Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.58 KB, 36 trang )

Câu 1: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc? Là sinh viên cần phải
làm gì để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân?
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược đảm bảo thành công của
CMVN
- Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân
dân ta. Người cho rằng: Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao
động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản. Trong từng thời kỳ, từng
giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương
pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại
đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng.
- Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản,
nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
- Đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của Cách Mạng . HCM đã đưa ra
nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết là then
chốt, sức mạnh của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực
lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống
nhất. Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô của đoàn kết
quyết định quy mô,mức độ của thành công.
Từ đó, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân
ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta
không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”.
Và Người luôn nhắc nhở cán bộ Đảng viên phải thấm nhuần quan điểm, coi
sức mạnh của CM là sức mạnh của Nhân Dân.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của CMVN.
- Đối với HCM yêu nước thương dân phải gắn liền với nhau. Không thương
dân thì ko thể có tinh thần yêu nước. Vì vậy, đại đoàn kết dân tộc phải được quán
triệt trong mọi đường lối chính sách của Đảng.
- HCM còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc ko chỉ là mục tiêu nhiệm vụ hàng
đầu của Đảng mà còn là nhiệm vụ, mục tiêu hàng đầu của dân tộc.
c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng


cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín
ngưỡng, không phân biệt già trẻ , gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến đại đoàn kết dân
tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh
chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc


lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức,
có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
- Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết dân tộc muốn thực hiện phải kế thừa
truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết dân tộc. Tin vào dân, dựa vào dân,
đấu tranh vì quyền lợi của dân. Người cho rằng: liên minh công nông - lao động trí
óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được củng cố vững chắc
thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào
có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
d. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có cơ sở (tổ
chức) là Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.
- Trên nền tảng liên minh công nông (trong xây dựng chế độ xã hội mới có
thêm lao động trí óc) dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương, dân chủ lấy việc thống
nhất lợi ích của tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.
- Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ. Phương châm đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp khác nhau của
Hồ Chí Minh là: “Cầu đồng tồn dị” – Lấy cái chung, đề cao cái chung, để hạn chế
cái riêng, cái khác biệt. Người vạch rõ: “ Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn
kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các
tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta
cũng thật thà đoàn kết với họ”.
Liên hệ:
Bản thân là sinh viên luôn trau dồi đạo đức, lối sống lành mạnh, tích cực học

tập và làm theo tấm gương chủ tịch HCM. Trong đó, đề cao tư tưởng của HCM về
đại đoàn kết dân tộc gắn vs môi trường học tập… luôn đặt lợi ích của trường lớp,
tham gia tích cực hđ của trường.
Ở địa phương, góp phần vs đoàn thanh niên tuyên truyền về đại đoàn kết,
chính sách của Đảng và nhà nước…tham gia phong trào quyên góp vì người


nghèo, trẻ em chất độc màu da cam…những hoạt động tích cực ở địa phương, đoàn
thể nơi làm vc.
Có quan điểm rõ ràng, có ý trí đấu tranh vs những tư tưởng, luận điệu phá
hoại đại đoàn kết dt của các thế lực thù địch phản cách mạng.

Câu 2: Nêu khái niệm Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đc xác
định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt trong thời kì quá độ lên CNXH
ở VN?
CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản
xuất kinh doanh dịch vụ từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
sức lao động vs khoa học và công nghệ hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã
hội cao.
Trong đại hội Đảng toàn quốc lần X (2006) xác định “ sớm đưa nc ta thoát
khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. phấn đấu đến năm 2020 sẽ đưa nền kinh tế
CN nước ta phát triển theo hướng hiện đại”.
Khái niệm trên cho thấy, đây là một quá trình kết hợp chặt chẽ 2 nội dung:
công nghiệp hóa và hiện đại hóa:
- Nó không chỉ đơn thuần là phát triển công nghiệp mà còn phải thực hiện
chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân
theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
- Là một quá trình không chỉ tuần tự từ cơ giới hóa sang tự động hóa, tin học
hóa mà còn kết hợp thủ công truyền thống vs công nghệ hiện đại, tranh thủ đi
nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định.

Do những biến đổi của nền kinh tế và điều kiện cụ thể của đất nước, CNH –
HĐH ở nước ta có những đặc điểm:
- CNH – HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
- CNH – HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.


- CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước.
- CNH – HĐH trong bối cảnh toàn cầu kinh tế và Việt Nam tích cực, chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện đúng đắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ có tác dụng
to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản xuất, tăng cường năng suất lao
động, tăng sức chế ngự của con người đối với thiên nhiên, tăng trưởng và phát triển
kinh tế, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,
góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH.
- Tạo điều kiện vật chất cho vc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế của nhà
nước, nâng cao năng lực quản lý, khả năng tích luỹ và phát triển sản xuất, tạo ra
nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, giúp cho sự phát triển toàn diện của con người
trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học công nghệ phát triển nhanh đạt trình
độ tiên tiến hiện đại. tăng cường lực lượng vật chất – kỹ thuật cho quốc phòng, an
ninh , đảm bảo đời sống kinh tế chính trị, xã hội của đất nước ngày càng được cải
thiện.
Như vậy, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là để thực hiện xã hội hóa sản xuất
về mặt kinh tế - kỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nó có tác dụng, ý
nghĩa quan trọng và toàn diện. Đảng ta đã xác định “ Phát triển lực lượng sản xuất,
CNH,HĐH đất nước theo hướng hiện đại… là nhiệm vụ trung tâm” trong suốt thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Câu 3: Phân tích những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt
Nam theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Từ cuộc sống thực của nhân dân và cuộc đời của con người, xã hội Việt
Nam, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp những phẩm chất đạo đức cơ bản của con
người Việt Nam. Đó là những chuẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt
Nam.


