Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.09 KB, 23 trang )

Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC TẠI CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN XUÂN
2.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân lực
tại công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
2.1.1.1. Tên, địa chỉ công ty
Công ty TNHH Dây và Cáp điện Vạn Xuân là công ty TNHH 2 với 100% vốn tư
nhân và thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội), được
thành lập theo quyết định số 03002000080 từ ngày 15/01/2001

-

Tên công ty : Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dây & Cáp điện Vạn Xuân
Teeb giao dịch: VAN XUAN WERE AND CABLE COMPANY LIMITED
Tên viết tắt là
: VAXUCO
Địa chỉ : Km 16 Quốc lộ 32 – Lai Xá – Kim Chung – Hoài Đức – Hà Nội
Điện thoại
: 0433 662 484
Fax
: 0433 660 366
Web
: vanxuancable.com.vn
Mail
:


Mã số thuế
: 0500402645
Văn phòng giao dịch : Hàng Cháo – Đống Đa – Hà Nội
Số tài khoản : 19382829 tại ngân hàng ACB - chi nhánh Chùa Hà
Lãnh đạo cao nhất : Ông Trần Duy Toàn – Chức vụ: Giám đốc
2.1.1.2. Quá trình phát triển

Được thành lập từ năm 1994 với tên gọi đầu tiên là: “ Cơ sở sản xuất Thăng Long”.
Địa chỉ sản xuất: số nhà 20, ngách 6/6 phố Đội nhân, Phường Vĩnh Phúc, quận Ba
Đình, Hà Nôi.
Năm 1996, Công ty được công nhận bản quyền nhãn hiệu hàng hóa AGUGUST
STAR của Cục Sở hữu công nghiệp. Là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất dây và
cáp điện ở việt Nam lấy bản quyền cho nhã hiệu hàng hóa của mình sản xuất.
1


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

-

Khoa: Quản lý kinh doanh

Năm 2000, xưởng sản xuất chuyển về xã Vân Canh – Hoài Đức – Hà Tây
Năm 2001, đăng ký thành lập tổ chức Công ty lấy tên – CÔNG TY TNHH VẠN
XUÂN tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây.
Sổ đang ký kinh doanh: 0302000080 cấp ngày 05/01/2001.
Được cấp bản quyền lôgô và nhãn hiệu hàng hóa “VAXUCO” của Công ty với Cục Sở
hữu trí tuệ.
Năm 2004, được cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000 do trung tâm Global cấp, số đăng
ký : 030940, giấy chứng nhận cấp ngày 02/08/2004 cho quản lý chất lượng hàng hóa

cho bản quyền TIỀN PHONG.
Địa chỉ sản xuất được chuyển về xã Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
Năm 2006, Công ty được chuyển về địa chỉ hiện tại là Lai Xá –Kim Chung – Hoài
Đức – Hà Nội.
Với điều kiện mặt bằng nhà xưởng 6000 m 2 phù hợp, Công ty đã đầu tư mới hoàn
toàn thiết bị và công nghệ tiên tiến của nước ngoài: Anh, Đức Pháp, Đài Loan, Nhật,
Trung Quốc nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa sản xuất và năng suất
lao động.
Tháng 01/2009, đổi tên thành CÔNG TY TNHH DÂY VÀ CÁP ĐIỆN VẠN
XUÂN. Số ĐKKD 0102036996 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
02/01/2009.
Năm 2010, Công ty được cấp chứng chỉ ISO 9001-2008 về quản lý chất lượng hàng
hóa. Tệp tin số : 2578 đăng ký 030940, cấp giấy chứng nhận ngày 02/08/2010.
Ngành nghề kiinh doanh: chuyên sane xuất dây và cáp điện dân dụng, công nghiệp.
Với chính sách luôn hiện đại hóa công nghệ sản xuất, tổ chức đào tạo nhân sự nâng cao
tay nghề sản xuất, đảm bảo nguyên liệu đầu vào tốt nhất, các sản phẩm dây và cáp điện
Vạn Xuân với nhãn hiệu AUGUST STAR, VAXUCO, đã trở nên quá quen thuộc với
người tiêu dùng trên cả nước như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Yên Bái, Ninh Bình
Công ty đã vinh dự được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng 01 cúp vàng ISO về
thành tích xuất sắc trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 01 cúp vàng “thương hiệu ngành xây
dựng” do bộ Xây dựng cấp, 03 huy chương vàng về chất lượng sản phẩm tại Hội chợ
triển lãm tuần lễ Xanh Quốc Tế - Việt Nam “Triển làm thương hiệu hàng đầu ngành
xây dựng VTOPBUILD 2007” và nhũng danh hiệu khác.
Đây là thành quả cố gắng nỗ lực hết mình của ban lãnh đạo và toàn cán bộ công
nhân viên trong công ty để đưa Công ty ngày càng phát triên.
Với chính sách luôn hiện đại hóa công nghệ sản xuất, tổ chức đào tạo nhân lực,
2



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

nâng cao tay nghề sản xuất, đảm bảo nguyên liệu đầu vào tốt nhất, Các sản phẩm
nhãn hiệu AUGUST STAR & VAXUCO của công ty thường xuyên được cấp
chứng chỉ Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn VIỆT NAM cho sản phẩm và hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001:2008 do trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn GLOBAL UKAS cấp. Hiện nay sản phẩm của công ty đã có được uy tín và thị
phần trên cả nước, được sử dụng cho nhiều công trình cải tạo và xây dựng mới
mạng điện hạ thế tại các địa phương các công trình công nghiệp và dân dụng...
Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng dịch vụ, thực
hiện tốt các hoạt động hỗ trợ khách hàng. Công ty Dây và Cáp điện VẠN XUÂN
mong muốn hợp tác với các đối tác kinh doanh vì lợi ích chung của các bên và đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Tầm nhìn
Thị trường xây dựng ngày càng hiện đại và phát triển, Vạn Xuân mong muốn đi
đầu trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện, giải pháp và dịch vụ hoàn hảo, tạo
nên những thành công cùng mỗi khách hàng và từng thành viên.
Sứ mệnh
Luôn tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo ra
các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, xã hội bằng lòng đam mê, nhiệt
huyết, sự tận tụy và tài năng của mỗi thành viên.
Nguồn lực
Với khả năng tài chính tốt và quyết tâm đầu tư, lãnh đạo Vạn Xuân đã nhanh
chóng phát triển đội ngũ nhân sự cả về số lượng và chất lượng. Nhờ công tác tuyển
dụng và đào tạo được chú trọng mà lực lượng này đã nhanh chóng nắm bắt công
nghệ, ý thức về dịch vụ và quy trình làm việc chuyên nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn
sàng cho các dự án trong tương lai.

