Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại cụng ty TNHH thương mại nội thất KVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.92 KB, 97 trang )

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU

Theo quan điểm hiện đại, mỗi doanh nghiệp được xem như một tế bào
sống cấu thành nên toàn bộ nền kinh tế. Tế bào đó cần có quá trình trao đổi chất
với môi trường bên ngoài thì mới tồn tại và phát triển được. Vốn chính là đối
tượng của quá trình trao đổi đó, nếu thiếu hụt doanh nghiệp sẽ mất khả năng
thanh toán không đảm bảo sự sống cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác vốn là
điều kiện tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.Trong cơ chế cũ các
doanh nghiệp nhà nước được bao cấp hoàn toàn về vốn nhưng khi chuyển sang
cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoàn toàn phải tự chủ về tài chính và chịu
trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vấn đề quản lý
và sử dụng vốn trong doanh nghiệp trở nên vô cùng quan trọng. Vốn lưu động là
một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, nó tham gia vào hầu hết các giai đoạn
của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động có tác
động mạnh mẽ tới khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là một
Công ty cổ phần hạch toán kinh doanh độc lập, trong những năm gần đây Công
ty TNHH thương mại nội thất KVT gặp khó khăn về nhiều mặt nhất là về tình
hình sử dụng vốn lưu động. Vấn đề cấp bách của Công ty là tìm ra giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Xuất phát từ nhận thức trên, sau
khi học xong trương trình khoá học, được sự nhất trí của khoa Kế Toán – Tài
Chính và cô giáo Nguyễn Thu Trang hướng dẫn , em mạnh dạn lựa chọn đề tài:
" Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH
thương mại nội thất KVT".
* Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động .
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích


1


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu về tình hình quản lý và
sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nghiên cứu trong phạm vi toàn doanh
nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu và thu thập các tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu. Kế thừa các tài liệu, báo cáo, phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân
viên Công ty.
- Phương pháp xử lý phân tích.
+ Sử dụng phương pháp thống kê kinh tế.
+ Sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh.
+ Sử dụng máy vi tính để tính toán và chế bản.
*Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bố cục của đề tài gồm 3 chương;
Chương 1: Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doan nghiệp.
Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại công ty
TNHH thương mại nội thất KVT giai đoạn 2011 - 2013
Chương 3: Một số biện pháp nầng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại công ty TNHH thuơng mại nội thất KVT
Hải Phòng, ngày 28 tháng 8 năm 2014
Sinh viên:

Nguyễn Thị Bích

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích


2


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, vai trò của vốn rất quan
trọng, nếu không có vốn doanh nghiệp không thể mua sắm máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, không thể đổi mới thiết bị công nghệ,
không thể mở rộng sản xuất kinh doanh…Vì vậy có thể nói vốn là yếu tố số một
của mọi quá trình kinh doanh.Vậy vốn là gì?
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài
sản được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện ở nhiều hình thức khác
nhau, dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn thì vốn của doanh nghiệp bao gồm: vốn
cố định và vốn lưu động.
Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản
cố định, là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì vốn lưu động là một bộ phận
vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu
động. Thông thường trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động được chia làm 2
loại: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

3



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Tài sản lưu động sản xuất: gồm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, công cụ
dụng cụ, phụ tùng thay thế, chi phí chờ kết chuyển, sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm, thành phẩm.
Tài sản lưu động lưu thông: bao gồm các loại tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân
hàng, tiền đang chuyển), các loại đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn
trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng).
Từ các phân tích trên có thể rút ra kết luận: Vốn lưu động là bộ phận của
vốn đầu tư ứng trước để hình thành tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
Gọi là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng hiệu quả sẽ
không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được trong quá trình sản xuất kinh doanh
của mình.
Đối với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, hình thức biểu hiện
của vốn lưu động là:
- Tiền trong quỹ của doanh nghiệp (quỹ tiền mặt, quỹ ở ngân hàng)
- Nguyên vật liệu tồn kho
Còn đối với một doanh nghiệp đang hoạt động, hình thức biểu hiện của
vốn lưu động rất đa dạng và phong phú, đó là:
- Vốn bằng tiền
- Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
- Thành phẩm
- Các khoản phải thu
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Do là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của vốn
lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Cụ thể là:
- Vốn lưu động chuyển hoá hình thái liên tục, từ hình thái này qua hình thái
khác.
- Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

