Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.7 KB, 14 trang )

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
THAI NGUYEN UNIVERSITY

PHAN THANH VAN

EDUCATING LIVING SKILL
FOR HIGH SCHOOL STUDENTS THROUGH
EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
Major: Theory and History of education
Code: 62.14.01.01

SUMMARY OF THESIS FOR PHD OF PEDAGOGY

THAI NGUYEN - 2010


24
The work is completed at
EDUCATION UNIVERSITY - THAI NGUYEN UNIVERSITY

Scientific advisor: ASSOC. PROF. DR. Bui Van Quan

Critic 1: ...........................................................
Critic 2: ...........................................................
Critic 3: ...........................................................

The thesis will be defended at the State Thesis Appraisal Council
held at:
THAI NGUYEN UNIVERSITY
At ……. hours …date …. month …. year …..


For further information about the Thesis, please refer to:
- Vietnam National Library;
- Center for School Materials - Thai Nguyen University;
- Library of Education University - Thai Nguyen University.

chất lượng giáo dục và tạo điều kiện cho hệ thống trường dân lập
phát triển.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có quy định về chương trình
giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các cấp học, trong đó có cấp trung
học phổ thông. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các trường chủ động lựa
chọn hình thức tổ chức giáo dục KNS cho học sinh phù hợp với thực
tiễn của nhà trường.
3. Các trường sư phạm có hình thức đào tạo giáo viên đáp ứng
với yêu cầu giáo dục kĩ năng sống và tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông, nên sơ tuyển để đạt
các yêu cầu nhất định như: khả năng diễn đạt, hình thức,... Các
trường sư phạm cần có các công trình nghiên cứu, biện pháp để nâng
cao kĩ năng giáo dục, kĩ năng sống, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên, đáp ứng với yêu cầu đổi mới của
giáo dục trung học phổ thông.
4. Các địa phương nên tạo điều kiện cơ sở vật chất, khuôn viên,
đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia để các trường có điều kiện tổ
chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo mục tiêu giáo dục
và mục tiêu giáo dục kĩ năng sống.


23
năng giao tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ
năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực. Kết quả của việc hình
thành các kĩ năng này là giáo dục cho các em có cách sống tích cực

trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các hành vi
theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân
cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái
độ và kĩ năng phù hợp.
4. Giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt
động giáo dục theo quan điểm tích hợp. Nguyên tắc được xác định là
dựa trên các ưu thế của nội dung và chương trình giáo dục phổ thông
để giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi trung học phổ thông, nhưng
vẫn phải đảm bảo học vấn nền tảng cũng như giá trị được hình thành
đối với nhân cách có ý nghĩa thiết thực và phù hợp với điều kiện của
từng cá thể.
5. Kết quả nghiên cứu từ thực tiễn đã chứng minh học sinh trung
học phổ thông chưa có những kĩ năng sống cơ bản, hoặc có nhưng
thiếu vững chắc. Các lực lượng giáo dục đã nhận thức rõ được bản
chất, mức độ cần thiết để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, nhưng
còn lúng túng về phương thức, biện pháp cũng như nội dung giáo dục
cho từng đối tượng.
6. Luận án đã đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh với các nội dung tích hợp, thiết kế các chủ đề giáo dục
linh hoạt các loại hình hoạt động.
2. Kiến nghị
1. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ
thông chỉ có thể đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục đáp ứng yêu cầu xã hội khi nội dung này được tuyên truyền rộng
cùng với mục tiêu xoá bỏ tâm lý nặng nề về kết quả thi cử. Đầu tư
thích đáng cho hoạt động này để các trường có điều kiện tổ chức
tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần nâng cao

PRONOUNCED SCIENTIFIC WORKS RELATED TO THE THESIS


1. Phan Thanh Van (2004), "Educating legal awareness and
behavior for students", Education Magazine, Issue No. 83, Special
subject of the 1st quarter of 2004.
2. Phan Thanh Van (2009), " Educating living skill for students
in the emulative movement "Building friendly school, active
students”", Education Magazine, Issue No. 214, term 2-5/2009.
3. Phan Thanh Van (2009), "Educating living skill - Necessary
for children", Education Magazine, term 1-11/2009.
4. Phan Thanh Van (2010), "Integrating the objective of
educating living skill in extracurricular activities", Education
Magazine, Issue No. 239, term 1, 6/2010.


1

22

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và hội
nhập quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh
hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ
trẻ. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và các quốc gia trên thế
giới đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho
thế hệ trẻ, trong đó có học sinh THPT. Nhận thức về KNS, cũng như
việc thể chế hóa giáo dục KNS trong giáo dục phổ thông ở Việt Nam
chưa thật cụ thể, đặc biệt về hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục
KNS cho học sinh ở các cấp, bậc học còn hạn chế. Những năm
gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng,

đặc biệt là ở các đô thị và thành phố lớn. Có nhiều nguyên nhân khác
nhau dẫn đến tình trạng trên. Một trong những nguyên nhân đó là học
sinh THPT chưa được tiếp cận với chương trình giáo dục KNS; việc
khai thác thế mạnh của hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện giáo
duc kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường còn hạn chế. Đó
cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài luận án với tiêu đề: "Giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp" để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho hoc
sinh THPT bằng con đường tích hợp giáo dục KNS với hoạt động
giáo dục NGLL ở trường trung học phổ thông.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục KNS cho học sinh THPT và hoạt động giáo
dục NGLL ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông thông qua
hoạt động giáo dục NGLL.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề xuất được các biện pháp có tính khả thi theo định hướng
tích hợp các thành tố của giáo dục KNS với các thành tố của hoạt
động giáo dục NGLL thì có thể nâng cao được hiệu quả giáo dục
KNS cho học sinh THPT.