2.1.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tê cơ bản

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản
Stt
1.
2.
3.

4.

Chỉ tiêu
Doanh thu các hoạt động
Lợi nhuận
Tổng vốn
• Vốn cố định
• Vốn lưu động
Số công nhân viên

Năm 2010
49 990 586
431 898
56 456782
53 456 782
4 000 000
90

3

Năm 2011
60 550 852
560 346
59 595 546

54 595 546
5 000 000
105

Năm 2012
71 826 278
840 519
64 203 813
57 203 813
7 000 000
115


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

2.1.2. Nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Các chức năng, nhiệm vụ theo giấy phép kinh doanh của công ty
a. Ngành nghề kinh doanh

Kéo dây đồng, dây nhôm, sản xuất dây, cáp điện bọc nựa dân dụng và công
nghiệp có điện áp cách điện từ 550 V -1000 V.
- Mua, bán dây và cáp điện
- Xuất, nhập khẩu dây và cáp điện, mãy móc thiết bị vật tư tự cho sản xuất dây và
cáp điện.
b. Nhiệm vụ
Chuyên kinh doanh các loại dây và cáp điện dân dụng, công nghiệp phục vụ nhu cầu
dẫn điện từ các hộ gia đình đến các công trình có tầm cỡ quốc gia.
Nghiên cứu chấp hành các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước, thực hiện đầy

đủ các hợp đồng kinh tế ký kết với bạn hàng.
-

2.1.2.2. Các hàng hóa hiện tại của công ty

-

Công ty chuyên kinh doanh các loại mặt hàng chủ yếu sau:
Dây đơn:
Dây xúp
Dây dẹt
- Dây dẹt cứng
- Dây đôi mền
- Dây cáp điện 2 ruột, 3 và 4 ruột
- Dây cáp điều khiển, cáp MULILER, cáp ngầm, cáp đồng trần
- Dây điện xe máy, ô tô
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân là một công ty thương mại có bộ máy
quản lý điều hành dưới sự lãnh đạo của giám đốc:
a. Sơ dồ quản lý

4


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Giám đốc


Phó giám đốc
kĩ thuật

Phòng kĩ
thuật

Tổ cơ
điện

Phó giám
đốc kinh
doanh

Phòng
vật tư

Tổ kéo
dây

Phòng
kế
hoạch

Tổ xe
dây

PGĐ sản
xuât


Phòng
kế toán
tài chính

Tổ bọc
dây

Phòng tổ
chức
hành
chính

KCS

Phòng
kinh
doanh

Đóng
gói,nhập
kho

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
-

Giám đốc công ty: Là ông Tràn Duy Toàn – là người đại diện pháp nhân của công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị,
được quyền quản lý, điều hành tại đơn vị, tiến hành các hoạt động kinh doanh

nhằm đem lại hiệu quả cao cho đơn vị.

Là người chịu trách nhiệm trước ban giám đối công ty… và pháp luật về toàn bộ
các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ đạo thự hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, sắp xếp bố trí và
đề bạt

-

Phòng Tổ chức – Hành chính

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tổ chức đoàn thể, tham mưu cho
giám đôc và bộ máy quản lý, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của
công ty
+ Quản lý hồ sơ, lý lịch của nhân viên trong công ty, xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, đào tạo cho các bộ nhân viên,
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

5

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

-

Khoa: Quản lý kinh doanh


Phòng Tài chính – kế toán:
+ Giúp Giám đốc về lĩnh vực tài chính, đồng thời có trách nhiệm trước Nhà
nước, theo dõi kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, các chế độ chính
sách tài chính trong Công ty.
+ Có chức năng tổ chức thực hiện ghi chép, xử lý cung cấp số liệu về tình hình
kinh tế, tài chính, phần phối và giám sát các nguồn vốn, bảo toàn và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
+ Thực hiện công tác hạch toán, quản lý tài chính, tài sản của công ty về
mặtchứng từ, thay mặt công ty thực hiện việc báo cáo thuế, nộp thuế đối với
Nhà nước, theo dõi các khoản nợ, các khoản thanh toán khác; theo dõi tình
hình thực hiện hợp đồng, các dự án.

-

Phòng vật tư: chịu trách nhiệm cung ứng đầy đủ các nguyên vật liệu phục vụ cho
quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên liên tục ở các bộ phận sản xuất.

-

Phòng kĩ thuật:
+ Tham mưu kỹ thuật cho lãnh đạo Công ty, phục vụ sản xuất, quản lý máy móc,

thiết bị - hệ thống điện, xây dựng cơ bản và đề xuất, tham gia các phương án
nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Đề xuất với lãnh đạo công ty sản xuất các sản phẩm mới, triển khai các bản
vẽ…
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra việc thực hiện các quy trình kỹ thuật
và phát hiện kịp thời những sai phạm để nhắc nhở, xử lý và nghiệm thu các sản
phẩm.


-

Phòng kinh doanh: Là bộ phận chuyên tìm hiểu thị trường, nắm bắt sự biến động
của giá cả, lập phương án kinh doanh, trực tiếp kinh doanh khai thác nguồn hàng
theo nhu cầu thị trường, lập và thực hiện chiến lược kinh doanh, chiến lược tiêu
thụ sản phẩm…

-

Bộ phận sản xuất gồm 6 tổ: tổ kéo dây, tổ xe dây, tổ bọc dây và tổ cơ khí có
nhiệm vụ sản xuất sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm và chịu trách nhiệm trong khâu
sản xuất.
2.1.4 Đặc điểm về nguồn lao động trong công ty

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Số lượng công nhân viên của công ty được coi là nhân viên chính thức là 115
người. Những lúc có hợp đồng lớn cần số lượng nhân công sản xuất nhiều, đáp ứng sản
xuất kịp tiến độ đơn đặt hàng công ty thường thuê công nhân thời vụ. Đồi với số công
nhân viên chính thức có những người đã có kinh nghiệm sản xuất và cũng có những

công nhân mới được thuê chưa có kinh nghiệm. Đối với công nhân thời vụ, tạm thời
công ty có đào tạo qua để biết cách thực hiện các công việc, điều khiển máy móc đơn
giản. Đối với công nhân viên chính thức mà chưa có kinh nghiệm nhiều công ty có các
biện pháp đào tạo khác. Bảng dưới đây cho biết số lượng và chất lượng lao động hiện
có:
Bảng2.1 : Thống kê lao động

