PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: VẬT LÍ 8
Thời gian làm bài : 120 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Câu 1 (5 điểm). Một học sinh dự định đi xe đạp từ thành phố A đến thành phố B với
vận tốc V1 = 12 km/h . Nếu học sinh đó tăng vận tốc lên thêm 3 km/h thì đến B sớm hơn
dự định 1giờ .
a, Tìm khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B và thời gian dự định ?
b, Ban đầu học sinh đó đi với vận tốc V1 = 12 km/h được một đoạn S1 thì nghỉ 15 phút,
nên đoạn còn lại đi với vận tốc V2 = 15 km/h thì vẫn đến sớm hơn 30 phút .Tìm quãng
đường S1 và vẽ đồ thị chuyển động .
Câu 2 (4 điểm). Người ta dùng hệ thống gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố
định để kéo một vật cổ bằng đồng có khối lượng m = 534 kg từ đáy hồ sâu h1 = 10 m lên.
Tính :
- Lực kéo vật khi vật còn chìm hoàn toàn trong nước
- Lực kéo vật khi vật đã nằm trên mặt nước
- Tính công tổng cộng của các lực kéo vật từ đáy hồ đến khi lên khỏi mặt nước
h2 = 4m cho trọng lượng riêng của nước và đồng lần lượt là d1 = 10000 N/m3 và
d2
3
= 89000 N/m .(Bỏ qua kích thước của vật so với độ cao h1 và h2 )
Câu 3 ( 3 điểm). Treo một vật vào một lực kế trong không khí thì lực kế chỉ 13,8 N .
Vẫn treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật chìm hoàn toàn trong nước thì lực kế chỉ F’ =
8,8 N
a, Vì sao có sự chênh lệch này? Hãy giải thích ?
b, Tính thể tích của vật và khối lượng riêng của nó .Biết khối lượng riêng của nước là D =
1000 kg/m3
Câu 4 ( 5 điểm). a,Cho một nguồn điện U = 15 V . Một bóng đèn Đ1 có hiệu điện thế 9V
và hai bóng đèn Đ 2 và Đ3 có hiệu điện thế bằng nhau bằng 6V .Vẽ sơ đồ mạch điện để 3
đèn sáng bình thường .
b, Cho một Ắc quy bị mất ký hiệu cực âm, cực dương . Với các dụng cụ trong phòng thí
nghiệm em hãy nêu cách nhận biết cực âm, cực dương của Ắc quy.
Câu 5 (3 điểm). Trong tay em có một cân chính xác, một thước thẳng có độ chia nhỏ
nhất đến mm, một mảnh tôn hình chữ nhật, một mảnh tôn hình dáng rất phức tạp (cả hai
mảnh tôn trên có cùng độ dày) em hãy trình bày cách xác định diện tích mảnh tôn có
hình dáng phức tạp.
-Hết-
Họ và tên học sinh:……………………………………Số báo danh:…………..
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÍ
tt
Nội dung
Câu 1 a, Gọi cả quãng đường từ Thành phố A đến Thành phố B là S và thời
5 điểm gian dự định là t
Vận tốc ban đầu V1 =12km/h vậy vận tốc sau khi tăng thêm là :
V2 = V1 + 3 = 12+3 = 15( km/h)
S
- Thời gian dự định đi của học sinh đó là : t = V =
1
Điểm
0,5
S
12
- Khi tăng vận tốc lên thêm 3km/h thì thời gian học sinh đó đi từ A
S
S
đến B là : t1 = V = 15
2
0,5
S S
− = 1 => S = 60 (km)
12 15
S 60
Thời gian dự định là : t = = = 5 ( h)
12 12
S1
b, - Thời gian người đó đi với vận tốc V1 là : t1’ = V
1
Theo bài ra ta có : t – t1 = 1 =>
S
0,5
0,5
S − S1
2
- Thời gian đi trên đoạn đường còn lại là : t2 = V = V
