Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CƠ KHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.98 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
Sinh viên thực hiện

: KHUẤT MẠNH THỎA
NGUYỄN VĂN LONG
TRẦN VĂN NGỌC

Lớp

: CĐ CKCT3 – K12

Hà Nội, 03/2013


LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,đất nước ta đang
đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa
phát triển nền kinh tế đấy nước.Hiện nay nước ta đang xây dựng các khu công nghiệp,các công ty cơ
khí.Do đó nghành cơ khí chế tạo đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất
nước.
Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong quá trình đào tạo cùa khoa cơ khí Trường
Đại Học Công nghiệp Hà Nội. Mục tiêu của học phần là giúp sinh viên nắm bắt, có điều kiện tìm
hiểu về thực tiễn sản xuất liên quan đến nội dung hoặc gần với nội dung đề tài luận án tốt nghiệp
chuẩn bị thực hiện. Giúp sinh viên có ý niệm cơ bản về chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư kỹ
thuật viên tại Công ty, xí nghiệp. Luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập, kỹ năng
làm việc nhóm, vận dụng kiến thức đã học, kỹ năng tự trau dồi bổ sung kiến thức nhằm giải quyết


công việc kỹ thuật cụ thể.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Vương em đã rút ra được rất nhiều kinh
nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết. Để có kiến thức và kết quả thực
tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa cơ khí trường Đại
Học Công Nghiệp Hà Nội đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đồng thời tận
tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến ban
lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Việt Vương đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn nhiều sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo
thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT VƯƠNG
I.

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY

1. Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Việt Vương
2. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Việt Vương Joint Stock Company
3. Tên viết tắt: Công ty CP Việt Vương
4. Số đăng ký kinh doanh và mã số thuế: 2600355706 Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp
ngày 17/10/2011
5. Chủ tịch hội đồng quản trị: Lê Duy Nghĩa
6. Địa chỉ: Khu công nghiệp Thụy Vân, Xã Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ
7. Điện thoại: 02103954170
8. Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất, chế tạo, mạ kẽm nhúng nóng các loại xà, giá, trụ, cột thép phục vụ thi công các công
trình điện cao, hạ thế và ngành công nghiệp khác

+ Sản xuất, chế tạo các loại bồn chứa nước phục vụ ngành công nghiệp và dân dụng
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng: Chi tiết: Kinh doanh các loại bồn chứa
nước ngành công nghiệp và dân dụng
- Bán buôn ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
- Bán mô tô, xe máy
- Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác
- Hoạt đông cho thuê tài chính. Chi tiết: Dịch vụ cầm đồ
- Xây dựng nhà các loại


- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
- Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
- Sửa chữa thiết bị khác
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
- Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
- Bấn buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước
- Hoạt động chuyên dụng khác
- Bán buôn thiết bị và linh kiên điện tử, viễn thông
- Khách sạn
- Chuẩn bị mặt bằng
- Hoàn thiện công trình xây dựng
- Bán buôn khí đốt và các sản phẩm liên quan
- Dịch vụ ăn uống khác
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Bán buôn xăng dầu và các sản phẩm liên quan
- Bán buôn phụ tùng các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
- Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp. Chi tiết: Lắp đặt các thiết bị nâng, hạ và các máy móc,
thiết bị phục vụ ngành công nghiệp
- Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn các thiết bị nâng,
hạ và máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp
- Xây dựng công trình đường bộ
- Xây dựng công trình công ích. chi tiết: Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, bưu chính viễn
thông (lắp đặt nhà trạm contrainer (shelter), cột anten dây co, cột anten tự đứng trong các công trình
bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình), công nghệ thông tin, y tế, các
công trình điện cao, hạ thế, công trình diên áp 500 KV
- Kinh doanh dịch vụ các loại vật tư phục vụ ngành công nghiệp và nông nghiệp
9. Vốn điều lệ: 17.000.000.000 đồng
10. Thành viên :
- Công ty TNHH cơ khí và khí công nghiệp Việt Vương
- Lê Duy Nghĩa
- Lê Hắc Hải


II.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Năm 1999 tại 2204 Đại lộ Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH Việt
Vương được thành lập với 27 nhân viên. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Việt Vương
hôm nay đã có trên 500 cán bộ công nhân viên, hoạt động trên năm lĩnh vực chính là cung cấp cơ sở
hạ tầng cho các ngành Viễn thông, Điện lực, Giao thông, Xây dựng và Công nghiệp.
Trong hai năm đầu mới thành lập, Việt Vương chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công
trình điện trung và hạ thế cho công ty điện lực I, nay là tổng công ty điện Miền Bắc.