Chỉ tiêu
Tổng số Lđ

Số


2011
Tỉ Lệ
%

2012
Số
Tỉ Lệ

%

105

2012 / 2011
Số
Tỉ Lệ

%


115

Theo trình độ chuyên
môn
Đại học

20

19.05

23

20.00

3

2.86

Cao đẳng

15

14.29

20

17.39

5


4.76

Trung cấp

10

9.52

8

6.96

-2

-1.9

Thợ có tay nghề cao

18

17.14

15

13.04

-3

-2.86


Lao động phổ thông

42

40.00

49

42.61

7

6.67

18 - 30

29

27.62

33

28.07

3

2.86

31-45


40

38.01

37

32.17

-3

-2.86

46-55

25

23.81

28

24.35

3

2.86

>55

15


14.29

17

14.78

2

1.9

Theo độ tuổi

Theo giới tính
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

7

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Nam

77


70.64

81

70.43

4

3.84

Nữ

28

25.69

34

29.57

6

5.71

Nguồn : Tài liệu công ty
2.1.5.1 Phân loại lao động theo trình độ học vấn
Số lao động đại học năm 2012 là 23 người chiếm 20 %; so với năm 2011 số lao
động trình độ đại học tăng 3 người tương ứng tăng 2,86% so với năm 2011 đây là do
công nhân viên có trình độ cao thấy được sự cần thiết của học tập nâng cao trình độ,
thấy sự chạy đua bằng cấp ở hầu hết các lĩnh vực; số lao động trình độ cao đẳng là 20

người chiếm 17,39 % và tăng so với năm 2011 là 5 người; trình độ trung cấp có 8
người giảm 2 người so với năm 2011tương ứng giảm 1.9%; số lượng thợ có tay nghề
cao là 15 người chiếm 13,04% những so với năm 2011 giảm 3 người tương ứng giảm
so với 2011 là 2,86%; số lượng lao động phổ thông chiếm số lượng lớn nhất là 49
người tương ứng chiếm 42,67 % toàn công ty. Có số lượng chênh lệch như vậy là do
công nhân viên thấy được việc học là quan trọng, nhu cầu học tập trong công ty được
mọi người chú trọng và ganh đua nhau. Với những người có bằng cấp thì muốn nâng
cấp bậc lên như cao đẳng lên đại học, trung cấp lên cao đẳng. Vì thế số lượng công
nhân viên đại học cao đẳng ngày càng tăng, số lượng trung cấp giảm là do công ty ít
tuyển lao động có trình độ này chủ yếu tuyển trình độ cao đẳng trở lên hoặc tuyển trình
độ lao động phổ thông. Qua đây thấy được trình độ của cán bộ trong công ty là cao; tuy
nhiên ứng với trình độ như vậy những trình độ chuyên môn lại chưa cao, chưa làm
đúng ngành nghề theo bằng cấp và chất lượng công việc chưa tương xứng. Chính vì
vậy cần xem xét lại từ việc xác định nhu cầu đào tạo và nội dung đào tạo cho phù hợp.
2.1.5.2 Phân loại lao động theo độ tuổi
Phân lực lượng lao động trong công ty theo độ tuổi ta thấy số lượng lao động có độ
tuổi từ 31-45 lớn nhất là 37 người năm 2012 chiếm 32,17 %. Với số lượng lao động
trong độ tuổi này so với năm 2011 giảm 3 người tương ứng giảm 2,86 %. Tiếp đến là
33 người trong độ tuổi từ 18-30 chiếm 28,27%, tăng so với năm 2011 là 4 người, số
lượng tăng này là không lớn; số lao động từ 46-55 tuổi là 28 người chiếm 24,35 %, đây
là con số khá lớn và so với năm 2011 con số này tăng 3 người; độ tuổi sắp nghỉ hưu là
17 người chiếm tới 14,29 % trong công ty. Như vậy, lực lược lao động trong công ty là
có độ tuổi được đánh giá là tương đối trẻ tốt; nguồn nhân lực trẻ là dội ngũ nhân vien
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

8

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

năng động, tạo ra bầu khong khí làm việc tích cực, tuổi trẻ dễ tiếp thu dễ thích nghi
một cách nhanh chóng với điều kiện môi trường. trong điều kiện nền kinh tế ngày càng
phát triển, nhà nước có những chính sách mở rộng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho
các doanh nghiêp áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tuy nhiên số lượng lao động có độ tuổi lớn công ty cũng tương đối
nhiều công ty cần có các biện pháp tuyển dụng lực lượng lao động trẻ nhiều hơn, bên
cạnh phải bồi dường, đào đào lược lượng trẻ này. Do đó Coiong ty cần chú trọng công
tác đào tạo trong dài hạn đối với công nhân viên trẻ vì đội ngũ công nhân viên trẻ có
nhiều cơ hội để được đào tạo và cống hiến của họ. do đó công tác đào tạo cần có
chjieens lực rõ ràng cụ thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Độ tuổi lao động bình quân là 40 tuổi, đây là điều kiện không thuận lợi cho công
ty. Lực lượng lao động trong công ty già và trong tuong lai gần thì lực lượng nãy sẻ
nghỉ hưu và không đáp ứng được yêu cầu phát triển của công ty.
2.1.5.3 Phân loại lao động theo giới tính
Trong một công ty sản xuất như Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân thì tỉ lệ
số lượng lao động nam là khá phù hợp.
Phân theo giới tính, lao động nam là 81 người chiếm 70,43 % lực lượng lao động
trong công ty, lực lượng lao động nữ là 34 người; so với năm 2011 số lao động nam
tăng 4 người tường ứng tăng 3,81% trong khi số lao động nữ tăng 6 người chiếm
5,71%; như vậy số lao động nữ tăng nhanh hơn số lao động nam. Đây là sự thay đổi và
bổ sung lực lượng nữ trong khối văn phòng là chính, khối sản xuất công ty ít sử dụng
nhân công nữ hơn, chủ yếu là sủ dụng các công nhân nam. Đây là sự thay đổi của công
ty để tăng khối lượng đội ngũ bán hàng, marketing sản phẩm tới những thị trường chưa
được khai phá, nhằm thực hiện chiến lược mở rộng quy mô hoạt động của công ty.
Đánh giá chung về lực lượng lao động trong Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn

Xuân có trình độ tương đối cao, lực lượng lao động nằm trong độ tuổi trong gần nghỉ
hưu tương đối lớn. Cần có biện pháp bồi dưỡng lực lượng trẻ cho phù hợp với chiến
lược kinh doanh trong những năm tới.
2.1.5.4. Cơ cấu lao động theo trực tiếp và gian tiếp
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo trục tiếp và gian tiếp 2012

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Chỉ tiêu

Khoa: Quản lý kinh doanh
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Lao động trực tiếp

78

67, 82

Lao động gián tiếp


37

32,18

Tổng

115

100

Nguồn: Thống kê lao động 2012

Với cơ cấu lao động như vậy thì bộ máy tổ chức của Công ty hơi cồng kềnh. Số
lượng lao động trực tiếp gấp 2,1 lần so với số lao động gián tiếp, có nghĩa là một người
quản lý chỉ quản lý hơn 2 nhân viên, như vậy cơ cấu vận hành này không loinh hoạt
lắm và tốn chi phí quản lý.

2.2. Thực trạng công tác đào tạo tại công ty TNHH dây và cáp điện Vạn
Xuân
2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo tại công ty
Hằng năm nhu cầu đào tạo của Công ty được xác định dựa theo kế hoạc sản xuất
kinh doanh của năm đó và dựa vào tình hình thực tế về số lượng và chất lượng lao
động, vào tình hình vốn, cạnh tranh .. mà xác định nhu cầu thực tế để lên kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nhu cầu đào tạo cán bộ: hàng năm theo kế hoạch của cấp trên Công ty cử một số
cán bộ chủ chốt theo học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn và các lớp lý luận chính trị cao
cấp cho cán bộ thao yêu cầu của Giám đốc... dựa trên yêu cầu đó Công ty xem xét đề
của cán bộ theo lớp chuyên môn đó và có những cán bộ. Ngoài ra hàng năm công ty
còn tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên nhằm củng cố thêm
kiến thức nghiệp vụ chuyên môn. Căn cứ để cử cán bộ đi học hỏi thực tế phát sinh,

thách thưc công việc hiện tại. Nhưng tiêu chuẩn cho lựa chọn này là theo ý kiến chủ
quan của lãnh đạo.
Nhu cầu đào tạo công nhân: theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, hàng năm với
lượng lao động như thế thì có thể đáp ứng được kế hoạch đó và dựa vào lượng, máy
móc mới định nhập vào năm mà tiến hành dự kiến số lượng và chất lượng đào tạo. dựa
trên tiêu chí đó mà Công ty xem xét về trình độ, số lượng cà chất ượng lao động của
từng bộ phận, của phân xưởng mà từ đó xác định số lượng đào tọa cho từng bộ phận,
từng công việc khác nhau.
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

10

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Thường thì các doanh nghiệp sẽ bắt đầu chú ý đến công tác đào tạo nhân viên khi
mà công việc không đạt hiệu quả như mong đợi, hay có thay đổi về mục tiêu của doanh
nghiệp… Thường thì các công ty chủ yếu xuất phát từ thực trạng là kết quả làm việc tổi
nên cần phải đào tạo. Trong Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân, nhu cầu đào
tạo được xác định trên một số thực tế:
Thứ nhất là nhu cầu cần đào tạo xuất phát từ phía nhân viên. Như chúng ta đã biết
một thực tế là ngày nay, có bằng cấp, bằng cấp cao là điều mà mọi người muốn. Ai ai
cũng muốn mình, con cài mình, người thân quen có bằng cấp cao. Chính vì vậy, số
lượng ngày càng nhiều người theo các lớp học, đào tạo để có nhiều bằng cấp. Vì vậy
àm mọi người đua nhau đi học để có bằng cao hơn, bằng đẹp hơn. Nhu cầu đào tạo

trong Công ty xuất phát từ phía nhu cầu xuất phát từ phía nhân viên lầ chính. Nhân
viên muốn đi học thêm hiều biết của mình, công ty xuất phát từ nhu cầu đó. Vào mỗi
quý hàng năm, nguồi phụ trách có liên quan tổng hợp nhu cầu học tập của nhân viên bộ
phận mình rồi gửi cho Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính hoặc người được ủy
quyền.
Thứ hai là xuất phát từ công tác tuyển dụng nhân viên trong công ty. Công ty lựa
chọn nhân viên mới tuyển dụng và phân công việc ở bộ phận nào, xem xét nhân viên
đã có kinh nghiệm, cần đào tạo công việc gì để có thể bắt tay làm ngay. Đây chủ yếu là
đào tạo công nhân viên theo hình thức kèm cặp đào tạo tại nơi làm việc. Đối với nhân
viên mới tuyển dụng theo hợp đồng dài hạn thì công ty tiến hành đào tạo các nội dung:
-

Các quy định, nội quy của Công ty

-

Cơ cấu tổ chức của công ty

-

Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng

-

Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 của Công ty
Đối với nhân viên mới tuyển dụng theo hợp đồng ngắn hạn, tuyển thời vụ, khi tăng
cường công nhân sản xuất để đáp ứng hợp đồng lớn một cách kịp thời được đào tạo các
nội dung sau:

-


Nội quy, quy định của Công ty

-

Điều hành máy móc ản xuất, các thao tác làm việc

-

Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Thứ ba là sự thay đổi về công nghệ sản xuất, nâng cấp thiết bị nhằm nâng cao năng
suất. Đối với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại trong Công ty, Giám đốc trực tiếp
đi học ở nước ngoài về máy móc, lắp ráp máy móc. Sau đó về nước, đích thân Giam
đốc và một số người có trình độ cao được giám đốc lựa chọn lắp ráp hệ thống công
nghệ mới. Các nhân viên vận hành, bảo dưỡng được xem xét, cân nhắc và cử đi đào
tạo vận hành dây chuyên sản xuất mới.
Căn cứ vào nhu cầu của nhân viên, số lượng nhân viên mới tuyển dụng, khối
lượng, mức độ phức tạp của công việc, đặ điểm thiết bị máy móc, yêu cầu kĩ thuật và

trình độ cần thiết để Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính hoặc người được ủy quyền
lên kế hoạch đào tạo va trình Giám đốc phế quyệt.
Nhu cầu đào tạo của Công ty trong 2 năm gần đây như sau:
Bảng 2.3 : Nhu cầu đào tạo trong 2 năm gần đây
Năm