Phẩm chất đầu tiên mà Hồ Chí Minh xây dựng là “trung với nước, hiếu với
dân”. Theo quan niệm của Bác. “trung” là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước
và giữ nước. xây dựng đất nước của nhân dân và do dân làm chủ. “Hiếu” là một
lòng hiếu thảo với nhân dân. “Trung với nước, hiếu với dâ” là phải phấn đấu, hy
sinh suốt cuộc đời vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì cơm no áo ấm của nhân dân.
“Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng
đánh thắng”. Bác không chỉ dạy những lời hay ý đẹp như thế mà Người còn dạy
chúng ta bằng tấm gương hy sinh quên mình suốt cuộc đời tận trung, tận hiếu với
dân.
Bên cạnh phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân”, Người còn dạy chúng
ta “tình yêu thương con người”. Tình yêu thương bao la của bác dành cho mọi
người ko phân biệt giai cấp, giàu nghèo. Trước tiên, Bác dành tình yêu thương của
mình những người lao động cùng khổ bị áp bức bóc lột. hoài bão lớn nhất của
người là: “tôi chỉ có một ham muốn, hâm muốn tột bậc là làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta đc hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng đc học hành”. Lòng yêu thương con người của Bác còn dành cho
những người có sai lầm khuyết điểm, lầm đường lạc lối đã biết ăn năn hối cải…
chủ trương của Bác là lấy lòng nhân ái, độ lượng và bao dung, nhân từ để giáo dục
cảm hóa họ.
Phẩm chất đạo đức quan trọng mà Bác thường xuyên răn dạy cán bộ Đảng
viên và Đoàn viên là “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, bởi vì đây là phẩm
chất gắn liền với hoạt đọng hàng ngày của con người. Bác đã phân tích cho chúng

ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cần,
kiệm luôn đi đôi với nhau như hai chân của con người. bởi cần mà không kiệm thì
“làm chừng nào xào chừng ấy”, còn kiệm ko cần chẳng khác nào “ gió vào nhà
trống”, “đổ nước vào chiếc thùng không đáy”. Bác dạy phải “cần, kiệm, liêm,
chính” vì cần – kiệm – liêm – chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại, đã có
chí công, vô tư một lòng vì nước vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ cần, kiệm, liêm,
chính. Đó cũng là một trong bốn đức tính của con người.
Phẩm chất thứ tư trong bốn phẩm chất đạo đức của Người là “tinh thần quốc
tế trong sáng, thủy chung”, là tinh thân đoàn kết với các dân tộc bị áp bức bóc lột,


tinh thần đoàn kết của nhân dân VN với tất cả những nước tiến bộ trên thế giới vì
hòa bình hợp tác và hữu nghị với các dân tộc.
Liên hệ:
Năm 2007, Bộ chính trị phát động học tập tấm gương HCM. Đây là cuộc
vận động sâu rộng, có giá trị tinh thần to lớn, hết sức đúng đắn của Đảng. trg suốt
những năm qua, hưởng ứng cuộc vận động của Đảng, là sv đã tích cực tham gia
cuộc hội thảo., chương trình học tập tấm gương HCM của đoàn thể, địa phương.
Trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng lối sống bản thân đã đc nâng lên.biểu
hiện là đã nâng cao đc ý thức trách nhiệm trg học tập tại trg` tham gia phong trào ở
trường, địa phương, nơi cư trú, chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, chủ trương
chế độ quy định của địa phương. Đặc biệt là học tập ý thức của Bác cần, kiệm,
khiêm tốn, đoàn kết, thương yêu, quý trọng LĐ. Kiên quyết đấu tranh vs những
hành vi lời nói biểu hiện như là ko vi phạm tệ nạn xã hội, tuyên truyền và tự giác
học tập lối sống giản dị, ko xa hoa lãng phí, siêng năng học tập lao động, chống
lười biếng, chống ngại khó ngại khổ trg học tập, rèn luyện, lối sống ích kỷ, cương
quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân.
Câu 4: Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử,
là bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam?
Khái quát lịch sử VN 1858 – 1930:

Năm 1858, thực dân Pháp nổ sung xâm lược VN và thiết lập bộ máy thống
trị ở VN.
Về kinh tế, chúng tăng cường bóc lột nhân dân làm việc cho nhà máy xí
nghiệp, hầm mỏ. phát triển một số ngành công nghiệp với nguyên tắc không cạnh
tranh với công nghiệp chính quốc. Chúng tăng cường các ngân hàng cũ, lập nhiều
ngân hành mới để cho vay lấy lãi cao, thông qua Ngân hàng Đông Dương để thâu
tóm mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương. Chúng thi hành chính sách độc chiếm
thị trường, dùng hàng rào thuế quan ngăn chặn hàng nhập từ nước khác. Chính
sách độc quyền rượu, thuốc phiện, muối tạo một nguồn thu nhập lớn cho thực dân
Pháp. Chúng còn thực hiện chế độ mộ phu cực kỳ man rợ và ra sức chiềm đoạt
ruộng đất của nông dân. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ


nghĩa, tình hình kinh tê sVN có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ,
hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới.
chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu
ngạch. Chính vì thê, VN không thể phát triển một cách bình thường được nền kinh
tế bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Về chính trị, chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,
dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính
sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế đọ cai trị
riêng. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các
dân tộc VN với các dân tộc khác trên bán đảo Đông Dương.
Về văn hóa, chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý
tự ti, vong bản, khuyến khích cách các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục.
mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách
bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giwoif vào VN
và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.
Về xã hội, sự thống trị và bốc lột của CN thực dân Pháp đã làm sự phân hóa
giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn.

