Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh bỏng tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện a thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.77 KB, 21 trang )

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN
LÂM SÀNG CỦA BỆNH BỎNG TẠI KHOA
CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH BỆNH VIỆN
A - THÁI NGUYÊN

1


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VÂN ĐỂ: ……………………………………………………… 2
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Lịch sử ngành bỏng và điều trị bỏng………………………… 3
1.2 Đại cương bỏng ……………………………………………….. 4
1.3 Một số thể bỏng đặc biệt ……………………………………... 10
1.4 Điều trị bỏng …………………………………………………… 10
Chương 2 : ĐÔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu ………………………………………... 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ……………………………………. 11
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………... 11
2.4 Xử lý số liệu …………………………………………………… 13
Chương 3: DỰ KlẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dịch tễ bỏng ……………………………………….. 14
3.2 Đặc điểm lâm sàng bỏng …………………………………….. 16
3.3 Đặc điểm cận lâm sàng bỏng ………………………………... 18
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 Đặc điểm dịch tễ bỏng ……………………………………….. 22
4.2 Đặc điểm lâm sàng bỏng ……………………………………. 22
4.3 Đặc điểm cận lâm sàng bỏng ……………………………….. 23
KẾT LUẬN …………………………………………………………. 24


KHUYẾN NGHỊ ……………………………………………………. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………. 25

2


ĐẶT VÂN ĐÊ
Bỏng là một tai nạn thường gặp do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Bỏng
không chỉ là những thương tổn với mức độ khác nhau trên bề mặt da của cơ
thể mà còn là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến tất cả mọi cơ quan, hệ
thống của cơ thể con người. Do đó bỏng đòi hỏi phải chăm sóc, điều trị rất
tốn kém, di chứng để lại sau bỏng cũng hết sức nặng nề [2].
Ở các nước công nghiệp phát triển số người bị bỏng hàng năm rất cao.
Tại Pháp hàng năm có khoảng 500.000 người bị bỏng, trong đó có
10.000 người bỏng nặng cần phải điều trị tại bệnh viện, số bệnh nhân tử vong do
bỏng được ước tính khoảng 1000 bệnh nhân mỗi năm.
Ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 1,4 - 2 triệu người bị bỏng trong số này từ
70.000 đến 108.000 nạn nhân bỏng phải vào viện điều trị và tử vong do bỏng mỗi
năm từ 6.500 đến 12.000 người [7].

Số liệu điều tra tại 40 tỉnh thành phố trên toàn quốc cho thấy: Mỗi năm
Việt Nam có khoảng 800.000 - 850.000 bệnh nhân bỏng chiếm khoảng 1%
dân số.
Bỏng gặp ở mọi đối tượng. Tuy nhiên tuỳ theo tuổi, giới, nghề nghiệp hoặc
mức sống và phong tục tập quán của từng địa phương mà tỷ lệ bỏng do các nguyên
nhân có khác nhau.
Tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện A Thái Nguyên hàng năm
cũng tiếp nhận số lượng bệnh nhân bỏng đến điều trị khá đông và do rất nhiều
nguyên nhân. Vì vậy để đưa ra được phương pháp điều trị đúng đắn thì cần phải
nắm rõ đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bỏng, do đó chúng tôi đã

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh bỏng tại khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện A - Thái Nguyên” với
mục tiêu:
Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh bỏng.

3


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử ngành bỏng và điều trị bỏng

Lịch sử phát triển của ngành bỏng gắn liền với lịch sử phát triển của
con người. Cách đây khoảng 500.000 năm trước công nguyên từ khi con
người tìm ra lửa cũng là lúc con người bị bỏng do nhiệt khô, đồng thời từ khi
con người biết làm đồ gốm và dùng nồi, ấm bằng sành sứ để đun nấu thì con
người bị bỏng do nhiệt ướt.
Vào thế kỷ XV - XVI, khi môn hoá học phát triển, bỏng còn do các hoá
chất như axit, các chất kiềm mạnh gây ra. Đặc biệt thế kỷ XVI - XVII, khi con
người tìm ra điện thì lại có bỏng điện. Đến thế kỷ XIX - XX bỏng còn do các tia vật
lý, phóng xạ. Như vậy lịch sử nguyên nhân bỏng luôn gắn liền với yếu tố tự nhiên
môi trường, luôn gắn với yếu tố kinh tế, kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Cách đây 4.000 năm, từ nền văn minh Ai Cập đến nền văn minh Trung
Hoa cổ đại đã mô tả điều trị bỏng bằng cây thuốc, 430 năm trước công
nguyên Hypocrate đã mô tả thuốc chữa bỏng tự chế bằng cuốn Tanin.
Thế kỷ XIV, Guy Chauliac đã đề ra ý kiến phân loại bỏng theo độ sâu.
Năm 1799 James Earle đề xuất ngâm vùng chi thể bị bỏng vào nước lạnh để dập
lửa, hạ nhiệt độ da bỏng, giảm đau, giảm phù nề, giảm thoát dịch huyết tương [11].
Năm 1832, Baron Guillaume Duypuytren đã nêu: “Bỏng không phải là một
bệnh đơn giản, trái lại nó là một bệnh rất phức tạp, có nhiều biểu hiện bệnh lý khác

nhau và có những đặc điểm nổi bật diễn biến không giống nhau, các biến chứng đặc
biệt do đó việc chữa bỏng đòi hỏi có nhiều biện pháp khác nhau”.