hiệu quả; kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; kĩ năng giải
quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
Với kết quả nêu trên, có thể khẳng định giả thuyết của thực
nghiệm đã được chứng minh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Kết quả nghiên cøu khẳng định các biện pháp giáo dục KNS cho
học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
là khả thi, có tác động làm thay đổi KNS của học sinh THPT về các
phương diên: nhận thức, thái độ và hành vi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Kĩ năng sống là một chỉ số thực tế của nhân cách, là mặt biểu
hiện của hành vi nhân cách, đồng thời là yếu tố khẳng định chất
lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành và phát triển
nhân cách con người dưới tác động của môi trường sống và hoạt
động giáo dục. Đối với nhiều nước trên thế giới, kĩ năng sống là mục
tiêu, nội dung quan trọng của chương trình giáo dục trung học.
2. Giáo dục kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách
của hệ thống giáo dục, là kết quả của giáo dục đồng thời là nhiệm vụ
quan trọng của mọi hoạt động nhà trường, trong đó hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp chiếm vị trí quan trọng. Những kết quả được
hình thành ở học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giơ lên lớp bao gồm nhiều nội dung phong phú, nhưng kết
đọng lại là ở kĩ năng sống ở lứa tuổi thanh niên có tác dụng làm nền
tảng quan trọng để các em gia nhập vào đời sống xã hội một cách
chắc chắn.
3. Kết quả của luận án đã xác định các kĩ năng sống để hình
thành cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp là các kĩ năng cơ bản như xác định giá trị, kĩ


21

2


Từ phân tích các số liệu trên dẫn đến kết luận rằng biến động
phương sai về điểm năng lực sau thực nghiệm của hai nhóm là có
khác biệt nhau.
Điểm số trung bình về năng lực sau thực nghiệm của hai nhóm
khác biệt có ý nghĩa trong khoảng 95% độ tin cậy.
3.2.2.3. Phân tích nhóm thử nghiệm trước và sau thực nghiệm

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KNS, giáo dục KNS,
giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua tổ chức hoạt động giáo
dục NGLL.
5.2. Khảo sát thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông
qua tổ chức hoạt động giáo dục NGLL ở một số trường THPT.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT
thông qua hoạt động giáo dục NGLL và thực nghiệm một số biện
pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Các kĩ năng sống cơ bản được cần giáo dục cho học sinh
THPT được xác định trong nghiên cứu của luận án là: kĩ năng
xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc,
căng thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
- Thực nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông
qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện với chương
trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp lớp 10, lớp 11 THPT.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Các nghiên cứu được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh
với 3 trường trung học phổ thông đại diện cho 3 khu vực phát triển
của thành phố: khu vực thành phố, khu vực nông thôn và khu vực có

nhiều khó khăn.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận: Vận dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử và các tiếp cận hệ thông, tiếp cận tích hợp.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp
phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng khung
lý thuyết của đề tài luận án.
7.2. 2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi., phương pháp phỏng vấn;
phương pháp chuyên gia; phương pháp trắc nghiệm, phương pháp
thực nghiệm để tường minh thực trạng và kết quả nghiên cứu nhằm
chứng minh cho giả thuyết khoa học.

Bảng 3.5: Phân phối tần suất kết quả trước và sau thực nghiệm
Lần

N

Trước TN

96

Sau TN

96

So sánh


Cấp độ 3
0,8

Kết quả kiểm tra (%)
Cấp độ 2 Cấp độ 1 Cấp độ 0
2,2

25,9

71,2

3,7682

14,9

27,1

42,7

15,3

6,3579

+ 14,1

+ 24,9

+ 16,8

- 55,9


2,5897

Nhìn vào bảng số liệu, chúng tôi thấy rằng nhận thức, thái độ
và hành vi KNS của học sinh THPT sau thử nghiệm cao hơn trước
thử nghiệm. Tỷ lệ các học sinh THPT có điểm số cấp độ 3 trước TN
là 0,8%, còn sau TN là 14,9% (chênh lệch + 14,1%). Tỷ lệ các học
sinh THPT có điểm số cấp độ 2 trước TN là 2,2%, còn sau TN là
27,1% (chênh lệch + 24,9%). Tỷ lệ các học sinh THPT có điểm số
cấp độ 1 trước TN là 25,9%, còn sau TN là 42,7% (chênh lệch +
16,8%). Tỷ lệ các học sinh THPT có điểm số cấp độ 0 trước TN là
71,2%, còn sau TN chỉ là 15,3% (chênh lệch - 55,9%). Điểm trung
bình trước TN là 3,7682, sau TN là 6,3579 (chênh lệch + 2,5897).
3.3.2.3. Những thay đổi chung về KNS của học sinh THPT ở nhóm
thực nghiệm (về phương diện kiến thức, thái độ và kĩ năng)
Quá trình thực nghiệm đã khẳng định các biện pháp giáo dục
KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp là khả thi, có tác động làm thay đổi KNS của học sinh THPT về
các phương diên: nhận thức, thái độ và hành vi. Thông qua thực
nghiệm, học sinh các lớp thuộc nhóm thực nghiệm đã được củng cố
các kĩ năng sống cơ bản là: Kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng giao tiếp