Năm 2001 Việt Vương bắt đầu mở rộng hoạt động sang lĩnh vực sản xuất. Ban lãnh đạo công ty
quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì với
hai dây chuyền đầu tiên là sản xuất khí công nghiệp và sản xuất bồn chứa nước inox. Năm 2003 Việt
Vương đầu tư dây chuyền CNC gia công cột thép và xây dựng dây chuyền mạ kẽm nhúng nóng,
năm 2004 Việt Vương chính thức nằm trong danh sách các nhà cung cấp cột thép đến cấp điện áp
500kV cho Điện Lực Việt Nam.
Nắm bắt xu thế phát triển của thị trường Viễn Thông Việt Nam, năm 2005, Việt Vương quyết định
xây dựng nhà máy số 2 cũng tại khu công nghiệp Thụy Vân. Nhà máy số hai này tập trung sản xuất
các sản phẩm nhà trạm viễn thông.
Tháng 7 năm 2006 Việt Vương được cổ phần hóa, chuyển đổi thành công từ một công ty TNHH
thành công ty cổ phần. Đây được xem như bước chuyển mạnh mẽ và quyết liệt từ một công ty mang
nặng tính gia đình sang công ty cổ phần mang tính đại chúng. Bước chuyển này đã giúp Việt Vương
huy động đươc thêm nguồn lực tài chính, thu hút được nguồn nhân lực tốt cho hệ thống, đảm bảo sự
phát triển ổn định những năm tiếp theo. Kết quả là bốn năm liên tiếp từ 2006 đến 2009 Việt Vương
đạt tốc độ tăng trường doanh thu bình quân 300% năm.
Nhận định thị trường viễn thông là một thị trường tiềm năng và lâu dài, Viêt Vương quyết định đầu
tư chuyên sâu cho lĩnh vực này. Tháng 3 năm 2008 Việt Vương thành lập công ty cổ phần thương
mại dịch vụ Viễn Thông Việt Vương. Ngoài các sản phẩm kết cấu thép và nhà trạm Viễn Thông mà
Việt Vương đang cung cấp, công ty Viễn Thông Việt Vương tập trung cung cấp các thiết bị và dịch
vụ cho các nhà mạng không chỉ ở Việt Nam mà mở rộng dang các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Vị thế của công ty Viễn Thông Việt Vương trên thị trường hôm nay là minh chứng rõ nhất cho
quyết định đầu tư đúng đắn của Việt Vương vào lĩnh vực Viễn Thông, cho chiến lược cổ phần hóa
và thu hút nhân lực chất lượng cao.
Sau hơn mười năm xây dựng và phát triển Việt Vương đã đạt được nhiều thành công. Không chỉ
mang lại lợi ích cho các cổ đông, tạo ra nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho nhân viên
mà Việt Vương tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Những thành quả đó được xã hội công nhận
bằng giải vàng giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2009.


Nhằm mục tiêu nâng cao hơn nữa giá trị và sự hài lòng cho khách hàng, Năm 2011 Việt Vương

thành lập công ty CP Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dụng Việt Vương, với việc bổ sung này Việt Vương
đã có bước chuyển từ một đơn vị chỉ chỉ cung cấp kết cấu thép thành một đơn vị có khả năng mang
đến cho khách hàng một sản phẩm trọn gói từ tư vấn giải pháp, thiết kế, sản xuất, lắp dựng và
chuyển giao các công trình kết cấu thép cho Viễn Thông, truyền tải điện, an toàn giao thông và nhà
xưởng công nghiệp.
Tầm nhìn dài hạn, hoạch đinh chiến lược bài bản, bám sát mục tiêu đã chọn, linh hoạt trong hoạt
động triển khai chính là chìa khóa đưa Việt Vương không chỉ vượt qua nhiều chu kỳ khủng hoảng
kinh tế mà còn phát triển vững chắc. Lấy con người làm gốc, tiên phong đầu tư cho công nghệ mới,
sản phẩm mới, liên tục hoàn thiện hệ thống quản lý và không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách
hàng là bốn tôn chỉ xuyên suốt trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Vương.

III.

SẢN PHẨM & DỊCH VỤ

ĐIỆN LỰC
Kết cấu thép điện lực
Sản phẩm được sử dụng trong các công trình truyền tải điện cấp điện áp đến 500kV. Kết cấu thép
được sản xuất trên dây chuyền CNC hiện đại, công suất 15 nghìn tấn/năm và thường được mạ kẽm
nhúng nóng theo yêu cầu của khách hàng.