- Giai cấp địa chủ: do chính sách kinh tế và chính trị phản bội của thực dân
Pháp, giai cấp địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận rõ rệt: tiểu, trung và đại
địa chủ. Vốn sinh ra và lớn lên trog một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước
chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép kinh tế
nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung đại chủ không chịu nổi nhục mất nước có
mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh với đế quốc
về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động
tay sai.
- Giai cấp nông dân: chiếm khoảng 90% dân số. họ bị đế quốc, phong kiến
địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. ruộng đất đã bị bọn tư bản thực dân
chiếm đoạt. chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ, bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế
độ cho vay nặng lãi… của đế quốc và phong kiến đẩy nông dân vào con đường bần
cùng hóa ko lối thoát.


- Giai cấp tiểu tư sản: gồm nhiều bộ phận khác nhau như tiểu thương, tiểu
chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh sinh viện và những người làm nghề
tự do. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến ấp bức bóc
lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp
rất nhạy cảm với thời cuộc dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất
nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.
- Giai cấp công nhân: là sản phảm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc
địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ.
Giai cấp này là một lực lượng xã hội tiên tiến, đại diện cho phương thức sản xuất
mới, tiến bộ, có ý thức kỉ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để, lại mang bản chất
quốc tế. họ là một động lực cách mạng mạnh mẽ và khi liên minh đc với giai cấp
nông dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Tóm lại, áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân dẫn đã làm cho kinh tế, chính
trị và xã hội ở VN có sự ảnh hưởng mạnh mẽ, lúc này mâu thuẫn giữa toàn thể
nhân dân ta với chủ nghĩa thực dân càng trở nên sâu sắc. Đến năm 1929, phong

trào yêu nước VN đã phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thống nhất
của một đảng cách mạng. yêu cầu khách quan đó tác động vào các tổ chức tiền
cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hóa tích cực trong các tổ chức
này. Chỉ trong bốn tháng ở VN ( 6/1929 – 9/1929) có ba tổ chức cộng sản ra đời:
Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản
Liên Đoàn. Điều này càng chứng tỏ xu thế thành lập đảng cộng sản đã trở thành tất
yếu và phong trài dân tộc. tuy nhiên, sự tồn tại và hoạt động riêng rẽ của ba tổ chức
cộng sản làm cho lực lượng và sức mạnh của phong trào cách mạng bị phân tán.
Ngày 27/10/1929. Quốc tế Cộng sản gửi tại liệu “Về việc thành lập một
đảng cộng sản ở Đông Dương” nhưng khi đó Nguyễn Ái Quốc đang ở Xiêm tìm
đường về nước. Đến vào ngày 6/1/1930 hội nghị đc họp dưới sự chủ trì của
Nguyễn Ái Quốc. Và Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930, là sự kết hợp của 3
tổ chức cộng sản Đảng: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và
Đông Dương cộng sản Liên Đoàn.
Sự ra đời của Đảng cộng sản như một tất yếu. Nó mang một ý nghĩa lịch
sử to lớn đánh dấu bước trưởng thành của Cách Mạng Việt Nam. Từ đây, giai cấp
công nhân và toàn thể nhân dân lao động của VN đã có một chính đảng duy nhất


lãnh đạo với đường lối tổ chức đúng đắn, lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm kim chỉ
nan dẫn đường lãnh đạo CMVN đi tới thắng lợi này tới thắng lợi khác. Từ CM
tháng 8/1945 đến kháng chiến chống thực dân Pháp 1954 và chống đế quốc Mỹ
1954 – 1975 và công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở VN hiện nay.
Câu 5 : Phân tích nội dung quy luật và sự phù hợp của quan hệ sx với
tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất , sự vận dụng của Đảng và NN ta
hiện nay ?
Trả lời :
Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản
xuất, tri thức, năng lực, kỹ năng kinh nghiệm của họ tạo ra một sức sản xuất trong

sản xuất vật chất.
- Lực lượng sản xuất bao gồm tư liệu sản xuất và người lao động với trình
độ tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và thói quen lao động.
- Lực lượng sản xuất là những nhân tố có tính sáng tạo và tính sáng tạo đó
có tính lịch sử. Các yếu tố của lực lượng sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, trong đó người lao động giữ vai trò quyết định, công cụ lao động thể hiện
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (trình độ chinh phục tự nhiên của con
người).
- Ngày nay, khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi, nhanh chóng,
thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản
xuất và tái sản xuất xã hội).
Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ
chức và quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình


sản xuất đó. Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và
chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu về tư liệu sản
xuất.
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ
thống nhất biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và
quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Mối quan hệ thống nhất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tuân
theo nguyên tắc khách quan. Quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát
triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định; bởi vì, quan hệ
sản xuất chỉ là hình thức kinh tế - xã hội của quá trình sản xuất, còn lực lượng sản
xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.
Tuy nhiên, quan hệ sản xuất, với tư cách là hình thức kinh tế - xã hội của