2011

2012

Nhu cầu đào tạo

26

29

Số người được đào tạo

24

28

Tỷ lệ % được đào tạo (%)

93,31

96,56

Nguồn : Phòng Tổ chức –Hành chính


Từ bằng trên ta thấy được nhu cầu đào tạo trong công ty rất cao, và tỉ lệ số lượng
công nhân viên được đào tạo cao, chỉ có một số ít nhu cầu đào tạo là chưa được đáp
ứng. Cụ thể năm 2011 số lượng có nhu cầu đào tạo là 26 người trong khi có 2 người
không được đào tạo, tỷ lệ được đào tạo là 93,31 %. Nguyên nhân của việc không được
đào tạo là hạn chế về trình độ văn hóa, bị điều động sang bộ phân khác. Tỷ lệ được đào
tạo năm 2012 là cao hơn với năm 2011, trong 9 người có nhu cầu đào tạo thì có 28
người được đào tạo chiếm 96,56 %. Nhu cầu đào tạo cao như vậy là do cán bộ công
nhân viên thấy được sự cần thiết của nhu cầu học tập, nâng cao trình độ.
Có thể kết luận rằng công tác xác định nhu cầu đào tạo của Công ty không có định
hướng phát triển lâu dài chỉ dựa chủ yếu vào nhu cầu với thị trường kinh doanh hiện
nay, nhiều cán bộ nhân viên đi đào tạo mà không phù hợp với chuyên môn đang làm,
không đáp ứng được chất lượng đào tạo, chỉ mới chú trọng đến bằng cấp mà chưa chú
trọng đến chất lượng có phù hợp hay không.
2.2.2. Xác định đối tượng đào tạo
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

12

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Công việc xác định đối tượng đào tạo trong doanh nghiệp thực hiện rất đươn giản,
song không chính xác và có hiệu quả nhiều. hàng năm sau khi được lập kế hoạch kinh
doanh trong năm tới. sau khi xác định và cơ cấu cần đào tạo, Công ty tiến hành lựa
chọn đối tượng trong bộ phận đó bằng việc lựa chọn nhưng đối tượng phù hợp với

công việc định làm, việc lựa chọn này chỉ dựa trên tiêu chuẩn đánh giá rất sơ sài và phụ
thuộc nhiều ý kiến chủ quan của cấp quản lý trực tiếp của công việc đó. Việc lựa chọn
không đưa ra một tiêu chuẩn nào nhất định, đối tượng là những người: thứ nhất là chưa
đá ứng công việc hiện tại được giao; thứ hai là những người dự định chuyển sang công
việc mới. Khi lựa chọn dối tượng đào tạo không thực hiện đánh giá thực hiện công việc
một cách chính xác vì vậy làm đánh giá sai trình độ hiện tại và sai phương pháp cũng
như nội dung đào tạo.
2.2.3. Xây dựng kế hoạch đào tạo
Việc xây dựng chương trình được thực hiện bởi cán bộ trực tiếp quản lý đào tạo.
Công việc quản lý đào tạo do phòng Tổ chức – Hành chính tổ chức lao động lập kế
hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Chương trình đào tạo trong công ty có các nội dung sau:
-

Số lượng lao động bao nhiêu? Số lượng cụ thể bao nhiêu ở từng bộ phận? chuyên
môn nghiệp vụ thế nào?

-

Hình thức đào tạo thì đối tượng đào tạo nào được đào tạo thewo hình thức nào
trong Công ty

-

Chi phí đào tạo cụ thẻ thế nào? Trình từ đâu? Số lượng bao nhiêu

-

Nơi đào tạo?


-

Lựa chọn Giao viên như thế nào?

-

Hội đông đánh giá kết quả đào tạo?
2.2.3.1. Xem xét nhu cầu nào cần đào tạo trước

Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, chú trọng đến công tác đào tạo và có kế
hoạch đào tạo chuyên nghiệp thì họ sẽ xác định nhu cầu đào tạo là cấp thiết hay không,
nói cách khác cần xác định được nhu cầu đào tạo quan trọng hay không, tính cấp thiết

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

13

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

của việc đào tạo để đưa ra số lượng người cần đào tạo, nội dung, cách thức đào tạo cho
phừ hợp.
Trong Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân, nhu cầu đào tạo không có, chưa
quan trọng, việc xác định nhu cầu cấp thiết, quan trọng là chưa có vì vạy nên sẽ ảnh
hưởng đến số lượng đào tạo, chất lượng được dào tạo, kinh phí đào tạo…

2.2.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo
Mục tiêu chùng của công tác đòa tạo:
-

Tăng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong công ty và đáp ứng sự thay đổi, tác độn bên ngoài.

-

Tăng năng suất lao động để giảm chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh với hàng hóa nhập ngoại.

-

Hoàn thành kế hoạch, nhiemj vụ kinh doanh trong ngắn hạn do cấp trên giao và
kế hoạc phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Từ nhu cầu đào tạo công ty xác định mục tiêu đào tạo, ứng với mối loại đào tạo
công ty có các mục tiêu đào tạo tương ứng.
Đối với công nhân sản xuất:
-

Công nhân sản xuất theo hợp đồng dài hạn: cần nắm được các kiến thức đào tạo
như quy định nội quy công ty, cơ cấu tổ chức, chính sách chất lượng, hệ thống
quản lý chất lượng; nắm được cơ cấu tổng thể của máy móc, sử dụng thành thạo
và an toàn máy móc, biết bảo dưỡng, sủa chưa máy móc, sủ dụng thành thạo máy
móc mới, an toàn lao động

-


Công nhân sản xuất theo hợp đồng ngắn hạn: nắm được các nội quy, quy định
trong công ty, cách vận hành máy móc, an toàn lao động

