LỜI MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu quả
quản lý nhà nước. Do đó nâng cao chất lượng của văn bản pháp luật được xác định là một trong
những biện pháp quan trọng để tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy
nhiên, hệ thống văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết; các văn
bản pháp luật không phát huy được hiệu quả tối đa, không điều chỉnh được hết các quan hệ
phức tạp và phong phú trong một xã hội đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy vấn đề khắc phục các
văn bản pháp luật khiếm khuyết đang được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan
tâm. Vậy cơ sở để nhận biết các khiếm khuyết trong văn bản pháp luật là gì và văn bản pháp
luật có những những dạng khiếm khuyết nào ?
NỘI DUNG
I – Một số vấn đề lý luận chung về văn bản pháp luật.
1.Khái niệm.
Văn bản pháp luật ( VBPL ) là văn bản được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền
theo hình thức và thủ tục pháp luật quy định, có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành; luôn
mang tính bắt buộc và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Từ khái niệm trên có
thể hiểu VBPL khiếm khuyết là văn bản còn “ thiếu sót”, “chưa hoàn chỉnh” và “không đảm
bảo về chất lượng” mà Nhà nước yêu cầu.
2.Nguyên nhân dẫn đến những khiếm khuyết trong văn bản pháp luật.
- Nguyên nhân khách quan: Bởi đối tượng điều chỉnh của VBPL là các quan hệ xã hội hết
sức đa dạng, luôn tồn tại khách quan vì thế việc nắm bắt thực trạng và phán đoán quy luật vận
động của các quan hệ xã hội là rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dẫn tới nội dung của
văn bản không phù hợp với tình hình thực tế, dẫn đến lạc hậu.
- Nguyên nhân chủ quan: Do phía người soạn thảo còn bị hạn chế về trình độ chuyên
môn, về việc sử dụng ngôn ngữ cũng như kỹ năng pháp lý; các quy định của pháp luật hiện
hành về công tác ban hành VBPL còn chưa đầy đủ; một số cơ quan soạn thảo còn lồng ghép lợi
ích cục bộ của từng cấp từng ngành vào nội dung văn bản gây ra những khó khăn trong việc
thực hiện…
II – Cơ sở nhận biết và nội dung của các dạng khiếm khuyết trong văn bản pháp
luật.
1
Để đánh giá đúng đắn về chất lượng của VBPL cần dựa vào những tiêu chí khoa học
mang tính khách quan và toàn diện, nội dung của những tiêu chí đó là những yêu cầu đòi hỏi
phải được đáp ứng. Như vậy một VBPL không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu dưới đây
là VBPL còn khiếm khuyết.
1.Văn bản pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về chính trị:
a.VBPL phải phù hợp với đường lối của Đảng.
Tại Điều 4 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận vị trí của Đảng: “Đảng cộng sản Việt Nam, đội
tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng có vai trò lãnh đạo, đề ra Cương lĩnh
chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển mọi mặt của nước ta
hiện nay. Nội dung của VBPL phải phán ánh kịp thời đường lối, chính sách của Đảng. Đối với
VBQPPL, yếu tố chính trị thể hiện ở sự nhất quán trong việc đưa ra các đường lối phát triển đất
nước của Đảng và việc thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành những quy định chung
thống nhất trên phạm vi toàn quốc hoặc địa phương. Đối với VBADPL, yêu cầu này được xem
xét qua việc các văn bản đó kịp thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong từng thời kì,
từng giai đoạn cách mạng cụ thể của các cơ quan nhà nước.
b. VBPL phải có nội dung phản ánh nguyện vọng và ý chí của nhân dân lao động.
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhân dân vừa là chủ thể lại vừa là đối tượng của quyền lực Nhà nước. Việc xây dựng VBPL có
nội dung phản ánh đầy đủ, kịp thời nguyện vọng của nhân dân chính là sự đảm bảo yếu tố phù
hợp giữa nhu cầu của xã hội và chủ trương xây dựng pháp luật của Nhà nước. Trong nhiều
trường hợp, hiệu quả tác động của VBPL phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của các bên liên
quan, vào việc Nhà nước có thể hiện và đáp ứng được những lợi ích của các giai tầng trong xã
hội hay không. Chính vì thế, khi xây dựng VBPL, người có thẩm quyền cần thận trọng cân
nhắc, lựa chọn cách thức điều chỉnh để đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của các nhóm đối tượng
có liên quan, cao hơn nữa là bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích của toàn xã hội; của Nhà nước;
của mỗi cá nhân, tổ chức.