quá trình sản xuất, nó luôn luôn có khả năng tác động trở lại sự vận động, phát
triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này có thể diễn ra theo chiều hướng tích
cực hoặc tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào tính phù hợp hay không phù hợp của
quan hệ sản xuất với thực trạng và nhu cầu khách quan của sự vận động, phát triển
lực lượng sản xuất Nếu “phù hợp” sẽ có tác dụng tích cực và ngược lại, “không
phù hợp” sẽ có tác dụng tiêu cực.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ
thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh
mâu thuẫn. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan
hệ mâu thuẫn biện chứng giữa nội dung vật chất, kỹ thuật với hình thức kinh tế - xã
hội của quá trình sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này là một quá trình đi từ
sự thống nhất đến những khác biệt và đối lập xung đột từ đó làm xuất hiện nhu cầu


khách quan phải được giải quyết theo nguyên tắc quan hệ sản xuất phải phù hợp
với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự vận động của mâu thuẫn này cũng tuân
theo quy luật “từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại”, quy luật “phủ định của phủ định”, khiến cho quá trình phát triển của
nền sản xuất xã hội vừa diễn ra với tính chất tiệm tiến, tuần tự, lại vừa có tính nhảy
vọt với những bước đột biến, kế thừa và vượt qua của nó ở trình độ ngày càng cao
hơn.
Sự vận dụng quy luật này ở nước ta
Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu, nước ta đi lên
CNXH. Kinh nghiệm thực tế chỉ rõ, lực lượng sản xuất bị kiềm hãm không chỉ
trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà ngay khi quan hệ sản xuất phát triển
không đồng bộ và có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất.
Thực tế lực lượng sản xuất nước ta còn thấp kém lại phát triển không đồng
đều, cho nên cần phải coi trọng những hình thức kinh tế trung gian, quá độ từ thấp
đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn. Để xây dựng phương thức sản xuất

XHCN, Đảng ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN nhằm phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất để xây dựng cơ sở kinh tế của CNXH. Từng bước xã hội
hóa XHCN, quá trình đó không phải bằng gò ép, mà được thực hiện từng bước
thông qua sự hỗn hợp các hình thức sở hữu như công ty cổ phần, chủ nghĩa tư bản
nhà nước, các hình thức hợp tác,… để dần dần hình thành các tập đoàn kinh tế lớn,
trong đó, kinh tế nhà nước và tập thể đóng vai trò là nền tảng. Chúng ta chỉ bỏ qua
những gì của xã hội cũ không còn phù hợp, thực hiện chủ trương chuyển hóa cái cũ
thành cái mới theo định hướng XHCN.


Câu 6: Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý khách quan là
gì? Phân tích các giai đoạn của quá trình nhận thức?
Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng thế giới thực khách quan vào
trong bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.
Lê-nin khái quát như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ
tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức
chân lý của sự nhận thức khách quan”.
- Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu của quá trình
nhận thức, gắn liền với thực tiễn thông qua các giác quan diễn ra với các hình thức
cơ bản sau:
+ Cảm giác: là hình thức đầu tiên của sự phản ảnh hiện thực khách quan.
Sự vật hiện tượng tác động vào các giác quan, gây nên sự kích thích của tế
bào thần kinh làm xuất hiện các cảm giác. Cảm giác là sự phản ánh các
thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng như màu sắc, mùi vị…
+ Tri giác: là hình thức kế tiếp sau cảm giác. Tri giác là sự phản ánh
nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau.
Tri giác được hình thành từ nhiều cảm giác kết hợp lại. Tri giác cũng là sự
phản ánh trực tiếp các sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan của con
người.

+ Biểu tượng: là hình thức cao nhát của trực quan sinh động. biểu tượng
xuát hiện trên cơ sở những hiểu biết về sự vật do tri giác đem lại. biểu tượng
là hình ảnh được lưu giữ trong chủ thể, khi không còn sự vật hiện tượng hiện
diện trực tiếp trước chủ thể. ở đây biểu tượng đã ít nhiều mang tính gián tiếp
cho nên nó là khâu trung gian giữa trực quan sinh động vs tư duy trừu tượng.
- Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) là giai đoạn cao của quá trình nhận
thức, bao gồm các hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý.
+ Khái niệm: là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng. Nó phản
ánh, khái quát những đặc tính cơ bản và phổ biến của một lớp sự vật, hiện
tượng nhất định.


+ Phán đoán: là sự liên hệ giữa các khái niệm theo một qui tắc xác định
mà chúng ta có thể xác định được trị số logic của nó.
+ Suy lý: là một thao tác logic tư duy để đi đến những tri thức mới từ
những tri thức đã có.
- Sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:
+ Nhận thức cảm tính khác nhận thức lý tính ở chỗ: nhận thức cảm tính
là giai đoạn thấp, phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri
thức cảm tính. Ngược lại, nhận thức lý tính là giai đoạn, phản ánh khách thể
một cách gián tiếp, khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật
của khách thể.
+ Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là các giai đoạn của một quá
trình nhận thức dựa trên cơ sở thực tiễn. giữa chúng có sự tác động qua lại:
nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính, nhận thức lý tính
tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén hơn.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự thống nhất giữa
nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính hoàn toàn đối lập với chủ nghãi duy
cảm (đề cao vai trò của nhận thức cảm tính) và chủ nghĩa duy lý (đề cao vai
trò nhận thức lý tính).