4


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm qua
một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại trên tất cả các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động chu chuyển liên tục và lặp lại theo chu kỳ tạo thành một
vòng tuần hoàn vốn lưu động. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi
trở về hình thái ban đầu hay nói cách khác là kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
1.1.3 Vai trò của vốn lưu động
Trong doanh nghiệp sản xuất:
Vốn lưu động vận động qua 3 giai đoạn: T - H - SX - H’- T’
- Giai đoạn mua sắm vật tư (T - H): Đây là giai đoạn khởi đầu vòng tuần
hoàn, ban đầu là hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động
để dự trữ sản xuất.
- Giai đoạn sản xuất (H- SX - H’): Giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành
sản xuất sản phẩm, từ vốn vật tư dự trữ trải qua quá trình sản xuất trở thành sản
phẩm dở dang rồi bán thành phẩm. Kết thúc quá trình sản xuất thì chuyển sang
vốn thành phẩm.
- Giai đoạn tiêu thụ (H’- T’): Doanh nghiệp trải qua quá trình tiêu thụ sản
phẩm và thu tiền về. Ở giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vốn thành phẩm
chuyển sang vốn tiền tệ.
Trong doanh nghiệp thương mại:
Vốn lưu động của doanh nghiệp vận động, chuyển hoá qua 2 giai đoạn:

T - H - T’
- Giai đoạn mua: Từ vốn bằng tiền chuyển sang hình thái vốn hàng hoá dự trữ.
- Giai đoạn bán: Từ vốn hàng hoá dự trữ chuyển sang hình thái vốn bằng
tiền.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

5


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Do quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục nên sự vận động của vốn
lưu động đi từ hình thái này sang hình thái khác. Bắt đầu từ hình thái vốn bằng
tiền và kết thúc một chu kỳ cũng là vốn bằng tiền, tạo thành vòng tuần hoàn của
vốn lưu động. Sự tuần hoàn này có tính chu kỳ tạo thành sự luân chuyển của vốn
lưu động.
1.1.4 Phân loại vốn lưu động
Phân loại vốn lưu động là việc phân chia vốn lưu động của doanh nghiệp
theo các tiêu thức nhất định nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động.
1.1.4.1. Căn cứ vào vai trò của từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất
kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, phụ tùng thay thế, công
cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: Bao gồm các khoản giá trị thành
phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý..), các khoản đầu tư ngắn hạn, các

khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bổ của vốn lưu động trong
từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp thích hợp điều
chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý, đạt được hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.
1.1.4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện
Vốn lưu động được chia thành 2 loại:
- Vốn vật tư, hàng hoá: Bao gồm các khoản vốn lưu động có hình thái
biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như: nguyên nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, phụ
tùng thay thế, sản phẩm dở dang, chi phí trả trước, thành phẩm, hàng hoá…

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

6


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Vốn tiền tệ: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ, tiền
gửi ngân hàng, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản vốn trong
thanh toán (phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ)…
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét đánh giá mức tồn kho
dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
1.2 Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động
1.2.1 Khái niệm kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động phản ánh thành phần và tỷ trọng của từng thành
phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau và ở từng thời kỳ khác nhau thì kết
cấu vốn lưu động cũng khác nhau. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của
doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm về số vốn lưu

động mà mình đang quản lý và sử dụng, từ đó xác định đúng các trọng điểm và
có biện pháp quản lý vốn lưu động có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp.
Vốn lưu động của doanh nghiệp, dựa theo vai trò của nó trong quá trình
tái sản xuất được chia thành bao loại, trong mỗi loại dựa theo công dụng lại
được chia thành nhiều khoản vốn cụ thể như sau:
- Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất:
Loại này bao gồm các khoản vốn:
+ Vốn nguyên vật liệu chính là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự
trữ cho sản xuất, khi tham gia sản xuất nó hợp thành thực thể của sản phẩm.
+ Vốn nguyên vật liệu phụ là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ dùng
trong sản xuất, giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không honhf thành
thực thể chủ yếu của sản phẩm
+ Vốn nhiên liệu là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ dùng trong sản
xuất.
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