Đối với cán bộ công nhân viên trong công ty: nắm đươc các kiến thức căn bản học
tại cở sở đâò tạo, có kiến thức căn bản về tin học, ngoại ngữ, quản lý…
Như vậy, công ty đã đạt ra những yêu cầu, mục tiêu cụ thể tưng ứng với mỗi nội
dung đào tạo. Việc đặt ra mục tiêu cụ thể như vậy khiến cho việc tổ chức thực hiện và
đánh giá hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc xác định mục tiêu đào tạo còn sơ sài, chưa cụ
thể, yêu cầu đối với học viên cũng chỉ theo ý kiến chủ quan của người xây dựng và
chưa thực sự hiệu quả.
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

14

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

2.2.3.3. Kinh phí đào tạo
Kinh phí đào tạo giúp quá trình đào tạo diễn ra một cách thuận lợi và đạt hiệu quả.
Không chỉ có kinh phí là tiền mà còn cần trang bị cở cơ sở vật chất kĩ thuật cho học
tập, cần chi phí cho các sản phẩn hỏng trong quá trình học tập, nguồn nguyên liệu đầu
vào, đầu ra đảm bảo chất lượng… Tất cả đề cần một nguồn kinh phí.
Nguồn kinh phí trong công ty được huy động từ 2 nguồn chủ yếu:



Nguồn 1: Do công ty cấp, với hình thức đào tạo chuyên môn cấp tiền chi cho học phí,
đào tạo sử dụng máy móc thiết bị thì cấp công cụ học tập, hỗ trợ học tập, hay mở các
hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm… nguồn này lầy từ quỹ đào tạo hàng năm của
công ty.



Nguồn 2: Do người lao động bỏ ra học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình
tạo điều kiện thăng tiến.
Hàng năm công ty dự tính chi phí bằng cách :
-

Với hình thức cử người đi học tại các trường, cơ sở đào tạo, hay thuê giáo viên về
giảng dạy tại công ty thì Công ty liên hệ với các trường, giáo viên và dự tính chi
phí cần thiết.

-

Với hình thức cử người đi học tại các cơ sỏ liên kết, cơ sở cung cấp máy móc
công nghệ hiện đại thì căn cứ vào quy định của Công ty về chi phí đào tạo cho
cán bộ trong thời gian học tập và chi phí trả lương cán bộ công nhân viên trong
thời gian học tập sẽ xác định được kinh phí đào tạo theo hình thức này.

Kinh phí đào tạo được dự tính hàng năm và trích ra từ quỹ đào tạo. hằng năm, công
ty trích ra từ 3 nguồn trên hình thành quỹ đào tạo thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.4 : Quỹ đào tạo và tình hình sử dụng
Chỉ tiêu

ĐVT


Năm 2011

Năm 2012

1.

Trích từ lợi nhuận công ty

Trđ

41 453

53 814

2.

Từ nguồn khác

Trđ

9 297

11 786

Tổng số

Trđ

50 750


65 600

3.

Kinh phí sử dụng từ quỹ ĐT

Trđ

50 400

64 400

4.

Tình hình sử dụng quỹ %

Trđ

99,31

98,17

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

15

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Nguồn : Tài liệu công ty
Nhìn vào bàng ta thấy quỹ đào tạo của công ty chưa cao, bên cạnh đó thấy rõ là
quỹ đào tạo của công ty chủ yếu được trích từ lợi nhuận của công ty nên quỹ đào tạo
phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đây là một điều bất lợi khi
công ty sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, lợi nhuận sẽ thấp dẫn đến quỹ đào tạo sẽ
giảm. Điều này gây khó khăn cho công tác đào tạo.
Bên cạnh đó là tình hình sử dụng quỹ là rất cao chiếm tới 98,17 % năm 2012, điều
này chứng tỏ nhu cầu đào tạo trong công ty là rất lớn. Đây ta có thẻ thấy được nhu cầu
học tập đào tạo trong công ty và tình thần học hỏi của nhân viên.
Một thực tế nữa là tình hình quản lý quỹ của công ty khá tốt, việc phân bổ, dụ tính
chi phí cho từng khâu đâò tạo, từng đối tượng, hình thức đào tạo là cụ thể, chi tiết.
2.2.3.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật đào tạo
Việc trang bị cơ sở vậy chất kĩ thuật phục vụ đào tạo là không thể thiếu. Trong Côn
ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân có nhiều loại máy móc và nhiều máy hoạt động
khá phức tạo đòi hỏi có trình độ cao hơn và chi phí lớn. Các loại máy dùng cho sản
xuất được các giáo viên kèm cặp tại công ty dùng cho hoạt động đào tạo và khá hiện
đại, riêng đối với các cá nhân được đào tạo thì công ty tạo điều kiện thực hành trên
máy hiện đại.
2.2.4. Triển khai thực hiện đào tạo
Việc thực hiện chương trình dào tạo cứ theo kế hoạch đã vạch ra sẵn mà thực hiện.
phòng tổ chức lao động chịu trách nhiệm chính về công tác đào tạo, công ty tạo mọi
điều kiện về thời gian cho cán bộ đó giải quyết được công việc cần thiết và có thời gian
học tập. Đồi với công nhân thời gian học tập vẫn được tính lương và đảm bảo thời gian
cho đi học và bố trí sắp xếp công việc tạo điều kiện thuận lợi nhất.
2.2.4.1. Phương pháp đào tạo tại công ty
Hiện nay, Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân áp dụng :

-

Phương pháp kèm cặp tại chỗ: đây là hình thức mà Công ty sủ dụng các nhân
viên cũ, các nhân viên đã có kinh nghiệm và hiệu quả làm việc cao, các thợ lành
nghề để kèm cặp các nhân viên mới được tuyển dụng. Đào tạo theo hình thức này
được tổ chức tại công ty ngày khi nhân viên mới vào được nhận, đã được học về

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

16

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

quy chế, nội quy trong công ty. Các nhân viên cũ có kinh nghiệm có nhiệm vụ
hướng đẫn nhân viên mới làm quen mới môi trường làm việc, cách vạn hành máy
móc thiết bị sao cho hiệu quả. Đầy chủ yếu được áp dụng cho nhân viên mới kí
hợp đồng ngắn hạn.
-

Phương pháp đào tạo nghề: Các nhân viên mới theo hộp đồng dài hạn với công ty
được nhân viên cũ, các thợ lành nghề, các cấp quản lý có trình độ chuyên môn
vừa hướng dẫn cho lý thuyết về máy móc thiết bị vừa được thực hành ngay tại nơi
làm việc.