VIỄN THÔNG


Sản phẩm cơ khí Viễn Thông
Cột tự đứng, cột dây co, Shelter, bộ
gá ăng ten, thang máng cáp cho trạm
viễn thông...


GIAO THÔNG


Cơ khí an toàn giao thông
Hộ lan, hàng rào, long môn, biển báo
giao thông


Thi công công trình giao thông
Thiết kế, xây dựng, thi công hệ thống sân đường bê tông át phan, vỉa hè, lề đường, thoát nước, bồn
cây..., thi công các hạng mục an toàn
giao thông.

XÂY DỰNG
Xây dựng dân dụng



Tổng thầu các công trình xây dựng dân dụng với đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp, đáp ứng yêu
cầu tiến độ và chất lượng cao

Xây dựng công trình công nghiệp
Thi công các công trình nhà xưởng
công nghiệp với chất lượng và tiến độ

tốt nhất


Tư vấn xây dựng
Cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh

vực xây dựng

CÔNG NGHIỆP


Cơ khí nông nghiệp
Cung cấp các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như hàng rào mạ kẽm, máng ăn cho gia súc, các chi
tiết máy nông nghiệp


Thang máng cáp
Thiết kế và chế tạo toàn bộ hệ thống phụ trợ cho hệ thống điện và như thang cáp, máng cáp, hộp cáp
sơn tĩnh điện hoặc mạ kẽm nhúng
nóng. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn
NEMA

Cơ khí điện năng lượng mới
Cung cấp các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành điện-năng lượng mới như mũi neo, kết cấu hệ đỡ giàn
năng lượng mặt trời

IV.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Việt Vương :


Trước giai đoạn cổ phần hoá, doanh nghiệp áp dụng hình thức tổ chức theo mô hình chức
năng. Người lãnh đạo doanh nghiệp phải chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các cán bộ lãnh đạo chức
năng (các phó giám đốc, trưởng các phòng ban, quản đốc các phân xưởng…). Tuy nhiên khối lượng
công việc quản trị lớn dẫn đến tình trạng người thừa hành cùng lúc phải thực hiện nhiều quyết định
khác nhau, nhiều khi các quyết định lại chồng chéo lên nhau.

Để khắc phục tình trạng này, sau giai đoạn cổ phần hoá Công ty Cổ phần Việt Vương mô
hình tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Lãnh đạo doanh nghiệp (Giám đốc) nhận được sự hỗ trợ,
tư vấn của các lãnh đạo chức năng (Các phó giám đốc, trưởng phòng, quản đốc) trong việc đưa ra
các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực thi các quyết định. Người đứng đầu doanh nghiệp
vẫn chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc và toàn quyền trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền
đạt và thực thi các quyết định vẫn tuân theo các tuyến được quy định cụ thể, được thực thi và giám
sát, truyền đạt bởi các lãnh đạo của các bộ phận trong tuyến đó.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :



1, Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Với cơ cấu quản lý và tổ chức hiện đại theo quy định của nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn chuyên nghiệp và hiệu quả, cơ cấu tổ chức bộ máy
gồm các bộ phận:
-

Đại hội cổ đông : gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan cao nhất quyết
định của công ty, như vậy đại hội đồng cổ đông bắt buộc phải thông qua định hướng
của công ty bầu, miễn, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm
soát, có quyền quyết định sửa đổi điều lệ công ty. Thông qua bản báo cao tài chính
hàng năm, xem xét và sử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt cho công ty,

-

tổ chức công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty
để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến phương hướng mục tiêu của công
ty, có quyền kiểm tra giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng ban quản


-

trị, của giám đốc điều hành công ty.
Ban kiểm soát: gồm ba thành viên hoạt động và độc lập theo quyền hạn của mình tại
điều lệ của công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về việc kiểm tra giám
sát việc hoạt động của Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty.

Giám đốc điều hành: là người nắm giữ cổ phần cao nhất, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, đề
cử và phải đáp ứng đủ điều kiện là người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc điều hành là
người chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của công
ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình phù hợp với
các quyết định, điều lệ công ty. Các quyền và nghĩa vụ này bao gồm :


Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của
công ty đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.



Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty.


Kiến nghị các phương án tái cơ cấu, quy chế quản lý nội bộ của công ty.




Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức danh quản lý của công ty.



Quyết định lương và phụ cấp cho người lao động.