7


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
+ Vốn phụ tùng thay thế bao gồm giá trị những phụ tùng dự trữ đẻ thay
thế mỗi khi chữa tài sản cố định
+ Vốn công cụ lao động nhỏ thực chất là giá trị tư liệu lao động nhưng giá
trị thấp thời gian sử dụng ngắn
- Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất
Loại vốn này bao gồm các khoản vốn:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo là giá trị những sản phẩm dở dang trong
quá trình sản xuất, xây dựng hoặc đang nằm trên các địa điểm là việc đợi chế

biến tiếp, chi phí trồng trọt dở dang, chi phí chăn nuôi dở dang, súc vật nhỏ và
nuôi béo.
+ Vốn bán thành phẩm tự chế cùng lài những sản phẩm dở dang nhưng
khác sản phẩm đang chế tạo ở chỗ nó đã hoàn thành giai đoạn chế biến nhất
định.
+ Vốn về phí tổn đợi phân bổ là những phí tổn chi ra trong kỳ nhưng có
tác dụng cho nhiều kỳ sản xuất vì thế chưa tính hết vào giá thành trong kỳ mà sẽ
tính dần vào giá thành các kỳ sau.
- Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thong
Loại này bao gồn các khoản
+ Vốn thành phẩm: Biểu hiện bằng tiền số thành phẩm đã nhập kho và
chuẩn bị các công việc cho tiêu thụ.
+ Vốn tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ , tiền gửi ngân hàng mà trong quá
trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dười hình thức
này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Do vốn lưu động được phân bổ ở cả 3 khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh nên nhìn chung có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động:
- Các nhân tố về mặt sản xuất: Quy trình công nghệ, quy mô sản xuất; độ
dài của chu trình sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất; khả năng nguyên
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

8


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; tay nghề, cán bộ công nhân viên (tay
nghề thành thạo thì năng suất cao, tiết kiệm nguyên vật liệu hơn); tính phức tạp
của sản phẩm (sản phẩm phức tạp đòi hỏi nhu cầu nhiêù hơn về nguyên vật liệu,

công cụ, dụng cụ).
-Các nhân tố về việc cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm: Phụ
thuộc vào mối quan hệ giữa đơn vị cung ứng và đơn vị được cung ứng, thể hiện
ở chỗ:
+ Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp: Khoảng cách giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp càng xa thì việc dự trữ vật tư, hàng hoá, thành
phẩm càng lớn.
+ Uy tín: Cơ sở cung cấp vật tư có uy tín, đảm bảo về thời gian cũng như
chất lượng vật tư thì doanh nghiệp không phải dự trữ quá nhiều nguyên vật liệu,
tỷ trọng nguyên vật liệu cũng ít đi và ngược lại.
+ Khả năng cung cấp của thị trường: Nếu là loại vật tư khan hiếm thì phải
dự trữ nhiều và ngược lại.
+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao
hàng: Nếu việc cung cấp thường xuyên và khối lượng nhiều thì dự trữ ít hơn và
ngược lại.
+ Đặc điểm của sản phẩm: Nếu là sản phẩm mới tung ra thị trường thì
không nên sản xuất quá nhiều và ngược lại.
Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng bởi mức độ tin cậy của bạn hàng, quy mô
hợp đồng ký kết, trình độ tổ chức sản xuất, trình độ marketing sản phẩm…
- Các nhân tố về mặt thanh toán: Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp
đến kết cấu vốn lưu động trong lưu thông.
+ Phương thức thanh toán hợp lý, thủ tục thanh toán nhanh gọn, không để
khách hàng chịu nhiều sẽ làm giảm tỷ trọng các khoản phaỉ thu.
+ Việc chấp hành kỷ luật thanh toán, thực hiện hợp đồng thanh toán tốt
hay chưa tốt, lựa chọn hình thức thích hợp hay chưa cũng ảnh hưởng đến kết cấu