Về điều trị tại chỗ tổn thương bỏng: Jame Syme đề nghị dùng bông khô
băng kín lại, ở nước ta vị danh sư Lê Hữu Trác đã đề ra phương thuốc đúc
thành cao để dán kín vết bỏng.
Nhưng năm 1942, Alien H.s và Koch S.L đề nghị dùng phương pháp băng
ép vết thương. Năm 1945 Stuke, Greuer đề nghị dùng các men của tuyến tụy để
băng bỏng làm chóng rụng tổ chức hoại tử.

Một số thuốc kháng sinh hoặc sát trùng được sử dụng có kết quả để
thay băng bỏng chống nhiễm trùng. Nitrat bạc được Ghiginbotom G(1882)
nghiên cứu, đến năm 1887 được sử dụng rộng rãi thuốc mỡ Sulfadiazin bạc để
điều trị tại chỗ vết bỏng.Việc phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm và tiếp da được Wilm
M(1901), Cipyorsky M(1903), Well D(1929) đã đề xuất để điều trị bỏng sâu. Đầu
thế kỷ XIX (Duhamel, Boronio G, Bunger, Hoffacker) đề xuất kỹ thuật ghép da tự
thân.
Đến cuối thế kỷ XIX Reverdin J và Ianovich-Chaiski đã dùng mảnh da nhỏ
rời để tiếp da.Việc sử dụng da đồng loại và dị loại được Scliareski s (1870) và
Rudcovai M (1881) đề xuất để điều trị bỏng sâu. Đến cuối thế kỷ XX đã nuôi tế bào
Keratinocytes để cấy phủ lên vết bỏng [14].
1.2 Giải phẫu và mô học của da

Da là một cơ quan che phủ lớn nhất của cơ thể, có nhiều chức năng và
thay đổi theo từng vùng. Da gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì, hạ bì. Biểu bì và
trung bì ngăn cách nhau bởi màng đáy:

4



+ Biểu bì là biểu mô lát tầng sừng hóa, gồm 4-5 lớp, từ dưới lên trên có:
• Lớp đáy (lớp sinh sản): Bao gồm một hàng tế bào hình khối vuông hoặc
hình trụ, có khả năng sinh sản cao.
• Lớp sợi (Manpigi): Bao gồm 3-5 hàng tế bào hình đa diện.
• Lớp hạt: Gồm 5-7 hàng tế bào dẹt, hình thoi, bào tương nhiều hạt

sừng.
• Lớp bóng: Gồm 3-5 hàng tế bào dẹt, đã mất nhân và bào quan
• Lớp sừng: Gồm những tế bào đã hóa sừng thành dải sừng.

+ Trung bì gồm tế bào của mô liên kết, mạch máu, thần kinh, tuyến bã,
nang lông và tuyên mồ hôi, các chất nền tảng: fibronectin, Proteoglycan, sợi tạo
keo, sợi lưới, sợi chun.. .Trung bì còn được chia thành 2 lớp nhỏ:
• Lớp nhú: Ngay dưới màng đáy, tập trung nhiều mạch máu,thần kinh
• Lớp lưới:Gồm nhiều tế bào xơ sợi, thành phần phụ của da và

thần kinh, mạch máu.
+ Hạ bì: Gồm mô liên kết mỡ, mạng lưới mạch máu thần kinh da. Hạ bì
có ổ mỡ chứa tế bào mỡ, lớp cân nông và mô liên kết lỏng lẻo [1].
1.3 Nguyên nhân gây bỏng.
Nguyên nhân gây bỏng luôn gắn liền với yếu tố tự nhiên môi trường,
gắn với yếu tố kinh tế, kỹ thuật và khoa học công nghệ cho nên nguyên nhân
gây bỏng rất đa dạng và phong phú. Có 4 loại tác nhân gây bỏng chính đó là:
Bỏng nhiệt, bỏng hoá chất, bỏng điện và bỏng do các tia xạ [10].
1.3.1 Bỏng nhiệt
Đây là loại bỏng hay gặp nhất chiếm 84-99%. Khi mô tế bào bị nóng do
nhiệt độ (độ C) sẽ xuất hiện tổn thương tuỳ thuộc vào nhiệt độ, thời gian tiếp xúc.
+ Bỏng do nhiệt khô: Hay gặp nhất là bỏng lửa cháy với nhiệt đ ộ cao
như củi gỗ cháy (1300°C - 1400°C). Bỏng do tác dụng trực tiếp của vật nóng như
kim loại nóng chảy trong kỹ nghệ luyện kim thường gặp gây bỏng sâu.