-

Phó giám đốc phụ trách tài chính: Là người giúp việc cho giám đốc điều hành công
ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễm nhiệm khi có đề nghị của giám đốc, là
người quản lý các phòng, ban liên quan. Được giám đốc phân công phụ trách về mặt

-

tài chính.
Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp giám đốc điều hành và quản lý trong
việc sản xuất kinh danh của công ty cân đối nhiệm vụ kế hoạch sản xuất đề giao cho
các phân đội hàng ngày, tuần, tháng đẩy nhanh tiến độ thi công sản xuất và nâng cao

-

năng lực công ty đồng thời cũng quản lý tất cả các phòng còn lại.
Phòng tại chính kế toán: có nhiệm vụ giúp Giám đốc hành chính chỉ đạo công tác kế
toán thống kê, đồng thời kiểm tra, rà soát công tác tài chính của công ty, có trách
nhiệm quản lý vốn, tài sản, quỹ, bảo toàn và sử dụng vốn của công ty một cách hiệu
quả, lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế

-

và các đối tượng khác.
Phòng tổ chức hành chính: Giải quyết công việc hàng ngày trong phạm vi hành chính
văn phòng phục vụ cơ quan như: văn thư bảo mật, thông tin liên lạc, tiếp khách và

-


phục vu điện nước.
Phòng kế hoạch - kỹ thuật: Tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, theo
dõi tiến độ thực hiện sản xuất, giúp Giám đốc trong việc tổ chức công tác kỹ thuật

-

xây dựng, tư vấn cho các đối tác về kỹ thuật, giám sát thực hiện công tác kỹ thuật.
Phòng vật tư thiết bị: Quản lý và đảm bảo cùng ứng vật tư, trang thiết bị cho các xí
nghiệp tổ đội thi công, quản lý và xây dựng định mức vật tư chỉ đạo các tổ đội thực
hiện thi công xây dựng theo dây truyền sản xuất thi công tiên tiến, xây dựng kế hoạch
đầu tư trang thiết bị sao cho phù hợp.

2,Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty
Trong môi trường làm việc mang tinh cạnh tranh và áp lực như hiện nay con người không chỉ
cần kỹ năng hoạt động độc lập mà cũng phải cần kỹ năng làm việc theo nhóm. Sự hợp tác trong tổ
chức chính là điều kiện cần và đủ để phát triển kỹ năng làm việc tốt trong công ty.


Đối với các dự án đầu tư của công ty, phòng kế hoạch sẽ là nơi thu thập các tài liệu, tổng hợp,
xử lý các số liệu, tài liệu tính toán thiết kế của các phòng ban và các đơn vị trực thuộc để tiến hành
lập dự án. Phối hợp với các phong ban trong công ty tiến hành thu hồi vốn các dự án.
Đối với các gói thầu thi công xây dựng thì cần có sự phối hợp giữa các phong ban trong công
ty, phòng kế hoạch là phong chủ trì công tác lập hồ sơ đề xuất, dự thầu khi có quyết định trúng thầu
thì tổng hợp các số liệu của các phòng ban như phòng tài chính kế toán về nguồn vốn, phòng tổ
chức tài chính về nguồn lao động để kịp thời lên kế hoạch thực hiện tiến độ thi công sao cho đúng
với dự toán thiết kế đã được duyệt.
Kết thúc dự án hoặc công trình phòng tài chính kế toán sẽ tổng hợp số liệu xác định doanh thu
của công ty báo cáo lên Giám đốc.
Hàng tháng, quý, năm các phòng ban tổ chức họp và tổng hợp các thông tin trong sản xuất

kinh doanh nêu rõ những khuyết điểm còn tồn tại, xác định rõ kế hoạch sản xuất kinh doanh cùng
nhau thảo luận nêu ý kiến giúp giám đốc quản lý điều hành tốt hơn.

PHẦN 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
VIỆT VƯƠNG
Sơ đồ quy trình kinh doanh của công ty


Công ty cổ phần Việt Vương hoạt động xây dựng tùy theo quy mô của công trình, dự án mà
thời gian hoàn thành sản phẩm dài hay ngắn. Sau khi ký hợp đồng với Chủ đầu tư phòng kế hoạch
chỉ đạo xí nghiệp, đơn vị trực thuộc thực hiện. Các đơn vị này sẽ tổ chức triển khai thực hiện công
việc được giao. Khi công trình được hoàn thành, các đơn vị tổ, đội báo cáo với phòng kỹ thuật để
kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng của công trình. Sau đó công ty thực
hiện quyết toán, bàn giao công trình và thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư.

