Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Quy hoạch phát triển nông lâm ngư nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.06 KB, 86 trang )

Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
Tỉnh Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 149.680,7 ha (chiếm 3,74% DTTN vùng
ĐBSCL), nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL. Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2010 là
1.026.521 người, mật độ dân số 686 người/km 2, xếp thứ 3 mức bình quân toàn Đồng
bằng sông Cửu Long.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sản xuất nông nghiệp luôn giữ
vai trò quan trọng. Năm 2009, Tổng sản phẩm (GDP) nông lâm nghiệp và thủy sản
chiếm 51,87%; năm 2010 đạt 50,58% tổng GDP toàn tỉnh (theo giá hiện hành). Tốc độ
tăng (GDP) nông lâm ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2010 là 5,96%/năm. Trong
nông nghiệp hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng có diện tích lớn, đạt năng
suất và chất lượng cao, điển hình là cây đặc sản truyền thống như: Bưởi Năm roi ở Bình
Minh, cam sành ở Tam Bình, khoai lang ở Bình Tân…
Thành quả nổi bật của nông nghiệp Vĩnh Long trong 10 năm qua (2001 - 2010),
với mức huy động cao quỹ đất dành cho nông nghiệp (78,3%), hệ số quay vòng đất đạt
2,78 lần/năm. Tuy nhiên, GDP nông lâm nghiệp, thủy sản có mức tăng chưa ổn định qua
các năm, bình quân (2006-2010) tăng 6,28%; tuy nhiên xét tính liên hoàn qua các năm
cho thấy: Năm 2006 tăng 5,51%, năm 2007 tăng 7,12%, năm 2008 tăng 6,74%, năm
2009 tăng 5,95%, năm 2010 tăng 6,13% (Chỉ số năm trước =100%).
Quy hoạch nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn (2001-2010) được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1031/QĐ-UB ngày 16 tháng 4 năm 2002. Qua
gần 10 năm thực hiện, cần đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được và
những vấn đề còn tồn tại, bất cập để có những điều chỉnh bổ sung hợp lý và kịp thời, đề
xuất các mục tiêu phù hợp và chuyển dịch kinh tế nông nghiệp đạt hiệu quả cao và bền
vững theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng, hình thành nhiều
mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp diễn ra chậm và còn nhiều yếu tố chưa bền vững, trong đó nổi lên vấn đề


thị trường tiêu thụ nông sản, thiên tai, dịch bệnh cần phải được dự báo và giải quyết kịp
thời tạo bước đi vững chắc cho nền nông nghiệp hàng hóa; đặc biệt khi Việt Nam là
thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Đứng trước bối cảnh kinh tế - xã hội của Vĩnh Long, của ĐBSCL hay cả nước và
khu vực ASEAN, cũng như thế giới đã và đang có nhiều biến đổi; đặc biệt là xu thế quốc
tế hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt trong nền kinh tế thị trường, đồng thời
cũng luôn tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới.
Những quan điểm mới của Đảng và Chính phủ trong chỉ đạo phát triển sản xuất
nông nghiệp: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tận dụng lợi thế gắn sản
xuất với thị trường - công nghệ chế biến - bảo quản trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao.

Baùo caùo chính

Trang 1


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Nghị quyết số 26/NQ-TW Hội nghị TW 7 (khóa X) và Chương trình hành động của
Tỉnh ủy Vĩnh Long thực hiện Nghị quyết TW 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 8 năm 2009: Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg trong đó lưu ý hạn chế tối đa
việc chuyển đổi đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc rà soát kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó có rà soát kiểm tra thực trạng công tác quản lý sử
dụng đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng.
Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ,… gia cầm và cơ sở chăn nuôi

tập trung.
Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết
mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm.
Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cả nước đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm
2020.
Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2010 của UBND tỉnh
Vĩnh Long về việc phê duyệt chủ trương lập quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh
Long đến năm 2020; Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2010 của
UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề cương và Dự toán quy hoạch phát triển
nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Vĩnh Long phối hợp với đơn vị tư vấn (Phân viện
Quy hoạch - TKNN) tiến hành nghiên cứu lập Dự án quy hoạch phát triển nông nghiệp
tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020.
Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 đã được
phê duyệt theo QĐ số 1613/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch
UBND tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch và ban
hành tài liệu làm cơ sở pháp lý để các ngành, thành phố và các huyện tổ chức thực hiện.



Baùo caùo chính

Trang 2



Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ MỚI
TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ
Vĩnh Long nằm kẹp giữa sông Tiền, sông Hậu và sông Cổ Chiên, ở vị trí trung
tâm của ĐBSCL; đồng thời có Quốc lộ 1A là tuyến giao thông huyết mạch nối ĐBSCL
với Đông Nam bộ chạy qua huyện Bình Minh, huyện Long Hồ và thành phố Vĩnh Long
dài: 46 km, với cầu Mỹ Thuận kết nối với Tiền Giang; cầu Cần Thơ kết nối với thành
phố Cần Thơ và các tỉnh phía Tây tạo cho Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi giao lưu
kinh tế với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Ngoài ra còn có các tuyến Quốc lộ 53, 54,
57, 80 góp phần đưa Vĩnh Long đến gần với Trà Vinh, Đồng Tháp… Đặc biệt Vĩnh
Long có hệ thống giao thông thủy rất thuận lợi cả trong nước và quốc tế thông ra biển
Đông và ngược lên Campuchia.
Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế, nhất là phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hóa theo cơ chế thị trường, thì vị trí địa lý đã tạo cho Vĩnh Long lợi thế vượt trội so với
các tỉnh khác của ĐBSCL là có thể chủ động sản xuất ra nông, thủy sản gần như 12
tháng trong năm (có nước ngọt quanh năm, chịu ảnh hưởng lũ nhẹ hơn vùng Đồng Tháp
Mười). Hàng hóa nông sản (kể cả giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản) từ Vĩnh Long
tỏa đi toàn vùng rất thuận lợi và Vĩnh Long rất có cơ hội trở thành một trung tâm bảo
quản - chế biến và giao dịch nông sản hàng hóa lớn của ĐBSCL, nhất là các loại rau, trái
cây đặc sản,…
Tuy nhiên, Vĩnh Long lại nằm kế cận thành phố Cần Thơ (thành phố trực thuộc
Trung ương), một cực tăng trưởng của Nam bộ và cách thành phố Hồ Chí Minh (khoảng
135 km) - một đô thị lớn, là trung tâm công nghiệp - dịch vụ - khoa học công nghệ lớn
của cả nước, nên khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với Vĩnh Long bị
phân cực. Mặt khác, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống khu vực
nông thôn thiếu đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu những doanh
nghiệp đủ điều kiện làm đối tác liên doanh, khó thu hút vốn đầu tư về với Vĩnh Long.

Gắn vị trí địa lý với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi thì Vĩnh Long có thế
mạnh hình thành nền nông nghiệp toàn diện, đa canh, thâm canh có hiệu quả cao với các
nông sản chiến lược là: trái cây đặc sản, lúa, rau màu - thực phẩm, cá tôm nước ngọt, thịt
heo, thịt bò, thịt gia cầm với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu. Đồng thời, tận dụng cảnh quan sông nước - vườn cây - di tích lịch sử văn hóa
để phát triển mạnh ngành du lịch sinh thái.
II. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
II.1. Tài nguyên đất:
Trên cơ sở bản đồ đất (thổ nhưỡng) tỉnh Vĩnh Long tỷ lệ 1/50.000 trước đây, Phân
viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành điều tra, bổ sung, chỉnh lý theo quy
phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn (Tiêu chuẩn ngành ban hành năm 1984) Quyết
định số 765 NN-KHKT/QĐ của Bộ Nông nghiệp. Vật liệu chính hình thành đất ở Vĩnh
Baùo caùo chính

Trang 3


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Long là phù sa mới sông Mê Kông; do đặc điểm của quá trình hình thành và phát triển
đất được phân loại như sau:
II.1.1. Nhóm đất: (Bảng 1)
Chia thành 4 nhóm, trong đó nhóm đất xáo trộn (đất líp) có diện tích 50.613 ha
(chiếm 33,81% DTTN), nhóm đất phèn: 59.505 ha (chiếm 39,75%), nhóm đất phù sa:
20.884 ha (chiếm 13,95%) và nhóm đất cát chỉ có: 147 ha (chiếm 0,1%). Đặc biệt lưu ý
đất xáo trộn ở Vĩnh Long có quy mô lớn thứ hai ở ĐBSCL. Đây là các nhóm đất nếu có
hướng sử dụng hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao; đồng thời có thể kết hợp nuôi thủy sản
tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa.
II.1.2. Loại đất:
Đất được phân ra thành 10 loại, trong đó nhóm đất líp và đất cát mỗi nhóm chỉ có

một loại. Theo phân loại đất để đánh giá về khả năng sử dụng cho thấy:
- Ngoại trừ đất phèn tiềm tàng nông (Sp 1) diện tích: 2.986 ha, đất phèn hoạt động
nông (Sj1) 776 ha, đất phèn hoạt động sâu (Sj2) diện tích: 5.248 ha; tổng cộng là: 9.010
(chiếm 6% DTTN) là không có khả năng đa dạng hóa với cây trồng cạn, bởi tầng pyrite
và jarosite khi gặp oxy trong không khí sẽ bị oxy hóa làm tăng nồng độ SO 4- -, Al+++ trong
dung dịch đất tới mức làm chết cây trồng.
- Diện tích đất phù sa: 20.884 ha và đất phèn tiềm tàng rất sâu: 50.495 ha; tổng
cộng là: 71.379 ha (sau khi trừ đất xây dựng cơ bản), hoàn toàn cho phép trồng cây trồng
cạn (bắp, đậu, rau,…) theo hướng luân canh hợp lý với lúa. Đây chính là cơ hội để thực
hiện phương án đa dạng hóa cây trồng, tận dụng tối ưu điều kiện đất, kết hợp khai thác
tốt nhất thị trường nông sản hàng hóa.
- Nhóm đất xáo trộn (đất líp): 50.613 ha, bao gồm đất vườn thổ cư, khu dân cư đô
thị, đất trồng cây lâu năm và cây ăn trái…
II.1.3. Tính chất lý, hóa học đất:
- Đất cát giồng có thành phần cơ giới nhẹ, giữ nước và phân kém, nghèo dinh
dưỡng được xếp vào loại đất không thích hợp với sản xuất lúa, loại đất này hiện đã sử
dụng một phần trồng rau màu và chủ yếu sử dụng vào mục đích xây dựng cơ bản.
- Đất phù sa, đất phèn, đất líp đều có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý khá
cao (45 - 60%), dung tích hấp thu cao (15 - 22), thích hợp cho canh tác lúa.
- Hóa tính đất: Chất hữu cơ (tổng số) từ khá đến giàu (2,0-9,35%), đạm tổng số
khá - giàu (0,16-0,43),… Các chỉ tiêu về độ chua ở đất phù sa pH H2O: 5,3-5,5, đất phèn
pHH2O: 4,64-5,0. Lân tổng số tầng canh tác: 0,06-0,10% xếp loại trung bình, kali trung
bình: 0,19-0,4 mg/100g đất (Chi tiết phụ lục 5).
Tóm lại, nghiên cứu đất tỉnh Vĩnh Long với mục đích sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp có các thuận lợi, khó khăn như sau:
 Thuận lợi:

- Đất tốt (bao gồm: đất líp, đất phù sa, đất phèn tiềm tàng sâu) có diện tích:
121.992 ha, chiếm 81,5% DTTN; đây là tỷ lệ cao nhất ở ĐBSCL. Đặc biệt đất ở các cù
lao và ven sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên hoàn toàn chủ động nước ngọt, ngập

Baùo caùo chính

Trang 4


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

nông nên thích hợp cho trồng cây ăn trái đặc sản, nuôi tôm cá dưới mương vườn và trồng
luân canh lúa - rau màu, đây chính là thế mạnh của Vĩnh Long.
- Nhìn chung đất của Vĩnh Long có độ phì nhiêu tiềm tàng khá cao, nhất là tầng
canh tác cho phép áp dụng kỹ thuật thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc khai thác đưa vào sử dụng cho nông nghiệp đến mức cao 78,4%, trồng lúa 2,78
vụ/năm và trồng cây ăn trái 38.927 ha, là các mô hình sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả,
tuy nhiên diện tích chuyên canh 2-3 vụ lúa còn lớn, tỷ lệ đa dạng hóa còn thấp.
 Khó khăn:

Khó khăn về đất không đáng ngại, do các loại đất phèn ở Vĩnh Long tuy có diện
tích nhiều: 59.505 ha, song tầng phèn sâu, chúng ta chủ động nước để ém và rửa phèn
nên các độc tố có trong dung dịch đất hầu như rất ít gây hại cho cây trồng.
II.2. Tài nguyên nước và chế độ thủy văn:
II.2.1. Tài nguyên nước:
 Nguồn nước mặt:

Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông MeKong, nằm ở vị trí trung tâm ĐBSCL, được bao
bọc bởi sông Hậu (ranh giới phía Tây Nam dài 43 km), sông Tiền (ranh giới phía Bắc dài
20 km) và sông Cổ Chiên (ranh giới phía Đông Bắc dài 52 km); ngoài ra còn có hệ thống
sông, kênh, rạch chằng chịt dẫn nước từ sông chính vào nội đồng. Do vậy, tài nguyên
nước ở Vĩnh Long rất dồi dào và chất lượng rất tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, có
ưu thế nhất so với các tỉnh thành trong cả nước.
Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Cần Thơ trên Sông Hậu, lưu lượng nước

mùa kiệt QTB tháng IV từ 495 - 1.220 m3/s, mùa lũ QTB tháng IX từ 12.200 - 17.600 m3/s;
trên sông Tiền tại Mỹ Thuận (Q TB tháng IV từ 898 - 1.900 m 3/s), nhánh sông Cổ Chiên
vào cùng thời điểm quan trắc với trạm Mỹ Thuận là 618 - 887 m 3/s. Với tổng lưu lượng
nước trung bình mùa kiệt kể trên, nguồn nước không những đủ cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp và sinh hoạt ở Vĩnh Long mà còn cung cấp cho các tỉnh lân cận như: Trà
Vinh, Bến Tre...
Nguồn nước có chất lượng tốt pHH2O: 6,8 - 7,0, riêng mùa lũ nước có hàm lượng
phù sa từ 250 - 450 g/m3 được lắng đọng tại đồng ruộng, mương vườn, bãi bồi làm đất
thêm phì nhiêu.
Những năm qua Vĩnh Long đã tận dụng khá tốt lợi thế về nước, tổ chức khai thác
phục vụ cho sản xuất trồng trọt (tăng vụ, thâm canh). Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả
kinh tế nước và bảo vệ tài nguyên nước chưa được coi trọng đúng mức.
 Nguồn nước dưới đất:

Xét về tổng thể, nước ngầm xếp vào loại nghèo, nước sử dụng cho sinh hoạt ở
tầng sâu, đầu tư khai thác tốn kém. Nghiên cứu chi tiết về nước ngầm như sau:
- Có 4 tầng chứa nước ngầm: Trầm tích đệ tứ (Q IV), Pleistoxen giữa - trên (Q II-III),
Pleistoxen sớm (QI), Meogen trên N2 (chia thành Plioxen N22 và Mioxen N21).

Baùo caùo chính

Trang 5


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

+ Tầng Pleistoxen giữa - trên (QII-III) chiều sâu tầng chứa nước thay đổi từ 50 - 60m, có
nơi 80 - 100m chiếm 1/5 diện tích toàn tỉnh. Hiện đã được Trung tâm nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long tổ chức khoan khai thác.
+ Tầng Mioxen nằm ở phía bắc Vĩnh Long, tầng chứa nước xuất hiện ở độ sâu

350 - 405m, dày 18 - 73m, lưu lượng lớn: 12,6 - 21 l/s, mực nước tĩnh cao hơn
mặt đất 0,3 - 1,1m, chất lượng tốt, hàm lượng Clor: 31,2 - 216 mg/l, độ khoáng
hóa: 0,43 - 0,74 g/l, pH = 8,2 - 8,47 sử dụng tốt cho sinh hoạt.
+ Các tầng khác như QIV, QI, N22 thường bị nhiễm mặn, độ khoáng hóa cao (tổng
độ khoáng hóa: 1 - 3 g/l), pH thấp, nên không thể khoan khai thác sử dụng cho
sinh hoạt hoặc sản xuất.
Thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, tính đến cuối năm 2010 toàn tỉnh đã
hoàn thành và đưa vào sử dụng 120 công trình cấp nước tập trung có công suất từ 50-100
và 120-360 m3/ngày đêm và hàng ngàn giếng khoan của các hộ, xử lý nước mặt cung cấp
nước sạch cho người dân (chiếm 78,1% dân số toàn tỉnh).
II.2.2. Chế độ thủy văn:
 Thủy triều:

Sông Hậu thông ra Biển Đông qua cửa Định An và Trần Đề, sông Cổ Chiên qua
cửa Cung Hầu, nên toàn bộ hệ thống sông rạch tỉnh Vĩnh Long chịu ảnh hưởng của chế
độ bán nhật triều không đều của Biển Đông, trong 1 ngày (24 giờ) có 2 đỉnh triều và 2
chân triều không đều nhau và biến động qua các tháng trong năm.
Biên độ triều trên sông Hậu (tại Cần Thơ) dao động từ 104 - 172cm (đỉnh triều:
104 - 161cm, chân triều thấp nhất: -22cm đến - 178cm), trên sông Tiền (tại Mỹ Thuận)
biên độ dao động 75-142cm (tương ứng đỉnh triều: 79-159cm, chân triều thấp nhất: 4cm đến -169cm) tại một số điểm trên sông Mang Thít như Quới An có biên độ triều cực
đại: 224cm, Trà Ôn: 221cm, Trà Ngoa: 220cm, Long Đức: 222cm. Đặc biệt, cường độ
truyền triều qua sông Hậu và Cổ Chiên xếp vào loại lớn nhất nước ta (tốc độ 18-24
km/giờ), tốc độ dòng chảy ngược cao. Do vậy, với địa hình lòng mo, cao trình đất bình
quân 0,6-1,2 m, có thể tận dụng triệt để hoạt động của thủy triều để tưới tiêu tự chảy cho
một phần khá lớn diện tích đất nông nghiệp canh tác mùa khô mà không có một tỉnh nào
ở ĐBSCL có được, giảm tiêu tốn năng lượng điện hoặc nhiên liệu chạy máy bơm, giảm
chi phí sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa. Song gần cuối mùa lũ,
đặc biệt vào tháng 10, do cường độ lũ mạnh, triều dâng cao kết hợp mưa nhiều trong nội
đồng đã có ảnh hưởng ngập úng gây khó khăn trong việc bảo vệ vườn cây ăn trái và vụ
lúa Thu Đông.

 Ngập úng - lũ:
Ngập úng ở Vĩnh Long xảy ra ở nơi có địa hình thấp trũng (diện tích: 38.514 ha,
chiếm 26,11% DTTN) làm ảnh đến việc rút nước gieo sạ vụ Đông Xuân sớm; Vấn đề
úng có khả năng giải quyết được khi hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và các trạm bơm.
Vĩnh Long nằm ở ngoài vùng ngập lũ sâu (theo quy hoạch vùng kiểm soát lũ sâu
của ĐBSCL có diện tích 1,5 triệu ha). Song, những năm gần đây lũ có xu thế giảm quy
mô ảnh hưởng, giảm tần suất lũ lớn và thời gian ngập ít hơn, phần lớn gây ảnh hưởng
Baùo caùo chính

Trang 6


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

đến sản xuất là do triều cường và mưa lớn cục bộ, cần có kế hoạch ứng phó lũ kịp thời
(đặc biệt chú ý tác hại của lũ tháng 10). Mức ngập lũ bình quân qua các năm như sau:
- Độ sâu ngập > 60cm:
38.301 ha, chiếm 25,96% DTTN.
- Độ sâu ngập 40 - 60cm: 24.265 ha, chiếm 16,44% DTTN.
- Độ sâu ngập 20 - 40cm: 11.396 ha, chiếm 7,73% DTTN.
- Độ sâu ngập 0 - 20cm: 57.463 ha, chiếm 38,95% DTTN.
Thời gian ngập kéo dài từ 2,5 - 3,0 tháng, bắt đầu 1/IX kết thúc 15/XI đến 30/XI ở
những nơi ngập > 40cm; hiện nay diện tích ngăn lũ dưới mức báo động III là 78.000 ha
(chủ động kiểm soát ngập lũ), nên diện tích bị ngập (> 40cm) bị thu hẹp.
Với chiến lược chủ động chung sống với lũ, an toàn về người và bảo vệ tốt cơ sở
hạ tầng, kinh tế phát triển ổn định và bền vững, Vĩnh Long cần thấy lũ có nhiều ích lợi
(cung cấp phù sa, làm giàu cho đất, vệ sinh đồng ruộng, tăng nguồn lợi thủy sản,…), cần
tận dụng khai thác một cách hiệu quả, bởi theo Hội nghị kiểm soát lũ sông MeKong do
ADB (Ngân hàng phát triển châu Á) tài trợ, đã có nhiều ý kiến về một kiểu “lũ đẹp” mà
mô hình lũ này rất gần như ở Vĩnh Long.