2.Văn bản pháp luật phải đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý.
a.Văn bản pháp luật phải có nội dung hợp pháp.
2
Khi xem xét nội dung hợp pháp của VBPL cần xét tới mối quan hệ giữa các văn bản
trong hệ thống VBPL. Khi soạn thảo VBPL cần đối chiếu các nội dung của văn bản đang soạn
thảo với nội dung của những văn bản có liên quan để đánh giá về sự phù hợp và thống nhất
giữa các văn bản này.
•Đối với VBQPPL: Nội dung hợp pháp thể hiện ở việc văn bản phải phù hợp và thống
nhất với nội dung các văn bản do cấp trên ban hành, hay nói cách khác: nội dung văn bản có
hiệu lực pháp lí thấp phải phù hợp với nội dung của văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn.
•Đối với VBADPL: Các mệnh lệnh đưa ra phải phù hợp với các quy phạm pháp luật hiện
hành về nội dung và mục đích điều chỉnh.
•Đối với VBHC có nội dung là các quy định mang tính quy phạm thì những nội dung đó
phải phù hợp với các quy định của VBQPPL hiện hành có liên quan. Đối với VBHC có nội
dung là những mệnh lệnh cá biệt thì các nội dung đó phải phù hợp với các quy định của
VBQPPL hiện hành và các VBADPL có liên quan trực tiếp tới VBHC đó.
b.Văn bản pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền.
Mọi VBPL phải được xây dựng đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật về nội dung
và hình thức. Thẩm quyền về nội dung là giới hạn quyền lực của các chủ thể trong quá trình
giải quyết công việc do pháp luật quy định; thể hiện ở việc các chủ thể ban hành VBPL giải
quyết những công việc phát sinh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật
quy định. Thẩm quyền về hình thức là thẩm quyền của mỗi chủ thể chỉ được ban hành một số
loại văn bản nhất định được sử dụng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
c.Văn bản pháp luật phải được ban hành đúng hình thức và thủ tục.
Hình thức VBPL bao gồm tên gọi và thể thức do pháp luật quy định. Quy định này phản
ánh những giới hạn về quyền lực của cơ quan ban hành văn bản. Nghĩa là, các cơ quan nhà
nước trong những phạm vi nhất định có quyền quyết định vấn đề gì, giải quyết công việc gì, ở
mức độ nào thì chỉ có quyền ban hành văn bản với tên gọi cụ thể theo quy định của pháp luật.
Thể thức VBPL là kết cấu về hình thức của văn bản theo quy định của pháp luật. Thể thức của
VBPL bao gồm một số đề mục được trình bày ở những vị trí xác định trong văn bản như: Quốc
hiệu, tên cơ quan ban hành văn bản, Số, kí hiệu của văn bản, Địa danh và thời gian ban hành,…
VBPL phải được ban hành đúng trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Thủ tục
trong hoạt động xây dựng VBPL được hiểu là cách thức và trật tự tiến hành các hoạt động cần
thiết của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình ban hành VBPL. Việc xác lập các thủ tục này
3
thường xuất phát từ chủ đề văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản như: thủ tục xử phạt vi
phạm hành chính; thủ tục thông qua dự án luật tại kì họp của Quốc hội,…
d.VBPL phải phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia hoặc kí kết.
Yêu cầu về sự tương thích giữa VBPL và Điều ước quốc tế chủ yếu được đặt ra đối với
các VBQPPL. Điều này thể hiện trong việc đòi hỏi về sự phù hợp, tương ứng với các chuẩn
mực và thông lệ quốc tế của các VBQPPL. Ngoài yêu cầu phù hợp với quy định của Hiến pháp,
các VBPL còn phải bảo đảm yếu tố bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật quốc tế.
3.Văn bản pháp luật đáp ứng yêu cầu về tính hợp lý.
a.Văn bản pháp luật phải có nội dung phù hợp với thực trạng, quy luật vận động của đời
sống xã hội.