+ Bỏng do nhiệt ướt: Nhiệt độ bị bỏng không cao như khi bị sức nhiệt
khô. Nhiệt độ gây bỏng thường từ 50°c - 92°c như nước sôi, thức ăn, dầu mỡ
nóng sôi. Một số chất dạng lỏng như Paraphin 90°c - 92°c, hơi nồi áp suất...Tuy
nhiệt độ không cao nhiều nhưng nếu tác dụng kéo dài trên da, sức nhiệt ướt cũng
gây bỏng sâu.
1.3.2 Bỏng do hoá chất

Bao gồm các chất ôxy hoá, các chất khử oxy, các chất làm mòn, các
chất làm khô.. .Tổn thương bỏng do hoá chất phụ thuộc vào loại hoá chất,
nồng độ chất đó và thời gian tác dụng trên da, niêm mạc. Cơ chế gây bỏng do
hoá chất là kết quả của sự tiếp xúc da, niêm mạc với hoá chất, gây một phản
ứng hoá học giữa Protêin mô tế bào với hoá chất làm tổn thương mô tế bào
tuỳ theo các tác dụng của từng loại hoá chất.
1.3.3 Bỏng điện:
Bỏng điện là loại bỏng nặng có tỷ lệ tử vong cao. Tổn thương tại chỗ
của bỏng điện thường bị sâu (tới cơ, xương, mạch máu...).Tổn thương thường gặp là:
choáng điện, ngừng tim, ngừng hô hấp.

5


+ Bỏng do tia lửa điện: Là bỏng lửa ở nhiệt độ cao tới 3.200°c - 4.800°c
nhưng thời gian của tia lửa rất ngắn từ 0,2 - lgiây.
+ Bỏng do luồng điện: Luồng điện dẫn truyền qua cơ thể sẽ gây các rối loạn
bệnh lý toàn thân và tổn thương tại chỗ. Bỏng do luồng điện gây rối loạn bệnh lý
toàn thân chia làm 4 mức độ:
• Nhẹ: Luồng điện gây những co bóp mạnh, tri giác còn nguyên vẹn.
• Vừa: Cơ co mạnh và mất tri giác
• Nặng: Mất tri giác và rối loạn hoạt động của tim, hô hấp, tiết niệu....

• Rất nặng là chết lâm sàng.
1.3.4 Bỏng do bức xạ:
Bao gồm bỏng do tia hồng ngoại, tử ngoại và Rơnghen, tia laser.. .mức độ
tổn thương tuỳ thuộc vào loại tia, mật độ, chùm tia, khoảng cách từ nguồn tia đến
da và thời gian tác dụng.
1.4 Chẩn đoán tổn thương bỏng.

Công tác chẩn đoán tổn thương bỏng có vị trí quyết định để tiên lượng
và định kế hoạch cứu chữa.
1.4.1 Chẩn đoán diện tích bỏng:
Diện tích vết bỏng được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa bề mặt của nó
với bề mặt da toàn thân. Như vậy, bỏng càng rộng thì càng nặng.
• Người lớn bỏng trên 20% là nặng, bỏng trên 30% là rất nặng.
• Trẻ em bỏng trên 10% là nặng, trên 20% là bỏng rất nặng.
Có nhiều cách tính diện tích bỏng, thường dùng 3 công thức sau:
+ Công thức con số 9: Người ta chia diện tích da trên cơ thể bệnh nhân
thành những phần tương đối bằng nhau, mỗi phần đó chiếm khoảng 9% diện
tích da toàn thân, những phần da nhỏ hơn thì dùng các số 1, 3, 6%

1.2Giải phẫu và mô học của da.....................4
1.3Nguyên nhân gây bỏng...........................5
1.3.1 Bỏng nhiệt..................................5
1.3.2 Bỏng do hoá chất............................5
1.3.3 Bỏng điện:..................................5
1.3.4 Bỏng do bức xạ:.............................6
1.4 Chẩn đoán tổn thương bỏng.....................6
1.4.1 Chẩn đoán diện tích bỏng:...................6
Tuổi.................................................10
Giới.................................................10
+ Số lượng tiểu cầu (x 103mm3).........................11


Chi dưới(9+9)x2.................9+9+9+9

Công thức này áp dụng cho bệnh nhân là người lớn và trẻ lớn > 5 tuổi,
diện tích bỏng rộng, bỏng đồng đều.
- Ở trẻ em dưới 5 tuổi, giữa các vị trí thường cân đối, trừ ở đầu mặt cổ
(ĐMC) và chi dưới có sự không tương xứng, tuỳ theo tuổ i. Cụ thể qua bảng
sau:

Tuổi

Diện tích da ở ĐMC
6

Diện tích da ở chi dưới


Trẻ sơ sinh

15%

12%

Trẻ < 6 tháng

14%

13%

6 - 1 2 tháng


13%

14%

1 2 - 2 4 tháng

12%

15%

2-3 tuổi

11%

16%

3-4 tuổi

10%

17%

>5 tuổi

9%

18%

+ Công thức con số 1 - 3 - 6 - 9 - 1 8 của Lê Thế Trung được áp dụng theo

cách tính cơ bản của công thức con số 9 nhưng được chia nhỏ ra cho phù hợp và
cách tính được nhanh chóng, cách xác định như sau:
>1%: Da bộ phận sinh dục ngoài, da 1 mu tay, 1 mu chân...
>3%: Da 1 bàn tay, 1 bàn chân, da đầu phần có tóc, da mặt, da cổ, 1 cẳng
tay, l cánh tay...
>
6%: 1 cẳng chân, da ở 2 mông.
>
9%: 1 chi trên, 1 đùi, đầu mặt cổ, 1 nửa thân có thể là nửa
trên, có thể là nửa dưới, có thể nửa trái, phải, phía trước hoặc sau...
>
18%: 1 chi dưới, 1 thân trước, 1 thân sau.