Tuy nhiên, trận lũ năm 1994 và lũ lịch sử năm 2000 đã gây thiệt hại khá lớn, tổng
thiệt hại (theo báo cáo số 71/BC-UBT ngày 9/11/2000) lên đến: 167 tỷ đồng; Trong đó,
nông nghiệp: 138 tỷ đồng (riêng cây ăn trái: 80 tỷ đồng và lúa 45 tỷ đồng), nên cần chủ
động làm tốt công tác phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai.
Vĩnh Long không phải đối mặt với lũ ở mức cao như ở các tỉnh An Giang, Đồng
Tháp, Long An,… phải ngừng trệ sản xuất. Một nơi ít ảnh hưởng lũ như Vĩnh Long, lũ
sẽ là cơ hội để tập trung vào sản xuất tạo ra sản phẩm mà thị trường cần, đặc biệt là sản
xuất giống: cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho phát triển sản xuất nông nghiệp ngay sau lũ
và nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường các tỉnh bị lũ cũng như Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, xây dựng nông nghiệp Vĩnh Long thành hậu phương vững chắc, khai
thác tối đa quy luật cung - cầu của thị trường.
 Xâm nhập mặn:

Mặn 4g/l rất ít khi ảnh hưởng đến Vĩnh Long, tuy nhiên tháng V, VI/1998 do triều
cường, lưu lượng nước đầu nguồn về ít,… làm một số nơi ở Vũng Liêm bị ảnh hưởng
mặn 3g/l qua sông Cổ Chiên trên diện tích: 6.850 ha và một số diện tích lúa của Trà Ôn,
thiệt hại không đáng kể. Năm 2010 đã có xâm nhập mặn ở Vũng Liêm và Trà Ôn vượt
mức 4g/lít, ảnh hưởng đến sản xuất lúa. Mặn tạo ra môi trường giáp nước (nước lợ) để
một số loài thủy sản đến cư trú và sinh sản làm giàu thêm nguồn lợi thủy sản.
II.3. Điều kiện khí hậu - thời tiết:
Qua chuỗi số liệu quan trắc từ năm 1957 đến 1974 và năm 1976 - 1995 của Trạm
Vĩnh Long, cũng như các trạm lân cận như: Sa Đéc, Cần Thơ và số liệu xử lý tổng hợp
của Phân viện Khí tượng Thủy văn Nam bộ (từ 1960 - 1995), được trình bày từ phụ lục 1
đến 3 có nhận xét như sau:
 Về mặt thuận lợi của khí hậu - thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp:

- Vĩnh Long nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu - cận xích đạo nên có nền
nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,6 – 26,8 0C) và khá ổn định. Tháng IV có
Baùo caùo chính


Trang 7


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

nhiệt độ trung bình cao nhất: 28,2 0C và thấp nhất là tháng I: 25,3 0C; do đó tổng tích ôn
cả năm lên đến: 9.585 – 9.582 0C/năm (xếp vào loại cao ở Nam bộ).
- Số giờ chiếu sáng cả năm: 2.552 – 2.582 giờ/năm; trong đó tháng III có số giờ
chiếu sáng cao nhất 276 giờ/tháng và thấp nhất là tháng IX: 159 giờ/tháng. Bình quân 7,0
giờ/ngày.
- Đồng thời với ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu Vĩnh Long còn có tổng lượng bức xạ
tổng cộng trung bình ngày đạt khá cao từ 390 - 493 cal/cm2/ngày.
Cả 3 yếu tố nói trên trong điều kiện đủ nước tưới, phân bón và giống cây trồng
tốt, cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất cao; vấn đề
là tính toán bố trí cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả quang hợp tối ưu nhất. Đặc biệt
với Vĩnh Long là làm vụ lúa Đông Xuân sớm và màu Xuân Hè sao cho vừa tận dụng
được điều kiện đất - nước - khí hậu, vừa tranh thủ được thời điểm thị trường rất cần, mà
ở vùng khác không sản xuất được do lũ lụt ở ĐBSCL hoặc chưa vào mùa mưa là vụ sản
xuất chính ở Đông Nam bộ.
- Thời gian mùa khô thực sự của Vĩnh Long kéo dài: 151-158 ngày, có nắng
nhiều, nhiệt độ và bức xạ cao, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là
đối với nhóm cây ưa sáng, cũng như thu hoạch ít bị hao hụt.
 Về khó khăn do khí hậu - thời tiết gây ra:

- Mưa tập trung cường độ lớn vào tháng VII, tháng IX, X (bình quân từ 197 241,7mm), ảnh hưởng đến thu hoạch vụ lúa Hè thu hoặc canh tác lúa vụ 3 (vụ Thu
Đông), nhất là tăng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, giảm chất lượng lúa hàng hóa.
- Hiện tượng lốc xoáy và ảnh hưởng của mưa bão do thời tiết bất thường đã gây
hư hại cây ăn trái lâu năm; cần có biện pháp phòng tránh tích cực để giảm nhẹ thiên tai.
- Dự báo ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ có tác động đến
đời sống kinh tế xã hội trong đó có sản xuất nông nghiệp; yếu tố có tác động lớn nhất là

nước biển dâng cao sẽ gây ngập trên diện rộng và xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng,
đây là một thách thức lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng.
II.4. Tài nguyên sinh vật (cây trồng và vật nuôi):
Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) thông qua chọn
lọc tự nhiên, đã tạo thành một hệ thống cây trồng phong phú, một số chủng loại cây thích
nghi lâu đời có khả năng chống chịu tốt với ngoại cảnh, cho năng suất và chất lượng cao
và đã trở thành cây đặc sản truyền thống của tỉnh Vĩnh Long.
II.4.1. Về cây trồng:
- Lúa là cây trồng có số lượng giống nhiều nhất, theo báo cáo của Trung tâm
Khuyến nông tỉnh các giống lúa phổ biến hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long: OM
4900, OM 6162, OM 5472, MTL 547, OM 2514, MTL 232, OM 6976, OMCS 2000,
TNĐB 100,... đồng thời với lúa thơm Jasmin 85,…
- Cây ngô: Có 3 giống địa phương là ngô nếp, nù, sữa và các giống ngô lai chủ
yếu MX 10, P 3110, WAX 44, WAX 48 và một số giống LVN 10, DK 888, Pacific 11.
Baùo caùo chính

Trang 8


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Khoai lang: Giống chủ lực hiện nay của tỉnh là giống khoai tím Nhật, ngoài ra
còn có các giống: Tàu ngạn, Bí đường, Dương ngọc, Bí nghệ, Bí sữa,…
- Giống đậu nành và đậu xanh: Đậu nành MTĐ 176, MTĐ 517-8; MTĐ 760-4, A
17; đậu xanh: V 87-13, V 90-3, HL 25. Giống rau màu: Sử dụng các giống lai F1 cho
năng suất và chất lượng cao của các công ty Trang Nông, Hai mũi tên đỏ,…
- Giống rau thực phẩm: Một tập đoàn rất phong phú gồm:
+ Cà chua: Có 5 giống (Red Crown 250, cà chua lai KBT4, cà chua núi, cà trắng
bành quả tròn, cà chua Đà Lạt SB3).

+ Ớt: Có các giống ớt sừng vàng, ớt sừng trâu, ớt chi Hungrari.
+ Dưa hấu: Có các giống (Xuân Lan, Xuân Lan lai, An Tiêm 95, Hồng Lương,
Hắc mỹ nhân Trang Nông và Hắc mỹ nhân Nông hữu).
+ Các giống rau nhập khẩu đã được nhiệt đới hóa (bắp cải, súp-lơ, cải ngọt, khổ
qua, cà, đặc biệt xà lách xoong,…)
+ Các giống rau địa phương: hành, hẹ, cần, rau muống, rau thơm,…
- Giống cây lâu năm: Ngoài các giống dừa (dâu xanh, dâu vàng, dừa lửa, dừa bị,
dừa xiêm), Vĩnh Long có nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng, trước hết là bưởi Năm Roi, cam
sành, nhãn có 17 giống (nổi tiếng là xuồng cơm vàng, tiêu lá bầu), sầu riêng có 15 giống
(nổi tiếng là sầu riêng hạt lép và sầu riêng Mon Thong, Ri 6), xoài 5 giống (nổi tiếng là
xoài cát Hòa Lộc hoặc xoài cát Chu). Ngoài ra, còn có cam giấy, quýt tiều, quýt hồng,
quýt đường, chanh, mận, Sapoche, ổi, đu đủ, táo, chuối, măng cụt, bòn bon,…
II.4.2. Về vật nuôi:
- Heo có giống heo lai F1 giữa heo nái địa phương (Thuộc Nhiêu) với Yorkshire,
Landrace, Duroc và giống YorkLand (2 máu ngoại) và heo lai 3 máu ngoại YorkShire Landrace – Duroc là những giống được nuôi đại trà hiện nay.
- Bò có 2 giống: bò ta vàng và bò lai Sind.
- Gà: Gà địa phương 5 giống và gà công nghiệp (AA, Goldline 54, Hiline), gà thả
vườn Tam Hoàng…
- Vịt: vịt Tàu rằn, vịt cổ lùn, vịt Bắc Kinh, vịt siêu thịt, vịt siêu trứng CV 2000.
Tóm lại, cây trồng và vật nuôi tỉnh Vĩnh Long rất đa dạng, một số có những đặc
tính tốt, sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao và thị trường chấp nhận tiêu thụ. Đây là
nguồn cây con đầu dòng rất quan trọng để chọn lọc, bình tuyển các cây con tốt cung cấp
vật liệu lai tạo giống hoặc nhân ra cho sản xuất đại trà. Đặc biệt nông nghiệp Vĩnh Long
phải xem công tác giống vừa là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển vừa là
ngành dịch vụ quan trọng, tận dụng điều kiện ít ảnh hưởng lũ để sản xuất cây con giống
cung cấp cho vùng lũ (1,8 triệu ha với hơn 10 triệu dân), như Nghị quyết VIII Tỉnh Đảng
bộ Vĩnh Long nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã chọn giống nông nghiệp là một trong những
chương trình trọng điểm.
II.5. Các tài nguyên tự nhiên khác liên quan đến nông nghiệp:


Baùo caùo chính

Trang 9


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Khoáng sản: Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi
dào; cát sông chủ yếu phân bổ ở các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu
và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m 3 (không kể những vùng cấm,
tạm cấm và dự trữ sau năm 2010). Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch ngói, gốm sứ có
tổng trử lượng khoảng 200 triệu m 3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất
canh tác nông nghiệp với chiều dày từ 0,4-1,2 m, phân bố ở hầu hết các huyện trong tỉnh.
Vĩnh Long ở vào địa thế thiên nhiên phú cho một cảnh quan sông nước, vườn sinh
thái, khí hậu - thủy văn,… rất hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngoài cảnh trí thiên nhiên bao quanh cù lao (Thanh Bình-Quới Thiện, Lục Sĩ
Thành, Phú Thành, Đồng Phú, An Bình, Hòa Ninh) là 3 nhánh sông Cửu Long, cây trái
xanh mượt trĩu quả, mương vườn có thể nuôi thủy sản (cá tai tượng, tôm càng xanh, cá
chép,…) để chế biến ẩm thực giàu chất Nam bộ. Mặt khác, kết hợp yếu tố tự nhiên với
văn hóa truyền thống và di tích lịch sử văn hóa, cho phép Vĩnh Long phát triển du lịch
sinh thái kết hợp tham quan di tích lịch sử giàu chất trữ tình, mang bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Do vậy, ngành nông nghiệp Vĩnh Long chủ động xây dựng mô hình nông nghiệp
sinh thái kết hợp du lịch để thu được giá trị sản lượng và thu nhập cao nhất, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó
dịch vụ, du lịch là ngành kinh tế quan trọng.
III. ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
III.1. Đánh giá tổng quan về kinh tế (2001 - 2010):
III.1.1. Tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP):
- Tổng sản phẩm (GDP) giá cố định 1994 năm 2009: 7.018 tỷ đồng, (Gấp 2,3 lần

so với 2000), năm 2010 đạt 7.813 tỷ đồng, trong đó nông lâm ngư nghiệp 2.914 tỷ đồng.
Bảng 2:

Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu thời kỳ 2001-2010
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu

Tổng GDP (giá CĐ 94)
-Nông lâm ngư nghiệp
-Công nghiệp xây dựng
-Dịch vụ
Tổng GDP (giá HH)
-Nông lâm ngư nghiệp
-Công nghiệp xây dựng
-Dịch vụ
GDP/người (Giá HH)

Năm 2000

Năm 2005

3.035
1.634
412
988
4.322
2.559
516
1.248

4,26

4.583
2.149
816
1.618
8.217
4.565
1.157
2.495
8,05

Năm 2010

7.813
2.914
1.991
2.906
21.867
11.061
3.453
7.353
21,30

Tăng BQ%
2001-2005

8,59
5,63
14,65

10,37

Tăng BQ%
2006-2010

11,26
6,28
19,53
12,43

Ghi chú: Giá HH (giá hiện hành).
- Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2001- 2005 đạt 8,59%/năm, đến giai đoạn 2006 2010 tốc độ tăng đạt 11,26%/năm; bình quân 10 năm (2001-2010) là 9,92%/năm.
Baùo caùo chính

Trang 10


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Tốc độ tăng GDP nông lâm ngư nghiệp (2001-2005) là 5,63%/năm, giai đoạn
2006-2010 tăng 6,28%/năm; bình quân 10 năm (2001-2010) tăng 5,96%/năm.
- Tốc độ tăng GDP công nghiệp - xây dựng (2001-2005) là 14,65%/năm, giai
đoạn 2006-2010 tăng 19,53%/năm; bình quân 10 năm (2001-2010) tăng 17,06%/năm.
- Tốc độ tăng GDP ngành dịch vụ (2001-2005) là 10,37%/năm, giai đoạn 20062010 tăng 12,43%/năm; bình quân 10 năm (2001-2010) tăng 11,40%/năm.
- GDP bình quân/ người 2005 đạt: 8,05 triệu đồng/người/năm, năm 2010 là 21,3
triệu đồng/người/năm (theo giá hiện hành).
Những thành quả đạt được về tăng trưởng kinh tế là đáng phấn khởi, thể hiện tinh
thần đổi mới, phấn đấu liên tục, bền bỉ của Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Long, thực hiện
thắng lợi chiến lược 10 năm phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng lần thứ IX và X
Đảng Cộng Sản Việt Nam đề ra. Tốc độ tăng GDP bình quân 10 năm là khá cao (9,92%),

xu thế tăng GDP theo hướng tăng dần là điều tích cực, tuy nhiên tính liên hòan lại thể
hiện sự không ổn định qua các năm.
III.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2010:
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Long là đúng hướng, nhưng tốc độ
chậm, số liệu thống kê qua 10 năm được thể hiện như sau:
Bảng 3:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010

Cơ cấu GDP (giá HH)
Tổng số (%)

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tăng, giảm (01-10)

100,0

100,0

100,0

- Nông lâm nghiệp, thủy sản

59,2


55,6

50,6

-8,6

- Công nghiệp - xây dựng

11,9

14,1

15,8

+3,9

- Dịch vụ

28,9

30,4

33,6

+4,7

* Nguồn: Cục Thống kê và Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Vĩnh Long (theo giá thực tế).
- Sau 10 năm tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp đã giảm: -8,6%, công nghiệp
xây dựng tăng: +3,9% và dịch vụ tăng: +4,7%. Như vậy, kinh tế Vĩnh Long chủ yếu vẫn
là nông nghiệp, công nghiệp còn rất nhỏ và dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm

năng của một tỉnh ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long.
- Nếu so sánh tỷ lệ 3 khu vực của Vĩnh Long với ĐBSCL năm 2010 là: 46,0% 22,5% - 31,5% và cả nước là 20,6% - 41% - 38,4% càng cho thấy cơ cấu kinh tế của
Vĩnh Long đang mất cân đối, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện mục tiêu chiến lược
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng.
III.1.3. Thu, chi ngân sách và vấn đề đầu tư phát triển:
- Nguồn thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, tổng thu ngân
sách trên địa bàn năm 2001 là: 471 tỷ đồng, năm 2005 là 931 tỷ, năm 2009 thu 1.663 tỷ
đồng, năm 2010 đạt 2.293 tỷ đổng. Số liệu thu thực tế năm 2010 đạt 2.293 tỷ đồng cao
gấp 4,87 lần so với năm 2001, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách năm 2009 đạt 9,3%,
năm 2010 đạt 10,5%.

Baùo caùo chính

Trang 11


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Tổng chi ngân sách địa phương năm 2000 là 523 tỷ đồng, năm 2005 chi 1.033 tỷ
đồng, năm 2009 chi 2.304 tỷ đồng, năm 2010 chi 3.087 tỷ đồng. Như vậy, tính đến năm
2010 Vĩnh Long là một trong số các tỉnh thành phố trong cả nước “thu không đủ chi”,
đây là vấn đề khó khăn cho đầu tư phát triển.
- Vĩnh Long đã hướng chi ngân sách vào đầu tư phát triển, năm 2009 là: 917 tỷ
đồng (chiếm 37,6% so với tổng chi ngân sách trên địa bàn), chi thường xuyên là: 1.494
tỷ đồng (chiếm 61,3% tổng chi ngân sách), chi chương trình mục tiêu: 53 tỷ đồng chiếm
2,2%. Nên xem đây là một trong những khó khăn mà nền kinh tế Vĩnh Long cần phải
khắc phục là thiếu vốn đầu tư phát triển từ ngân sách.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khu vực nông lâm ngư nghiệp (do địa phương quản
lý) chiếm tỷ trọng thấp. So sánh cơ cấu đầu tư cho các ngành năm 2001: Nông lâm
nghiệp chiếm 12%, năm 2005 tăng lên 14%, đến năm 2010 đạt 16,2%, trong khi GDP

nông lâm ngư nghiệp đóng góp đến 55,6% (2005) và năm 2010 là 50,6%, như vậy mức
đầu tư có phần chưa tương xứng, trong đầu tư XDCB cho nông nghiệp lại tập trung vào
thủy lợi (chiếm 40%).
Tóm lại, trong đầu tư phát triển vừa thiếu vốn, lại quá tập trung vào lĩnh vực xây
dựng cơ sở hạ tầng, cần có sự điều chỉnh lại cho hợp lý hơn nếu muốn thực hiện sự
chuyển dịch cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hàng hóa, phát huy các
lợi thế mà nông nghiệp Vĩnh Long có được trong kinh tế thị trường.
III.2. Đánh giá vai trò tác động của công nghiệp và dịch vụ thương mại đến
sản xuất nông nghiệp:
III.2.1. Vai trò tác động của công nghiệp đến sản xuất nông nghiệp:
Công nghiệp - TTCN phát triển chưa mạnh, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ và
vừa, thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư cải tiến, chất lượng sản phẩm chưa cao, nên
giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên trên thị trường. Tổng GTSX công nghiệp (giá cố
định 1994) năm 2010 là 5.518 tỷ đồng, trong đó công nghiệp chế biến 5.479 tỷ đồng,
(gồm: sản xuất SP khoáng phi kim lọai, hóa chất, dày da, thực phẩm và đồ uống); công
nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, công nghiệp sản xuất công cụ phục vụ nông
nghiệp phát triển chưa mạnh.
- Công nghiệp sản xuất máy móc, tư liệu sản xuất cho nông nghiệp: Đáng kể
nhất là sản xuất máy tuốt lúa; song nhu cầu không biến động lớn nên sản lượng hàng
năm từ 100-150 máy. Năm 2000 là 145 chiếc, đến năm 2005 cũng chỉ có 147 chiếc, năm
2009 chỉ còn 98 chiếc. Ngoài ra, TTCN chỉ sản xuất các công cụ cầm tay và sửa chữa
các thiết bị cơ khí trong nông nghiệp như máy làm đất, máy bơm…
- Công nghiệp chế biến nông, thủy sản: Công nghiệp chế biến nông thủy sản đã
có tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, là đầu ra cho một số sản phẩm nông
nghiệp, thủy sản bởi đây là ngành có nhiều cơ sở sản xuất, năm 2010 có 2.976 cơ sở sản
xuất thực phẩm và đồ uống (chiếm 26,7% tổng số cơ sở ngành công nghiệp chế biến).
Những lĩnh vực công nghiệp tác động tích cực cho nông nghiệp là xay xát gạo
phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (năm 2000 sản lượng xay xát: 566 ngàn tấn
đến năm 2005 là: 853 ngàn tấn, 2009 là 920 ngàn tấn, năm 2010 đạt 1.030 ngàn tấn), kế
đến là thủy sản đông lạnh (2000 là: 1.646 tấn, năm 2005 là: 1.939 tấn, 2009 là 15.434

Baùo caùo chính

Trang 12


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

tấn, năm 2010 đạt 17.681 tấn), thức ăn chăn nuôi (năm 2000 là 1.281 tấn, năm 2005 là:
8.021 tấn, năm 2009 là 160.637 tấn, năm 2010 đạt 168.027 tấn),… Các sản phẩm công
nghiệp có nguyên liệu từ nông nghiệp tăng là: Gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, hàng
thủy sản đông lạnh, thức ăn gia súc, các sản phẩm khác giảm về sản lượng và chỉ có thị
phần tiêu thụ nội tỉnh là chính. Về lĩnh vực công nghiệp chế biến trái cây, rau, thịt chưa
phát triển nên các sản phẩm này có tỷ lệ hao hụt ở mức cao (rau, trái cây 25-30% sản
lượng), khó tiêu thụ, rất dễ mất giá,…
- Công nghiệp sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất nông nghiệp:
Nhà máy phân bón Cửu Long (thuộc Công ty phân bón Miền Nam) sản xuất phân hỗn
hợp NPK với công suất: 35.000 tấn/năm, phân bón lá: 1.500 tấn/năm,… đáp ứng khoảng
65-70% lượng phân NPK và 90% nhu cầu phân bón lá. Nhà máy sản xuất nhiều chủng
loại phân bón, phù hợp với yêu cầu của ngành trồng trọt nên đã giành được thị trường và
sản xuất kinh doanh có lãi, đang trên đà phát triển. Sản lượng sản xuất năm 2009 là
40.276 tấn, năm 2010 đạt 43.234 tấn.
- Công nghiệp thu hút lao động từ nông nghiệp: Theo số liệu thống kê hàng
năm, tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp năm 2001 là: 40.590 người, đến
năm 2010 tăng lên 68.020 người (tăng 27.430 người); trong đó lao động ở ngành công
nghiệp chế biến tăng mạnh nhất 24.646 người, trong khi đó lao động nông nghiệp thủy
sản năm 2010 là 352.030 người, giảm 50.450 người so với năm 2001.
Rõ ràng đây là sự chuyển đổi tích cực góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
III.2.2. Vai trò tác động của ngành dịch vụ, thương mại đối với nông nghiệp:
Nghiên cứu tác động của ngành dịch vụ đến sản xuất nông nghiệp cho thấy:

- Hệ thống thương mại (Nhà nước và tư nhân) đã cung ứng kịp thời và đầy đủ các
loại vật tư nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu, xăng, dầu, thức ăn gia súc, thuốc
thú y,… hệ thống các đại lý có ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh,… đã góp phần quan
trọng trong thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa. Đây chính là
mặt tích cực của thương mại với sản xuất nông nghiệp. Song, vấn đề hiện nay là giá vật
tư nông nghiệp còn cao và không ổn định, một số chủng loại vật tư (thuốc, phân, thức ăn
gia súc) chưa thật đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân.
- Những mặt còn hạn chế là việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho người dân ở thị
trường trong nước và tìm kiếm thị trường xuất khẩu luôn ở thế bị động, thị trường tiêu
thụ hầu hết các nông sản thiếu tính ổn định và còn để quy luật cung cầu tự điều tiết, nên
một số hàng nông sản được mùa nhưng lại mất giá, ngay cả với loại mặt hàng quan trọng
số một là gạo xuất khẩu nhiều năm còn gặp khó khăn.
- Sản lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khối lượng lớn, năm 2000 là 309 ngàn
tấn, năm 2005 là 537 ngàn tấn (năm cao nhất), năm 2006: 440 ngàn tấn, năm 2009: 421
ngàn tấn. Đây là một trong những lý do thúc đẩy nông nghiệp tập trung sản xuất lúa với
hệ số quay vòng đất 2,78 lần/năm, sản lượng lúa qua các năm đạt cao: năm 2000 đạt 941
ngàn tấn, năm 2005 đạt: 973 ngàn tấn/năm, năm 2010 đạt 929 ngàn tấn; bình quân 1 ha
gieo trồng lúa đạt năng suất 5,47 tấn (năm 2010).
Baùo caùo chính

Trang 13


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Về hoạt động du lịch được đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng phục vụ nên
đã thu hút khách đến với Vĩnh Long ngày càng đông. Năm 2010 số khách đến Vĩnh
Long lưu trú là 650 ngàn người (khách quốc tế 160 ngàn người) tăng 21%/năm trong giai
đoạn (2006-2010); số ngày khách lưu trú năm 2010 đạt 975 ngàn ngày/người, tăng
27%/năm (2006-2010), trong đó khách quốc tế khoảng 240 ngàn ngày/người, tương ứng

từ 1,15 ngày/lượt khách lên 1,5 ngày/lượt khách. Chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng
được cải thiện, đã góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, bằng việc
nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm phục vụ cho nhu cầu khách du lịch.
- Xúc tiến thương mại: Công tác xúc tiến thương mại phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp đã có những hoạt động thiết thực.
Ngành nông nghiệp đã phối hợp với Hội nông dân tổ chức hội chợ thương mại
Agriviet năm 2006 tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007 tổ chức thành công hội chợ
giống - vật tư, thiết bị nông nghiệp ĐBSCL, quy tụ 98 đơn vị và cá nhân trong khu vực
tham gia. Thông qua hội chợ các cuộc hội thảo “Sản xuất trái ngon - an toàn”, “ứng dụng
công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp”, “Phát triển nông nghiệp bền vững trong
hội nhập WTO”. Hàng năm đều tham gia các gian hàng tại các hội chợ được tổ chức
trong tỉnh và khu vực. Năm 2010, ngành nông nghiệp đã phối hợp với Sở Công Thương
tổ chức Hội chợ giới thiệu sản phẩm và thương hiệu của nông nghiệp Vĩnh Long như
bưởi Năm Roi (Bình Minh), cam sành (Tam Bình), thủy sản xuất khẩu, thu hút đông đảo
khách hàng trong, ngoài tỉnh và quốc tế.
Đây là bước đánh dấu nỗ lực trong việc xây dựng, giử vững và phát triển thương
hiệu sản phẩm trên đường hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, số lượng sản
phẩm thương hiệu mạnh còn ít và chất lượng thương hiệu đang là mối quan tâm cho
doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế.
Tóm lại, hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở Vĩnh Long có tác động tích cực cho
sản xuất nông nghiệp phát triển một cách bền vững, đặc biệt là khâu giải quyết đầu ra
cho nông sản hàng hóa. Ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ có mối quan hệ chặt
chẽ, hữu cơ với nhau, nhất là trong kinh tế thị trường, một nông sản hàng hóa có tồn tại
và phát triển tốt hay không luôn hàm chứa những vấn đề mà cả 3 ngành phải tập trung
đầu tư thúc đẩy có cơ sở khoa học và thực tiễn.
III.3. Biến động cơ cấu đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng:
III.3.1. Biến động sử dụng đất nông nghiệp năm 2000, 2005 và 2010:
Theo tài liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất hàng năm, từ 2000 đến 2010 của
ngành Tài nguyên và Môi trường (bảng 4).
- Đất nông nghiệp được khai thác triệt để với tỷ lệ sử dụng đất cao nhất so với các

tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long: Năm 2000 là: 119.674,5 ha (chiếm 81,12%) và năm
2005 là: 116.984,5 ha (chiếm 79,17%), năm 2010 là 117.192,5 ha (chiếm 78,29%).
- Đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần do đất hoang hóa có khả năng nông
nghiệp còn rất ít, trong khi đó nhu cầu đất chuyên dùng và đất ở tăng. So sánh 2010 với
năm 2000 đất nông nghiệp giảm: 2.482 ha.

Baùo caùo chính

Trang 14


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Trong đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2000
là 119.134 ha đến năm 2010 còn 116.114 ha, giảm 3.020 ha; Đất nuôi trồng thủy sản có
xu hướng tăng, năm 2000 có 524 ha đến năm 2010 tăng lên 1.027 ha, tăng 503 ha.
Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có xu hướng giảm, năm
2010 so với năm 2000 giảm: 8.660 ha, trong đó đất lúa giảm 8.192 ha. Đất trồng cây lâu
năm tăng khá cao, tổng diện tích đất trồng cây lâu năm từ 38.733 ha (năm 2000) lên
41.808 ha (năm 2005), và 44.373 ha năm 2010, tăng tuyệt đối: 5.640 ha, đặc biệt trong
đất trồng cây lâu năm thì cây ăn trái có diện tích 38.603 ha, chiếm 87% tổng diện tích
cây lâu năm (31/12/2010). Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 503 ha, năm 2000 có
524 ha thì đến năm 2010 là 1.027 ha.
Cơ cấu đất trồng cây hàng năm cũng biến động theo hướng giảm đất lúa từ 78.434
ha (năm 2000) xuống 72.851 ha (năm 2005) đến năm 2010 còn 70.241 ha; giảm tuyệt đối
8.192 ha; đất luân canh lúa – màu tăng từ 4.863 ha năm 2000 lên 10.550 ha năm 2009
(tăng 5.678 ha), đất chuyên màu năm 2009 là 1920 ha.
Biến động về đất nông nghiệp 2000 và 2010 của Vĩnh Long là một tất yếu khách
quan của việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng kinh tế thị trường. Đây là định hướng
đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường ngày càng tối ưu, tạo ra cơ sở vững chắc

để giai đoạn 2011-2020 tiếp tục chuyển đổi một cách hợp lý, góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người lao động.
III.3.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tác động đến sản xuất nông nghiệp
Đất là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, khi mục tiêu sử dụng đất thay
đổi, tác động sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp đặc biệt là gia tăng giá trị, lợi nhuận, thu
nhập hoặc tăng sản lượng nông sản hàng hóa.
Từ những năm 2000 mục tiêu hàng đầu của sử dụng đất là tăng sản lượng lúa,
nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tăng sản lượng gạo xuất khẩu, nên việc ưu
tiên tối đa quỹ đất nông nghiệp cho canh tác chuyên lúa, đặc biệt hệ số quay vòng đất lúa
năm 2000 là 2,75 và năm 2005 là 2,78 lần/năm. Dẫn đến tổng sản lượng lúa năm 2000 là:
941.000 tấn, năm 2005 là 973.017 tấn, năm 2010 tổng sản lượng lúa đạt 928.972 tấn.
Tổng sản lượng gạo xuất khẩu năm 2005 là 537.262 tấn, năm 2009 đạt 421.024 tấn, năm
2010 đạt 317.859 tấn.
Sản xuất nông nghiệp cũng chịu tác động mạnh của kinh tế thị trường, trong đó
chỉ tiêu lợi nhuận luôn hấp dẫn người sử dụng đất, nên họ đã tích cực chuyển đất cây
hàng năm kém hiệu quả và vườn tạp sang trồng cây ăn trái. Do đó, diện tích cây ăn trái
tăng từ 32.610 ha (năm 2000) lên 36.356 ha (2005); lên 38.601 ha năm 2009; 38.927 ha
năm 2010. Sản lượng các loại trái cây chính tăng từ 208.593 tấn (năm 2000) lên 306.074
tấn (năm 2005), 354.746 tấn năm 2009 và 412.213 tấn năm 2010, trực tiếp gia tăng giá
trị sản xuất của cây ăn trái trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt đã làm tăng giá trị sản phẩm
một cách rõ rệt, năm 2009 giá trị sản phẩm bình quân của ngành trồng trọt là 70,81 triệu
đồng/ha/năm, trong đó giá trị sản phẩm cây hàng năm trên 1 ha là 75,92 triệu
đồng/ha/năm (theo giá hiện hành). Đơn vị có giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha cao
Baùo caùo chính

Trang 15


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020


nhất là huyện Bình Tân 100,5 triệu đồng, trong đó giá trị sản phẩm cây hàng năm trên 1
ha đạt tới 110,9 triệu đồng; Đây là mức cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
Tóm lại, sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả luôn là mục tiêu cần thiết phải hoàn thiện
của nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, tăng lợi nhuận và thu nhập cho nông dân, nên quy hoạch sử dụng đất phải được
xem là chiến lược quan trọng hàng đầu khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội - môi trường.
III.3.3. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp:
- Tính đến thời điểm (31/12/2010) toàn tỉnh có 117.192,5 ha đất nông nghiệp,
(chiếm 78,29% DTTN) trong đó có 116.857 ha đất nông nghiệp do hộ gia đình cá nhân
sử dụng chiếm 99,7% quỹ đất nông nghiệp. Đặc biệt việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đạt 96,58%, đây là cơ sở pháp lý để hộ gia đình và các tổ chức đang sử dụng
đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ theo luật đất đai, yên tâm đầu tư cải tạo, sử dụng đất
có hiệu quả cao nhất.
- Tỷ lệ hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp tòan tỉnh khỏang 20,4%, số hộ không
đất sản xuất và một số hộ trong diện giải tỏa thu hồi đất để xây dựng các cụm dân cư,
giao thông, thủy lợi chiếm gần 5,5%, trong khi tìm kiếm việc làm trong các cụm và khu
công nghiệp đối với các hộ không đất là rất mong manh, làm phát sinh một lượng lao
động không có việc làm, không có thu nhập tác động không tốt đến trật tự an tòan xã hội
ở nông thôn. Đây là vấn đề khó khăn cho Vĩnh Long trong phát triển kinh tế và giải
quyết việc làm, góp phần cải thiện đời sống cho người lao động.
III.3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất nông nghiệp:
 Đối với cây hàng năm:

Phân tích tài chính của 26 loại hình sử dụng đất (xem bảng 5) rút ra nhận xét:
- Chi phí sản xuất có khoảng dao động rất lớn từ 22,29 triệu đồng/ha lúa 2 vụ đến
179,71 triệu đồng/ha (Chuyên rau 5 vụ/năm), những cơ cấu cây trồng có mức chi phí cao
> 48 - 72 triệu đồng/ha/năm là luân canh 2 vụ lúa - 1 vụ (khoai lang, đậu, bắp, rau, cá),
còn mức chi phí rất cao > 72,0 triệu đồng/ha, có 1 vụ lúa ĐX - khoai lang Xuân hè - một

vụ dưa hấu (72,3 triệu đồng), chuyên canh 3 vụ rau - dưa hấu (112,17 triệu đồng/ha), 3
vụ rau - 1 vụ (đậu nành) là 90,15 triệu đồng/ha. Riêng 2 - 3 vụ lúa chi phí từ 22,29 - 35,5
triệu đồng/ha xếp ở mức chi phí trung bình.
Như vậy, ở Vĩnh Long là nơi đầu tư với mức khá cao cho thâm canh, tăng vụ bởi
đất cây hàng năm có hệ số quay vòng đất 2,75 - 2,78 lần nên yêu cầu mức chi phí cao,
đây là một bất lợi nếu tiếp tục nâng mức đầu tư mà phải tính đến đổi mới, hoàn thiện quy
trình kỹ thuật, giảm chi phí, giảm giá thành thì sản phẩm hàng hóa mới đủ sức cạnh tranh
trên thị trường.
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình: Tổng giá trị sản lượng (theo giá thực tế tại
thời điểm điều tra) giá trị sản lượng đạt cao nhất là mô hình canh tác: Rau thực phẩm
(chuyên canh rau 5 vụ: 584 triệu đồng/ha, 3 vụ rau - 1 vụ dưa hấu: 434 triệu đồng/ha, 3
vụ rau - 1 vụ đậu nành: 372 triệu đồng; 1 vụ lúa (ĐX) - 1 vụ đậu nành XH - 2 vụ hành:
289,8 triệu đồng/ha), kế đến là màu luân canh 1 vụ lúa - 2 vụ màu mà điển hình là 1 lúa
ĐX - khoai lang Xuân hè - Dưa hấu Thu đông: 246,8 triệu đồng; 2 vụ lúa - 1 vụ màu đạt
Baùo caùo chính

Trang 16


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

giá trị sản lượng 145 - 153 triệu đồng/ha, còn chuyên canh 2 - 3 vụ lúa chỉ đạt: 44,8 67,2 triệu đồng/ha, trong đó thấp nhất là cơ cấu 2 vụ lúa (ĐX-HT).
- Lợi nhuận: mức rất cao có mô hình chuyên 4 - 5 vụ rau, 3 vụ rau - 1 vụ dưa hấu
đạt lợi nhuận từ 282 - 404 triệu đồng, 2 vụ lúa - 1 khoai lang, 2 vụ lúa - 1 rau, đạt từ 97 104,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận của 2 - 3 vụ lúa chuyên canh thấp (22,5 - 31,7 triệu
đồng/ha), còn 2 lúa - 1 màu (bắp, đậu nành) đạt trung bình: 40 - 57 triệu đồng/ha.
Tóm lại, nếu chỉ xét riêng về kinh tế thì chuyên canh lúa hiệu quả thấp nhất, cần
phải đa canh để phát huy lợi thế về sinh thái, tập quán sản xuất và thị trường tiêu thụ.
 Cây lâu năm:

- Chi phí hàng năm: Với 9 loại cây trồng chuyên canh, chi phí dao động từ 23,75

triệu đồng (chôm chôm) đến 53,9 triệu đồng/ha (cam sành). Ngoại trừ chuối, dừa là chi
phí thấp còn các cây khác như: bưởi, chanh, xoài tương đương 3 vụ lúa (Đông xuân - Hè
thu - Thu đông).
- Giá trị sản lượng đạt thấp chỉ có nhãn, chôm chôm (60-64 triệu đồng/ha/năm),
cây ăn quả hỗn hợp mức trung bình (48 triệu đồng/ha/năm), còn xoài, sầu riêng, bưởi
Năm roi, đạt từ: 76 - 93 triệu đồng/ha/năm. Đặc biệt có bưởi da xanh, cam sành, măng
cụt đạt giá trị rất cao: 96 - 112 triệu đồng/ha/năm.
- Lợi nhuận của cây lâu năm (trừ dừa, chuối, chôm chôm, nhãn) đạt từ 31,2-36,2
triệu đồng/ha/năm, các cây ăn quả khác đều có lợi nhuận cao hơn làm 2-3 vụ chuyên lúa.
Do vậy, trồng cây ăn trái đặc sản (bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, cam sành, xoài
cát Hòa Lộc,…) có hiệu quả kinh tế cao; xét về sinh thái ở Vĩnh Long còn cho phép chủ
động điều khiển thời gian thu hoạch trái vụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường, càng khẳng
định việc điều chỉnh tăng diện tích cây ăn quả ở những nơi có điều kiện thích nghi từ nay
đến năm 2020 là hoàn toàn đúng đắn.
III.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nông nghiệp:
III.4.1. Hiện trạng thủy lợi đến năm 2010: (Chi tiết xem phụ lục: 9,10,11)
Hệ thống thủy lợi của Vĩnh Long được đánh giá khá nhất so với 13 tỉnh vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Thủy lợi thực sự là yếu tố quyết định đến tăng vụ, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng và là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thâm canh tăng năng suất
cây trồng (Có phần quy hoạch chi tiết thủy lợi riêng).
- Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2010 là 116.114 ha, trong đó cây
hàng năm 71.740 ha, cây lâu năm 44.373 ha (cây ăn trái và cây lâu năm khác).
- Diện tích có bờ vùng khép kín phục vụ tưới tiêu đến cuối năm 2010 là 100.000
ha (chiếm 86,1%) đất sản xuất nông nghiệp, trong đó cây hàng năm 68.637 ha (chiếm
95,7% DT cây hàng năm), diện tích cây lâu năm có thủy lợi khép kín là 31.363 ha
(chiếm 70,7% so với cây lâu năm).
- Diện tích đảm bảo ngăn lũ lớn nhất (2002) là 69.900 ha, chiếm 71,3% so với
diện tích khép kín thủy lợi.

Baùo caùo chính


Trang 17


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

Chính vì vậy cần phải tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi,
nhất là thủy lợi nội đồng và bờ bao khép kín phục vụ sản xuất.
III.4.2. Hiện trạng giao thông:
 Đường bộ:

- Quốc lộ: Vĩnh Long có trục Quốc Lộ 1A tuyến đường chính của Đồng bằng
sông Cửu Long, đoạn chạy qua Vĩnh Long dài 35 km, đã được nâng cấp (tiêu chuẩn
đường cấp I đồng bằng), đặc biệt cầu Mỹ Thuận và cầu Cần thơ đã làm cho giao thông
đường bộ Vĩnh Long nối liền với các tỉnh bờ Nam sông Hậu và Bắc sông Tiền với vùng
Đông Nam bộ, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh trở nên rất thuận lợi. Ngoài ra còn có
Quốc lộ 53 dài 47 km, Quốc lộ 54 dài 49 km, Quốc lộ 57 dài 7,5 km, ngòai ra còn có
đọan QL 80 dài 3,7 km, đã và đang được nâng cấp, tổng chiều dài các tuyến Quốc lộ là:
142,2 km.
- Đường tỉnh: Có 10 tuyến (ĐT: 901, 902, 903, 904, 905, 906, 907, 908, 909,
910) với tổng chiều dài: 222,6 km đã và đang được nâng cấp, lưu thông vận chuyển
tương đối thuận lợi. Trên các tuyến có 107 cầu, với tổng chiều dài các cầu là: 4.856 m.
Đến năm 2010 đã cơ bản hoàn thành nâng cấp trãi nhựa các tuyến đường tỉnh (212 km)
còn 10 km cấp phối đá.
- Đường huyện: Tổng chiều dài 87 tuyến đường huyện là 372 km, với 165 chiếc
cầu trên các tuyến có chiều dài 6.494 m. Nhìn chung đường huyện đã có nâng cấp song
về cấp kỹ thuật chưa đảm bảo, bề mặt đường còn hẹp, cần được đầu tư nâng cấp và mở
rộng, phục vụ tốt vận chuyển sản phẩm và hành khách.
- Đường xã: Có 1.600 km có kết cấu mặt đường là đá, đan, nhựa, chủ yếu cho xe
hai bánh lưu thông dễ dàng. Theo thống kê đến 31 tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh có 94 xã

có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 100%, cơ bản xóa hết cầu khỉ.
Giao thông đường bộ đã từng bước được nâng cấp, tuy nhiên do địa chất công
trình nền đất yếu, sông - kênh - rạch chằng chịt, hàng năm lại bị ngập lũ nên đầu tư xây
dựng giao thông (đường, cầu, cống) rất tốn kém. Hiện tại, giao thông nông thôn đã có
nhiều cải thiện, đáp ứng ngày một tốt hơn cho các phương tiện tham gia giao thông;
nhưng về mùa mưa lũ còn khó khăn vì đường xuống cấp, nhất là lũ tháng 10. Đây chính
là vấn đề tồn tại, cần tiếp tục đầu tư trong những năm tới để phục vụ tốt sản xuất nông
nghiệp và phát triển nông thôn mới.
 Đường thủy:

- Vĩnh Long có các sông lớn: sông Hậu, sông Tiền, sông Cổ Chiên và sông Mang
Thít, là các tuyến giao thông thủy quốc gia, quốc tế do Bộ Giao thông vận tải quản lý với
tổng chiều dài 215 km; tỉnh quản lý các tuyến còn lại, trong đó Sở Giao thông vận tải
quản lý 25 tuyến với tổng chiều dài 179 km; UBND các huyện, thành phố quản lý các
tuyến còn lại ước chiều dài khoảng 1.500 km. Ngoài ra, còn có trên 500 km kênh cấp I
và 1.100 km kênh cấp II (mật độ đường thủy 4,2km/km 2) hợp thành hệ thống giao thông
thủy rất tiện lợi, có cước phí vận chuyển thấp, đã hỗ trợ tích cực cho giao thông đường
bộ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Bến cảng:
Baùo caùo chính

Trang 18


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

a) Cảng Vĩnh Long (bờ phải sông Cổ Chiên, thuộc Phường 9 TP Vĩnh Long,
năng lực 450 ngàn tấn/năm, tiếp nhận tàu 3.000 tấn. Theo kết quả hoạt động thì Cảng
mới khai thác khoảng 60% công suất; vị trí của Cảng rất thuận lợi, tuy nhiên ở trong nội
ô thành phố Vĩnh Long nên ảnh hưởng môi trường khi trung chuyển hàng hóa.