VBPL phải phản ánh được những quy luật chung về sự phát triển của xã hội lẫn quy luật
mang tính đặc thù trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực. Yêu cầu này đòi hỏi VBPL phải có các
quy định, các mệnh lệnh cụ thể để dễ dàng triển khai thực hiện trong thực tiễn, phù hợp với khả
năng của các cơ quan có trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện văn bản và nhận thức pháp
luật của đối tượng có liên quan đồng thời cũng cần tạo ra sự kịp thời, đồng bộ giữa các cơ quan
nhà nước có liên quan trong hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện văn bản.
b.Văn bản pháp luật phải đáp ứng được yêu cầu về kĩ thuật pháp lý, thông qua việc sử
dụng ngôn ngữ, xây dựng kết cấu văn bản, bố cục logic, chặt chẽ. Các thuật ngữ pháp lý được
sử dụng chính xác, một nghĩa; cách diễn đạt, trình bày nội dung văn bản phải cô đọng, khoa
học, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của đông đảo nhân dân để tạo ra sự thuận lợi trong việc
thực hiện VBPL trên thực tế.
III. Những dạng khiếm khuyết trong hệ thống VBPL ở nước ta hiện nay.
1.Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Trước hết, đó là các VBPL (chủ yếu là VBQPPL) có nội dung không phù hợp với đường
lối, chính sách của Đảng. Đối với những VBPL này buộc cơ quan có thẩm quyền phải tiến
hành xử lí. Những VBPL có nội dung không phù hợp với ý chí, đi ngược lại lợi ích chính đáng
của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.
2.Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về tính hợp pháp.
a.Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành:
4
VBPL vi phạm thẩm quyền bao gồm vi phạm thẩm quyền về nội dung và hình thức. Vi
phạm thẩm quyền về nội dung thể hiện ở việc cơ quan ban hành VBPL giải quyết công việc
hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể. Ngoài ra, VBPL
vi phạm về thẩm quyền nội dung còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải
quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể đó.
Hiện nay có rất nhiều văn bản pháp luật ban hành không đúng thẩm quyền. VD: HĐND
được quy định thu lệ phí ở địa phương. Thế nhưng UBND nhiều khi cũng quy định. Hoặc pháp
luật hiện nay quy định Uỷ ban thường vụ Quốc hội , Chính phủ có thẩm quyền quy định hành
vi vi phạm hành chính và mức xử phạt. Nhưng một số địa phương khi ban hành các văn bản để
phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước có quy định riêng về những hình thức và quy định cách xử
phạt các vi phạm đó. Cụ thể Theo công văn của Cục Kiểm Tra VBQPPL, căn cứ Điều 55 Luật
giao thông đường bộ thì “…Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thống nhất với bộ trưởng Bộ Y tế
quy định cụ thể về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe và quy định việc khám sức khỏe định
kỳ đối với người lái ôtô”. Đồng thời Công văn số 1992/TTg-CN ngày 21-12-2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu hành xe ba bánh, xe cơ giới dùng
cho người tàn tật cũng quy định “Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GTVT quy
định về điều kiện sức khỏe, mức độ hạn chế về vận động của người tàn tật được phép sử dụng
xe cơ giới ba bánh dùng cho người khuyết tật”. Tuy nhiên Bộ Y tế đã tự ban hành hai quyết
định “Quyết định số 33/2008/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn sức khỏe của người điều
khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ” và “Quyết định số 34/2008/QĐ-BYT về việc
ban hành tiêu chuẩn sức khỏe người khuyết tật điều khiển xe mô tô, xe gắn máy ba bánh dùng
cho người khuyết tật” là không đúng thẩm quyền.(1)
b.Văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định của pháp luật:
Đây là những văn bản có nội dung gồm những quy định hoặc mệnh lệnh không đúng với
pháp luật hiện hành như: Không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lí
của văn bản đó; nội dung VBQPPL của cấp dưới trái với nội dung của VBQPPL của cấp trên;
VBHC có các quy định mang tính quy phạm trái với các VBQPPL hiện hành. VBADPL hoặc
VBHC có nội dung trái với quy định của VBQPPL. Các mệnh lệnh trong VBHC không đúng
với những mệnh lệnh trong VBADPL mà nó tổ chức thực hiện.