+ Công thức lòng bàn tay: Người ta quy ước 1 lòng bàn tay là 1% diện
tích da toàn thân. Cách tính này áp dụng theo diện bỏng nhỏ rải rác nhiều vị
trí
+ Công thức ô vuông: Hiện nay ít áp dụng vì phải đo được diện tích bỏng
chính xác bao nhiêu cm2 sau đó phải tính được diện tích da của cơ thể và từ đó tính
được % diện bỏng [10], [2].
1.4.2 Chẩn đoán độ sâu bỏng:

Độ sâu của bỏng là tổn thương giải phẫu trên bề dày của da do bỏng
gây nên. Như vậy tổn thương càng sâu thì bỏng càng nặng.
Có nhiều cách chia độ sâu của bỏng, thường dùng cách chia làm 5 độ.
+ Độ I: Chỉ tổn thương phần ngoài lớp thượng bì.
+ Độ II: Tổn thương hết lớp thượng bì, chớm vào lớp trung bì.
+ Độ III: Tổn thương đến lớp trung bì, ngoài các nang lông là độ 3 nông,
trong các nang lông là độ 3 sâu.

+ Độ IV: Tổn thương bỏng vào đến lớp Hạ bì.

+ Độ V: Tổn thương hết bề dày của da và đến cơ xương bên trong
Ngoài ra có thể chẩn đoán theo lâm sàng [10].
1.5 Các thời kỳ của bệnh bỏng.
Theo Lê Thế Trung(1972), tổn thương bỏng gây ra những phản ứng chung
của cơ thể và những rối loạn bệnh lý toàn thân xuất hiện có tính quy luật gọi là bệnh
bỏng. Quy luật này trải qua 4 thời kỳ của bệnh bỏng [10]:

7


1.5.1 Thời kỳ đầu: Shock bỏng (48h đầu).
- Bệnh nhân kêu la vật vã do đau, buồn nôn, dần dần nằm lả đi, vẻ mặt
thờ ơ, vã mồ hôi ở trán, mũi, lạnh đầu chi.
+ Do giảm khối lượng tuần hoàn, huyết tương thoát ra ngoài mạch,
ngấm vào tổ chức gây phù nề dẫn đến mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt
+ Xét nghiệm: Máu bị cô đặc, dự trữ kiềm giảm, Bệnh nhân nhiễm toan,
Kali máu tăng, Creatinin tăng.

+ Não gan và thận trong đó thận là cơ quan chịu ảnh hưởng của Shock
nặng nề nhất. Bệnh nhân dễ bị viêm thận cấp (nước tiểu ngày càng ít đi, đỏ đặc, đái
ra huyết cầu tố, protein...) từ thiểu niệu dần trở nên vô niệu và suy thận cấp.

+ Nếu không bồi phụ khối lượng tuần hoàn sớm và đầy đủ tỉ lệ tử vong
rất cao.
1.5.2 Thời kỳ thứ hai (ngày thứ 2, 3 sau bỏng đến ngày 30 - 40 - 50): Với
đặc trưng là 3 hội chứng chính (nhiễm độc bỏng cấp, sốt hấp thụ mủ và nhiễm
khuẩn toàn thân).

Đối với bỏng nông đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh
Đối với bỏng sâu biểu hiện các hội chứng:

+ Nhiễm độc bỏng cấp: Xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 15 sau
khi bị bỏng, phát sinh do sự hấp thụ vào máu các chất độc tố hình thành từ
hoại tử bỏng, các men được xuất tiết do quá trình phân huỷ hoại tử.
+ Sốt hấp thụ mủ: Tại vết bỏng viêm mủ hoại tử tan rã và bắt đầu rụng,
mô hạt bắt đầu hình thành. Cơ thể bị nhiễm độc cấp do hấp thụ vào máu các
sản phẩm của quá trình viêm mủ, các độc tố của vi khuẩn.
+ Nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn toàn thân: Thường gặp biến
chứng này ở những bệnh nhân có diện bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể và
ở bỏng sâu có hoại tử ướt.Vi khuẩn tại vết bỏng phát triển mạnh về số lượng
và xâm nhập vào tổ chức lân cận, vào mạch máu, bạch mạch lưu hành trong
máu liên tục hoặc từng đợt(nhiễm khuẩn huyết) gây viêm nhiễm các mao mạch, các
tạng và ổ mủ nhỏ rải rác trong nhu mô của các tạng(nhiễm khuẩn toàn thân).
1.5.3 Thời kỳ thứ 3 : Suy mòn bỏng và các biến chứng.
1.5.4 Thời kỳ thứ 4: Hồi phục và để lại di chứng.

1.6 Một số thể bỏng đặc biệt.
1.6.1 Bỏng da đầu, hộp sọ.
1.6.2 Bỏng vùng mặt, cổ.
1.6.3 Bỏng vùng nách
1.6.4 Bỏng bàn chân.
1.6.5 Bỏng vùng khớp lớn.
1.6.6 Bỏng vùng tầng sinh môn, sinh dục
1.6.7 Bỏng bàn tay, ngón tay.
1.7 Điều trị bỏng.
1.7.1 Phòng chống sốc bỏng
- Giảm đau và an thần:
+ Tại chỗ: Chọn để dùng thuốc nào đó có tác dụng mát, dịu da, không
8



kích ứng, không nhiễm trùng.
+ Toàn thân:
• Dùng thuốc giảm đau toàn thân: Có thể dùng đường uống, thụt hậu
môn, bơm qua sonde dạ dày hoặc dùng đường tĩnh mạch.
• Dung dịch Đông miên.
- Bồi phụ lại khối lượng tuần hoàn [15].
1.7.2 Xử trí vết bỏng: Là việc làm rất cần thiết để điều trị bỏng. Có những
phương pháp xử trí theo các bước sau:
- Cắt lọc vết bỏng, bôi, đắp thuốc, dán thuốc lên vết bỏng
- Băng vết bỏng tránh nhiễm trùng và thoát huyết tương
- Có thể phải vá da
- Để vùng bị bỏng ở tư thế tránh co dính và dung thuốc [15].

