và lựa chọn
một trong các phương thức chiết khấu, tái chiết khấu sau đây:
 Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá.
 Chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn.
2.4.1. 
Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG là phương thức
mua hẳn hay mua đứt GTCG theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận.
Với phương thức này, KH chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG cho TCTD mà

không hề cam kết sẽ mua lại chính các GTCG đó sau một thời hạn nhất định kế từ ngày
bán. Kể từ thời điểm KH hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các GTCG đó,
TCTD là chủ sở hữu hợp pháp đối với các GTCG và được hưởng toàn bộ quyền lợi
phát sinh từ GTCG đó.


1
Điều 48, Điều 57 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
2
Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN và Điều 7,8 Quy chế ban hành kèm theo QĐ
63/2006/QĐ-NHNN

×