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

9



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
vốn lưu động, chẳng hạn nếu lựa chọn hình thức thanh toán bắng tiền mặt thì kết
cấu vốn nghiêng về tiền mặt tại quỹ
1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Mức sinh lời của vốn lưu động =

Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
Vốn lưu động bình quân trong kì

Chỉ tiêu này đánh giá một đồng vốn lưu động hoạt động trong kì kinh doanh thì
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu
động =

Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu tiêu thụ

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu
tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm
được càng lớn.
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển và mức độ tiết kiệm VLĐ
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:
Số lần luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ nhất

định vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần (hay vốn lưu động quay
được bao nhiêu vòng).
Công thức:
L=

M
VLD

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

10


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Trong đó:
L: Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
M: Là tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
VLD : Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết để
hoàn thành một vòng luân chuyển vốn lưu động.
Công thức:
K=

360
L

hay K =

V ld × 360

M

Trong đó:
K: là kỳ luân chuyển vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn lưu động
càng được rút ngắn và ngược lại.
Các chỉ tiêu tiết kiệm vốn lưu động
- Khi tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì kết quả sẽ có 1 lượng vốn
lưu động được tiét kiệm.Trong kinh tế người ta chia tiết kiệm vốn lưu động
thành 2 loại
*)Tiết kiệm tuyệt đối
- Đây là trường hợp khi quy mô kinh doanh không đổi nhưng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động tăng nhanh thì chỉ cần 1 lượng vốn lưu động ít hơn vẫn có
thể đạt đựoc doanh thu như thế. Từ đó có 1 lượng vốn được tiết kiệm là ∆V =V1
– V0 được rút khỏi quá trình sản xuất và để sử dụng vào việc khác.
V1 =D1/n1
V1 : Là vốn lưu động của kỳ nghiên cứu
D1: Là doanh thu thuần của kỳ nghiên cứu
n1: Là tốc dộ quay vòng của kỳ nghiên cứu
V0 = D0/n0
V0: là vốn lưu động kỳ gốc

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

11


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
∆V = D1/n1 - D0/n0

1

1

Nếu quy mô không đổi thì D1 = D0 → ∆V = D1/n1 - D0/n0 = D0( n − n )
1
0
Nếu n1 > n0 thì ∆V < 0
*) Tiết kiệm tương đối: Đây là trường hợp mà doanh nghiệp không rút bớt
vốn khỏi quá trình sản xuất kinh doanh mà còn tăng thêm vốn lưu động nhưng
do tăng tốc dộ luân chuyển vốn mà kết quả doanh thu tăng nhiều hơn so với tốc
độ tăng về vốn và tính ra có tiết kiệm. Lượng tiết kiệm đó gọi là tiết kiệm tương
đối
∆ ’ V = V1 - V’1

V’1: Là vốn giả định = D1/ n0
∆ ’ V= D1/n1-D1/no= D1 (

1
1

)
n1 n0

Nếu n1>0 → ∆ ’ V < 0

1.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành
VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận của vốn bằng tiền
Công thức:

Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế)
Vốn bằng tiền bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Doanh lợi vốn bằng tiền

=

cho biết một đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền sử dụng trong
kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Mức doanh lợi
càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

12


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Công thức:
Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế)
Vốn đầu tư TCNH bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Doanh lợi vốn đầu tư tài chính ngắn hạn

=

cho biết một đồng vốn đầu tư tài chính ngắn hạn sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Mức doanh lợi càng cao thì
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn phải thu ngắn hạn
Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế)
Vốn phải thu ngắn hạn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Doanh lợi vốn phải thu ngắn hạn

=

cho biết một đồng vốn phải thu ngắn hạn sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Mức doanh lợi càng cao thì chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn hàng tồn kho
Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế)
Vốn hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

Doanh lợi vốn hàng tồn kho

=

cho biết một đồng vốn hàng tồn kho sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Mức doanh lợi càng cao thì chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.
Tỷ suất lợi nhuận của vốn ngắn hạn khác
Lợi nhuận trước (hoặc sau thuế)
Vốn ngắn hạn khác
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,