9


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân bị bỏng
2.1.1 Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 1/ 2014 đến tháng 12/ 2014
- Địa điểm: Tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện A Thái
Nguyên
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân.
- Tất cả các bệnh nhân bỏng được điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình
Bệnh viện A Thái Nguyên

2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ.
- Bệnh nhân bỏng điều trị tại tuyến trên chuyển về điều trị tiếp.
- Bệnh nhân bỏng mà phải chuyển tuyến điều trị.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- Mô tả.
- Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu.
2.3.1 Dịch tễ học.
Tuổi.
Giới.
- Nguyên nhân gây bỏng.
- Thời gian xảy ra bỏng.
- Thời gian vào viện sau bỏng.
- Sơ cứu ban đầu.
2.3.2 Đặc điểm lâm sàng
- Vị trí bỏng: Đầu mặt cổ, thân trước, thân sau, chi trên, chi dưới, mông

và bộ phận sinh dục.
- Theo dõi về toàn thân: Tinh thần, da, niêm mạc, mạch, nhiệt độ, hô
hấp.
- Theo dõi tại chỗ vết bỏng: xác định diện tích bỏng, độ sâu bỏng, tình
trạng hoại tử, xung huyết, phù nề vết bỏng, dịch tiết, mủ, màng giả tại vết
bỏng, viêm nhiễm lan toả, diễn biến tổn thương.
- Phương pháp tính diện tích vết bỏng:
Người lớn: Kết hợp 3 phương pháp
+ Công thức con số 9
+ Công thức con số 3
+ Công thức lòng bàn tay
- Trẻ em: Thường phải dùng cách đối chiếu với bảng ghi diện tích các vùng
giải phẫu của cơ thể theo lứa tuổi, công thức lòng bàn tay.

10


- Phương pháp tính độ sâu bỏng: Độ sâu bỏng được tính theo phương

pháp của tác giả Lê Thế Trung. Phương pháp này chia thành 5 độ: Bỏng nông
gồm bỏng độ I, II, III và bỏng sâu gồm bỏng độ IV, V.
- Shock bỏng và tiêu chuẩn chẩn đoán shock
- Theo dõi các biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, xuất huyết
tiêu hoá, phế quản phế viêm, rối loạn đông máu, suy hô hấp cấp, suy thận cấp.
2.3.3 Đặc điểm cận lâm sàng
* Các chỉ tiêu theo dõi về huyết học
- Tất cả những bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu khi vào viện được lấy
máu xét nghiệm trước khi truyền dịch, theo dõi chỉ số:
+ Số lượng hồng cầu(T/l)
+ Huyết sắc tố (g/1)
+ Hematocrit (1/1)
+ Số lượng bạch cầu (GA)
+ Số lượng tiểu cầu (x 103mm3)
* Các chỉ tiêu theo dõi về sinh hoá
+ Ure máu (mmol/1).
+ Creatinin(micromol /1).
+ Protid máu(g/l).
2.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thu thập được sẽ được xử lý trên phần mềm SPSS 18.0

11


Chương 3

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm dịch tễ bỏng

Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới
Giới
Nam
Nữ
Tổng
n
%
n
%
N
%
<5
6
16.7
5
13.9
11
30.6
5-<10
2
5.6
1
2.8
3
8.3
10-<15
3

8.3
0
0.0
3
8.3
15-60
11
30.6
5
13.9
16
44.5
>60
2
5.6
1
2.8
3
8.3
Tổng
24
66.7
12
33.3
36
100
Nhận xét: Đối tượng bị bỏng ở nữ giới(33.3%) thấp hơn nam giới (66.7%);
trong đó lứa tuổi từ 15 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (nam giới là 30.6%, nữ
giới là 13.9%).
Bảng 3.2 Phân bố nguyên nhân bị bỏng theo tuổi

Tuổi
N.nhân

<5

5-<10

10-<15

15-<60

>60

Tổng

Nhiệt ướt

n
11

Nhiệt khô

0

%
30.
6
0.0

n

2

%
5.6

n
2

%
5.6

n
7

%
19.4

n
3

%
8.3

N
25

%
69.5

1


2.8

1

2.8

4

11.1

0

0.0

6

16.6

Hoá Chất

0

0.0

0

0.0

0


0.0

0

0.0

0

0.0

0

0.0

Điện

0

0.0

0

0.0

0

0.0

4


11.1

0

0.0

4

11.1

Khác

0

0.0

0

0.0

0

0.0

1

2.8

0


0.0

1

2.8

Tổng

10

27.
8

3

8.3

3

8.3

16 44.4

3

8.3

36


100

Nhận xét: Qua bảng ta thấy nguyên nhân gây bỏng là nhiệt ướt chiếm tỷ lệ
cao nhất (69.5%), trong đó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi (30.6%); không có
trường hợp nào bỏng do hoá chất.

