Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG Địa lý 8 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.8 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: ĐỊA LÍ 8
Thời gian làm bài : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1: ( 4,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Lãnh thổ
Lúa ( Triệu tấn)
Mía (triệu tấn)
Cà phê (triệu tấn)
Đông Nam Á
157
129
1400
Châu Á
427
547
1800
a, Vẽ biểu thích hợp thể hiện cơ cấu sản lượng lúa, mía, cà phê của Đông
Nam Á so với Châu Á.
b, Hãy rút ra nhận xét và giải thích tại sao Đông Nam Á lại phát huy được
các loại cây trồng đó?
Câu 2: (6,0 điểm)
“ Sự phân hóa thảm thực vật phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện khí hậu.”
Bằng hiểu biết của mình và kiến thức đã học ở phần tự nhiên châu Á em
hãy làm rõ nhận định trên.
Câu 3: ( 3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta:


Địa điểm
Vĩ độ
Nhiệt độ trung bình năm
0

Lạng Sơn
20 27 Bắc
210 C
Hà Nội
21001’ Bắc
23,40C
Huế
16024 ’ Bắc
250C
Quy Nhơn
130 50’Bắc
26,40C
TP Hồ Chí Minh
100 47’Bắc
26,90C
Dựa vào bảng số liệu trên hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm
của nước ta từ bắc vào nam và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.
Câu 4: (7,0 điểm):
a, Mạng lưới sông ngòi nước ta đã phản ánh đặc điểm địa hình và khí hậu
như thế nào?
b, Tại sao là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng nhiều khu
vực ở nước ta lại thường xuyên thiếu nước ?
-Hết-

Họ và tên học sinh:………………………………Số báo danh:………



HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỊA LÍ 8
Câu 1:
a, Vẽ biểu đồ thích hợp: ( 1,5 điểm): Học sinh biết tính số liệu và vẽ biểu đồ
hình tròn hoặc hình cột chồng đảm bảo yêu cầu chính xác, đẹp, có đủ chú
thích, kí hiệu, tên biểu đồ.
b, Nhận xét:
- Đông Nam Á chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sản lượng các loại cây lúa, mía,
cà phê của cả thế giới: Lúa chiếm 36,8%, mía chiếm 23,6 %, cà phê chiếm
77,8% của cả thế giới.( 0,5).
- Vì sao ĐNA có thế mạnh về các loại cây này:
+ ĐNA có nhiều đồng bằng màu mỡ phì nhiêu phù hợp với trồng cây lương
thực, vùng đồi núi có nhiều cao nguyên đất feralit phù hợp với việc trồng
các cây công nghiệp.(0,5)
+ Có khí hậu nhiệt đới và xích đạo nóng ẩm phù hợp với cây công nghiệp
nhiệt đới và cây lúa nước.(0,5)
+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, nhu cầu lớn.(0,5)
+Người dân có truyền thống kinh nghiệm về việc trồng các loại cây công
nghiệp nhiệt đới và cây lúa.(0,5)
….
Câu 2:
- Thảm thực vật châu Á và khí hậu ở đây có mối quan hệ bền chặt.(0,5)
+ Thảm thực vật châu Á rất đa dạng do sự phân hóa khí hậu ở châu lục này
rất đa dạng.(0,5)
+ Phía bắc khí hậu hàn đới và ôn đới lạnh có cảnh quan đồng rêu, cảnh quan
rừng lá kim(taiga) ở vùng ôn đới lạnh.(0,5)
+ Đới khí hậu cận nhiệt có rừng cận nhiêt, vùng khí hậu Địa Trung Hải có
rừng cây bụi lá cứng.(0,5)
+ Đới khí hậu nhiệt đới có kiểu rừng nhiệt đới gió mùa. Đới khí hậu xích