Doanh lợi vốn ngắn hạn khác

=

cho biết một đồng vốn ngắn hạn khác sử dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Mức doanh lợi càng cao thì chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động càng lớn.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

13


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
1.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh cho thấy doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả và có đủ khả năng thành toán.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều chỉ tiêu
như: khả năng thanh toán tổng quát, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng
thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát cho biết về mặt tổng thể trong thời
gian dài hạn sức thanh toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán tổng quát của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho chúng
ta biết tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các
khoản nợ phải trả hay không?
Tổng số tài sản
Hệ số khả năng thanh toán tổng

quát =

Tổng số nợ phải trả

Trường hợp hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp bằng
1 các chủ nợ vẫn đảm bảo thu hồi được nợ vì với số tài khoản hiện có của doanh
nghiệp có đủ khả năng thanh toán toàn bộ các khoản nợ nói chung của doanh
nghiệp. Trị số này càng lớn càng tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mức độ đáp ứng các
khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng
của các khoản nợ của doanh nghiệp mà phải thanh toán trong một năm hay một
chu kỳ kinh doanh.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

14


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Tài sản ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ NH =

Tổng số nợ ngắn hạn
Trường hợp trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là
doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và tình hình tài
chính là bình thường và khả quan. Khi trị số này càng nhỏ thì khả năng thanh
toán của doanh nghiệp càng thấp
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng đảm bảo thanh toán

của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định khi cần thiết phải thanh toán
nhanh các khoản nợ. Chỉ tiêu này cho biết giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn –Hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn

Trường hợp trị số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp có
khả năng thanh toán nhanh và ngược lại.
Tuy nhiên hệ số khả năng thanh toán nhanh chỉ cho biết mức độ thanh toán
nhanh các khoản nợ nhanh hơn mức bình thường chứ chưa có đủ cơ sở để khẳng
định doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đáo hạn hay
không. Do vậy, người ta bổ sung thêm chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán tức
thời".
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn là chỉ tiêu cho biết số tài sản dài
hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khă năng trang trải các khoản nợ dài hạn
của doanh nghiệp hay không. Trị số này càng lớn thì khả năng đảm bảo thanh
toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp càng lớn
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

15



Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng số nợ ngắn hạn

- Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào tài sản dài hạn: hệ số này cho doanh
nghiệp thấy được giới hạn đầu tư vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp để tránh
không bị phá sản. Nguyên tắc của việc đầu tư tài sản dài hạn là đòi hỏi tổng các
khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu luôn luôn lớn hơn hoặc bằng tổng giá trị tài
sản dài hạn.
Hệ số giới hạn đầu tư an toàn vào TS =

Tài sản dài hạn
Tổng số nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu

Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
trong việc thanh toán nợ ngắn hạn và nguy cơ lâm vào phá sản là cao.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

16


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG
TY TNHH TM NỘI THẤT KVT GIAI ĐOẠN 2011 - 2013
2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH thương mại nội thất KVT
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH thương mại nội

thất KVT
Công ty TNHH thương mại nội thất KVT là doanh nghiệp tư nhân được
thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0201118812
ngày 2 tháng 10 năm 2010, thay thế Giấy phép kinh doanh lần đầu vào ngày 22
tháng 08 năm 2012.
- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NỘI THẤT KVT
-Tên giao dịch bằng tiếng Anh: KVT FURNITURE TRADING LIMITED
CONPANY
- Tên viết tắt: KVT FURNITURE
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 156 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đằng Giang,
Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Vốn Điều lệ: 1.900.000.000 đồng Việt Nam ( Một tỷ chín trăm triệu
đồng).
- Người đại diện theo phát luật của doanh nghiệp: Ông Kiều Văn Tuấn,
sinh ngày 03/02/1972 Chức vụ: Giám đốc Công ty.
Địa chỉ thường trú: Số 31/2/25/229 Hàng Kênh., Phuờng Hàng Kênh, Quận
Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
- Ngành nghề kinh doanh: Lắp đặt hệ thống xây dựng
Chi tiết: Lắp đặt cửa kính, lan can cầu thang kính, lan can cầu thang inox,
bán buôn các thiết bị điện tử , bán buôn các mặt hàng nông lâm sản, vận tải hàng
hóa, kho bãi và lưu trữ hàng hóa….
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại nội thất KVT
Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