Câu 7 : Nhân cách là gì ? Phân tích những tiền đề và quá trình hình
thành nhân cách con người mới XHCNVN ? Liên hệ nhân cách hs ,sv hiện nay
Trả lời :
Nhân cách cũng là một vấn đề phức tạp trong các vấn đề phức tạp của con người ,
Cũng có nhiều quan niệm về nhân cách .
Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo quan niệm có ‘ tính người bẩm sinh ‘ ; ‘nhân cách là
yếu tố tinh thần đầu tiên của tồn tại con người và chúa là nhân cách tối cao nhất có
trước và chi phối nhân cách con người “…


Chủ nghĩa duy vật ngoài mác xít và các khoa học cụ thể thường có xu hướng
tuyệt đối hoá mặt tâm ly , sinh lý , xem nhẹ mặt xã hội hay táh rời mặt xã hội và
mặt tự nhiên của nhân cách .
Ngày nay do những thành tựu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhân
cách , người ta đã đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn về nhân cách : nhân
cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội –sinh lý- tâm lý tạo thànhmột
chỉnh thể mà nhờ nó mỗi cá nhân người có thể đóng vai trò chủ thể , tự ý thức , tự
đánh giá , tự khẳng định , tự điều chỉnh mọi hoạt đọng của mình.
Trên cơ sở những quan điẻm đó , có thể nêu lên một khái niệm tổng quat về
nhân cách như sau : nhân cách là tổ hợp thái đọ , thuộc tính riêng trong quan hệ
hành động của từng người với tự nhiên , với xã hội và bản thân.
Khái niệm này nhấn mạnh vấn đề hành động nghĩa la nhân cách của một con
người chỉ bộc lộ trong hành động thong qua các mối quan hệ ứng xử của anh ta với
tự nhiên , với xã hội , với bản thân . Vì lẽ đó planton có lý khi ông nói : Người
đang ngủ thì kẻ cướp cũng như thiên thần.
Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới xã hội
chủ nghĩa VN:
• Những tiền đề :
-Tiền đề vật chất : Trước hết nhân cách phải dựa trên cơ sở sinh học , tức la
một con người có sự phát triển đẩy đủ , không khiếm khuyết về cơ thể , giác quan

tư duy. Song đây chỉ là “điều kiện cần “ , bởi vì nhân cách không phải là những
yếu tố sẵn có trong cấu trúc cơ thể rồi lớn dần lên về lượng theo thời gian và không
gian mà nó được hình thành dần dần cùng với sự phat triẻn cá nhân và sự quy định
của môi trường xã hội.


Tiền đề vật chất đóng vai trò “đièu kiện đủ Ơ” chính là môi trường xã hội ,
đó là gia đình và xã hội với nhưng truyền thống , những giá trị văn hoá vật chất và
văn hoá tinh thần . Về mặt này thì mỗi cá nhân có môi trường riêng , độc đáo , từ
đó quy định sự khác nhau về sắc thái nhân cách cá nhân . Từ đó có thể thấy rằn sự
phong phú của nhân cách .
Tuy nhiên mối quan hệ giữa nhân cách và môi trưòng xã họi không phải là
một chiều mà là quan hệ biện chứng : mỗi cá nhân , một mặt , tiếp nhận sự tác
động của môi trường xã hội một cách tích cực , có cải biến lọc bỏ , kế thừa và
chuyển hoá ảê biến thành cái bên trong của mình.
Sự hình thành nhân cách cảu con người mới XHCN cũng không nằm ngoài
nững tiền đề trên , nhưng trên mỗi yếu tố đó có sự khác nhau về chất so với các xã
hội có giai cấp trong lịch sử , Chẳng hạn , yếu tố con người sinh học “ , đó là con
người được cả xã hội chăm lo , tôn trong , giúp đỡ từ trong bào thai đến tuổi trưởng
thành.
Tiền đề tư tưởng giáo dục : Nòng cốt của tiền đề tư tưỏng là CN mac Lênin
và tư tưởng HCM , đó là những lý luận và tư tưởng vừa có tính khoa học , từ có
tính cách mạng , vừa thấm dậm tCN nhân văn cao cả “ tính con gnười tất cả vì con
người “ với lý tưởng tối cao là con ngừơi giải phóng , con người tự do phát triển
toàn diện . Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về vấn đề này , đặc biệt trong nghị
quyết VIII : “ Cùng với khoa học và công nghệ , giáo dục và đào tạo là quốc sách
hang đầu nhằm nâng cao dâ trí , đào tạo nhân lực , bồi dưõng nhân tài “.
*Quá trình hình thành nhân cách con người mới XHCN VN :

Nhân cách của mỗi cá nhân không phải hình thành một lúa , một lần la xong

mà diễn ra theo một quá trình , suốt cả đời ngưòi . Đương nhiên trong quá trình


hình thanh nhân cách con người mới XHVN nói chung và ở VN cũng không nằm
ngoài tính quy luật đó.
Trứơc hết phải từng bứơc tạo lập những tiền đè cho sự hình thành kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN , tiền đè tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
HCM , và tiền đề giáo duc là cải cách hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao
dân trí đầo tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài.
Mô hình nhân cách con người mới XHCN VN là “ mô hình động”. Trong
thời kỳ quá đọ hiện nay , về đại thể , mô hình đó là :
- Tự giác nâng cao trình đọ lý luận Mác Lênin đẻ hình thành thế giới quan
khoa học và phương pháp luận biện chứng.
Hăng say Học tập , nâng cao trình đọ văn hoá , chuyên môn để có năng lực
thật sự trong công việc , đẻ có sang kiến , cải tiến công tác đưa đén năng suất , hiệu
quả cao.
Không ngừng nâng cao đạo đức , lối sống trên cơ sở nhưng chuẩn mực giá
trị mới đã và đng hình thành trong xã hội.
Liên hệ : (tự liên he
Câu 8 : Ý thức là gì ? Phân tích tính độc lập tương đối và sức mạnh cải
tạo của ý thức XH ? Liên hệ với XH VN trong giai đoạn hiện nay?
Ý thức xã hội để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy sinh từ
tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trg những giai đoạn phát triển nhất định.
Hay nói cách khác ý thức xã hội là hệ thống quan điểm, tư tưởng lý luận và những
tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội
và phản ánh tồn tại xã hội trong các giai đoạn lịch sử nhất định.
Phân tích tính độc lập tương đối:


* Thứ nhất, ý thức xã hội lạc hậu so vs tồn tại xã hội: theo nguyên lý tồn tại

xã hội quyết định ý thức xã hội thì khi tồn tại xã hội biến đổi sẽ tất yêu dẫn tới
những sự biến đổi của ý thức xã hội.
- Một là, do bản chất của ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội
cho nên nói chung ý thức xã hội chỉ có thể biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn
tại xã hội. Mặt khác, sự biến đổi của tồn tại xã hội do sự tác động mạnh mẽ,
thường xuyên và trực tiếp của hoạt động thực tiễn, diễn ra vs tốc độ nhanh mà ý
thức ko thể phản ứng kịp
- Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính
lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
- Ba là, ý thức xã hội luôn gắn vs lợi ích của những nhóm, những tập đoàn
người, những giai cấp nhất định trg xã hội. Vì vây, những tư tưởng cũ, lạc hậu
thường đc các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại
các lực lượng xã hội tiến bộ.
* Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.
Khi khẳng định tính thường lạc hậu hơn cả ý thức xã hội so vs tồn tại xã hội,
chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời thừa nhận rằng, trg những điều kiện nhất định,
tư tường của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt sự
phát triển của tồn tại xã hội, dự báo đc tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo
hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào vc giải quyết những
nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra.
* Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội gắn vs tính chất
giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác
nhau của các thời đại trước. các giai cấp tiên tiến nhận những di sản tư tưởng tiến
bộ của xã hội cũ để lại. Lê-nin nhấn mạnh rằng, “Văn hóa vô sản phải là sự phát
triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy đc dưới
ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan
liêu”.



* Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trg sự phát
triển của chúng
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội là một nguyên nhân làm
cho trg mỗi hình thái ý thức có những mặt, những tính chất ko thể giải thích đc một
ccash trực tiếp từ tồn tại xã hội.
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại,
tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nỏi lên
hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác. Ngày nay, trg sự tác
động lẫn nhau giữa các hình thức xã hội, ý thức chính trị của giai cấp cách mạng
định hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tiến boj của các hình thức ý thức
khác.
* Thứ năm, ý thức xã hội có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử ko những phê phán quan điểm duy tâm (tuyệt đối
hóa vai trò của ý thức xã hội) mà còn bác bỏ quan điểm duy vaath tầm thường hay
“chủ nghĩa duy vật kinh tế” (tức quan điểm phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức
xã hội trg đời sống xã hội). mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối vs sự phát triển xã
hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể, vào tính chất của các mối quan
hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh, vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ
tư tưởng, vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đối vs các nhu cầu phát
triển xã hội, vào mức độ mở rộng của tư tưởng trg quần chúng…
Như vậy, nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối
của ý thức xã hội đã hỉ ra bức tranh phức tạp trg lịch sử phát triển của ý thức xã hội
và đời sống tinh thần xã hội nói chung. Nó bác bỏ mọi quan điểm siêu hình, máy
móc, tầm thường về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
Câu 9: Trình bày quá trình sản xuất giá trị thặng dư? Tại sao quy luật giá
trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản?
* Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

+Mục đích của nhà tư bản ứng ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao
động là để tạo ra giá trị thặng dư.



+Quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hóa sức lao động và tư liệu sản xuất để
sản xuất giá trị thặng dư có hai đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm
soát của nhà tư bản; hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản.
+Làm thế nào nhà tư bản có được giá trị thặng dư?
Giả sử, để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền 20 ngàn đơn vị
tiền tệ mua 1 kg bông, 3 ngàn đơn vị cho hao phí máy móc và 5 ngàn đơn vị mua
sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày (10 giờ). Giả định
việc mua này đúng giá trị, mỗi giờ lao động sống của công nhân tạo ra giá trị mới
kết tinh vào sản phẩm là 1000 đơn vị.
+Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc
để chuyển 1 kg bông thành 1 kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc
cũng được chuyển vào sợi. Giả định chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1 kg
bông thành 1 kg sợi, thì giá trị 1 kg sợi được tính theo các khoản như sau:
+ Giá trị 1 kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
+ Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động, phần này vừa đủ bù đắp giá trị sức
lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng cộng = 28.000 đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng
dư. Thời gian lao động (5 giờ) mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang
với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu và lao động
trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu. Nhưng nhà tư bản đã mua sức
lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ (Hợp đồng lao động giữa
nhà tư bản và công nhân tính theo ngày công 10 giờ nên nhà tư bản có quyền sử
dụng sức lao động của công nhân trong 10 giờ). Trong 5 giờ lao động tiếp, nhà tư
bản chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1 kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy móc
và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000 đơn vị giá trị mới và
có thêm 1 kg sợi với giá trị 28.000 đơn vị. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để có