12


Địa điểm
Tại nhà
Ngoài nhà
Tổng

Bảng 3.3 Địa điểm xảy ra bỏng
Số bệnh nhân
30
6
36

Tỷ lệ %
83.3
16.7
100

Nhận xét: Trong 36 trường hợp được nghiên cứu về bệnh bỏng, chủ yếu bệnh
nhân bị bỏng tại nhà (83.3%).

Bảng 3.4 Thời gian vào viện sau tổn thương bỏng
Thời gian(giờ)

Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Trước 6h
31
86.1
6h - 24h
4
11.1
24 - 72h
1
2.8
Sau 72h
0
0
Tổng
36
100
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp cho thấy có tới 31/36 trường hợp bị bỏng được đưa
đến viện trước 6 giờ (chiếm 86.1%), không có trường hợp nào đến viện sau 72 giờ.

Sơ cứu ban đầu
Đúng
Sai
Không sơ cứu
Tổng

Bảng 3.5 Sơ cứu ban đầu
Số bệnh nhân
6
2

28
36

Tỷ lệ (%)
16.6
5.6
77.8
100

Nhận xét: Sau khi bị bỏng có tới 28/36 trường hợp không được sơ cứu trước khi
đến viện (chiếm 77.8%), vẫn còn 2 trường hợp (5.6%) sơ cứu ban đầu không đúng
trước khi đến viện.
3.2 Đặc điểm lâm sàng bỏng
Bảng 3.6 Biểu hiện tinh thần khi bệnh nhân nhập viện

Tinh thần

Số bệnh nhân
27
8
1
36

Tỷ lệ %
75.0
22.2
2.8
100

Tỉnh

Kích thích ,vật vã
Li bì, hôn mê
Tổng
Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo (75%), 8 bệnh nhân
trong tình trạng kích thích (22.2%), có 1 bệnh nhân li bì khi đến viện (2.8%)

13


Bảng 3.7 Biểu hiện da, niêm mạc khi bệnh nhân nhập viện

Da, niêm mạc

Số bệnh nhân
32
4
0
36

Bình thường
Xanh, lạnh
Nổi vân tím
Tổng

Tỷ lệ %
88.8
11.2
0.0
100


Nhận xét: 88.8% bệnh nhân nhập viện có da, niêm mạc bình thường, không có
trường hợp nào da bị nổi vân tím.

Bảng 3.8 Nhiệt độ bệnh nhân ngày đầu nhập viện
Nhiệt độ (°C)
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
0
Dưới 37,5 C
31
86.1
0
37,5-38,5 C
5
13.9
0
Trên 38,5 C
0
0.0
Tổng
36
100
Nhận xét: Qua bảng cho thấy chỉ có 5/36 trường hợp có sốt nhẹ khi vào viện
(chiếm 13.9%), còn lại 86.1% bệnh nhân đến viện không có sốt.
Vị trí
Đầu mặt cổ
Thân trước, thân sau
Chi trên, chi dưới
Vùng sinh dục
Tổng


Bảng 3.9Vị trí bỏng
Số bệnh nhân
4
7
25
0
36

Tỷ lệ %
11.2
19.4
69.4
0.0
100

Nhận xét: Đa số bệnh nhân bị bỏng ở vùng chi (69.4%), không có trường hợp
nào bị bỏng ở bộ phận sinh dục.

Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV

Bảng 3.10 Độ sâu bỏng
Số bệnh nhân
6
26
3
1


Tỷ lệ %
16.7
72.2
8.3
2.8

Độ V

36

100

Độ sâu

Nhận xét: Trong tổng số bệnh nhân vào viện thì bỏng độ II chiếm tỷ lệ cao
nhất (72.2%), chỉ có 1 trường hợp (2.8%) bị bỏng độ IV.

14


Bảng 3.11 Liên quan giữa sốc bỏng và diện tích bỏng chung
DTBC(%)
Số bệnh nhân
Số bệnh nhân có Tỷ lệ % sốc bỏng
bỏng
sốc bỏng
theo DTBC
<10
21

1
4.8
10-20
13
0
0.0
21-30
1
1
100
>30
1
1
100
Nhận xét: Qua bảng cho thấy có 2 bệnh nhân bị bỏng với diện tích >20% thì
đều bị shock khi đến viện, trong 21 bệnh nhân bị bỏng <10% chỉ có 1 bệnh
nhân có biểu hiện shock.

3.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.12 Số lượng hồng cầu ngày đầu sau bỏng
Số lượng hồng cầu(T/l)
Sô bệnh nhân bỏng
Tỷ lệ %
Dưới 3
6
16.7
3-4
28
77.8
4-5

2
5.5
Trên 5
0
0.0
Tổng
36
100
Nhận xét: Có 6/36 trường hợp bị bỏng làm xét nghiệm CTM có số lượng hồng
cầu < 3 T/l (16.7%), không có trường hợp nào có số lượng hồng cầu >5 T/l.