17


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Hàng hoá của công ty là chuyên lắp đặt hệ thống xây dựng như lắp đặt của
kính, lan can, buôn bãn thêm một số thiết bị điện tử…. Hiện nay, công nghệ
thông tin ngày càng phát triển nên nhu cầu của loại hàng hoá này càng cao. Nắm
bắt được tâm lý của khách hàng, công ty đã phân ra hai loại khách hàng mục
tiêu. Thứ nhất là nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp, với nhóm này công ty
đang liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước để có những sản
phẩm vừa chất lượng lại vừa phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Nhóm
khách hàng thứ hai có mức thu nhập cao, sử dụng những loại thiết bị tiên tiến,
hiện đại nên công ty cũng không ngừng tìm tòi và khai thác để có những sản
phẩm phù hợp với nhóm này.Tuy nhiên, do mức sống của người dân còn hạn
chế, trình độ chuyên nghiệp chưa cao nên nhóm khách hàng thứ nhất được xác
định là nhóm trọng tâm.
Có thể nói Công ty đã phân tích thị trường tương đối tốt nên những hàng
hoá mà công ty nhập không bị tồn kho lâu. Nhưng hạn chế mà công ty gặp phải
là nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh. Do là công ty cổ phần mới thành
lập chưa được lâu nên vốn kinh doanh còn nhỏ trong khi đó mặt hàng kinh
doanh lại có giá trị tương đối, cần phải kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên nên
công ty nhập chủ yếu là các mặt hàng được người dân ưa dùng. Điều này chứng
tỏ công ty đang rất thận trọng để có những bước tiến trong tương lai. Tuy vậy,
thị trường hàng hoá rất đa dạng và phong phú đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam
đã hội nhập với thế giới nên nhu cầu người dân được tiếp cận với các thiết bị
hiện đại là rất cao. Không nên bỏ qua thị trường tiềm năng này. Công ty nên có
những phân tích kinh tế đúng đắn để tìm được hướng đi hợp lý cho mình.
Như vậy tiến hành phân tích thị trường giúp công ty có được các quyết định
quan trọng về quản lý. Công ty cũng lưu ý không quá coi trọng vấn đề ngoại lực
mà bỏ qua vấn đề phát huy nội lưc. Vốn, công nghệ, tri thức quản lý kinh doanh
– Đó chính là nội lực của một công ty. Biết phân tích ngoại lực đồng thời phát
huy nội lực thì một công ty mới có thể lâu dài đứng vững trên thị trường cạnh

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang

Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

18


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
tranh khốc liệt. Đây chính phương pháp quản lý hiệu quả của công ty.2.1.3 Cơ
cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại nội thất KVT
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng
tài
chính
kế toán

Phòng
vật tư
kế
hoạch

Phòng tổ
chức
hành
chính

Phòng
tiêu thụ
sản phẩm


Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản trị của Công ty TNHH thương mại nội thất
KVT
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận :
- Giám đốc công ty : trực tiếp tiến hành kiểm tra toàn bộ hoạt động của
các phòng ban và kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của công ty thông qua
Phó giám đốc và kế toán trưởng. Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho
công ty và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty mình.
- Phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh, có trách nhiệm
giúp Giám đốc điều hành và chỉ đạo các bộ phận được Giám đốc uỷ quyền, chịu
trách nhiệm trước Giám đốc
- Phòng tổ chức hành chính: gồm 4 người, có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch và biên chế lao động hàng năm, lập kế hoạch dự án, đào tạo, tuyển dụng
bố trí lao động một cách hợp lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