3

20

7.2.3. Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp quan sát: Nghiên cứu thực trạng và kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học: Dùng để xử lý các kết quả thực nghiệm

sư phạm và kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
8. Những luận điểm bảo vệ
- Giáo dục kỹ năng sống là mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm vụ
giáo dục nhân cách toàn diện của giáo dục THPT.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp là vận hành đồng thời các thành tố của
giáo dục kĩ năng sống và các thành tố của hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp để cùng thực hiện mục tiêu của hai hoạt động.
- Tích hợp là con đường có hiệu quả để thực hiện giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp đồng thời không làm quá tải các hoạt động của học sinh THPT.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí luận
Góp phần phát triển lý luận về giáo duc kĩ năng sống thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua các kết luận:
- Giáo dục kỹ năng sống (KNS) được xác định là nhiệm vụ của
giáo dục THPT nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh
THPT trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Tích hợp là phương thức có hiệu quả để thực hiện giáo dục KNS
cho học sinh THPT đồng thời góp phần giảm tải cho giáo dục THPT.
- Giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục
NGLL là tích hợp các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS với các
thành tố cấu trúc của hoạt động giáo dục NGLL và vận hành đồng thời
các thành tố đó theo mục tiêu giáo dục đã xác định.
9.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án đã khẳng định:
- Học sinh THPT rất hạn chế về KNS. Một trong những nguyên
nhân của thực trạng này là do giáo dục THPT chưa quan tâm thỏa
đáng đến vấn đề giáo dục KNS cho học sinh; chưa xác định được
phương thức hiệu quả để giáo dục KNS cho học sinh.

- Tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt
động giáo dục NGLL; thiết kế các chủ để giáo dục KNS phù hợp với

là không khác biệt nhau. Điểm số trung bình về năng lực trước thực
nghiệm của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa trong khoảng 95%
độ tin cậy.
3.2.2.2. Phân tích so sánh nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm
sau khi tổ chức thực nghiệm
Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả sau TN của nhóm TN
và nhóm ĐC
Nhóm

N

Kết quả kiểm tra (%)

TN

96

Cấp độ 3
14,9

ĐC

96

0,7

Cấp độ 2

27,1

Cấp độ 1
42,7

Cấp độ 0
15,3

6,3579

3,2

29,7

66,4

3,8724

Phân tích số liệu từ bảng 3.3 cho thấy: Cột EVA có nghĩa kiểm
định thực hiện trong giả định hai nhóm điểm số sau TN của nhóm TN
và nhóm ĐC có cùng phương sai và và sử dụng kiểm định S. Giá trị
của Sig = 0,9 < 0,1 nên giả định trên bị bác bỏ (tại 95% độ tin cậy), tức
phương sai của hai nhóm là bằng nhau. Mức ý nghĩa ở phép kiểm tra
hai phía có giá trị = 0,02 < 0,05; do vậy giá trị T có ý nghĩa tại 95% độ
tin cậy. Khác biệt giá trị trung bình là 1,978 có nghĩa với 95% độ tin
cậy thì trung bình điểm năng lực sau thử nghiệm của nhóm ĐC thấp
hơn nhóm TN là 0,1978. Sai số chuẩn của khác biệt này là 0,01636.
Khoảng tin cậy 95% cho sự khác biệt trung bình điểm số năng lực
trước TN của hai nhóm TN và ĐC từ 2,111 đến 2,578.
Bảng 3.4: Bảng kiểm định T cho nhóm ĐC và TN

sau khi tổ chức TN
Phép kiểm tra S
cho sự bằng
nhau của những
phương sai

EVA
- TN
- ĐC

F

Sig

7,321

0,09

Phép kiểm tra T cho
sự bằng nhau của những trung bình
T

Df

Sig
(2-t)

MD Std.ED

95% CID

L
U

12,549 3331,887 0,02 1,978 1,636 2,111 2,578
12,549 335,114 0,02 1,978 1,636 2,111 2,578


19

4

3.2.1.4. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm được thực hiện vào học kì I của năng học 20082009. Trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu
đầu vào (pre-test) ở các nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm áp dụng mô hình thực nghiệm dưới đây:
R1: O1 X O2
R2 O3 Y O4
Trong đó:
R1 là nhóm thử nghiệm
R2 là nhóm đối chứng
X là các biện pháp can thiệp thực nghiệm
Y là các tác động khác
O1, O2 là kết quả số liệu trước và sau thử nghiệm
biện pháp của nhóm thực nghiệm.
O3, O4 là kết quả số liệu trước và sau thử nghiệm
biện pháp của nhóm đối chứng (thời gian O1
trùng với O3 và thời gian O2 trùng với O4)
3.2.1.5. Tiêu chí và công cụ đánh giá
Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi sử dụng 2 hệ thống
đánh giá:

- Hệ thống đánh giá tính hiệu quả của biện pháp tác động thông
qua sự thay đổi nhận thức,thái độ và hành vi đối với KNS của học
sinh THPT.
- Hệ thống đánh giá tính khả thi của biện pháp thử nghiệm.
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Phân tích nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước
thực nghiệm
Để phân tích so sánh số liệu nhóm đối chứng và nhóm thử
nghiệm trước khi tổ chức thử nghiệm, chúng tôi sử dụng kiểm định
T- test với hai mẫu độc lập. Kết quả xử lý số liệu bằng chương trình SPSS.
Từ phân tích các số liệu trên dẫn đến kết luận rằng biến động
phương sai về điểm năng lực trước thực nghiệm của hai nhóm