Bảng 3.13 Chỉ số Hemoglobin ngày đầu sau bỏng
Chỉ số Hemoglobin(g/l)
Số bệnh nhân bỏng
Tỷ lệ %
Dưới 60
0
0.0
60-100
3
8.3
100 -140
30
83.4
Trên 140
3
8.3
Tổng
36
100

Nhận xét: Không có trường hợp nào có chỉ số Hb<60g/l, có 3 trường hợp
có chỉ số Hb >140g/l (8.3%).
Bảng 3.14 Chỉ số Hematocrit ngày đầu sau bỏng
Hematocrit(l/l)
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
Dưới 0,35
1
2.8
0,35-0,45
25
69.4
Trên 0,45
10
27.8
Tổng
36
100

15


Nhận xét: Có 10/36 bệnh nhân chỉ số Hct >0,45 l/l (chiếm 27.8%), chỉ có 1
trường hợp có chỉ số Hct <0,35 l/l (2.8%).

Bảng 3.15 Số lượng bạch cầu ngày đầu sau bỏng
Số lượng bạch cầu(G/I)
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
6-8

28
77.8
>8
8
22.2
Tổng
36
100
Nhận xét: Qua bảng cho thấy có 8 bệnh nhân (22.2%) có số lượng bạch cầu
tăng >8 G/l.

Tiểu cầu(x 10 /mm
3

3)

Dưới 150
150-300
Trên 300
Tống

Bảng 3.16 Số lượng tiểu cầu
Số bệnh nhân
1
31
4
36

Tỷ lệ %
2.8

86.1
11.1
100

Nhận xét: Từ bảng tổng hợp cho thấy có 1 bệnh nhân (2.8%) có giảm số lượng
tiểu cầu, 4 bệnh nhân có biểu hiện tăng số lượng tiểu cầu (11.1%).

Ure huyết(mmol/l)
<2,5
2,5-8,3
>8,3
Tổng

Bảng 3.17 Ure huyết
Số bệnh nhân
0
35
1
36

Tỷ lệ %
0.0
97.2
2.8
100

Nhận xét: Làm xét nghiệm ure máu cho thấy chỉ có 1 trường hợp (2.8%) có
biểu hiện tăng ure máu, không có trường hợp nào có chỉ số ure máu <2,5
mmol/l.
Bảng 3.18 Creatinin huyết

Creatinin(micromol/I)
Số bệnh nhân
Tỷ lệ %
<50
0
0.0
50 - 100
33
91.7
> 100
3
8.3
Tổng
36
100
Nhận xét: Làm xét nghiệm máu thấy, trong 36 bệnh nhân có 3 bệnh nhân
(8.3%) có chỉ số Creatinin tăng >100micromol/I; không có trường hợp nào có
chỉ số Creatinin máu <50micromol/I.
Bảng 3.19 Protid máu
16


Protid(g/l)
<60
60-80
>80
Tổng

Sô bệnh nhân
8

25
3
36

Tỷ lệ %
22.2
69.5
8.3
100

Nhận xét: Có 8 trường hợp (22.2%) có lượng Protid máu <60g/l, 3 trường hợp
(8.3%) có lượng Protid máu >80g/l.
Bảng 3.20 Số ngày điều trị
Ngày điều trị
Dưới 7
7-14
15-21
Trền 21
Tổng

Số bệnh nhân
9
19
5
3
36

Tỷ lệ %
25.0
52.8

13.9
8.3
100

Nhận xét: Số lượng bệnh nhân ra viện sau 7 – 14 ngày điều trị chiếm tỷ lệ
caonhất (52.8%), có 3 bệnh nhân (8.3%) phải điều trị >21 ngày.

17


Chương IV

BÀN LUẬN
Trong tổng số 36 bệnh nhân được nghiên cứu cho thấy bệnh bỏng
gặp chủ yếu ở nam giới (66.7%), lứa tuổi bị bỏng nhiều nhất là từ 15-60
tuổi (44.5%). Trong đó nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là do nhiệt ướt
(69.5%) như bỏng do nước sôi, bỏng nồi canh nóng, bỏng cám lợn…Điều
này cũng phù hợp với dịch tễ bệnh bỏng hay gặp ở lứa tuổi lao động.
Trong số 36 bệnh nhân bị bỏng đã có 86.1% được đưa đến viện trước 6
giờ cho thấy người dân đã có ý thức về sự nguy hiểm của bệnh bỏng nhất là
những biến chứng do bỏng để lại. Tuy nhiên, vẫn còn 5.6% trường hợp bị bỏng
được sơ cứu ở nhà không đúng cách. Do đó cần phải nâng cao kỹ năng sơ cứu
bỏng trong cộng đồng để hạn chế các biến chứng do bỏng đồng thời tạo thuận
lợi cho công tác điều trị bỏng.