19


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Phòng kế toán tài chính: gồm 5 người, có nhiệm vụ tính toán, ghi chép,
phản ánh liên tục toàn diện và có hệ thống các hoạt động kinh tế phát sinh trong
quá trình kinh doanh, giám sát mọi hoạt động của công ty thông qua chỉ tiêu giá
trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Qua đó cung cấp các thông tin cho quản
lý về tình hình hoạt động của công ty nhằm thực hiện chức năng tham mưu giúp
cho Giám đốc trong công tác quản lý tài chính kế toán của công ty.
- Phòng tiêu thụ sản phẩm: gồm 4 người, có nhiệm vụ chỉ đạo các
nghiệp vụ kinh doanh toàn công ty, tìm hiểu khảo sát thị trường, nắm bắt được

yêu cầu của thị trường, tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch kinh doanh. Xác
định quy mô và mặt hàng kinh doanh đồng thời khai thác điều chuyển hàng hoá
xuống các cửa hàng trực thuộc công ty
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Tham mưu giúp giám đốc quản lý và thực
hiện mọi mặt hoạt động về kế hoạch SXKD, công tác kỹ thuật, an toàn lao
động toàn Công ty. Giúp giám đốc quản lý và cấp phát vật tư, nhiên liệu cho
toàn công ty, phòng này có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu sử dụng vật tư, công cụ
dụng cụ của các phân xưởng để xây dựng định mức và cung cấp nguyên vật
liệu kịp thời cho hoạt dộng sản xuất trong Công ty.

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

20


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty TNHH TM nội thất KVT qua 3 năm 2011- 2013
BẢNG 2.1 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
TNHH TM NỘI THẤT KVT QUA 3 NĂM 2011 – 2013
Chênh lệch 2012/2011
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2011

Năm 2012

đồng


2. Vốn chủ sở hữu

đồng

3. Tổng doanh thu

đồng

237.265.304.40 227.332.511.62 221.366.788.38
6

3

đồng

thuế
6. Nộp ngân sách

đồng

nhà nước

đồng

%
-

9 9.932.792.783


95,81

+/-

%
-

5.965.723.234

97,38

35.986.454.075 37.711.708.980 39.909.046.553 1.725.254.905 104,79 2.197.337.573 105,83
148.772.799.98 109.688.891.83
4

8

142.710.713.65 105.282.564.99
4. Tổng chi phí
5. Lợi nhuận sau

2012

Năm 2013
+/-

1. Tổng tài sản

Chênh lệch 2013/


-

-

95.968.218.810 39.083.908.14

73,73 13.720.673.02

6
-

8
-

89.748.446.172 37.428.148.66

73,77 15.534.118.82

1
-

2

5

4

4.440.864.747

3.227.345.133


4.594.494.478

952.887.057

1.006.692.916

2.139.046.471

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

21

1.213.519.614

87,49

85,25

72,67 1.367.149.345 142,36

53.805.859 105,65 1.132.353.555 212,48


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
7. Lao động bình
quân
8. Thu nhập bình
quân


người
đ/ng/thá
ng

92

95

100

3 103,26

5 105,26

4.982.317

5.898.298

7.000.323

915.981 118,38

1.102.025 118,68

( Nguồn trích dẫn : Công ty TNHH thương mại nội thất KVT)