nội dung/hoạt động để thực hiện chủ đề của chương trình hoạt động
giáo dục NGLL,... là những biện pháp thực hiện phương thức tích
hợp nhằm giáo dục KNS cho học sinh trong các trường THPT một
cách có hiệu quả.
10. Bố cục của luận án
Luận án gồm 145 trang, trong đó: Mở đầu (8 trang). Chương 1:
Cơ sở lý luận và thực tiễn (59 trang); Chương 2: Biện pháp giáo dục
KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (37 trang); Chương 3: Thực nghiệm sư phạm (29 trang). Kết luận
và kiến nghị (3 trang). Các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến luận án (1 trang). Tài liệu tham khảo (8 trang). Phần phụ
lục (27 trang). Luận án trình bày 28 bảng, 3 biểu đồ và 2 đồ thị.
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIÁO DỤC
KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng sống trên thế giới
khá phong phú. Theo tổng thuật của UNESCO, có thể khái quát
những nét chính trong các nghiên cứu này như sau: Nghiên cứu
xác định mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống; Nghiên cứu xác định
chương trình và hình thức giáo dục kỹ năng sống. Chương trình, tài
liệu giáo dục kĩ năng sống được thiết kế cho giáo dục không chính
quy là phổ biến và rất đa dạng về hình thức.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
- Chủ yếu các đề tài phân tích làm rõ thực trạng trước tính cấp
bách của vấn đề kĩ năng sống, chưa tập trung giải quyết nhiệm
vụ nghiên cứu lí luận một cách có hệ thống về phương pháp, hình
thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên nói chung và học
sinh trung học phổ thông nói riêng.
- Các đề tài đã đề cập đến những hình thức giáo dục kĩ năng
sống cụ thể và chưa có kết quả thử nghiệm rõ ràng, cụ thể nên tính


5

18

thuyết phục chưa cao. Một số đề tài nghiên cứu tương đối đầy đủ các
nhiệm vụ: nghiên cứu lí luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện
pháp giáo dục kĩ năng sống nhưng ở trên đối tượng sinh viên.
Do vậy, cần thiết phải khai thác nội lực của chính các hoạt động
trong nhà trường trung học phổ thông nhằm thực hiện có hiệu quả nội

dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở bậc học này.

đạt tỷ lệ cao hơn các mức độ khác. Điều này chứng tỏ các biện pháp đã
xây dựng là phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giáo dục KNS cho học sinh
THPT thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2.1. Các khái niệm
1.2.1.1. Kỹ năng sống
Kỹ năng sống (life skills) là khái niệm được sử dụng rộng rãi nhằm
vào mọi lứa tuổi trong lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm này vẫn
nằm trong tình trạng chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ.
Tác giả luận án thể hiện sự thống nhất với quan niệm KNS của
UNESCO. Theo đó, khái niệm KNS được sử dụng trong nghiên cứu
luận án là: “khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp
với cách ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có
hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”.
Có nhiều cách phân loại KNS, dù phân loại theo hình thức nào thì
một số kĩ năng vẫn được coi là kĩ năng cốt lõi như: kĩ năng xác định
giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng;
kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; kĩ năng tự nhận thức,
kĩ năng ra quyết định, kĩ năng đặt mục tiêu... Tác giả luận án đã giới
hạn các KNS được nghiên cứu trong luận án để giáo dục cho học sinh
THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL là các kĩ năng: kĩ năng xác
định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng
thẳng và kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.
1.2.1.2. Giáo dục kĩ năng sống

Khái niệm giáo dục cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác
nhau ở cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường. Từ nội hàm của khái niệm
KNS và quan niệm về hoạt động giáo dục đã trình bày trong luận án,
tác giả luận án quan niệm, giáo dục KNS là một quá trình với những
hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ chức, điều khiển để học sinh biết

3.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm
3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm
- Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông thông qua hoạt động
giáo dục kĩ năng sống đã đề xuất.
- Khẳng định tác động tích cực của các biện pháp thực nghiệm
tới KNS của học sinh THPT về các phương diện: nhận thức, hành vi
và thái độ.
3.2.1.2. Đối tượng thực nghiệm
Do có những khó khăn trong liên hệ địa điểm thực nghiệm
(có rất ít trường THPT đồng ý để tác giả luận án tổ chức thực nghiệm
tại trường), vì thế, thực nghiệm chỉ được thực hiện tại 2 trường trung
học phổ thông là trường THPT Bình Phú và Trường THPT Nguyễn
Khuyến (TP Hồ Chí Minh) trong năm học 2007-2008 và 2008- 2009.
Mẫu thực nghiệm được xác định như bảng dưới.
Bảng 3.2: Mẫu thực nghiệm
TT

Tên trường

1
2


THPT Nguyễn Khuyến
THPT Bình Phú
Tổng

Số học sinh tham gia thực nghiệm
Nhóm TN
Nhóm ĐC
Tổng
50
50
100
46
46
92
96
96
192

3.2.1.3. Nội dung thực nghiệm
Trên cơ sở đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp, lựa chọn thực nghiệm sư phạm 2 biện pháp:
- Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS
đã được tích hợp.
- Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt
động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT.


17


6

thiết là những biện pháp cho phép giải quyết được các vấn đề đặt ra của
quá trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động
giáo dục NGLL. Các biện pháp có tính khả thi là các biện pháp thỏa
mãn được các yếu tố chi phối, ràng buộc biện pháp đó.
3.1.1.4. Phương pháp
Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu thu được qua
phiếu trưng cầu ý kiến và sử dụng phương pháp đánh giá của Trung tâm
đào tạo quốc tế Crown Agents (Worthing, Brightain, Vương quốc Anh)
theo mức độ tác động của các nhóm đối tượng tham gia thực hiện các
biện pháp để phân tích định tính kết quả thu được.
3.1.2. Kết quả khảo nghiệm
3.1.2.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp

cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái độ, giá trị (cái
học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và
làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng.
Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các em có cách sống
tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các em các
hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn
diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá
trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.
1.2.2. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT và
các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT
1.2.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT
Giáo dục KNS cho học sinh do yêu cầu tất yếu được đặt ra từ các
phương diện sau: Theo yêu cầu xã hội; theo quan điểm giáo dục; theo
góc độ văn hoá, chính trị, theo yêu cầu của sự phát triển bền vững.