đạo có rừng xích đạo ẩm( nơi có lượng mưa độ ẩm lớn, nhiệt độ cao)(0,5)
+ Vùng địa hình núi cao do khí hậu phân hóa theo độ cao nên thực vật cũng
có sự thay đổi theo độ cao.(1,0)
+ Cảnh quan châu Á đa dạng song có sự khác biệt giữa khu vực khí hậu gió
mùa và khu vực khí hậu lục địa.(0,5)
+ Khu vực khí hậu gió mùa chủ yếu là cản quan rừng gồm: Rừng hỗn hợp
và rừng lá rộng ( ôn đới gió mùa), rừng cận nhiệt đới ẩm( Cận nhiệt gió
mùa), Rừng nhiệt đới ẩm( nhiệt đới gió mùa).(1,0)
+ Khu vực khí hậu lục địa chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc do
lượng mưa thấp ( nhiệt đới khô ) và rừng lá kim (ôn đới lục địa) do khí hậu
lạnh.(1,0)


Câu 3:
* Nhận xét nhiệt độ TB của nước ta từ Bắc vào Nam: Nhiệt độ trung bình
của các địa phương từ B vào N nước ta tăng dần (nêu dẫn chứng) (1,0).
* Nguyên nhân:
- Do sự thay đổi góc nhập xạ từ vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp: Do lãnh
thổ nước ta trải dài theo chiều B-N, càng vào nam càng gần xích đạo (TP Hồ
Chí Minh) do vậy góc nhập xạ tăng dẫn đến lượng bức xạ tăng, làm cho
nhiệt độ Tb tăng dần từ B vào N (1,0).
- Do gió mùa ĐB kết hợp bức chắn địa hình theo hướng Đ-T (dãy Bạch Mã
và Hoành Sơn). Điều này đã làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh (có 3
tháng nhiệt độ dưới 180), còn miền nam (từ 160 B trở vào) có các bức chắn
địa hình làm suy giảm và biến tính gió mùa ĐB, không có mùa đông và
nhiệt độ quanh năm cao (1,0).
Câu 4:
* Ảnh hưởng của địa hình tới sông ngòi nước ta:
- Sông chủ yếu chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung phù hợp
với hướng cơ bản của địa hình đồi núi nước ta.(0,5)

- Sông ngòi có độ dốc lớn, đặc biệt là phần thượng lưu( chảy trong vùng
địa hình đồi núi) phần hạ lưu có độ dốc nhỏ(đồng bằng)(0,5)
-Sông ở miền Bắc,miền Trung có độ dốc lớn hơn miền Nam ( vì có địa
hình đồi núi chiếm diện tích lớn, miền Nam địa hình khá thấp và bằng
phẳng.)(0,5)
-Kết hợp với khí hậu mưa nhiều và địa hình nhiều đồi núi độ dốc lớn đã
làm cho sông ngòi có hàm lượng phù sa tương đối lớn.(0,5)
* Ảnh hưởng của khí hậu:
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc do ảnh hưởng của khí hậu nhiêt đới gió mùa
ẩm.(0,5)
-Có nguồn nước dồi dào do khí hâu ẩm và mưa nhiều.(0,5)
-Thủy chế có 2 mùa lũ-cạn tương ứng với 2 mùa mưa và mùa khô của khí
hậu.(0,5)
- Diễn biến mùa lũ của các con sông chậm dần từ bắc vào nam trùng hợp
với mùa mưa của từng vùng.(0,5)
* Tại sao là một nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng nhiều khu vực
ở nước ta lại thường xuyên thiếu nước ?
- Biểu hiện: hạn hán xảy ra ở miền Trung , Tây Nguyên, xâm nhập mặn sâu
sắc ở ĐBSCL, thiếu nước vào mùa khô ở nhiều khu vực thành thị lẫn nông
thôn, đồng bằng và miền núi.(0,5)
- Do công tác bảo vệ môi trường không được thực hiện gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực tới nguồn nước.(0,5)


- Do chất thải từ công nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, nông nghiệp
và sinh hoạt dẫn đến tình trạng nước sông bị ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn
nước sinh hoạt.(0,5)
- Việc khai thác , đốt rừng bừa bãi gây xói mòn đất làm cho nguồn nước cạn
kiệt, hạn hán có xu thế gia tăng.(0,5)
- Khai thác sử dụng nước ngầm không hợp lí dẫn đến hạ thấp mực nước

ngầm, nhiễm mặn khá phổ biến ở các vùng ven biển ảnh hưởng đến tầng
nước ngọt.(0,5)
- Sử dụng nước bừa bãi thiếu ý thức tiết kiệm gây lãng phí nguồn nước.(0,5)



×