b) Cảng Bình Minh (bờ trái sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) hiện
tại chủ yếu là vật liệu xây dựng, năng lực 250 ngàn tấn/năm.
c) Cảng An Phước (bờ phải sông Cổ Chiên, xã An Phước huyện Mang Thít),
năng lực 250 ngàn tấn/năm, đã giao cho UBND huyện Mang Thít quản lý và khai thác.
III.4.3. Điện khí hóa nông thôn:
Đến tháng 12 năm 2010 toàn tỉnh đã có 94/94 xã đã có điện sử dụng, tổng số hộ
sử dụng điện 269.000 hộ, chiếm 98,5%. Điện thương phẩm tiêu thụ bình quân: 295
KWh/người/năm và chủ yếu dùng cho sinh hoạt (60%), công nghiệp và xây dựng (25%,
dịch vụ thương mại (3%), điện dùng cho sản xuất nông nghiệp khoảng 2% tổng lượng
điện tiêu thụ, chủ yếu do nông nghiệp chưa có những nhu cầu lớn về điện, đặc biệt là nhu
cầu bơm tưới dùng máy bơm dầu cơ động và quản lý dễ dàng hơn là đầu tư các trạm bơm
điện, vì quy mô ruộng đất bình quân của nông hộ thấp.
Đây là vấn đề cần giải quyết để điện thực sự là động lực thúc đẩy công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và phát triển nông thôn mới.
III.4.4. Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
được thực hiện theo Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03
tháng 12 năm 1998, số liệu lũy kế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đến 31
tháng 12 năm 2010 như sau:
 Chương trình nước sạch:

Toàn tỉnh, hiện nay đã có các hệ thống cấp nước 120 trạm, kể cả nhà nước và tư
nhân (số lũy kế), với tổng công suất theo thiết kế 22.395 m 3/ngày đêm, công suất thực tế
sử dụng 19.253 m3/ngày đêm, tổng số hộ sử dụng từ hệ thống cấp nước tập trung này là
40.374 hộ. Riêng trong năm 2010 xây dựng mới 01 trạm và nâng cấp công suất cho 17
trạm cấp nước. Tính đến tháng 12 năm 2010, toàn tỉnh Vĩnh Long có 766.000 người dân
nông thôn trên địa bàn của 79/94 xã nông thôn được tiếp cận nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ
dân có nước sạch phổ thông sử dụng là 90%, trong đó từ nguồn cấp nước tập trung là
55%. Tuy nhiên, đối chiếu với QCVN 02-BYT, tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước
sạch đáp ứng Quy chuẩn Quốc gia do Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009 chỉ đạt 28,9%, tỷ

lệ toàn tỉnh là 37,1%, khu vực thành thị là 85,12%.
 Về vệ sinh môi trường nông thôn:

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, đến 31/12/2010 tòan tỉnh Vĩnh Long
đã có 70% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, trong đó có khoảng 45% số hô dân có nhà tiêu
hợp vệ sinh theo TC 08/BYT của Bộ Y tế; 80% trường học, 100% trạm y tế xã, 95% trụ
sở UBND xã, 70% chợ nông thôn có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện nay ô
nhiễm môi trường nông thôn đang có chiều hướng gia tăng, bởi các nguy cơ gây ô nhiễm
không được kiểm soát. Trong đó đáng kể nhất là do tập quán sinh hoạt và ý thức bảo vệ
môi trường sống của người dân nông thôn còn ở mức thấp: xả rác bừa bãi, chăn nuôi gia
Baùo caùo chính

Trang 19


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

súc, gia cầm và nuôi thủy sản bằng phương thức giản đơn, toàn bộ phân, thức ăn thừa,…
không được xử lý đã xả trực tiếp ra sông rạch. Đồng thời do thâm canh, tăng vụ nông
dân đã sử dụng một số lượng lớn phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc cỏ,… cũng
là nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường.
Vĩnh Long là tỉnh có tỷ lệ dân khu vực nông thôn cao (84,6%), công tác kiểm soát
môi trường nông thôn chưa có sự cải thiện đáng kể, đây là một thách thức lớn đến sức
khỏe và đời sống dân cư nông thôn, cũng như khó có thể hướng đến một nền nông
nghiệp sạch để sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
III.5. Đánh giá nguồn nhân lực và mức sống dân cư:
III.5.1. Đánh giá nguồn nhân lực (Chi tiết theo huyện xem phụ lục 12).
- Dân số trung bình năm 2010 là: 1.026.521 người (chiếm 6,1% dân số Đồng bằng
sông Cửu Long và 1,3% dân số cả nước), trong đó người Khơme: 21.670 người (chiếm
2,1% dân số toàn tỉnh), với mật độ 686 người/km2 (đứng thứ 2 về mật độ bình quân trong

vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau Cần thơ) nên Vĩnh Long được xếp là nơi “đất
chật người đông”.
- Tổng dân số 1.026.521 người, trong đó khu vực nông thôn 868.527 người
(chiếm 84,6%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,9%/năm, nên áp lực về tăng dân số đang là
gánh nặng của nền kinh tế, khu vực nông thôn cơ sở hạ tầng chưa thật đồng bộ, kinh tế
thuần nông chậm chuyển đổi, nông dân không có đất và thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm
có chiều hướng tăng thêm.
- Lao động và chất lượng lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động đến năm
2010 là 698.030 người (chiếm 68% dân số). Lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế: 604.095 người (chiếm 86,54% lao động trong độ tuổi).
- Lao động trong ngành nông lâm nghiệp, thủy sản: 352.033 người (chiếm 58,3%
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế), với số lao động này hiện nay chỉ sử
dụng khoảng 82% năng lực, tỷ lệ số ngày nhàn rỗi trong năm lên đến 18% tổng quỹ thời
gian. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ còn hạn chế.
Tổng số lao động có chuyên môn kỹ thuật hiện nay của tất cả các ngành là 35%
(theo số liệu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2010-2015). Trong
quá trình sản xuất người lao động đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhạy bén với
khoa học - kỹ thuật, có sự đầu tư thâm canh khá cao; đồng thời, thông qua hoạt động
khuyến nông đã tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục ngàn lao động. Đây là giải
thích tại sao năng suất cây trồng và tăng vụ ở Vĩnh Long cao so với cả nước.
Do vậy, để tăng tỷ trọng lao động có chuyên môn và hiểu biết khoa học kỹ thuật
mới trong nông nghiệp, cần một chiến lược tổng thể đào tạo nguồn nhân lực (đào tạo
nghề và hướng nghiệp) để đến năm 2020 có ít nhất 55% lao động trong độ tuổi được đào
tạo chuyên môn, nghiệp vụ với chất lượng đảm bảo cho quá trình đổi mới nền kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
III.5.2. Thu nhập và mức sống của dân cư:
Baùo caùo chính

Trang 20



Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- GDP bình quân/người đã tăng từ 8 triệu đồng/người năm 2005 lên 17,5 triệu
đồng/người năm 2009, năm 2010 là 21,3 triệu đồng/người; so với ĐBSCL thì Vĩnh Long
đang xếp hạng thứ 6/13 tỉnh, thành (trung bình của toàn ĐBSCL), tuy nhiên do ảnh
hưởng của tình hình lạm phát trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến đời sống vật
chất của người dân.
- Công tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm đã được các ngành các cấp
quan tâm thực hiện. Năm 2010, giảm hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 16.385 hộ (chiếm
6%, theo tiêu chí hiện tại). Thực hiện Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, chắc chắn hộ nghèo
trong những năm tới sẽ tăng lên.
- Ở khu vực nông thôn, 100% số xã có trạm y tế và đã đạt chuẩn quốc gia, 98,5%
hộ dân sử dụng điện, 90% số hộ dân dùng nước sạch phổ thông, trong đó có 55% số hộ
sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch tập trung; 74% số hộ dân có nhà kiên cố,
bán kiên cố,… cho thấy đời sống nông dân từng bước được cải thiện, bộ mặt nông thôn
mới đã và đang đổi thay từng ngày dưới sự lãnh đạo toàn diện, sáng tạo của Đảng bộ và
chính quyền tỉnh Vĩnh Long, đời sống người dân sẽ được nâng cao hơn nữa.
III.6. Đánh giá tác động của kinh tế thị trường đến sản xuất hàng hóa.
III.6.1. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường trong nước:
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, đã mang lại
nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực. Kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Vĩnh
Long nói riêng có bước tăng trưởng đáng kể trên nhiều lĩnh vực; trong đó sản xuất nông
nghiệp liên tục tăng dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có cả mặt tích cực và mặt hạn chế cần phải
biết vận dụng để khắc phục đưa nông nghiệp phát triển một cách bền vững.
 Ảnh hưởng tích cực:


Sản xuất nông sản hàng hóa theo quy luật cung - cầu, lợi nhuận và thu nhập cao sẽ
hấp dẫn người nông dân tăng vụ, thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng chất
lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hóa vốn luôn
cạnh tranh quyết liệt. Cụ thể ở Vĩnh Long là việc tăng diện tích cây ăn quả đặc sản
(nhãn, xoài, bưởi, cam, quýt), trồng rau thực phẩm chuyên canh hoặc luân canh lúa khoai lang, tăng đàn heo, tăng đàn bò, vịt chuyên trứng. Giờ đây người nông dân có ý
thức chọn sản phẩm hàng hóa là các loại cây trồng có lợi nhuận, thu nhập cao trên một
đơn vị diện tích để sản xuất và biết tính toán kinh tế khi sản xuất, biết đầu tư tiến bộ khoa
học kỹ thuật và tư liệu sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả của đồng vốn.
Thông qua hoạt động kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ
nông dân và trang trại sản xuất giỏi đã trở nên giàu có, phân công lại lao động xã hội
theo hướng chuyên môn hóa (các dịch vụ nông nghiệp ra đời: làm đất, tuốt lúa, bơm
nước, bảo hiểm cây trồng vật nuôi, sản xuất cây con giống ngày một phát triển hơn) và
phân vùng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa.
Quá trình sản xuất người nông dân đã cần đến thông tin thị trường để bố trí cơ cấu
mùa vụ, tạo sản phẩm ra trái vụ, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của thị trường, đồng thời
từng bước hình thành các vùng cây trồng, vật nuôi chuyên canh (nhãn ở cù lao 4 xã
Baùo caùo chính

Trang 21


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

huyện Long Hồ, bưởi ở Bình Minh, cam sành, quýt đường ở Tam Bình và một số xã
huyện Trà Ôn, khoai lang, rau ở huyện Bình Tân,…).
- Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (Việt Nam là thành viên chính
thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO), tạo môi trường cạnh tranh khốc
liệt, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến quy trình, mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản
phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại…nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, có như
vậy mới mong đem lại hiệu quả cao cho sản xuất.