Giáo viên: Th.S Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích


22


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Nhận xét
Qua bảng phân tích một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của công ty qua 3 năm
ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đề có sự biến động. Cụ thể sự biến động của từng chỉ
tiêu qua các năm như sau
+ Chỉ tiêu tổng tài sản cả 2 năm 2012 và 2013 đều có biến động giảm cụ thế
năm 2011 giá trị của chỉ tiêu này là 237.265.304.406 đồng, năm 2012 là
227.332.511.623 đồng giảm 9.932.792.783 đồng tương ứng với mức giảm
4,91% so với năm 2011. Tuy nhiên mức giảm của chỉ tiêu này có thấp hơn trong
năm 2012 cụ thể giá trị của chỉ tiêu trong năm 2012 là 221.366.788.389 đồng
giảm 5.965.723.234 đồng tương ứng với mức 2,62% so với năm 2012
+Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu của công ty liên tục tăng trong 2 năm 2012 và 2013
cụ thể trong năm 2011giá trị của chỉ tiêu này là 35.986.454.075 đồng, năm 2012
giá trị của chỉ tiêu này là 37.711.708.980 đồng tăng lên 1.725.254.905 đồng
tương ứng với mức tăng 4,79%, giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2013 tiếp tục
tăng lên 2.197.337.573 đồng tương ứng với mức tăng 5,83% so với năm 2013.
Nguyên nhân là do các năm doanh nghiệp làm ăn có lãi và liên tục bổ sung vào
nguồn vốn của công ty
+ Chỉ tiêu tổng doanh thu trong 2 năm liên tục giảm cụ thể giá trị của chỉ
tiêu năm 2011 là 148.772.799.984 đồng, năm 2012 giá trị của chỉ tiêu này là
109.688.891.838 đồng giảm 39.083.908.146 đồng so với năm 2011, năm 2013
giá trị của chỉ tiêu này giảm 13.720.673.028 đồng so với năm 2012. Nguyên
nhân của sự biến đông trên là do trong kỳ doanh nghiệp cùng chịu sự tác động
của suy thoái kinh tế, nhu cầu tiêu thu sản phẩm của khách hàng giảm sút, công
ty nhận được ít hơn các hợp đồng sản xuất của khách hàng đây là nguyên nhân
làm cho giá trị của chỉ tiêu doanh thu sụt giảm trong 2 năm qua.
+ Chỉ tiêu tổng chi phí cũng có biến động giảm trong 2 năm 2012 và 2013

cụ thế năm 2012 giá trị của chỉ tiêu này là 105.282.564.994 đồng giảm
37.428.148.661 đồng, năm 2013 giá trị sụt giảm 15.534.118.822 đồng so với

Giáo viên:Th.s Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

23


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
năm 2011, giá trị của chỉ tiêu này giảm nhanh hơn mức giảm của của chỉ tiêu
tổng doanh thu đây là dấu hiệu tích cực, nguyên nhân là do doanh nghiệp đã tích
cực áp dụng các biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm,
giảm bớt chi phí sản xuất.
+Lợi nhuận sau thuế có biến động khá lớn trong 2 năm 2012 và 2013cụ thế
giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là 4.440.864.747 đồng, năm 2012 là
3.227.345.133 đồng giảm -1.213.519.614 so với năm 2011. Tuy nhiên năm 2013
giá trị của chỉ tiêu này lại có biến động tăng với mức tăng 1.367.149.345 đồng
tương ứng với mức tăng 42,36%. Sự biến động của chỉ tiêu này là do sự biến
động của chỉ tiêu tổng doanh thu và tổng chi phí
+ Chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước có biến động rất lớn với mức tăng đều đặn
hàng năm cụ thể, giá trị của chỉ tiêu này năm 2010 là 952.887.057 đồng, năm
2012 là 1.006.692.916 đồng tăng 53.805.859 đồng tương ứng với mức tăng
5,65% so với năm 2010, năm 2013 giá trị của chỉ tiêu này tăng 1.132.353.555
đồng so với năm 2012 mức tăng trên chủ yếu là do có sự đóng góp của chỉ tiêu
thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Chỉ tiêu lao động bình quân trong doanh nghiệp có xu hướng tăng lên qua
các năm cụ thể năm 2011 là 92 người, năm 2012 con số này tăng lên 95 người
tăng lên 3 người so với năm 2010, năm 2013 con số này là 100 người biến động
tăng khá mạnh. Nguyên nhân là do nhu cầu lao động ở các bộ phận xây lắp và

sản xuất của công ty tăng nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình nên
công ty liên tục tuyển thêm lao động
+ Chỉ tiêu thu nhập bình quân có xu hương tăng nhanh cụ thể năm 2012 thu
nhập bình quân là 5.898.298 đồng/ng/tháng tăng 915.981 đồng so với năm 2011,
năm 2013 giá trị của chỉ tiêu này tiếp tục tăng 1.102.025 đồng so với năm 2012.
Nguyên nhân là do danh nghiệp tiếp tục thực hiện chính sách tăng lương của nhà
nước, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng tiếp tục duy trì chính sách phúc lợi nhằm
đảm bảo đời sống cho người lao động.

Giáo viên:Th.s Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

24


Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Giáo viên:Th.s Nguyễn Thu Trang
Sinh viên: Nguyễn Thị Bích

25


×