2
2
Theo bài ra ta có : t1’ + t2 + 0,25 + 0,5 =t
0,5
0,5
0,5
0,5
S1 S − S1
S 60 − S1
+ 0,75 = 5
=> V + V + 0,25 + 0,5 = 5 => 1 +
12
15
1
2
=> S1 = 15 (km)
B
60
1,0
15
C
A
0
5/4
2
3
4
5
Câu 2 Trọng lượng của vật là :
4 điểm P = 10.m = 10 .534 = 5340 (N)
P
5340
- Thể tích của vật bằng đồng là V = d = 89000 = 0,06 (m3)
2
- Vì hệ thống gồm một ròng rọc động và một ròng rọc cố định nên
được lợi 2 lần về lực ,thiệt 2 lần về đường đi
- Lực đẩy Ác si mét tác dung lên vật là :
FA = d1 .V = 10000 . 0,06= 600 (N)
- Lực kéo vật khi ở dưới nước là :
F1 =
P − FA 5340 − 600
=
= 2370 (N)
2
2
- Lực kéo vật khi đã ở trên mặt nước là :
F2 =
P 5340
=
= 2670(N)
2
2
-Công kéo vật từ đáy hồ lên đến mặt nước là
A1 = 2.h1.F1 =2. 10 .2370 =47400 (J)
-Công kéo vật từ mặt nước lên cao 4m là :
A2 = 2.h2 .F2 = 2.4.2670 = 21360 (J)
Vậy tổng công cần thiết là : A = A1 +A2 = 47400 + 21360 = 68760 (J)
Câu 3 a, Giải thích :
3 điểm
- Khi treo vật trong không khí ,các lực tác dụng lên vật gồm trọng
lượng P hướng xuống dưới và lực đàn hồi của lò xo lực kế F hướng
lên trên . vật cân bằng P = F =13,8 (N)
(1)
- Khi treo vật vào lực kế nhưng nhúng vật vào trong nước ,các lực
tác dụng lên vật gồm trọng lượng hướng xuống dưới ,lực đẩy Ác si
mét FA hướng lên trên và lực đàn hồi của lò xo lực kế F’ hướng lên
trên .
Vật cân bằng : P = F’ + FA (2)
Do FA > 0 số chỉ lực kế F’ giảm
b,
-Từ PT (2) => lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật là
FA = P – F’ = 13,8 -8,8 =5(N)
Thể tích của vật là : V =
FA
F
5
5
= A =
=
(m3) =
d
10.D 10.1000 10000
0,0005(m3)
Khối lượng riêng của vật là :
m
13,8
D1 = V = 0,0005 = 2760 kg/m3
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 4 a, Vì U = 15V ; U1 = 9V ; U2 =U3 = 6V
5 điểm
Nên ta có U= U1 + U2 hoặc U = U1 + U3
Vậy để 3 đèn sáng bình thường thì ta cần mắc đèn Đ1 nt (Đ2 //Đ3 )
+
_
1,0
1,0
1,0
U
Đ1
Đ2
Đ3
b, - Dùng dây dẫn điện nối với 2 cực của Ắc quy
- Hai đầu còn lại của mỗi dây dẫn nối với 2 thỏi than chì
- Dùng một bình thí nghiệm cho dung dịch đồng sun phát vào bình
- Nhúng hai thỏi than đã nối với 2 cực của Ắc quy vào dung dịch
đồng sun phát sau một thời gian thỏi nào có màu đỏ gạch thì thỏi đó
nối với cực âm của Ắc quy dùng bút đánh dấu và thỏi nối với cực còn
lại là cực dương
Câu 5 -Dùng thước đo chiều dài , chiều rộng tấm tôn hình chữ nhật sau đó
3 điểm tính được diện tích tấm tôn hình chữ nhật là S1
- Dùng cân cân tấm tôn hình chữ nhật được khối lượng m1
- Dùng cân cân tấm tôn có hình dáng phức tạp được khối lượng m2
- Gọi bề dày mỗi tấm tôn là h, khối lượng riêng của tôn là D
- Khi đó khối lượng tấm tôn hình chữ nhật là : m1 = D.V1 = D.S1 .h
- Khối lượng tấm tôn hình phức tạp là : m2 = D.V2 = D.S2 .h
( Với S2 là diện tích tấm tôn phức tạp)
m
1
- Ta có : m =
2
m S
D.S1 .h S1
=
⇒ S 2 = 2.. 1
m1
D.S 2.h S 2
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5