Về đặc điểm lâm sàng, qua nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân
bỏng đến viện có biểu hiện toàn trạng bình thường. Tuy nhiên vẫn có 2
trường hợp (5.6%) có biểu hiện shock bỏng khi đến viện. Nguyên nhân là
do bệnh nhân bị bỏng với diện tích rộng hoặc bỏng sâu, bỏng trên bệnh
nhân có sức đề kháng kém như trẻ em hoặc người già yếu. Shock bỏng là

biến chứng rất nguy hiểm, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan trong
cơ thể đặc biệt là hệ tuần hoàn và hô hấp, có thể dẫn đến tử vong nếu
không được cấp cứu kịp thời.
Về vị trí bị bỏng chủ yếu gặp ở chi (69.4%), không có bệnh nhân bị
bỏng ở cơ quan sinh dục. Độ sâu của bỏng gặp nhiều nhất là bỏng độ II
(72.2%), chỉ có 1 trường hợp bỏng độ IV (2.8%). Tuy nhiên, với bỏng độ
II nhưng bỏng diện tích rộng mà không được sơ cứu và điều trị đúng vẫn
có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như shock bỏng do đau, mất
huyết tương; nhiễm trùng, nhiễm độc vết bỏng và toàn thân; để lại sẹo
dầy dính…
Trong điều trị bệnh bỏng cần theo dõi sát các chỉ số cận lâm sàng
để phát hiện sớm các biến chứng do tiến triển của bệnh bỏng có thể gây
ra như nhiễm trùng nhiễm độc, suy thận…đặc biệt là các chỉ số về sinh
hoá máu. Qua nghiên cứu một số chỉ số cận lâm sàng trên 36 bệnh nhân
bị bỏng thấy đa số các bệnh nhân đều có chỉ số bình thường, chỉ có một
vài trường hợp có sự thay đổi như: 22.2% có tăng bạch cầu, 2.8% có tăng
ure máu, 8.3% có tăng creatinin máu. Đây chủ yếu là kết quả của những
bệnh nhân bị bỏng diện tích rộng, độ bỏng sâu.

18


19


KẾT LUẬN

- Đối tượng bị bỏng chủ yếu là nam giới (66.7%), lứa tuổi bị bỏng
chủ yếu từ 15-60 tuổi (44.5%), nguyên nhân gây bỏng chủ yếu do nhiệt ướt
(69.4%), vị trí bỏng chủ yếu gặp ở chi (69.4%), bỏng độ II chiếm tỷ lệ nhiều

nhất (72.2%).

- 5.6% bị bỏng được sơ cứu ở nhà không đúng cách; 5.6% trường
hợp có shock bỏng khi đến viện.
- 22.2% có tăng số lượng bạch cầu, 2.8% có tăng ure máu, 8.3% có
tăng creatinin máu.
KHUYẾN NGHỊ
1. Tổ chức truyền thông về tác hại của bệnh bỏng, cách phòng
tránh các nguy cơ gây bỏng.
2. Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cứu bỏng đúng cách cho y
tế cơ sở và cộng đồng.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bài giảng mô học phôi thai học (1994): Trường ĐH Y Hà Nội. Nhà xuất
bản y học.
2- Bệnh học Ngoại, tập II (2004): Trường ĐH Y Hà Nội. Nhà xuất bản y học,
tr. 167-174.
3- Điều dưỡng Ngoại khoa (2005): Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, (tài
liệu lưu hành nội bộ, dùng cho ĐH chính qui), tr. 391- 404.
4- Đỗ Thanh Long (2005): Tình hình khám, tiếp nhận người bệnh tại Viện
Bỏng Quốc gia năm 2004. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr. 99 -103.
5- Đỗ Thanh Long (2006): Tình hình thu dung bệnh nhân bỏng tại Viện Bỏng
Quốc gia năm 2005. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr. 129 -132.
6- Đỗ Thanh Long, Nguyễn Hồng Thái, Hoàng Thị Tích (2007): Tình hình
khám bệnh tiếp nhận người bệnh tại Viện Bỏng Quốc gia năm 2006. Y học
thảm hoạ & bỏng. Số 1, tr. 22 - 25.

7- Hồ Xuân Hương, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Ngọc Tuấn (2002): Dịch tễ
bỏng trẻ em 17 năm (1985-2001) tại Viện Bỏng Quốc gia. Tạp chí Thông tin
Y Dược, tháng 12/2002.
8- Hồ Thị Dung, Phạm Thiện Điều, Nguyễn Đăng Phương (2005): Một số
nhận xét về nhận thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi với bệnh bỏng tại
huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2, tr 64-73.
9- Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng bỏng cho trẻ em (2005):
Viện Bỏng Quốc gia. Dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em.
10- Lê Thế Trung Bỏng (2003): Những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất
bản y học.
11- Nguyễn Như Lâm, Đặng.T.Bích Hoà (2006):Đánh giá thực trạng sơ cấp
cứu nạn nhân bỏng tại các cơ sở y tế. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 1, tr. 70-77.
12- Nguyễn Ngọc Tuấn, Nguyễn Gia Tiến, Lê Năm (2007): Hoạt động tập
huấn về phòng chống bỏng cho trẻ em trong 2 năm 2005-2006. Y học thảm
hoạ & bỏng. Số 1, tr. 66-69.
13- Phạm Văn Yên, Nguyễn Trung Kỳ, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Đình Hanh,
Nguyễn Quốc Dương (2005): Nhận xét tình hình bỏng ở trẻ em được điều trị
tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ 2001-2003. Y học thảm hoạ & bỏng. Số 2,
tr 78-83.
14- Thái Quang Hùng (2006): Dịch tễ học chấn thương do bỏng ở bệnh nhân
nhập viện điều trị tại tỉnh Đắc Lắc 1998-2002. Tạp chí y tế công cộng. Số 5, tr
23-26.
15- Sơ cấp cứu điều trị bỏng (2006): Viện Bỏng Quốc gia . Nhà xuất bản y
học.

21




×