được 2 kg sợi sẽ là:
+ Tiền mua bông: 20.000 x 2 = 40000 đơn vị
+ Hao mòn máy móc (máy chạy 10 tiếng): 3.000 x 2= 6.000 đơn vị
+ Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày (trong 10 giờ, tính theo đúng giá
trị sức lao động) = 5.000 đơn vị
Tổng giá trị của 2 kg sợi là: 2 kg x 28000 = 56.000 đơn vị và như vậy, lượng


giá trị thặng dư thu được là: 56.000 - 51.000 = 5.000 đơn vị.
+Thời gian lao động (5 giờ) để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động
thặng dư, và lao động trong thời gian ấy gọi là lao động thặng dư.
+Từ thí dụ trên đây ta kết luận: “Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới
dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản
chiếm không. C. Mác viết: "Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại
là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của
người khác"1. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư
bản là người sở hữu tư liệu sản xuất.
+Việc nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa tạo ra gọi là bóc lột giá trị thặng dư.
Câu 11: Tư tưởng HCM là gì? Nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Tư tưởng HCM là báo cáo chính trị của ban chấp hành TW Đảng khóa VIII
đọc trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng: “Tư tưởng HCM là một
hệ thống quan điểm, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CMVN, từ
dân tộc, dân chủ nhân dân lên CM XHCN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo CN Mác Lê-nin vào điều kiện cụ thể ở nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại”.
Nội dung cơ bản…
a/ CM giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách

mạng vô sản.
- Sự thất bại của các phong trào yêu nước cuối TK 19 đầu TK 20 đã chứng
tỏ rằng: phong trào giải phóng dân tộc theo con đường phong kiến và tư sản ko đáp
ứng đc yêu cầu khách quan đó là giành độc lập tự do cho dân tộc do lịch sử đặt ra.
- 7/1920, khi đến với bản sơ thảo lần I, những luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc dịa, Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc ko
có con đường khác ngoài con đường CM vô sản”.


- Con đường CM vô sản theo quan điểm của HCM bao gồm những nội dung
chủ yếu sau:
+ Tiến hành CM gpdt và dần dần từng bước đi tới xã hội cộng sản.
+ Lực lượng lãnh đạo CM là giai cấp Công Nhân mà đội tiên phong là
Đảng Cộng Sản.
+ Lực lượn CM là lực lượng cuẩ khối đại đoàn kết toàn dân.
+ CMVN là một bộ phận khăng khít của CM thế giới.
b/ Cách mạng gpdt trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- các nhà yêu nước VN đã có ý thức được tầm quan trọng và vai trò của tổ
chức CM
- Dù đã thành lập hay chưa thì các tổ chức CM kiểu cũ ko thể đưa CM gpdt
đi đến thành công vì nó thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và 1 phương pháp
CM khoa học ko có cơ sở rộng rãi trong quần chúng.
- Đầu năm 1930, Người đã sáng lập ra Đảng Cộng sản VN là một chính
Đảng, có tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh, có quan hệ mật thiết với quần
chúng.
c/ Lực lượng của CM gpdt bao gồm toàn bộ dân tộc
- Theo HCM, CM gpdt là việc chung của cả dân chúng chứ ko phải việc của
một hay hai người.
- Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều,
kháng chiến toàn dân toàn diện do đó phản ánh đc tư tưởng đoàn kết dân tộc của

Người.
d/ CM gpdt cần được tiến hành chủ động, snags tạo và có khả năng giành
thắng lợi CM vô sản ở chính quốc.


- Theo HCM, giữa CM gpdt và thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mối
quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống
kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc, đó là mối quan hệ bình đẳng chứ ko phải mói
quan hệ lệ thuộc, quan hệ chính – phụ.
- Đây là một luận điểm sáng tạo có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. một
cống hiễn rất quan trọng của HCM vào kho tang lý luận của CM Mác Lê- nin đã đc
thắng lợi của phong trào CM gpdt trên toàn TG trong gần một thế kỷ quan chứng
mình là hoàn toàn đúng đắn.
e/ CM gpdt thắng lợi cần đc tiến hành bằng con đường bạo lực.
* Bạo lực CM trong Cm gpdt ở VN.
- Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa,
đàn áp dã man các phong trào yêu nc. Vì thế, con đường để giành và giữ độc lập
dân tộc chỉ có thể là con đường CM bạo lực.
- Trong đấu tranh vũ trang, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang giữ vị
trí quyết định trong tiêu diệt địch.
 Tư tưởng bạo lực Cm và tư tưởng nhân đọa hòa bình thống nhất, biện
chứng với nhau trong tư tưởng HCM. Người chủ trương yêu nước thương dân. Coi
trọng hòa bình, tự do và công lý. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp cuối
cùng.
* Phương châm chiến lược đánh lâu dài trong CM gpdt.
- Trước kẻ thù lớn mạnh, HCM sử dụng phương châm chiến lược đánh lâu
dài vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo. Ta phải chuẩn bị về mọi mặt và toàn
diện.
- Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng nhằm
phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự

giúp đỡ ở bên ngoài.


Câu 12: : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng XH? Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất
yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?
Khái niệm cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất
hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
Khái niệm kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những
quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại
giữa chúng hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời
sống xã hội – đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội. Chúng
tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong
đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định nội dung đối với kiến trúc thượng tầng,
đồng thời kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng
kinh tế của xã hội.
Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy, có tác dụng bảo vệ cơ sở
hạ tầng đó. Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có
sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu
tư liệu sản xuất của xã hội, đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà
nước trong kiến trúc thượng tầng, còn các giai cấp và tầng lớp khác ở vào địa vị
phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước. các chính sách và pháp luật nhà nước phản
ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu
sản xuất. Như vậy, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc
thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng, phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng.
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể
thông qua nhiều phương thức. điều đó tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố
trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vị trí, vai trò của nó và những điều kiện cụ
thể.