 Những mặt hạn chế của kinh tế thị trường:

- Do thông tin thị trường không đầy đủ, một bộ phận nông dân chưa tiếp cận được
nên sản xuất một số cây trồng, vật nuôi còn theo “phong trào” dễ dẫn đến dư thừa, “được
mùa, dội chợ, mất giá”.
- Gia tăng tích tụ đất đai, phân hóa giàu nghèo trong nông thôn sẽ tăng mạnh hơn,
tình hình lao động thiếu việc làm sẽ gay gắt hơn, xuất hiện tình trạng kinh doanh cạnh
tranh thiếu lành mạnh (hạ cấp nông sản, ép giá) gây thiệt hại cho nông dân khi thị trường
cung vượt cầu….
III.6.2. Ảnh hưởng của thị trường nông sản xuất khẩu
 Ảnh hưởng tích cực:

- Sản phẩm xuất khẩu của Vĩnh Long chính ngạch chủ yếu gồm có: gạo, hàng
thủy sản đông lạnh, trứng vịt muối, than gáo dừa, nấm rơm chế biến,… Thông qua hoạt
động của xuất khẩu hàng nông sản đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
- Năm 2000 xuất khẩu: 309.019 tấn gạo, năm 2005 là 537.262 tấn, năm 2009 xuất
421.024 tấn, khuyến khích nông dân tăng vụ lúa (2,75 - 2,78 lần/năm) đưa sản lượng lúa
lên cao 973.017 tấn (năm 2005) và năm 2010 là 928.972 tấn. Đồng thời hệ thống xay xát
đã được đổi mới công nghệ và thiết bị ngày một tốt hơn, đưa các giống lúa đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu có chất lượng cao vào trồng và chế biến xuất khẩu.
- Nông sản xuất khẩu tiểu ngạch, mà thị trường chủ yếu hiện nay là Trung Quốc
với các mặt hàng rau quả: nhãn, xoài, chôm chôm,… và đậu nành cũng có tác động gia
tăng diện tích các loại cây trồng trên và hình thành dịch vụ thu mua, phân loại, đóng gói,
sơ chế và vận chuyển sản phẩm.
 Những mặt hạn chế:

Rõ nhất là thị trường gạo, khi thị trường nhập khẩu thế giới giảm và bị thu hẹp,
giá gạo xuống thấp sẽ làm người nông dân trồng lúa gặp không ít khó khăn, mặc dù Nhà
nước đã tập trung hỗ trợ. Tương tự như một số mặt hàng rau quả xuất khẩu qua Trung
Quốc lúc ít hàng thì giá tăng, khi hàng nhiều thì giá giảm đột ngột, gây không ít thiệt hại

cho người sản xuất và người kinh doanh xuất khẩu.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường đã tác động mạnh
mẽ đến việc hình thành và phát triển cơ cấu nông sản hàng hóa. Chúng ta phải đầu tư đổi
mới công nghệ và thiết bị, thu thập và phân tích sâu sắc những thông tin về thị trường,
lợi thế cạnh tranh của các nông sản ở thị trường trong nước và quốc tế để có phương án
sản xuất kinh doanh tối ưu, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro do thị trường gây ra. Đồng
thời phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ dân trí và kiến thức khoa học, mạnh dạn
Baùo caùo chính

Trang 22


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

đầu tư công nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm, để sản phẩm hàng hóa có tính cạnh tranh
cao, chủ động hội nhập vào kinh tế thị trường.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
IV.1. Những lợi thế và cơ hội


Những Lợi thế:

- Vĩnh Long nằm ở vùng giữa châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long rất phù hợp
cho phát triển nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường.
- Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên ở Vĩnh Long (đất, nước, chế độ
thủy văn, khí hậu, sinh vật,…) có nhiều thuận lợi, nên việc đưa khoa học - công nghệ
mới vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học sẽ có tác động một cách sâu rộng đến sản
xuất nông nghiệp, có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa dạng hóa
sản phẩm theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa
quanh năm, nhất là giống cây trồng, gia súc và thủy sản; thỏa mãn tốt nhu cầu của thị

trường. Đây là lợi thế vượt trội của Vĩnh Long so với các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng
đã giúp nông dân Vĩnh Long có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất lúa gạo và phát triển
sản xuất cây ăn trái, tiếp thu ứng dụng sáng tạo tiến bộ kỹ thuật vào nông nghiệp, đã tạo
ra các cây trồng đặc sản truyền thống nổi tiếng: bưởi Năm roi, cam sành, quýt đường,
khoai lang, xoài cát, măng cụt, bòn bon,… được coi là tài sản quý hiếm trong nhân giống
cũng như tạo ra các nông sản hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, điện, cơ giới
hóa nông nghiệp) đã được đầu tư khá tốt, đã và đang phát huy tác dụng. Nếu tiếp tục đầu
tư hoàn chỉnh sẽ nâng cao hiệu quả trong việc tăng năng suất và chất lượng nông sản,
giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi một cách
vững chắc.
- Khoa học và công nghệ mới bước đầu được ứng dụng vào thực tế sản xuất nông
nghiệp đã đem lại kết quả khả quan. Đã hình thành được một số vùng chuyên canh lúa,
khoai lang, bưởi, cam, nhãn, rau thực phẩm… có quy mô khá lớn, với chất lượng ngày
càng được cải thiện. Đồng thời xuất hiện nhiều mô hình canh tác đem lại hiệu quả kinh tế
cao, đây là tiền đề quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp.
- Nhiều năm qua, Vĩnh Long đã cố gắng trong công tác xúc tiến thương mại, xây
dựng thương hiệu sản phẩm nên đã tạo cho sản xuất nông nghiệp có được những kết quả
khả quan trong tiêu thụ sản phẩm và uy tín chất lượng hàng nông sản.


Cơ hội:

- Sự thuận lợi về giao thông đối nội, đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực là cơ hội khai thác vốn và công nghệ từ bên ngoài (nước ngoài và các vùng lân cận).
Việc hoàn thành cầu Cần Thơ là cơ hội để Vĩnh Long liên kết với TP Cần Thơ bổ sung
cho nhau và thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Vĩnh Long nhanh hơn, cùng với Cần Thơ trở
thành Vùng phát triển của ĐBSCL.


Baùo caùo chính

Trang 23


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020

- Nhiều dự án lớn về hạ tầng (giao thông, bến cảng, điện đang được tiến hành đầu
tư ở ĐBSCL, Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020 và tầm
nhìn 2050, Vùng trọng điểm ĐBSCL, tại các hành lang Đông - Tây của các nước GMS
(Tiểu vùng Mê Công Mở rộng), Chiến lược kinh tế biển đến 2020…tất cả đang tạo ra rất
nhiều cơ hội để Vĩnh Long phát triển kinh tế, trong đó có nông nghiệp.
IV.2. Khó khăn và thách thức
IV.2.1. Những khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp:
- Hiện tại đất nông nghiệp bình quân/hộ nông nghiệp là 6.570 m 2, tương đương
1.400 m2/người, dân số đông và tiếp tục tăng sẽ tạo áp lực rất lớn cho ngành nông
nghiệp, số hộ nông dân thiếu đất sẽ tiếp tục gia tăng, dẫn đến bình quân đất nông
nghiệp/hộ sẽ giảm, khả năng thiếu việc làm trong nông thôn sẽ tăng. Những nguyên nhân
trên tất yếu sẽ làm cho bình quân thu nhập tăng chậm, nguy cơ tụt hậu về đời sống của
một bộ phận dân cư nông thôn là đáng lo ngại.
- Công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa mạnh nên tác động hỗ trợ cho nông
nghiệp phát triển trong mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ chưa có sự cải
thiện đáng kể, đây là một khó khăn cần được quan tâm giải quyết.
- Ảnh hưởng của lũ lụt thường niên cũng là một khó khăn, bởi lũ lớn ở ĐBSCL có
năm đến sớm, nước lũ lên nhanh, rút muộn, thời gian ngập lũ kéo dài ảnh hưởng đến cơ
sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Ngoài lũ lụt, những năm gần đây còn bị ảnh
hưởng của triều cường và xâm nhập mặn, cũng có những năm hạn hán kéo dài.
- Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối quan
tâm hàng đầu cho chiến lược nghiên cứu phát triển bền vững của ngành nông nghiệp; cần

tập trung nghiên cứu để đề ra kế hoạch ứng phó một cách chủ động và có hiệu quả.
IV.2.2. Các thách thức đối với sản xuất nông nghiệp:
- Vĩnh Long có tỷ lệ dân cư nông thôn cao (84,6%), bình quân đất nông nghiệp
thấp và đang có chiều hướng giảm, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và kinh tế thuần nông còn khá phổ biến. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn, thì các yếu tố trên là một thách thức lớn.
- Một số chỉ tiêu được coi là thành quả của nông nghiệp Vĩnh Long ở giai đoạn
2001- 2010 như: Năng suất lúa bình quân 5,465 tấn/ha (2010), hệ số quay vòng đất cây
hàng năm đạt 2,78 lần/năm, nghĩa là 2 trong 3 yếu tố cơ bản tăng sản lượng hoặc giá trị
sản lượng thông qua tăng năng suất và tăng vụ chỉ còn rất ít, vậy làm sao để tiếp tục phát
triển sản xuất trồng trọt có hiệu quả trong thời gian tới.
- Giá thành của nhiều loại nông sản như lúa, heo, trái cây… ở mức cao, những sản
phẩm hàng hóa chính: trái cây, rau thực phẩm, thịt heo, gà, vịt, cá,… sẽ chịu sự cạnh
tranh quyết liệt hơn của nhiều nơi khác cùng sản xuất (Đông Nam bộ). Nếu nông nghiệp
Vĩnh Long không nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản
xuất để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sẽ khó cạnh tranh trên thị trường
trong nước và quốc tế.

Baùo caùo chính

Trang 24


Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020




Phần thứ hai
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (2001-2010)

I. ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I.1. Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp: (Bảng 6)
- Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá cố định 1994) năm 2000 đạt 3.495.616 triệu
đồng, đến năm 2005 đạt 4.505.499 triệu đồng, năm 2009 đạt 5.118.543 triệu đồng, năm
2010 đạt 5.350.586 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân (2001-2010) là 4,35%/năm, trong
đó trồng trọt tăng 4,09%/năm, chăn nuôi tăng 5,17%/năm và dịch vụ nông nghiệp tăng
7,14%/năm. Nếu tính riêng giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng GTSX nông nghiệp chỉ đạt
3,5%/năm (trồng trọt tăng 2,6%/năm, chăn nuôi tăng 6,86%/năm, dịch vụ nông nghiệp
tăng 12,6%/năm.
- Tuy nhiên, chỉ số tăng trưởng liên hòan hàng năm không ổn định, năm
2001/2000 là: 2,95%; 2006/2005 là: 3,01%, 2007/2006 giảm 0,4%; năm 2008/2007 tăng
5,39%, năm 2009/2008 tăng 5,08% và năm 2010/2009 chỉ tăng 4,53%, đây chính là biểu
hiện đáng lo ngại. Giải pháp tăng giá trị sản xuất bằng tăng vụ, thâm canh,… đã dần bão
hòa, trong khi đó phải chịu tác động của điều kiện tự nhiên (lũ, hạn hán, sâu rầy) hoặc
giá cả nông sản không ổn định ảnh hưởng đến sản xuất.
I.2. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: (Bảng 7)
- Trồng trọt giữ vai trò quan trọng nhất trong ngành nông nghiệp, GTSX năm
2000 chiếm 73,47%, năm 2005 là 72,89%, năm 2010 là 69,85% so với tổng GTSX nông
nghiệp; tỷ trọng trồng trọt giảm 3,62% trong vòng 10 năm từ 2000-2010.
- Tỷ trọng GTSX ngành chăn nuôi hàng năm chỉ dao động từ 22 - 26,9%, cao nhất
là các năm (2008 là 26,97%) năm 2010 chỉ chiếm 25,85%. Trong điều kiện đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp, tăng vụ đã tới “ngưỡng” thì sự mất cân đối kéo dài giữa
trồng trọt và chăn nuôi được xem là nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế
nông nghiệp.
Baùo caùo chính

Trang 25



×