1.2.2.2. Các thành tố cấu trúc của giáo dục KNS cho học sinh THPT
Giáo dục KNS cho học sinh THPT cũng như các quá trình, hoạt động
giáo dục khác trong trường THPT đều có cấu trúc xác định, trong đó các
thành tố mục tiêu, nội dung và phương pháp là những thành tố tạo sự khác
biệt giữa giáo dục KNS với các quá trình, hoạt động giáo dục khác.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm của giáo dục KNS cho
học sinh THPT ở các thành phố lớn
1.2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục KNS cho học sinh THPT
- Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT
- Các yếu tố thuộc về chương trình giáo dục THPT
- Các yếu tố thuộc môi trường gia đình và xã hội
1.2.3.2. Đặc điểm của giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các
thành phố lớn
Từ đặc điểm về phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục của
các thành phố lớn, có thể xác định 2 đặc điểm chính của giáo dục
KNS cho học sinh THPT ở các thành phố lớn như sau: Ở các thành
phố lớn, không chỉ nhu cầu được giáo dục KNS của học sinh THPT
phát triển mà yêu cầu về giáo dục KNS cho học sinh THPT cũng rất
cao. Giáo dục KNS cho học sinh THPT ở các thành phố lớn vừa
thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.

Bảng 3.1: Kết quả tổng hợp ý kiến của các đối tượng về tính cấp
thiết của các biện pháp
Biện pháp
1. Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục
tiêu của hoạt động giáo dục NGLL
2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp
với các nội dung, hoạt động thực hiện chủ đề của
hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động,

các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục KNS
đã được tích hợp
4. Các biện pháp hỗ trợ khác

Mức độ
Rất cấp Cấp Không
thiết
thiết cấp thiết
75,8

22,2

2,0

73,9

24,7

1,4

77,2

22,2

0,6

63,3

35,0


1,7

3.1.2.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
Kết quả đánh giá cho thấy, phần lớn các biện pháp có tính khả thi
cao. Các biện pháp có thể thực hiện thành công và không biện pháp
nào có sự bác bỏ. Giá trị quyền lực tác động vào thực thi các biện
pháp tuy có khác nhau nhưng giá trị đánh giá lại rất thống nhất. Vì
vậy, tổng điểm tác động chung là 65,9 điểm.
Tóm lại, kết quả khảo nghiệm cho thấy, phần lớn số người được
trưng cầu ý kiến đã tán thành với những biện pháp được tác giả luận án
xây dựng. Trong đó ý kiến đánh giá ở mức độ rất cấp thiết và rất khả thi


7

16

1.3. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC KNS CHO
HỌC SINH THPT

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

1.3.1. Hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động tiếp nối của
hoạt động trên lớp, có mục tiêu giúp học sinh phát triển nhân cách
toàn diện. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện các
mặt giáo dục trong nhà trường do đó nội dung hoạt động giáo
dục được tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Hoạt động gắn

liền với nội dung văn hoá trong nhà trường, hoạt động thể dục, thể
thao, văn nghệ, nghệ thuật, các hoạt động xã hội - chính trị, lao động
nghề nghiệp, các vấn đề về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, gia đình, các
vấn đề về giữ gìn phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, phòng
chống các tệ nạn xã hội, các vấn đề về vai trò của thanh niên trong
xây dựng đất nước ở thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các vấn
đề về hoà bình hữu nghị, giáo dục hướng nghiệp, v.v...
1.3.1.2. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện ba mục tiêu sau:
* Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức
Giúp học sinh THPT có tri thức hiểu biết về các giá trị truyền thống
của dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại; củng cố, mở
rộng kiến thức đã học trên lớp (qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ theo
môn học, tham qua, sinh hoạt theo chủ đề...); có ý thức chính trị, đạo đức
pháp luật và lối sống lành mạnh, ý thức về quyền và trách nhiệm đối với
bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội; có ý thức về định hướng nghề
nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của cá nhân và yêu
cầu phát triển ngành nghề trong xã hội.
* Nhiệm vụ giáo dục về kỹ năng
Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng cơ bản đã được hình thành từ THCS để
trên cơ sở đó phát triển một số năng lực chủ yếu như: Năng lực
tự hoàn thiện, khả năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, năng lực hoạt động chính trị - xã
hội, năng lực tổ chức quản lí, năng lực hợp tác, chia sẻ, thương lượng
nhằm giúp học sinh sống một cách an toàn, khoẻ mạnh, thích ứng với
cuộc sống không ngừng biến đổi.

Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục KNS cho học sinh
THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL, tác giả luận án đã xây dựng
một số biện pháp để thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT thông

qua hoạt động giáo dục NGLL. Các biện pháp này phản ánh tương đối
đầy đủ các yêu cầu của tích hợp giáo dục KNS cho học sinh THPT với
hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT, các biện pháp đó là:
- Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động
giáo dục NGLL.
- Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội dung, hoạt
động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT.
- Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục
KNS đã được tích hợp.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. KHẢO NGHIỆM TÌNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP

3.1.1. Những vấn đề chung về khảo nghiệm tính cấp thiết và khả
thi của các biện pháp đã đề xuất
3.1.1.1. Mục đích
Xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã xây dựng
làm cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp để thực nghiệm sư phạm.
3.1.1.2. Đối tượng
Đối tượng tham gia trưng cầu ý kiến đánh giá tính cấp thiết và
tính khả thi của các biện pháp thuộc các nhóm đối tượng liên quan
đến việc thực thi các biện pháp.
- Hiệu trưởng, hiệu phó các trường THPT: 25 người.
- Chuyên gia NC về QLGD: 20 người.
- Giáo viên THPT: 45 người.
3.1.1.3. Nội dung khảo nghiệm
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến với các đối tượng để xác định tính

cấp thiết và khả thi của các biện pháp. Các biện pháp được coi là cấp


15

8

- Thiết kế các hình thức tổ chức để thực hiện các dạng hoạt động
chính được xác định trong chương trình hoạt động giáo dục NGLL.
2.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Biện pháp này đòi hỏi các trường THPT phải được trang bị đầy đủ
cơ sở vật chất; đặc biệt phái có các phòng học bộ môn, các phòng chức
năng. Mặt khác, để thực hiện biện pháp này, cần có sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên các môn giáo dục thể chất,
giáo dục âm nhạc, giáo dục mỹ thuật trong nhà trường. Mối quan hệ của
nhà trường với cộng đồng và các đơn vị, cơ quan trên địa bàn trường
cũng là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt biện pháp này.
2.2.4. Các biện pháp hỗ trợ khác
2.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của các biện pháp
Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các chủ thể
tham gia vào quá giáo dục KNS và tổ chức hoạt động giáo dục
NGLL cho học sinh THPT đồng thời phát triển các điều kiện để có
thể thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo
dục NGLL có hiệu quả.
2.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện
- Đổi mới quan niệm về giáo dục KNS; nâng cao nhận thức về
quan điểm tích hợp trong giáo dục KNS cho học sinh THPT.
- Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia giáo dục KNS và tổ
chức hoạt động giáo dục NGLL trong trường trung học phổ thông.
- Phát huy tối đa vai trò chủ thể học sinh.

2.2.4.3. Điều kiện thực hiện
Đề thực hiện đồng bộ các biện pháp hỗ trợ nêu trên cần có các
điều kiện:
- Ban giám hiệu các trường THPT phải xác định giáo dục KNS
cho học sinh là nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường, từ đó có
kế hoạch để chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS cho học sinh thông qua
hoạt động giáo dục NGLL.
- Các chủ thể tham gia vào giáo dục KNS cho học sinh thông qua
hoạt động giáo dục NGLL, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, cán bộ
đoàn chuyên trách trong nhà trường phải được tập huấn về giáo dục
KNS và hoạt động giáo dục NGLL.

* Nhiệm vụ về thái độ
Giáo dục cho học sinh có lý tưởng sống vì ngày mai lập nghiệp,
có niềm tin vào tương lai, có ý thức và tinh thần tự hào dân tộc. Biết
tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về
hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái
của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ
và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống. Bồi dưỡng cho các em tính tích
cực, chủ động sáng tạo tham gia vào các hoạt động tập thể của nhà
trường và hoạt động xã hội,giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết
hoà bình, hữu nghị.
1.3.1.3. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài NGLL ở trường THPT
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học
phổ thông được tiến hành theo các chủ đề lớn, mỗi chủ đề gồm nhiều nội
dung chia nhỏ, chủ đề lớn được thiết kế cho cả ba khối lớp, nhưng mục
tiêu hoạt động, nội dung hoạt động ở các khối lớp là không giống nhau
mà được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm theo đường xoáy trôn ốc với
mục tiêu, nội dung hoạt động ngày một nâng cao dần. Nội dung hoạt
động được thiết kế mang tính hệ thống, tính kế thừa, những kết quả hoạt

động giáo dục ở lớp trước là cơ sở, là tiền đề để tiến hành hoạt động giáo
dục ở lớp sau, đồng thời những nội dung hoạt động ở lớp sau nhằm củng
cố các kết quả ở lớp dưới.
1.3.1.4. Đặc điểm của hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT
Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề, thông thường với
các hoạt động thực hiện một chủ đề nào đó của chương trình hoạt động
giáo dục NGLL phụ thuộc rất nhiều vào kịch bản và người dẫn dắt
chương trình theo thiết kế của kịch bản. Kết quả của hoạt động giáo dục
ngoài giờ được phản ánh thông qua sự trưởng thành của nhân cách học
sinh chứ không phải bằng điểm số, kết quả này phải được thể nghiệm
thông qua các mối quan hệ hoạt động và giao lưu mới có thể nhận thấy
và đánh giá được. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể
khai thác thế mạnh để giáo dục KNS cho học sinh THPT.
1.3.2. Bản chất và nguyên tắc của giáo dục KNS cho học sinh
THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
1.3.2.1. Bản chất của giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua
hoạt động giáo dục NGLL
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua tổ chức
hoạt động GDNGLL là giáo viên tổ chức các hoạt động đa dạng


9

14

phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực, chủ
động vào các quá trình hoạt động, thông qua đó hình thành hoặc thay
đổi hành vi cho người học theo hướng tích cực nhằm phát triển nhân
cách học sinh một cách toàn diện, giúp các em có thể sống một cách
an toàn, khoẻ mạnh, tích cực chủ động trong cuộc sống hàng ngày.

Bản chất, giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục NGLL là thực
hiện tích hợp hoạt động giáo duc NGLL với giáo dục KNS. Nói cách
khác đó là quá trình thực hiện giáo dục KNS và hoạt động giáo dục
NGLL theo quan điểm tích hợp. Quan điểm tích hợp trong tổ chức
các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông được thể hiện ở hai hình
thức: thứ nhất, một mục tiêu giáo dục cần được thực hiện thông qua
nhiều hoạt động giáo dục (các hoạt động giáo dục khác nhau nhưng
cùng hướng đến thực hiện một mục tiêu giáo dục nào đó); thứ hai,
một hoạt động giáo dục đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu giáo dục.
1.3.2.2. Các nguyên tắc thực hiện giáo dục KNS thông qua hoạt
động giáo dục NGLL ở trường THPT
- Nguyên tắc tiếp cận hoạt động và nhân cách trong giáo dục
KNS cho học sinh thông qua tổ chức hoạt động GDNGLL.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo
dục NGLL phải đảm bảo xuất phát từ quyền và bổn phận của học sinh.
- Phát huy thế mạnh của hoạt động giáo dục NGLL để giáo dục
KNS cho học sinh THPT.