-

Phương pháp cử đi đào tạo tại các trường học: Công ty cử các cán bộ công nhân
viên đi học tại các trường, ngoài ra thì các cán bộ công nhân viên có nhu cầu đi
học cũng tham gia nhưng kinh phí thì tự bỏ ra, cán bộ công nhân viên muốn nâng
cao trình độ học vấn tham gia học liên thông tại các trường chính quy, tham gia
học các lớp chứng chỉ ngắn hạn… Hình thức này áp dụng cho khối nhân viên văn
phòng, cán bộ lãnh đạo.
2.2.4.2. Nội dung đào tạo

Các hình thức đào tạo trong công ty
Công ty luôn coi đây là cơ sở nề tảng để dào tạo bồi dường đội ngũ cán bộ công
nhân viên có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của công ty trong thời gian tới.
 Đào tạo trong công ty
-

Mời các lớp học quản lý cho cán bộ do chuyên viên kinh tế vè giảng dạy nhằm
nâng cao trình độc quản lý cho cán bộ trong công ty để phục vụ cho công tác
quản lý một cách dễ dàng

-

Hàng năm huân luyện cán bộ cấp phòng ban nhân viên học an toàn lao động- vệ
sinh lao động do giảng viên của trung tâm an toàn nhà nước về giảng dạy và cấp
chứng chỉ lao động. Toàn bộ công nhân viên biết được tầm quan trọng của vệ
sinh- an toàn lao động và thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

 Đào tạo ngoài công ty


SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

17

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Trong năm qua công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân không chỉ chú trọng đến
công tác đào tạo trong doanh nghiệp mà hình thức đào tạo ngoài doanh nghiệp cũng
thường xuyên được quan tâm.
- Công ty gửi những cán bộ có năng lực, triển vọng đi học những khóa học về lý

luận nghiệp vụ kinh tế, cử đi học tại chức đại học nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho họ. Nhờ đó mà chất lượng lực lượng lao động trong công ty
đã có những thành quả đang ghi nhận.
Gồm các hình thức đào tạo như:
- Cử đi học tập trung: các lớp đào tạo ngắn hạn các chứng chỉ, trình độ tin học,

ngoại ngữ, các cấp quản lý,...
- Cử đi học tại chức:
- Áp dụng với các khóa học dài hạn, cán bộ không có điều kiện thaots lý khỏi sản

xuất để tham gia khóa học.
- Những ngành học không cần tập trung liên tục.
- Những cán bộ đã có trình độ nhất định cần nâng cao thêm trình độc, bồi dưỡng


thêm chuyên môn nghiệp vụ.
Đào tạo ngoài nước
Hiện nay, công ty có cử các cán bộ đi tham quan thực tập tại các cơ sở liên kết ở
các nước Trung Quốc, Hàn Quốc … để học hỏi kinh nghiệm quản lý, quan trọng là học
hỏi khoa học công nghệ tiến tiến cơ sở nước bạn. Nhưng con số này là rất ít, mỗi năm
công ty chỉ cử 1, 2 người đi.
Đối với công nhân : Công nhân được học tại chỗ bằng cách giảng dạy theo phương
thưc kèm cặp , người lao động trực tiếp giảng dạy, một số đối tượng để đáp ứng day
chuyền công nghiệp mới thì mới được cử đi học ở các truing tâm đào tạo do người
nước ngoài giảng dạy và được cấp chứng chỉ hành nghề quốc tế. trong công ty thường
tổ chức thi nghề lên bậc, thi thợ giỏi và điều này kích thích rất lớn tinh thần hcoj tập
của người Lo động. Ngoài ra Công ty cũng mở lớp cạnh tranh nghiệp mời giáo viên
giảng dạy cho người lao động, lớp này đã giúp cho người lao động có thểm phần lý
thuyết củng cố hơn trong qua trình thực hành.
Đối với phương pháp đào tạo doanh nghiệp chủ yếu dùng phương pháp cổ điểm,
chưa có phương pháp giảng dạy muối, phương tiện đào tạo vẫn còn thô sơ, chủ yếu vẫn
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

18

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

dùng những thiết bị máy móc sản xuất có đê giảng dạy, nên hạn chế kiến thưc tầm nhìn

mở rộng của người lao động tất nhiều vì vậy đôi khi có thiết bị mới nhập là các thầy
lúng túng khong đpá ứng được.
2.2.5. Đánh giá công tác đào tạo
Sau khi kết thúc khóa học, các cán bộ công nhân viên phải có bản thu hoạch kết
quả học tập và ứng dụng vào thực tế quản lý doanh nghiệp và có ý kiến nhận xét của
bộ phận cơ sở đào tạo. Trên cơ sở đó cùng với kết quả kinh doanh hang năm để đánh
giá, xác định nhưng ưu điểm, nược điểm của quá trình đào tạo từ đó xác định lại
phương pháp đánh giá, xác định và sử dụng nhân lực sau đào tạo sao cho phù hợp.
Các căn cứ để tiến hành đánh giá
-Đối với cán bộ công nhân viên được cử đi học tại các trường chính quy thì Công ty căn cứ

vào bảng điểm kết quả đào tạo sau khóa học của họ để đánh gía trình độ, năng lực của
họ.
-Đối với công nhân được đào tạo theo kiểu kèm cặp tại Công ty thì Công ty đánh giá kết

quả đào tạo thông qua kì thi sát hạch cả về lý thuyết và thực hành điều kiển máy móc,
thông qua chất lượng sản phẩm sản xuất ra có phù hợp với tiêu chuẩn Công ty đặt ra
hay không, tác phong làm việc chuyên nghiệp sau khi đào tạo.
Dưới đây là mẫu đánh giá hiệu quả đào tạo:
VD.:
PHIẾU ĐÁNH GIA HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO
Tên khóa học: ...........................................................................................................
Họ tên: ......................................................................................................................
Ngày : ........................................................................................................................
Địa điểm đào tạo: ......................................................................................................
1. Anh/ Chị đang làm ở bộ phận nào?
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
2. Theo Anh/ Chị tham gia khoa học đó là:
SVTH : Nguyễn Thị Hằng

Lớp : ĐHQTKD1- K4

19

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

Rất cần thiết

Cần thiết

Bình thường

Lãng phí

3. Xin vui lòng khoanh trong vào điểm số mà Anh/ Chị cho là phù hợp nhất:
4- Rất tốt

3- Tốt

2- Trung Bình

1- Kém

Rất tốt


Tốt

Trung bình

Kém

A. Nội dung khóa học
1.

Đạt mục tiêu đào tạo

2.