1.

Mô tả quy trình thiết kế sản phẩm của Công ty Cổ phần Việt Vương:
Việc thiết kế các sản phẩm được tiến hành tại phòng kỹ thuật vật tư. Sau khi việc ký kết hợp
đồng được hoàn tất (hợp đồng kinh tế hoặc xây dựng bao gồm 6 bản gốc có giá trị như nhau, mỗi
bên giữ 3 bản), 1 trong 3 bản hợp đồng gốc được chuyển cho phòng kỹ thuật vật tư. Tuỳ theo yêu
cầu công việc bản hợp đồng gốc có thể tiếp tục được sao chép và lưu hành trong phòng. Phòng kỹ
thuật vật tư của Công ty cổ phần Việt Vương có 1 trưởng phòng và 6 nhân viên, trong đó có 3 nhân
viên chuyên trách về việc thiết kế và thực hiện các bản vẽ kỹ thuật.


Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm (khối lượng nâng, độ cao nâng, chiều cao, số
lượng dầm đỡ, chất liệu, kiểu dáng, công nghệ chế tạo, loại sơn sử dụng…), phòng kỹ thuật sẽ thiết
kế các chi tiết cụ thể của sản phẩm. Mỗi chi tiết đều được vẽ trên 3 hình chiếu của bản vẽ kỹ thuật
(hình chiếu đứng, hình chiếu bằng và hình chiếu xiên) với các thông số về tên của chi tiết, tỉ lệ, vật

liệu chế tạo, khối lượng của chi tiết, số lượng của chi tiết. Trên mỗi bản vẽ kỹ thuật có ghi đầy đủ
tên người thiết kế, người vẽ, người kiểm tra, người xét duyệt (Người xét duyệt là trưởng phòng
Nguyễn Mạnh Tuân). Thông thường nhân viên thiết kế và nhân viên vẽ là một người, nhưng hiện
nay công ty cổ phần Việt Vương sử dụng ba nhân viên, hai người chuyên thiết kế chi tiết trên giấy,
một người chuyên chuyển đổi các bản vẽ trên giấy thành các bản vẽ có độ chính xác cao trên máy
(Đây thực chất là một vấn đề hạn chế về kỹ thuật, do nhân viên có năng lực thiết kế tốt đã có tuổi
nhưng lại không có kỹ năng thiết kế trên máy tính, trong khi nhân viên có kỹ năng thiết kế trên máy
tốt lại chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để thiết kế các chi tiết dựa vào các thông số kỹ thuật ban
đầu từ hợp đồng kinh tế).
Do số lượng các chi tiết của mỗi sản phẩm thường nhiều, đồng thời yêu cầu kỹ thuật về chế
tạo cũng không đòi hỏi các mô hình 3D nên các chi tiết này sau khi được vẽ 3 mặt cắt kỹ thuật riêng
biệt trên máy tính thường không được hiển thị bằng hình ảnh, mô hình 3D. Các chi tiết sản phẩm
thường có kích thước lớn và nhiều chỉ số kỹ thuật nên cỡ giấy kỹ thuật sử dụng rất đa dạng, đa phần
là A0, A1,A2,A3. Cỡ giấy A4 thường ít được sử dụng trong các bản vẽ kỹ thuật mà dùng nhiều cho
việc in ấn văn bản.
Sau khi mỗi bản vẽ chi tiết được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ gửi cho đối tác(thường sử dụng
fax và e-mail) để lấy ý kiến. Bản vẽ sẽ được chỉnh sửa trong phạm vi các điều khoản của hợp đồng,
đến khi cả 2 bên đều thống nhất, sẽ có được bản vẽ kỹ thuật hoàn thiện các chi tiết sản phẩm. Việc
chỉnh sửa thiết kế có thể có sự tham gia của bên thứ 3 để đảm bảo về tính khách quan, hợp lý (công
ty tư vấn thiết kế). Với các công trình lớn sẽ phải có khâu duyệt bản vẽ thiết kế của cả 3 bên.
Bản vẽ kỹ thuật các chi tiết sản phẩm hoàn thiện được sao chép và chuyển giao cho phòng kế
hoạch. Tại đây nhân viên xây dựng định mức sẽ xây dựng định mức tiêu hao về vật tư, lao động…
cho các chi tiết này. Cuối cũng bản vẽ kỹ thuật và các yêu cầu về định mức tiêu hao được chuyển
cho các phân xưởng tiến hành sản xuất.
2.

Quy trình sản xuất một số sản phẩm tiêu biểu




×