2.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Việc thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các chủ đề của
hoạt động giáo dục NGLL ở trường THPT được thực hiện qua các bước sau:
- Phân tích chương trình hoạt động giáo dục NGLL ở trường
THPT để xác định những chủ đề nào của chương trình có thể thiết
kế được các chủ đề về giáo dục KNS.
- Thiết kế các chủ để giáo dục KNS để tích hợp vào nội dung
hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL.
2.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Đề thực hiện biện pháp cần các điều kiện sau:
- Giáo viên phải nắm vững chương trình, phân phối chương trình
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của từng khối lớp, đặc biệt là khối

lớp trực tiếp giảng dạy và thực hiện hoạt động giáo dục NGLL.
- Giáo viên nắm được nội dung của các KNS cơ bản cần giáo dục
cho học sinh; có kĩ năng thiết kế hoạt động giáo dục, thiết kế dạy học
theo quan điểm dạy học tích cực.
- Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu về các
phương tiện phục vụ chủ đề đã được thiết kế.
- Giáo viên phải có kỹ năng thiết kế tài liệu phát tay cho học sinh.
2.2.3. Sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, các hình thức tổ
chức hoạt động giáo dục NGLL để thực hiện mục tiêu giáo dục
KNS đã được tích hợp
2.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp này nhằm làm phong phú các hình thức thực hiện hoạt
động giáo dục NGLL, tạo sức hấp dẫn cho học sinh trong các hoạt
động giáo dục NGLL, trong và bằng cách đó thực hiện tốt các nội
dung giáo dục kỹ năng sống. Bên cạnh đó, biện pháp còn tăng cường
tính hiệu quả của của việc tích hợp mục tiêu của giáo dục KNS với
mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL cũng như việc thiết kế các
chủ đề giáo dục KNS trong việc thực hiện các nội dung, các hoạt
động thực hiện theo chủ đề của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
- Đổi mới hình thức hoạt động để thực hiện từng chủ đề trong
chương trình hoạt động giáo dục NGLL.

1.4. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

1.4.1. Thực trạng KNS và nhu cầu được giáo dục KNS của thanh
thiếu niên
1.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung

học phổ thông
Để đánh giá về thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đề tài đã tiến hành
khảo sát trên 500 học sinh THPT và 250 giáo viên ở các trường
THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về KNS
Để tìm hiểu nhận thức của giáo viên và học sinh THPT về KNS,
tác giả luận án đã liệt kê những quan niệm khác nhau về KNS (trong


13

10

Chương 2
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP

đó có quan niệm chính xác, đầy đủ) và đề nghị giáo viên, học sinh
lựa chọn các quan niệm đó theo chính kiến của mình.
Kết quả khảo sát cho thấy: Tỷ lệ giáo viên có ý kiến đúng về KNS
là 53,6%; số ý kiến còn lại lựa chọn những nội dung tương tự
như KNS nhưng không phải là KNS (định nghĩa chính xác). Với học
sinh, tỷ lệ ý kiến đúng chỉ có 13,2%. Như vậy, phần lớn học sinh
THPT chưa có nhận thức đúng về KNS.
Thực trạng về Sự tiếp nhận thông tin liên quan đến KNS của học
sinh THPT: Kết quả khảo sát cho thấy: Có 50,52% số học sinh tiếp
nhận thông tin về các KNS và khái niệm KNS ở mức độ thỉnh thoảng.
Có 33,8% học sinh cho rằng chưa bao giờ nghe thấy khái niệm KNS

và tên các KNS cụ thể. Trong đó, các kĩ năng như: kĩ năng giải quyết
mẫu thuẫn một cách tích cực, kĩ năng đương đầu với cảm xúc có tỷ lệ
học sinh khẳng định “chưa bao giờ nghe thấy” cao nhất (62,4% và
46,8%). Trong các KNS được liệt kê, có đến 57,6% số học sinh THPT
được hỏi cho rằng thường xuyên nghe nhắc đến kĩ năng này.
1.4.2.2. Đánh giá của giáo viên về thực trạng KNS của học sinh THPT
Từ kết quả trên cho thấy: Kĩ năng sống của học sinh trung học
phổ thông còn rất nhiều hạn chế. Phần lớn các em chưa cần phải có
sự trợ giúp mới có thể thực hiện tốt những KNS cơ bản. Có những
KNS học sinh đã được tiếp nhận thông tin ở mức độ thường xuyên
(kĩ năng giáo tiếp) nhưng không có học sinh nào được giáo viên đánh
giá thực hiện kĩ năng này một cách thuần thục. Những KNS cơ bản
như: giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực; ứng phó với cảm xúc,
căng thẳng; xác định giá trị là những kĩ năng mà học sinh còn rất
lúng túng khi thực hiện.
1.4.3. Thực trạng giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt
động giáo dục NGLL
1.4.3.1. Nhận thức của giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh
THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
Nhận thức của GV về bản chất, sự cần thiết của việc giáo dục
KNS cho học sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL.
Kết quả khảo sát cho thấy: Có 10/250 ý kiến giáo viên hiểu giáo dục
KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL chỉ ở hình thức
thể hiện. Phần lớn giáo viên 180/250 ý kiến cho rằng giáo dục KNS cho
học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL là lồng ghép giáo dục

2.1. CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO VIỆC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH THPT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGLL

2.2.1. Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS với mục tiêu của hoạt động
giáo dục NGLL
2.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Tích hợp mục tiêu giáo dục KNS vào mục tiêu của hoạt động
giáo dục NGLL là một trong số các biện pháp giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh THPT theo quan điểm giáo dục tích hợp.
2.2.1.2. Nội dung và cách thức hiện biện pháp
Tiếp cận nêu trên định hướng quá trình tích hợp mục tiêu giáo
dục kĩ năng sống vào mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL gồm
các công việc sau:
- Thiết kế các mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống.
- Phân tích các mục tiêu của hoạt động giáo dục NGLL để tích
hợp mục tiêu của giáo dục KNS.
- Thể hiện mục tiêu tích hợp của giáo dục KNS và hoạt động giáo
dục NGLL.
2.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
2.2.2. Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS phù hợp với các nội
dung, hoạt động thực hiện chủ đề của hoạt động giáo dục NGLL
ở trường THPT
2.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Biện pháp cho phép tạo ra nội dung giáo dục mang tính trọn vẹn,
thống nhất giữa nội dung giáo dục KNS và nội dung của hoạt động
giáo dục NGLL.



11

12

KNS vào hoạt động giáo dục NGLL. Kết quả này phản ánh thực tế của
một số trường THPT đã triển khai giáo dục KNS cho học sinh theo hình
thức này. Về mức độ cần thiết của giáo dục KNS cho học sinh thông qua
hoạt động giáo dục NGLL: có 50/250 ý kiến vẫn còn phân vân hoặc cho
rằng không cần thiết phải giáo dục KNS cho học sinh thông qua hoạt
động giáo dục NGLL; có 180/250 khẳng định giáo dục KNS cho học
sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL là rất cần thiết.
Quan điểm của giáo viên về mục đích giáo dục KNS cho học
sinh THPT thông qua hoạt động giáo dục NGLL
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn giáo viên vẫn chưa nhận
thức đầy đủ về quan điểm sư phạm tích hợp trong giáo dục hiện
đại nên không biểu đạt quan điểm về giáo dục KNS cho học sinh
thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là vận dụng
quan điểm sư phạm tích hợp vào giáo dục KNS cho học sinh trong
trường THPT.
1.4.3.2. Về mức độ thực hiện giáo dục KNS cho học sinh THPT
thông qua hoạt động giáo dục NGLL
Nhìn chung giáo viên của các trường THPT có thực hiện giáo
dục KNS cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục NGLL nhưng
vẫn còn ở mức độ thấp. Số lượng giáo viên ít thực hiện chiếm tới
100/250 người, có thực hiện chiếm 90/250 người, thực hiện thường
xuyên chiếm tỉ lệ ít nhất là 60/250 người.
1.4.3.3. Biện pháp giáo dục KNS cho học sinh THPT thông qua
hoạt động giáo dục NGLL
* Về cơ sở vận dụng các biện pháp
Trong tổng số 250 giáo viên khi được hỏi, chỉ có 40 người trả lời

là họ sử dụng các biện pháp đã được đào tạo vào để giáo dục KNS
cho học sinh, còn 80 người nói rằng các biện pháp giáo dục hiện tại
của họ là do học được từ các bạn đồng nghiệp, số còn lại 130 người
chiếm tỉ lệ lớn nhất trả lời rằng họ sử dụng các biện pháp giáo dục
hiện tại đó là dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
* Về mức độ tiếp cận các biện pháp
Phần lớn giáo viên đều có những hiểu biết về các biện pháp giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh. Tuy vậy, mức độ hiểu về các biện
pháp có sự khác nhau. Biện pháp sử dụng đồ vật tranh ảnh là nhiều
người biết nhất, biện pháp đứng thứ 2 là biện pháp đóng vai, thứ 3 là

biện pháp tổ chức trò chơi, thứ 4 là tổ chức hoạt động nhóm, xếp cuối
cùng là biện pháp cung cấp kĩ năng sống thông qua hoạt động tổ chức
để học sinh tham gia.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Khái niệm KNS được sử dụng trong nghiên cứu luận án là:
“khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách
ứng xử tích cực giúp con người có thể kiểm soát, quản lý có hiệu quả
các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”. Kỹ
năng sống được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên “dù
phân loại theo hình thức nào thì một số kĩ năng vẫn được coi là kĩ
năng cốt lõi như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng giáo tiếp, kĩ năng
đương đầu với cảm xúc, căng thẳng; kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
một cách tích cực; kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định, kĩ
năng đặt mục tiêu...”. Tác giả luận án đã giới hạn các KNS được
nghiên cứu trong luận án để giáo dục cho học sinh THPT thông qua
hoạt động giáo dục NGLL là các kĩ năng: kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng giáo tiếp, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, căng thẳng và kĩ
năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực.

2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: đa số học sinh THPT
chưa có những KNS cơ bản. Rất ít học sinh được tiếp cận ở mức độ
thường xuyên với các thông tin về KNS nói chung, từng KNS cụ thể
nói riêng. Mặc dù giáo viên đã nhận thức được bản chất, mức độ cần
thiết phải giáo dục KNS cho học sinh nhưng họ còn lúng túng về
phương thức, biện pháp để thực hiện. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ
giáo viên có quan điểm đúng về mục đích thực hiện giáo dục KNS
thông qua hoạt động giáo dục NGLL không cao. Các giáo viên chưa
ý thức đầy đủ về việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh với hoạt
động giáo dục NGLL.
3. Từ thực tiễn nêu trên, vấn đề giáo dục KNS cho học sinh
THPT là cần thiết. Giáo dục KNS cho học sinh là giáo dục cho các
em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay
đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu
phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh
có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.



×