Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 29 trang )

A.

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của
công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao
đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối
tất cả chúng ta lại với nhau. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ
thuật số cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin theo
phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan
niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống. Công nghệ thông tin đến
với từng người dân, từng người quản lý, nhà khoa học, người nông dân,
bà nội trợ, học sinh mầm non…Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào
không có mặt của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là chiếc chìa
khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Trong lĩnh vực Giáo dục,
đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học ở các cấp, các bậc học, trong đó có giáo dục Mầm non, nhằm
đưa chất lượng giáo dục của nước ta ngang bằng với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực là một vấn đề
tất yếu. Trong lĩnh vực Giáo dục Mầm non công nghệ thông tin bước đầu
đã được ứng dụng trong công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ. Các
trường Mầm non đã đưa phần mềm Nutrikids vào quản lý dinh dưỡng,
phần mềm Kidsmart vào các hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ làm
quen với các bài giảng được trình chiếu trên PowerPoint. Tuy nhiên so
với nhu cầu thực tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
Giáo dục Mầm non còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục, nghiệp vụ giảng dạy, nghiệp vụ quản
lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công nghệ



thông tin đem lại. Chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành
công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa,
đối với Giáo dục Mầm non, công nghệ thông còn có tác dụng mạnh mẽ
làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. Giáo dục Mầm non là
bậc học khó nhất về mặt khoa học giáo dục trong tất cả các bậc học. Đây
là bậc học mà độ tuổi của các cháu còn nhỏ, nhân cách, tâm hồn, thể chất
của các cháu đang hình thành phát triển. Người giáo viên Mầm non là
nhân tố quan trọng trong việc xây dựng bậc Mầm non trở thành bậc học
nền tảng của hệ thống Giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cơ bản để nâng
cao dân trí và trang bị những kiến thức ban đầu hết sức trọng yếu để phát
triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam tương lai. Để làm tốt trọng
trách này người giáo viên mầm non trong thời đại công nghiệp hóa – hiện
đại hóa không chỉ cần có sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ, nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ ở từng độ
tuổi, mà còn phải có kiến thức về công nghệ thông tin, phải tích cực ứng
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhưng làm thế nào để ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả, đó là
vấn đề mà bất cứ người cán bộ quản lý hay giáo viên đều đặt ra phải khi
đưa công nghệ thông tin vào các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ thực tế
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục mầm non hiện nay,
mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế. Chính vì
vậy là một giáo viên Mầm non tương lai, nên tôi chọn đề tài“ Ứng dụng
B.

công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy ”.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.
Khái niệm về công nghệ thông tin:
Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa

trong nghị quyết Chính phủ 49/CP ngày 04/08/1993: “Công nghệ thông


tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất
phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội“.
Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong
bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài
viết, Leavitt và Whisler đã bình luận: “Công nghệ mới chưa thiết lập một
tên riêng. Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information
Technology – IT).”
Các lĩnh vực chính của công nghệ thông tin bao gồm quá trình tiếp thu,
xử lý, lưu trữ và phổ biến hóa âm thanh, phim ảnh, văn bản và thông tin
số bởi các vi điện tử dựa trên sự kết hợp giữa máy tính và truyền thông.
Một vài lĩnh vực hiện đại và nổi bật của công nghệ thông tin như: các
tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây, hệ thống
thông tin toàn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các
nghiên cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.
1.2.
Cơ sở lý luận về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới
công tác quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non
Ngày nay, công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội. Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm
vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, là phương tiện
chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các
nước đi trước, tạo khả năng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước, đã và đang tạo đà cho những thay đổi cơ
bản trong công tác quản lý và giảng dạy ở tất cả các cấp học.