Nội dung hấp dẫn

3.

Thời gian học tập

4.

Hiệu quả áp dụng

5.

Tài liệu học tập được trang bị

6.

Cơ sở vật chất phục vụ khóa

đào tạo

B. Giáo viên
1.

Kiến thức và hiểu biết thực tế

2.

Khả năng truyền đạt

3.

Giúp đỡ tận tình

4.

Đánh giá chung về giáo viên

4. Anh/ Chị muốn học thêm các khoá học khác không? Nếu có thì những khóa học
về gì ?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2.2.6. Hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực
Bảng 2.5: Số lượng đào tạo
Chỉ tiêu

SVTH : Nguyễn Thị Hằng

Lớp : ĐHQTKD1- K4

Đvt

20

Năm 2011

Năm 2012

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
1.

Số người được đào tạo

2.

Khoa: Quản lý kinh doanh
Người

24

28

Tỷ lệ đạt yêu cầu

%


100

100

3.

Tỷ lệ khá giỏi

%

42,4

50,5

4.

Tổng chi phí cho đào tạo

Trđ

50,4

64,4

5.

Chi phí đào tạo bình quân đầu
người


Trđ

2,1

2,3

Nguồn: Tài liệu công ty

Nhìn vào bảng ta tháy số lượng người được đào tạo qua các năm liên tục tăng, điều
này cho thấy Coongnty ngày càng chú trọng đến công tác đào tạo cho cán bộ công
nhân viên.
Cũng trên bảng ta thấy được tỉ lệ khá giỏi của công ty là tương đối cao, chất lượng
đào tạo ngày càng tăng, những vẫn chưa phù hợp với mong muốn của các cấp lãnh đạo.
2.3. Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty TNHH dây
và cáp điện Vạn Xuân.
2.3.1. Ưu điểm
Thực tế Công ty thầy được những ưu điểm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực
như sau:
-Số lượng công nhân viên trong Công ty là không quá nhiều, và các công nhân viên trong

Công ty có bằng cấp cao khá lớn, chứng tỏ được trình độ công nhân viên là tương đối
cao.
-Sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty trong quá trình đào tạo cán bộ; ban lãnh đạo Công

ty tạo điều kiện cho nhân viên đi học tập tại các cơ sở đào tạo. đăc biệt đối với các cán
bộ công nhân viên không nằm trong chế độ đào tạo của công ty mà tự bỏ kinh phí đi
học tập tại các trường nhằm nâng cáo trình độ được công ty giúp đỡ và hỗ trợ.
-Công nhân viên trong Công ty thấy được tầm quan trọng của việc học nhằm nâng cao

trình độ, trong công ty có sự thi đua để đi học tập.

2.3.2. Nhược điểm
Trong những năm qua Công ty TNHH dây và cáp điện Vạn Xuân đã tổ chức nhiều
chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lựng đội ngũ lao động của mình và đạt nhứng
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

21

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

kết quả khả quan. Tuy nhiên công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn
những hạn chế nhất định:
Vấn đề xác định nhu cầu đào tạo còn chưa được quan tâm đúng mực, chưa có
phương pháp xác định một cách khách quan, chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan của
người quản lý trực tiếp, dẫn đến nhiều cán bộ được đào tạo không đúng với nhu cầu
cần thiết hay mong muôn của họ. Bên cạnh đó, khi xác định nhu cầu đào tạo, có một
số nhiều nhân viên muốn đi học tập tại các cơ sở, các trung tâm, trường học nhưng
công ty chưa xem xét được nhu cầu đào tạo ấy là có cấp thiết, cần thiết chô công nhân
viên trong công ty chưa dẫn tới nhiều người đi học chỉ để lấy bằng cấp cao hơn mà
không phục vụ công tác chuyên môn tại công ty, sau khi học không được áp dụng vào
thực tế. Điều này có thể dẫn đến một hậu quả là nhiều công nhân viên sau khi đi học
tập về có thể sẽ chuyển công tác sang công ty khác khi, công ty không sử dụng chuyên
môn nghiệp vụ được đào tạo.Thứ 2 là việc xác định nhu cầu đào tạo hầu hết được xác
định cho từng năm một, kế hoạc cho dài hạn trong vài năm vẫn chưa có. Có thể thấy
rằng công tá xác định nhu cầu đào tạo Công ty không có định hướng lâu dài, chỉa dựa

vào thực tế nhu cầu thôi chưa thích ứng với thị trường kinh doanh hiện na, đôi khi
không đáp ứng tình huống thay đổi bất thương của môi trường kinh doanh. Vì vậy
công tác đào tạo nhân lực trong công ty cần có định hướng tương lai, phải gắn kiền với
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn và thực sự có chất lượng mới đáp ứng
được những biến đổi về chất trong kinh doanh hiện nay. Thứ ba các cấp quản lý phải
hiểu rõ mục tiêu tổ chức về sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển nhân lực và quan
trọng hơn là mục tiêu của đơn vị cững như các kiến thưc kĩ năng mà nhân viên mình
cần bổ sung.
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chưa định hướng rõ ràng nên tập trung
vào mục tiêu nào nhất, cần phải triển khai thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Chưa nám bắt sát sao tình hình chi phí đào tạo trên thị trường nên khi lập kế hoạch chi
phí chưa thực sự sát với thực tế.
Chiến lượng đào tạo cán bộ quản lý tương lai chưa được quan tam đúng mức, hầu
hết chỉ tạp trung vào công tác huấn luyện có tính cấp thiết trước mặt, số lượng đào tạo
trung và dài hạn còn thấp, chưa tính đến đào tạo nguồn nhân lực cho tương lại nhất là
nhân lực đủ quản lý, đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật để dáp ứng được yếu cầu sản
xuất kinh doanh trong giai đoạn tới. Chất lượng đào tạo tại các trường học do công
SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

22

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa: Quản lý kinh doanh

nhân viên tự trang trải cũng chưa cao, hấu hết là học nâng cấp theo hình thức liên

thông. Người học chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của chất lượng học chứ
không phải theo bằng cấp.

SVTH : Nguyễn Thị Hằng
Lớp : ĐHQTKD1- K4

23

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp



×