Liên hệ:


Từ nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là cơ sở khoa
học để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Ở nước ta, chúng ta thấy
rằng, Đảng ta đã vận dụng tiến hành đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Ngay từ
đầu Đảng ta đã kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, trg đó lấy đổi
mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời vs đổi mới kinh tế chúng ta tiến hành đổi mới
chính trị, nhưng đổi mới chính trị đc tiến hành từng bước và thận trọng.Hiện nay,
đất nước ta đang trg quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong thời kì quá độ, phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quan hệ sx xã hội chủ nghĩa dựa
trên nền tảng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do nhân dân lao động làm chủ
dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà lực lượng tiên phong là Đảng cộng sản
VN. Do đó, nhà nước là của nhân dân, do nhân dân làm chủ, phục vụ lợi ích của
nhân dân. Đồng thời, những quan điểm tư tưởng những mối quan hệ trg xã hội
phản ánh bản chất chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa.
Câu 13: Nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến?
- Phép siêu hình không thừa nhận mối liên hệ phổ biến của thế giới. Theo
quan điểm này, sự vật hiện tượng trong thế giới về cơ bản không có sự liên hệ,
ràng buộc, quy định lẫn nhau. Cho nên đối với phép siêu hình, thế giới chỉ là một
tập hợp rời rạc các sự vật cô lập nhau. Cách nhìn ấy không cho phép chúng ta vạch
ra cái chung, cái bản chất và quy luật của các sự vật hiện tượng.
- Trái với quan điểm siêu hình, phép biện chứng duy vật thừa nhận mối liên
hệ phổ biến của các sự vật, hiện tượng trong thế giới và coi đó là nguyên lý cơ bản
của nó. Khái niệm liên hệ nói lên sự quy định, ảnh hưởng, ràng buộc, tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình. Phép biện chứng duy
vật phát biểu rằng: mọi sự vật, hiện tượng quá trình muôn vẻ trong thế giới đều tồn
tại trong mối liên hệ phổ biến với nhau, không có cái gì tồn tại biệt lập với cái
khác. Điều đó là dễ hiểu, vì vật chất tồn tại thông qua vận động, mà vận động cũng
là liên hệ. Ăng- ghen viết: “tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được, là

một hệ thống, một tập hợp các vật thể khăng khít với nhau… Việc các vật thể có
liên hệ qua lại với nhau đã có ý nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau và sự tác
động qua lại ấy chính là sự vận động”.
Như vậy phép biện chứng duy vật thừa nhận liên hệ diễn ra trong mọi lĩnh
vực, mọi sự vật và quá trình của hiện thực, nó có tính khách quan, xuất phát từ tính
thống nhất vật chất của thế giới. Phép biện chứng duy vật cũng chỉ ra rằng, liên hệ
của thế giới rất đa dạng, bởi thế giới bao gồm vô số sự vật hiện tượng muôn vẻ


khác nhau. Tùy theo tính chất, vai trò, phạm vi của liên hệ mà người ta phân thành
nhiều loại: liên hệ bên trong và liên hệ bên ngoài, liên hệ cơ bản và không cơ bản,
liên hệ không gian và thời gian, liên hệ trực tiếp và gián tiếp… Sự phân loại các
liên hệ này chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi vì mỗi loại liên hệ chỉ là một hình thức,
một bộ phận, một mắt khâu của mối liên hệ phổ biến của thế giới xét như một
chỉnh thể. Tuy nhiên, sự phân loại các liên hệ là cần thiết, vì rằng vị trí của từng
mối liên hệ trong việc quy định sự vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
không như nhau.
Sự phân loại các liên hệ còn là cơ sở để xác định phạm vi nghiên cứu của
phép biện chứng duy vật và của các ngành khoa học cụ thể. Những hình thức riêng
biệt, cụ thể của từng mối liên hệ thuộc phạm vi nghiên cứu của từng ngành khoa
học cụ thể, còn phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất,
phổ biến nhất của thế giới. Vì thế, Ăng-ghen viết: “phép biện chứng là khoa học về
mối liên hệ phổ biến”.
Liên hệ:
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, quán triệt quan điểm toàn diện, lịch
sử cụ thể, phân tích tất cả các mối quan hệ của sự vật, hiện tượng; xác định vị trí
vai trò từng mối quan hệ, từ đó tác động vào mối quan hệ chủ yếu trược tiếp, bên
trong. ở VN, mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; kinh tế và dân số biểu hiện
phog phú đa dạng; các mối quan hệ đó có vai trò ko ngang bằng nhau đối vs quá
trình xây dựng chế độ XHCN. Trong đó,phát triển kinh tế thị trường theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển tư tưởng chính trị theo chủ nghĩa Mác Lê-nin và
tư tưởng HCM; cần phải chống phiến diện, xem xét hời hợt, ko đánh giá đúng vị
trí, vai trò, của từng mối quan hệ hoặc lấy mối quan hệ này thay cho mối quan hệ
khác. Ở nước ta mối quan hệ giữa kinh tế - chính trị là mối quan hệ cơ bản, chủ
yếu, bên trong và nó quyết định các mối quan hệ khác trg xã hội.
Câu 14: Nội dung nguyên lý phát triển?
- Chủ nghĩa duy tâm: Nguồn gốc của mọi sự phát triển là do các hiện tượng
siêu nhiên chi phối, do “ý niệm tuyệt đối” hay bởi thượng đế trong một hành động
nhất thời.
- Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của
sự vật, hiện tượng. Nếu có phát triển thì chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi đơn thuần
về lượng, ko có sự thay đổi về chất, ko có sự ra đời của cái mới.


×