*Những chủ trương của Đảng về ứng dụng công nghệ thông tin trong
giáo dục đào tạo: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ
Chính trị nêu rõ:
+ Ứng dụng công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ưu tiên trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, là phương tiện chủ lực để đi tắt đón đầu,
rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi trước.
+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có
ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin trong đó có nội dung: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành
học”.
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 cũng đặt
ra mục tiêu: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. Đến năm 2020, toàn bộ
học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác
được học ứng dụng công nghệ thông tin. Giáo dục mầm non nằm
trong hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy là mắt xích đầu tiên trong
việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực công nghê thông tin
và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục.
Trong những năm qua, Ngành giáo dục và đào tạo cũng đã có rất
nhiều những văn bản hướng dẫn thực hiện ứng dụng công nghệ thông
tin.
1.3.
Ứng dụng công nghệ thông tin đối với Giáo dục mầm non
Đất nước đang trong thời kì mở cửa để đưa các ứng dụng khoa học tiên
tiến cũng như đưa ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giáo

dục đặc biệt là giáo dục mầm non, thì các phương tiện như máy vi tính và


những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ,
truyền tải thông tin và tri thức đến con người hội nhập cùng cùng thế
1.3.1.

giới.
Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý giáo
dục chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và giảng dạy
theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hướng dẫn
cho người học biết tự khai thác và ứng dụng công gnheej thông tin vào
quá trình học tập của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo
viên ứng dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong tiết
giảng.
Tiếp tục triển khai cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng e-Learning” do Bộ
Giáo Dục Đào Tạo và Quỹ Laurence S.Ting tổ chức, với khẩu hiệu chung
“Trong mỗi học kỳ, mỗi giáo viên xây dựng ít nhất một bài giảng điện
tử”.
Tạo thư viện mở huy động giáo viên tham gia góp ý các bài trình chiếu,
bài giảng E-learning.
Tiếp tục phát huy khả năng khai thác các phần mềm kidsmart cho trẻ
thông qua các ngôi nhà không gian và thời gian của Trudy, ngôi nhà khoa
học của Sammy,ngôi nhà toán học của Mili, ngôi nhà sách Happykid,
ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ Thinking1; phần mềm kidspix, bút chì

thông minh, bảng tương tác…
1.3.2. Các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng

dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đó là Computer
Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính) và e-learning
(học dựa vào máy tính) trong đó:
CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các
trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị


multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với
phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh,
âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài
giảng mà giáo viên đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết
dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên thông
mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy
người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập
của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ việc học tập cho người
học.
Như vậy, có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học khác nhau về mặt bản
chất:
Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung
tâm và cơ bản vẫn dựa trên mô hình lớp học cũ ( CBT )
Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm,
1.3.3.

trong khi người dạy chỉ là người hỗ trợ ( E-learning )
Phương pháp
Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy.
Nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử dụng
bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy

chiếu (projector),… Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể
coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu
hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, dối tay,dối
dẹt, mô hình,…) đến hiện đại (cassette, ti vi, đầu video…). Hơn nữa,
nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại
hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài
giảng dễ dàng hơn.


Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến: Internet
là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại
với hàng tỷ tư liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập
nhật từng ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọng và bắt buộc đối với giáo
viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet
để làm tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN GIÁO ÁN
Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử
lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các
phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo
bài giảng như Powerpoint, Violet, e-Learning
Các phần mềm phổ thông là bắt buộc phải sử dụng thành thạo đối với tất cả
mọi người, từ cấp quản lý đến giáo viên trong nhà trường. Trong đó một số
phần mềm quan trọng có thể kể ra (chủ yếu nằm trong bộ phần mềm văn
phòng Microsoft Office)
Microsoft Word: Phần mềm soạn thảo văn bản, dùng để soạn công văn, báo
cáo, kế hoạch và tất cả các giấy tờ tài liệu khác. Giáo viên có thể dùng để
soạn giáo án vừa có thể in ra để sử dụng, lưu trữ trên máy tính hoặc chia sẻ
trên mạng Internet.
Microsoft Excel: Phần mềm tạo bảng tính để xây dựng các kế hoạch, các chi
phí tài chính, hoặc lưu trữ và thông kê số liệu học sinh. Excel mạnh ở điểm

là có thể đưa vào những phương pháp tính toán, thống kê tùy ý một cách rất
dễ dàng.
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều
tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với
những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng
được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều


sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ). Các phần mềm phục vụ cho
giáo dục Đối với giáo viên tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm
sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng
dạy.
Microsoft PowerPoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn.
PowerPoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được
các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp. Hiện
nay, phần lớn các bài giảng của giáo viên ở Việt Nam đều sử dụng phần
mềm Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm
khác hiện đại hơn, dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền. Phần
mềm e-Learning: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được
những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học
trên lớp, hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng eLearning có nhiều điểm mạnh hơn, dễ dùng, có những khả năng chuyên
dụng cho bài giảng như tạo các loại bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm, chức
năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng gắn kết được
với các phần mềm công cụ khác. Squirlz Water Reflections là phần mềm
miễn phí, sẽ giúp tạo các hiệu ứng chuyển động ấn tượng trên hình ảnh tĩnh,
như hiệu ứng mưa rơi, tuyết rơi, mặt nước gợn sóng…
Ngoài ra còn một số phần mềm khác như: Window Movie Maker (vào Start/
Program/Window Movie Maker) giúp giáo viên cắt đoạn nhạc, đoạn video
theo ý muốn.
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua

đầu Projector. Điều đó dù muốn hay không mỗi giáo viên buộc phải biết
cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên
chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vi tính hoặc Laptop
và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên chắc hẳn có
một bài giảng chất lượng, các cháu sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động.


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUÁ
TRÌNH GIẢNG DẠY
Hiện nay, dạy học với giáo án điện tử đang trở thành một phong trào sôi nổi
ở các trường học các cấp, đặc biệt là ở trường Mầm non vì sự sinh động
trong giáo án điện tử giúp thẻ thích thú hơn khi học.Đây là loại giáo án được
biên soạn trực tiếp trên máy tính bằng một phần mềm chuyên dụng, giúp
giáo viên đơn giản hóa việc lập giáo trình, chỉnh sửa...
Phần mềm Microsoft PowerPoint cho phép chúng ta tạo dựng những Slide
(lát cắt) thể hiện những chủ điểm, thông điệp đi kèm với những hiệu ứng.
Microsoft PowerPoint thường được dùng để xây dựng bài giảng điện tử,
thuyết trình, thậm chí là để quảng cáo, làm phim hoạt hình và trình diễn ảnh.
Microsoft PowerPoint là một công cụ trợ giúp để tạo và trình diễn các bài
giảng, các bài thuyết trình. Có các tính năng hiện đại cho phép tạo và thay
đổi nội dung một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cho phép tạo các bài
giảng đa phương tiện bằng cách hỗ trợ văn bản, hình vẽ (động và tĩnh), âm
thanh.
Ưu điểm của PowerPoint so với phương pháp soạn bài giảng truyền thống là
cho phép tiết kiệm thời gian soạn bài. Tăng tính sinh động và hấp dẫn của
bài giảng. Cho phép người nghe tiếp cận vấn đề nhanh hơn và sâu hơn. Sự
đa dạng về hiệu ứng, nhưng sử dụng hiệu ứng lại đơn giản.
Với những ưu điểm đã nêu trên tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft
PowerPoint vào quá trình giảng dạy của mình. Sau đây là một ví dụ cụ thể
về việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint vào giảng dạy.

Giáo án
Hoạt động khám phá khoa học
Chủ điểm: Động vật
Đề tài: Một số vật nuôi trong gia đình
Lứa tuổi: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
Người soạn: Đỗ Thị Diễm




I-Mục đích - yêu cầu
1)Kiến thức :
-Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi… của một số con vật nuôi trong gia đình .
2)Kỹ năng
-Trẻ biết so sánh đặc điểm của một số con vật nuôi.
-Trẻ biết phân nhóm động vật nuôi theo một vài dấu hiệu.
-Hiểu được từ khái quát: Gia súc,gia cầm.
-Có một số kỹ năng chăm sóc con vật gần gũi.
3)Thái độ:
-Trẻ yêu quý các con vật nuôi.
-Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động học tập.
II-Chuẩn bị.
-Giáo án điện tử. Slide trình chiếu hình ảnh một số con vật nuôi.
-Giáo án điện tử có hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình.
-Tranh ảnh thật về các con vật nuôi trong gia đình.
III. cách tiến hành.
Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú.