1
/>
5
Trong thực tế có không ít văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định pháp luật, như
“Quyết định 79/2007/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành
Quy định cấp giấy phép xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội” không phù
hợp với quy định của pháp luật hiện hành về xây dựng, người dân muốn được cấp giấy phép
phải có 12 loại giất tờ nhà, đất; người dân buộc phải có “số đỏ” mới được cấp giấy phép xây
dưng. Theo quy định của pháp luật, người dân chỉ cần 1 trong 11 loại giấy tờ chứng minh về
quyền sử dụng đất là được phép xây dựng. Trường hợp đất không có giấy tờ, nhưng được cơ
quan có trách nhiệm xác nhận không có tranh chấp vẫn được phép xây dựng. Việc UBND
thành phố đòi “có sổ đỏ mới cấp phép xây dựng” lại là một quyết định không phù hợp với pháp
luật.(2)
c.Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam
đã tham gia hoặc kí kết:
Muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chỉ phải tiến hành việc nội luật
hóa mà còn phải rà soát nhằm phát hiện các VBQPPL hiện hành chưa phù hợp để sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác. Nếu VBQPPL nào chưa phù hợp với các Điều
ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia thì đó là lí do để cơ quan có thẩm quyền tiến
hành xử lí bằng biện pháp sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ và ban hành mới những văn
bản có liên quan đến điều ước quốc tế đó.
d.VBPL có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành:
VBPL có thể thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu những đề
mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục không đúng với quy định của pháp luật như:
VBQPPL không có năm ban hành trong đề mục số, kí hiệu văn bản; VBADPL không có trích
yếu; địa danh trong văn bản được viết không đúng; thể thức kí không phù hợp với thủ tục thong
qua văn bản…VBPL có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành VBQPPL hoặc không
thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho VBADPL như: Không thành
lập Hội đồng kỉ luật trước khi ra quyết định kỉ luật công chức; không thành lập Hội đồng tuyển
chọn thẩm phán trước khi ra quyết định bổ nhiệm thẩm phán,…
3.Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về tính hợp lý.
a.Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của
đời sống xã hội:
2
/>
6
Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh
tế - xã hội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình
phát triển của xã hội. Sự không phù hợp có thể chỉ thuộc về một phần trong nội dung văn bản,
cũng có thể là toàn bộ văn bản. Những VBPL này thường không có tính khả thi, khó thực hiện
trên thực tế.
b.VBPL có nội dung trái với truyền thống đạo đức, thuần phong và mĩ tục của xã hội.
Pháp luật là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội nhưng bên
cạnh đó các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo…cũng có vai trò quan trọng trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. VBPL có nội dung không phù hợp với truyền thống, phong
tục tập quán sẽ làm mất đi tính khả thi của văn bản đó. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi cho
VBPL, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức thực hiện, các chủ thể có thẩm quyền cần thể
hiện sự dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật và các yếu tố trên.
c.VBPL có sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lý.
Kĩ thuật pháp lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng của từng VBPL. Tính
logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia, sắp xếp hợp lí chính là
những yêu cầu cơ bản của kĩ thuật pháp lý. Sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí của VBPL thể
hiện ở những khía cạnh như: Nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung
không tập trung, thống nội dung không rõ ràng, thiếu mạch lạc, thiếu chính xác; việc phân chia,
sắp xếp nội dung văn bản không đảm bảo tính logic chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn
mực...
KẾT LUẬN
Xây dựng VBPL là hoạt động quan trọng đối với mỗi quốc gia, ảnh hưởng lớn đến sự
ổn định và phát triển đất nước; vừa mang tính chất chính trị, vừa mang tính chất kỹ thuật được
tiến hành theo những trình tự, thủ tục phức tạp. Vì vậy, những cơ sở để nhận biết các khiếm
khuyết thường gặp phải trong các VBPL có ý nghĩa to lớn trong việc tìm ra những khiếm
khuyết của văn bản pháp luật, từ đó đề ra được những biện pháp xử lí đúng đắn đối với những
văn bản sai phạm và hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản pháp luật nước ta.
7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. CAND, Hà Nội
năm 2009
2. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
3. Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT – BNV – VPCP ngày 06/05/2005 hướng dẫn về thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
4. Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm pháp
luật.
5. Bùi Thị Đào, “Văn bản quy phạm trái pháp luật và xử lí văn bản quy phạm trái pháp luật”,
Tạp chí luật học, số 10/2007.
6. Ths. Đoàn Thị Tố Uyên, Những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng văn bản,.
7. Hoàng Minh Hà, “Bàn về tính hợp lý của văn bản pháp luật”, Tạp chí dân chủ và pháp luật,
số 03/2008.
8. Trang web:
8