- Cô cho trẻ xem hình ảnh các con vật nuôi trong gia đình. Cô kết hợp cho
trẻ vừa xem tranh vừa nghe nhạc. (Kích vào biểu tượng
trên màng hình
thì sẽ phát nhạc).
Sau khi xem xong cô đàm thoại với trẻ
- Chúng mình vừa xem các con vật gì nào?
- Các con có biết các con vật đó sống ở đâu không?
- Đúng rồi, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình
nhé!






Hoạt động 2: Tìm hiểu về các con vật nuôi trong gia đình
Tìm hiểu về con chó bằng cách đố câu đố. Khi nghe xong câu đố hỏi trẻ đó là
con gì?

- Sau khi trẻ trả lời, cho trẻ quan sát hình ảnh con chó, sau đó chỉ ra từng bộ
phận chính trên cơ thể con chó.


-Tiếp theo hỏi trẻ chó thường ăn gì các con có biết không?
Sau đó cho trẻ quan sát hình ảnh thức ăn của chó trẻ máy chiếu và chó có
nhiệm vụ gì?.






Tìm hiểu về con mèo cũng đố câu đố, hỏi và trẻ trả lời.

-Tiếp theo cho trẻ quan sát con mèo, chỉ ra những bộ phận chính của con
mèo.

-


-Tiếp theo hỏi trẻ mèo thường ăn gì các con có biết không?
Sau đó cho trẻ quan sát hình ảnh thức ăn của mèo trên máy chiếu và mèo có
nhiệm vụ gì?.


-Sau đó cho trẻ so sánh giữa con chó và mèo có gì giống nhau và khác nhau



+ Khác nhau:về hình dáng, tiếng kêu,…
+Giống nhau :có 4 chân, đẻ con và đều được nuôi trong gia đình.
*Cô khái quát:Những con vật có 4 chân, đẻ con và nuôi trong gia đình được
gọi là gia súc.
Tiếp theo, cô cho trẻ tìm hiểu về con gà
-Cô giới thiệu con gà bằng cách đố câu đố.


-Sau đó, cô cho trẻ xem hình con gà , chỉ ra từng bộ phận chính của con gà.

-Rồi hỏi trẻ các con có biết thức ăn của gà là gì không? Cho trẻ xem thức ăn
của gà và công dụng của gà để làm gì?.






Tìm hiểu về con vịt cũng tương tự con gà, cô cũng đố câu đố cho trẻ đoán xem
là con gì?

-Và cho trẻ quan sát về con vịt, nêu ra những bộ phận chính của con vịt.

-Sau đó cô hỏi trẻ có biết thức ăn của vịt là gì không? Và nuôi vịt để làm gì?


+Thức ăn của vịt là lúa, sắn và cá
+Và vịt có công dụng là cung cấp thịt trứng cho con người.



Cuối cùng cho trẻ so sánh giữa gà và vịt có gì giống và khác nhau.


+ Khác nhau:về hình dáng, mỏ, chân.
+Giống nhau :có 2 chân, đẻ trứng và đều được nuôi trong gia đình.
*Cô khái quát:Những con vật có 2 chân, đẻ trứng và nuôi trong gia đình được gọi
là gia cầm.
-Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi, trò chơi có tên là “Bức tranh bí ẩn”.


-Trẻ sẽ chọn một ô số bất kì, trong mỗi ô số sẽ có một câu hỏi, khi trả lời
đúng hết 4 câu hỏi trong 4 ô số thì sẽ xuất hiện một bức tranh.

Ví dụ: Trẻ chọn ô số 1, khi nhấp nhuột vào ô số 1 thì sẽ xuất hiện một câu
hỏi.


Khi trả lời đúng đáp án thì câu hỏi sẽ biến mất và sẽ xuất hiện một góc hình
của bức tranh bí ẩn.

-

Tương tự, trả lời đúng hết 4 ô số thì bức tranh sẽ được hoàn thiện.


×